Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trường nghĩa động vật trong quám chiến láng của dân tộc thái ở việt nam...

Tài liệu Trường nghĩa động vật trong quám chiến láng của dân tộc thái ở việt nam

.PDF
74
79288
142

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Ngƣời Thái là dân tộc thiểu số đông thứ hai ở Việt Nam.Với tên gọi “phủ Táy” (ngƣời Thái), họ đã có một ý niệm thống nhất về những ngƣời đồng tộc của mình; họ ý thức rất rõ về nguồn cội của mình “Cốc mướng té chụa pảu/Hảu mướng té chụa lang/Cai lai pang cái chiến thâng khạy” (Gốc mường từ thời cổ/Rễ mường từ thời xưa/Truyền bao đời để lại đến ngày nay). Ý thức này còn đƣợc thể hiện rất rõ trong tâm lý “hặc bản, panh mướng” (yêu bản, mến mường), quyết tâm xây dựng quê hƣơng thành một vùng đất giàu có của đất nƣớc. Theo thống kê mới nhất năm 2009, dân tộc Thái ở nƣớc ta có hơn một triệu năm trăm nghìn ngƣời, cƣ trú tập trung dọc dải miền Tây của tổ quốc, ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Lào Cai, miền tây Thanh Hoá và Nghệ An. Sau năm 1954 có một số bộ phận đồng bào Thái di cƣ vào sinh sống tại các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng. Nhờ có chữ viết riêng, có ngôn ngữ, có văn tự, đồng bào Thái đã xây dựng đƣợc một nền văn học phong phú, lƣu truyền đƣợc nhiều tác phẩm, sổ sách, truyện kể ghi trên giấy bản hoặc trên lá cây. Đó là những tác phẩm do các nghệ nhân dân gian sáng tác, truyền thuyết dã sử về những nhân vật xuất chúng nhƣ Lò Lẹt, Lạng Chƣợng…truyện thơ nổi tiếng nhƣ “Xống chụ xon xao”,“Ý Nọi - Nàng Xưa”…những cuốn sách ghi lại phong tục, tập quán, đạo lý làm ngƣời nhƣ “Quám tô mương”, “Tay pú xấc”, “Quám xon cốn”, “Quám chiến láng”...Văn học Thái là sự tổng kết quá trình tƣ duy về những sự vật, hiện tƣợng khách quan của tự nhiên và xã hội; có thể xem nó nhƣ một bức tranh lịch sử xã hội sinh động đƣợc khái quát hoá trong các hình tƣợng của nghệ thuật ngôn ngữ. Ngôn ngữ của ngƣời Thái nói chung và “quám chiến láng” nói riêng là một phần quan trọng trong nền văn hóa Thái. Vì vậy, nghiên cứu “quám chiến láng” của dân tộc Thái trƣớc hết là để hiểu sâu hơn về đặc điểm ngôn ngữ Thái và bản sắc văn hoá của dân tộc Thái ở Việt Nam, đồng thời góp phần giới thiệu và tôn vinh nền văn hóa độc đáo của dân tộc Thái, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của các dân tộc nói chung. 2 1.2 Một trong những luận điểm quan trọng trong chính sách đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam của Đảng và Nhà nƣớc ta là thừa nhận và bảo đảm về mặt pháp lý quyền có ngôn ngữ riêng của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam và quyền tự do phát triển ngôn ngữ các dân tộc: “Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết phát triển văn hoá dân tộc mình”. Luận điểm quan trọng khác trong chính sách ngôn ngữ của nhà nƣớc Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ quyền bình đẳng giữa ngôn ngữ các dân tộc. Nhà nƣớc Việt Nam lƣu ý đúng mức các vấn đề duy trì và phát triển tiếng nói chữ viết các dân tộc thiểu số, quyền sử dụng ngôn ngữ các dân tộc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, khuyến khích nghiên cứu văn hoá dân tộc, sáng tác bằng tiếng dân tộc, xây dựng nền văn hoá và giáo dục song ngữ... Hiến pháp năm 1960 của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà chính thức quy định: “Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán dùng tiếng nói, chữ viết phát triển văn hoá dân tộc”. Ngày 27 tháng 11 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành nghị định về việc phê chuẩn chính thức các phƣơng án chữ Tày-Nùng, Thái, Mông dùng làm chữ viết chính thức cho các dân tộc trên trong việc xoá nạn mù chữ và bổ túc văn hoá, trong các trƣờng phổ thông và các trƣờng chuyên nghiệp, trong các công văn, giấy tờ của các cơ quan nhà nƣớc trong các khu tự trị. Nhờ có chính sách đúng đắn nhƣ vậy mà các dân tộc ít ngƣời Việt Nam trong mấy chục năm qua đã không ngừng phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá... của mình, kề vai sát cánh cùng với dân tộc Kinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói đây là một chính sách ngôn ngữ đúng đắn, rộng mở trong bối cảnh Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ; nó tạo điều kiện cho sự phát triển của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số bên cạnh ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. 1.3. Hơn nữa, vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ trong quan hệ với văn hoá các dân tộc; dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc đang là vấn đề nhận đƣợc sự quan 3 tâm rất lớn của các nhà Việt ngữ học nói chung và của các nhà giáo dục Việt Nam hiện nay. Ngày 3 tháng 2 năm 1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tƣ 01 hƣớng dẫn việc dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số, trong đó có đoạn: “ Sở Giáo dục đào tạo các tỉnh, thành phố có đồng bào các dân tộc thiểu số chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ để cụ thể hoá xây dựng chƣơng trình cho phù hợp với từng thứ tiếng và biên soạn tài liệu, đào tạo bồi dƣỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc...” Theo chúng tôi nghĩ, muốn xây dựng đƣợc chƣơng trình, tài liệu dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số cho phù hợp với từng dân tộc thì đòi hỏi đầu tiên là phải hiểu đƣợc phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống cũng nhƣ ngôn ngữ của dân tộc mà mình trực tiếp giảng dạy. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải xây dựng đƣợc tài liệu giảng dạy đúng với ngôn ngữ của từng dân tộc. Có nhƣ vậy, việc dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số mới mang lại kết quả cao. 1.4. Là các cán bộ giảng dạy tiếng Việt ở Trƣờng Đại học Tây Bắc - đóng trên địa bàn tỉnh Sơn La, nơi có nhiều đồng bào Thái sinh sống, có nhiều sinh viên là con em dân tộc Thái, chúng tôi có nhiều điều kiện để tiếp xúc với vốn văn hoá, vốn ngôn ngữ của dân tộc Thái. Qua sự tiếp xúc này, chúng tôi nhận thấy nhiều điểm thú vị, ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc Thái vừa có những điểm tƣơng đồng vừa có những nét khác biệt so với ngôn ngữ và văn hoá của các dân tộc khác đặc biệt là dân tộc Kinh (dân tộc Việt). Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm khám phá những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong ngôn ngữ của hai dân tộc này. Thực tế giảng dạy tiếng Việt cho đồng bào Thái cũng nhƣ việc giảng dạy tiếng Thái cho đồng bào Thái và đồng bào các dân tộc khác đòi hỏi có một cơ sở lý luận giúp soi sáng các điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ, giúp ngƣời dạy và ngƣời học tiếp thu có hiệu quả một ngôn ngữ. 1.5. “Quám chiến láng” đƣợc hiểu là tục ngữ của ngƣời Thái, là những lời truyền của ngƣời xƣa để lại. Đó là những lời nói, những câu nói quý hơn vàng bạc, 4 cần phải đƣợc lƣu giữ “quám chiến láng nha vang xịa lạ” (lời xƣa truyền lại chớ bỏ phí hoài). Đây là những câu (phát ngôn) ngắn gọn, có vần điệu, có cấu trúc tƣơng đối ổn định, đƣợc định hình trong lời nói và trong ký ức của cộng đồng dân tộc Thái thƣờng đƣợc cảm nhận theo cách loại suy và liên tƣởng. Việc đi sâu tìm hiểu trƣờng nghĩa chỉ động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái là một việc làm cần thiết không những có ý nghĩa về mặt khoa học thực tiễn mà nó còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ dân tộc Thái có ý thức gìn giữ và phát huy ngôn ngữ và bản sắc văn hóa dân tộc. 1.6. Là một ngƣời con của dân tộc Thái, tôi muốn bày tỏ tình yêu quê hƣơng và tiếng mẹ đẻ của mình bằng việc tìm hiểu “quám chiến láng”, nơi chứa đựng nhiều giá trị độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa tộc ngƣời. Xuất phát từ tình hình nghiên cứu văn hoá, ngôn ngữ của dân tộc Thái trong mối quan hệ với ngôn ngữ , văn hoá của các dân tộc khác cùng với tất cả những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái ở Việt Nam” nhằm giới thiệu những đặc điểm riêng biệt của “quám chiến láng” của dân tộc Thái (trên cơ sở so sánh đối chiếu với trƣờng nghĩa chỉ động vật trong tục ngữ Việt). Đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn về văn hoá, ngôn ngữ của dân tộc Thái trong mối quan hệ với ngôn ngữ, văn hoá các dân tộc khác trên dải đất Việt. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Mỗi ngôn ngữ thông qua ngôn từ có những cấu trúc tạo nghĩa khác nhau. Những cấu trúc này thể hiện tƣ duy văn hóa dân tộc, tâm lý, trí thông minh và sự tài hoa của ngƣời bản ngữ. Tục ngữ là một trong những cấu trúc tạo nghĩa ấy. Tục ngữ không chỉ có tác dụng làm cho lời văn hay, hình tƣợng đẹp mà còn có tác dụng diễn tả ý tƣởng một cách sâu sắc, tế nhị, hàm súc. Đặc biệt là tục ngữ có yếu tố chỉ động vật. Tục ngữ không chỉ là đối tƣợng nghiên cứu của ngôn ngữ học mà còn là đối tƣợng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Việc sử dụng thành tố chỉ động vật trong các kết cấu tục ngữ thể hiện nét độc đáo của nhân 5 dân lao động, phản ánh tâm lý - văn hoá một dân tộc, góp phần tạo nên tính dị biệt trong cách diễn đạt bằng ngôn từ, trong cách nhìn, cách nghĩ của mỗi dân tộc đối với hiện thực khách quan. Cùng chỉ một khái niệm, một hiện tƣợng, một trạng thái tình cảm nhƣng mỗi dân tộc sử dụng những yếu tố động vật khác nhau để diễn đạt. Những yếu tố chỉ động vật này thể hiện nét ngữ nghĩa - văn hoá của từng dân tộc và thƣờng đƣợc gọi là thành tố văn hoá. Riêng về mảng thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng Việt, Trịnh Cẩm Lan (1995) khi nghiên cứu “Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật” có đề cập đến thành ngữ động vật tiếng Việt nhƣng chƣa đi vào miêu tả cụ thể các nghĩa khác nhau của mỗi từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ. Nguyễn Thuý Khanh trong" Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga") (luận án phó tiến sĩ, 1996), đã nghiên cứu khá sâu ngữ nghĩa tên gọi các động vật trong tiếng Việt và có đề cập một phần “ý nghĩa biểu trưng của các thành ngữ so sánh có tên gọi động vật” [57]. Ngoài ra, có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ: - Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt (Nguyễn Thúy Khanh, Ngôn ngữ, số 3, 1994). - Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt (Phan Văn Quế, Ngôn ngữ, số 4, 1995). - Chú chuột trong kho thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt (Phƣơng Trang, Ngôn ngữ và đời sống, số 1, 1996). - Trường nghĩa của một thực từ (Dƣơng Kỳ Đức, Ngữ học trẻ, 1996). - Mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ qua hình ảnh trâu bò trong thành ngữ Việt – Nga – Anh (Huỳnh Công Minh Hùng, Hội thảo ngôn ngữ và văn hóa, Hà Nội, 2000). 6 - Hình ảnh gấu trong thành ngữ (trên cứ liệu tiếng Việt-Nga-Anh-Pháp và một số tiếng Châu Âu khác) (Huỳnh Công Minh Hùng, T/c Khoa học ĐHSPTP.HCM, số 24, 2000). - Ngựa trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Phong Hoá, Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2, 2002). Về tiếng Anh, công trình nghiên cứu thành ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh tại Việt Nam đƣợc xem là tƣơng đối bao quát nhất cho đến bây giờ có lẽ là luận án phó tiến sĩ của Phan Văn Quế: “Ngữ nghĩa của thành ngữ – tục ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh (trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt”). Luận án này đã đề cập đến thành tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt khi phân tích bình diện ngữ nghĩa và so sánh, đối chiếu sự khác biệt về nghĩa giữa thành tố chỉ động vật trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt nhƣng không vì mục đích nghiên cứu nó mà chỉ nhằm làm sáng tỏ ngữ nghĩa những thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng Anh. Ngoài ra, có một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có đề cập đến thành tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh: - Sơ bộ tìm hiểu các sắc thái ngữ nghĩa của những từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh (Phan Văn Quế, Nội san Đại học Ngoại ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội, số 1/1996). - Thành ngữ tiếng Anh và dạng đặc biệt của nó: cụm động từ - giới từ (Lê Hồng Lan, Ngôn ngữ và đời sống, số 2/1996). - Gà, khỉ, chuột, ngựa trong tục ngữ và thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Phan Văn Quế, Ngôn ngữ và đời sống, số 2, năm 2000). - Hình ảnh con chó trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Anh (Phan Văn Quế, Ngôn ngữ và đời sống, số 2, năm 2000). . . Chúng tôi đã tiến hành khảo cứu nhiều công trình nghiên cứu về tục ngữ nói chung, về “quám chiến láng” Thái nói riêng, kết quả cho thấy: 7 - Có rất nhiều công trình nghiên cứu tục ngữ dựa trên cơ sở lí luận về tục ngữ của dân tộc Việt, có rất ít công trình nghiên cứu lấy “quám chiến láng” của dân tộc Thái làm đối tƣợng nghiên cứu một cách độc lập, riêng biệt. - Những công trình nghiên cứu tục ngữ Thái một cách độc lập, riêng biệt chƣa nhiều nếu không nói là quá ít ỏi. Những công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến phƣơng diện nội dung của tục ngữ Thái (ở góc độ này hay góc độ khác). - Cầm Trọng, tác giả ngƣời dân tộc Thái, với tác phẩm “Ngƣời Thái ở Tây Bắc Việt Nam” - một tác phẩm đƣợc đánh giá “là tác phẩm tốt, đem lại nhiều bổ ích cho khoa học” đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của ngƣời Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả Cầm Trọng đã đề cập đến những đặc trƣng cơ bản của ngôn ngữ Thái nhƣ vấn đề nguồn gốc, loại hình ngôn ngữ, đặc điểm cấu tạo chữ Thái, hệ thống nguyên âm phụ âm của chữ Thái. Tuy nhiên, nhƣ chính tác giả đã viết trong lời tựa cuốn sách, vấn đề mấu chốt mà tác giả muốn nêu lên ở đây là những nét lớn về cơ cấu kinh tế - xã hội cổ truyền, yếu tố chủ chốt đã cấu tạo nên cộng đồng Thái cho nên vấn đề ngôn ngữ chỉ đƣợc tác giả đề cập đến một cách chung chung. “Quám chiến láng” chƣa có vị trí riêng trong nghiên cứu của tác giả. - Tác giả Cầm DZịn trong bài “Tìm hiểu lời khuyên truyền thống về lao động nông nghiệp qua tục ngữ Thái” in trong cuốn “Văn hóa và lịch sử ngƣời Thái ở Việt Nam” [Tr. 216] đã nhấn mạnh đến vai trò của tục ngữ với nội dung đúc kết kinh nghiệm của cha ông, khuyên nhủ con cháu về ý thức và trách nhiệm đối với lao động sản xuất nông nghiệp. - Tác giả Anh Vũ trong bài “Giáo dục truyền thống của ngƣời Thái ở Việt Nam qua một số nghi lễ và phƣơng ngôn tục ngữ” đăng trên tạp chí Dân tộc học ( số 2/2001), đã dẫn giải một số câu phƣơng ngôn, tục ngữ Thái làm dẫn chứng cho luận điểm chính của bài viết “Mỗi gia đình Thái, mỗi bà mẹ Thái đều hết sức lƣu tâm nhắc nhở, giáo dục con em mình... hàng ngày qua những câu căn dặn đã trở thành vần vè nhƣ phƣơng ngôn, tục ngữ” [Tr.31] 8 - Tác giả Tạ Văn Thông (Viện ngôn ngữ) lại đi sâu khai thác khía cạnh “Tục ngữ Thái về lời ăn tiếng nói”. Trong bài viết của mình, tác giả đã khẳng định: “Nội dung thƣờng gặp nhất trong các tục ngữ về lời ăn tiếng nói là những nhận xét sử dụng ngôn từ rất đa dạng của đời sống. Những nhận xét tỉnh táo và đôi khi nghiệt ngã nhƣ vậy có thể coi là những đúc kết tri thức về ngôn từ đƣợc rút ra từ những quan sát và sự trải nghiệm thực tế, đồng thời phản ánh những cơ sở xã hội - lịch sử văn hóa cũng nhƣ cách nhìn nhận thế giới khách quan của cộng đồng Thái”[Tr.30]. - Tác giả Cầm Cƣờng - là một ngƣời dành rất nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu văn học Thái - trong cuốn “Tìm hiểu văn học Thái ở Việt Nam” có đề cập đến tục ngữ Thái trong phần lý giải về nguồn gốc văn học Thái ở Việt Nam. Trong phần này, tác giả Cầm Cƣờng đã đi sâu vào việc phân tích, lý giải bƣớc phát triển từ “thành ngừ, tục ngữ đến thơ ca” [Tr.42). - Trong lời giới thiệu cuốn “Tục ngữ Thái”, nhóm tác giả sƣu tầm và biên soạn ít nhiều có đề cập đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong tục ngữ Thái: “Với những câu nói ngắn gọn, giàu hình ảnh; với lời nói chỉ sự việc cụ thể, tất yếu để diễn đạt ý lớn, có tính khái quát vừa sâu vừa rộng để phản ánh trạng thái tâm lý phức tạp của con ngƣời với con ngƣời... Tục ngữ Thái đã chắt đọng đƣợc sự tinh túy của nghệ thuật sử dụng ngôn từ dân tộc” [Tr. 8]. - Trong chƣơng 3 luận văn thạc sĩ “Tục ngữ Thái Việt Nam: vần, nhịp và hệ thống hình ảnh”, tác giả Lò Thị Hồng Nhung đã thống kê và đƣa ra nhận xét về 9 nhóm hình ảnh thƣờng xuất hiện trong tục ngữ Thái trong đó có nhóm hình ảnh về động vật (291câu /1355 câu tục ngữ đã khảo sát có chứa các hình ảnh động vật). Tác giả luận văn cũng đã chỉ ra một số ý nghĩa biểu trƣng trong nội dung ngữ nghĩa của tục ngữ Thái thông qua hệ thống hình ảnh đó là tính cộng đồng bền vững, tính truyền thống bền chặt gia tộc, đề cao họ ngoại và các tàn dƣ mẫu hệ…Tuy nhiên đó là những biểu trƣng chung của tục ngữ Thái chứ tác giả chƣa đi sâu khám phá giá trị biểu trƣng của từ ngữ chỉ động vật trong tục ngữ Thái. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã hƣớng đến kho tàng tục ngữ Thái, đã sƣu tầm và giới thiệu một số lƣợng rất lớn các câu tục ngữ Thái 9 và coi đó nhƣ những nguồn cứ liệu cực kì phong phú và sống động về phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, về đời sống vật chất, đời sống tinh thần mà đồng bào dân tộc Thái đã lƣu giữ và truyền tụng qua nhiều thế hệ. Có thể kể đến một số tài liệu sau: - Trần Trí Dõi, Vi Khăm Mun (2012), Tục ngữ và thành ngữ người Thái Mương ở Tương Dương, Nghệ An. H., Nxb Lao động. - Phan Kiến Giang, Văn Pánh (2010), Thành ngữ, tục ngữ dân tộc Thái, Nxb Văn hóa dân tộc. - Quán Vi Miên (2010), Tục ngữ Thái: Giải nghĩa, Nxb Dân trí. - Thành ngữ, tục ngữ, câu đố các dân tộc Thái, Giáy, Dao, Nxb VHDT. - Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 1+ 2), Viện nghiên cứu văn hóa (2008), Nxb KHXH. Đây thực sự là những nguồn tƣ liệu quý giá giúp cho chúng tôi có nhiều điều kiện để đi sâu nghiên cứu “quám chiến láng”. Qua khảo cứu các tƣ liệu nói trên chúng tôi nhận thấy một số vấn đề đáng chú ý sau: Thứ nhất, “Quám chiến láng” Thái là một thể loại quan trọng trong kho tàng văn chƣơng truyền khẩu của ngƣời Thái. Từ lâu, tục ngữ Thái đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, dân tộc học, ngôn ngữ học... Đã có những công trình nghiên cứu về tục ngữ Thái đƣợc công bố. Nhìn chung, đó là nguồn tƣ liệu quý hiếm, là tài sản rất có giá trị của một cộng đồng dân tộc, rất hữu ích cho việc nghiên cứu tiếp theo về các đặc trƣng văn hóa của dân tộc Thái qua “quám chiến láng”. Thứ hai, dù đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm song những công trình nghiên cứu trên phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp, giới thiệu các câu tục ngữ Thái trên đất nƣớc Việt Nam, “quám chiến láng” của dân tộc Thái vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. Chƣa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái ở Việt Nam. 10 Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này để có thể khảo sát, nghiên cứu và giới thiệu một cách toàn diện nhất về “quám chiến láng” của dân tộc Thái dƣới góc độ ngôn ngữ học. Nhƣ vậy, theo chúng tôi đề tài này không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ của dân tộc thiểu số mà còn có ý nghĩa thiết thực cho việc giới thiệu và góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển kho tàng về văn hoá vô giá của ngƣời Thái, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa nƣớc nhà. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng Nghiên cứu trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung chủ yếu vào việc xác lập trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” và phân tích những giá trị biểu trƣng của chúng trong việc biểu hiện nếp cảm, nếp nghĩ, triết lí nhân sinh của dân tộc Thái. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài “Trường nghĩa chỉ động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái ở Việt Nam”, chúng tôi hƣớng đến các mục đích sau: - Xác lập trƣờng nghĩa động vật trong tục ngữ của dân tộc Thái ở Việt Nam Từ việc xác lập trƣờng nghĩa, tìm hiểu quan hệ ngữ nghĩa và hoạt động ngữ nghĩa trong nghĩa động vật. Đồng thời đề tài nhằm làm rõ lý thuyết về trƣờng nghĩa. - Chỉ ra những giá trị biểu trƣng của trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái ở Việt Nam để hiểu rõ hơn những kinh nghiệm sống, về đặc trƣng văn hóa dân tộc, về triết lí nhân sinh đƣợc thể hiện trong “quám chiến láng”. 11 - Góp phần khẳng định giá trị độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của kho tàng “quám chiến láng” của dân tộc Thái nói riêng, của ngôn ngữ dân tộc nói chung. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Từ các qua điểm trong nghiên cứu ngôn ngữ, hình thành các khái niệm cơ bản dùng trong đề tài: trƣờng nghĩa động vật, trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng”, trƣờng nghĩa gọi tên động vật, trƣờng nghĩa bộ phận động vật, trƣờng nghĩa hoạt động động vật. - Dựa vào qua hệ ngữ nghĩa, xác lập các tiểu trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” đồng thời chỉ ra các giá trị biểu trƣng của các tiểu trƣờng nghĩa đã xác lập. - Trong mỗi tiểu trƣờng nghĩa, đề tài phân tích những giả trị biểu trƣng của một số từ ngữ có chứa thành tố chỉ động vật điển hình. 5. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tƣ liệu: Các tƣ liệu mà đề tài khai thác chủ yếu đƣợc lấy từ cuốn sách: Quán Vi Miên (2010), Tục ngữ Thái: Giải nghĩa, Nxb Dân trí. Đây là cuốn sách tập hợp đƣợc nhiều câu tục ngữ Thái nhất hiện nay mà chúng tôi cập nhật đƣợc. Ngoài ra, chúng tôi có tham khảo một số tài liệu khác, có liên hệ, đối chiếu, so sánh với tục ngữ Việt và một số dân tộc thiểu số khác. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp thống kê - phân loại: Dựa trên cơ sở ngữ liệu đã chọn, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê số lƣợng cụ thể các câu “quám chiến láng” có chứa hình ảnh động vật và phân chia chúng vào từng nhóm riêng. 12 - Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa: Sau khi đã phân loại, chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa ý nghĩa bản thể và ý nghĩa liên hội, nghĩa bề mặt ngôn từ với nghĩa biểu trƣng. - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ những đặc trƣng văn hóa của ngƣời Thái qua “quám chiến láng” có sự so sánh tục ngữ Việt. - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: đƣợc sử dụng để phân tích ý nghĩa biểu trƣng của trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái, từ đó rút ra những dặc điểm cơ bản về tƣ duy và bản sắc văn hóa của ngƣời Thái. 6. Đóng góp của đề tài Với đề tài này, chúng tôi dự kiến sẽ có những đóng góp sau: 6.1. Về lý luận Trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu trƣớc, chúng tôi mong muốn luận án sẽ góp phần bổ sung vào các kết quả nghiên cứu về trƣờng nghĩa động vật và ý nghĩa biểu trƣng của trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái ở Việt Nam. Qua đó làm sáng tỏ những đặc trƣng văn hóa của dân tộc Thái, quan niệm của ngƣời Thái về triết lý nhân sinh. Bổ sung cơ sở lý luận và tƣ liệu nghiên cứu cho công việc nghiên cứu tục ngữ dƣới góc độ ngôn ngữ. 6.2. Về thực tiễn Kết quả của việc nghiên cứu sẽ góp phần ứng dụng vào việc giải thích chính xác hơn, cụ thể hơn về ý nghĩa của “quám chiến láng”. Đề tài không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ và văn học các dân tộc thiểu số mà còn có ý nghĩa thiết thực góp phần bảo tồn gìn giữ và phát triển kho tàng văn hóa vô giá của dân tộc Thái, làm phong phú bản sắc văn hóa của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu về “quám chiến láng” của dân tộc Thái sẽ giúp cho giảng viên và sinh viên, giáo viên và học sinh ở các tỉnh miền núi hiểu rõ hơn về ngôn ngữ của dân tộc Thái, có thể học tập cách tƣ duy, cách diễn đạt mang bản sắc riêng 13 của dân tộc mình. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh, sinh viên dân tộc Thái. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, Phần nội dung chính của đề tài dự kiến gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận Chƣơng 2: Trƣờng nghĩa động vật trong “quám chiến láng” của dân tộc Thái ở Việt Nam. 14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. 1. Cơ sở ngôn ngữ học 1.1. 1. Lý thuyết về trƣờng nghĩa 1.1.1.1 Khái niệm trƣờng nghĩa Trƣờng nghĩa còn đƣợc gọi là trƣờng từ vựng đƣợc một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Đức và Thụy Sĩ đƣa vào những năm 20 và 30 của thế kỉ XX. “Những tư tưởng về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ đã được phát triển trước đó. Người ta nhắc đến W. Humboldt như là người khởi xướng ra nó” [23,243]. Năm 1896, M.M.Pokrovxki viết: “Từ và ý nghĩa của chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng chúng ta và độc lập với ý thức chúng ta thành những nhóm nhất định. Cơ sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất hay sự trái ngược trực tiếp giữa chúng về ý nghĩa. Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy hoặc các từ giống nhau hoặc song hành với nhau sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta cũng biết rằng những từ này được dùng trong những tổ hợp cú pháp giống nhau” [23,243]. Những nguyên lí của F.de. Saussure, đặc biệt là luận điểm “Giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung quanh quy định” [55,243] và “chúng phải xuất phát từ cái nhìn toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” [6,244], thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành nên lí thuyết về các trƣờng nghĩa. J.Trier là ngƣời đầu tiên đƣa thuật ngữ và khái niệm “trường” vào ngôn ngữ học, đó là khái niệm trƣờng khái niệm và trƣờng từ. Mỗi trƣờng khái niệm là một tập hợp những khái niệm tƣơng ứng với lĩnh vực thực tế và là kết quả của sự chia cắt thực tế theo cách riêng của từng ngôn ngữ: “Mỗi ngôn ngữ phân chia thực tế theo cách của mình, do đó mà tạo ra cái nhìn của mình đối với thực tế và thiết lập nên những khái niệm riêng của mình”. Mỗi trƣờng khái niệm là một cấu trúc, trong đó mỗi khái niệm bị quy định bởi những quan hệ với các khái niệm nằm 15 trong cùng trƣờng. Mỗi trƣờng khái niệm đƣợc các từ phủ lên trên, mỗi từ tƣơng ứng với một khái niệm. Trƣờng từ là tập hợp các từ phủ lên một trƣờng khái niệm. J.Trier chia toàn bộ ngôn ngữ thành trƣờng cấp cao, trƣờng cấp cao chia thành những trƣờng cấp thấp hơn cho những từ riêng lẻ. Những quan điểm của J.Trier cho rằng trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trường giá trị của nó là quan hệ của nó với các từ khác quyết định [23,244]. Theo J.Trier, sự thay đổi ý nghĩa của một từ trong trƣờng nghĩa kéo theo sựu thay đổi ngữ nghĩa của cùng một trƣờng nghĩa kéo theo sự thay đổi ý nghĩa của các từ trong trƣờng. Ông đã tìm sự thống nhất giữa đồng đại và lịch đại bằng cách đƣa phƣơng pháp cấu trúc vào miêu tả sự biến đổi ngữ nghĩa của cùng một trƣờng nghĩa trong những giai đoạn khác nhau. Những quan điểm của J.Trier đã trở thành cơ sở cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ sau ông. Ông đƣợc đánh giá là ngƣời đã “mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa học” [23,244]. Một số nhà nghiên cứu khác nhƣ L.Weisgerber, J.Lyons… đã có những quan điểm bổ sung cho quan điểm lí thuyết của J.Trier. Chú ý đến trƣờng cấu tạo, L.Weisgerber cho rằng mỗi từ trong mỗi dãy từ là một tâm của một trƣờng cấu tạo, trong đó, những từ cấu tạo bằng một yếu tố thống nhất nói chung có ý nghĩa giống nhau. Đỗ Hữu Châu cho rằng đó là một quan điểm rất đáng chú ý về các trường [23,245]. J.Lyons đƣa ra một định nghĩa về ý nghĩa của từ (sense) trong cuốn Nhập môn ngữ học: “Cái mà ta cho là ý nghĩa của một đơn vị từ vựng là toàn bộ tập hợp các quan hệ ý nghĩa giữa nó với các đơn vị khác trong từ vựng” [34,672]. Với quan niệm này, J.Lyons đã miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa của các từ trong các hệ thống từ vựng bằng các quan hệ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa… Nhìn chung, những quan điểm về trƣờng nghĩa của các nhà nghiên cứu trên là những trƣờng có tính chất đối vị, gọi tắt là trƣờng trực tuyến (dọc), một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã có những quan niệm về trƣờng nghĩa khác đi nhƣ Ipsen, Konradt – Hicking, Muller, W. Porzig… W. Porzig, nhà ngôn ngữ học ngƣời Đức đề xuất lí thuyết trƣờng nghĩa. Theo đó, một từ nào đó xuất hiện thế nào cũng gợi đến những từ khác tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ. Chẳng hạn, từ hát chỉ có thể 16 liên tƣởng đến con ngƣời, không thể nào liên tƣởng đến nhiều đối tƣợng khác, từ hí gợi liên tƣởng đến các loài ngựa, từ bay gợi liên tƣởng đến đối tƣợng nhƣ chim, muỗi, dơi… (động vật biết bay). Có nghĩa là đi kèm với các động từ là các danh từ chủ thể tƣơng ứng, nếu không theo quy luật này tức là dùng từ theo lối chuyển nghĩa, chuyển từ vựng với một danh từ bổ ngữ phù hợp. Vậy các từ có khả năng kết hợp với động từ, tính từ đã đƣợc ngầm định trong các động từ, tính từ trung tâm ấy. Trên quan điểm ấy, W. Porxig đã sắp xếp các từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau thành trƣờng từ vựng – cú pháp. Trƣờng từ vựng đƣợc chia ra thành “các từ ngữ nghĩa cơ bản” mà hạt nhân của nó bao giờ cũng là động từ hay tính từ. Tóm lại, trƣờng theo quan niệm của J.Trier là trƣờng theo quan hệ dọc trƣờng trực tuyến - trƣờng hệ thống, còn W. Porzig là trƣờng theo quan hệ hàng ngang - trƣờng tuyến tính - trƣờng tập hợp (trường từ vựng cú pháp). Lí thuyết về trƣờng nghĩa đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm 70 của thế kỉ XX. Trƣờng nghĩa là đối tƣợng đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập đến, tiêu biểu nhƣ Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Đỗ Việt Hùng,… Tác giả Đỗ Hữu Châu trong “Khái niệm trƣờng và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng” (Tạp chí ngôn ngữ số 2, 1976) đã viết: Trường từ vựng là tổng hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. Quan niệm này đã đƣợc tác giả đề cập lại trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”: “Tính hệ thống về từ ngữ của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [22,171]. Bằng một số công trình nghiên cứu, Đỗ Hữu Châu đã góp phần xây dựng nề tảng cơ sở cho ngữ nghĩa học tiếng Việt. Dựa vào những điểm chung giữa các từ, ông đã phân lập toàn bộ từ vựng tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn và tìm ra những quan 17 hệ giữa các từ trong từ vựng. Ông đã chia trƣờng nghĩa thành bốn loại trƣờng biểu vật, trƣờng biểu niệm, tƣờng tuyến tính và trƣờng liên tƣởng. Tác giả Đỗ Việt Hùng trong “Nhập môn ngôn ngữ học” đã đƣa ra quan niệm về trƣờng nghĩa: “Các đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau về nghĩa tổng hợp thành trường nghĩa” [34,227]. Từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị tƣơng đƣơng với từ của một ngôn ngữ. Tuy nhiên, nó không phải là một tập hợp ngẫu nhiên giữa các đơn vị mà một hệ thống với các mối quan hệ nhất định. Quan niệm về trƣờng nghĩa mà chúng tôi trình bày trong đề tài này chủ yếu dựa trên định nghĩa: “Trường nghĩa là một tổ chức các từ và các biến thể sử dụng từ có quan hệ với nhau thành một hệ thống. Hệ thống này cho thấy mối liên kết của chúng dựa theo một cái gì đó. Ví dụ những từ thân tộc như father, mother, brother, sister, uncle, aunt đều thuộc vào trường nghĩa thân tộc chỉ các thành viên trong gia đình, hạt nhân được xác lập dựa trên căn cứ về thế hệ, giới tính,cả bên nội lẫn bên ngoại và định nghĩa mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [22,171]. 1.1.1.2. Cơ sở xác lập trƣờng và tiểu trƣờng Việc phân lập từ vựng của một ngôn ngữ thành các trƣờng từ vựng ngữ nghĩa là để phát hiện ra tính hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng mặt ngữ nghĩa. Bên cạnh đó, việc tìm ra hệ thống, cấu trúc là để tìm ra và giải thích các cơ chế đồng loạt chi phối sự sáng tạo nên đơn vị và hoạt động của chúng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp. Hoạt động này bao gồm cả sự chiếu vật và sự kết hợp ngữ nghĩa giữa các từ về mặt cú pháp. Việc phân định và xác lập một trƣờng nghĩa theo Đỗ Hữu Châu về cơ bản có những tiêu chí sau: “Các trường nghĩa từ vựng – ngữ nghĩa là những sự kiện ngôn ngữ cho nên tiêu chí để phân lập chúng phải là tiêu chí ngôn ngữ. Cơ sở để phân lập trường là ý nghĩa của từ, tức là những ý nghĩa ngôn ngữ” [23,252]. Ý nghĩa ngôn ngữ chính là ý nghĩa của từ, cơ sở để tập hợp các từ thành trƣờng. Từ mang tƣ cách từ vị 18 (lexemme), đƣợc xét trong các mối quan hệ: hệ hình, cú đoạn, phái sinh ngữ nghĩa. “Để xác lập được một trường từ vựng- ngữ nghĩa, chúng ta sẽ tìm ra các trường hợp điển hình, tức những trường hợp mang và chỉ mang được cái đặc trưng từ vựng- ngữ nghĩa của từ, cơ sở. Những từ điển hình cho trường lập thành tâm của trường” [23,254]. Ví dụ các từ sủa, kêu, hú, hí, gầm… là các trƣờng hợp điển hình cho trƣờng động vật; các từ: hiền, ác, dữ… là các trƣờng hợp kém điển hình cho trƣờng động vật, bởi ngoài trƣờng động vật chúng có thể đi vào trƣờng con ngƣời. Theo tiêu chí này, chúng ta thấy rằng ranh giới của trƣờng nghĩa chỉ có tính chất tƣơng đối, có thể độc lập hoặc giao nhau, bao hàm nhau, có các trƣờng hợp điển hình (trung tâm) và có các trƣờng hợp kém điển hình (ngoại vi). Dựa vào các lớp ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm, cần có sự phân biệt giữa trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm (gọi tắt là trƣờng biểu niệm hay trƣờng nghĩa vị). “Tiêu chí để xác lập các trường biểu vật chỉ là sự đồng nhất ở một nét nghĩa biểu vật, nhƣ ngƣời, động vật, thực vật… các nét nghĩa phạm trù khác sẽ được sử dụng để phân lập các trường lớn thành các trường bộ phận theo các cấp loại khác nhau” [23,256]. Còn với trƣờng biểu niệm, tiêu chí xác lập trƣờng cũng chỉ là sự đồng nhất ở cấu trúc biểu niệm. Ví dụ: Dựa vào nét nghĩa phạm trù (hoạt dộng A tác động vào X) (X rời chỗ) có thể tập hợp đƣợc các từ: ném, hất, quăng, vất, lao, phóng , tung, lôi, kéo… Để phân biệt lập trường tuyến tính của một từ, cần dự hẳn vào cấu trúc ngữ nghĩa của từ đó [23,257]. Nguyên tắc xác lập tuyến tính nhƣ sau: Chọn một từ làm từ trung tâm, sau đó tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận đƣợc trong ngôn ngữ. Ví dụ, các từ nằm trong trƣờng tuyên tính của từ học: văn, toán chăm, lười, thông minh, dốt… Cơ sở để xác lập trƣờng liên tƣởng là các nghĩa ngữ dụng của từ trung tâm. Đó là những nghĩa mới đƣợc tạo ra khi nó chƣa đi vào hệ thống. Từ trung tâm khi cùng xuất hiện với hàng loạt từ nào đấy trong nhiều ngữ cảnh trùng lặp sẽ có hiện 19 tƣợng đẳng cấu ngữ nghĩa. Khi đó, chúng sẽ tạo thành một trƣờng nghĩa liên tƣởng mà các từ có quan hệ với nhau nhờ những mối liên tƣởng ngữ nghĩa nào đó. Ví dụ, khi có từ ruộng thì có thể liên tƣởng tới người nông dân, cày, bừa, cấy, gặt… 1.1.1.3. Các loại trƣờng nghĩa Dựa vào các tiêu chí trên, hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ có thể đƣợc phân lập ra thành các loại trƣờng: a. Trƣờng nghĩa biểu vật Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Một trường biểu vật là một tập hợp nhiều từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật. Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của các từ về trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc. Các danh từ này phải có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật như người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu… Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy, chúng ta sẽ đưa một từ vào một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi danh từ trên” [22,172]. Ví dụ: Chọn từ lúa làm gốc có thể thu nhập đƣợc cá từ đồng nhất về phạm vi biểu vật với từ lúa nhƣ lúa tẻ, lúa nếp, lúa chiêm, lúa mùa… - Lúa tẻ: lúa tám, lúa giẻ, sài đường, bông vang… - Lúa nếp: nếp cái, nếp ả. Nếp Màng Màng, Nếp Đông Trầu… Các trƣờng biểu vật rất khác nhau về số lƣợng, cách thức tổ chức các đơn vị, các miền phân bố ở từng ngôn ngữ. Ví dụ, tiếng Việt có nhiều từ biểu thị các bộ phận khác nhau của lúa nhƣ thóc, gạo, tấm, cám, trấu, mẳn… nhƣ trong tiếng Anh chỉ có từ rice. Từ có thể nhiều nghĩa biểu vật nên một từ có thể nằm trong nhiều trƣờng nghĩa khác nhau. Các trƣờng biểu vật có thể giao thoa với nhau, thẩm thấu vào nhau và cùng có lõi trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi. Quan hệ của các từ ngữ đối với một trƣờng biểu vật không giống nhau, có những từ gắn bó rất chặt chẽ, có những lớp từ gắn bó lỏng lẻo. Chẳng hạn, các từ trong trƣờng chỉ tính chất trí tuệ nhƣ: thông minh, nhanh trí, sáng suốt, ngu,dốt… gợi liên tƣởng đến là điển 20 hình cho trƣờng ngƣời: còn các từ trong trƣờng chỉ tính chất ngoại hình nhƣ cao thấp, xấu, đẹp… là những từ ở lớp ngoại vi của trƣờng người vì chúng có thể đi vào các trƣờng động vật, thực vật. Trƣờng nghĩa biểu vật không chỉ có danh từ mà còn bao gồm động từ, tính từ, trạng từ,… Ví dụ các từ trong trƣờng chỉ đặc điểm của lúa: Lốp, thui, sây, von, năn, lép, dẹp, chắc, mẩy là tính từ. Các từ trong trƣờng chỉ hoạt động trồng lúa: ngâm, gieo, sạ, vãi, rắc, cấy… là động từ. Các từ loại này biểu hiện các phƣơng diện khác nhƣng đều liên quan đến phạm vi biểu vật thuộc trƣờng biểu vật nào đó. b. Trƣờng nghĩa biểu niệm Căn cứ để phân lập các trƣờng biểu hiện là các ý nghĩa biểu niệm của từ. Đỗ Hữu Châu quan niệm “Một trường biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm” [22,178] Ví dụ: Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo)… (thay thế hoặc tăng cƣờng thao tác lao động) (cầm tay). Dụng cụ chia cắt: dao, cưa, búa, rìu, liềm, hái….. Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, dui, khoan… Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ,đầm,dùi đục, đùi cui… Dụng cụ để đánh bắt: lưới, nơm. Đăng ,đó, cần câu, vó… Dụng cụ để mài, giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp… Dụng cụ để kìm giữ: Kìm kẹp, néo, móc…. Dụng cụ để xới đất: cày, cuốc, thuổng, mai, xẻng, bừa, cào… Dụng cụ để lấy, múc: thìa, đũa, muôi, gáo…. ………………………. Cũng nhƣ các trƣờng biểu vật, các trƣờng biểu niệm lớn có thể phân chia thành các trƣờng nhỏ và cũng có những “ miền” với mật độ khác nhau,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất