Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã sông ...

Tài liệu Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã sông công, tỉnh thái nguyên

.PDF
116
79524
146

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy, cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Kinh tế, Khoa sau đại học trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của PGS.TS. Đỗ Quang Quý, người đã tận tình hướng dẫn và dành nhiều thời gian quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót, rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản lượng quốc gia ĐTH Đô thị hóa CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa CN & TTCN Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp XD Xây dựng GTSX Giá trị sản xuất BQ Bình quân HĐBT Hội đồng Bộ trưởng NQ/BCT Nghị quyết - Bộ chính trị NQ/TW Nghị quyết - Trung ương QĐ/TTg Quyết định – Thủ tướng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam SX Sản xuất TM-DV Thương mại – dịch vụ SXKD Sản xuất kinh doanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1. Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo 16 2.1. Giá trị sản xuất ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2009 41 2.2. Tăng trưởng Công nghiệp, TTCN và Xây dựng 42 2.3. Quy mô và tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp 44 2.4. Biến động đất đai của thị xã giai đoạn 2005 – 2009 45 2.5. Thực trạng dân số - lao động thị xã Sông Công 48 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư tại thị xã 2.7. Tốc độ ĐTH của thị xã Sông Công, giai đoạn 2005 - 2009 49 52 2.8. Các DA đầu tư đã được cấp giấy phép trên địa bàn thị xã 53 2.9. Hiệu quả đầu tư của các DA đã triển khai thực hiện trên 57 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất 59 2.11. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực nhà máy kẽm điện phân 60 2.12. Kết quả phân tích hàm lượng một số chỉ tiêu kim loại nặng trong đất xung 61 quanh khu công nghiệp Sông Công 2.13. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 66 2.14. Tình hình biến động đất đai của hộ trước và sau đô thị hoá 68 2.15. Tình hình chung của hộ trước và sau ĐTH 69 2.16. Nguồn lực của các hộ điều tra 71 2.17. Thu nhập của hộ trước và sau đô thị hóa 74 2.18. Hiệu quả SXKD của hộ trước và sau ĐTH 75 2.19. Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra 76 2.20. Ý kiến của các hộ điều tra đánh giá sự thay đổi của thu nhập do tác động của ĐTH 2.21. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của ĐTH 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 2.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2005 - 2009 41 2.2. Cơ cấu và biến động giá trị ngành công nghiệp và XD 43 2.3. Sự thay đổi về giá trị SX của thị xã giai đoạn 2000 – 2009 52 2.4. Biến động cơ cấu kinh tế thị xã Sông Công 54 dụng2000 số tiền đền bù của hộ nông dân sau ĐTH giaisửđoạn – 2009 2.5. Cơ cấu 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lời cam đoan i Lời cảm ơn Mục lục ii Danh mục chữ viết tắt iii Danh mục các bảng iv v 1. Danh mục hình MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 3.1. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn .................................................................. 3 5. Bố cục của luận văn .................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CƢ́U VÀ PHƢƠNG................ PHÁP4 NGHIÊN CƢ́U 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ................................................................................ 4 1.1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 4 1.1.2. Một số chủ trương chính sách của đảng, Chính phủ liên quan .......... 14 đến quá trình đô thị hoá 1.2. THỰC TIỄN ĐÔ THỊ HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM........ 15 1.2.1 Kinh nghiệm đô thị hoá ở một số nước trên thế giới ............................ 15 1.2.2. Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam .......................................................... 22 1.2.3. Bài học kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc giải quyết ......... 24 những ảnh hưởng của đô thị hoá đối với nông nghiệp, nông thôn 1.2.4. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam ..... 30 1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 32 1.3.1. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 32 1.3.2.Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 32 1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chương 2: ẢNH HƢỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN .......... 38 PHÁT TRIỂN KINH TỄ XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................. 38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 38 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 40 2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 51 2.2.1. Khái quát quá trình đô thị hóa thị xã Sông Công ................................ 51 2.2.2. Thực trạng quá trình đô thị hoá ........................................................... 52 2.2.3. Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển kinh tế của hộ nông dân ............ 65 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ............... 88 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA ĐỘ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ XÃ SÔNG CÔNG ................................................................. 90 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỊ XÃ SÔNG CÔNG ĐẾN NĂM 2015 ............................................................................................. 90 3.1.1. Định hướng phát triển không gian đô thị ............................................. 90 3.1.2. Bố trí các mục đích sử dụng đất chuyên dùng [18] ............................... 90 3.1.3. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị ............................... 93 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ THỊ HOÁ.................................................................................................. 94 3.2.1. Giải pháp chung .................................................................................... 94 3.2.2. Những giải pháp cụ thể ......................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 102 1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 102 2. KIẾN NGỊ ................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 105 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa (ĐTH) là xu thế tất yếu trên con đường phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá tại Việt Nam đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh đã làm cho bộ mặt các đô thị ở nước ta thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình ĐTH cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị mất đất, phương thức đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, giãn dân... đang phát sinh ngày càng phức tạp. Nếu không có một chiến lược cụ thể, chúng ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và khó khăn trong quá trình giải quyết những vấn đề đó. Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới... đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đời sống. Đô thị hoá kích thích và tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá. Sự hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các tuyến giao thông mới... trong những năm qua tại thị xã Sông Công đang diễn ra mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của thị xã không ngừng tăng lên qua các năm. Chỉ tính trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã đạt 16,29%, giá trị sản xuất CN & TTCN đạt 10989 tỷ đồng và GDP bình quân trên người đạt 25,5 triệu đồng. Đặc biệt hơn, chính nhờ các khu công nghiệp sau khi đi vào hoạt động đã giải quyết được nhiều việc làm cho nhiều lao động địa phương nói riêng và lao động trong tỉnh Thái Nguyên nói chung làm cho đời sống của người dân đang từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, đồng thời với việc đô thị hoá vấn đề tạo lập khu tái định cư cho người dân thuộc diện quy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Cuộc sống của người dân sau khi cắt phần đất nông nghiệp cho việc giải phóng mặt bằng sẽ ra sao? là những vấn đề cần được phân tích, tìm hiểu để đưa ra phương hướng giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế của thị xã và đời sống của người dân bị thu hồi đất, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng của quá trình của đô thị hoá đến khu vực nông nghiệp, nông thôn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên nhằm đề xuất một số giải pháp giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến đến đời sống kinh tế và xã hội của người dân bị mất đất trên địa bàn thị xã. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản về đô thị, đô thị hoá và các nhân tố ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá. - Phân tích thực trạng để tìm ra những mặt tích cực cũng như những tiêu cực mà quá trình đô thị hoá mang lại cho đời sống người dân địa phương nói riêng và phát triển kinh tế xã hội thị xã nói chung. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu và kiến nghị một số vấn đề nhằm giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông nghiệp, nông thôn thị xã Sông Công. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu 1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sông Công 2. Thực trạng về quá trình đô thị hoá tại thị xã 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của hộ 4. Những tác động tích cực và tiêu cực tới phát triển kinh tế xã hội ở thị xã Sông Công 5. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 3.2. Thời gian nghiên cứu - Về không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn thị xã Sông Công, tập trung vào 02 phường và 01 xã là phường Cải Đan, Mỏ Chè và xã Tân Quang là các xã, phường bị thu hồi đất nhiều nhất cho quá trình đô thị hoá. - Về thời gian: những số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 20002009 (lấy mốc năm 2005). Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn hộ nông dân năm 2009. 3.3. Đối tượng nghiên cứu - Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công. - Thực trạng về dân số, lao động và việc làm thị xã Sông Công. - Hoạt động đầu tư và hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân bị mất đất tại các phường, xã trên địa bàn. - Nghiên cứu những ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) mà đô thị hoá mang lại cho phát triển kinh tế xã hội của thị xã. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, luận văn được nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của xu hướng đô thị hoá đối với đời sống - kinh tế - xã hội và hộ nông dân trên địa bàn thị xã Sông Công, đồng thời đưa ra một số giải pháp cụ thể cho hộ nông dân (bị thu hồi đất), cho thị xã và cho tỉnh nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt chưa tốt do quá trình đô thị hoá mang lại. 5. Bố cục của luận văn - Phần Mở đầu + Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu + Chương II: Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá tới phát triển kinh tế xã hội tại thị xã Sông Công. + Chương III: Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ trong quá trình đô thị hóa tại thị xã Sông Công. - Phần Kết luận và kiến nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CƢ́U VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế * Khái niệm về tăng trưởng kinh tế - Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. - Tăng trƣởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI). Trong đó: + Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). + Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. + Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. * Khái niệm về phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Do đó, phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. * Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ. Ở một góc độ nào đó tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí. Như vậy giữa tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế sẽ là động lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. 1.1.1.2. Đô thị hóa a. Khái niệm về đô thị Khái niệm về đô thị có thể được nhìn nhận từ nhiều giác độ khác nhau như chức năng kinh tế, quy mô dân số, cơ cấu quy hoạch, quản lý... Nhìn chung các quan điểm đều cho rằng, đô thị có những đặc điểm sau: - Đô thị là nơi tập trung đông dân cư, mật độ dân số đô thị cao hơn bất kỳ một vùng nông thôn nào khác, lao động là phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị [3]. - Đô thị là nơi tập trung của các hoạt động kinh tế không trực tiếp coi đất đai là đối tượng lao động; Dân đô thị chủ yếu là lao động phi nông nghiệp bao gồm lao động công nghiệp và thủ công nghiệp; lao động xây dựng cơ bản; lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng; lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ công, du lịch; lao động trong các cơ quan hành chính, văn hoá xã hội, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học và các loại lao động khác ngoài lao động trực tiếp về nông nghiệp [6]. - Đô thị có kiểu kiến trúc quy hoạch hoàn toàn khác với nông thôn. Tại các đô thị, các khu nhà ở và các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các công trình văn hoá, khoa học, thương mại... thường được phân bổ theo từng khu, từng dãy theo các trục đường giao thông (được coi là đường phố), có liên kết với nhau chứ không phân tán như ở các vùng nông thôn [6]. - Kết cấu hạ tầng đô thị là yếu tố phản ánh mức độ phát triển và tiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 nghi sinh hoạt của người dân đô thị theo lối sống đô thị. Kết cấu hạ tầng đô thị gồm hạ tầng kỹ thuật (như giao thông, điện nước, hệ thống cấp thoát nước, năng lượng, thông tin, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường...) và hạ tầng xã hội (như nhà ở, công trình dịch vụ công cộng, y tế, văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên cây xanh, giải trí. Ngoài ra, các nước trên thế giới cũng có những quy định riêng để phân biệt đô thị và nông thôn mà chủ yếu là các quy định theo quy mô dân số và các loại hình đô thị. Quan niệm chung ở Việt Nam hiện nay và nhiều quốc gia đều cho rằng đô thị là những điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị. Việc xác định quy mô dân cư tối thiểu phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội của từng quốc gia và tỷ lệ phần trăm lao động phi nông nghiệp của một đô thị. Tại Việt Nam, theo phân cấp quản lý, đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Quyết định số 132/QĐ - HĐBT ngày 5 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cũng đã quy định đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau: - Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. - Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn). - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 60% tổng số lao động, là nơi có sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển. - Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật các các công trình công cộng phục vụ dân cư thành thị. - Mật độ dân cư được xác định tuỳ theo từng loại đô thị và phù hợp với đặc điểm từng vùng. Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-BTC- BCP ngày 8 tháng 3 năm 2002 của Liên bộ Xây dựng và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ cũng quy định: đối với khu vực nội thị (nội thành phố, nội thị xã, thị trấn), tỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; kết cấu hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch, xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân số ít nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km2. Như vậy, đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng lãnh thổ gồm nhiều tỉnh, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong huyện. Các đô thị được coi là trung tâm tổng hợp khi chúng có vai trò chức năng nhiều mặt về hành chính, kinh tế, chính trị, an ninh – quốc phòng, văn hoá, xã hội; các đô thị được coi là trung tâm chuyên ngành nếu có một chức năng nào đó nổi trội hơn so với các chức năng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của đô thị đó như đô thị công nghiệp, đô thị cảng, đô thị du lịch, đô thị đầu mối giao thông... Việc xác định một đô thị là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành phải căn cứ vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định. b. Khái niệm về đô thị hoá Có nhiều quan điểm về khái niệm đô thị hoá: Trên quan điểm một vùng, đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hoá là một quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu. Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị của các nhóm dân cư. Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị hoá cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới mà biểu hiện tập trung là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 * Đô thị hoá nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật. Là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn (cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt...), thực chất đó là tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững. * Đô thị hoá ngoại vi là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, và kết cấu hạ tầng... tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị... góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn. * Đô thị hoá giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là từ nông thôn... dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống... đô thị hoá gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ... do vậy đô thị hoá gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tóm lại, đô thị hoá là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số [1]. 1.1.1.3. Vai trò của đô thị và đô thị hoá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội a. Tác động tích cực của đô thị và quá trình đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Sự phát triển đô thị kích thích tăng trưởng và phát triển của các lãnh thổ xung quanh và toàn bộ nền kinh tế thông qua quá trình phân bố lại các cơ sở kinh tế, lan truyền tiến bộ công nghệ, văn hoá, xã hội. Với sự phát triển của hệ thống các đô thị, ở nhiều nước đã từng bước hình thành được những vùng lãnh thổ phát triển không chỉ đảm nhận chức năng động lực thúc đẩy sự phát triển toàn bộ kinh tế - xã hội mà còn đảm nhận chức năng hợp tác và hội nhập quốc tế, vừa đảm nhận vai trò tiếp nhận thông tin, các thành tựu về phát triển khoa học, kinh tế, văn hoá của thế giới rồi lan rộng ra các vùng xung quanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Một là, ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ thường đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn - nơi có quy mô mật độ dân số tương đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động kinh tế đủ lớn do các doanh nghiệp tập trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp trên một không gian đô thị nhất định. Đồng thời khi kinh tế của các đô thị lớn đạt tới độ tăng trưởng cao thì nó sẽ gây ra hiệu ứng lan toả kích thích mạnh tới tăng trưởng kinh tế của cả nước. Hai là, ĐTH đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, ĐTH góp phần làm thay đổi về cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất. Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hướng giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao hơn đang được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thì xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Ba là, cải tạo kết cấu hạ tầng. Xu hướng ĐTH tạo ra sự tập trung sản xuất công nghiệp và thương mại, đòi hỏi phải tập trung dân cư, khoa học, văn hóa và thông tin. Những điều kiện đáp ứng nhu cầu đó là sự phát triển kết cấu hạ tầng, nhà ở, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. Do đó mà hệ thống giao thông vận tải, năng lượng, bưu chính viễn thông và cấp thoát nước cũng sẽ được cải tiến về quy mô và chất lượng. Ở nông thôn , việc cải tạo kết cấu hạ tầng đang được thực hiện với chủ trương “điện, đường, trường, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của người nông dân. Bốn là, ĐTH nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các đô thị ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng quản lý tổ chức sản xuất hiện đại, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình ĐTH cung cấp những cơ sở kỹ thuật cần thiết cho người nông dân như thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa để làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường trong ngoài nước. Năm là, ĐTH góp phần cải thiện đời sống của dân cư đô thị và các vùng lân cận. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà các đô thị có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân người/ tháng tăng lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống của dân cư cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy ĐTH làm mức sống của dân cư được cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Sáu là, ĐTH cũng đem lại một số tiến bộ về mặt xã hội đó là: nâng tuổi thọ trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ dân cư dùng nước sạch, phát triển giáo dục, văn hóa,... [6]. b. Những mặt hạn chế của quá trình đô thị hoá Bên cạnh những mặt tích cực, tạo điều kiện thuận lợi đối với sản xuất và đời sống con người, quá trình đô thị hoá cũng có những mặt hạn chế đó là: - Mở rộng diện tích đất đô thị và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một bộ phận nông dân bị mất đất canh tác, mất tư liệu sản xuất chủ yếu, thiếu hoặc mất việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. - Hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị lớn, thậm chí cực lớn, gây mất cân đối trong sự phát triển hệ thống dân cư. Những hộ nông dân bị thu hồi đất do phát triển công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm. - Gia tăng các tệ nạn xã hội và làm tăng ô nhiễm môi trường mất cân bằng sinh thái. Tài nguyên đất bị khai thác triệt để cho xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra ngập úng; Tăng cường khai thác nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ v.v… làm suy thoái tài nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 nước; gia tăng các chất thải rắn, lỏng, khí từ sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ; nhiều nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm mô trường lớn v.v… - Thay đổi các tập quán, lối sống, phương thức kiếm sống là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hoá. Sự thay đổi đó cùng với sự gia tăng số lượng dân cư và các hình thức quần cư, gia tăng các nhu cầu y tế, giáo dục, giải trí... góp phần làm cho phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh chóng; tỷ lệ thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác (trộm cắp, nghiện hút, mại dâm...) cũng gia tăng. - Thay đổi hình thái kiến trúc. Tại các vùng nông thôn các nhà mái ngói truyền thống đang được thay dần bằng các nhà kiểu thành thị. 1.1.1.4. Hình thái biểu hiện mức độ đô thị hoá Theo các nhà kinh tế học đô thị, địa lý học và xã hội học đô thị thì có hai hình thức biểu hiện của đô thị hoá. Một là, đô thị hoá theo chiều rộng. Là hình thức đô thị hoá trong đó quá trình đô thị hoá diễn ra tại các khu vực trước đây không phải là đô thị. đó cũng chính là quá trình mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới. Với hình thức này, dân số và diện tích đô thị không ngừng gia tăng, các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và các hoạt động của kinh tế đô thị không ngừng mở rộng; các hoạt động sản xuất kinh doanh và điểm dân cư ngày càng tập trung. Sự hình thành các khu đô thị mới được tạo ra trên cơ sở phát triển các khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp thương mại, dịch vụ ở vùng nông thôn và ngoại ô là xu hướng tất yếu của sự phát triển, là nhân tố mở đường thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. đô thị hoá theo chiều rộng là hình thức phổ biến hiện nay ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá. Hai là, đô thị hoá theo chiều sâu. Là quá trình hiện đại hoá và nâng cao trình độ của các đô thị hiện có. Mật độ dân số có thể tiếp tục tăng cao, phương thức các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng, thực lực khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng tăng cường; hiệu quả kinh tế ngày càng được cải thiện và nâng cao. đô thị hoá theo chiều sâu là quá trình thường xuyên và là yêu cầu tất yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất