Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thu chè tại huyện tam đường...

Tài liệu Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thu chè tại huyện tam đường, tỉnh lai châu

.PDF
121
48
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN BÁ KIỆN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN BÁ KIỆN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.31.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Thị Tình THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Bá Kiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại trường và tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Dương Thị Tình đã dành thời gian, tâm huyết để hướng dẫn nghiên cứu và hoàn thành đề tài Luận văn “Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu”. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Đường, các công ty, HTX, các hộ nông dân sản xuất chè, các hộ thu gom trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban lãnh đạo, cùng các anh em bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong việc thu thập số liệu để hoàn thiện bản luận văn này. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Bá Kiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ .................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ............................ 5 1.1.1. Một số khái niệm về liên kết, liên kết kinh tế, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ........................................................................................... 5 1.1.2. Vai trò và đặc điểm của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ............. 6 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 21 1.2.1. Kinh nghiệm liên kết và tiêu thụ chè của một số địa phương............... 21 1.2.2. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa cơ sở chế biến và người sản xuất nguyên liệu nông nghiệp ..................................................................................................... 25 1.2.3. Những bài học kinh nghiệm về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu .............................................. 26 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 30 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ...................................... 34 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 35 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mối liên kết .................................................... 35 2.3.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của liên kết ......................................... 35 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế ............................................. 36 Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU ......... 38 3.1. Đặc điểm của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu ..................................... 38 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 38 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 40 3.2. Quản lý nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu .............................................................................. 43 3.2.1. Thực hiện Đề án phát triển cây chè giai đoạn 2015-2020 .................... 43 3.2.2. Quản lý hỗ trợ vốn, tín dụng cho phát triển cây chè ............................. 45 3.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát khi trồng, sản xuất chế biến và tiêu thụ chè ............................................................................................................. 46 3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu ...... 48 3.4. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu....................................................................................... 49 3.4.1. Tình hình cơ bản của các công ty, HTX và các hộ điều tra .................. 49 3.4.2. Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè .................. 53 3.4.3. Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ...................................................................................... 59 3.4.4. Phân tích lợi ích các tác nhân trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ..................................... 65 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu .................................................................. 74 3.5.1. Từ phía hộ nông dân ............................................................................. 74 3.5.2.Từ phía doanh nghiệp............................................................................. 76 3.5.3. Từ phía nhà nước .................................................................................. 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v 3.6. Phân tích SWOT về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ............................................................................. 79 3.7. Đánh giá chung về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ............................................................................. 81 3.7.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 81 3.7.2. Hạn chế.................................................................................................. 82 3.7.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 83 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU ......................................................................... 85 4.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu .............................. 85 4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 85 4.1.2. Định hướng............................................................................................ 86 4.1.3. Hình thức tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trong thời gian tới ............................................................................................................. 86 4.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu ......................................... 87 4.2.1. Nâng cao năng lực của các tác nhân tham gia liên kết ......................... 87 4.2.2. Đẩy mạnh tổ chức và triển khai mô hình liên kết ................................. 93 4.2.3. Tăng cường sử dụng tối đa các chính sách hỗ trợ................................. 96 4.2.4. Đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở chế biến chè trên địa bàn huyện .. 98 4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 100 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm BQ : Bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật DN : Doanh nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng HĐ : Hợp đồng HTX : Hợp tác xã NĐ-CP : Nghị định-Chính phủ NNNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSNN : Ngân sách nhà nước PTNT : Phát triển nông thôn QLNN : Quản lý nhà nước SL : Số lượng SXKD : Sản xuất kinh doanh UBND : Ủy ban nhân dân VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm XD : Xây dựng DN : Doanh nghiệp KHKT : Khoa học kỹ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số hộ điều tra trong mỗi hình thức liên kết………………………31 Bảng 3.1. Thống kê dân số huyện Tam Đường giai đoạn 2016-2019 ........ 408 Bảng 3.2. Giá trị sản xuất huyện Tam Đường giai đoạn 2016-2019 .......... 420 Bảng 3.3. Tổng hợp tình hình sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ tại các xã, thị trấn của huyện Tam Đường................................................................ 475 Bảng 3.4. Tình hình sử dụng phân bón cho chè tại các vùng chè huyện Tam Đường ............................................................................................................ 486 Bảng 3.5. Diện tích quy hoạch và năng xuất, sản lượng chè của huyện Tam Đường giai đoạn 2016 - 2019………………………………………………47 Bảng 3.6. Tình hình cơ bản của công ty, HTX điều tra .............................. 508 Bảng 3.7. Thông tin chung về hộ điều tra..................................................... 49 Bảng 3.8. Một số hình thức liên kết tại địa bàn điều tra…………………….38 Bảng 3.9. Ảnh hưởng quy mô sản xuất chè đến tình hình liên kết của hộ ….51 Bảng 3.10. Chi phí sản xuất chè búp tươi của hộ nông dân trên 1ha.............52 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện liên kết giữa người sản xuất và người chế biến tại địa bàn nghiên cứu...................................................... 641 Bảng 3.12. Lợi ích của các hộ khi mua đầu vào ........................................... 652 Bảng 3.13. Lợi ích trong vay vốn tín dụng ................................................... 674 Bảng 3.14. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật ........................................... 69 Bảng 3.15. Lợi ích khi tiêu thụ đầu ra .......................................................... 707 Bảng 3.16. Lý do hộ không muốn tham gia liên kết..................................... 718 Bảng 3.17. Chi phí sản xuất và giá bán chè đen của DN qua các năm......... 730 Bảng 3.18. Nhận thức của người dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu...................................................................................71 Bảng 3.19. Tỷ lệ hộ vi phạm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo trình độ văn hóa...................................................................................................................72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn viii Bảng 3.20. Tỷ lệ hộ vi phạm hợp đồng tiêu thụ sản phẩmtheo điều kiện kinh tế......................................................................................................................72 Bảng 3.21. Các ưu tiên mà doanh nghiệp lựa chọn đối tác nông dân liên kết trên địa bàn nghiên cứu...................................................................................73 Bảng 3.22. Đánh giá các chính sách hỗ trợ của địa phương trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu.................................................75 Bảng 3.23. Phân tích SWOT về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại địa bàn nghiên cứu................................................................................................76 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình liên kết hiệp hội...............................................................11 Sơ đồ 1.2: Mô hình liên kết hợp tác................................................................12 Sơ đồ 1.3: Mô hình hợp đồng bằng văn bản....................................................13 Sơ đồ 1.4: Mô hình mua bán trên thị trường tự do..........................................14 Sơ đồ 1.5. Các hình thức, các khâu và cơ chế liên kết giữa các tác nhân......16 Sơ đồ 3.1. Các hoạt động của liên kết thông qua hộ thu gom.........................54 Sơ đồ 3.2. Hình thức liên kết giữa nhóm hộ trồng chè với nhau.....................57 Sơ đồ 3.3. Hình thức liên kết giữa hộ trồng chè và DN,HTX.........................58 Sơ đồ 3.4. Hình thức liên kết giữa Công ty, HTX với nhà phân phối............58 Sơ đồ 3.5. Tỷ lệ thu mua chè qua các hình thức liên kết của DN...................69 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Hiệu quả sản xuất chè của nhóm hộ liên kết và tự do.............53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua thực tế phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta trong những năm qua cho thấy, sản xuất chủ yếu vẫn là nhỏ, lẻ, với phương thức nông hộ, mạnh ai người ấy làm, sản phẩm dưới dạng sơ chế, không có nhãn hiệu, ít có sự liên kết tổ chức sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị gắn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Để thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá hiện đại tạo điều kiện cho người sản xuất yên tâm đầu tư, tăng chất lượng và năng suất sản phẩm, hạ giá thành tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt nam trong thời kỳ hội nhập, ngày 05/7/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ký hợp đồng liên kết kinh tế với nông dân bằng nhiều hình thức nhằm hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm do nông hộ làm ra với giá cả hợp lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tam Đường là huyện cửa ngõ, phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, có vùng khí hậu, thuận lợi cho phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020, Đảng bộ huyện Tam Đường đã xác định rõ mục tiêu phát triển chè là một trong những loại cây trồng được quan tâm tập trung chỉ đạo phát triển, thâm canh nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn và cây chè cũng là một trong 25 loại cây trồng chủ lực của tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên trong thời gian qua cây chè chưa thực sự được quan tâm đúng mức, cụ thể: Người dân tùy ý trồng chè ồ ạt trên các diện tích mà gia đình có, một số diện tích chè không được chăm sóc theo đúng quy trình lên chất lượng chè thấp, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực không theo chỉ định lên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 lưu lượng tồn dư thuốc trừ sâu trên mức cho phép khiến các công ty, HTX không thu mua khiến người dân phải cắt bỏ nhiều lứa chè, việc người dân bị ép giá, tranh mua, tranh bán thường xuyên xảy ra khiến người dân bức xúc. Từ năm 2016 đến nay bộ phận tiếp dân của huyện Tam Đường đã tiếp nhận mỗi năm hàng chục lượt đơn thư liên quan đến vấn đề tranh chấp vùng chè, tranh chấp giữa các đơn vị thu mua; đặc biệt tại các kỳ họp HĐND xã và HĐND huyện đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề tìm đầu ra bền vững cho việc thu mua chè của các hộ dân, đề nghị cấp trên can thiệp tới các công ty, HTX vì đã không thu mua hết chè của nhân dân khiến nhân dân phải cắt bỏ lứa chè gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, hay tình trạng ép giá của các thương lái... Điều đó cho thấy việc thực hiện liên kết giữa người dân với tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến chè còn hạn chế. Người trồng chè và doanh nghiệp chưa tính đến yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm, bên cạnh đó thiếu sự định hướng, chỉ đạo, điều tiết của nhà nước mà mạnh ai người đấy làm khiến thị trường chè rơi vào hỗn loạn, người dân hoang mang không thể yên tâm sản xuất, doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, cây chè khó có thể trở thành cây mũi nhọn, phát triển kinh tế bền vững cho địa phương. Để giải quyết những hạn chế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu” nhằm góp phần giải quyết vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Chỉ ra được các vấn đề tồn tại trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ chè giữa người trồng chè, doanh nghiệp và các tác nhân khác. Đề xuất hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu hiện nay, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết tồn tại bất cập hiện nay của địa phương. Tìm hướng đi bền vững cho việc liên kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 trong sản xuất và tiêu thụ chè giữa người trồng chè và doanh nghiệp thu mua, chế biến; giúp người trồng chè yên tâm sản xuất, doanh nghiệp ổn định và phát triển góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè. - Phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2019; Đánh giá những thành công, tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2019 và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu trong tương lai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè, cụ thể các tác nhân, các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè, phân tích SWOT cho việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. - Thời gian nghiên cứu: Các số liệu và thông tin nghiên cứu trong luận văn được lấy trong thời gian 4 năm (2016 - 2019). - Không gian nghiên cứu: Vùng chè nguyên liệu tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 -Về lý luận: kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên nghiên cứu khoa học, học viên cao học. Góp phần hệ thống hóa và phát triển lý thuyết về các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè. - Về thực tiễn: những giải pháp đề xuất có căn cứ khoa học sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng. - Về phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng cả phương pháp định tính định lượng qua số liệu thứ cấp thu thập và số liệu sơ cấp điều tra từ các công ty, HTX, các hộ trồng chè, các nhà lãnh đạo, quản lý trong công tác chỉ đạo phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Đồng thời đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể phù hợp tình hình thực tế địa phương. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được bố cục theo 4 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ 1.1. Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè 1.1.1. Một số khái niệm về liên kết, liên kết kinh tế, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè - Khái niệm “liên kết” Theo từ điển kinh tế học hiện đại của David, W.P. (1999): Khái niệm “liên kết” xuất phát từ tiếng Anh “integration” mà trong hệ thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể hoá và gần đây mới gọi là liên kết. - Khái niệm liên kết kinh tế Theo từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”. Theo David. W. Pearce (1999), “Liên kết kinh tế chỉ các tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 Tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt (2006) cho rằng: “Liên kết kinh tế chính là những phương thức hoạt động của các hình thức hợp tác kinh tế, liên kết kinh tế phát triển ngày càng phong phú, đa dạng theo sự phát triển của hợp tác kinh tế; Tất cả các mối quan hệ kinh tế được hình thành giữa hai hay nhiều đối tác với nhau dựa trên những hợp đồng đã ký kết với những thoả thuận nhất định được gọi là liên kết kinh tế”. - Khái niệm về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè Theo tác giả Vũ Đức Hạnh (2015): Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của các bên tham gia liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm chè. Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm từ chè là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2. Vai trò và đặc điểm của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè 1.1.2.1. Vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè là một hình thức đem lại lợi ích chắc chắn cho các bên liên quan. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè giữa các doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân cho phép xoá bỏ độc quyền đối với doanh nghiệp trong việc ép cấp, ép giá khi mua sản phẩm của người nông dân. Mặt khác, thực hiện liên kết thông qua hợp đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến chè có nguồn cung cấp ổn định để phấn đấu giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao được năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè giúp các tác nhân khắc phục những bất lợi về quy mô trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè (hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp) đều thực hiện một chuỗi các hoạt động từ cung cấp, dịch vụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 đầu vào và đầu ra; mỗi cung đoạn lại có những đầu vào khác nhau, quy trình công nghệ khác nhau và mang tính đặc thù; hơn nữa để sản xuất một loại sản phẩm đầu ra cao cấp nào đó từ nguyên liệu chè lại yêu cầu những chủng loại vật tư, nguyên liệu đầu vào khác nhau mà bản thân đơn vị sản xuất (hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp) không tự sản xuất ra tất cả, mà đó là kết quả của sự liên kết hợp tác của hai hay nhiều bên nhằm phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí sản xuất và chủ động, ổn định sản xuất - kinh doanh. Chính vì vậy, các liên kết giúp các hộ, doanh nghiệp khắc phục những hạn chế về quy mô và lĩnh vực hoạt động theo hướng hiệu quả hơn. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè giúp cho tiêu thụ sản phẩm chè được nhanh hơn, thể hiện thông qua sự liên kết của hệ thống các nhà thương mại với các nhà sản xuất, thông qua hình thức đại lý bán hàng. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè còn giúp cho các chủ thể tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở các trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngược lại, sự thay đổi của thị trường cũng thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè. Liên kết giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh chè. Như vậy Nhà nước cần khuyến khích các cơ sở sản xuất chè đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao và phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội những mặt khác, Nhà nước cũng cần có giải pháp chính sách quản lý vĩ mô nhằm hạn chế độc quyền dẫn đến lũng đoạn thị trường ngành chè, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất đời sống của người trồng chè. 1.1.2.2. Đặc điểm của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè đảm bảo làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành chè. Bởi vì liên kết nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của từng đơn vị sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè nên dù được tiến hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 dưới hình thức nào thì những quan hệ liên kết này cũng phải đáp ứng được nhu cầu phát triển của các bên tham gia. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè phải được hình thành trên tinh thần tự nguyện của các chủ thể. Sự tự nguyện tham gia liên kết cũng góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các tác nhân, hành động cùng vì lợi ích chung và cùng chịu trách nhiệm về những thất bại hay rủi ro trong liên kết. 1.1.3. Phân loại và nguyên tắc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè 1.1.3.1. Phân loại Tùy theo căn cứ để phân chia, có thể có nhiều loại hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè khác nhau. Mỗi một cách phân chia biểu hiện những thuộc tính khác nhau của liên kết giúp cho việc nhận thức và thực hiện có hiệu quả liên kết. - Căn cứ theo quan hệ kinh tế-kỹ thuật, có các loại hình liên kết sau: Liên kết dọc, Liên kết ngang và Liên kết nghiêng. - Căn cứ theo cấu trúc thành phần, có các loại hình liên kết sau: Liên kết song phương, Liên kết đa phương, Liên kết chuỗi, Liên kết mạng (lưới) và Liên kết hình sao. - Căn cứ theo hình thức tổ chức pháp lý, có các loại hình liên kết sau: Hợp đồng liên kết kinh tế, Liên minh kinh tế, Hiệp hội kinh tế và Liên hợp kinh tế. - Căn cứ theo chức năng kinh tế, có các loại hình liên kết sau: Liên kết trao đổi, Liên kết hợp lực, Liên kết phân chia và Liên kết ủy nhiệm. - Căn cứ vào mối quan hệ với môi trường ngoài, có các loại hình: Liên kết đóng và Liên kết mở. - Căn cứ theo phạm vi liên kết, có các loại hình liên kết như: Liên kết giữa các doanh nghiệp, liên kết giữa các vùng lãnh thổ, liên kết giữa các ngành kinh tế, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết kinh tế quốc tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 Tóm lại: Các loại hình liên kết kinh tế rất đa dạng, tồn tại đan xen, kết hợp lẫn nhau tùy theo góc độ phân tích. Vì vậy cần căn cứ vào mục đích phân tích để lựa chọn căn cứ cơ bản cho việc khởi đầu phân loại liên kết để nhận thức và sử dụng trong thực tiễn. 1.1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè Một là, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng Dù liên kết dưới hình thức và mức độ nào đi nữa thì yêu cầu của hoạt động liên kết ấy phải đảm bảo để sản xuất và kinh doanh của các chủ thể tham gia không ngừng được phát triển, doanh thu ngày càng tăng, năng suất và chất lượng sản phẩm chè ngày càng cao. Liên kết phải nâng cao được trình độ công nghệ, mở rộng mặt hàng, sản xuất từ nguyên liệu chè ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường, giá thành hạ, đem lại nhiều lợi nhuận cho các chủ thể trên cơ sở giá bán và chất lượng sản phẩm chè được người tiêu dùng chấp nhận. Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè Các hoạt động hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè giữa các chủ thể tham gia được thực hiện một cách thuận lợi, trôi chảy, thành công và đem lại hiệu quả cao khi các chủ thể tự nguyện tìm đến với nhau, tự thoả thuận quan hệ hợp tác, liên kết làm ăn với nhau lâu dài trên tinh thần bình đẳng, cùng chịu trách nhiệm đến cùng về các thành công cũng như thất bại và rủi ro. Tất cả các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế được thiết lập trên cơ sở những ý đồ không xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, từ những liên hệ tất yếu về phương diện kinh tế, nghĩa là tiến hành trên cơ sở gò bó, gượng ép bắt buộc đều hoạt động không thành công, kém hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 Ba là, phải đảm bảo sự thống nhất hài hoà lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kết với nhau, là chất kết dính với nhau trong quá trình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè. Các bên tìm đến với nhau thoả thuận tiến hành hợp tác, liên kết với nhau vì họ tìm thấy những lợi ích lâu dài. Cho nên việc đảm bảo thống nhất hài hoà lợi ích giữa các bên sẽ tạo nên chất kết dính bền vững. Sự phân chia lợi nhuận, phổ biến thiệt hại, rủi ro, các tính toán về chi phí giá cả... cần được tiến hành thoả thuận, bàn bạc một cách công khai, dân chủ, bình đẳng và đảm bảo công bằng trên cơ sở những đóng góp của các công ty, HTX chè với các hộ trồng chè. Bốn là, phải thực hiện được trên cơ sở những ràng buộc pháp lý giữa các bên tham gia ràng buộc giữa các bên tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè, và thông qua hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế là khế ước, là những thỏa thuận, những điều khoản ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia liên kết, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tế đều phải tiến hành trên cơ sở pháp luật của Nhà nước cho phép, đồng thời được pháp luật bảo hộ những tranh chấp giữa các bên quan hệ làm ăn với nhau. Cho nên, để có những căn cứ pháp lý cho các cơ quan pháp luật phán quyết những tranh chấp giữa các công ty, HTX chè với hộ trồng chè đều phải có khế ước hay hợp đồng kinh tế được ký kết theo đúng luật pháp của quốc gia. Phan Xuân Dũng, 2007 cho rằng: Sự phát triển của liên kết kinh tế làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, mức độ tập trung hóa ngày càng cao, làm cho các khu vực kinh tế ngày càng xích lại gần nhau, gắn bó với nhau hơn. Liên kết kinh tế là sợi dây, là chất nhựa gắn bó các doanh nghiệp, các chủ thể liên kết lại với nhau trên cơ sở đảm bảo lợi ích sống còn trên thị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất