Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, ...

Tài liệu Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

.PDF
145
141
53

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỖ TRƯỜNG SƠN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Ninh Mã số: 60.34.04.10 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Đỗ Trường Sơn i năm 2016 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Hồ Ngọc Ninh (Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đồng thời tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến THs. Nguyễn Thị Minh Thu (Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư) đã đóng góp ý kiến nhằm cải thiện chất lượng luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Đông Anh, phòng Kinh tế, phòng Kế hoạch – Tài chính, phòng Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Đỗ Trường Sơn ii năm 2016 MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hộp ................................................................................................................viii Danh mục từ viết tắt ......................................................................................................... ix Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x Thesis abstract ................................................................................................................ xii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................. 1 1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................................... 2 1.2. 1.2.2. 1.3. 1.4. 1.4.1. 1.4.2. 1.4.3. 1.5. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 Đối tượng điều tra ............................................................................................... 3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 Đóng góp của luận văn........................................................................................ 4 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5 2.1. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu ngành nông nghiệp .................................................. 5 2.1.2. Yêu cầu đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp ................................................. 13 2.1.1. 2.1.3. 2.1.4. Khái niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ....................................................... 5 Sự cần thiết và vai trò của tái cơ cấu ngành nông nghiệp ................................. 17 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................................... 20 2.1.5. Nội dung các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp .............. 22 2.2. Cơ sở thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ............................................. 28 2.1.6. 2.2.1. Nội dung nghiên cứu các giải pháp tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ............... 23 Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên Thế giới ........................... 28 iii 2.2.2. 2.2.3. Kinh nghiệm về tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp của một số địa phương ở Việt Nam ..................................................................................... 32 Bài học kinh nghiệm cho huyện Đông Anh đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp ....................................................................................................... 36 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 41 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 43 3.1.1. 3.2. 3.2.1. 3.2.2. 3.2.3. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 41 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 50 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 50 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 52 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 54 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 55 4.1. 4.1.1. 4.1.2. 4.2. 4.2.1. 4.2.2. 4.2.3. 4.2.4. 4.2.5. 4.2.6. 4.3. 4.3.1. 4.3.2. Thực trạng triển khai các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ................................. 55 Tổng quan các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh .......................................................................................................... 55 Kết quả thực hiện các giải pháp tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh .................................................................................. 91 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh ............................................................ 96 Ảnh hưởng bởi hệ thống chính sách ................................................................. 96 Ảnh hưởng của công tác quản lý Nhà nước ...................................................... 97 Ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ ...................................................... 99 Hiểu biết của tổ chức sản xuất và lao động nông nghiệp ............................... 100 Ảnh hưởng của vốn đầu tư vào nông nghiệp .................................................. 101 Ảnh hưởng của hợp tác công tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ........... 103 Giair pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh giai đoạn 2016 - 2030...................................................................................... 104 Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện ...................... 104 Các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh ............................................................................................. 106 iv Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 112 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 112 5.2.1. Đối với huyện Đông Anh ................................................................................ 113 5.2. 5.2.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 113 Đối với các tổ chức sản xuất nông nghiệp ...................................................... 114 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 115 Phụ lục ........................................................................................................................ 117 v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3. Bảng 3.4. Bảng 4.1. Bảng 4.2. Bảng 4.3. Bảng 4.4. Bảng 4.5. Bảng 4.6. Bảng 4.7. Bảng 4.8. Bảng 4.9. Bảng 4.10. Bảng 4.11. Bảng 4.12. Bảng 4.13. Bảng 4.14. Bảng 4.15. Bảng 4.16. Bảng 4.17. Bảng 4.18. Bảng 4.19. Bảng 4.20. Bảng 4.21. Bảng 4.22. Tình hình sử dụng đất huyện Đông Anh (2013 - 2015) ............................. 43 Tình hình dân số và lao động ..................................................................... 45 Cơ cấu giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu của huyện Đông Anh (giá so sánh 2010) ...................................................................................... 47 Giới thiệu phương pháp chọn mẫu thu thập thông tin................................ 51 Văn bản hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh ............ 56 Số vùng được quy hoạch trước và sau đẩy mạnh tái cơ cấu ...................... 58 Số diện tích chuyển đổi mới năm 2015 ...................................................... 59 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh qua 3 năm.............. 60 Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015................................................................................................. 61 Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân đối với đề án tái cơ sản xuất nông nghiệp ở huyện Đông Anh ........................................................ 62 Đánh giá của người dân về sự cần thiết của việc thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp .................................................................................. 63 Đánh giá của người dân về tác động của việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp .................................................................................. 64 Tình hình đầu tư công ở một số lĩnh vực của huyện Đông Anh ................ 65 Thay đổi đầu tư công cho sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh ........... 66 Đầu tư công cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................. 67 Tỷ trọng đầu tư công trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015 ............................... 68 Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp tại huyện Đông Anh giai đoạn 2013 – 2015 .............................................................. 68 Đánh giá của người dân về giao thông nội đồng ........................................ 69 Đánh giá của người dân về hệ thống kênh mương trong sản xuất ............. 70 Đầu tư công cho khoa học công nghệ và khuyến nông khuyến ngư .......... 71 Tình hình đầu tư trong lĩnh vực trồng trọt của huyện Đông Anh .............. 72 Tình hình đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi của huyện Đông Anh .............. 74 Kết quả chuyển giao KHKT về công tác khuyến nông, thú y .................... 76 Tình hình đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi - chống lụt bão ........................... 77 Đánh giá của người dân về giải pháp khuyến nông, khuyến ngư .............. 78 Đánh giá của người dân về tính hữu ích của các giải pháp khuyến nông, khuyến ngư .......................................................................... 79 vi Bảng 4.23. Bảng 4.24. Bảng 4.25. Bảng 4.26. Bảng 4.27. Bảng 4.28. Bảng 4.29. Bảng 4.30. Bảng 4.31. Bảng 4.32. Bảng 4.33. Bảng 4.34. Bảng 4.35. Bảng 4.36. Bảng 4.37. Bảng 4.38. Bảng 4.39. Bảng 4.40. Bảng 4.41. Đánh giá của người dân về tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật .............. 82 Trình độ các chủ hộ sản xuất ...................................................................... 82 Hệ thống chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn huyện Đông Anh ..... 84 Thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp ........................................... 85 Đánh giá của người dân về liên kết trong sản xuất và tiêu......................... 86 Đánh giá của về tình hình tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp......................... 87 Thay đổi cơ cấu tổ chức kinh tế trong nông nghiệp sau khi đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ........................................................................... 90 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá so sánh 2007) .................. 91 Cơ cấu giá trị trong lĩnh vực trồng trọt (giá so sánh 2007) ........................ 92 Cơ cấu diện tích một số giống lúa điển hình .............................................. 93 Cơ cấu diện tích một số giống rau, củ, quả điển hình ................................ 94 Cơ cấu giá trị các nhóm vật nuôi tại huyện Đông ...................................... 95 Kết quả chăn nuôi huyện Đông Anh giai đoạnh 2011 - 2015 .................... 96 Tổng hợp đánh giá yếu tố hệ thống chính sách .......................................... 97 Tổng hợp đánh giá yếu tố QLNN ............................................................... 98 Tổng hợp đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố KHCN ................................. 99 Tổng hợp đánh giá sự ảnh hưởng yếu tố hiểu biết của tổ chức sản xuất ...... 100 Tổng hợp đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư ......................... 102 Tổng hợp đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố hợp tác công tư .................. 103 vii DANH MỤC HỘP Hộp 4.1. Quy hoạch vùng sản xuất phù hợp giúp nâng cao thu nhập ........................ 64 Hộp 4.3. Khoa học kỹ thuật có vai trò quan trọng...................................................... 78 Hộp 4.2. Hộp 4.4. Hộp 4.5. Hộp 4.6. Hộp 4.7. Hộp 4.8. Hộp 4.9. Giao thông nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa ................................... 70 Chủ yếu là kinh nghiêm bản thân ................................................................ 80 Kiến thức khoa học kỹ thuật khó áp dụng ................................................... 80 Lớp học không đáp ứng nhu cầu thực tế...................................................... 81 Lực lượng lao động không mặn mà với nông nghiệp .................................. 83 Trung tâm thương mại còn ít và chưa hiện đại ............................................ 84 Công tác quản lý thị trường khá tốt ............................................................. 85 Hộp 4.10. Phí vào chợ quá cao ..................................................................................... 86 Hộp 4.11. Các yếu tố quan trọng không thể tách rời để đẩy mạnh tái cơ cấu .............. 87 Hộp 4.12. Liên kết không đem lại hiệu quả.................................................................. 88 Hộp 4.13. HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động chưa hiệu quả ................................... 89 Hộp 4.14. Vồn đầu tư không đủ cho chi thường xuyên.............................................. 101 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt BCĐ Ban chỉ đạo BVTV Bảo vệ thực vật AH Ảnh hưởng BQ Bình quân CC Cơ cấu CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa DT Diện tích DTTC Dự trữ tài chính ĐVT Đơn vị tính GAP Sản xuất nông nghiệp an toàn GTNĐ Giao thông nội đồng HTCS Hệ thống chính sách HTX Hợp tác xã GDP Tổng sản phẩm quốc nội HBTC Hiểu biết tổ chức HTCT Hợp tác công tư KTNN Kinh tế nông nghiệp LMLM Lở mồm long móng KHCN/KT Khoa học công nghệ/Kĩ thuật NNNT Nông nghiệp nông thôn QLNN Quản lý Nhà nước OBV Ốc biêu vàng SL Số lượng VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm UBND Ủy ban nhân dân VĐT Vốn đầu tư ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: ĐỖ TRƯỜNG SƠN Tên luận văn: Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Trong những năm gần đây huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, huyện Đông Anh nằm trong khu vực đô thị hóa mạnh, sẽ được xây dựng trở thành một khu vực đô thị lớn và hoàn chỉnh. Đến năm 2030, khoảng một nửa đến 2/3 diện tích đất tự nhiên của huyện sẽ được chuyển sang phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu đô thị mới hiện đại của Thủ đô ở phía bắc sông Hồng. Trong bối cảnh đó huyện Đông Anh cần tập trung vào khai thác phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đặc biệt là vấn đề tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm bắt kịp với xu thế phát triển. Xuất phát từ nhữn vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu để tài “Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu bám sát 4 mục tiêu cụ thể sau: (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; (ii) Đánh giá thực trạng triển khai các giải pháp tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh; và (iv) Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất; Cơ sở hạ tầng nông nghiệp; Khoa học công nghệ, khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật;Lao động nông nghiệp, nông thôn; Xúc tiến thương mại và liên kết kinh doanh. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trọng luận văn gồm: Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên. x Kết quả chính và kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống chính sách; sự quản lý của Nhà nước; khoa học kỹ thuật; vốn đầu tư; và hợp tác công - tư là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh. Nghiên cứu đã đưa ra 04 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong thời gian tới bao gồm: (i) Hoàn thiện hệ thống chính sách; (ii) Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt sạch, chăn nuôi sạch và đào tạo nghề; (iii) Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng; (iv) Tăng quy mô và sử dụng hiệu quả đầu tư công. xi THESIS ABSTRACT Master candidate: DO TRUONG SON Thesis title: Solutions to accelerating the restructuration of the agriculture sector in Dong Anh district, Ha Noi city. Major: Economic Management Code: 60.34.04.10 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The authorities of Dong Anh district have been recently paying special attention to their local economy’s industrialization and modernization. According to the Prime Minister’s decision on the general plan for the development of Ha Noi capital by 2030, Dong Anh district locating in the area where the urbanization process takes place significantly will be developed into a major urban area. By 2030, about a half to two third of the district’s area will be transferred into developed industrial zones and modern cities in the north of the Red river. The district’s authorities need to therefore focus on the development of the industry-, trade and services sectors, and on strengthening and restructuring the agriculture sector. Based on the reasons mentioned above, we conduct a study on "Solutions to accelerating the restructuration of the agriculture sector in Dong Anh district, Ha Noi city”. The objectives of the study include: (i) to systematize theoretical and practical issues in regard to the revamp of the agriculture sector; (ii) to analyze current restructuration of agriculture in Dong Anh district; (iii) to shed light factors affecting the implementation of the agriculture’s restructuration in Dong Anh district; and (iv) to provide recommendations to accelerate the restructuration of the agriculture sector in the district. Materials and Methods Research contents include: planning production areas; Agricultural infrastructure; Science and technology, agriculture, animal health, plant protection, agricultural labor and rural areas; Promoting trade and business links. The study employs the following research methodologies, including: Methods of collecting primary and secondary data; descriptive statistics; comparative measures; and score and ranking. Main findings and conclusions The results reveal that policies, governmental administration, technology, investment, and public - private partner are key factors affecting the restructuration xii implementation of the agriculture sector in Dong Anh district. The study proposes four strategies to accelerate the restructuration process in the agriculture sector in Dong Anh district. First, to improve and complete policies on the restructuration of the district’s agriculture sector. Second, to promote research on clean agriculture, transfer and application of science and technology into agricultural production, and vocational training as well. Third, to enhance trade promotion, and management of product branding and quality. Fourth, to increase the size and the efficiencies of the public investment. xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với khoảng 70% dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua (1986 - 2015) đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng các loại nông sản đều tăng, nổi bật nhất là từ năm 1989 đến nay. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Đến năm 2007 sản lượng lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39 triệu tấn và đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lúa tăng từ 32,6 triệu tấn năm 2000 lên 44,1 triệu tấn vào năm 2013. Sản lượng thịt, trứng, thủy sản các loại tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với số lượng và giá trị ngày càng tăng, ước tính tổng giá trị xuất khẩu nông sản bình quân tăng 20%/năm và đạt mức kỷ lục 27,76 tỷ USD năm 2013 (Khuyết Danh, 2008). Tuy nhiên trong quá trình phát triển, ngành nông nghiệp còn một số vấn đề cần được quan tâm giải quyết như: Tốc độ tăng trưởng của ngành có xu hướng chậm lại, có lĩnh vực hiệu quả thấp, gặp nhiều khó khăn, xuất hiện các yếu tố kém bền vững; Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành nông nghiệp phải cạnh tranh nguồn lực cho tăng trưởng với các ngành công nghiệp và dịch vụ khác; Sự hấp dẫn của nông nghiệp đối với các thành phần kinh tế trong nước ở mức thấp, đầu tư nước ngoài giảm. Trong cơ cấu sản phẩm, có nhiều loại tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng thấp, giá trị thương mại không cao, phần lớn bán dưới dạng thô; Trong nông nghiệp, khâu sản xuất nguyên liệu chủ yếu do các nông hộ nhỏ đảm nhận, thiếu vắng sự tham gia của các doanh nghiệp; Phát triển sản xuất nông nghiệp mang nhiều tính tự phát; sự liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ thiếu chặt chẽ, đặc biệt là những yếu kém trong hoạt động thương mại nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, cạnh tranh yếu. Trước những vấn đề đang tồn đại như vậy và với mục tiêu đặt ra cho ngành nông nghiệp nước ta hiện nay là “Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả 1 năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu từ đó nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn...”, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thông qua Quyết định số 899/QĐ- TTg, ngày 10 tháng 6 năm 2013 (Chính Phủ, 2013). Hòa chung với xu hướng đó, huyện Đông Anh trong những năm qua đã và đang đổi mới cơ cấu ngành nông nghiêp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên đổi mới quan hệ sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ; chuyên môn hóa nông dân, tạo việc làm ổn định, chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp; nâng cao thu nhập, đời sống của dân cư nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới. Tuy nông nghiệp phát triển, nhưng thu nhập và đời sống của nông dân và những người làm nông nghiệp còn thấp, giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguyên nhân chính là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định và dễ bị tổn thương do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; thiếu liên kết trong sản xuất. Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành xây dựng và nghiên cứu đề tài “Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” là cần thiết, góp phần thực nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho các địa phương nói chung và huyện Đông Anh nói riêng. Đồng thời, nghiên cứu này sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh trong thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng triển khai các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng kết quả thực hiện các giải pháp tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 2 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Hiện nay trên huyện Đông Anh đã triển khai được những giải pháp nào nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn? - Các giải pháp được triển khai có phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trên địa bàn hay không, đồng thời có đáp ứng sự mong mỏi của người dân không? - Kết quả thực hiện các giải pháp đã đạt được những thành công gì, có khó khăn gì trong việc triển khai không? - Thực trạng sản xuất và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh những năm qua như thế nào? - Cần làm gì để thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh theo hướng nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng trong thời gian tới? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tái cơ cấu và các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh. Tình hình đầu tư và phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và các giải pháp hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh. 1.4.2. Đối tượng điều tra - Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - tổ chức - xã hội gắn liền với phát triển nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các chủ thể trong nông nghiệp, nông thôn huyện Đông Anh, bao gồm: + Cán bộ lãnh đạo cấp huyện, xã. + Cán bộ lãnh đạo các phòng ban chuyên môn + Các HTX nông nghiệp, các trang trại + Hộ dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp 3 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Các số liệu được sử dụng nghiên cứu trong phạm vi 3 năm gần đây, từ năm 2013 đến năm 2015. - Phạm vi nội dung: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, đánh giá các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh thông qua các kết quả tái cơ cấu về trồng trọt, chăn nuôi mà địa phương đã đạt được, từ đó làm rõ các thực trạng và đưa ra giải pháp phù hợp. 1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN * Luận văn có những đóng góp chủ yếu sau đây: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Đánh giá thực trạng triển khai các giải pháp tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh; và Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống chính sách; sự quản lý của Nhà nước; khoa học kỹ thuật; vốn đầu tư; và hợp tác công - tư là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh. 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp 2.1.1.1. Cơ cấu nền kinh tế Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững là mục tiêu phấn đấu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, yêu cầu đặt ra là cần thiết phải xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong đó cần phải xác định vai trò, tỷ trọng và mối quan hệ hợp thành giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng, lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế cần phải được thể hiện cả về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng và được xác định trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã - hội của mỗi một quốc gia qua từng thời kỳ. Có thể hiểu cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu (hay cấu trúc) của nền kinh tế trong quá trình tăng trưởng sản xuất xã hội. Các bộ phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội. Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh bất biến mà luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng. Chính vì vậy, khi đi phân tích chúng ta cần phải nghiên cứu các quy luật khách quan để thấy được sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất xã hội để từ đó xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với những mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội của từng thời kỳ lịch sử. Cơ cấu kinh tế có nhiều loại: Cơ cấu các quan hệ sản xuất trong nền kinh tế; cơ cấu tái sản xuất xã hội, cơ cấu tổ chức - quản lý nền kinh tế quốc dân, cơ cấu vùng - lãnh thổ, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo lao động, cơ cấu kinh tế theo trình độ khoa học công nghệ… Nhưng trong phạm vi nội dung của luận văn này chúng tôi chỉ đề cập đến tái cơ cấu kinh tế theo ngành (Đỗ Hoài Nam, 1996). 5 2.1.1.2. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu kinh tế theo ngành là sự phân chia nền kinh tế theo những ngành sản xuất quan trọng. Những ngành sản xuất này tương đối độc lập với nhau, dựa trên những đối tượng và sản phẩm sản xuất khác nhau. Cho tới nay, những ngành sản xuất quan trọng và lớn trong nền kinh tế bao gồm: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nhìn vào thực trạng cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay có thể nhận xét: Về cơ bản Việt Nam đang là một nước nông nghiệp. Xu hướng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nghĩa là tỷ trọng và vai trò của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhanh còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Kinh nghiệm thế giới cho thấy muốn chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước như sau: Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp (với tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm khoảng 40 - 60%, ngành công nghiệp khoảng từ 10 - 20%, dịch vụ từ 10 - 30%) sang nền kinh tế công - nông nghiệp (trong đó tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 15 25%, công nghiệp khoảng 25 - 35%, dịch vụ khoảng 40 - 50%), để từ đó chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp phát triển (với tỷ trọng ngành nông nghiệp dưới 10%, công nghiệp chiếm khoảng 35 - 40%, dịch vụ chiếm từ 50 - 60%) (Ngô Đình Giao, 1994). Nhưng theo tính chất mối quan hệ kinh tế với nước ngoài thì cơ cấu ngành còn được dựa theo cơ cấu ngành đóng, cơ cấu ngành hướng ngoại, cơ cấu mở hỗn hợp. Cơ cấu ngành đóng hay còn gọi là cơ cấu hướng nội, được tổ chức dựa trên cơ cấu tiêu dùng của dân cư. Nhược điểm của cơ cấu này là nền kinh tế không có tính cạnh tranh quốc tế, không tranh thủ được sự giúp đỡ của quốc tế. Cơ cấu hướng ngoại là hướng tổ chức ngành kinh tế trong nước theo những dấu hiệu quốc tế về giá cả, cầu thị trường quốc tế, nghĩa là cá nhân người sản xuất và người tiêu dung đều hướng ra thị trường quốc tế. Nhược điểm của cơ cấu này là nền kinh tế phụ thuộc vào sự biến động của quốc tế, hạ thấp đồng tiền trong nước (Ngô Đình Giao, 1994). Cơ cấu mở hỗn hợp: Vừa chấp nhận giao lưu thương mại quốc tế vừa không phân biệt thị trường, nghĩa là coi trọng cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Xu hướng của việt nam hiện nay là thực hiện nền kinh tế mở hỗn hợp (Ngô Đình Giao, 1994). 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất