Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục khoa cử việt nam dưới thời lý – trần...

Tài liệu Giáo dục khoa cử việt nam dưới thời lý – trần

.PDF
52
1064
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐỖ THỊ THƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ VIỆT NAM DƯỚI THỜI LÝ - TRẦN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐỖ THỊ THƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ VIỆT NAM DƯỚI THỜI LÝ - TRẦN CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: Ths. Dương Hà Hiếu SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc đến thầy giáo Th.s Dương Hà Hiếu, người trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn tới ban giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, cùng các phòng ban chức năng đã giúp em trong quá trình nghiên cứu. Qua đây em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo chủ nhiệm, các bạn sinh viên lớp K50 - ĐHSP Lịch sử, cùng toàn thể các bạn sinh viên khoa Sử - Địa cũng rất quan tâm tạo cho em những điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì nhiều lí do khác nhau nên khóa luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn. Sơn La, tháng 5 năm 2013 Người thực hiện Đỗ Thị Thương MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2 3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài ................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 3.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 3.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 3.4. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 3 4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 4 4.1. Cơ sở tư liệu ............................................................................................... 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 4 NỘI DUNG ....................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI LÝ - TRẦN5 1.1. Tình hình kinh tế Đại Việt ........................................................................ 5 1.1.1. Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp......................................... 5 1.1.2. Sự phát triển các ngành thủ công nghiệp ............................................. 6 1.1.3. Kinh tế thương nghiệp............................................................................ 6 1.2. Tình hình chính trị .................................................................................... 7 1.2.1. Tổ chức bộ máy nhà nước ...................................................................... 7 1.2.2. Tổ chức quân đội .................................................................................... 8 1.2.3. Luật pháp ................................................................................................ 9 1.3. Tình hình văn hóa - xã hội ...................................................................... 10 1.3.1. Tình hình văn hóa................................................................................. 10 1.3.2. Tình hình xã hội...................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC KHOA CỬ VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN ...... 13 2.1. Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời khoa cử Việt Nam thời Lý - Trần ......... 13 2.2. Nội dung chế độ giáo dục khoa cử thời Lý - Trần ................................. 16 2.3. Sự phát triển của chế độ khoa cử thời Lý - Trần................................... 23 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA GIÁO DỤC KHOA CỬ VIỆT NAM DƯỚI THỜI LÝ - TRẦN ...................................... 32 3.1. Những gương mặt khoa bảng tiêu biểu của Việt Nam dưới thời Lý – Trần. ......................................................................................................................... 32 3.1.1.Gương mặt khoa bảng tiêu biểu thời Lý .............................................. 32 3.1.2. Gương mặt khoa bảng tiêu biểu thời Trần. ...................................... 33 3.2. Tác động của giáo dục khoa cử. .............................................................. 34 3.2.1. Đối với tổ chức bộ máy nhà nước ....................................................... 35 3.2.2. Đối với sự phát triển kinh tế ................................................................ 37 3.3.3. Đối với sự phát triển văn hóa, tư tưởng .............................................. 38 3.3.4. Đối với sự phát triển xã hội .................................................................. 42 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….46 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống hiếu học và coi trọng nhân tài. Sự đề cao việc học, tôn vinh người thầy, coi trọng bậc hiền tài đã tạo nên truyền thống hiếu học hàng ngàn năm ở nước ta. Từ xưa đến nay không ai có thể phủ nhận được vai trò của những bậc anh tài đứng ra giúp vua trong việc quản lí đất nước. Đó là những người có tài năng, có nhân cách góp phần gây dựng cơ cấu xã hội và xây dựng đất nước. Bởi vì một lẽ nhân tài là tinh hoa của đất nước, là nguyên khí của quốc gia. Để tìm ra và tuyển chọn bộ máy lãnh đạo đất nước các triều đại phong kiến Việt Nam đa phần là thông qua chế độ khoa cử, tức là thông các kỳ thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục khoa cử Việt Nam có bước đầu khởi sắc đầy gian truân. Trong suốt 1000 năm thời Bắc thuộc chữ Hán được các quan lại Trung Hoa dạy cho người Việt ở mức độ đủ nhưng chỉ nhằm mục đích đào tạo tay sai phục vụ đắc lực cho bộ máy cai trị của chúng hay những thuộc hạ thừa hành cần mẫn cán mà thôi. Đến thời tự chủ qua các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê còn non trẻ, do phải chỉnh đốn nội bộ, đánh dẹp thù trong giặc ngoài không có nhiều thời gian giành cho việc học, chính sách để chăm lo đến việc học hành thi cử đều phó thác cho các nhà sư. Đến triều Lý - Trần do sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hoá đã dẫn đến những bước phát triển nhảy vọt, của nền giáo dục, tạo nên nền móng cho chế độ khoa cử Việt Nam. Qua các khoa thi đã tuyển chọn nhân tài giúp vua xây dựng bộ máy chính quyền, quản lý đất nước và nhân dân. Có thể nói hình thức thi, nội dung thi của các kỳ thi ngày càng hoàn thiện góp phần không nhỏ vào việc ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia dân tộc. Việc lựa chọn chế độ khoa cử không những góp phần hoàn chỉnh thể chế của một đất nước, nhất là khi đến thời Lý - Trần ý thức dân tộc, ý thức giai cấp ngày càng cao muốn sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc. Chế độ giáo dục khoa cử ra đời trở thành yêu cầu bức thiết và là tất yếu. Hơn nữa việc ra đời của chế độ khoa cử thời Lý - Trần đã làm nên thay đổi to lớn trong lịch sử dân tộc, góp phần nâng cao dân trí, đã tạo nên tầng lớp trí thức góp phần củng cố nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Thời Lý - Trần đã mở đầu cho chế độ khoa cử nước ta, từ đây giáo dục khoa cử đã hình thành và phát triển, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí đào 1 tạo nhân tài cho đất nước, mở đường cho chế độ giáo dục sau này. Vì: hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thế nước mạnh rồi lên cao. Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp…nguyên khí cường thịnh thì con người được hưởng thọ lâu dài, nhân tài đông đảo thì quốc gia được thái bình vững chãi. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập khoa cử thời kỳ này một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh và có hệ thống.Vì vậy tôi lựa chọn “Giáo dục khoa cử Việt Nam dưới thời Lý – Trần” làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chế độ khoa cử Việt Nam dưới thời Lý - Trần nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, cũng được đề cập đến trong nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu. Ở mỗi góc độ khác nhau đã có những công trình nghiên cứu khác nhau về vấn đề này trong đó có thể kể đến một số tác phẩm quan trọng cụ thể như sau: + Trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư”, tập I của tác giả Ngô Sĩ Liên Nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã đề cập một cách khái quát toàn bộ các khoa thi thời Lý – Trần. + Cuốn “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, nhà xuất bản Sử học tập 3 in năm 1961 trong phần “ khoa mục chí” đã đề cập một cách đầy đủ các khoa thi cũng như quy chế, cách thức, nội dung, hình thức, luật lệ của các kỳ thi và những người đỗ đầu các khoa thi thời Lý – Trần. + Cuốn “Thi cử, học vị học hàm dưới các triều đại phong kiến Việt Nam” của Đinh Văn Niêm nhà xuất bản Lao động trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây in năm 2011 đã đề cập một cách rõ ràng các khoa thi, và tiểu sử của những người đỗ đầu các khoa thi dưới thời Lý - Trần. + Hay cuốn “Giáo dục – khoa cử và quan chế ở Việt Nam thời phong kiến và thời Pháp thuộc” chuyên khảo của nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh in năm 2011. Trong sách có chương 3: “Lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến” đã viết đầy đủ các khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919. Trong đó có trình bày về khoa cử thời Lý – Trần. + Cuốn “Chuyện kể các nhà khoa bảng trong lịch sử Việt Nam”, nhà xuất bản Thanh niên in năm 2010 các tác giả cũng đã giới thiệu những gương mặt và tiểu sử của các nhà khoa bảng thời phong kiến. Trong đó có viết về một số gương mặt khoa bảng tiêu biểu thời Lý - Trần. + Cuốn “Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và phương pháp dạy học lịch sử” của Tiến sĩ Phạm Văn Lực (chủ biên). Trong cuốn sách có 2 chuyên đề “Thành tựu của quốc gia phong kiến tập quyền Việt Nam trong các thế kỉ XI - XV”. Chuyên đề này đã làm rõ được thành tựu của giáo dục khoa cử Việt Nam dưới thời Lý - Trần, cũng như đóng góp của khoa cử trong thời kì này. + Cuốn “Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần” của viện sử học (1981), Nhà xuất bản khoa học Hà Nội đã khái quát một số nét về giáo dục khoa cử thời Lý – Trần, cũng như tác động của giáo dục khoa cử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. + Ngoài ra, trong cuốn “Giai thoại các vị Đại khoa Việt Nam” vủa Vũ Ngọc Khánh nhà xuất bản thanh niên Hà Nội được in vào năm 2001 đã khái quát một cách đầy đủ tiểu sử của các vị đại khoa Việt Nam. Trong đó có viết về các vị đại khoa thời Lý - Trần. Tất cả các tác phẩn trên đều ít nhiều đã đề cập đến những góc độ, khía cạnh khác nhau của giáo dục thời Lý - Trần. Đồng thời đó cũng là cơ sở định hướng giúp tôi tiếp tục đi vào nghiên cứu khoá luận này, làm sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học mà những công trình trước chưa có điều kiện thưc hiện. Trên tinh thần kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu, các tác giả đi trước tôi tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành khoá luận nhằm góp phần mang lại cái nhìn tổng thể hơn về chế độ giáo dục Việt Nam dưới thời Lý - Trần. 3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chế độ khoa cử Việt Nam thời Lý - Trần. 3.2. Mục đích nghiên cứu Khái quát lại một cách hệ thống những nét cơ bản về sự ra đời, phát triển và thành tựu của khoa cử Việt Nam thời Lý - Trần. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chế độ khoa cử trên lãnh thổ Đại Việt thời Lý - Trần. Về thời gian: Từ năm 1009 đến năm 1400 là khoảng thời gian mà nhà nước Lý - Trần tiến hành thực hiện chế độ khoa cử. 3.4. Đóng góp của đề tài Nhìn nhận đánh giá được vai trò của khoa cử đối với sự phát triển đất nước nói chung và nền giáo dục nói riêng. 3 Làm phong phú thêm nguồn tư liệu về vấn đề giáo dục ở Việt Nam. Nghiên cứu đề tài này giúp cho chúng ta thấy được những bài học kinh nghiệm về những chính sách giáo dục của một thời kì lịch sử, qua đó góp phần giải quyết tốt các vấn đề về giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Phục vụ cho quá trình giảng dạy ở trường trung học phổ thông. 4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở tư liệu Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau: Các tài liệu về chính sử, thông sử. Các công trình nghiên cứu khoa học lịch sử. Các tạp chí lịch sử, sách báo về sử học. Các tư liệu điện tử. Tất cả những tư liệu trên đều là nguồn tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong đề tài của chúng tôi. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở lí luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước đề tài này được thực hiện bằng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, đồng thời tiến hành phân loại, so sánh, đối chiếu các sự kiện để nhìn nhận, đánh giá về chế độ khoa cử Việt Nam thời Lý - Trần. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát tình hình Việt Nam dưới thời Lý - Trần. Chương 2: Chế độ khoa cử Việt Nam dưới thời Lý - Trần. Chương 3: Một số thành tựu tiêu biểu của giáo dục khoa cử Việt Nam dưới thời Lý - Trần. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI LÝ - TRẦN 1.1. Tình hình kinh tế Đại Việt Ngay sau khi được thành lập triều đại Lý - Trần bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng nhà nước và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ. 1.1.1. Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Dưới thời Lý - Trần ruộng đất bao gồm hai hình thức sở hữu chính đó là ruộng đất sở hữu của nhà nước và ruộng đất sở hữu tư nhân, đây chính là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa của các triều đại phong kiến. Trong đó ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước bao gồm: Ruộng quốc khố là ruộng dùng riêng cho nhà vua và hoàng cung, đồn điền là đất khai hoang ở ven sông và ven biển, ruộng tịch điền có từ thời Tiền Lê nhưng vẫn tiếp tục duy trì. Hàng năm vào mùa xuân vua làm lễ tế thần nông cầm cày cày vài đường tượng trưng để khuyến khích nông dân sản xuất, còn ruộng sơn lăng là ruộng dùng cho việc thờ phụng tổ tiên dòng họ của nhà vua, ruộng thác đao và ấp thang mộc là loại ruộng đất vua ban thưởng cho các đại thần. Sang đến thời Trần ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước còn có thêm ruộng thái ấp. Tiếp theo là ruộng sở hữu tư nhân thời kỳ này tương đối phát triển như ruộng chùa, ruộng sở hữu nhỏ của nông dân đã phổ biến hay ruộng đất tư hữu của địa chủ và ruộng đất điền trang. Không những thế, là một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, triều đại Lý - Trần rất quan tâm đến nông nghiệp như mở rộng diện tích đất canh tác cùng với những chính sách bảo vệ sức sản xuất, kêu gọi người phiêu tán trở về quê cũ làm ăn. Đặc biệt nhà nước rất chú ý đến việc bảo vệ nhân đinh nguồn lao động chủ yếu của xã hội, cấm buôn bán hoàng nam làm nô tì. Ngoài ra nhà nước còn thi hành nhiều chính sách trọng nông, khuyến nông. Vua cày ruộng tịch điền, thăm gặt hái, ban hành chính sách ngụ binh ư nông. Hay nhà nước quy định cấm trộm trâu bò vì đây là sức kéo trong nông nghiệp để tránh ảnh hưởng đến sản xuất, nếu ai vi phạm sẽ bị trừng trị nặng. Gặp những năm mất mùa đói kém vua giảm thuế phát chẩn cứu đói cho dân nghèo. Ngoài ra, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp cả hai triều đại hết sức quan tâm đến công tác trị thủy và công việc thủy lợi như xây dựng các công trình thủy nông, thành lập các cơ quan chuyên trách như Hà đê sứ, cho đắp và đào sông, kênh. Từ đó sản xuất nông nghiệp được ổn định và phát triển nhiều năm mùa màng bội thu. 5 Như vậy, với những chính sách và biện pháp khuyến nông tích cực trên đã có tác dụng mạnh mẽ đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nền kinh tế chủ đạo của cư dân Đại Việt, góp phần ổn định đời sống nhân dân tạo cơ sở vững vàng cho công cuộc xây dựng đất nước cùng với những thắng lợi trong công cuộc chống ngoại xâm. Từ đây đòi hỏi phải tạo nên những ông vua anh minh quan tâm đến kinh tế nông nghiệp hay giải quyết các mối quan hệ về kinh tế. 1.1.2. Sự phát triển các ngành thủ công nghiệp Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp phát triển dưới thời độc lập tự chủ Lý Trần thì các ngành thủ công nghiệp càng có điều kiện phát triển và bao gồm hai bộ phận là: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian trong đó. Thủ công nghiệp nhà nước gồm các quan xưởng hay cục bách tác với những người thợ khéo tay được gọi là thợ bách tác sản xuất phục vụ riêng cho nhu cầu vua như đúc tiền, chế tạo vũ khí, làm các phẩm phục triều đình. Điều đặc biệt sản phẩm làm ra không được tự tiện trao đổi buôn bán trên thị trường. Bên cạnh thủ công nghiệp nhà nước là thủ công nghiệp dân gian bao gồm: các ngành thủ công nghiệp truyền thống như đồ gốm, rèn đúc đồng, nghề làm giấy, khắc bản in, nghề mộc, xây dựng và nghề khai khoáng...có những bước phát triển mới. Với những người thợ thủ công là những người nông dân kiêm thợ thủ công, thợ thủ công kiêm thương nhân. Họ sản xuất và buôn bán trong các phường phố ở kinh thành và các làng quê. Sản phẩm làm ra để tự túc hoặc có thể trao đổi buôn bán trên thị trường và có tác dụng nhất định đối với phát triển hàng hóa. Trong đó, nổi tiếng nhất là gốm Bát Tràng được dùng làm cống phẩm ngoại giao và buôn bán với bên ngoài. Từ đây hình thành các làng nghề truyền thống như: nghề dệt ở làng Nghi Tàm, nghề gốm ở Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) hay Thổ Hà và Phủ Lãng (Bắc Ninh), nghề rèn sắt ở Tùng Lâm và Hoa Chàng (Diễn Châu, Nghệ An) hay ở Vân Chàng (Nam Định), nghề đúc đồng ở làng Bưởi (Gia Lương, Bắc Ninh)…. Tóm lại, dưới thời Lý - Trần các nghành thủ công đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa đồng thời đặt ra một yêu cầu bức thiết đó là nâng cao trình độ cũng như tay nghề của các thợ thủ công. 1.1.3. Kinh tế thương nghiệp Cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, kinh tế thương nghiệp thời Lý - Trần cũng hết sức thịnh đạt, hoạt động thương nghiệp cũng được mở rộng. Đồng tiền có vai trò quan trọng trong hoạt động nội thương và ngoại thương là phương tiện chủ yếu để lưu thông hàng hóa. 6 Trước hết là hoạt động nội thương diễn ra sôi nổi xuất hiện nhiều chợ ở các địa phương, mỗi huyện cũng có đến vài chợ, phiên chợ này họp lệch phiên chợ kia. Không những thế còn hình thành các trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa để thu hút thương nhân và tiêu dùng. Trong đó, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất của Đại Việt lúc bấy giờ. Bên cạnh đó hoạt động ngoại thương khá phát triển và phồn vinh, xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán với nước ngoài như cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh)... hàng hóa khá nhiều thường là lâm thổ sản như tràm hương đã thu hút rất nhiều thương nhân nước ngoài vào buôn bán như Trung Quốc, Inđônêxia.Ngoài ra, các dân tộc ít người vùng biên giới cũng có buôn bán với nhau. Như vậy, thời Lý - Trần dưới tác động của những chính sách cũng như sự chỉ đạo của nhà nước cộng với tinh thần ý thức của bản thân nhân dân Đại Việt đã xây dựng được cho mình một nền kinh tế tự chủ, tương đối toàn diện đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống cũng như tạo tiềm lực cho sự phát triển lâu dài, thịnh vượng của đất nước. Đồng thời, sự phát triển của nền kinh tế ấy cũng là cơ sở, tiền đề thuận lợi cho sự phát triển những yếu tố khác của đất nước trong đó yếu tố được coi trọng hàng đầu đó chính là yếu tố con người. Yếu tố con người có tốt thì mới có cơ sở xây dựng được một đất nước vững mạnh. Muốn có con người tốt thì con người ấy phải được trải qua đào tạo, giáo dục và tuyển chọn kĩ lưỡng. Và như vậy, sự ra đời của một nền giáo dục khoa cử để đào tạo con người là hoàn toàn tất yếu. 1.2. Tình hình chính trị Bên cạnh công cuộc phát triển kinh tế triều đại Lý - Trần tích cực xây dựng bộ máy nhà nước. 1.2.1. Tổ chức bộ máy nhà nước Về mặt chính quyền trung ương: đứng đầu nhà nước trung ương tập quyền là vua theo thể chế cha truyền con nối. Giúp vua trị nước là hệ thống quan văn võ gồm nhiều cấp bậc khác nhau với số lượng đại thần không nhất định thường bao gồm Tể tướng, Á tướng, Tam thái (thái sư, thái phó, thái bảo), Tam thiếu (thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo) cùng thái úy. Đến thời Trần còn có thêm chức vụ Tư đồ. Bên cạnh đó còn có các chức vụ quan trọng khác như Tả hữu phúc tâm, Tả hữu Gián nghị đại phu, tả hữu tham tri....Đây là những chức gần gũi thân vua, thân cận vua, khuyên vua lúc cần. 7 Dưới cấp đại thần là một hế thống là một cơ quan chỉ đạo các hoạt động của nhà nước gọi hành khiển. Tuy nhiên, dưới thời Trần hành khiển được tổ chức thành ti. Giúp việc các hành khiển ti là đài, viện, ti cục (Ngự sử đài, Hàn lâm viện, Quốc tử giám, khuyến nông ti). Tuy nhiên dưới thời Lý các quan lại đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Nhưng đến thời Trần đều do vương hầu, quý tộc Trần nắm giữ. Tiếp theo là chính quyền địa phương được tổ chức và xây dựng thành một hệ thống chặt chẽ. Dưới thời Lý cả nước chia thành 24 phủ lộ. Dưới phủ lộ là huyện (châu), hương, xã. Đứng đầu phủ lộ châu có các chức tri phủ, phán phủ, tri châu, đứng đầu huyện là Huyện lệnh. Qua đó cho thấy nhà Lý đã tiến hành cuộc cải tổ hành chính quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong việc quản lý toàn diện đất nước, tạo sức mạnh quốc gia. Đồng thời thể hiện tích chất tập trung của nhà nước quân chủ chuyên chế. Khác với nhà Lý chính quyền địa phương dưới thời Trần được chia thành ba cấp: phủ, lộ - châu, huyện - hương, xã chia địa giới hành chính thành 12 lộ. Đứng đầu phủ lộ là các chức An phủ chánh danh, Phó sứ thông giám trần phủ (tri phủ). Dưới phủ lộ là châu, huyện, đứng đầu là châu tào viện chánh phó sứ, tri châu, tào ti. Đứng đầu huyện là tri lệnh (Lệnh úy) và chủ bạ. Dưới châu, huyện là hương xã (ở trung du, miền núi gọi là sách, động Hương và sách có quy mô lớn hơn xã và động). Như vậy, so với thời Lý hệ thống tổ chức chính quyền thời Trần quy củ, chặt chẽ hơn từ trung ương đến địa phương. Quan lại được phát triển cả số lượng thể loại, thành phần. Quyền lực của vua ngày càng được củng cố, chính vì vậy chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền càng rõ nét. 1.2.2. Tổ chức quân đội Để giữ gìn an ninh, trật tự cho đất nước và bảo vệ nhà nước phong kiến thời Lý – Trần rất quan tâm và chú ý xây dựng tổ chức quân đội khá quy củ. Quân đội bao gồm 2 mảng lớn là quân triều đình và quân địa phương trong đó. Quân triều đình còn gọi là Cấm quân (hay cấm binh) là quân chủ lực nòng cốt trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành và được trang bị tốt nhất, thiện chiến nhất và được sự chu cấp trực tiếp của triều đình. Dưới thời Lý lực lượng Cấm quân còn ít khoảng chục đô và vệ quân. Nhưng sang đến thời Trần đặc biệt quan tâm đến việc tuyển chọn quân triều đình gồm 8 quân đứng đầu mỗi quân là một đại tướng có thể được điều đi khắp nơi hoặc phối hợp với các lộ tác chiến. Tiếp theo là quân địa phương được gọi là lộ quân hay sướng quân (quân ở phủ, lộ) có nhiệm vụ bảo vệ địa phương trong lộ. Ngoài ra, còn có lực lượng dân 8 binh, hương binh ở đồng bằng và thổ binh ở miền núi, là lực lượng dân chúng được động viên trong thời chiến để bảo vệ. Dưới thời Trần còn có quân đội của các vương hầu, quý tộc. Tuy nhiên lực lượng quân đội chủ yếu là quân thủy và quân bộ được huấn luyện chu đáo với kỉ luật nghiêm minh. Nhà nước thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”, binh pháp kỹ thuật quân sự được chú ý đặc biệt. Như vậy, dưới thời Lý – Trần đã xây dựng được một lực lượng quân sự hùng mạnh sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước. Đây là cơ sở để quân dân Đại Việt hai lần đánh thắng quân Tống, ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. 1.2.3. Luật pháp Pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, phản ánh mức độ hoàn thiện của một thiết chế xã hội, một chính quyền nhà nước. Chính vì vậy ngay sau khi lên ngôi và ổn định tổ chức bộ máy nhà nước các vua Lý - Trần đã cho ban hành hệ thống luật pháp nhằm quản lí và điều hành đất nước tốt hơn. Dưới thời Lý bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời vào năm 1042 đó là bộ luật Hình thư đã góp phần hạn chế những tiêu cực, phiền nhiễu trong việc xử kiện trước đây của các quan lại, tăng cường ý thức pháp luật trong dân chúng và góp phần kiện toàn bộ máy trung ương tập quyền. Đồng thời sự ra đời của bộ luật đã đánh dấu một bước tiến trong lịch sử pháp quyền Việt Nam. Điều đó chứng tỏ nhà nước trung ương tập quyền được củng cố và hoàn thiện thêm một bước. Nội dung quan trọng của bộ luật là bảo vệ hoàng cung và quyền lực của đẳng cấp quý tộc, quan lại, đặc biệt là nhà vua quan tâm đến trật tự xã hội, chống việc hà lạm thuế má, giải quyết tranh chấp, bảo vệ sản xuất nông nghiệp nhưng chấp nhận sở hữu tư nhân ruộng đất. Như vậy luật pháp thời Lý đã có bước phát triển mới, đã duy trì được trật tự xã hội và phát triển đất nước trong vòng hơn 200 năm. Đến thời Trần luật pháp phát triển thêm một bước. Năm 1230 Trần Thái Tông ban hành bộ luật Quốc triều thông chế gồm 20 quyển. Đến năm 1341 biên soạn bộ Hoàng triều Đại Điển và khảo đính bộ Hình luật để ban hành. Nhưng luật pháp thời kỳ này bảo vệ đặc quyền của nhà vua, hoàng tộc và hoàng gia, bảo vệ quyền tư hữu tài sản, đặc biệt là ruộng đất, vấn đề bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp được đặc biệt chú trọng. Như vậy, chế độ chính trị dưới thời Lý – Trần chưa thực sự hoàn mỹ, song với thể chế thống nhất và ổn định ấy cũng đã giúp triều đại Lý – Trần quản lý được một đất nước có nền kinh tế và quốc phòng vững mạnh góp phần đẩy lùi 9 nạn ngoại xâm lớn đe dọa vận mệnh dân tộc, tạo tiền đề xây dựng một nền văn hóa Thăng Long mang đậm dấu ấn lịch sử. Trong điều kiện đó, Nho giáo tỏ ra thích hợp bởi Nho giáo là học thuyết chính trị về đường lối cai trị, xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo mô hình Trung Hoa, chủ trương quyền hành phải thống nhất tập trung vào tay vua (Thiên tử), bảo vệ dòng họ thống trị, các quyền lợi và địa vị tôn quý của nó, là tư tưởng trung quân - ái quốc,… phục vụ đắc lực cho yêu cầu của giai cấp thống trị đương thời, và nó đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu trong việc xây dựng thiết chế quân chủ chuyên chế mà các vua Lý - Trần đang hướng tới. Cách hiệu quả nhất để thiết chế chính trị theo tư tưởng ấy là xây dựng được một nền giáo dục khoa cử của riêng mình, đào tạo ra một đội ngũ quan lại trợ giúp đắc lực cho nhà vua trong việc hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình ấy. Và như vậy sự ra đời của giáo dục khoa cử trở thành yêu cầu bức thiết của thời đại mà các vua triều Lý và sau đó là các vua triều Trần đã nhận ra và thực hiện với kết quả ngày càng cao đáp ứng yêu cầu trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và quản lý đất nước. 1.3. Tình hình văn hóa - xã hội Song song với công cuộc giữ nước thời Lý – Trần đã ra sức xây dựng đất nước và đạt được những thành tựu rực rỡ trong nền văn hóa, xã hội. 1.3.1. Tình hình văn hóa Trước hết là tôn giáo tín ngưỡng nhà nước Lý – Trần chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo. Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo cùng tồn tại. Bên cạnh đó các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờ mẫu, pha trộn với đạo giáo đã được tự do phát triển và khuyến khích. Trong đó đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất được coi là quốc giáo và có ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội nhất là trong làng xã. Nhưng Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dựng một thiết chế quân chủ tập quyền với những nguyên lý cơ bản của phép trị nước nhưng chỉ ảnh hưởng đến tầng lớp trên và rất mờ nhạt ở các làng xã. Tiếp theo tôn giáo tín ngưỡng là văn học nghệ thuật. Văn học đã phản ánh những tư tưởng và tình cảm của con người với hai dòng văn học chính: Văn học Phật giáo và văn học yêu nước dân tộc đã thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. Với thành tựu quan trọng đó là việc phổ biến chữ Nôm vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm) vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán được coi là “Quốc ngữ”, “Quốc âm”. 10 Không những vậy, thời Lý – Trần cũng để lại nhiều công trình nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc. Trong đó, kiến trúc thời Lý mang tính hoành tráng, quy mô nhưng kiến trúc thời Trần mang tính thực dụng khỏe khoắn và tinh thần dân tộc thấm đượm trong các công trình này như: thành Thăng Long, các cung điện ở khu Tức Mặc – Thiên Trường, cùng với thành quách còn có các khu lăng mộ và phủ đệ như khu sơn lăng ở Đình Bảng (Bắc Ninh), khu lăng mộ ở Long Hưng (Thái Bình), phủ đệ Trần Quốc Khang ở Diễn Châu (Nghệ An). Bên cạnh đó là các chùa tháp như chùa Diên Hựu (Một Cột), chùa Phật Tích, chùa Thái Lạc, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, tượng Chu Công, Khổng Tử, Tứ Phối “An Nam tứ đại khí”. Trong điêu khắc thời Lý – Trần có ảnh hưởng của nhiều yếu tố Champa. Ngoài ra, nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc thời Lý – Trần phát triển phong phú chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Nam Á và Đông Á. Được biểu diễn rộng rãi trong dân gian cũng như được ưa chuộng trong sinh hoạt cung đình. Nghệ nhân sử dụng các nhạc cụ như sáo, tiêu, chũm chọe, trống cơm, các loại đàn cầm, đàn tranh, đàn tì bà, đàn thất huyền, đàn ba lỗ... và múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc. Trong các lễ hội có nhiều trò vui tạp kĩ mang tính dân gian như đấu vật, trọi gà, cờ người, bơi chải, đánh đu, leo dây, đá cầu,.... Cuối cùng là khoa học nghệ thuật thời Lý – Trần chủ yếu được biết ở một số ngành như sau: Sử học: Thời Lý - Trần nhà nước đều có Quốc sử viện chuyên ghi chép những hoạt động của nhà nước - chủ yếu là của vua quan với các công trình Đại Việt sử ký,… Các nhà sư cũng có sách riêng: Thiên uyển tập anh ngữ, Tam tổ thực lục... Địa lí: Những tư liệu về địa chí cũng đã đươc biên soạn: năm 1172 vua vua Lý Anh Tông đi tuần ở các địa giới phiên bang Nam Bắc vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về .… Y học: danh y Phạm Bân nổi tiếng về y đức trách nhiệm đối với người bệnh, Tuệ Tĩnh đề cao tác dụng của thuốc Nam là tác giả của bộ Nam dược thần hiệu…. Như vậy, khi mà chế độ phong kiến tập quyền đã bắt đầu ổn định và dần đi vào quỹ đạo của nó thì việc xây dựng một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc cũng như việc tìm hiểu phát minh khoa học kĩ thuật lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Để tạo ra một nền văn hóa như thế không phải người bình thường nào cũng thực hiện được mà yêu cầu phải có đội ngũ những người có trí thức, sự hiểu biết, tài năng. Để đào tạo ra đội ngũ đó cần có sự ra đời của một cái mới đó là hoạt động giáo dục đào tạo con người. Quá trình giáo dục ấy 11 sẽ dần đến những biến đổi căn bản trong cách tư duy, óc sáng tạo và thị hiếu của xã hội, góp phần tạo nên một nền văn hóa phong phú đa dạng. 1.3.2. Tình hình xã hội Bên cạnh tình hình, kinh tế, chính trị, văn hóa đó là tình hình xã hội. Dưới thời Lý - Trần dần dần hình thành và xác lập những giai cấp chính của xã hội bao gồm hai giai cấp chính là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Trong đó: Giai cấp thống trị bao gồm các vương hầu quý tộc, quan lại cao cấp và một bộ phận địa chủ quan chức hóa và ngày càng mở rộng ruộng đất tư hữu. Ban đầu điều này góp phần mở rộng diện tích canh tác, giải quyết ít nhiều tình trạng phiêu tán. Về sau vua quan quý tộc chiếm ruộng đất, ăn chơi sa xỉ, không quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Bên dưới giai cấp thống trị là giai cấp bị trị bao gồm đông đảo nhân dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau như địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân…. Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số trong dân cư và là lực lượng sản xuất chủ yếu, là những người gánh chịu mọi trọng trách của xã hội: làm ruộng, đóng thuế, lao dịch, đi lính, bảo vệ tổ quốc…. Thợ thủ công có số lượng không nhiều sống và làm ăn ở các phường của Thăng Long còn có một số sống rải rác ở các làng, làm nghề thủ công phục vụ làng mình là chính. Thương nhân, ngày càng nhiều chuyên buôn bán. Thân phận thấp nhất trong xã hội là tầng lớp nô tì, với nhiều tên gọi khác nhau như gia nô, gia đồng, nô tì, điền nhi, lộ ông,… Như vậy, từ thế kỉ X, được đánh giá là thế kỷ mang tính “bản lề” nhà nước đã tiến hành củng cố và xây dựng nhà nước Đại Việt độc lập, tự chủ và phát triển toàn diện. Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đang dần hoàn chỉnh, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được tổ chức ngày càng chặt chẽ, đời sống nhân dân Đại Việt được nâng cao. Thế nhưng sự phát triển nhanh của nền kinh tế đặt ra yêu cầu phải mở rộng bộ máy nhà nước và quan lại, đồng thời để duy trì nền quân chủ chuyên chế đó cần thiết phải có những nhân tài làm cho bộ máy nhà nước ngày càng vững mạnh. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan cho sự ra đời của nền giáo dục khoa cử. Đồng thời, việc xây dựng nền giáo dục khoa cử cũng khẳng định tính độc lập tự chủ của một quốc gia nhất là khi các triều đại phong kiến phương Bắc luôn nhòm ngó và tìm cách xâm lược. 12 CHƯƠNG 2 GIÁO DỤC KHOA CỬ VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN 2.1. Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời khoa cử Việt Nam thời Lý - Trần Khoa cử là phương thức tuyển chọn nhân tài ra làm quan tham gia triều chính theo từng khoa bằng con đường thi cử. Đây là cách kén người tương đối công bằng và bình đẳng, trên khắp thế giới ngày nay vẫn dùng phép thi cử để kén nhân tài. Việc thi tuyển khoa cử bắt đầu từ đời Tùy. Năm thứ hai niên hiệu Đại Nghiệp đời Tùy Dạng Đế (606) bắt đầu dùng phép thi cử thay cho "chế độ cứu phẩm trung chính" áp dụng từ đời Ngụy Tấn về sau. Đây là sự mở đầu của chế độ khoa cử. Đến thời Đường, chế độ khoa cử được thực hiện rộng rãi trong cả nước và lấy khoa tiến sĩ làm khoa mục chủ yếu để chọn kẻ sĩ chính thức hoàn thành bước quá độ từ "chế độ cứu phẩm trung chính" sang chế độ khoa cử. Chế độ khoa cử đã có tác dụng tích cực trong việc đào tạo, giáo dục nhân tài và làm phong phú hoàn thiện nền giáo dục và chính gía trị văn hóa. Trong bài viết: Ảnh hưởng của chế độ khoa cử Trung Quốc tới Việt Nam của Vương Giới Nam có viết: Dân tộc Trung Hoa phát minh ra chế độ khoa cử là một cống hiến to lớn cho văn hóa thế giới. Chế độ thi tuyển quan văn ở các nước Âu Mĩ và Nhật Bản, suy cho cùng đều phát triển bởi ảnh hưởng của chế độ khoa cử Trung Quốc. Chế độ khoa cử Trung Quốc càng ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đối với Việt Nam. Như vậy, chế độ khoa cử xuất hiện rất sớm từ Trung Quốc và nhanh chóng ảnh hưởng đến nước ta. Ngay từ thời Bắc thuộc, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp đã mở các trường dạy học chữ Hán. Tuy nhiên, việc dạy học ở trình độ thấp kém, chỉ đào tạo các quan lại hạ cấp để sai khiến, ai muốn học thì phải sang tận Trung Quốc. Việc làm này không có gì lạ đối với bọn đô hóa, có âm mưu đồng hóa một dân tộc bị chinh phục. Cho đến khi Ngô Quyền giành được độc lập, giáo dục phong kiến đã có trong xã hội Việt Nam. Mặc dù chỉ đọng lại ở tầng lớp trên của xã hội, đặc biệt là trong tầng lớp tăng lữ mà biểu hiện ở học vấn của các nhà sư tham chính trong buổi đầu xây dựng nền độc lập tự chủ như: Ngô Chân Lưu, Lý Vạn Hạnh và sáng tác của các nhà sư. Nhưng trong buổi đầu củng cố xây dựng độc lập và thống nhất, các triều đại phong kiến Ngô (939 - 980), Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009) còn non trẻ vẫn phải đánh dẹp thù trong giặc ngoài, coi việc võ bị cần thiết hơn và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời kỳ này chưa ổn định lắm. Hơn nữa, các triều đại tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi (nhà Ngô: 43 năm, nhà Đinh: 12 năm, Tiền Lê: 29 năm) nên nhà nước chưa có điều kiện chăm lo việc giáo dục và tổ chức học hành 13 thi cử một cách quy củ, không giành nhiều thời gian cho việc khuyến học. Do vậy, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê chưa có tổ chức thi cử để tuyển chọn người làm quan, triều đình đặt ra lệ tiến cử và bảo cử. Đặt trong bối cảnh tiếp xúc và giao lưu văn văn hóa Trung Hoa, văn hóa Việt Nam nổi lên một đặc điểm tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng rất thực tế. Trong gần một năm Bắc thuộc dưới ảnh hưởng của văn hóa Hán thì tinh thần chủ đạo của người Việt, là tinh thần chống đồng hóa nhưng đến khi giành độc lập tự chủ thì người Việt lại chủ động tiếp nhận văn hóa Hán để xây dựng và phát triển quốc gia mà một trong những biểu hiện của nó là tiếp nhận mô hình giáo dục khoa cử. Hán học được các quan lại Trung Hoa (Tích Quang, Nhâm Diêm, Sĩ Nhiếp,...) truyền vào Việt Nam từ buổi đầu Công Nguyên nhưng suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc chưa bao giờ Nho giáo, Nho học có được chỗ đứng vững chắc trong xã hội người Việt mà phải đến nhà Lý, với tinh thần chủ động tiếp nhận thì Nho giáo và Nho học Trung Hoa mới thực sự cắm rễ, từng bước hoàn thiện và phát triển. Ngay từ đầu Phật giáo được nhân dân ta tiếp thu và ăn sâu vào đời sống văn hóa tinh thần. Đạo Phật được truyền vào bằng “con đường hòa bình”, phù hợp với tâm tư, tình cảm của người dân làm nghề nông trồng lúa nước. Tuy nhiên, bản chất của Phật giáo không phải là đạo trị nước. Khi bộ máy nhà nước phát triển cao hơn, yêu cầu về quản lí nhà nước, hệ tư tưởng cai trị đặt ra cho tầng lớp thống trị. Phật giáo mang tính tích cực nhưng không đề cập đến vấn đề củng cố nhà nước phong kiến. Còn Nho giáo du nhập vào nước ta từ đầu công nguyên bằng con đường vó ngựa của kẻ xâm lược nên nó được coi là công cụ của giai cấp thống trị nhà Hán âm mưu đồng hóa dân tộc ta. Vì thế lúc đầu nhân dân ta không chấp nhận Nho giáo. Trong suốt thời kì Bắc thuộc và cả các triều đại đầu tiên của nhà nước Ngô, Đinh, Tiền Lê, Nho giáo vẫn chưa có vai trò gì đáng kể trong đời sống chính trị, xã hội. Nhưng, khi nền tảng và cơ cấu xã hội Đại Việt thay đổi với sự thiết lập của chế độ phong kiến trung ương tập quyền thì Nho giáo lại tỏ ra thích hợp là một yêu cầu, một hệ tư tưởng cần phải tiếp thu. Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo đức chủ trương quyền hành phải tập trung thống nhất vào tay vua, bảo vệ dòng họ thống trị và địa vị tôn quý của họ. Nho giáo còn đưa ra những chuẩn mực đạo đức, những yêu cầu đối với các mối quan hệ: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ trong học thuyết “Tam cương”, “Ngũ thường”. Chính vì vậy, muốn trị nước, muốn củng cố chế độ phong kiến thì ở một nước láng giềng có mối quan hệ về văn hóa và chủng tộc, khi mà chế độ phong kiến Trung Hoa phát 14 triển đến giai đoạn đỉnh cao, Nhà Lý không thể không tin cậy vào Nho giáo mỗi lúc thêm nhiều. Trước hết sau khi mới giành được độc lập nhà Lý phải mất nhiều thời gian để từng bước ổn định xã hội trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội,....Cùng với những hoạt động liên quan đến Phật giáo là những hoạt động "dẹp loạn" bên ngoài nhằm bảo vệ và phát huy thành quả của độc lập quốc gia trong buổi đầu tự chủ. Sau đó, dựa trên chính những thực tiễn phát triển xã hội, triều Lý đã từng bước nhận thấy cần phải sử dụng một học thuyết chính trị tư tưởng phù hợp để quản lý và phát triển xã hội. Bởi Phật giáo không cung cấp cho vương triều những điều cần thiết bài học đẻ bảo vệ ngai vàng, xây dựng đất nước, kiến tập nền chính trị hành chính trị quốc an dân và Nho giáo có thể đem lại vì đây là học thuyết giành cho người cai trị quốc gia, là học thuyết phù hợp cho việc đào tạo và lựa chọn đội ngũ tri thức cho bộ máy quản lý nhà nước. Và trên thực tế triều Lý không giáo điều cả hệ thống Nho giáo Trung Hoa vào quan điểm chính trị và giáo dục Đại Việt. Nói tóm lại, triều đại Lý - Trần tiếp nhận Nho giáo và đã được tái cấu trúc cho phù hợp với xã hội Việt Nam. Độ khúc xạ trong tiếp nhận và giao lưu văn hóa đã tạo ra những đặc điểm của Nho giáo Nho học Việt Nam. Nhìn chung, Nho giáo từ một tôn giáo, một công cụ của kẻ đi xâm lược đã dần dần được chính quyền trung ương và nhân dân chấp nhận. Hệ tư tưởng của nó tạo ra sức mạnh bảo vệ sự liên kết gia đình, dòng họ. Bảo vệ sự liên kết giữa cá nhân với xã hội. Bảo vệ sự phân chia danh phận với khả năng dung hợp sự phân chia này trên nền tảng đạo đức. Lí luận chính trị mà cơ sở của nhà nước về nguyên tắc và lễ phép hòa lẫn nhau và được thần thánh hóa là thiên mệnh, trung hiếu, tam cương, ngũ thường đã phục vụ đắc lực cho yêu cầu của giai cấp thống trị đương thời. Sự phát triển của Nho giáo còn gắn liền với nhu cầu phát triển giáo dục cấp thiết hiện thời. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là khi tiếp nhận Nho học triều đại Lý – Trần đã chủ động tiếp nhận tinh thần lấy: giáo dục để bồi dưỡng hiền tài và từng bước thay thế cho các phương thức dùng người cũ trong việc bổ sung quan lại là nhiệm cử và tiến cử của các triều đại trước đó. Mặc dù, tiến cử và nhiệm cử vẫn tiếp tục được sử dụng nhưng thông qua các kỳ thi đã bước đầu thực hiện phương pháp dùng khoa củ để chọn nhân tài. Đây là bước đặt nền móng, bệ đỡ cơ bản cho các triều đại kế tiếp trong việc dần dần thay thế từ chỗ khoa cử là phụ và tiến cử là chính chuyển sang dựa vào khoa cử hoàn toàn. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất