Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích hồn trươn...

Tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt của lưu quang vũ, sgk ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản

.PDF
144
258
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------------ TRẦN HOÀI THU HƢỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ, SGK NGỮ VĂN 12, TẬP 2, BỘ CƠ BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN – 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------------ TRẦN HOÀI THU HƢỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ, SGK NGỮ VĂN 12, TẬP 2, BỘ CƠ BẢN Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn và Tiếng việt Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN THANH HÙNG THÁI NGUYÊN – 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới GS. TS Nguyễn Thanh Hùng – người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn và khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện - giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Trần Hoài Thu Luận văn đã được chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng bảo vệ luận văn Ngày 31/10/2010 tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Trƣởng khoa Ngữ văn Nguyễn Hằng Phương CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT HS : Học sinh GV : Giáo viên SGK : Sách giáo khoa TPVC : Tác phẩm văn chương VHVN : Văn học Việt Nam PPDH : Phương pháp dạy học THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở GS : Giáo sư TS : Tiến sĩ NXB : Nhà xuất bản NXB GD : Nhà xuất bản giáo dục ĐHSP : Đại học Sư phạm MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9 5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................10 6. Những đóng góp của luận văn .................................................................10 7. Bố cục luận văn .......................................................................................11 NỘI DUNG ....................................................................................................12 Chương 1. DẠY HỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ TRONG TRƢỜNG THPT ........12 1.1. Lưu Quang Vũ - nhà viết kịch tài hoa ...................................................12 1.2. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - vở kịch với những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người ................................................................................................14 1.3. Thực trạng dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” những năm gần đây ................................................................................................16 1.3.1. Những khó khăn và thuận lợi khi dạy học đoạn trích .....................16 1.3.2. Đối tượng khảo sát, kết quả và phân tích kết quả khảo sát .............18 1.3.3. Tài liệu khảo sát.............................................................................24 1.3.4. Nguyên nhân của thực trạng dạy học đoạn trích .............................36 1.3.5. Hướng khắc phục tình trạng bất cập hiện nay trong dạy học đoạn trích .........................................................................................................38 Chương 2. “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” – SỰ KHAO KHÁT CUỘC SỐNG ĐÍCH THỰC CỦA CON NGƢỜI .......................................41 2.1. Khái niệm kịch........................................................................................41 2.2. Nét đặc sắc trong kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” .......41 2.2.1. Mâu thuẫn phức tạp và xung đột quyết liệt ...................................41 2.2.2. Ngôn ngữ đối thoại đầy dục vọng và có tính dự báo ......................46 2.2.3. Nhân vật hành động - nét đặc thù của kịch .....................................51 2.2.4. Cốt truyện đậm chất dân gian và tinh thần hiện đại ........................53 2.3. Giá trị nhân văn – Nét điển hình của đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” .....................................................................................................54 2.3.1. Hoạt động đọc .................................................................................54 2.3.2. Giá trị hiện thực của đoạn trích ......................................................56 2.3.3. Giá trị nhân văn của đoạn trích ......................................................59 2.4. Những bài học làm người xuất phát từ giá trị nhân văn của đoạn trích..80 Chương 3. THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM ..........................................................84 3.1. Thiết kế giáo án thể nghiệm ..................................................................84 3.1.1. Mục đích thiết kế ...........................................................................84 3.1.2. Nội dung thiết kế ...........................................................................84 3.1.3. Ý nghĩa giáo án thể nghiệm ...........................................................84 3.1.4. Hình thức đánh giá thiết kế thể nghiệm ..........................................84 3.1.5. Thiết kế thể nghiệm .......................................................................84 3.1.6. Giải thích thiết kế thể nghiệm ......................................................114 3.1.7. Hướng dẫn thực hiện thiết kế thể nghiệm.....................................118 3.1.8. Tự đánh giá thiết kế thể nghiệm ...................................................118 3.2. Thể nghiệm Sư phạm ..........................................................................118 3.2.1. Mục đích, ý nghĩa của thể nghiệm sư phạm .................................118 3.2.2. Đối tượng và địa bàn thể nghiệm .................................................119 3.2.3. Phương pháp tiến hành thể nghiệm ..............................................119 3.2.4. Nội dung thể nghiệm....................................................................120 3.2.5. Đánh giá kết quả thể nghiệm ........................................................121 3.2.6. Kết luận chung về quá trình thể nghiệm .......................................122 KẾT LUẬN .................................................................................................124 THƢ MỤC THAM KHẢO .........................................................................127 PHỤ LỤC Trần Hoài Thu 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cái chết đột ngột đã mang Lưu Quang Vũ rời xa chúng ta, cướp đi một tài năng thực sự đang độ sáng tạo sung sức. Khi ông mất, trên sàn tập của nhiều đoàn vẫn còn một loạt vở mới của ông. Những vở đang viết dang dở, chúng theo ông ra đi; những vở đã hoàn thành sẽ ở lại, sống cùng sân khấu và sống mãi trong lòng độc giả, sống mãi với thời gian ... Trước khi đến với kịch, Lưu Quang Vũ đã khẳng định tài năng trong thơ và truyện ngắn. Nhưng phải đến thể loại kịch, “tư tưởng và tài năng của Lưu Quang Vũ mới được phát triển rực rỡ, sung mãn, để đưa ông trở thành tác giả lớn, nhà viết kịch xuất sắc bậc nhất nước ta trong thế kỉ XX” (“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”: Văn học tuổi trẻ, số tháng 5 – 6/ 2010, trang 5 – 11, PGS. TS Nguyễn Văn Long). Khi cho Lưu Quang Vũ chọn một vở kịch tâm đắc nhất, ông đã chọn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở “Hồn Trương ba, da hàng thịt” được viết năm 1981 nhưng đến năm 1984, trong không khí đổi mới dân chủ, vở kịch mới được ra mắt công chúng. Những năm cuối thập niên 80, khi đi xem tận mắt thì thấy vở kịch chẳng có gì đáng ngại nhưng khi nhìn trên mặt báo, nghe trong dư luận thì vẫn thấy còn không ít e ngại. Mọi người vẫn kháo nhau: “đi xem nhanh lên kẻo cấm mất” (Http://www.google.com.vn) ... Cùng với thời gian, giá trị của vở kịch đã được khẳng định. Trong đó giá trị nhân văn và tính triết lí là những điều không thể phủ nhận. Cho đến nay vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã được giàn dựng, công diễn trong và ngoài nước. Vở kịch trở thành niềm tự hào cho nền kịch nói nước ta. Chỉ là cốt truyện dân gian quen thuộc và chẳng mấy ai tranh luận về ý nghĩa của nó nhưng khi Lưu Quang Vũ đưa lên sân khấu, vở kịch không dừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 2 lại ở những giá trị ban đầu mà đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” không chỉ nói đến vấn đề hòa hợp về ý thức, đạo lí giữa phần hồn và phần xác mà còn đề cao cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách con người. Giá trị phản ánh hiện thực và phê phán xã hội của vở kịch là điều ai cũng nhận ra nhưng nó không nằm trong một đối tượng cụ thể hay tập trung vào một nhân vật nào đó mà nằm ở ngôn ngữ đối thoại mang tính triết lí về cuộc sống, có tính phê phán và cảnh tỉnh. Do vậy giá trị hiện thực và nhân đạo - nhân văn trong kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” không tách rời nhau, trong đó giá trị nhân văn giữ vai trò xuyên suốt - đó là những triết lí nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm người, giúp cho con người trở thành một cá thể toàn vẹn... Giá trị nhân văn của kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là điều cần thiết cho cuộc sống con người trong xã hội, đặc biệt là trong thời đại hiện nay, khi cuộc sống đang cuốn vào dòng chảy của lối sống hiện đại, việc gìn giữ những nét đẹp và giá trị nhân văn của con người trong cuộc sống ngày một khó khăn hơn. Thực tế dạy - học văn trong trường THPT hiện nay đang đứng trước “sự khủng hoảng” (Phan Trọng Luận), hiệu quả giờ học TPVC giảm sút, học sinh thờ ơ, không có sự rung cảm, đồng cảm với nỗi niềm nhân vật. Học sinh học đối phó, đạo văn, cóp văn của người khác là hiện tượng phổ biến, khiến nhân cách, tâm hồn, năng lực cảm thụ và kĩ năng viết văn của các em còn nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề cần xem xét lại. Như chúng ta đã biết, kịch là một loại hình tổng hợp. Đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật và sân khấu. Song, ở trường THPT, chúng ta chỉ học kịch bản văn học bởi thế dạy - học kịch còn rất nhiều băn khoăn với giáo viên và học sinh. Dù giáo viên đã được trang bị đầy đủ lý thuyết về loại thể kịch nhưng không mấy ai áp dụng vào bài dạy của mình. Họ vẫn dạy kịch bản văn học như dạy tác phẩm tự sự khiến học sinh không hiểu, không phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các loại thể tác phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 3 Bên cạnh việc dạy học tác phẩm tự sự và trữ tình, dạy học kịch vẫn là vấn đề khá mới mẻ. Thực tế cho thấy, giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi lĩnh hội loại tác phẩm này. Học sinh lĩnh hội tác phẩm qua sự tiếp nhận từ thầy cô với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt. Hầu hết học sinh chỉ quen với truyện ngắn, thơ, kí còn kịch lại tương đối xa lạ cho dù đã được tiếp xúc với kịch từ THCS. Các em chỉ quen với những vở kịch sống động trên ti vi hay trên sân khấu. Với các thể loại văn học khác, học sinh thường đón nhận hào hứng và tiếp nhận nhanh. Còn những vở kịch ở hình thức kịch bản văn học thường không được yêu thích và nói theo kiểu của học sinh thì đó là những “món khó nuốt”... Thực tế dạy học cho thấy, rất ít kì kiểm tra, kì thi lớn hay nhỏ có sử dụng câu hỏi liên quan đến những đoạn trích kịch. Đây cũng là một lý do khiến học sinh “học xong rồi quên ngay” khi các em vẫn chưa thực sự thấu hiểu hết nội dung và ý nghĩa nhân văn của vở kịch. Tình trạng này đã kéo dài trong suốt những năm qua, đến nay cần thay đổi; cần tìm một hướng đi mới cho phù hợp, nhằm giúp học sinh nắm được giá trị nội dung, giá trị nhân văn sâu sắc của những văn bản kịch ngay trên lớp học; tạo và duy trì hứng thú cho các em với kịch bản văn học; tạo dư ba về đoạn trích cho học sinh khi giờ học trên lớp kết thúc nhằm làm tăng tính thẩm mĩ và hiệu quả giáo dục của kịch bản văn học lên mức cao nhất có thể. Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ. Một số khoá luận, luận văn tốt nghiệp về kịch Lưu Quang Vũ theo nhiều hướng. Song vấn đề hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” lại chưa có. Việc nghiên cứu giá trị nhân văn – giá trị quan trọng nhất của vở kịch (trong từng nhân vật đều có giá trị nhân văn nhất là nhân vật (hồn) Trương Ba) là một vấn đề cần được quan tâm và đầu tư thích đáng. Với thực tế dạy học hiện nay, việc dạy học đoạn trích theo hướng tập trung phân tích, khai thác giá trị nhân văn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế khiến hiệu quả giờ dạy học chưa cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 4 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã mạnh dạn triển khai đề tài: Hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản, trong luận văn tốt nghiệp này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Những thuận lợi – khó khăn trong giảng dạy tác phẩm kịch ở trƣờng THPT Vấn đề giảng dạy TPVC nói chung và giảng dạy kịch nói riêng ở nước ta đã được đề cập, nghiên cứu từ lâu. Năm 1996, Huỳnh Lý có bài: “Kịch và giảng dạy kịch” trong cuốn “Vấn đề giảng dạy TPVH theo loại thể”, trong đó tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề khi giảng dạy kịch: “chúng ta không giảng dạy kịch với tư cách một loại hình nghệ thuật mà chỉ giảng dạy kịch bản về phương diện văn học" (tr 239). Ngoài ra tác giả còn đề cập đến khái niệm kịch, vị trí kịch trong các loại hình nghệ thuật, những đặc tính của kịch mà người giảng dạy cần chú ý… Không dừng lại ở đó, ông đã chỉ ra sự khác biệt giữa bi kịch và hài kịch; làm rõ quá trình phát triển của kịch nói ở Việt Nam; giới thiệu những vở kịch trong chương trình Ngữ văn THPT. Cuối bài viết, tác giả đã khẳng định với chúng ta rằng “chỉ dạy kịch về phương diện văn học nhưng lại phải có nhiều kiến thức về diễn xuất” (tr 284). GS Phùng Văn Tửu viết cuốn: “Cảm nhận và giảng dạy Văn học Việt Nam”, NXB GD, 2003. Cuốn sách đề cập đến vấn đề nghiên cứu và giảng dạy kịch theo đặc trưng loại thể. Đây được coi là đóng góp mới cho việc dạy kịch. Tác giả đã viết: “Khi giảng kịch chúng ta chú ý đến những đặc trưng của loại hình nghệ thuật này để học sinh khỏi rơi vào tình trạng thấy học kịch chẳng khác gì học truyện ngắn hoặc tiểu thuyết…”. Theo ông, bài giảng chủ yếu dựa vào văn bản kịch nhưng đồng thời cũng phải giúp học sinh hình dung được phần nào câu chuyện dưới ánh đèn sân khấu. Vậy là tác giả đã chú ý đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 5 đặc trưng loại thể kịch khi giảng dạy... Ông khẳng định: “Phân tích một đặc trưng phải gắn liền với kết cấu, với bối cảnh, không gian, thời gian, lời thoại nhân vật, hành động, xung đột” bởi tất cả những điều đó đều mang tính định hướng ban đầu giúp ta tiếp cận tác phẩm. Tuy nhiên, bài viết của các nhà nghiên cứu mới chỉ nhắc đến vấn đề tiếp nhận kịch bản văn học, còn việc đưa ra những hướng tiếp nhận cụ thể, hiệu quả thì chưa có trong bài viết. Các tác giả vẫn chưa hình thành được hệ thống phương pháp, chưa đưa ra được những phương pháp và biện pháp tích cực. Trong cuốn “Năm tập bài giảng nghiên cứu văn học” của Hoàng Ngọc Hiến, NXB GD, 1996, có bài viết: “Về một đặc trưng thể loại của bi kịch” (trên cơ sở phân tích vở “Vua Ơđíp” của Xôphơdơ). Tác giả đã chỉ ra rất rõ một đặc trưng thể hiện của bi kịch Hy Lạp cổ đại được minh hoạ qua vở “Ơđíp làm vua”. Ngoài ra, bài viết không đề cập tới các vở bi kịch sau này, cũng không đưa ra gợi ý cho việc giảng dạy những kịch bản văn học này một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong thực tế giảng dạy chúng ta đều nhận thấy: mỗi tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật đầy sáng tạo của nhà văn. Mỗi tác phẩm thuộc một loại thể nhất định (tuy nhiên một số tác phẩm vẫn có sự đan xem giữa các loại thể song về cơ bản chúng vẫn thuộc một loại thể nào đó)… Bởi vậy mỗi TPVC đều có “con đường tiếp nhận riêng”. TS Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học TPVC theo loại thể”, NXB ĐHSPHN, 2005, đã đưa ra những phương pháp, biện pháp cụ thể cho dạy học tác phẩm trữ tình, tự sự. Còn loại thể kịch, tác giả mới chỉ dừng lại ở góc độ gợi mở, chưa chỉ ra cụ thể và rõ ràng, chưa đưa thành một chương trong cuốn sách. Năm 2009, Trần Thị Thanh Vân, ĐHSP Hà Nội bảo vệ luận văn thạc sĩ với đề tài: Sự vận động hội thoại trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Luận văn đã làm rõ những vấn đề liên quan tới ngôn ngữ, đối thoại trong kịch Lưu Quang Vũ và trong toàn bộ tác phẩm “Hồn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 6 Trương Ba, da hàng thịt”. Đây là tư liệu tham khảo có tầm khái quát rộng và rất hữu ích khi tìm hiểu ngôn ngữ kịch trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lƣu Quang Vũ). Cũng trong năm 2009, Trƣơng Kim Thuyên, ĐHSP Thái Nguyên đã bảo vệ luận văn thạc sĩ với đề tài “Dạy học kịch bản văn học ở THPT theo đặc trưng thể loại” trong đó có đề cập tới vấn đề dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo thể loại với phần giáo án thể nghiệm được soạn khá chi tiết, tỉ mỉ và công phu. Song tất cả chỉ tập trung vào vấn đề giảng dạy đoạn trích theo đặc trưng thể loại và theo đúng tinh thần của đề tài mà không đề cập đến việc hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn cho dù đây là một phần rất cần thiết và quan trọng của bài học. Với luận văn này chúng ta đã bước đầu được tiếp cận gần hơn với tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ góc độ thể loại. Trong năm 2010, PSG. TS Nguyễn Văn Long có bài “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” in trên Văn học tuổi trẻ, số tháng 5 – 6. Bài viết đã phân tích đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo hướng tập trung phân tích các cuộc đối thoại chính trong đoạn trích. Tác giả chỉ đề cập nhiều tới phần ngôn ngữ của tác phẩm và đoạn trích, ngoài ra các vấn đề khác chỉ được “điểm mặt nhắc tên” cho đủ mà không đi sâu khai thác, phân tích. Trên tinh thần đó, giá trị nhân văn cũng được đề cập, song đó chỉ là những vấn đề khái quát và chung nhất về giá trị nhân văn của kịch bản văn học này. Việc phân tích các giá trị nhân văn đó như nào thì tác giả lại không nhắc đến. Nhìn chung toàn bộ tác phẩm và đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ đã được nhắc đến và nghiên cứu trên rất nhiều khía cạnh khác nhau. Song, đi sâu vào vấn đề hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích thì chưa. Cho đến nay vẫn chưa có tác giả hay nhà khoa học nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 7 Có thể nói, đây là một đề tài khoa học mới, có nhiều vấn đề khai thác để góp phần làm đa dạng PPDH đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. 2.2. Vị trí tác giả Lƣu Quang Vũ và kịch bản văn học “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” Các tác giả viết về kịch Lưu Quang Vũ khá nhiều song viết riêng về vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” lại tương đối ít. Ta có thể điểm tới: Nhân đọc và xem “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Phan Trọng Thƣởng, Tạp chí Văn học, trang 47, số 1, 1989. Bài viết không đi sâu vào phân tích tác phẩm từ góc độ văn học. Bài viết chỉ đơn thuần đề cập tới suy nghĩ của tác giả khi tiếp xúc với kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và vở kịch được đạo diễn Trần Đình Nghị giàn dựng, đưa lên sân khấu dựa trên kịch bản tác phẩm cùng tên của tác giả Lưu Quang Vũ. Mười một năm sau, năm 2009, trên Tạp chí Giáo dục, số 208, trang 40 - 42, Nguyễn Thanh Tú viết bài: Một hướng tiếp cận văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Với bài viết này, tác giả đã góp một phần quan trọng cho quá trình nghiên cứu tác phẩm khi chỉ ra hướng tiếp cận hiệu quả. Tuy vậy tất cả vẫn chưa thực sự đi sâu vào khai thác và nghiên cứu kịch bản văn học này theo hướng phân tích giá trị nhân văn. Trước đến nay, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” luôn là một kịch bản văn học có sức hút mạnh mẽ đối với độc giả trong và ngoài nước. Kịch bản văn học này đã khẳng định vai trò tiên phong của kịch Lưu Quang Vũ trong sự nghiệp đổi mới văn học sau 1975. Song, tiếp nhận và thấu hiểu giá trị nhân văn của văn bản kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” không phải vấn đề dễ dàng. “Hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ), SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản” là vấn đề cần được quan tâm, đầu tư nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm, đầu tư thích đáng. Đây cũng là một đề tài khoa học mới có tính thực tế và ứng dụng cao trong dạy học kịch bởi thế chúng tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài khoa học này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 8 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Triển khai luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản” chúng tôi hướng đến việc xác định một số phương pháp, định pháp dạy học nhằm hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong kịch bản văn học ở THPT nói chung và trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nói riêng. Từ đó chúng tôi đề xuất một số hướng dạy học kịch với mong muốn đó sẽ là những định hướng cơ bản cho thày và trò khi dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao cho giờ dạy học kịch. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện sau:  Chỉ ra giá trị nhân văn, đặc điểm của giá trị nhân văn trong kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và trong đoạn trích giảng cùng tên của Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản.  Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu nghiên cứu khoa học về PPDH TPVC, chúng tôi đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - đó sẽ là định hướng dạy học kịch nói chung và đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nói riêng, một cách hiệu quả.  Khảo nghiệm thực trạng dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” trong thực tế dạy học hiện nay ở trường THPT (trên một số địa bàn khác nhau của tỉnh Thái Nguyên).  Thiết kế giáo án thể nghiệm dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ) theo hướng tập trung vào việc hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn của đoạn trích giảng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 9  Tiến hành dạy thể nghiệm để đánh giá tính khả thi của giáo án thể nghiệm và đề tài luận văn. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Khi thực hiện luận văn chúng tôi tập trung nghiên cứu kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ), đặc biệt là đoạn trích cùng tên trong SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản. Những nét đặc trưng của thể loại kịch đã được tìm hiểu thông qua kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Trên cơ sở đó chúng tôi đặc biệt chú ý làm rõ những giá trị nhân văn sâu sắc của đoạn trích giảng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo đúng tinh thần của đề tài luận văn. Bên cạnh đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về tác giả Lưu Quang Vũ và thực trạng dạy học kịch nói chung, dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nói riêng để có một cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về tác giả - tác phẩm và tình hình dạy học đoạn trích, lấy đó làm cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để triển khai luận văn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát một số phương pháp, biện pháp dạy học nhằm hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ) đã được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản hiện nay. Bên cạnh đó chúng tôi cũng khảo sát thực trạng dạy học bộ môn Ngữ văn ở THPT đối với riêng thể loại kịch. Tiến hành dạy thể nghiệm với đoạn trích kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ). Các vấn đề khác được đề cập trong luận văn chỉ với mục đích làm sáng tỏ những vấn đề đã nêu ở trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 10 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành luận văn, trong quá trình thực hiện chúng tôi đã sử dụng các phương pháp, biện pháp khoa học sau:  Thu thập tài liệu và xử lí thông tin có liên quan đến đề tài.  Phương pháp khái quát hoá lí luận.  Phương pháp tổng hợp.  Phương pháp thể nghiệm sư phạm (thiết kế giáo án thể nghiệm).  Phương pháp điều tra (phiếu điều tra; đề kiểm tra). Với phương pháp điều tra chúng tôi tiến hành ở một số tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Yên Bái. Và phương pháp thể nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tại hai trường THPT là: THPT Yên Ninh (huyện Phú Lương) và THPT Lê Hồng Phong (huyện Phổ Yên) với học sinh lớp 12, ban cơ bản. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Từ việc hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, chúng tôi đề xuất những hướng tiếp cận phù hợp với vở kịch để tìm hiểu giá trị nhân văn của đoạn trích; thể nghiệm những biện pháp, cách thức hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn qua đoạn trích để tiếp nhận, thấu hiểu sâu sắc tư tưởng, nghệ thuật của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và đoạn trích cùng tên trong SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản, sao cho giờ dạy học đoạn trích đạt hiệu quả cao nhất. Hoàn thành luận văn, chúng tôi mong muốn đưa tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ) đến gần hơn với bạn đọc để các thế hệ học sinh nói riêng và mọi tầng lớp bạn đọc nói chung sẽ thấu hiểu thực sự những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 11 giá trị nhân văn sâu sắc và tốt đẹp, có giá trị phổ quát toàn nhân loại của tác phẩm (đoạn trích). 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN Mở đầu Nội dung Chương 1. Dạy học kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” trong trường trung học phổ thông. Chương 2. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – sự khao khát cuộc sống đích thực của con người. Chương 3. Thể nghiệm sư phạm Kết luận Thư mục tham khảo Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 12 NỘI DUNG Chương 1. DẠY HỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƢU QUANG VŨ TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. LƢU QUANG VŨ - NHÀ VIẾT KỊCH TÀI HOA Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) nổi tiếng trên văn đàn từ khá sớm. Nói đến Lưu Quang Vũ là nói về một cây bút tài hoa, đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại. Ở thể loại nào ông cũng gặt hái được những thành công nhất định. Con đường sự nghiệp của ông bắt đầu từ thơ và kết thúc rực rỡ ánh hòa quang ở kịch. Thời điểm Lưu Quang Vũ đến với kịch có ý nghĩa quan trọng đối với sự nảy nở và phát triển tài năng viết kịch ở nơi ông. Đó là thời kì của những xung đột gay gắt trong xã hội và trong đời sống, tư tưởng mỗi con người “đây là sự gặp gỡ may mắn giữa tài năng nghệ sĩ và thời đại” (Hồn Trương Ba, da hàng thịt: Văn học tuổi trẻ, số tháng 5 – 6/ 2010, trang 5 – 11, PGS. TS Nguyễn Văn Long). Trong thời gian gần 10 năm, Lưu Quang Vũ sáng tác hơn 50 vở kịch một khối lượng đồ sộ khiến nhiều người trong và ngoài nghề phải kinh ngạc, thán phục. Ông được đánh giá là “nhà viết kịch xuất sắc của thời kì hiện đại” (Vài nét về kịch của Lưu Quang Vũ - Lƣu Khánh Thơ). Kịch Lưu Quang Vũ khai thác nhiều đề tài, khám phá muôn mặt của đời sống con người và xã hội. Căn cứ vào cốt truyện của kịch bản, có thể phân chia, sắp xếp kịch Lưu Quang Vũ ra nhiều loại: Loại dựa vào tích cũ của Văn học dân gian rồi viết lại (Nàng Sita; Đam Sam; Hồn Trương Ba, da hàng thịt; …); Loại dựa vào cốt truyện văn học để chuyển thành kịch (Hẹn ngày trở lại; Đôi dòng sữa mẹ; Muối mặn đời em; …); Loại sáng tác về đề tài hiện đại (Cô gái đội mũ nồi xám; Tôi và chúng ta; Lời thề thứ 9; …) – đây là phần chủ yếu, là điểm mạnh và chiếm số lượng lớn trong “gia tài kịch” đồ sộ của Lưu Quang Vũ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 13 Hướng ngòi bút vào cuộc sống, kịch Lưu Quang Vũ đã góp một tiếng nói thiết thực trong công cuộc đổi mới đất nước. Ông đã chứng tỏ sự nhạy cảm đặc biệt; một khả năng phát hiện, nắm bắt cái “lõi” của hiện thực để phản ánh rất tài tình. Ngòi bút Lưu Quang Vũ “xông” vào mọi ngõ ngách của cuộc sống và tâm hồn con người. Ông không hạn chế mình trong bất kì loại đề tài nào. Ở đâu ông cũng phát hiện ra vấn đề để bàn luận và trao đổi... Tất cả xuất hiện trong kịch Lưu Quang Vũ với ý nghĩa xã hội rõ nét và đậm chất nhân văn sâu sắc. Kịch Lưu Quang Vũ là tiếng nói phản ánh cuộc sống đang diễn ra với hiện thực tươi mới, gần gũi. Ông có khả năng biến chi tiết đời thường thành những điển hình nghệ thuật để tăng sự hấp dẫn cho tác phẩm. Phần lớn kịch bản văn học của ông thường đi thẳng vào những vấn đề nóng bỏng nhất, tươi mới nhất trong xã hội. Các nhân vật kịch như thể từ cuộc đời bước lên sàn diễn. Sân khấu trở thành diễn đàn để giao lưu, luận bàn giữa tác giả với khán giả… Những vở kịch của ông thường bắt đúng mạch nguồn cuộc sống, đáp ứng được điều mọi người trăn trở hay những tâm sự đau đớn, thầm kín của khán giả. Vì thế, ông đã gặt hái được rất nhiều thành công giữa lúc sân khấu đang hiếm kịch bản hay. Kịch Lưu Quang Vũ là tiếng nói trẻ trung, dũng cảm trong phong trào đổi mới ở nước ta. Đó là kết quả của sự nhiệt tình, sức lực, sự hiểu biết về cuộc sống của người nghệ sĩ. Đồng thời cũng là kết quả của tình yêu, lòng say mê và khát vọng nghệ thuật. Trên đôi vai “lực lưỡng” của mình, Lưu Quang Vũ đã gánh đỡ một nhu cầu to lớn về kịch bản cho hàng chục đoàn kịch trong cả nước. Có thể khẳng định, Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch sáng giá nhất trong những năm 80 của Thế kỉ XX đầy biến động. Chính sự sáng suốt của lí trí và men say của chất thơ đã tạo nên nét đặc sắc trong kịch Lưu Quang Vũ, góp phần làm nổi bật chân dung một người nghệ sĩ tài năng và tâm huyết với nghề. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt Trần Hoài Thu 14 Tuy nhiên, không thể nói mọi tìm tòi sáng tạo của Lưu Quang Vũ đều đạt tới độ hoàn bích. Kịch của ông vẫn còn những hạn chế nhất định. “Ở một số vở, tính luận đề, thuyết giáo còn biểu hiện khá lộ liễu, ít nhiều mang tính sách vở, kinh viện” (Vài nét về kịch của Lưu Quang Vũ - Lƣu Khánh Thơ). Ông viết nhiều, viết nhanh, khai thác nhiều đề tài khác nhau, đi vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống nhưng tác phẩm của ông vẫn bộc lộ sự hạn chế về vốn sống. Nhất là khi viết về một lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, những thành quả Lưu Quang Vũ để lại đã cho thấy sự tìm tòi, khám phá và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc của một người nghệ sĩ đầy tâm huyết với đời, với nghề. Trong những năm tháng lao động nghệ thuật ngắn ngủi của đời mình, sức viết của Lưu Quang Vũ luôn hừng hực như bó đuốc rực cháy. Những gì ông đã làm được và để lại cho đời đủ khiến ông “sừng sững như một trái núi, một lực sĩ không đối thủ” (Lƣu Khánh Thơ). Và tại thời điểm bấy giờ, Christian - một nhà báo Pháp ở Việt Nam đã “phấn chấn đưa tin về cho tờ báo của mình tại Pháp: Molyere ở Việt Nam tên là Lưu Quang Vũ” (Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Văn học tuổi trẻ, số tháng 05 – 06/ 2010, tr 212 213, PGS. TS Nguyễn Văn Long). Tháng 9/ 2000, Lưu Quang Vũ được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Phần đóng góp của ông đã được nhà nước và nhân dân ghi nhận. Lưu Quang Vũ là tác giả trẻ tuổi nhất được nhận giải thưởng cao quý này một cách rất xứng đáng. 1.2. “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT” - VỞ KỊCH VỚI NHỮNG TRĂN TRỞ VỀ LẼ SỐNG, LẼ LÀM NGƢỜI Trong hầu hết các vở kịch của mình, Lưu Quang Vũ đều thể hiện tư tưởng, triết lí phương Đông sâu sắc. Đó là nỗi trăn trở về sự sống và cái chết. Có thể coi đây là tư tưởng xuyên suốt, chi phối những tư tưởng khác trong các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LL và PP DH Văn - Tiếng việt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất