Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng...

Tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng

.PDF
154
18837
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THUỶ ANH KHẢO SÁT ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THUỶ ANH KHẢO SÁT ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Quang Năng Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Quang Năng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên và các thầy cô giáo đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, và những người cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành được luận văn này. Cao Bằng, tháng 4 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuỷ Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuỷ Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn.......................................................................................................i Lời cam đoan...................................................................................................ii Mục lục...........................................................................................................iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt...........................................................vii Danh mục các bảng........................................................................................viii MỞ ĐẦU.................................................................................................. ...... 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................. ...... 1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................. ................ 3 3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... ........ 6 4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. ... 7 5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... . 7 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................ .... 7 7. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu........................................................... . 8 8. Cấu trúc của luận văn................................................................................ . 9 Chƣơng 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH........................................................................... ...... 10 1.1. Khái niệm địa danh.............................................................................. .... 10 1.1.1. Định nghĩa địa danh........................................................................ ..... 10 1.1.2. Địa danh hành chính ................................................................. .......... 13 1.2. Phân loại địa danh............................................................................ ....... 14 1.3. Đặc điểm của địa danh...................................................................... ....... 16 1.3.1. Địa danh là một hệ thống tên gọi đa dạng.................................... ....... 16 1.3.2. Địa danh thường diễn ra hiện tượng chuyển hóa............................. .... 16 1.3.3. Địa danh có phương thức cấu tạo phong phú................................ ...... 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.4. Vấn đề định danh trong địa danh.......................................................... ... 17 1.5. Các phương diện nghiên cứu địa danh............................................ ........ 17 1.6. Một số đặc điểm tự nhiên và xã hội của tỉnh Cao Bằng liên quan đến địa danh......................... ................................................... 19 1.6.1. Vị trí và lãnh thổ.......................................................................... ......... 19 1.6.2. Đặc điểm địa hình....................................................................... .......... 19 1.6.3. Sự phân chia hành chính............................................................... ....... 20 1.6.4. Đặc điểm về kết cấu dân tộc.................................................... ............. 21 1.6.5. Đặc điểm về lịch sử..................................................................... .......... 23 Tiểu kết.................................................................................................. ......... 26 Chƣơng 2: CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG............................................................. ..... 27 2.1. Cấu trúc phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng....................... .... 27 2.1.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh............................................. ........ 27 2.1.2. Cấu trúc phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng..................... .. 29 2.2. Thành tố chung................................................................................. ....... 30 2.2.1. Khái niệm thành tố chung................................................................ ..... 30 2.2.2. Thành tố chung trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng..... ............ 30 2.3. Địa danh ( tên riêng)......................................................................... ....... 35 2.3.1. Khái niệm địa danh ...................................................................... ........ 35 2.3.2. Số lượng yếu tố trong địa danh....................................................... ..... 36 2.4. Các yếu tố trong địa danh có tần số xuất hiện cao................................. .. 38 2.5. Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng................... .. 40 2.5.1. Địa danh có cấu tạo đơn....................................................................... 40 2.5.2. Địa danh có cấu tạo phức........................................................... .......... 41 2.6. Các phương thức định danh................................................................ ..... 44 2.6.1. Khái niệm phương thức định danh................................................... .... 44 2.6.2. Các phương thức định danh của địa danh hành chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v tỉnh Cao Bằng................................................................................. ....... 47 2.7. Vài nhận xét về các phương thức định danh của địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng ............................................................... ....... 55 2.7.1. Về số lượng yếu tố trong địa danh... ..................................................... 56 2.7.2. Về nguồn gốc các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng........................ 56 2.7.3. Về phương thức định danh của các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng..... .................................................................................. 57 Tiểu kết....................................................................................................... .... 59 Chƣơng 3: ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA- LỊCH SỬ- NGÔN NGỮ CỦA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG....... ... 61 3.1.Khái niệm văn hóa....................................................................... ............. 61 3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.............................................. ..... 62 3.3. Vài nét về văn hóa tỉnh Cao Bằng...................................................... ..... 63 3.4. Ý nghĩa của địa danh và hiện thực được phản ánh qua địa danh............. 65 3.5. Ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ............................... .... 68 3.5.1. Các yếu tố rõ ràng về nghĩa............................................................ ..... 68 3.5.2. Các yếu tố chưa rõ ràng về nghĩa ................................................ ....... 69 3.6. Tính đa dạng của loại hình đối tượng địa lí qua các yếu tố trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng............................. ....... 70 3.6.1. Sự thể hiện cách phân chia hành chính......................................... ....... 70 3.6.2. Tính đa dạng của các loại hình đối tượng địa lí ............................. .... 71 3.6.3. Bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét........................... ........ 72 3.7. Các dạng tồn tại của văn hóa được thể hiện trong địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng..................................................... .... 73 3.7.1. Sự thể hiện của văn hóa tí n ngưỡng ở đị a danh........................... ........ 73 3.7.2. Sự thể hiện các phương diện của văn hóa sinh hoạt ở đị a danh......... 77 3.7.3. Phương diện văn hóa sản xuất thể hiện ở địa danh......................... .... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi 3.7.4. Dấu ấn văn hóa, văn học dân gian thể hiện trong địa danh............... . 83 3.8. Một số địa danh hành chính gắn với đời sống lịch sử văn hóa ở Cao Bằng.............................................................. ....... 89 3.8.1.Bản Làng Đền.................................................................................. ...... 89 3.8.2. Bản Nà lữ .................................................................................. ........... 90 3.8.3. Bản Pác Bó ................................................................................ .......... 92 3.8.4. Bản Huyền Du....................................................................................... 95 3.8.5. Thị trấn Tĩnh Túc (Mỏ Thiếc) ............................................................ .. 97 Tiểu kết............................................................................................... ............ 99 KẾT LUẬN.................................................................................................... 102 Những bài báo của tác giả đã được công bố có liên quan đến luận văn ....... 107 Tài liệu tham khảo ................................................................................. 108 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT : X. : P. : Số thứ tự Xã Phường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mô hình phức thể địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng..................29 Bảng 2.2. Đặc điểm cấu tạo của thành tố chung.............................................31 Bảng 2.3. Sự phân bố của thành tố chung khi chuyển hóa thành các yếu tố trong địa danh hành chính...............................................................................33 Bảng 2.5. Bảng thống kê các yếu tố có tần số xuất hiện cao..........................39 Bảng 2.6. Đặc điểm cấu tạo địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng .................40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1- Lí do chọn đề tài 1.1. Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều được con người đặt cho một cái tên cụ thể để khu biệt nó với những đối tượng khác. Đó chính là hệ thống tên riêng. Việc nghiên cứu chúng đã hình thành nên một chuyên ngành gọi là danh xưng học. Danh xưng học nghiên cứu tên người được gọi là nhân danh học, còn nghiên cứu tên gọi của đối tượng địa lí là địa danh học. 1.2. Địa danh học là một ngành khoa học nghiên cứu tên trên các mặt từ nguyên, tính xã hội, quy luật cấu thành của nó nhằm thiết thực phục vụ cho nhiều ngành khoa học khác. 1.3. Địa danh liên quan chặt chẽ đến lịch sử, văn hóa, cư dân của một vùng đất nhất định. Địa danh lưu giữ những trầm tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán của cư dân vùng đất ấy. 1.4. Địa danh có những nguyên tắc riêng trong cấu tạo, trong cách gọi tên. Một vùng đất có nhiều tên gọi khác nhau, xuất hiện ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Nghiên cứu địa danh giúp cho việc tìm hiểu lịch sử phát triển của một vùng đất, giúp làm rõ sự ảnh hưởng và sự tác động của các nhân tố bên ngoài vào cách đặt địa danh: đất nước học, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lịch sử tộc người... Đặc biệt là địa danh hành chính thường là sản phẩm của một chế độ nhất định. Nó được gọi tên bởi những quan điểm, chính sách, ý tưởng của chính quyền hoặc dân chúng đương thời. Trong hoàn cảnh một vùng đất có nhiều dân tộc nối tiếp nhau sinh sống, địa danh sẽ mang nhiều dấu tích từ vựng của các ngôn ngữ. Mỗi địa danh được hình thành trong một hoàn cảnh văn hóa, lịch sử nhất định. Điều đó cũng được thể hiện rõ qua ngôn ngữ nói chung hay tên các địa danh đó nói riêng. Có thể nói địa danh đã trở thành “nhân chứng ” nói cho chúng ta biết về quá trình hình thành và tồn tại của văn hóa, lịch sử.... vùng đất ấy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 1.5. Nghiên cứu hệ thống địa danh ở địa bàn cư trú của dân tộc Kinh sinh sống đã là công việc nên làm, thì vấn đề ngiên cứu địa danh ở các vùng dân tộc thiểu số sinh sống và sử dụng ngôn ngữ của họ để đặt tên địa danh lại càng là một công việc không nên bỏ qua. Hệ thống địa danh hành chính ở Cao Bằng chủ yếu được đặt bằng tiếng Tày – Nùng. Hiện nay có một thực tế là nhiều người dân biết tiếng Tày - Nùng nhưng cũng không hiểu nghĩa của địa danh trong địa bàn họ cư trú! Đó là trường hợp các địa danh được đặt liên quan đến các tích cổ. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu vấn đề này. Mặt khác, việc nghiên cứu địa danh hành chính nơi đây còn phần nào tìm hiểu được thêm về ý nghĩa của chúng trong tiếng Tày- Nùng ở Cao Bằng. 1.6. Cao Bằng là một trong những tỉnh thuộc vùng đất địa đầu của Tổ quốc, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc, là cái nôi của cách mạng Việt Nam dưới ngọn cờ của đảng cộng sản Việt Nam, gắn liền với những hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng sôi động khẩn trương chuẩn bị lực lượng tiến hành khởi nghĩa chính quyền trong cả nước. Nghiên cứu địa danh Cao Bằng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa rất đáng trân trọng và tự hào của vùng đất này. Với mong muốn mang đến cho quê hương Cao Bằng “gạo trắng nước trong” một món quà nhỏ, chúng tôi đã chọn vấn đề này. Mặt khác, chúng tôi tin rằng luận văn này sẽ cho bạn đọc có một cái nhìn toàn cảnh về quê hương Cao Bằng, góp một phần không nhỏ trong việc bảo tồn, phát huy những truyền thống văn hóa, lịch sử tốt đẹp của dân tộc ta, đồng thời sẽ đóng góp vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của đất nước nói chung và của Cao Bằng nói riêng. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài của luận văn là: Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2. Lịch sử vấn đề 2.1.Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới Trên thế giới, việc nghiên cứu địa danh đã có từ rất lâu. Ở phương Đông, người ta lưu giữ các công trình nghiên cứu địa danh ngay từ thời Đông Hán, khoảng năm 32- 92 sau công nguyên, Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh. Thời Bắc Ngụy khoảng năm 380- 535 sau công nguyên, tác phẩm “Thủy Kinh Chú Sớ ” của Lịch Đạo Nguyên đã ghi lại hơn 3 vạn địa danh. Thao tác chủ yếu nghiên cứu địa danh giai đoạn này là ghi chép, sưu tập, tổng hợp, giải thích về cách đọc, một số địa danh đã được giải thích rõ nguồn gốc và ý nghĩa. Ở Phương Tây, bộ môn địa danh học chính thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Năm 1972, J.J Eghi (Thụy Sỹ) là người đầu tiên đưa các vấn đề về địa danh vào cuốn sách của mình là “Địa danh học”. Đến năm 1903, J.W Nagl (người Áo) cũng cho ra đời tác phẩm “Địa danh học”. Bộ môn địa danh học từ đó được quan tâm sâu sắc. Đặc biệt là từ những năm 90 của thế kỉ XIX và những năm 20 của thế kỉ XX các Ủy ban địa danh học được thành lập ở nhiều nước: Ủy ban địa danh Mỹ (1890), Ủy ban địa danh Thụy Điển (1902), Ủy ban địa danh nước Anh (1919)... Thời kì đầu các nhà nghiên cứu địa danh chỉ quan tâm nhiều đến việc khảo cứu nguồn gốc địa danh. Đầu thế kỷ XX, J. Gillénon (1854 - 1962) đã viết “Atlat ngôn ngữ Pháp”, nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lí học. Năm 1926, A.Dauzat (người Pháp) đã viết cuốn “Nguồn gốc và sự phát triển địa danh”, đề xuất phương pháp địa lí học để nghiên cứu các lớp niên địa địa lí của địa danh. Ngày nay, bộ môn địa danh học nghiên cứu tổng hợp các nguyên lí cơ bản về địa danh: nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, quy luật phát triển và mối quan hệ giữa địa danh với lịch sử - địa lí, văn hóa. Địa danh học khu vực nghiên cứu hệ thống địa danh phản ánh điều kiện lịch sử - địa lí trong một khu vực; Địa danh, địa chí học nghiên cứu từng địa danh về cách đọc, cách viết, cách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 dịch, tiêu chuẩn hóa có mục đích thực tiễn. Ngoài ra, địa danh học còn vận dụng phương pháp phân tích bản đồ để nghiên cứu sự phân bố địa danh. Từ những năm 60 trở lại đây của thế kỷ XX, hàng loạt công trình nghiên cứu về địa danh ra đời, tiêu biểu nhất là các công trình nghiên cứu của các nhà địa danh học Xô Viết như: “Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học” (1965) của E.M.Muraev; “Dẫn luận địa danh học”(1965) và “Từ điển địa danh bỏ túi” (1968) của V.A.Nhikonov; “Môn địa lí trong các tên gọi”(1979) của E.M.Muzaev; “Địa danh Matxcơva”(1982) của G.P. Xmolixkaja và M.V.Gorbanhexki [dẫn theo 12; 9] ... Trong các các tác phẩm đó, công trình “Địa danh là gì?” (1985) của A. Superanxkaja là tác phẩm quan trọng nhất. Tác phẩm đã tổng kết các tri thức của địa danh học như khái niệm, nhận diện, phân tích, phân loại địa danh. A.I.Popov (1964) đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu địa danh, trong đó chú trọng nhất hai nguyên tắc chính là phải dựa vào tư liệu lịch sử của các ngành ngôn ngữ học, địa lí học, sử học. Còn tác giả I.A.Kapenco (1964) lại nghiên cứu địa danh học theo phương pháp đồng đại. N.V.Podonxkaja cho rằng khi phân tích, lí giải địa danh mang những thông tin gì cũng đều đóng góp cho việc nghiên cứu địa danh ngày càng đi sâu vào bản chất. Hàng loạt các công trình nghiên cứu địa danh trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Chẳng hạn tác phẩm “Les noms de lieux” (1965) của tác giả C.H.Rostaing đã nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải tìm ra hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương. Tác phẩm đã bổ sung thêm cho vấn đề mà A.I.Popov đã nêu trước đó. Rất nhiều các tác phẩm nghiên cứu địa danh và nhiều cuốn từ điển địa danh cũng đã lần lượt xuất hiện ở Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc... Trong đó tiêu biểu là các công trình của Dauzat. A và Rostaing [dẫn theo 16; 3]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 2.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam được quan tâm từ rất sớm và được ghi chép cẩn thận, Trong “Tiền Hán Thư”; “Hậu Hán Thư”, “Tấn Thư” thời Bắc thuộc đã có đề cập đến địa danh ở Việt Nam. Tuy nhiên đó là những công trình nghiên cứu của người Hán, phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Việc nghiên cứu địa danh thời kì đầu ở Việt Nam chủ yếu đề cập ở góc độ địa lí - lịch sử, địa chí nhằm tìm hiểu đất nước, con người. Đến thế kỉ XV, các công trình nghiên cứu địa danh mới bắt đầu đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa. Tiêu biểu là tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn, Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu ... [dẫn theo 17; 8]. Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học và bộ môn địa danh học trên thế giới, vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam mới thật sự có nhiều đóng góp từ năm 1960 trở đi. Với bài nghiên cứu cách đây 40 năm Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, Hoàng Thị Châu được coi như một trong những người cắm cột mốc đầu tiên nghiên cứu địa danh nhìn từ góc độ ngôn ngữ học [dẫn theo 12, 10]. Những công trình của bà cũng nghiên cứu địa danh theo hướng này, chủ yếu đi sâu vào phương ngữ. Công trình nghiên cứu của Lê Trung Hoa được phát triển từ luận án phó tiến sĩ là chuyên khảo đầu tiên về địa danh ở một địa phương Địa danh thành phố Hồ Chí Minh. Các tác phẩm này dựa vào những cứ liệu xác đáng và đã đạt được những thành công đáng kể về mặt lí thuyết cũng như thực tiễn của việc nghiên cứu địa danh. Trong những thập niên cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21, hàng loạt các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các công trình từ điển nghiên cứu về địa danh của các vùng đất khác nhau ở nước ta lần lượt ra đời. Nguyễn Kiên Trường với luận án tiến sĩ Những đặc điểm của địa danh Hải Phòng đã phát triển bổ sung thêm những vấn đề mà Lê trung Hoa đã đưa ra trước đó. Sau đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 là các luận án tiến sĩ của Từ Thu Mai Địa danh Quảng Trị (2004), Trần Văn Dũng Địa danh Đắc Lắc, Phan Xuân Đạm Địa danh Ngệ An (2005). Các công trình này đã đóng góp đáng kể khi tiếp cận vấn đề địa danh dưới góc độ ngôn ngữ học. Đặc biệt nghiên cứu của Nguyễn Văn Âu đã hệ thống hóa một cách ngắn gọn lí thuyết địa danh và một số vấn đề địa danh học ở Việt Nam. Tiếp sau đó các tác giả Trần Thanh Tâm, Huỳnh Đình Kết, Đinh Xuân Vịnh, Bùi Thiết... đã lần lượt cho ra đời các cuốn từ điển địa danh một số địa phương và sổ tay địa danh, địa danh lịch sử văn hóa...[dẫn theo 12; 10]. Ngoài ra còn khá nhiều các luận văn thạc sĩ, các công trình nghiên cứu từ điển, các đề tài nghiên cứu địa danh học dưới góc độ ngôn ngữ học. Những công trình nghiên cứu này đã góp một phần không nhỏ vào việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam. 2.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Cao Bằng Việc nghiên cứu địa danh ở Cao Bằng dưới góc độ ngôn ngữ là một vấn đề hết sức mới mẻ. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về địa danh ở Cao Bằng dưới góc độ ngôn ngữ học. Các công trình nghiên cứu như Cao Bằng phong thổ, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Non nước Cao Bằng chủ yếu là giới thiệu tên địa danh và đi sâu vào lịch sử, địa lí, văn hóa các dân tộc sống ở vùng đất đó. Tóm lại, vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới đã có từ rất lâu, vấn đề nghiên cứu này ở Việt Nam cũng đang dần được quan tâm, tìm hiểu sâu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu các địa danh bằng ngôn ngữ các dân tộc ít người còn hạn chế. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu những đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng, từ đó bước đầu làm rõ những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa lịch sử thể hiện qua các địa danh này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 4. Đối tƣợng nghiên cứu Các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng và đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của một số địa danh thuộc địa bàn này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Xác định những cơ sở lí luận liên quan đến việc nghiên cứu địa danh. - Điều tra khảo sát địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng. - Miêu tả, phân tích địa danh về mặt cấu tạo, ý nghĩa, phương thức định danh - Bước đầu chỉ ra đặc điểm văn hóa lịch sử có liên quan đến địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trước chúng tôi đã có một số công trình, luận án tìm hiểu địa danh Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Trị, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Tây Nguyên,... nhưng địa danh Cao Bằng thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về cả phương diện lí thuyết và thực tế về địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng. Luận văn tìm hiểu các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng về các phương diện cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc đồng thời luận văn cũng chỉ ra một vài đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong mối quan hệ với lịch sử, địa lí, dân cư và ngôn ngữ được lưu giữ trong các địa danh. Vì vậy kết qủa nghiên cứu sẽ thúc đẩy việc phát triển của các bộ môn như địa danh học, ngôn ngữ học. Về mặt thực tiễn, đây có thể là tài liệu tham khảo hữu ích và rất cần thiết cho ngành địa phương học, cho ngành nghiên cứu lịch sử, văn hóa Cao Bằng. Đặc biệt đây sẽ là một tài liệu quan trọng cho những ai quan tâm đến việc xây dựng một cuốn từ điển địa danh Cao Bằng, hay dư địa chí tỉnh Cao Bằng, đồng thời cũng là tư liệu phục vụ cho các công trình nghiên cứu văn hóa học nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 7. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này trước tiên chúng tôi thu thập tư liệu, bổ sung, chỉnh lí các thông tin, thông số của địa danh và các tài liệu về lịch sử, địa lí, văn hóa liên quan đến địa danh. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp điều tra điền dã để thu thập đầy đủ các địa danh mà các tư liệu chưa cung cấp hết. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp chúng tôi thu thập được những câu truyện cổ tích, các truyền thuyết liên quan đến địa danh được lưu truyền trong nhân dân. - Phương pháp thống kê phân loại: đây là phương pháp giúp chúng tôi tập hợp và phân loại các địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng trên cơ sở thu thập địa danh qua các nguồn khác nhau như địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, địa chí tỉnh Cao Bằng, lịch sử tỉnh Cao Bằng... - Phương pháp miêu tả: phương pháp này được sử dụng để phản ánh những đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của các yếu tố cấu trong phức thể địa danh. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa vào các cứ liệu ngôn ngữ, đặc điểm tâm lí của con người và quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu, tìm hiểu xuất xứ, nguồn gốc của một số địa danh nổi tiếng và các địa danh mà muốn hiểu hết ý nghĩa của nó phải biết các tích truyện liên quan đến địa danh. 7.2. Tư liệu nghiên cứu Với mục đích phản ánh đầy đủ, trung thực hệ thống địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng, chúng tôi đã tiến hành tập hợp các tư liệu cần thiết từ những nguồn sau: - Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng tập 1, tập 2, tập 3, - Địa chí tỉnh Cao Bằng - Tư liệu điều tra điền dã, ghi chép bổ sung thông tin của từng địa danh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 - Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng. - Bản đồ hành chính các huyện thuộc tỉnh Cao Bằng. - Một số công trình nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, lịch sử của tỉnh Cao Bằng. - Một số tài liệu về địa phương. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1. Những cơ sở lí thuyết liên quan đến địa danh Chương này sẽ trình bày các vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho việc triển khai các chương mục tiếp theo. Ngoài ra, các vấn đề về địa lí, lịch sử, dân cư, văn hóa, ngôn ngữ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được trình bày làm cơ sở cho các phần nội dung của luận văn. Chƣơng 2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng Chương này sẽ xác định cấu trúc phức thể của địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng. Nội dung đi sâu tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo và các phương thức định danh của địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng. Chƣơng 3. Đặc trƣng văn hóa - lịch sử - ngôn ngữ của địa hành chính tỉnh Cao Bằng Chương này sẽ đi sâu tìm hiểu những ảnh hưởng của điều kiện địa lí, dân cư, lịch sử, văn hóa đối với địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng. Đồng thời chương này cũng đi sâu tìm hiểu một số địa danh nổi tiếng ở Cao Bằng và các địa danh liên quan đến các tích truyện dân gian. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 CHƢƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH 1.1. KHÁI NIỆM ĐỊA DANH 1.1.1. Định nghĩa địa danh Mỗi hiện tượng sự vật trong thế giới khách quan được con người nhận thức thì đa số đều có tên gọi cụ thể. Con người gọi chúng bằng những cái tên khác nhau để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Đó là một nhu cầu tất yếu cho giao tiếp của con người. Tất cả những tên gọi địa lí như : tên làng, tên xã, tên gọi các con sông, dòng suối, đồi núi... đều được ghi nhận bằng các địa danh. Những nhà khoa học nghiên cứu các tên gọi đó được gọi là các nhà địa danh học. Các nhà địa danh học Nga cho rằng: Địa danh học là phân ngành đặc biệt của khoa học ngôn ngữ nghiên cứu tên riêng của các đối tượng địa lí, lịch sử, hình thành và phát triển, sự hành chức và lan rộng, cấu tạo ngôn ngữ của chúng và là một trong những khu vực hấp dẫn, đầy hứng thú của ngôn ngữ học. “Tên đất, tên núi, tên rừng, tên biển, tên sông, tên suối, tên đường phố thậm chí cả tên gọi các hành tinh bên ngoài trái đất,... đều là những địa danh (topmony). Một địa danh, xét về mặt logíc học, tương đương với một khái niệm; xét về mặt ngôn ngữ học được cấu tạo từ từ, từ những đơn vị tương đương với từ ( Chẳng hạn như ngữ cố định, và đôi khi cả một cụm từ định danh, một câu định danh nặng về tính mô tả)” [dẫn theo 23 ; 7]. Thuật ngữ địa danh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là “Topos” (vị trí) và “omoma” hay “onyma” (tên gọi). Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, “Địa danh là tên gọi các miền đất”. Còn từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), thì địa danh học được giải thích là tên đất, tên địa phương. Cần phải hiểu đúng khái niệm địa danh theo phạm vi xuất hiện của nó. Nếu giải thích kiểu chiết tự như từ điển Hán Việt thì địa danh đúng là tên các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất