Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ (Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và ...

Tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera

.PDF
90
161
60

Mô tả:

(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––– LƯƠNG THỊ THU HƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC BÓN ĐẠM VÀ TUỔI THU HOẠCH ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THỨC ĂN MORINGA OLEIFERA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI Thái Nguyên – 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––– LƯƠNG THỊ THU HƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC BÓN ĐẠM VÀ TUỔI THU HOẠCH ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THỨC ĂN MORINGA OLEIFERA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số ngành: 8.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Từ Quang Hiển Thái Nguyên – 2018 i LỜI CAM ĐOAN Đề tài ngiên cứu của luận văn này là một phần đề tài tiến sĩ của nghiên cứu sinh, chúng tôi hợp tác cùng nhau nghiên cứu và đã được sự đồng ý của nghiên cứu sinh về việc công bố các kết quả nghiên cứu trong luận văn này; các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Lương Thị Thu Hương ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn GS.TS. Từ Quang Hiển trong suốt qúa trình thực hiện luận văn. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cán bộ bộ môn Cơ sở, các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y và khoa Sau đại học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các cán bộ Ban đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ viên chức của các đơn vị: Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Thư viện trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng năm 2018 Tác giả Lương Thị Thu Hương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................xi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...................................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................2 3.2 Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3 1.1. Giới thiệu về cây Moringa oleifera...........................................................................3 1.1.1. Phân loại và đặc điểm sinh thái của cây thức ăn Moringa oleifera: ......................3 1.1.2 Đặc điểm sinh vật ...................................................................................................4 1.1.3. Khả năng nhân giống .............................................................................................4 1.1.4. Một số giá trị sử dụng của cây Moringa oleifera ..................................................5 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây thức ăn gia súc ................8 1.2.1. Ảnh hưởng của tuổi thu cắt hay khoảng cách cắt ..................................................8 1.2.2. Ảnh hưởng của phân bón.....................................................................................10 1.3. Một số kết quả nghiên cứu về Moringa oleifera ở trong và ngoài nước ................16 1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................16 1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu ở trong nước .............................................................18 Chương II. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................21 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .........................................................21 2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................21 2.3.Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................21 2.3.1. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................21 iv 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................23 2.3.3. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu .............................................................................23 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................24 Chương III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .........................................................................25 3.1. Khí tượng và thành phần hóa học đất khu vực thí nghiệm ....................................25 3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng suất và chất lượng M.oleifera .............27 3.2.1. Ảnh hưởng của KCC đến năng suất sinh khối của M.oleifera ............................27 3.2.2. Ảnh hưởng của KCC đến năng suất lá tươi .........................................................30 3.2.3. Ảnh hưởng của KCC đến năng suất vật chất khô ...............................................32 3.2.4. Ảnh hưởng của KCC đến thành phần hóa học lá ................................................34 3.2.5. Ảnh hưởng của KCC đến sản lượng....................................................................36 3.3. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến năng suất, chất lượng cây thức ăn xanh M.oleifera ..........................................................................................38 3.3.1. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến năng suất sinh khối.......................................38 3.3.2. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến năng suất lá tươi ...........................................41 3.3.3. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến năng suất vật chất khô ...........................42 3.3.4. Ảnh hưởng các mức bón đạm đến thành phần hóa học.......................................44 3.3.5. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến sản lượng của M.oleifera .......................46 3.3.6. Hiệu lực sản xuất vật chất khô và protein của các mức bón đạm .......................48 KẾT LUẬN ...................................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................51 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ash : Khoáng Tổng số CF : Xơ thô CP : Protein thô Cs : Cộng sự DM : Vật chất khô DXKN : Dẫn xuất không chứa nitơ EE : Lipit thô GE : Năng lượng thô K : Kali KCC : Khoảng cách cắt KL : Khối lượng N : Nitơ NFE : Dẫn xuất không chứa nitơ NS : Năng suất NT : Nghiệm thức P : Phốt pho Pr : Protein SL : Sản lượng TB : Trung bình TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam VCK : Vật chất khô vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1............................................................................... 22 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2............................................................................... 23 Bảng 3.1. Khí tượng tỉnh Thái Nguyên năm 2017 ........................................................ 25 Bảng 3.2. Thành phần hóa học đất ................................................................................ 27 Bảng 3.3.Năng suất sinh khối M.oleifera ở các khoảng cách cắt khác nhau ................ 28 Bảng 3.4. Năng suất lá tươi của M.oleifera ở các khoảng cách cắt khác nhau ............. 31 Bảng 3.5. Năng suất vật chất khô của M.oleifera ở các khoảng cách cắt khác nhau. ... 32 Bảng 3.6. Thành phần hóa học lá M.oleifera ở các khoảng các cắt khác nhau ............. 34 Bảng 3.7. Sản lượng M.oliefera ở các khoảng cách cắt khác nhau (tấn/ha/năm) ......... 36 Bảng 3.8. Năng suất sinh khối của M.oleifera ở các mức bón đạm khác nhau............. 39 Bảng 3.9. Năng suất lá tươi của M.oleifera ở các mức bón đạm khác nhau ................. 41 Bảng 3.10. Năng suất vật chất khô của M.oleifera ở các mức bón đạm khác nhau ...... 43 Bảng 3.12. Sản lượng của M.oleifera ở các mức bón đạm khác nhau (tấn/ha/năm)..... 46 Bảng 3.13. Hiệu lực sản xuất vật chất khô và protein thô ở các mức bón đạm khác nhau 49 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Đồ thị nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa ở khu vực Thái Nguyên.....................26 Hình 3.2: Biểu đồ mối quan hệ giữa khoảng cách cắt và năng suất sinh khối. .............29 Hình 3.3: Biểu đồ mối quan hệ giữa khoảng cách cắt và năng suất lá tươi. .................31 Hình 3.4: Biểu đồ mối quan hệ giữa khoảng cách cắt và năng suất VCK ....................34 Hình 3.5: Biểu đồ mối quan hệ giữa khoảng cách cắt và sản lượng VCK ....................37 Hình 3.6: Biểu đồ mối quan hệ giữa mức bón đạm và năng suất sinh khối. .................40 Hình 3.7: Biểu đồ mối quan hệ giữa mức bón đạm và năng suất lá tươi. .....................42 Hình 3.8: Biểu đồ mối quan hệ giữa mức bón đạm và năng suất VCK ........................44 Hình 3.9: Biểu đồ mối quan hệ giữa mức bón đạm và sản lượng VCK........................47 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Các chất tạo màu đưa vào thức ăn gia súc, gia cầm tuy cũng làm tăng được sự hấp dẫn của sản phẩm nhưng các chất này có thể gây tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, tìm các giải pháp để có được sản phẩm vừa hấp dẫn người tiêu dùng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm là hết sức cần thiết. Một trong các giải pháp này là sản xuất bột lá giàu protein, giàu sắc tố bổ sung vào thức ăn của vật nuôi. Trong thời gian vừa qua, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu theo hướng này và thu được nhiều kết quả tốt. Một số cây thức ăn có sản lượng chất xanh cao, giàu protein và sắc tố đã được nghiên cứu như: sắn trồng thu lá, keo giậu, cỏ stylo. Bột lá của các cây thức ăn này bổ sung vào thức ăn của gà thịt đã làm cho độ vàng của da gà tăng thêm 3-4 điểm, bổ sung vào thức ăn của gà đẻ trứng đã làm cho sản lượng trứng tăng 6-8% và độ đậm màu của lòng đỏ trứng tăng thêm 5-6 điểm. Để có một ngành công nghiệp sản xuất bột lá bổ sung vào thức ăn của gia súc, gia cầm thì cần phải có một tập đoàn cây thức ăn xanh và cần phải nghiên cứu toàn diện về kỹ thuật canh tác, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các cây thức ăn này. Cây Moringa oleifera Lam (Chùm ngây) có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như: các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới thuộc châu Mỹ La Tinh, châu Phi, châu Á. Lá của cây Moringa oleifera giàu protein, từ 30 - 40 % vật chất khô tùy theo tuổi lá và khu vực trồng, giầu sắc tố, carotenoids tổng số khoảng 700 mg/kg vật chất khô(VCK), carotene khoảng 300 mg/kg VCK. Vì vậy, lá tươi và bột lá Moringa oleifera là một nguồn thức ăn quý, giàu protein, sắc tố đối với vật nuôi.Moringa oleiferalà một trong các cây thức ăn xanh có triển vọng tốt cho việc sản xuất bột lá bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi. Để góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cây Moringa oleiferasử dụng trong chăn nuôi, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài “Ảnh 2 hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất và thành phần hóa học của cây thức ăn Moringa oleifera”. 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài Xác định được mức bón phân đạm và tuổi thu hoạch thích hợp để áp dụng vào canh tác cây Moringa oleifera (M. Oleifera) nhằm đạt được năng suất chất xanh và bột lá cao. Xác định được thành phần hóa học của lá và bột lá để làm dữ liệu xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho gà mà trong đó bột lá Moringa oleifera là một trong những nguyên liệu thức ăn. 3.Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho ngành thức ăn gia súc những hiểu biết về ảnh hưởng của mức bón đạm và tuổi thu hoạch đến năng suất chất xanh và thành phần hóa học của cây Moringa oleifera. Kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Ứng dụng các kết quả của đề tài này trong sản xuất sẽ nâng cao năng suất chất xanh, bột lá, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây Moringa oleifera 1.1.1. Phân loại và đặc điểm sinh thái của cây thức ăn Moringa oleifera: Cây Moringa oleifera Lam (Chùm ngây) thuộc ngành ngọc lan Magnoliophyta, lớp ngọc lan Magnoliopsida, bộ Chùm ngây Moringales, họ Chùm ngây Moringaceae, chi Chùm ngây Moringa (Foidl, 2001) [41]. Moringa oleifera là giống cây có xuất xứ từ vùng Nam Á, có tốc độ sinh trưởng nhanh và là cây trồng quan trọng ở nhiều nước như: Ấn Độ, Ethiopia, Philippines hiện đang phát triển tại một số nơi thuộc châu Phi, châu Á nhiệt đới, châu Mỹ latinh, vùng Caribean, Florida và quần đảo thuộc Thái Bình Dương. (Fahey, 2005) [40] cây mọc hoang và được trồng, khai thác, sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao. Moringa oleiferathích hợp và phát triển tốt nhất ở nơi có độ cao dưới 600m, chịu hạn, sinh trưởng tốt ở những nơi có lượng mưa hàng năm từ 250 – 1.500 mm. Tuy nhiên ở những nơi có độ cao 1.200m cây M. oleifera vẫn phát triển bình thường (Bennett và cs, 2003) [38]. Nhiệt độ môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và phân bố cây M. oleifera; cây sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ từ25 – 350C; tuy nhiên cây vẫn tồn tại được trong một khoảng thời gian khi nhiệt độ môi trường cao tới 48oC.Chất lượng, năng suất và thành phần hóa học của lá cây M. oleifera chịu ảnh hưởng rất lớn củasự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm. Moringa oleifera trồng ở nơi đất xấu cũng mọc được, chịu được hạn, ưa nắng, ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, nóưa đất có khả năng thoát nước hoàn toàn, thích nghi tốt nhất tại những vùng đất mùn pha cát, đất nhiều cát; những vùng đất thoát nước kém cây vẫn có khả năng sinh trưởng, phát triển nhưng cây không cao, thân nhỏ. Cây không chịu được ngập úng, ở những vùng đất ngập 4 úng thường xuyên, đất không được thoát nước, cây dễ chết.Độ pHkcl thích hợp nhất đối với cây M. oleifera từ 5 đến 9. 1.1.2 Đặc điểm sinh vật Moringa oleifera Lam là cây thân gỗ, thân hình trụ, cao từ 5 đến 10m, phân nhiều nhánh.Thân còn non màu xanh và có lông, thân cây già có màu xám và nốt sần, không có gai. Lá dài 30 – 60mm, lá kép hình lông chim 3 lần lẻ, lá có màu xanh thẫm, mọc cách nhau, lá phụ bậc 1 có từ 5 – 7 cặp lá, lá phụ bậc 2 có từ 4 – 6 cặp lá, lá chét dài 12 – 20 mm hình trứng, mọc đối nhau, cuống lá có chiều dài khoảng18 – 25 cm. Moringa oleifera thường ra hoa ngay trong năm đầu sau khi trồng khoảng 6 tháng. Hoa Moringa oleifera có mầu trắng kem, giống hoa đậu, có mùi thơm cuống dài 1-2cm, có lông tơ. Cụm hoa dạng chùm sim mọc ở nách lá hay ngọn cành. Trục phát hoa dài 10 -15 cm mầu xanh, có lông. Lá bắc hình vảy nhỏ, có lông. Đài hoa mầu trắng dài 1cm, rời, đều, hơi cong hình lòng muỗng. Cánh hoa mầu trắng hơi vàng, rời, không đều, cánh hoa dạng thìa, phấn nằm ngoài, dài hơn nhị bất thụ và đối diện với cánh hoa, nhị bất thụ nằm xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị mầu vàng dài 06, - 1 cm, có lông. Bao phấn hình bầu dục, mầu vàng. Bộ nhụy 3 lá noãn dính, tạo thành bầu trên 1 ô, mang nhiều noãn, đính noãn bên, có lông. Vòi nhụy màu xanh, dài 1,8 cm, có nhiều lông. Đầu nhụy hình trụ, màu vàng, có lông (Trần Việt Hưng và Võ Duy Huấn, 2007) [48]. Quả dạng nang treo, dài 25 – 30 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh, quả khô màu vàng xám. Hạt màu trắng sữa, tròn, to lớn cỡ hạt đậu Hà Lan. Cây Moringa oleiferanếu trồng bằng hạt hệ thống rễ sẽ phát triển nhanh hơn trồng bằng cách giâm, rễ câyMoringa oleifera trồng bằng hạt phình to như củ, mầu trắng, rễ thưa nhau. 1.1.3. Khả năng nhân giống Khi để giống M. oleifera bằng hạt cần lưu ý rằng: Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giảm rất nhanh theo thời gian bảo quản, hạt mới thu hoạch tỷ lệ nẩy mầm là 60 5 – 90 %, sau 2 tháng giảm xuống chỉ còn 48%, sau 3 tháng trong điều kiện bảo quản thông thường thì chỉ còn 7,5%. Cây trồng từ hạt, trong giai đoạn cây con thường yếu nên cần được chăm sóc tốt và trong điều kiện bóng mát còn đối với biện pháp giâm cành cũng có thể thực hiện, tuy nhiên hiệu quả không cao do hệ số nhân giống thấp, người ta thường tiến hành giâm cành vào mùa mưa, khi điều kiện không khí đạt được độ ẩm thích hợp. Ở Việt Nam cây trổ hoa nhiều đợt trong một năm. Quả chín, hạt giống phát tán khắp nơi theo gió và nước hoặc được mang đi bởi những loài động vật ăn hạt. Do M. oleifera có khả năng tái sinh chồi mạnh nên người ta thường lựa chọn phương pháp nhân giống in vitro để nhân giống cây M. oleifera nhằm khắc phụcnhững hạn chế của phương pháp trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Với nguồn nguyên liệu là đoạn chồi từ cây mẹ đã chọn lọc, chỉ trong một thời gian ngắnngười ta có thể tạo ra lượng lớn cây con có chất lượng tốt, đồng đều, đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và thương mại vớigiá thành sản xuất thấp, phù hợp với sản xuất đại trà. 1.1.4. Một số giá trị sử dụng của cây Moringa oleifera * Giá trị dinh dưỡng: Hạt Moringa oleifera chứa nhiều dầu, dầu có thể sử dụng làm dầu ăn (chế biến các món ăn). Dầu có tỷ lệ axit béo khoảng 67,9%, trong đó chủ yếu là axit béo không no, vì vậy nó có thể thay thế các loại dầu ăn quý như dầu oliu. Toàn bộ quả Moringa oleifera được sử dụng để ăn xanh, hạt được rang thành bột, hấp trong trà và món cà ri (Fahey, 2005) [40]. Lá Moringa oleifera chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin thiết yếu như vitamin A, C và E. Lá Moringa oleifera là nguồn dinh dưỡng bổ sung các hợp chất hữu cơ tự nhiên tốt cho sức khỏe con người, được hai tổ chức thế giới WHO và FAO khuyến cáo sử dụng cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ suy dinh dưỡng. So sánh hàm lượng một số dinh dưỡng chính trong lá Moringa oleifera với một số loại thực phẩm phổ biến hiện nay cho thấy: hàm lượng 6 vitamin C nhiều hơn 7 lần so với quả cam; vitamin A nhiều hơn 4 lần so với cà rốt; canxi nhiều hơn 4 lần so với sữa; chất sắt nhiều hơn 3 lần so với rau cải bó xôi; chất đạm (protein) nhiều hơn 2 lần so với yaourt; kali nhiều 3 lần sovới quả chuối. Ngoài ra, trong lá Moringa oleiferacòn chứa hàm lượng cao carotenoid hoạt tính sinh học, tocopherols và vitamin C.Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng các loại rau quả giàu carotenoid có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch, sự thoái hoá điểm vàng và sự hình thành đục thuỷ tinh thể (Bennett và cs, 2003) [38]. Những chất dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp làm giảm sự thiếu hụt dinh dưỡng và chống lại nhiều căn bệnh mãn tính. *Giá trị y học, dược liệu Các bộ phận của câyMoringa oleifera như thân, rễ, lá, hạt Moringa oleiferađã được dùng để trị nhiều bệnh trong y học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á.Trong lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim, hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesierol, chống oxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm. *Sử dụng trong công nghiệp Hạt Moringa oleiferachứa nhiều dầu chiếm khoảng 42% dầu hạt Moringa oleiferacó màu vàng, ngoài giá trị sử dụng như một loại dầu ăn, thì cũng được sử dụng khá rộng rãi trong nền công nghiệp sản xuất các thiết bịcần độ chính xác cao, được sử dụng như một chất bôi trơn cho các máy móc thiết bị cần chính xác vì không gây ra hiện tượng ôi và bám dính. Ngoài ra, dầu trong hạt Moringa oleifera còn được biết đến với khả năng hấp thụ và giữ lại các chất dễ bay hơi được sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa dùng để giữổn định mùi hương. Hàm lượng axit béo tự do thay đổi từ 0,5 - 3,0%, hàm lượng axit béo no chiếm 13%, axit béo không no chiếm 82%, đặc biệt có lượng axit oleic cao chiếm 40%. 7 *Sử dụng lọc nước Hạt Moringa oleiferacó chứa từ 30 - 42% dầu và lượng protein rất cao. Trong nước bẩn có các chất keo và cationhoạt động như chuỗi điện tử,các cation này có tác dụng trung hoà các chất keo trong nước bẩn bởi vì đa số các chất keo này mang điện tích âm. Do đó protein này có thể được sử dụng như một polypeptide tự nhiên không độc hại, làm kết tủa các ionkim loại và các chất hữu cơ trong quá trình lọc nước uống, làm sạch dầu thực vật hoặc làm kết tủa cellulose trong, vừa đắt tiền lại không phù hợp sản xuất bia, nước trái cây;điều này hoàn toàn ngược lại với các chất kết tủa được sử dụng trong công nghiệp như nhôm có thể là chất độc hại đến sức khoẻ con người. Ở Trung Quốc và Ấn Độ người ta đã sớm nhận biếtcác đặc tính của các polypeptide có trong hạt Moringa oleifera. Ở Ai Cập và Sudan người talàm sạch nước sông Nile để sử dụng làm nước uống bằng cách loại bỏ vỏ hạtM.oleifera sau đó nghiền thành bột rồi cho vào nước khuấy đều trong 5 phút, sau 1 giờlọc nước qua vải để thu nước tinh khiết hoặccho bột Moringa oleifera vào túi vải và treo lơ lửng trong nước trong khoảng 10-12 giờ, sau đó gạn lấy nước tinh khiết;sử dụng phương pháp này có thể loại bỏ được trên 99% các tạp chất trong nước. Chỉ cần sử dụng 1g bột hạt Moringa oleifera cho 1 lít nước hơi đục và 2g cho 1 lít nước đục là có thể lọc được cơ bản các tạp chất. *Sử dụng kích thích sinh trưởng thực vật Dung dịch chiết xuất thu được từ lá Moringa oleiferatrong ethanol 80% có chứa chất kích thích sinh trưởng thực vật (thuộc nhóm cytokinin). Chất chiết xuất này có thể được phun trực tiếp lên lá cây để kích sinh trưởng cây con, làm cho thực vật cứng cáp hơn, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại, cây trồng ra hoa nhiều hơn, tăng kích thước quả và tăng năng suất. Sử dụng dung dịch lá cây Moringa oleifera được chiết xuất bằng ethanol 80% pha loãng với nước để phun lên lá các cây như mía, lạc, khoai tây giúp cây có tuổi thọ cao hơn, khoẻ mạnh hơn; trọng lượng rễ, thân và lá cao hơn; hàm lượng đường và kích thước quả lớn. 8 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây thức ăn gia súc 1.2.1. Ảnh hưởng của tuổi thu cắt hay khoảng cách cắt Kể từ lứa cắt lần thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt. Khi cây dự trữ đủ các chất dinh dưỡng thì ta bắt đầu thu hoạch, cây thức ăn nếu bị cắt sớm trước khi rễ và những phần còn lại của lứa cắt trước chưa dự trữ đủ dinh dưỡng thì tái sinh sẽ gặp khó khăn và có thể không tái sinh được. Một số nghiên cứu cho thấy nếu tuổi thu hoạch chỉ bằng 1/2 tuổi thu hoạch thích hợp thì năng suất chỉ còn 1/3. Nếu tăng thêm 50% thời gian của tuổi thu hoạch thích hợp thì chỉ tăng năng suất 20%, nhưng chất lượng giảm, tỷ lệ chất xơ tăng. Người trồng cỏ mong muốn số lần cắt cỏ trong năm càng nhiều càng tốt, cũng có nghĩa là khoảng cách cắt càng ngắn càng tốt. Nhưng theo quan điểm khoa học thì phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý học, hình thái học để quyết định khoảng cách cắt cỏ cho hợp lý để không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và nhiệm kỳ sử dụng của cây thức ăn. Người ta có thể thu hoạch cây thức ăn 2 - 10 lần/năm tùy theo khu vực, phụ thuộc vào vĩ độ và dạng đồng cỏ sinh trưởng. Mặc dù số lần thu hoạch có thể khác nhau xong thu hoạch thường đạt đến sản lượng cao nhất và chất lượng tốt nhất tại thời điểm liên quan tới giai đoạn thành thục. Nếu cắt quá ít lần trên năm thì cây thức ăn sẽ bị già, đồng thời ảnh hưởng tới lứa tái sinh sau của cây thức ăn và ảnh hưởng tới sản lượng cũng như chất lượng cây thức ăn trên năm. Nếu cắt quá ít lần trên năm thì cây thức ăn sẽ bị già, đồng thời ảnh hưởng tới lứa tái sinh sau của cây thức ăn và ảnh hưởng tới sản lượng cũng như chất lượng cây thức ăn trên năm. Nếu cắt quá nhiều lần trên năm, cây thức ăn chưa đủ thời gian tích lũy các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều, đất trồng cây dễ bị xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trên bề mặt đất, nên cây thức ăn nhanh chóng bị thoái hóa, giảm năng suất và chất lượng. 9 Cây keo giậu thu hoạch lứa đầu khoảng 4 -5 tháng sau khi trồng, cây cao 1,5 - 1,6 m, các lứa sau thời gian thu cắt khoảng 40 - 45 ngày lúc này nhánh đã tái sinh đạt từ 60 - 70 cm.Một số nhà khoa họccho biết keo giậu khi trồng với mật độ là 100.000 - 140.000 cây/ha, chu kỳ thu hoạch từ 50 – 60 ngày với chiều cao thu hoạch 60 - 70 cm thì năng suất keo giậu đạt 12 - 14 tấn chất khô/ha/năm. Cây T. gigantea có thể thu hoạch sau 4 tháng kể từ khi trồng, năng suất sinh khối lứa đầu tiên đạt khoảng 15 tấn/ha. T. gigantea có thể được thu hoạch với khoảng cách cắt từ 2 đến 3 tháng, sản lượng sinh khối trung bình đạt 17 tấn/ha/lứa với chiều cao cắt 1m. Cỏ voi trồng ở địa điểm khác nhau và khoảng cách cắt khác nhau thì cho sản lượng là khác nhau. Sản lượng chất xanh của cỏ đạt được từ 40.000 50.000kg/ha khi cắt ở khoảng cách từ 35 đến 40 ngày; dưới điều kiện mưa tự nhiên và được bón 897kg N/ha/năm cỏ có thể cho sản lượng là 84.800kg VCK/ha/năm khi thu cắt cỏ ở 90 ngày. Nhưng sản lượng chỉ đạt 35.500kg VCK/ha/năm khi cắt ở 56 ngày. Theo Từ Quang Hiển và cs, (2002) [6] cỏ Pangola thu hoạch lứa đầu sau trồng 2 - 3 tháng, ở vụ hè thu các lứa sau cắt cách nhau 50 - 60 ngày, ở vụ đông xuân cắt cách nhau 60 - 90 ngày. Cỏ Tây Nghệ An thu hoạch sau trồng 50 - 70 ngày, sau đó cứ 40 - 50 ngày (hè thu) và 70 - 80 ngày (đông xuân) cắt lứa tiếp theo. Cỏ voi thu hoạch sau trồng từ 2 - 2,5 tháng, sau đó ở vụ hè thu cứ 30 - 50 ngày cắt lứa tiếp theo và ở vụ đông xuân cứ 50 - 65 ngày cắt lứa tiếp theo. Theo Điền Văn Hưng, (1964) [13] thì cỏ thân đứng thu hoạch sau trồng và sau thu hoạch là trên 60 ngày. Cỏ thân bụi thu hoạch sau trồng là 60 ngày, sau cắt là 30 - 45 ngày. Cỏ thân bò thu hoạch sau trồng là 50 - 55 ngày, sau cắt là 30 - 45 ngày. Theo Lê Đức Ngoan và cs (2005) [16] thu hoạch cỏ Stylo lứa đầu khoảng 3 tháng sau khi trồng, tức là lúc thảm cỏ che phủ kín đất và cỏ cao 10 khoảng 60 cm, khi thu hoạch cắt cách mặt đất 15 – 20 cm. Thu hoạch các lứa tiếp theo lúc cây cao 35 – 40 cm, sau khoảng 2 – 2,5 tháng. Cây keo giậu có thể thu hoạch lứa đầu sau khi trồng 4-5 tháng, các lứa tiếp theo thu hoạch với KCC 45 ngày trong mùa mưa và 60-70 ngày trong mùa khô. Có thể sử dụng keo giậu như nguồn thức ăn tươi xanh cho gia súc ăn trực tiếp hoặc chăn thả trên đồng cỏ trồng xen keo giậu, cũng có thể phơi sấy khô, nghiền thành bột làm thức ăn cho vật nuôi. Tuổi thu hoạch cỏ có liên quan chặt chẽ với chiều cao thảm cỏ, do đó người ta dựa vào chiều cao của thảm cỏ để thu hoạch như: đối với cỏ Ghinê ta thu hoạch khi thảm cỏ cao 60 - 90cm, cỏ lông Para 45 - 60cm, cỏ Pangola cao 35 - 50. Như vậy, khoảng cách giữa hai lần cắt cỏ vào khoảng 30 - 60 ngày, tùy thuộc vào giống cỏ là thích hợp nhất. Ở tuổi cỏ như vậy vừa đạt được sản lượng cao vừa đạt được chất lượng tốt. Vậy, xác định được tuổi thu hoạch hợp lý không chỉ nâng cao năng suất chất lượng cây thức ăn mà còn nâng cao tỷ lệ tiêu hóa cây thức ăn, đồng thời tạo điều kiện cho cây thức ăn tái sinh tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của cây thức ăn. 1.2.2. Ảnh hưởng của phân bón Vai trò của phân bón là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm đạt năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, nâng cao độ phì của đất, góp phần cải tạo đất. Người ta thấy rằng cứ bón 1kg N sẽ làm tăng 20 đến 30kg cỏ khô, bón 1kg P2O5 tăng 7 đến 8kg cỏ khô và bón 1kg K2O tăng 8 đến 10kg cỏ khô; Bón vôi làm tăng sản lượng 5 đến 10 tạ/ha. Những bãi chăn có sản lượng cỏ khô 2,5tấn/ha/năm thuộc loại trung bình thì một năm tiêu tốn chừng 70kg N; 7,5kg P; 37kg Ca và 60kg K2O/ha. Vì vậy, hàng năm phải bón một lượng lớn hơn thế để bù đắp cho cây (Từ Quang Hiển và cs, 2002) [6]. Để bón phân có hiệu quả, phải hiểu rõ đặc tính, đặc điểm và tác dụng của từng loại phân bón đối với cây thức ăn xanh. Tác động của một số loại phân bón chính đến năng suất và chất lượng cây thức ăn xanh như sau: 11 1.2.2.1. Vai trò của phân đạm Hàm lượng nitơ tổng số trong đất có khoảng 0,05 - 0,25 %, chủ yếu là chứa trong các hợp chất hữu cơ và chiếm khoảng 5% trong mùn, do đó đất càng giàu mùn thì nitơ tổng số càng nhiều (Cao Liêm và Nguyễn Văn Huyên, 1975) [18]. Theo Nguyễn Vy và Phạm Thúy Lan, (2006) [36] đạm có trong thành phần chất diệp lục, nguyên sinh chất, đạm có trong thành phần protein, các axit amin và các hợp chất khác tạo nên tế bào. Đạm còn có trong các men của cây, trong ADN, ARN, nơi khu trú các thông tin di truyền của nhân bào (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2007) [5]. Cây được bón đủ đạm, lá có mầu xanh tươi, sinh trưởng khỏe mạnh (Đào Văn Bảy và Phùng Tiến Đạt, 2007) [1]. Đủ đạm, chồi búp cây phát triển nhanh, cành lá, nhánh phát triển mạnh, đó là cơ sở để cây trồng cho năng suất cao (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2007) [5]. Nếu bón thừa đạm thì cây phải sử dụng nhiều nước để giải độc amon, do đó tỷ lệ nước trong thân lá cao, thân lá vươn dài, mềm mại, che bóng lẫn nhau và gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây. Bón nhiều đạm, tỷ lệ diệp lục trong lá cao, lá có mầu xanh thẫm, quá trình sinh trưởng phát triển của thân, lá bị kéo dài, cây thành thục muộn, dễ đổ lốp, dễ mắc sâu bệnh, rễ cây kém phát triển. Nếu thiếu đạm, cây cỏ sẽ cằn cỗi, lá kém xanh, ra hoa kém và thưa thớt, ít quả. Cây thiếu đạm buộc phải hoàn thành chu kỳ sống nhanh, thời gian tích lũy ngắn, năng suất thấp bởi vì lá già sẽ chuyển đạm nuôi các lá non nên lá già rụng sớm. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra ảnh hưởng của nitơ đến sản lượng cây thức ăn xanh đồng thời tìm ra sự tương quan giữa liều lượng N được bón với năng suất chất xanh và hiệu quả bón phân . Đối với cỏ họ đậu: Liều lượng bón tối ưu cho đồng cỏ Alfalfa là 90 120kg N/ha/năm, đối với cỏ orchard là 140kg N/ha/năm và cỏ orchard hỗn hợp với cỏ tall fescure là 180 kg N/ha/năm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất