Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộ...

Tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số trường tiểu học tông lạnh, thuận châu, sơn la

.PDF
72
1486
155

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÙI THỊ TIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔNG LẠNH - THUẬN CHÂU - SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÙI THỊ TIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔNG LẠNH - THUẬN CHÂU - SƠN LA Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Hồng SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. TrầnThị Thanh Hồng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tiểu học - Mầm non những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho em ngững kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường, xin cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Tông Lạnh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu thực tiễn dạy học tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số. Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp k50 Đại học giáo dục Tiểu học, cũng như gia đình, bạn bè những người luôn quan tâm, động viên và nhiệt tình giúp đỡ em để hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Tiệp DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT GV: giáo viên HS: học sinh SGK: sách giáo khoa SGV: sách giáo viên HSDTTS: học sinh dân tộc thiểu số HSDT: học sinh dân tộc ĐH: Đại học CĐ: Cao đẳng TC: Trung cấp TMĐ: tiếng mẹ đẻ NXBGD: Nhà xuất bản Giáo dục DTTS: dân tộc thiểu số MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 3 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................ 3 6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 8. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 4 9. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 4 PHẦN II: NỘI DUNG........................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................... 5 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 5 1.1.1. Cơ sở tâm sinh lý ...................................................................................... 5 1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học .................................................................................. 7 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 9 1.2.1. Khảo sát thực trạng sửa lỗi phát âm cho HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh .......................................................................................................... 9 1.2.2. Kết quả khảo sát ..................................................................................... 10 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 22 CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HSDTTS ................... 24 2.1. Biện pháp luyện tập theo mẫu .................................................................... 24 2.2. Biện pháp phân tích cách phát âm ............................................................. 26 2.3. Biện pháp luyện tập tổng tập ..................................................................... 28 2.4. Biện pháp tổ chức trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho HS .................. 31 2.5. Biện pháp mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường và cộng đồng .................................................................................................... 34 2.5.1. Tăng cường các hoạt động tập thể ngoài các giờ học trên lớp nhằm tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho HS ............................................................... 34 2.5.2. Mở rộng môi trường giao tiếp ở gia đình và cộng đồng. ......................... 35 2.6. Thường xuyên luyện đọc các từ khó trong giờ tập đọc .............................. 35 2.7. Vận thiết bị dạy học để sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc .................. 36 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 37 CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM ........................................................................... 38 3.1. Những vấn đề chung .................................................................................. 38 3.1.1. Một số yêu cầu của thiết kế .................................................................... 38 3.1.2. Cấu trúc của thiết kế ............................................................................... 38 3.2. Thiết kế thể Thiết nghiệm .......................................................................... 39 3.2.1. Thiết kế thể nghiệm bài tập đọc “Bàn tay cô giáo” (tuần 21 – Tiếng Việt 3, tập 2) ............................................................................................................ 39 3.2.2. Thiết kế thể nghiệm bài tập đọc “Cuộc chạy đua trong rừng” (tuần 28 – Tiếng Việt 3, tập 2) .......................................................................................... 39 3.3. Thể nghiệm ............................................................................................... 39 3.3.1. Mục đích thể nghiệm .............................................................................. 39 3.3.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thể nghiệm ........................................... 40 3.3.3. Cách thức thể nghiệm ............................................................................. 40 3.3.4. Nội dung, phương pháp thể nghiệm ........................................................ 40 3.4. Kết quả thể nghiệm.................................................................................... 42 3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá..................................................................................... 42 3.4.2. Kết quả thể nghiệm ................................................................................. 42 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 44 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội, tiếng Việt cũng phát triển phong phú và đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội. Để bắt kịp với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải có đổi mới phù hợp. Bên cạnh sự đổi mới chương trình và nội dung học tập, thì việc đổi mới cách làm của đội ngũ giáo viên (GV) là rất quan trọng và được xem là khâu cơ bản đối với sự nghiệp giáo dục của nước ta. Nghe, nói, đọc, viết là bốn hoạt động ngôn ngữ khác nhau của con người, trong đó đọc là một hoạt động quan trọng và có ý nghĩa đối với học sinh (HS) tiểu học và đặc biệt là đối với học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS). Đối với mỗi người, giao tiếp bằng chữ viết chỉ được thực hiện khi bắt đầu biết đọc. Đó là yêu cầu cơ bản đầu tiên với mỗi HS bước vào trường tiểu học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong hoạt động học tập và giao tiếp. Nó là công cụ học tập các môn học khác. Nó tạo hứng thú, động cơ học tập, đồng thời nó tạo điều kiện để HS có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đối với HSDTTS do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ (TMĐ) – tiếng dân tộc nên khả năng tiếp nhận tiếng Việt, đặc biệt là khả năng phát âm đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy với ý nghĩa của việc dạy đọc thì việc dạy đọc, dạy phát âm cho HSDTTS đóng vai trò quan trọng. Tập đọc là môn học khởi đầu, là phân môn chính có vị trí đặc biệt to lớn ở nhà trường tiểu học bởi vì giai đoạn này là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng phát âm cho HS. Việc phát âm và luyện phát âm đúng với chuẩn quy tắc tiếng Việt góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Vì vậy ngay từ đầu bậc tiểu học các em cần được học môn Tập đọc một cách khoa học, cẩn thận. Đó là lý do vì sao Tập đọc bố trí thành phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng Việt) có tiết dạy riêng. Trường Tiểu học Tông Lạnh nằm trên đường Quốc lộ 6, giao thông đi lại rất thuận tiện. Đội ngũ GV công tác lâu năm, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên do số lượng học sinh dân tộc (HSDT) khá lớn, khả năng phát âm chưa chuẩn nên chất lượng dạy và học đối với các môn học nói chung và đối với phân môn Tập đọc lớp 3 nói riêng chưa cao. 1 Vì những lý do trên, tác giả mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số Trường Tiểu học Tông Lạnh – Thuận Châu – Sơn La’’ để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho HS miền núi nói chung và HSDTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề “Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh cấp tiểu học’’ (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) của dự án phát triển GV tiểu học (NXBGD) đã đi sâu vào nghiên cứu tầm quan trọng của dạy phát âm đúng cho HSDTTS, tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm đúng tiếng Việt cho HSDT. Đây là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn có thể áp dụng vào việc dạy học không chỉ HSDTTS mà cả với HS dân tộc Kinh những biện pháp này vẫn có tác dụng tích cực. “Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học trên bình diện ngữ âm” (tài liệu đào tạo GV tiểu học, trình độ đại học), dự án phát triển GV tiểu học của Nguyễn Thị Xuân Yến – Lê Thị Thanh Nhàn (NXBGD 2007) đã mô tả hệ thống âm chuẩn trong tiếng Việt hiện đại xác định lỗi phát âm, xác định biến thể phát âm theo các vùng phương ngữ cho HS tiểu học. Trong cuốn này tác giả đã đưa ra được cơ sở lý luận một số phương pháp dạy học phát âm ở tiểu học. “Dạy học tập đọc ở tiểu học” – Lê Phương Nga, đã nghiên cứu đến việc xác định chuẩn chính âm trong tiếng Việt và hướng đến một trong ba mẫu hình lý tưởng để luyện phát âm cho HS. Đây là cơ sở quan trọng cho GV vận dụng dạy phát âm và sửa lỗi phát âm cho tất cả HS nói chung và HSDTTS nói riêng. “Vui học tiếng Việt (Trần Mạnh Hưởng, NXB Giáo dục 2000). Tài liệu này đề cập đến những kiến thức tiếng Việt cơ bản giúp HS luyện tập thành thạo các kỹ năng “đọc, nghe, nói, viết”, các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và ngôn ngữ của dân tộc. 3. Mục đích nghiên cứu Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung và môn tiếng Việt nói riêng. Qua việc học tập đọc các em nắm, biết được cách phát âm đúng, chuẩn tiếng Việt, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình đọc. Từ đó các em có thói quen phát âm chuẩn chính tả, đọc đúng văn bản, giúp các em tiếp thu tri thức khoa học. Nhưng trên thực tế, hiện tượng phát âm sai tiếng Việt vẫn còn tồn tại. 2 Vì vậy thực hiện khóa luận, tác giả mong đề xuất được các biện pháp có hiệu quả trong việc sửa lỗi và rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho HS tiểu học nói chung, nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho HS lớp 3 dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Tiểu học Tông Lạnh nói riêng. 4. Nhiệm vụ Tìm hiểu cơ sở lý luận của dạy học phát âm chuẩn tiếng Việt và thực trạng của việc phát âm tiếng Việt cho HSDTTS ở Trường Tiểu học Tông Lạnh. Tìm hiểu thực trạng lỗi phát âm của HS lớp 3 DTTS. Đề xuất một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT. Thể nghiệm để khẳng định tính khả thi của vấn đề nghiên cứu. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc cho HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh. Nghiên cứu lỗi phát âm của 90 HSDTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh. 6. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sửa lỗi phát âm cho HS, lựa chọn và khảo sát những từ ngữ phổ biến trong các bài tập đọc lớp 3 mà HS thường mắc lỗi khi phát âm trong quá trình học tập và giao tiếp, từ đó đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm, đồng thời tiến hành thiết kế mẫu giáo án thể nghiệm vận dụng cho HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh. 7. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận dựa trên một số phương pháp như sau: Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa các tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Thống kê khảo sát thực tế nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu với các biện pháp cụ thể: quan sát, dự giờ, trò chuyện, phiếu điều tra. So sánh đối chiếu những vấn đề lý luận với thực tiễn từ đó khảo sát, rút ra kết luận và đề xuất những biện pháp thể nghiệm. 3 8. Giả thuyết khoa học Sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc cho HSDT hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề còn nhiều băn khoăn, trăn trở của không ít GV tiểu học miền núi Sơn La. Nếu các phương án đề xuất trong kết luận chứng minh được tính khả thi sẽ góp thêm tiếng nói và giải quyết những khó khăn đó, góp phần nâng cao chất lượng sửa lỗi phát âm, rèn kỹ năng phát âm chuẩn trong dạy học tập đọc cho HSDT, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay. Khóa luận là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên Khoa Tiểu học. 9. Cấu trúc của đề tài Chương 1. Gồm hai nội dung chính. Nội dung thứ nhất tác giả đi vào tìm hiểu cơ sở tâm sinh lý, cơ sở ngôn ngữ học, vị trí, tính chất, nhiệm vụ của việc dạy học phát âm trong phân môn Tập đọc làm căn cứ cho vấn đề nghiên cứu; Nội dung thứ hai tiến hành khảo sát nội dung chương trình tập đọc lớp 3, thực trạng dạy và học, chỉ ra thực trạng mắc lỗi của HSDTTS, chỉ ra các lỗi thường gặp, phân loại lỗi dựa trên quá trình điều tra, khảo sát, tìm hiểu những nguyên nhân mắc lỗi phát âm của HS từ đó đề xuất một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho HS ở chương 2. Chương 2. Tác giả đề xuất một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho HS như: Biện pháp luyện tập theo mẫu, biện pháp phân tích cách phát âm, biện pháp luyện tập tổng hợp, biện pháp trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho HS, biện pháp mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường và cộng đồng, biện pháp thường xuyên luyện đọc từ khó trong giờ tập đọc, biện pháp vận dụng thiết bị dạy học để sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc nhằm khắc phục lỗi phát âm giúp các em HSDTTS có cách học hiệu quả nhất và hạn chế được lỗi phát âm. Chương 3. Dựa trên sự nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm sửa lỗi phát âm cho HS lớp 3 DTTS các chương trước đó. Chương 3 tác giả đã thiết kế mẫu ứng dụng của bài tập đọc, từ đó đánh giá tính khả thi của vấn đề nghiên cứu. 4 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận Lỗi phát âm là những sai lệch trong cách phát âm so với cách phát âm chuẩn làm cho người nghe khó hiểu thậm chí hiểu sai thành một nghĩa khác. Lỗi phát âm khác với tiếng địa phương. Việc dạy phát âm cho HSDTTS có thể chấp nhận theo ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc bộ, phương ngữ Trung bộ, phương ngữ Nam bộ nơi HS sinh sống. Với HS các dân tộc huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La theo chuẩn phương ngữ Bắc bộ. Đối với HS lứa tuổi tiểu học – là giai đoạn các em chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập. Đặc biệt, HS lớp 3 ghi nhớ không chủ định cũng dần chuyển sang ghi nhớ có chủ định. Hơn nữa, khi học qua phân môn Học vần, hầu hết các em đã đọc thông viết thạo. Tuy nhiên, đối với HSDTTS hầu hết các em đến trường muộn. Ngôn ngữ TMĐ làm ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách học, đặc biệt là cách phát âm… nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học môn tiếng Việt của các em. Do đó, khi dạy tập đọc cho HS lớp 3 DTTS, GV cần giúp HS hình thành kỹ năng và thói quen phát âm chuẩn khi đọc. Muốn vậy cần cho các em luyện đọc nhiều. Ngoài ra trong quá trình luyện phát âm cho HS, GV cần nắm được chuẩn chính âm (có thể theo ba vùng phương ngữ trên) và chuẩn chính tả (chỉ có một chuẩn duy nhất) để tránh luyện phát âm cho HS không đạt hiệu quả. Cơ chế của việc phát âm khi đọc là cơ sở của việc dạy đọc. Tập đọc biểu thị mối quan hệ mật thiết giữa sự vận động của thị giác với lời nói âm thanh. Do đó, trong dạy học tập đọc GV cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ, tư duy cụ thể của HS lớp 3 để xác định cho mình những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng HS. 1.1.1. Cơ sở tâm sinh lý Phát âm chuẩn quy tắc tiếng Việt là phát âm đúng âm vị, phụ âm, phát âm to, rõ ràng, lưu loát, mạch lạc từng âm vị và chữ cái. Đối với việc hình thành kỹ xảo phát âm, đặc tính của mỗi thể loại văn bản, đoạn trích mà HS dựa vào đó để lĩnh hội từ ngữ, ngôn ngữ tiếng Việt là rất quan trọng. Theo đó khi phát âm theo nguyên tắc chữ viết là các biểu tượng âm vị, chữ cái, vần, thanh điệu từ đó được thể hiện bằng biểu tượng âm thanh. 5 Để sửa lỗi phát âm và rèn kỹ năng phát âm chuẩn trong dạy học tập đọc cho HS lớp 3 DTTS ngoài việc nắm được các lỗi mà các em thường mắc dẫn đến việc phát âm sai, chưa chuẩn, nắm được bản chất hay nguyên nhân mắc lỗi phát âm chúng ta cần hiểu được đặc điểm tâm sinh lý các em HS. Việc sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc cho HS lớp 3 DTTS phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý của HS. Ở giai đoạn này các em đã có bước chuyển mới từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập và hầu hết các em đã biết đọc, biết viết. Tuy nhiên, nhận thức của các em vẫn là nhận thức chưa có chủ định và đối tượng là HSDTTS có thói quen phát âm của ngôn ngữ TMĐ nên ảnh hưởng nhiều đến việc học tập đọc. Do đó GV phải nắm được tâm lý HS, từ đó có những định hướng sửa lỗi phát âm trong dạy học phân môn Tập đọc cho thích hợp, để HS có kết quả học tập khả quan hơn. Ở giai đoạn tiểu học, do các cơ quan cảm giác chưa phát triển hoàn thiện nên bộ máy phát âm của các em chưa chuẩn các em thường đọc lẫn l/n, b/v, l/đ…hoặc đọc các từ khó còn lệch lạc như khúc khuỷu, ngoằn ngoèo…hay những khiếm khuyết nào đấy trong bộ máy phát âm sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra lỗi phát âm. Ví dụ người có lưỡi hơi ngắn sẽ khó phát âm chính xác các chữ như n, ch, r…người có lưỡi dài thường phát âm không tròn vành rõ tiếng, người hở hàm ếch, răng thưa, lưỡi gà ngắn thường khó phát âm các âm gió, âm sát, âm họng. Ngoài ra cấu tạo vòm họng, dây thanh ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm. Ảnh hưởng của cách phát âm TMĐ đã trở thành thói quen với HSDTTS nói chung và HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh nói riêng, khi học một ngôn ngữ mới các em khó làm quen với thao tác phát âm mới, nhất là những âm khó, những âm không có trong TMĐ, bởi vậy khi các em sử dụng tiếng Việt vẫn còn mang dấu ấn của TMĐ ở đâu đó trong âm sắc ngữ điệu. Cụ thể: Dân tộc Thái không phân biệt được phụ âm l/đ, th/ t…vần ênh/êênh, ôc/ôôc…dân tộc Mường không phân biệt được phụ âm b/v, vần ong/oong, ong/ông…dân tộc Tày không phân biệt được phụ âm r/l... HS lớp 3 DTTS của Trường Tiểu học Tông Lạnh có điều kiện sống và hoàn cảnh khác nhau, nhưng đa phần môi trường sống của các em chủ yếu là người DTTS nên thời gian sử dụng tiếng Việt của các em rất ít, bị bó hẹp. Chính vì vậy khi dạy tập đọc cho HSDT lớp 3, GV cần phải chú ý đến cách phát âm, chú ý sửa lỗi phát âm cho HS một cách có định hướng, toàn diện nhằm giúp các em sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong học tập cũng như trong giao tiếp. 6 HSDT không phải bao giờ cũng phát âm chuẩn, chính xác, hiểu những từ mình phát âm (TMĐ, yếu tố sinh lý, yếu tố xã hội) nên hầu như toàn bộ sự chú ý của các em tập trung vào việc nhận mặt chữ, đánh vần để phát thành âm. Mặt khác HSDTTS thường phát âm sai nhưng các em không thể phân biệt được lỗi sai của mình khi phát ra lời nói, do đó nó có ảnh hưởng đến khả năng phát âm của các em. Vì vậy để giúp HS sửa lỗi phát âm, rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn để học tốt phân môn này, GV cần có sự quan tâm sát sao, có những định hướng tích cực trong việc sửa lỗi phát âm cho HS, nhưng cũng cần có sự am hiểu sâu sắc tâm sinh lý HS nhất là HSDTTS lớp 3 Trường Tiểu học Tông Lạnh – Thuận Châu – Sơn La. 1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học Nói đến việc sửa lỗi phát âm trong phân môn Tập đọc, ta đề cập đến hai vấn đề lớn là chính âm và ngữ điệu. *Vấn đề chính âm trong tiếng Việt Chính âm là chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội. Chính âm quy định nội dung luyện phát âm ở tiểu học. Chính âm liên quan đến vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Việc hiểu biết của chính âm sẽ giúp ta xác định được nội dung cần đọc đúng, đọc diễn cảm một cách có nguyên tắc. Chính âm có mối quan hệ chặt chẽ tới quá trình dạy học tập đọc cho HS tiểu học và HSDTTS phát âm đúng sẽ giúp cho HS học tập cách phát âm chuẩn, từ đó hiểu sâu sắc vấn đề được đề cập. Do đó, GV phải xác định chuẩn chính âm khi dạy học tập đọc cho HSDTTS để sửa lỗi, rèn kỹ năng phát âm chuẩn và đọc chuẩn cho HS. *Vấn đề thanh điệu trong tiếng Việt Thanh điệu là một loại đơn vị siêu đoạn tính bao trùm lên toàn bộ âm tiết và có chức năng thay đổi đơn vị cao của âm tiết. Đối với các ngôn ngữ Đông Nam Á trong đó có tiếng Việt thì thanh điệu có chức năng âm vị học tức là có chức năng khu biệt nghĩa. 7 Hệ thống thanh điệu gồm sáu thanh: Ngang (-), huyền (/), hỏi (?), sắc (/), nặng (.) được chia làm hai nhóm cao (sắc, ngã, không) và thấp (ngang, huyền); nếu xét về âm vực được chia là bằng phẳng (ngang, huyền), không bằng phẳng (hỏi, ngã, sắc, nặng); nếu xét về âm điệu. Bảng 1: Phân loại thanh điệu theo âm điệu Không bằng phẳng Âm điệu Bằng phẳng Âm vực Gẫy Không gẫy Cao Ngang Ngã Sắc Thấp Huyền Hỏi Nặng Các thanh điệu dễ hòa nhập với nhau đó là nặng với ngã, sắc với hỏi; điều này cộng với tính chất dễ thay đổi âm vực của các thanh điệu hai chiều như hỏi, ngã đã dẫn đến hiện tượng nhập thanh ở một số vùng phương ngữ tiếng Việt. Trong quá trình phát âm cần kết hợp hài hòa các yếu tố học phát âm trong phân môn Tập đọc cao; trong quá trình HS phát âm GV cần phải hướng dẫn các em cách phối hợp thanh điệu, chính âm để việc sửa lỗi phát âm đạt hiệu quả, chất lượng. Thanh ngang (thanh không): là thanh cao có đường nét bằng phẳng đồng đều từ đầu đến cuối. Thanh huyền: là thanh thấp, cũng có đường nét bằng phẳng đi xuống thoai thoải. Thanh ngã: có đường nét không bằng phẳng xuất phát từ âm vực thấp hơi đi lên đến giữa chừng lại đi xuống, dốc đứng trong một thời gian ngắn, sau đó lại đột ngột vút lên và kết thúc ở một độ cao rất lớn; thanh ngã thuộc nhóm thanh cao. Thanh hỏi: Có đường nét cong như một vòng cung xuất phát từ độ cao thấp hơn thanh huyền rồi đi dần xuống giữa chừng lại đi lên và kết thúc ở độ cao gần bằng lúc xuất phát; đây là một thanh thấp. Thanh sắc: Bắt đầu từ một độ cao thấp hơn thanh ngang, rồi đi vút lên, kết thúc ở độ cao lớn nhất. Thanh nặng: Bắt đầu ngang với độ cao xuất phát của thanh huyền rồi đi xuống thoai thoải nhưng dốc hơn thanh huyền rất nhiều, kết thúc ở độ cao thấp. 8 Các thanh điệu dễ hòa nhập với nhau đó là nặng với ngã, sắc với hỏi; điều này cộng với tính chất dễ thay đổi âm vực của các thanh điệu hai chiều như hỏi, ngã, đã dẫn đến một số hiện tượng nhập thanh ở một số vùng phương ngữ tiếng Việt. Trong quá trình phát âm cần kết hợp hài hòa giữa các yếu tố để có kết quả phát âm cao; trong quá trình HS phát âm GV cần phải hướng dẫn các em cách phối hợp thanh điệu để việc dạy học có chất lượng. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khảo sát thực trạng sửa lỗi phát âm cho HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh 1.2.1.2. Mục đích khảo sát Tác giả tiến hành khảo sát giờ dạy tập đọc của GV Trường Tiểu học Tông Lạnh, từ đó xác định những khó khăn chủ yếu mà GV gặp phải khi dạy tập đọc cho HSDT và đưa ra biện pháp khắc phục. Đồng thời tác giả tìm hiểu hoàn cảnh, tâm sinh lý HS lớp 3, khảo sát thực trạng phát âm trong giờ tập đọc để thấy được những lỗi phát âm mà các em thường mắc phải, tiến hành phân loại lỗi để nắm được thực trạng mắc lỗi. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi phát âm nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tập đọc. 1.2.1.2. Nội dung khảo sát Khóa luận tiến hành khảo sát trên những nội dung sau: 1. Tìm hiểu về sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) lớp 3 – phân môn Tập đọc 2. Thực trạng phát âm của HS 3. Thực trạng sửa lỗi phát âm của GV đối với HS 1.2.1.3. Địa điểm và thời gian khảo sát + Thời gian khảo sát: Bắt đầu từ ngày 20/12/2012 đến ngày 25/12/2012 + Địa điểm khảo sát: Tại Trường Tiểu học Tông Lạnh 1.2.1.4. Cách thức khảo sát Để đánh giá thực trạng phát âm cho các em HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh, tác giả dùng phương pháp dự giờ trực tiếp, phương pháp điều 9 tra bằng phiếu, trao đổi với GV về chương trình tập đọc lớp 3 và các phương pháp sửa lỗi phát âm cho HS. 1.2.2. Kết quả khảo sát Sau một thời gian tiến hành khảo sát thực tế tại Trường Tiểu học Tông Lạnh tác giả thu được kết quả như sau: 1.2.2.1. Nghiên cứu về SGK và SGV Tiếng Việt 3 a. SGK Tiếng Việt 3 SGK Tiếng Việt 3 gồm có hai tập (tập 1+ tập 2) gồm 15 chủ điểm, các chủ điểm được học trong hai hoặc ba tuần. * Tập 1: Gồm 8 chủ điểm có tên gọi như sau: + Măng non (tuần 1, 2) + Mái ấm (tuần 3, 4) + Tới trường (tuần 5, 6) + Cộng đồng (tuần 7, 8) + Quê hương (tuần 10, 11) + Bắc - Trung - Nam (tuần 12, 13) + Anh em một nhà (tuần 14,15) + Thành thị và nông thôn (tuần 16, 17) Tuần 9 ôn tập giữa học kỳ I; tuần 18 ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ I. * Tập 2: Gồm 7 chủ điểm có tên gọi như sau: + Bảo vệ tổ quốc (tuần 19, 20) + Sáng tạo (tuần 21, 22) + Nghệ thuật (tuần 23, 24) + Lễ hội (tuần 25, 26) 10 + Thể thao (tuần 28, 29) + Ngôi nhà chung (tuần 30, 31, 32) + Bầu trời và mặt đất (tuần 33, 34) Riêng tuần 27 ôn tập giữa học kỳ II; Tuần 35 ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ II. SGK Tiếng Việt 3 bao gồm các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn. Mỗi phân môn có nội dung chương trình riêng và bố trí theo phân phối chương trình. Trung bình một tuần HS được học hai bài tập đọc, trong đó có một bài tập đọc kể chuyện được học hai tiết. Như vậy trong một năm học, HS được học 62 bài tập đọc tương đương với 93 tiết. Cấu trúc bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt lớp 3 thường gồm bốn phần: tranh minh họa, văn bản tập đọc, chú giải và câu hỏi trong phần tìm hiểu bài. Trong quá trình dạy học, tùy thuộc vào từng bài đọc cụ thể GV sử dụng SGK một cách tối ưu để đạt hiệu quả giờ học một cách tốt nhất. Đối với Trường Tiểu học Tông Lạnh khả năng phát âm của nhiều em HS chưa cao, chính vì vậy SGK là công cụ chủ yếu sửa lỗi phát âm để nâng cao hiệu quả dạy – học đọc cho GV và HS. b. SGV và các tài liệu khác * SGV: SGV Tiếng Việt 3 cũng có cấu tạo hai tập (tập 1+ tập 2) tương ứng với SGK. Nội dung SGV cũng gồm hai phần: + Phần I: Hướng dẫn chung Phần này trình bày mục tiêu, quan điểm dạy học, cách biên soạn bài giảng, nội dung, phương pháp dạy học tiếng Việt và hướng dẫn dạy từng phân môn cụ thể, trong đó có phân môn Tập đọc. + Phần II: Hướng dẫn cụ thể Phần này hướng dẫn GV những nội dung chính, những chuẩn kiến thức để GV có định hướng soạn bài tương ứng với các bài đọc trong SGK. * Sách thiết kế bài giảng là tài liệu tham khảo hữu ích để GV biên soạn bài giảng theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng. 11 * Vở bài tập Tiếng Việt và các tài liệu khác giúp HS luyện tập, thực hành các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết phục vụ cho quá trình học tập của các em. 1.2.2.2. Thực trạng mắc lỗi phát âm của HSDTTS a. Một số lỗi phát âm thường gặp của HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh Khi học tiếng Việt, HSDT có những xu hướng chuyển những chuẩn mực và thói quen phát âm TMĐ tới quá trình phát âm tiếng Việt. Cơ quan phát âm của các em đã quen với những thao tác khi phát âm tiếng dân tộc khó tránh khỏi những sai lệch khi phát âm tiếng Việt. Qua thực tế khảo sát trong giờ học tập đọc, qua việc trò chuyện với HS lớp 3 Trường Tiểu học Tông Lạnh, bản thân tác giả thấy các em mắc khá nhiều lỗi phát âm, thống kê số lỗi phát âm, tác giả thấy có hai loại lỗi cơ bản sau: a.1. Lỗi phát âm do HS không nắm vững cấu trúc nội bộ trong cùng một âm tiết tiếng Việt, (chẳng hạn như ăn cơm thì các em lại phát âm là ăm cơn, ngoằn ngoèo phát âm là ngoằn ngòe…) Dễ thấy các lỗi phát âm trên là do HS không nắm vững được cấu tạo trong nội bộ tiếng Việt, dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu, sai âm từ. Để khắc phục lỗi này GV nên chỉ ra cho HS các thành phần của âm tiết (cấu tạo âm tiết từ mức độ tối thiểu đến tối đa) tức là giúp HS nắm được các thành phần của âm tiết bao gồm những thành phần nào, vị trí âm tiết đảm nhận vai trò gì. Nắm được cơ sở này HS sẽ khắc phục lỗi phát âm thừa, thiếu hoặc sai âm. a.2. Lỗi phát âm do HS không nắm vững chính âm và do ảnh hưởng của lối phát âm địa phương Hầu hết theo số liệu điều tra đã cho thấy các em đều mắc lỗi về phụ âm đầu b/v, l/đ, gi/r, r/l… lỗi phần vần ong/ông, ôc/ôôc, ay/ây, âu/iu, ươu/iêu… lỗi về thanh điệu như thanh ngã và thanh sắc. Để sửa lỗi này đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài, trước hết HS cần nắm vững chính âm tiếng Việt, chú ý hướng dẫn HS phát âm theo âm chuẩn tiếng Việt, không phát âm theo lối phát âm địa phương. Muốn đạt được điều đó GV cần dạy đúng, phát âm chuẩn chính âm tiếng Việt cho HS. Điều quan trọng nhất trong việc khắc phục lỗi này và nâng cao hiệu quả sửa lỗi phát âm là GV thường xuyên cho HS phát âm, tập phát âm nhiều lần những phụ âm dễ lẫn đồng thời phải phối hợp đa dạng với các hình thức rèn luyện khác. 12 Thực trạng điều tra cho thấy 90 HS ở lớp 3A, 3B, 3C thuộc lớp 3 của Trường Tiểu học Tông Lạnh – Thuận Châu – Sơn La hầu hết đều mắc lỗi khi phát âm. Qua quá trình khảo sát tác giả thu được kết quả như sau: Bảng 2: Thống kê lỗi phát âm của HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh Các lỗi phát âm thường mắc Lớp Số lượng HS khảo sát Phát âm sai phần vần: ay/ây, ươu/iêu, ong/ông, ôc/ôôc… Phát âm sai phụ âm đầu: b/v, l/đ, r/gi, r/l… Tỉ lệ HS Số HS Số HS mắc mắc lỗi mắc lỗi lỗi(%) Phát âm sai về thanh điệu: ngã/sắc Tỉ lệ HS mắc lỗi(%) Số HS mắc lỗi Tỉ lệ HS mắc lỗi(%) 3A 30 21 70 13 43 12 40 3B 30 22 73 12 40 15 50 3C 30 24 80 16 53 10 33 Ngoài những lỗi điển hình mà HSDTTS thường mắc như đã nêu ở trên thì các em còn bị lẫn những âm do ảnh hưởng từ TMĐ như x/s, d/r/gi, tr/ch… Một số dân tộc thuộc nhóm Tày, Thái thường khó phát âm các nguyên âm đôi và thường biến chúng thành nguyên âm đơn: uô thành u hoặc ô, ươ thành ư hoặc ơ, iê thành i hoặc ê…hay một số dân tộc thường khó khăn khi phát âm các âm tiết kết thúc bằng các âm tắc vô thanh, đây cũng là dạng lỗi phổ biến của HSDT H'Mông. Trong tiếng Việt có nhiều ngôn ngữ dân tộc không có thanh điệu (tiếng Ê Đê, Ba-Na, Gia rai…). Hay có một số ngôn ngữ có thanh điệu nhưng số lượng và tính chất các thanh không hoàn toàn tương ứng số lượng và tính chất các thanh trong tiếng Việt (tiếng Thái, H’Mông, Dao…) bởi vậy mà hiện tượng phát âm không đúng thanh điệu cũng khá phổ biến ở HSDTTS. Nhận xét: Qua bảng số liệu thống kê trên cho thấy HSDTTS của Trường Tiểu học Tông Lạnh đều mắc lỗi phát âm tương đối nhiều. Cụ thể là: Thứ nhất: Về phụ âm 13 Số lượng HS mắc lỗi về phụ âm chiếm tỉ lệ lớn. Tập trung nhiều ở trường hợp phân biệt l/đ, b/v, r/l, r/gi. Trong đó lớp 3A là 21/30 em (chiếm 70%), lớp 3B là 22/30 em (chiếm 73%), lớp 3C chiếm tỉ lệ lớn nhất 24/30 em (chiếm 80%) Ví dụ trong phiếu điều tra số 1 có các từ như: “Đau bụng” HS phát âm thành “đau vụng’’ “Kiểm lâm” HS phát âm thành “ kiểm đâm” “Ra ngoài” HS phát âm thành “la ngoài” Thứ hai: Về phần vần So với số lượng HS mắc lỗi về phụ âm thì tỉ lệ HS mắc lỗi phần vần về cơ bản cũng có phần giảm hơn. Tuy nhiên số lượng HS mắc lỗi về phần vần vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao trong đó lớp 3A có 13/30 em mắc lỗi (chiếm 43%), lớp 3B có 13/30 em mắc lỗi (chiếm 43%), lớp 3C chiếm tỉ lệ lớn nhất 16/30 em (chiếm 53%). Do HS lớp 3 lại là con em DTTS nên chưa được tiếp xúc nhiều với vốn từ, đặc biệt là với những từ HS ít biết đến và thường hay bị nhầm lẫn với các từ khác. Ví dụ trong phiếu điều tra số 2: “cây xanh” các em phát âm là “cay xanh”, “con hươu” phát âm là “con hiêu”, “nước chảy” phát âm thành “nước chải”… Thứ ba: Về thanh điệu Lỗi sai do thanh điệu thì đa số các em thường nhầm lẫn giữa hai thanh đó là thanh ngã và thanh sắc. Ví dụ trong phiếu điều tra số 1 có từ “con muỗi” các em phát âm thành “con muối”, “ngã xe” phát âm thành “ngá xe” hay: Ai ngày thường mắc lỗi Tết đến chắc hơi buồn Ai được khen ngày thường Thì hôm nào cũng tết HS lại phát âm thành: Ai ngày thường mắc lối Tết đến chắc hơi buồn Ai được khen ngày thường Thì hôm nào cúng tết 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất