Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật biểu diễn kèn dăm kép ở việt nam (la)...

Tài liệu Nghệ thuật biểu diễn kèn dăm kép ở việt nam (la)

.PDF
110
214
70

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XXI, đất nước Việt Nam đã buớc sang một thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải được xây dựng đồng thời với một nền văn minh, văn hóa phát triển cao. Để có thể xây dựng một xã hội văn minh công nghiệp, một xã hội có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, công tác nghiên cứu lý luận được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách trong sự nghiệp đào tạo âm nhạc nói chung và từng chuyên ngành nói riêng. Trong nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ và các công trình nghiên cứu cấp Bộ, cấp cơ sở, bước đầu đã có nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh của giáo dục học âm nhạc và tâm lý học âm nhạc. Trên thế giới, các nghệ sỹ biểu diễn cũng như các nhà sư phạm về nghệ thuật biểu diễn kèn Dăm kép đã có rất nhiều công trình lý luận về lĩnh vực này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên số lượng công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Để có thể nâng cao chất lượng của công tác đào tạo nghệ sỹ biểu diễn, chúng ta còn cần rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo âm nhạc tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đã từ lâu, chúng ta có một quan niệm sai lầm trong việc đồng nhất “lý thuyết âm nhạc” và “lý luận âm nhạc”. Lý luận âm nhạc bao hàm một ý nghĩa rộng lớn hơn, trong đó lý luận về nghệ thuật biểu diễn chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống âm nhạc thế giới. Các vấn đề được đặt ra trong đầu thế kỷ XXI như: kinh tế tri thức, học tập suốt đời, vai trò của giáo dục – đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực cho xã hội…trở thành những vấn đề bức xúc và cấp thiết đối với Việt Nam. Chính vì những nguyên nhân nói trên, công tác 2 nghiên cứu lý luận về nghệ thuật biểu diễn, về Mỹ học âm nhạc, Tâm lý học âm nhạc cũng như Giáo dục học âm nhạc trở thành một vấn đề cần được các cấp lãnh đạo ngành Văn hóa – Nghệ thuật quan tâm và đầu tư thích đáng. Là một giảng viên lâu năm tại các Nhạc viện ở Việt Nam, mặc dù còn có nhiều hạn chế về kinh nghiệm và hiểu biết, nhưng trước nhu cầu cấp bách trong sự nghiệp phát triển nền âm nhạc nước nhà nên tác giả mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: “Nghệ thuật biểu diễn kèn Dăm kép ở Việt Nam” Lịch sử nghiên cứu của đề tài Về Nghệ thuật biểu diễn kèn Dăm kép trên phạm vi thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các Giáo sư các Nhạc viện nổi tiếng: • Tại Liên Xô cũ: (Moscow, St. Peterburg) • Tại Đông Âu: (Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Đông Đức) • Tại Tây Âu: (Pháp, CHLB Đức, Anh Quốc) • Tại Bắc Mỹ: (Mỹ, Canada) Để có thể phát triển được ngành dăm kép, các quốc gia trên thế giới đã thành lập “Hiệp hội Dăm kép thế giới”, nơi thường xuyên tổ chức các hội nghị và hội thảo quốc tế về kèn Dăm kép. Hiệp hội này đã có những trợ giúp về nghề nghiệp cũng như về tài chính nhằm hỗ trợ các nghệ sỹ trẻ của các chuyên ngành kèn Dăm kép phát triển, việc trợ giúp này được tiến hành hàng năm bao gồm từ sách, nốt nhạc, nhạc cụ, dăm kèn.... cho đến những nghiên cứu mới nhất về các vấn đề của nghệ thuật biểu diễn kèn Dăm kép. Tại Việt Nam, đã có một số những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Năm 1997 có đề tài “Một số vấn đề về phương pháp biểu hiện của kèn gỗ Giao hưởng tại Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Phúc Linh đã được bảo vệ thành công tại Viện Văn hóa – Nghệ thuật. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập tới các vấn đề lịch sử, sự du nhập, phương pháp 3 diễn tấu và phương pháp biểu hiện của kèn gỗ Giao hưởng tại Việt Nam, trong đó bao hàm đại cương về nghệ thuật biểu diễn của Flute, Hautbois, Clarinette và Basson. Luận văn cao học của Thạc sỹ Ngô Phương Đông – Giảng viên kèn Hautbois, Phó trưởng khoa Kèn – Gõ, Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt nam có tiêu đề: “ Một số vấn đề về giảng dạy kèn Hautbois tại Nhạc viện Hà Nội”; Luận án TS của tiến sĩ Ngô phương Đông “Đào tạo âm nhạc thế kỷ XX cho kèn Hautbois tại HVANQGVN”, Luận án TS của Tiến sĩ Vũ đình Thạch – chuyên ngành kèn Clarinet..... Các tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học về phương pháp diễn tấu và phương pháp biểu hiện, về phương pháp sư phạm cũng như lịch sử chuyên ngành của ngành Kèn – Gõ nói chung và của các chuyên ngành kèn Dăm kép nói riêng được tổ chức tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt nam) và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các tài liệu, các luận án, luận văn của các Tiến sỹ và Thạc sỹ các ngành Kèn hơi khác trong nước. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài đề cập tới một số vấn đề sau: • Một vài nét về lịch sử chuyên ngành kèn Dăm kép. • Sự phát triển mang tính chuyên nghiệp trong đào tạo các chuyên ngành kèn Dăm kép từ 1956. • Tác động của Hệ thống Xã hội chủ nghĩa đối với bước nhảy vọt trong đào tạo chuyên ngành kèn Dăm kép (tài liệu, giáo trình, tác phẩm, 4 phương pháp giảng dạy, việc tự xây dựng giáo trình – giáo án Việt Nam, việc xây dựng đội ngũ giảng viên cho tương lai…) • Quá trình phát triển chuyên ngành kèn Dăm kép tại Việt Nam. • Xây dựng nền tảng kỹ thuật trong phương pháp diễn tấu các chuyên ngành kèn Dăm kép. • Thế nào là xây dựng nền tảng kỹ thuật trong phương pháp diễn tấu các chuyên ngành kèn Dăm kép? • Một số vấn đề trong phương pháp diễn tấu kèn Dăm kép. • Những tiêu chí nhằm xây dựng nền tảng kỹ thuật trong phương pháp diễn tấu kèn Dăm kép. • Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy các chuyên ngành kèn Dăm kép tại Việt Nam. • Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành kèn Dăm kép tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đề cập tới một số nét về lịch sử chuyên ngành kèn Dăm kép, qua đó tìm hiểu về sự phát triển mang tính chuyên nghiệp trong đào tạo các chuyên ngành kèn Dăm kép từ 1956 tại Việt Nam. Việc tìm hiểu lịch sử phát triển của ngành kèn Dăm kép sẽ giúp cho việc xây dựng nền tảng kỹ thuật trong phương pháp diễn tấu. Từ đó, có những giải pháp phát triển cho tương lai. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài còn đề ra những tiêu chí nhằm xây dựng nền tảng kỹ thuật trong phương pháp diễn tấu kèn Dăm kép. Từ đó, tác giả công trình đề cập tới các giải pháp nhằm đổi mới về phương pháp giảng dạy nhằm nậng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành kèn Dăm kép tại Việt Nam. 5 4. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử • Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải. • Phương pháp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các phương pháp nghiên cứu âm nhạc trên nhìn từ góc độ âm nhạc nhạc học, mỹ học âm nhạc,Tâm lý học âm nhạc, Giáo dục học âm nhạc…. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Luận án sau khi hoàn thành với sự chỉ dẫn của các Giáo sư và các bạn đồng nghiệp sẽ có một ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng nền lý luận của nghệ thuật biểu diễn nói chung và nghệ thuật biểu diễn kèn Dăm kép nói riêng. Đây là một vấn đề có một tầm quan trọng trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc trong nước và thế giới hiện nay và đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục các chuyên ngành kèn Dăm kép tại Việt Nam. 6. Những đóng góp của luận án Luận án sẽ có những đóng góp cụ thể sau: • Tài liệu, giáo trình, tác phẩm các chuyên ngành kèn Dăm kép. • Phương pháp giảng dạy các chuyên ngành kèn Dăm kép. • Việc tự xây dựng giáo trình - giáo án tại Việt Nam. • Tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành kèn Dăm kép tại Việt Nam… 7. Bố cục luận án Mở đầu Nội dung: 6 Chương 1 : Lịch sử hình thành và phát triển các chuyên ngành kèn Dăm kép U U tại Việt Nam Chương 2 : Quá trình phát triển kỹ thuật biểu diễn ở trình độ chuyên U U nghiệp cao của các chuyên ngành kèn dăm kép Chương 3 : Nâng cao chất lượng biểu diễn và giảng dạy các chuyên ngành U U kèn dăm kép Kết luận và kiến nghị 7 CHƯƠNG I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CHUYÊN NGÀNH KÈN DĂM KÉP Ở VIỆT NAM ( Hautbois & Basson ) 1.1. Một vài nét về lịch sử các chuyên ngành kèn Dăm kép Khái niệm “Kèn dăm kép” được sử dụng trong luận án đề cập tới các lĩnh vực thuộc họ hàng kèn Hautbois và họ hàng Basson. Trong lĩnh vực cấu trúc nhạc cụ, phát âm, kỹ thuật biểu diễn cũng như phương pháp biểu hiện âm nhạc, hai chủng loại nhạc cụ này có rất nhiều nét tương đồng. Chính vì vậy, trên thế giới đã hình thành nên Hiệp hội kèn dăm kép Quốc tế. Lịch sử hình thành và phát triển của hai loại kèn này gắn bó với nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng kèn Basson có xuất xứ từ họ hàng kèn Hautbois trước khi hình thành kèn Bomhart và kèn Dulcian – những tiền thân của kèn Basson. Chính vì lý do như đã trình bày ở trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu lĩnh vực “ Nghệ thuật biểu diễn kèn dăm kép tại Việt Nam”, một vấn đề còn hết sức mới mẻ trong lý luận chuyên ngành Kèn. 1.1.1. Một số đặc điểm chung Để tìm hiểu về sự du nhập của kèn Dăm kép và để có được những tư liệu về lịch sử kèn Dăm kép nhằm giúp cho việc đào tạo sau này, nhất là việc mở mang thêm kiến thức về lịch sử chuyên ngành, chúng ta không thể không nghiên cứu về quá trình ra đời và phát triển của các loại kèn Dăm kép tại Châu Âu. Thông qua quá trình ra đời và phát triển của các loại kèn Dăm kép tại Châu Âu, chúng ta càng hiểu rõ hơn sự du nhập của các loại kèn Dăm kép vào Việt Nam và quá trình phát triển của nó trong nửa sau của thế kỷ XX. 8 Để có được những tư liệu chính xác, mang tính khoa học cao, chúng tôi đã nghiên cứu và tham khảo nhiều giáo trình giảng dạy về môn Lịch sử các chuyên ngành kèn Dăm kép. Bên cạnh đó, những cứ liệu được trích dẫn trong cuốn “Từ điển Bách khoa âm nhạc” của Nhà xuất bản Lausanne and Berner (Encyclopédie des sciences, art et métiers) và những tư liệu trong Thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress, Washington, DC) đã giúp cho chúng ta có những cơ sở khoa học tin cậy nhất trong quá trình thực hiện đề tài này. Kèn Dăm kép là những loại nhạc cụ thuộc nhóm kèn gỗ Giao hưởng. Nhóm kèn gỗ Giao hưởng bao gồm Flute, Hautbois, Clarinette, Basson. Trong đó ba loại kèn gỗ: Flute, Hautbois, Basson là ba chủng loại có xuất sứ trên năm thế kỷ. Đây là những loại nhạc cụ cổ trong các loại nhạc cụ Giao hưởng ngày nay. Chính vì vậy, âm nhạc thời kỳ Phục hưng (Renaissance) và âm nhạc thời kỳ tiền cổ điển (Baroque) đã dành cho chúng những vị trí xứng đáng. Cả 3 loại nhạc cụ này đã chiếm giữ vị trí quan trọng thời đó trong cả 3 dòng âm nhạc : • Dòng âm nhạc dân gian. • Dòng âm nhạc cung đình. • Dòng âm nhạc tôn giáo. Từ đầu thế kỷ XX tới nay, trước sự phát triển ở mức cao của kỹ thuật và công nghệ sản xuất kèn gỗ, những yêu cầu phát triển về kỹ thuật đã đạt tới đỉnh cao. Cùng với sự cải tiến đó, những yêu cầu của các nghệ sỹ sáng tác về việc gánh vác của bộ gỗ trong dàn nhạc Giao hưởng cũng tăng lên. Ngày nay, bộ gỗ có một vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc đảm nhiệm các phần solo của dàn nhạc mà còn tạo nên được những màu sắc mới cho âm nhạc Giao hưởng đương đại. 9 Chúng ta cũng cần phải điểm lại lịch sử của các chuyên ngành kèn dăm kép trước khi tìm hiểu chúng du nhập vào Việt nam từ bao giờ và bằng cách nào… 1.1.2. Khái quát về lịch sử phát triển kèn Hautbois (tiếng Pháp: Hautbois; Đức: Hoboe; Ý: Oboe; Anh: Oboe) Kèn Hautbois là nhạc cụ hơi bằng gỗ dùng Dăm kép và có âm sắc cao (Soprano), là loại nhạc cụ được các nhà âm nhạc học cổ đại xếp chung vào loại kèn gỗ Dăm kép, nhưng ở Tây Âu kèn Hautbois được phân biệt rõ từng loại dựa vào đặc điểm của thân kèn (ống để thổi), dăm, các phím bấm... Chúng ta không nên nhận định một loại nhạc cụ này trong dàn nhạc có vị trí quan trọng và có ưu thế hơn hẳn một loại nhạc cụ khác, bởi mỗi loại nhạc cụ có một chức năng và vai trò khác nhau trong dàn nhạc. Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhạc cụ, bộ gỗ trong dàn nhạc được xây dựng trên nền tảng lấy Hautbois làm chuẩn. Bởi vậy, nó xứng đáng có một vị trí quan trọng trong sự hình thành và phát triển của bộ kèn gỗ Giao hưởng và cần được nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống. Kèn Hautbois ngày nay được cấu tạo bởi một ống mỏng bằng gỗ cứng có độ dài khoảng 59 cm (đôi khi là ebonit, nhựa, kim loại và trong thời kỳ đầu là bằng gỗ Hồng hoặc Hoàng Dương – đây là những loại cây ăn quả ), gồm ba phần tách rời nhau và được nối ráp với nhau khi sử dụng. Kèn Hautbois có ống trong hẹp, thẳng, rộng dần và mở ra ở loa, cong như hình nón (tùy theo nhà sản xuất khi nó được chế tạo ra để thử nghiệm). Độ dài của ống có thể làm thay đổi số lỗ bấm từ 16 - 20 lỗ, trong đó 6 lỗ nằm trực tiếp dưới ngón tay và các lỗ còn lại được điều khiển theo một cơ chế vô cùng tỉ mỉ, phức tạp. Hiện nay có ít nhất 4 hệ thống phím bấm cho Hautbois. 10 Kèn Hautbois phát âm từ hai lưỡi gà làm bằng sậy ghép vào nhau, thực ra nó là một loài cây thân thảo bán nhiệt đới Arundo donax hay Arundo sativa gồm hai mảnh đặt đối diện nhau được buộc bằng chỉ vào ống kim loại được làm dẹp đầu, gọi là “staple” (đó là ống đồng để buộc lưỡi gà - hay còn gọi là cùi dăm). Dăm nối vào với thân ống kèn nhưng không gắn chặt vào thân kèn mà nó chỉ được cắm vào thân kèn khi nào thổi. Dăm kèn là bộ phận quyết định toàn bộ chất lượng của âm thanh. Đầu dăm được cạo mỏng và hai mảnh sậy sẽ rung, dao động khi thổi. Sử dụng và điều khiển dăm kèn để phát ra được những âm thanh đẹp, chuẩn xác về cao độ và có sức truyền cảm là một trong những tổng hợp các kỹ thuật rất khó cho người chơi kèn Hautbois. Họ hàng của Hautbois soprano hay Hautbois treble in C gồm những thành viên tiếng trầm hơn: Hautbois d’amore, thường cũng được gọi là mezzo-soprano; English Horn (Cor Anglais) in F, vẫn thuộc nhóm tenor mặc dù vẫn được gọi là Alto, Hautbois baritone, cũng in C nhưng thấp hơn Soprano một octave ( quãng tám). Vài trường hợp đã được tìm thấy tại Pháp như Soprano Military in Bb. Các loại Hautbois lớn hơn có loa hình quả lê, miệng loa thu nhỏ lại (liebesfuss), nhưng không thấy loa thẳng. Dựa trên cơ sở này, vài học giả cho rằng cần phải phân nhóm riêng trong họ Hautbois theo loại loa kèn. (Xem phụ lục 1.1.1) Thuật ngữ tiếng Ý “oboe da caccia” (được nghiên cứu bởi Sachs và Bessaraboff, đó là một dạng loa mở và cong của Oboe tenor với những lỗ khoan rộng) có thể do xuất phát từ công dụng của chiếc kèn lúc đi săn bắn, mặc dù những nghiên cứu mới nhất có xu hướng làm giảm giả thuyết này. Mặt khác, giả thuyết đó còn thiếu những bằng chứng xác thực. Tuy nhiên, Bach chỉ viết cho “oboe da caccia” hay “taille” trong tác phẩm của ông mặc dù có thể ông đã nghĩ đến chữ tenor (Oboe tenor) trong khi đó từ “corno inglese” đã được Jommelli sử dụng khoảng đầu 1741. 11 Loại kèn Hautbois “d’amour” hay “d’amore” dường như người ta đặt tên mà không hề tính đến cấu trúc hay nguồn gốc, xuất xứ ..., tên này được dùng chung cho nhạc cụ thấp hơn quãng 3 thứ so với âm chuẩn và nó là kèn dăm, đặc biệt liên quan đến cái loa hình quả bầu. Điều nàỳ có thể, vì hiệu quả của âm sắc mềm dịu, mờ ảo hơn thực tế, đây là đặc tính cổ xưa của nhạc cụ này. Do đó thuật ngữ “d’amore bell” hay “liebesfuss” được dùng bất kể cao độ thực sự của nó nằm ở bậc nào của thang âm. Tính năng âm nhạc nổi trội của kèn Hautbois đã đạt được bằng cách bỏ pirouette ( vòng tròn nhỏ sát môi), như vậy cho phép môi điều khiển Dăm nhẹ nhàng hơn và có âm vực rộng hơn, với một số những sửa đổi về thiết kế trong ống, thay đổi kích thước và sắp xếp lại lỗ bấm đã cho phép sử dụng được hệ thống chromatic ( hệ thống nửa cung) suốt hai quãng 8 bằng những clé (khóa) “đòn bẩy” và “chữ thập”. Song song với việc cải tiến hệ thống ngón bấm, các quan hệ về quãng và âm chuẩn của hai quãng 8 cũng được hoàn thiện và phát triển. Chẳng hạn những việc thay đổi kích thước bên trong, giảm bớt tính năng các lỗ bấm... dường như phù hợp và rất thuận lợi đối với những cấu tạo kiểu ống ghép. Chúng ta cũng thấy tính tao nhã, quý phái, tính nghệ thuật của kèn Hautbois thời đó qua những đường nét được trang trí và những đường viền tỉ mỉ, kỹ lưỡng trên thân kèn. Kèn Hautbois được hầu hết những trung tâm âm nhạc Châu Âu biết đến rộng rãi vào đầu thế kỷ XVII (1671), người ta cho rằng Lully đã từng giới thiệu trước đó trong vở “L’amour malade ” (1657). Trong thời kỳ cuối thế kỷ XVII Hautbois đã xuất hiện ở Anh nhờ ảnh hưởng của Cambert, trong vở nhạc kịch Calisto. Để chơi tác phẩm này, người ta đã mời những nhạc công Hautbois nổi tiếng từ Pháp sang, trong số đó có Paisible, de Bresmes, Guiton và Boutet. Hai năm sau khi trình diễn vở Calsto, Etherege đã sử dụng “hautbois Pháp” trong vở “The Man of Mode” (Người đàn ông kiểu mẫu); 12 1867 vở Horse Grenadiers (Kỵ Binh Hoàng Gia) chấp nhận Hautbois và ba năm sau nó xuất hiện trong những tổng phổ của Purcell, Swifter, Isis, Swifter flow. Bức họa Academy of Armoury (Kho vũ khí Hàn lâm) của Randle Holme (1688 – Anh) nổi tiếng. Từ năm 1960 tới khi mất, Purcell đã dùng Hautbois trong tất cả những tác phẩm lớn của ông và đã viết ít nhất ba phần đệm cho Hautbois solo được thừa nhận đặc điểm, bản chất của kèn Hautbois – là tính trữ tình và sôi nổi trong “come ye sons of art away” (1694), tính suy tư biểu cảm, vượt xa người cùng thời. Cũng cùng thời kỳ đó, ba cuốn sách tiếng Anh chỉ dẫn về Hautbois đã được xuất bản: - Plaine và Easie Directions (Sơ đồ và những chỉ dẫn cụ thể), - The Sprightly Companion (Sổ tay vui vẻ), - The Art of Playing on the Hautbois (Nghệ thuật chơi Hautbois – 1697). Với thông tin khá phong phú và rõ rệt về hình dáng và cách sử dụng kèn Hautbois sơ khai, nhưng thật đáng tiếc khi biết quá ít về cách sử dụng dăm, mặc dù đây là điều cần thiết phải nghiên cứu và xem xét. Cả về cấu trúc, sự mềm mại, mảnh dẻ và vật liệu làm Dăm… Nói chung, qua những tài liệu được minh họa, có thể thấy rằng loại Dăm thời bấy giờ, theo như chuẩn hiện đại, phần nào giống về độ dài và khe hở (độ mở của miệng dăm). Sự mềm mại, thư thái và êm ái trong âm sắc của kèn Hautbois được so sánh với những âm thanh đẹp nhất của Flute. Các nhạc sỹ thời đó đã công nhận và ca ngợi kèn Hautbois, từ đó dẫn đến sự chấp nhận rộng rãi và nhanh chóng trong khán thính giả châu Âu. Suốt thời kỳ này, Hautbois được chấp nhận hoàn toàn trong sự phát triển cùng với dàn nhạc. Đầu tiên là đi đồng âm với dàn dây, nhưng chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, những âm thanh có sức truyền cảm tuyệt vời của 13 kèn Hautbois đã trở thành những âm hưởng solo của dàn nhạc. Trong hòa tấu thính phòng, Hautbois nhanh chóng chứng tỏ vị trí giá trị của mình trong dàn nhạc và còn khơi nguồn cảm hứng cho một vài trong số những tác phẩm kèn gỗ hay nhất của mọi thời đại. Đầu những năm 1700 (thế kỷ XVIII) đã thấy xuất hiện những cuốn sách hướng dẫn quan trọng đầu tiên ở lục địa Châu Âu của Freillon Poncein (1700), J.M. Hotteterre (1707), Eisel (Erfurt, 1773) và Minguet Yrol (Madrid, 1754) qua việc tái bản những bộ sách tiếng Anh. Nửa đầu thế kỷ thứ XVIII là thời kỳ phát triển vững chắc của kèn Hautbois. Phím phụ D# ở tay trái thường ít được sử dụng, phím kép “great” vẫn còn mang tính trang trí trong nhiều năm. Hautbois Baroque, với hình dáng chạm trổ có thắt ngẫng và loe ra ở trên đầu làm chúng ta hình dung rõ ràng đó là pirouette của Shawm. (Xem phụ lục 1.1.2) Kiểu giữa thế kỷ thứ XVIII chủ yếu là kèn Pháp, phần trang trí hình tròn chuyển thành phần bầu nhỏ gần đỉnh có đôi chút phình ra. Một kiểu dáng riêng của Anh, với thân thẳng hoàn toàn và hơi phình ở những khớp nối. Cuối thế kỷ XVIII, kèn Hautbois trở lại với vòng tròn trang trí, mặc dù ít thanh nhã hơn với loa hình nón. (Xem phụ lục 1.1.3) Từ nửa sau thế kỷ thứ XVIII có những chứng cứ đầu tiên rất rõ ràng về cách dùng Dăm. Ở vài viện bảo tàng, có những lõi dăm (cùi dăm) bằng thép cùng với dấu tích của sậy được gắn vào; được ghi chú khoảng năm 1770 (Xem phụ lục 1.1.4) Chúng ta có thể thấy những chiếc dăm kèn Hautbois được sử dụng từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20 như sau: Dăm của cuối thế kỷ 18 (h. a) ; U - U Dăm do Triebert chế tạo năm 1850 (h. b); 14 - Dăm được làm theo phương pháp của Pháp (h. c); - Dăm được làm theo phương pháp Vienna (h. d); - Dăm được làm theo phương pháp Mỹ (h. e). (Xem phụ lục 1.1.5) Thế kỷ thứ XIX và sau đó, mặc dù Hautbois hai phím vẫn còn sử dụng và vẫn còn được chế tạo đến khoảng năm 1820 (ở đây cần lưu ý là sau những thử nghiệm ban đầu, nước Anh đi chậm hơn sau các nước lục địa). Ở thế kỷ thứ XIX là thời kỳ cơ giới hóa Hautbois. Giữa 1800 - 1825, tám phím mới xuất hiện, trước hết là thay thế cho những thế bấm đã được chấp nhận, hoặc cải thiện âm chuẩn; nhưng sau đó chủ yếu là tạo sự thuận lợi cho các ngón bấm. Hầu như, chúng ta không có những ghi chép về ngày bắt đầu sử dụng của các phím trên, nhưng thứ tự xuất hiện của chúng như sau: - Phím “Octave” hay “speaker” thường xuyên được tìm thấy như một sự bổ xung hiển nhiên cho hai loại kèn phím bấm đã được ưa chuộng. - Phím G# cho ngón út trái, phụ thêm nhưng không cần thiết thay thế lỗ kép thứ ba. - Một phím hổng giữa ngón 4 và ngón 5 tạo ra F#. Phím này được mở bằng ngón út phải và mặc dù bất tiện, vẫn được dùng cho đến khoảng 1840 khi nó được thay thế bằng khoen mở chuẩn hoặc “mắt kính” - thiết bị tự cải cách của Boehm cho sáo và được dùng cho cả Hautbois và Clarinette. - Một phím đóng để loại trừ thế bấm bất định C#. - Một phím đóng F như của sáo cùng thời, được chế tạo giữa lỗ 5 và 6. - Một phím đóng Bb ở đoạn ráp nối trên. - Một phím đóng C# cũng ở phần ráp nối trên. - Một phím mở hình ống dài bao bọc một trong các lỗ hổng ở loa và mở rộng tầm âm xuống tới nốt B. 15 Với hệ thống này lỗ thứ hai ở loa thường không được sử dụng nhưng cũng không hẳn là luôn luôn bị bỏ quên. Ngón cái tay trái hoặc ngón trỏ tay phải, đôi khi cả hai, đã được sử dụng để điều khiển miếng đệm nốt Bb, nốt C cho ngón trỏ phải hoặc ngón đeo nhẫn tay trái và phím loa dùng cho hoặc ngón út tay trái hoặc ngón cái tay trái. Tuy nhiên trong tất cả những bổ xung đó, nốt C# thường được dùng cho ngón út phải để cho thấy nhiều sự đa dạng. Từ khi phím che một lỗ nhỏ được đặt dưới phím C, cần vài thiết bị có thể có một lực đơn đóng nó và đồng thời mở một cái khác để tạo âm C#, cũng như cho phép C bị đóng độc lập ở nốt trên loa. Tuy nhiên trên vài kèn Đức giữa thế kỷ, C# được định vị ở ngón út tay trái với một đòn bẩy xen giữa để đóng nốt C, và trên những mẫu về sau cả hai thế bấm đều được sử dụng. (Xem phụ lục 1.1.6) Như vậy, một kèn Hautbois được trang bị đầy đủ như được biết trong những năm cuối đời của Betthoven đã có 14 lỗ âm thanh và một phím “speaker” (octave) và đã có hệ thống nửa cung (chromatique) đầy đủ từ B đi lên trên mà không hề dùng đến thế bấm hình cái nĩa. Cũng trong thời gian này, có những người chơi chuyên nghiệp bằng thế bấm đặc biệt và kỹ thuật môi, mở rộng phạm vi lên đến F’’’ hay đặc biệt tới A’’’. Năm 1825, Josef Sellner của dàn nhạc hoàng gia Vienne đã thêm vài miếng đệm đôi và như vậy ông tạo ra cái được gọi là “Hautbois phím 13”, loại tiên tiến nhất lúc đó. Ba chiếc kèn Hautbois của thế kỷ 19: - Kèn Hautbois do S.Koch chế tạo tại Vienne năm 1825 (hệ thống 13 khóa); - Kèn Hautbois do Triébert chế tạo tại Paris năm 1860 kiểu Barret; - Kèn Hautbois do L-A.Buffet chế tạo tại Paris theo hệ thống Boehm năm 1844. (Xem phụ lục1.1.7) 16 1.1.3. Chi tiết việc chế tạo các khóa kèn Oboe (h.a) mặt phẳng nửa lỗ trong những kèn Oboe được Triébert chế tạo sớm nhất; (h.b) mặt phẳng nửa lỗ của kèn Oboe được Brod chế tạo năm 1839; (h.c) chuyển động của bề mặt ngón cái trong kèn Oboe Triébert; (h.d) chuyển động của chuyển nốt si giáng và đô thăng của kèn “conservatoire-Triébert” gồm cả mặt phẳng nửa lỗ (Xem phụ lục 1.1.8) 1.1.4. Khái quát về lịch sử phát triển kèn Basson (Pháp: Basson; Anh: Bassoon; Đức: Fagott; Italy: Fagotto) Basson thuộc họ kèn gỗ. Trong nhiều tư liệu về lịch sử kèn Basson, các nhà khoa học đã khẳng định Basson có họ hàng với gia đình kèn Hautbois, có nghĩa là thuộc họ kèn “Dăm” và còn là kèn “Dăm kép”. Trong dàn nhạc Giao hưởng hiện nay, Basson thường nắm vị trí “nam cao” và “nam trầm” trong sự phân bổ bè của bộ gỗ, bao gồm: Basson, Contre Basson (còn gọi là Double Basson). Basson là loại nhạc cụ có khả năng diễn tả rất rộng, có nhiều màu sắc âm thanh đa dạng, phong phú; Chính vì vậy, đây là một thành viên rất “hữu ích” trong dàn nhạc. Ngày nay, kèn Basson thường có âm vực từ contra B tới E1 và cũng giống như Hautbois, Basson là loại nhạc cụ không phải dịch giọng. Kèn Basson sử dụng khóa Pha & khóa Đô dòng 4 (còn gọi là khóa Đô giọng nam trung); Đôi khi trong tác phẩm, các nhạc sỹ sáng tác những nốt ở những âm vực cao nhất trong kèn, lúc đó người ta phải sử dụng cả khóa Sol… Kèn Basson có họ hàng rất gần gũi với kèn Hautbois, chúng ta có thể tham khảo những hình ảnh được trích trong “Từ điển bách khoa về Nhạc khí học” của Đại học Havard. (Xem phụ lục 1.1.8) Trong lịch sử phát triển Kèn Basson, sự gia tăng những phím bấm thường thể hiện cho việc phát triển về cấu trúc của nhạc cụ. Trong hệ thống 17 kèn Basson Đức, lúc đầu chỉ có 5 phím bấm (Theo J.B de La Bordes trong “Essai sur la Musique” – 1780). Cho đến khi hình thành loại kèn Basson kiểu mới “Dulcian” hay còn gọi là Chorist – Fagott thì mới xuất hiện phím bấm thứ sáu. Kèn Basson hiện đại là sự pha trộn giữa hai hệ thống Basson Đức và Pháp. Đó là hệ thống “Heckel” của Đức và “Buffet” của Pháp. Những yếu tố ưu việt của cả hai hệ thống được lưu lại trong việc sản xuất loại nhạc cụ mới, hiện đại. Trên thế giới ngày nay, hệ thống Basson Đức đang chiếm vị trí ưu thế tuyệt đối. Ngay trên nước Pháp cũng có nhiều nghệ sỹ chơi kèn Basson hệ thống Đức. Trong lĩnh vực chế tạo nhạc cụ, nhiều nhà chế tác đã sử dụng những loại gỗ lấy từ cây ăn quả. Tuy nhiên sau này, các nhà sản xuất Đức và Hoa Kỳ đã chọn những loại gỗ cứng hơn một chút, đó là gỗ “Hoa hồng” lấy từ Brazin (Brazinlian Rose Wood). Nhiều nhà sản xuất hiện nay đang đi tìm những hướng nghiên cứu mới ở phía bắc Ấn Độ, nơi loại gỗ Hoa hồng có độ cứng thích hợp nhưng vẫn có độ mềm và đàn hồi cần thiết cho việc chế tác nhạc cụ. Về công nghệ ngâm tẩm gỗ trong nhiều thế kỷ qua vẫn là những bí quyết nghề nghiệp mà các nhà chế tác không thể truyền thụ lại cho ai ngoài những người thừa kế sự nghiệp. Triển lãm về kèn Basson chế tác tuyền gỗ được Lecompte tổ chức tại Paris năm 1889, sau đó người ta thường dùng loại kèn Basson có xuất sứ từ dàn Quân nhạc Anh quốc. Những kèn Basson được chế tác ngày nay đa phần được sản xuất tại vùng núi của Đức và Áo. Trước chiến tranh thế giới lần thứ II, người ta thường hong khô gỗ 12 năm trước khi sản xuất. Tại Bắc Mỹ, người ta đã thể nghiệm sản xuất các loại kèn Basson bằng chất dẻo. Những nhạc cụ này có âm sắc khá hay, tuy nhiên những nhạc cụ đích thực vẫn là những nhạc cụ được sản xuất bằng gỗ và làm bằng tay. Để có thể mua được một chiếc kèn Basson Đức hiệu “Heckel” người mua phải đặt trước tới 8 hoặc 18 9 năm. Hệ thống những lỗ khoan trên thân kèn và âm chuẩn của nó quyết định đến chất lượng nhạc cụ. Hệ thống những lỗ khoan đó có thể được bấm bằng tay hoặc bằng những nắm đậy bằng kim loại được phủ da. Giá tiền của kèn Basson theo truyền thống đắt gấp nhiều lần so với các loại kèn khác. Kèn Basson dài khoảng 134cm, được chia ra làm 4 khúc, một vòi và dăm kèn. Độ dài tổng cộng là 254cm, đường kính của đường ống chỗ hẹp nhất là 4mm, chỗ rộng nhất là 39mm. Trên phần nối của hai ống cuối thân kèn có một đoạn nối bằng kim loại hình chữ U. Nối với thân nhỏ nhất của kèn là một chiếc vòi hình chữ “S” được chế tạo bằng kim loại. Một đầu vòi được cắm vào trong thân kèn, còn đầu kia dùng để cắm dăm kèn. Khi chơi kèn, nhạc cụ được bắt chéo qua thân, trọng lượng của kèn được đỡ bởi một chiếc dây vòng qua cổ hoặc vai. Đôi khi trong tư thế ngồi, người ta còn có thể đeo kèn bằng cách lồng dây đeo dưới chỗ ngồi. Như những nhà phối khí đã từng nhận định, âm sắc của kèn Basson thường có giọng mũi. Đó là cách hiểu theo âm sắc của Basson Pháp. Âm sắc của Basson hệ thống Đức mềm mại, đẹp và mượt gần với âm sắc của Violoncelle và âm sắc kèn Cor. Do cách cấu tạo của kèn, một số nhạc cụ ban đầu có những âm nghe hơi hài hước. Đây cũng là một điều may mắn cho các nghệ sỹ kèn Basson sau này, bởi nhiều nhạc sỹ lại muốn khai thác khía cạnh này. Trong những năm gần đây, một số nhà chế tác kèn Basson còn có ý định cấu trúc thêm nốt trầm và một số các phím bấm mới phục vụ cho kỹ thuật láy âm. Trong 50 năm gần đây, hệ thống Basson Đức đã chiếm ưu thế trong việc sản xuất những nhạc cụ có chất lượng cao trên thế giới. Ba nhãn hiệu kèn Basson nổi tiếng nhất thế giới hiện nay đều thuộc hệ thống các nhà sản xuất của Đức: Heckel, Puckner và Schreiber. Sau đó mới tới sản phẩm 19 của Mỹ, đó là: Fox. Ngày nay bên cạnh những chiếc kèn Fox bằng gỗ, chúng ta còn thấy xuất hiện cả những cây kèn bằng chất dẻo nữa. Chất lượng âm thanh của kèn Basson phụ thuộc vào chất lượng nhạc cụ, tuy nhiên vai trò của dăm kèn cũng rất quan trọng. Cũng giống như kèn Hautbois, Basson cũng là loại kèn Dăm kép. Dăm kèn Basson được chế tác từ một loại sậy có xuất sứ ở miền nam nước Pháp, Italie và trung Mỹ. Do kết quả của sự hợp tác Việt – Pháp, tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam đã trồng thành công khóm sậy Pháp. Đã thu hoạch trong năm 2004 và bước đầu đã thu được những kết quả rất khả quan trong việc chế tạo dăm kèn Basson tại Việt Nam bằng chính những khóm sậy Việt Nam trồng được. 1.2. Sự du nhập và phát triển của kèn Dăm kép tại Việt Nam Khi nghiên cứu về nghệ thuật biểu diễn các nhạc cụ phương Tây tại Việt nam, điều đầu tiên chúng tôi muốn đề cập là sự du nhập của loại nhạc cụ này vào Việt nam. Lịch sử phát triển của kèn dăm kép – tức họ hàng kèn Hautbois và Basson chỉ được phân tích một cách khoa học khi đặt trên nền tảng du nhập vào cuộc sống âm nhạc bản địa. Mặc dù lịch sử phát triển của kèn dăm kép đã có tới hơn 5 thế kỷ trên thế giới nhưng nó mới chỉ được du nhập vào Việt nam gần một thế kỷ và thực sự phát triển trên con đường chuyên nghiệp hơn nửa thế kỷ qua. Bối cảnh du nhập và phát triển của kèn dăm kép phải được xem xét trong quá trình du nhập và phát triển của ngành kèn nói chung. 1.2.1. Sự du nhập của kèn hơi nói chung và kèn Dăm kép nói riêng vào Việt Nam Ngày 11 tháng 11 năm1918 dàn nhạc kèn hơi đầu tiên của Việt Nam được thành lập do ông Bùi Thanh Vân tổ chức và sáng lập, trực thuộc Nhà 20 binh tòa Khâm sứ Trung kỳ ở Huế (Musique Indigène de la Résidence Supérieure de l’Annam à Hue). Nhạc trưởng đầu tiên người Pháp là Traineau (chỉ huy dàn nhạc). Dàn nhạc gồm 64 nhạc công ở ba bộ: bộ gỗ, bộ đồng và bộ gõ. Hai nhạc công Hautbois đầu tiên của Việt Nam chính là thành viên của dàn nhạc này là các ông Nguyễn Hữu Hiệp (thổi solo) và ông Hoàng Quế. Năm 1919 (Khải Định năm thứ ba) dàn nhạc kèn hơi trở thành dàn nhạc kèn hơi riêng của vua Khải Định (Musique de la Garde Impérial) chuyên phục vụ nghi lễ do triều đình tổ chức. Dàn nhạc lúc này do Thi độc học sĩ Trần Văn Liên phụ trách và chỉ huy. Dàn nhạc lúc này thường chơi quốc ca Pháp, Quốc ca Nam triều và nhiều bản nhạc của Việt Vam và quốc tế. Dàn nhạc có đi diễn ở Hà Nội, Sài Gòn và đặc biệt còn tham gia biểu diễn âm nhạc ở hội chợ Quốc tế tổ chức ở Paris mùa xuân năm 1931 và đã đoạt huy chương vàng liên hoan âm nhạc bao gồm các nước thuộc địa của Pháp do Pháp tổ chức. Các họat động của dàn nhạc kèn hơi Trung bộ: - Năm 1922 biểu diễn ở nhà đấu sảo Hà Nội (Cung văn hóa Hữu nghị bây giờ). - Năm 1930 diễn ở Sài Gòn (khánh thành đường sắt). - Năm 1931 Việt Nam có dàn nhạc kèn hơi đầu tiên đi biểu diễn quốc tế tại hội chợ Paris – Pháp. Cũng trong năm này, dàn nhạc được đổi tên thành dàn nhạc kèn hơi Nam triều (Musique de la Garde Impérial), do nhạc trưởng Fournter chỉ huy. Tính từ 11 tháng 11 năm 1918 đến 9 tháng 3 năm 1945 (Ngày Nhật đảo chính Pháp), các nhạc trưởng sau đây đã chỉ huy dàn nhạc kèn của Việt Nam: - Traineau; Ribé; David; Colombo; Fournier Clément; Lebail và Đinh ngọc Liên. Sau đó dàn nhạc kèn hơi được đổi tên thành dàn nhạc kèn hơi chính phủ Trần Trọng Kim, do Phạm Văn Minh chỉ huy.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất