Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh n...

Tài liệu Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh ninh bình[full]

.PDF
178
129
117

Mô tả:

ok BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ———————————— VŨ ĐỨC HẠNH NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ———————————— VŨ ĐỨC HẠNH NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62 62 01 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. NGUYỄN MẬU DŨNG 2. TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA HÀ NỘI, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả Vũ Đức Hạnh i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: - Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này; - PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng và TS. Nguyễn Thị Dương Nga là những người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện và hoàn thành luận án; - Lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và các Sở, ngành của tỉnh Ninh Bình; - Lãnh đạo UBND huyện, thị xã; các phòng, các xã thuộc huyện thị; người dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, nông sản ở Ninh Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát thực địa và nghiên cứu đề tài; - Bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu và thông tin trong quá trình nghiên cứu; - Gia đình đã động viên và chia sẻ tinh thần những lúc tôi gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu cho đến khi tôi hoàn thành luận án; Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả Vũ Đức Hạnh ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục sơ đồ ix Danh mục hộp ix MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Những đóng góp mới của luận án 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÌNH THỨC LIÊN KẾT 1.1. TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN 5 Cơ sở lý luận về hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân 5 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 5 1.1.2. Phân loại các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân 10 1.1.3. Vai trò và nguyên tắc của liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân 17 1.1.4. Nội dung nghiên cứu hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân 21 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong tiêu thụ trong nông sản của hộ nông dân 1.2. 29 Cơ sở thực tiễn về các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản trên thế giới và Việt Nam 34 1.2.1. Cơ sở thực tiễn về các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản ở các nước trên thế giới 34 1.2.2. Cơ sở thực tiễn về các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản ở Việt Nam 40 1.2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn 46 1.3. 47 Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan TÓM TẮT CHƯƠNG 1 48 iii Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 49 2.1. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 49 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 50 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình 54 2.2. Phương pháp nghiên cứu 57 2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 57 2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 61 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 63 2.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 64 2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 66 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 67 Chương 3. THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH 3.1. 68 Khái quát các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 68 3.1.1. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 68 3.1.2. Các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ sản phẩm nông sản ở Ninh Bình 3.2. 73 Đánh giá thực trạng các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 75 3.2.1. Hình thức hạt nhân trung tâm đối với sản xuất và tiêu thụ dứa nguyên liệu tại công ty CPTPXK Đồng Giao 75 3.2.2. Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở xã Khánh Cường huyện Yên Khánh 86 3.2.3. Mô hình liên kết qua trung gian trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh 96 3.2.4. Liên kết không chính thống trong tiêu thụ nông sản phẩm ở Ninh Bình 3.3. 105 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 113 3.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc về hộ nông dân 113 iv 3.3.2. Nhóm các yếu tố thuộc về chủ thể tham gia liên kết với hộ nông dân 116 3.3.3. Nhóm các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài 118 3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 121 3.4.1. So sánh thực trạng các hình thức liên kết 121 3.4.2. Phân tích SWOT 123 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 124 Chương 4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH NINH BÌNH 4.1. 126 Quan điểm và định hướng hoàn thiện các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 126 4.1.1. Các quan điểm hoàn thiện các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 126 4.1.2. Định hướng hoàn thiện các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 127 4.1.3. Hình thức tham gia liên kết tiêu thụ nông sản trong thời gian tới 4.2. 127 Những giải pháp chủ yếu phát triển các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản ở Ninh Bình 128 4.2.1. Nhóm giải pháp về tuyên truyền 128 4.2.2. Lựa chọn hình thức tổ chức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân phù hợp 131 4.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách 134 4.2.4. Nhóm các giải pháp hoàn thiện các qui tắc ràng buộc và nâng cao hiệu quả hợp đồng trong liên kết 138 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 145 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 5.1. Kết luận 147 5.2. Kiến nghị 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 157 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa BVTV Bảo vệ thực vật CN - TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CPTPXK Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu DN Doanh nghiệp GTSX Giá trị sản xuất Ha Héc ta HTX Hợp tác xã HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PGĐ Phó giám đốc PTNT Phát triển nông thôn SL Số lượng SPSS Phần mềm thống kê (Statistical Package for the Social Sciences) SX Sản xuất SXNN Sản xuất nông nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân VCCI WTO Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng 1.1. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của Hoa Kỳ năm 2001 Trang và 2003 35 2.1. Tình hình đất đai của tỉnh Ninh Bình 2011 - 2013 51 2.2. Tình hình dân số lao động của tỉnh Ninh Bình, 2011 – 2013 52 2.3. Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của tỉnh Ninh Bình, 2011 – 2013 56 2.4. Tỷ lệ sản phẩm hàng hóa của một số cây trồng chủ yếu tỉnh Ninh Bình năm 2013 61 2.5. Lựa chọn hình thức liên kết và sản phẩm nghiên cứu 62 2.6. Số hộ điều tra trong mỗi hình thức liên kết 64 3.1a. Diện tích một số cây trồng chủ yếu tỉnh Ninh Bình 69 3.1b. Sản lượng một số cây trồng chủ yếu tỉnh Ninh Bình 70 3.2. Giá trị sản xuất một số cây trồng chủ yếu tỉnh Ninh Bình 71 3.3. Khái quát một số hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ sản phẩm nông sản ở Ninh Bình 74 3.4. Nội dung cơ bản của hợp đồng giao khoán sử dụng đất 77 3.5. Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng giao khoán SXNN 78 3.6. Hỗ trợ chi phí sản xuất dứa nguyên liệu 79 3.7. Tình hình thực hiện sản lượng giao khoán theo hợp đồng giao khoán SXNN 3.8. 80 Giá thu mua dứa nguyên liệu của công ty CPTPXK Đồng Giao năm 2013 (đồng/kg) 81 3.9. Hiệu quả của mô hình liên kết đối với hộ nông dân 83 3.10. Ý kiến đánh giá của hộ về giá thu mua và cơ chế thanh toán trong hợp đồng 84 3.11. Ý kiến đánh giá của hộ về các biện pháp hỗ trợ sản xuất của công ty (%) 85 3.12. Trách nhiệm của công ty Hồng Quang và của HTX trong mô hình liên kết 88 vii 3.13. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa giống năm 2010 - 2012 91 3.14. Tỷ lệ hộ có bán sản phẩm cho công ty 92 3.15. Hiệu quả sản xuất của trồng lúa giống theo hợp đồng và trồng lúa LT2 năm 2011 3.16. 94 Ý kiến đánh giá của hộ về các nội dung liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống (%) 95 3.17. Tình hình sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh 2009-2012 97 3.18. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết 100 3.19. Tình hình cung ứng vật tư của Doanh nghiệp cho các hộ trồng nấm 101 3.20. Khối lượng sản phẩm được doanh nghiệp thu mua từ các hộ sản xuất 103 3.21. Tình hình tiêu thụ sản phẩm nấm ăn của các hộ điều tra 103 3.22. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm ăn của các hộ nông dân năm 2012 3.23. 104 Ý kiến đánh giá của hộ về các nội dung liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn (%) 105 3.24. Nội dung liên kết giữa hộ trồng nấm với các cơ sở thu gom 107 3.25. Tình hình tiêu thụ sản phẩm nấm ăn của các hộ điều tra 108 3.26. Ý kiến đánh giá của hộ tham gia liên kết với cơ sở thu gom (%) 109 3.27. Tình hình thu mua lúa giống của doanh nghiệp 110 3.28. Ảnh hưởng của quy mô sản xuất nấm ăn đến tình hình liên kết của hộ 113 3.29. Tỷ lệ hộ vi phạm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo quy mô sản xuất (%) 114 3.30. Tỷ lệ hộ hộ vi phạm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo trình độ văn hóa (%) 115 3.31. Tỷ lệ hộ vi phạm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo điều kiện kinh tế (%) 115 3.32. Đặc điểm của các chủ thể liên kết và tình hình thực hiện liên kết 116 3.33. Ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến tình hình liên kết (%) 120 3.34. So sánh thực trạng các hình thức liên kết 122 3.35. Phân tích SWOT của các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản 123 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ 2.1. Khung phân tích các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản phẩm của Trang hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 60 3.1. Hình thức tổ chức liên kết của công ty CPTPXK Đồng Giao và hộ dân 76 3.2. Khái quát hình thức tổ chức liên kết bốn nhà trong SX và tiêu thụ lúa giống 87 3.3. Kênh tiêu thụ sản phẩm nấm ăn ở huyện Yên Khánh 98 3.4. Hình thức tổ chức liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trồng nấm 99 3.5. Hình thức tổ chức liên kết giữa hộ thu gom với các hộ trồng nấm 106 3.6. Hình thức tổ chức liên kết giữa hộ sản xuất lúa giống với người thu gom 111 DANH MỤC HỘP STT Tên hộp 3.1. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về nguyên nhân vi phạm hợp đồng 3.2. Trang liên kết 84 Ý kiến của công ty TNHH về liên kết 4 nhà 94 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 70% dân số và khoảng 50% lực lượng lao động của cả nước đang sinh sống bằng nghề nông (Tổng cục Thống kê, 2013). Sự phát triển của ngành SXNN có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cả nền kinh tế, tới an ninh lương thực quốc gia và sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, đặc biệt là từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, SXNN ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá ngoạn mục. SXNN của đất nước liên tục phát triển với tốc độ tương đối cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đứng hàng thứ hai, thứ ba trên thế giới đối với nhiều mặt hàng nông sản khác như gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su... giúp thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ, phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Mặc dù vậy, SXNN của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với khá nhiều những khó khăn, thách thức do tập quán canh tác truyền thống lạc hậu, do hình thức tổ chức sản xuất nhỏ lẻ manh mún, do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và tình trạng biến đối khí hậu đang diễn ra ngày cành mạnh mẽ. Trong số những khó khăn thách thức đang đặt ra đối với SXNN thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông sản được coi là một trong những vấn đề then chốt, có ảnh hưởng quyết định đến tới sự phát triển SXNN của đất nước (Phan Huy Đường, 2006; Vũ Văn Hùng, 2012). Nhận thức được những khó khăn đối với vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông sản, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá. Đó là quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng nhằm tăng cường giúp nông dân tiêu thụ nông sản”; Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp: “Tiếp tục tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các DN, HTX, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm...”. Nhờ những chủ trương chính sách đó mà nhiều hình 1 thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng như hình thức liên kết bốn nhà, hình thức liên kết trực tiếp giữa hộ nông dân với DN, hình thức nhóm liên kết giữa tư thương và nông dân, hình thức liên kết trực tiếp giữa người nông dân và người tiêu dùng sản phẩm... Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích tự nhiên là 1.389,1 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 78,36% (Cục Thống kê Ninh Bình, 2013). Mặc dù tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua đã giảm đi đáng kể do tác động của quá trình công nghiệp hóa nhưng SXNN vẫn có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh và là nguồn thu của một bộ phận lớn người dân trong tỉnh. Các sản phẩm nông sản chủ yếu của tỉnh bao gồm lúa gạo, chiếu cói, dứa, lạc, khoai, sắn, lợn, gà, bò, dê... trong đó các sản phẩm hàng hóa chủ yếu bao gồm lúa thương phẩm, lúa giống, dứa, nấm, lợn, gà. Tuy nhiên cũng giống như nhiều địa phương khác, vấn đề tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh đã và đang gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nông sản của các hộ nông dân trong tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng đã có những chỉ đạo tích cực, xây dựng nhiều chương trình, đề án khuyến khích và tăng cường các hoạt động liên kết trong tiêu thụ nông sản. Một số hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản nói chung, đặc biệt trong sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh như hình thức liên kết trực tiếp, hình thức liên kết đa chủ thể, hình thức liên kết qua trung gian, hình thức liên kết phi chính thống đã được hình thành, phát triển và có những đóng góp nhất định trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình trong tỉnh. Tuy vậy, cho đến nay số lượng các sản phẩm nông sản cũng như tỷ lệ nông sản được tiêu thụ thông qua các hình thức liên kết với hộ nông dân trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, cơ chế liên kết và tình hình thực hiện liên kết còn khá nhiều vấn đề tồn tại (HĐND tỉnh Ninh Bình, 2013). Nhiều câu hỏi đã và đang được đặt ra trong liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân như cơ chế liên kết của các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản hiện nay ra sao, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện liên kết đối với mỗi hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân là gì, những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình hình liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ, làm thế nào 2 để hoàn thiện các hình thức liên kết hiện có và những vấn đề cần chú ý trong việc hình thành và phát triển các hình thức liên kết đối với các loại nông sản khác trong tỉnh Ninh Bình là gì? 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài luận án là đánh giá thực trạng các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân; - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết có hiệu quả trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình. 2.3. Các câu hỏi nghiên cứu 1) Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay đang có các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản nào? Những tác nhân tham gia trong các hình thức liên kết này là ai? 2) Cơ chế liên kết trong các hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân trong tỉnh ra sao? Kết quả thực hiện hợp đồng hay thỏa thuận liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân như thế nào? 3) Các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản mang lại lợi ích cho hộ nông dân và các tác nhân khác trong liên kết như thế nào? 4) Những yếu tố nào có ảnh hưởng tới việc tham gia liên kết và kết quả thực hiện liên kết tiêu thụ nông sản phẩm của hộ nông dân trong tỉnh? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó ra sao? 5) Những giải pháp nào cần được thực hiện để hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân trong tỉnh Ninh Bình? 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân (bao gồm cả hộ công nhân nhận khoán). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân. Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên đề tài tập trung điều tra nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ sản phẩm của ngành trồng trọt. - Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Ninh Bình, tập trung điều tra khảo sát tại 2 huyện, thị đó là huyện Yên Khánh và Thị xã Tam Điệp. - Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2009-2013. Đề xuất hoàn thiện và phát triển các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. 4. Những đóng góp mới của luận án - Luận án tập trung phân tích và làm rõ khái niệm, phân loại, các nguyên tắc, phương thức và tác nhân liên kết; các quy tắc ràng buộc và các nhân tố ảnh hưởng các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân; đồng thời luận án đã đưa ra các khái niệm cơ bản về tiêu thụ nông sản, liên kết tiêu thụ nông sản, hình thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông dân; vận dụng các phương pháp và đề xuất khung phân tích lý thuyết phù hợp làm cơ sở nghiên cứu. - Luận án đã trình bày khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đi sâu phân tích cơ chế, nội dung, tình hình thực hiện và hiệu quả liên kết của bốn hình thức liên kết chủ yếu là hình thức hạt nhân trung tâm, đa chủ thể, trung gian và phi chính thống; điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa và quy mô sản xuất của hộ là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ; chỉ rõ những ưu nhược điểm, tồn tại và triển vọng phát triển và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA HỘ NÔNG DÂN 1.1. Cơ sở lý luận về hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về nông sản và tiêu thụ nông sản của hộ nông dân Hộ nông dân tồn tại ở hầu hết tất cả các nước có nền SXNN trên thế giới. Hộ nông dân đã tồn tại qua nhiều phương thức và vẫn đang tiếp tục phát triển. Có nhiều quan niệm cho rằng hộ là một đơn vị kinh tế mà các thành viên đều dựa trên cơ sở kinh tế chung, các nguồn thu nhập do các thành viên cùng tạo ra và cùng sử dụng chung. Quá trình SX kinh doanh của hộ được tiến hành một cách độc lập và điều quan trọng là các thành viên của hộ thường có cùng huyết thống, thường cùng chung một ngôi nhà, có quan hệ chung với nhau, họ cũng là một đơn vị để tổ chức lao động (Chu Văn Vũ, 1995). Theo Trần Quốc Khánh (2005) “Hộ nông dân là hình thức tổ chức SX kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động SXNN với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ”. Nông sản thường được hiểu là sản phẩm của quá trình SXNN được thực hiện bởi các hộ nông dân, đó là kết quả của quá trình lao động nông nghiệp mà sản phẩm được SX ra chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho quá trình chế biến và đáp ứng nhu cầu ăn uống sinh sống của con người. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2008) thì nông sản trong hiệp định nông nghiệp với WTO được hiểu là các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông nghiệp, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp cơ bản (như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…), các sản phẩm phái sinh (như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…), và các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật 5 thô… Như vậy có thể thấy rằng nông sản có thể được biểu hiện dưới hình thức là sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế hay sản phẩm tinh chế. Một trong những đặc điểm quan trọng của nông sản là có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong thời gian dài. Ngoài ra, yếu tố thời vụ của hàng nông sản dẫn đến tính không phù hợp giữa SX và tiêu dùng. Thêm vào đó hàng nông sản dễ bị hư hỏng, ẩm mốc, biến chất, chỉ cần để một thời gian ngắn trong môi trường không bảo đảm về độ ẩm, nhiệt độ... thì mặt hàng nông sản sẽ bị hư hỏng. Do vậy, công tác chế biến và bảo quản nông sản có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng hàng nông sản. Chủng loại hàng nông sản là hết sức phong phú đa dạng và có chất lượng không đồng nhất. Hàng nông sản được SX ra từ các địa phương khác nhau, với các yếu tố về địa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi vùng, mỗi hộ, mỗi trang trại có phương thức SX khác nhau với các giống nông sản khác nhau. Vì vậy, chất lượng hàng nông sản không có tính đồng đều, hàng loạt như sản phẩm công nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình trao đổi, thương lượng, thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về chủng loại sản phẩm, nguyên liệu SX, chất lượng, giá cả, địa điểm, thời gian giao hàng và điều kiện thanh toán hàng hóa. Tiêu thụ sản phẩm cũng có thể được hiểu là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Tiêu thụ sản phẩm có thể được xem là giai đoạn cuối cùng của quá trình SX kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của SX và tiêu dùng, đưa sản phẩm từ nơi SX đến nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là SX, phân phối và một bên là tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm có thể được hiểu theo nghĩa rộng, đó là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức SX, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất (Trần Quốc Khánh, 2005). Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa chuyển dịch từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và vòng chuyển vốn được hình thành. Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai 6 đoạn cuối cùng của quá trính sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất (Lê Thụ, 1993). Tiêu thụ là khái niệm kinh doanh nhằm định hướng và thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua trên cơ sở đã thanh toán và thu tiền, đồng thời thực hiện việc tổ chức, điều hòa phối hợp các tổ chức trung gian khác nhau nhằm đảm bảo cho hàng hóa nông sản tiếp cận và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường (Võ Phước Tấn, 2003) Như vậy tiêu thụ nông sản được hiểu là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá nông sản, đó là sự chuyển giao hình thái giá trị của sản phẩm nông sản từ hàng sang tiền (H - T). Theo chúng tôi thì tiêu thụ nông sản của hộ nông dân được xem là giai đoạn cuối cùng của quá trình SXNN của hộ để đưa sản phẩm nông sản từ nơi SX là hộ nông dân đến nơi chế biến hay tiêu dùng sản phẩm cùng với sự chuyển quyền sở hữu nông sản giữa người bán là hộ nông dân và người mua nhằm thực hiện lợi ích của mỗi bên thông qua hoạt động trao đổi mua bán. Mục đích của tiêu thụ nông sản là bên bán (hộ nông dân) mong muốn bán được hàng hóa nông sản của mình và thu được nhiều lợi nhuận, còn bên mua mong muốn mua được hàng tốt, giá cả phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng hoặc nhu cầu của các quá trình SX kinh doanh tiếp theo. Chính vì vậy, tiêu thụ nông sản là quá trình gắn kết giữa SX và tiêu dùng, giữa vùng nguyên liệu với người SX chế biến và tiêu thụ, giữa người mua nông sản và người bán nông sản. Tiêu thụ nông sản có một số đặc điểm chủ yếu sau: - Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu vực. SXNN gắn chặt với các điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của các vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng SX kinh doanh của cơ sở SX kinh doanh, tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có sản phẩm chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như là những đặc điểm mà ở các vùng khác, khu vực khác không có. Đối với những sản phẩm loại này có thể có những hình thức và phương pháp tiêu thụ đặc biệt. Đối với những loại sản phẩm khá phổ biến mà vùng nào cũng có thì phải có những phương thức tổ chức tiêu thụ thích hợp (Trần Quốc Khánh, 2005); 7 - Tính chất mùa vụ của SXNN có tác động mạnh mẽ đến cung, cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao vào đầu vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào vụ chính. Đặc điểm này làm tiêu thụ nông sản trở nên rất khó khăn và giá cả không ổn định. Mặt khác, nông sản là các sinh vật tươi sống, dễ bị hư hỏng, nhanh giảm phẩm chất sau khi thu hoạch. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm (Trần Quốc Khánh, 2005); - Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tối thiểu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm phải hết sức linh hoạt. Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản chuyên chở xa, vì vậy cần tổ chức các chợ nông thôn, các cửa hàng lưu động và nhiều hình thức linh hoạt và thuận tiện cho người tiêu dùng, hoặc sơ chế trước khi đưa đi tiêu thụ, đồng thời phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng riêng khi vận chuyển, bảo quản (Trần Quốc Khánh, 2005); - Một bộ phận lớn như nông sản, lương thực, thực phẩm được tiêu dùng nội bộ hoặc với tư cách là tư liệu SX, vì vậy phải tính đến những nhu cầu đó một cách cụ thể để tổ chức tốt việc tiêu thụ đối với nông sản được coi là hàng hóa vượt ra ngoài phạm vi tiêu dùng của gia đình, của cơ sở SX kinh doanh. 1.1.1.2. Khái niệm về liên kết kinh tế Khái niệm “liên kết’ xuất phát từ tiếng Anh “integration” mà trong hệ thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể hoá và gần đây mới gọi là liên kết (Nguyễn Như Ý, 1999). Theo Từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện Nghiên cứu và Phổ biến Tri thức Bách khoa thì Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy SX kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công SX, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau. 8 Theo David (1999) “Liên kết kinh tế chỉ các tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”. Điều 1 quyết định số 38/1989/QĐ-HĐBT ngày10/04/1989 của Hội đồng bộ trưởng về liên kết kinh tế trong SX lưu thông và dịch vụ: “Liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc SX kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy SX theo hướng có lợi nhất”. Theo Trần Văn Hiếu (2005) thì “Liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập, phối hợp với nhau trong SX kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới các hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy SX kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ luật pháp, thông qua hợp đồng kinh tế để khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế”. Theo Phạm Thị Minh Nguyệt (2006) cho rằng: “Liên kết kinh tế chính là những phương thức hoạt động của các hình thức hợp tác kinh tế, liên kết kinh tế phát triển ngày càng phong phù, đa dạng theo sự phát triển của hợp tác kinh tế; tất cả các mối quan hệ kinh tế được hình thành giữa hai hay nhiều đối tác với nhau dựa trên những hợp đồng đã ký kết với những thoả thuận nhất định được gọi là liên kết kinh tế”. Theo Hồ Quế Hậu (2012), Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung. Qua đó, chúng tôi cho rằng: Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất