Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đánh giá chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điê...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điêu kiện kinh tế

.PDF
718
182
64

Mô tả:

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC ĐỊA BÀN CÓ ĐIÊU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở NƯỚC TA Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Ngọc Thắng 9151 HÀ NỘI, NĂM 2012 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC ĐỊA BÀN CÓ ĐIÊU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở NƯỚC TA Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Lê Ngọc Thắng Cơ quan chủ trì GIÁM ĐỐC PGS.TS. Lê Tất Khương HÀ NỘI, NĂM 2012 ii DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT ASXH An sinh xã hội ATK An toàn khu BHYT Bảo hiểm y tế CSDT Chính sách dân tộc CSHT Cơ sở hạ tầng CSSK Chăm sóc sức khoẻ CSYT Cơ sở y tế CT Chỉ thị ĐBKK Đặc biệt khó khăn ĐCĐC Định canh, định cư DTTS Dân tộc thiểu số DTTS ĐBKK Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDNN Giáo dục nghề nghiệp GSĐG Giám sát đánh giá HSDT Học sinh dân tộc HTCSĐT Hệ thống chính sách Đầu tư HTCT Hệ thống chính trị KCB Khám chữa bệnh KHĐT Kế hoạch Đầu tư KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình KTXH Kinh tế xã hội KTXHĐBKK Kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn MNPB Miền núi Phía Bắc NGO Tổ chức phi chính phủ MTQG Mục tiêu quốc gia NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSĐP Ngân sách địa phương iii NSTƯ Ngân sách Trung ương PTCS Phổ thông cơ sở PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú. QĐ Quyết định QLNN Quản lý Nhà nước SKSS Sức khoẻ sinh sản TC Tài chính TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TCTG Trợ cước trợ giá TGXH Trợ giúp xã hội TT Trung tâm TYT Trạm y tế UBDT Uỷ ban Dân tộc UBND Uỷ ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới XD Xây dựng XĐGN Xóa đói giảm nghèo VSMT Vệ sinh môi trường iv MỤC LỤC BẢNG BIỂU Số trang STT Tên bảng 1 Bảng số 1: Thống kê số lượng các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Ma Ly Pho huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu 101 2 Bảng số 2: Thống kê số lượng các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Nậm Xe huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu 103 3 Bảng 3: Tỷ lệ người biết được các chính sách tại vùng MNPB 106 4 Bảng 4: Tỷ lệ người biết được các chính sách tại một số tỉnh vùng MNPB 107 5 Bảng 5: Giá trị vốn vay của các hộ dân tại một số tỉnh vùng MNPB 108 6 Bảng 6: Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ dân tại một số tỉnh vùng MNPB 108 7 Bảng 7: Các hình thức tập huấn tại các địa phương một số tỉnh vùng MNPB 109 8 Bảng 8: Tỷ lệ người biết đến các lĩnh vực giáo dục, tuyên truyền về y tế ở một số tỉnh vùng MNPB. 110 9 Bảng 9: Giá trị vốn vay của các hộ dân tại một số tỉnh vùng Tây Nguyên 114 10 Bảng 10: Mục đích dùng vốn vay tại một số tỉnh vùng Tây Nguyên 114 11 Bảng 11: Tỷ lệ người dân tham gia tập huấn tại một số tỉnh vùng Tây Nguyên 115 12 Bảng 12 Tỷ lệ người biết đến các lĩnh vực giáo dục, tuyên truyền về y tế tại một số tỉnh vùng Tây Nguyên 116 13 Bảng 13: Nguồn gốc nhà tại một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ 121 14 Bảng 14: Mức vốn vay của các hộ tại một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ 122 15 Bảng 15: Kết quả điều tra trình độ học vấn của người dân tại một só tỉnh vùng Tây Nam Bộ 125 16 Bảng 16: Lí do nghỉ học của học sinh tại một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ 126 17 Bảng 17: Tỷ lệ người được tiếp cận với các nội dung tuyên truyền về y tế tại vùng Tây Nam Bộ 127 v MỤC LỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Số trang 1 Sơ đồ 1: Mô hình phân tích đánh giá chính sách 57 2 Sơ đồ 2: Sơ đồ xây dựng chính sách 91 3 Sơ đồ 3 : Mô hình theo kịch bản thứ 2 200 4 Sơ đồ 4: Quản lý mô hình phát triển các DTTS gắn với vùng 201 vi LỜI NÓI ĐẦU Chính sách dân tộc là một loại hình trong hệ thống chính sách ở các quốc gia gồm nhiều thành phần tộc người trên thế giới và ở nước ta. Từ khi ra đời đến nay, Đảng và Nhà nước ta, xuất phát từ bản chất giai cấp, hệ tư tưởng chính trị của mình đã ban hành nhiều hệ thống chính sách nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, phát triển giữa các thành phần dân tộc ở nước ta. Do đặc điểm liên ngành, đa lĩnh vực của công tác dân tộc nên quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hơn 60 năm qua đến nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trên các bình diện nghiên cứu, lý luận và thực tiễn; hoạch định và tổ chức thực hiện... Các nhà khoa học, quản lý trong nước và quốc tế đều đánh giá cao những hệ thống chính sách dân tộc nói chung và chính sách đối với các dân tộc thiểu thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nói riêng hàng chục năm qua; đánh giá tốt những hiệu quả và tác động của chính sách dân tộc đối với các cộng đồng tộc người thiểu số đồng thời cũng thấy được nhiều vấn đề bất cập trước xu thế và thời kỳ phát triển mới của đất nước. Trong từng thời kỳ phát triển của đất nước, chính sách dân tộc luôn có những đòi hỏi phải hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển mới của các dân tộc, địa phương và quốc gia. Từ 1986 đến nay, chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn có những đổi mới, là sáng tạo của nước ta trong tư duy hoạch định chính sách, tạo ra cơ hội để đồng bào các dân tộc trên địa bàn có điều kiện tốt hơn hòa nhập vào sự phát triển chung. Thực tiễn cho thấy các chính sách đó trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần bước đầu làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, được đồng bào các dân tộc và bạn bè quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, trước xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nói riêng tiếp tục đặt ra những vấn đề mới về chính sách trên các phương diện đổi mới tư duy, tầm nhìn nội dung và các vấn đề khác. Vì vậy Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở nước ta” nhằm rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất các nội dung đổi mới, hoàn thiện nhằm nâng cao chất 1 lượng và hiệu quả của hệ thống chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở nước ta. 1. Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2011) tính từ khi có quyết định phê duyệt đề tài. 2. Kinh phí: 2.350 triệu đồng - Ngân sách sự nghiệp khoa học TW: 2.350 triệu đồng - Ngân sách sự nghiệp khoa học địa phương: 0 triệu đồng 3. Tổ chức chủ trì thực hiện đề tài: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng Điện thoại : 04.39424357 Fax: 04.39421078 Địa chỉ: Số 70 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội. 4. Các cán bộ thực hiện đề tài: TT Họ và tên, học hàm học vị Đơn vị công tác Tham gia 1 PGS.TS Lê Ngọc Thắng Viện Dân tộc - Ủy Ban dân tộc 2 PGS.TS Lê Tất Khương Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 3 CN. Phạm Đức Nghiệm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng Chủ nhiệm đề tài Phó chủ nhiệm đề tài Thư ký đề tài 4 5 6 TS. Đinh Đức Sinh KS. Quách Ngọc Ân CN. Lê Ngọc Bình Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng Thành viên Thành viên Thành viên 7 KS. Tạ Quang Tưởng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng Thành viên 8 CN. Phùng Thị Hiệp Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng Thành viên 9 GS.TS Tô Duy Hợp Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Thành viên 10 Th.s. Nguyễn Lâm Thành Vụ trưởng vụ địa phương I - Uỷ ban Dân tộc 11 TS. Lê Hải Đường Phó Vụ trưởng Vụ dân tộc, VP Hội đồng Dân tộc Quốc hội Thành viên 12 TS. Phan Văn Hùng Viện trưởng Viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc. Thành viên 13 TS. Đoàn Minh Huấn Thành viên 14 TS. Hoàng Hữu Bình 15 CN. Nguyễn Xuân Đức Thành viên 16 CN. Phạm Văn Thới 17 GS.TS Hoàng Nam Phó GĐ -Học viện Chính trị Quốc gia khu vực I. Phó Hiệu trưởng, Trường Cán bộ dân tộc- ỦY ban dân tộc Vụ trưởng Vụ địa phương II - Ủy ban Dân tộc Phó vụ trưởng, vụ địa phương III - Ủy ban dân tộc Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam 18 Ths. Trần Kim Chung Ban chính sách - Viện Quản lý Kinh tế TW Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên 2 5. Mục tiêu của đề tài: * Mục tiêu chung: Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất các nội dung đổi mới, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở nước ta (sau đây gọi tắt là địa bàn đặc biệt khó khăn). * Mục tiêu cụ thể: a)Về lý luận. ¾ Làm rõ một số vấn đề nhận thức lý luận, một số lý thuyết phát triển và phương pháp xây dựng chính sách đối với các dân tộc thiểu số. ¾ Luận giải, xác định rõ tiêu chí, đối tượng địa bàn đặc biệt khó khăn và dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn ở nước ta. ¾ Luận giải các yếu tố khách quan và chủ quan tạo nên những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta theo tiến trình lịch sử: quá khứ hiện tại và dự báo xu hướng trong thời gian tới. b) Về thực tiễn. ¾ Đánh giá các nhóm hệ thống chính sách của nước ta đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn (nội dung, phương pháp, hiệu quả…), nêu rõ những mặt được, chưa được và nguyên nhân của những mặt đó, chủ yếu trong thời kỳ đổi mới. ¾ Từ kết quả đánh giá xác định một số vấn đề chủ yếu, cụ thể đặt ra đối với việc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn trong thời gian tới. c)Về giải pháp trong thời gian tới. ¾ Nêu rõ quan điểm và mục tiêu của việc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn ở nước ta. ¾ Xác định các nội dung đổi mới, xây dựng và hoàn thiện một số chính sách có tính chất trụ cột cho phát triển các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn trên các phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường. 6. Nội dung của đề tài. NỘI DUNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở NƯỚC TA. 3 I) Cơ sở lý luận. 1) Quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. 2) Một số vấn đề khái niệm và quan điểm lý thuyết: Chính sách dân tộc; Dân tộc thiểu số; Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;Chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. 3) Vai trò của chính sách đối với dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. 4) Các lý thuyết phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững và khả năng vận dụng cho nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn ở nước ta. 5) Các tiêu chí đánh giá chính sách và quy trình xây dựng chính sách. II) Cơ sở thực tiễn. 1) Đặc điểm tình hình dân tộc ở nước ta (chú trọng phân tích sự phát triển không đồng đều giữa các vùng và các dân tộc). ¾ Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. ¾ Đặc điểm kinh tế. ¾ Đặc điểm xã hội. ¾ Đặc điểm văn hóa. ¾ Đặc điểm môi trường. ¾ Quan hệ dân tộc. ¾ Mối quan hệ giữa địa bàn đặc biệt khó khăn với các địa bàn khác. 2) Đặc điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ (Chú trọng các chính sách trong thời kỳ đổi mới). 3) Các yếu tố chi phối, ảnh hưởng tới chính sách đối với dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. 4) Các yếu tố cấu thành các loại hình chính sách đối với dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. 5) Kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng chính sách đối với dân tộc thiểu số thuộc các địa bàn đặc biệt khó khăn (chú ý mô hình Trung Quốc, Thái Lan). NỘI DUNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở NƯỚC TA THỜI GIAN QUA. 4 I) Tổng quan hệ thống chính sách đối với các dân tộc tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn 1) Bối cảnh ra đời của chính sách. 2) Khái quát hệ thống chính sách. II) Thực trạng hệ thống chính sách đối với các dân tộc tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn 1) Nội dung chính sách. 2) Mục tiêu, tiêu chí xây dựng chính sách (chú trọng về tính thực tiễn, tính bền vững). 3) Tình hình tổ chức, triển khai thực hiện chính sách (đầu tư ngân sách, KH&CN, sự tham gia của người dân, của tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý điều hành các cấp). III) Đánh giá hệ thống chính sách: hiệu quả, tồn tại và những vấn đề đặt ra 1) Hệ thống văn bản chính sách: Cơ cấu, số lượng chính sách và nhu cầu của thực tiễn. Tính phù hợp, tính cập nhập với bối cảnh chung của đất nước và tình hình quốc tế. 2) Phương pháp và quy trình xây dựng chính sách. 3) Tác động thành tựu của chính sách (phân nhóm tác động kinh tế, xã hội, môi trường). 4) Hạn chế của hệ thống chính sách. 5) Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. 6) Những vấn đề đặt ra cho việc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách trong thời gian tới. NỘI DUNG III: ĐỔI MỚI TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI. I) Quan điểm đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chính sách 1) Chính sách phải lấy đối tượng con người, cộng đồng các dân tộc làm trọng tâm, phù hợp với trình độ và điều kiện cụ thể của các địa bàn. 2) Chính sách phải đảm bảo các dân tộc trên địa bàn bình đẳng, đoàn kết tôn trọng nhau trong quá trình phát triển. 3) Chính sách phải đặt trong chiến lược phát triển chung của quốc gia và từng vùng. 4) Chính sách cần có những đột phá và mô hình mới để tổ chức thực hiện. 5 II) Mục tiêu đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chính sách 1) Khắc phục, giảm nhẹ tiến tới xóa bỏ những các yếu tố cản trở sự phát triển các dân tộc thiểu số thuộc các địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn. 2) Giảm dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn so với các địa bàn khác. 3) Thiết thực cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần các dân tộc thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. 4) Tăng tính hiệu quả, tính phù hợp của chính sách đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở địa bàn đặc biệt khó khăn. III) Định hướng đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chính sách 1) Chính sách kinh tế: Tập trung vào xóa đói giảm nghèo bền vững và khởi động cho việc thực hiện làm giàu của đồng bào, cụ thể là: ¾ Nhóm các chính sách nâng cao năng lực sản xuất của các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. ¾ Nhóm các chính sách nâng cao năng lực quản lý kinh tế của cán bộ cơ sở thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. ¾ Nhóm các các chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng. ¾ Nhóm các chính sách về định cư và quy hoạch bố trí dân cư. ¾ Nhóm các chính sách về phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc sống trên địa bàn đặc biệt khó khăn. ¾ Nhóm các chính sách về thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. 2) Chính sách xã hội ¾ Nhóm các chính sách về nâng cao dân trí. ¾ Nhóm các chính sách về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khắc phục và hạn chế các tệ nạn xã hội ¾ Nhóm các chính sách về cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. ¾ Các chính sách về bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa. ¾ Nhóm chính sách về ổn định chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng. ¾ Một số chính sách về bảo trợ xã hội nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi do cho nhóm xã hội dễ bị tổn thương. 6 ¾ Nhóm chính sách về nâng cao năng lực và sự tham gia của các cộng đồng dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện hiện chính sách. 3) Chính sách môi trường: Tập trung vào một số vấn đề bức xúc nhất: ¾ Nhóm các các chính sách tạo môi trường xanh, sạch, đẹp tại thôn, bản, khu dân cư tập trung. ¾ Nhóm các chính sách về quản lý khai thác tổng hợp và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. ¾ Nhóm các chính sách đảm bảo quyền lợi của cộng đồng bản địa trong việc thụ hưởng các lợi ích do hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn mang lại. Kết luận và khuyến nghị 1) Đổi mới nhận thức, phương pháp hoạch định chính sách. 2) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. 3) Hoàn thiện cơ chế chính sách, phân cấp quản lý nhà nước. 4) Lộ trình đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chính sách. 5) Đề xuất một dự án đầu tư mô hình thực nghiệm đổi mới công tác thực thi chính sách dân tộc. Triển khai nội dung trên, đề tài sẽ thực hiện 6 đề tài nhánh sau đây: * Đề tài nhánh I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn ở nước ta ( gồm 14 chuyên đề và 01 báo cáo nhánh I). * Đề tài nhánh II: Quan điểm và kinh nghiệm của một số quốc gia và tổ chức quốc tế về xây dựng chính sách đối với dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn ( gồm 3 chuyên đề và 01 báo cáo nhánh II). * Đề tài nhánh thứ III. Một số vấn đề về hiện trạng kinh tế, xã hội, môi trường và tác động của nó đến sự phát triển của các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn ( gồm 16 chuyên đề và 01 báo cáo nhánh III). * Đề tài nhánh thứ IV. Phân tích thực trạng chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn ở nước ta ( gồm 19 chuyên đề và 01 báo cáo nhánh IV). * Đề tài nhánh thứ V. Đổi mới, xây dựng và hoàn thiện chính sách theo quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển bền vững đối với các dân tộc thiểu 7 số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn ở nước ta trong thời gian tới ( gồm 29 chuyên đề và 01 báo cáo nhánh V). * Đề tài nhánh thứ VI. Những kiến nghị chủ yếu của đề tài về nghiên cứu chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn ở nước ta trong thời gian tới ( gồm 9 chuyên đề và 01 báo cáo nhánh VI). Tóm lại : Ba vấn đề lớn được đề cập trong công trình là: Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc trong nền kinh tế thị trường; Thực trạng hệ thống chính sách dân tộc ở nước ta; Phương hướng giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc ở Việt Nam đến 2015, tầm nhìn 2030. 7. Cách tiếp cận trong nghiên cứu đề tài: * Tiếp cận nội dung nghiên cứu của đề tài. Đây là đề tài nghiên cứu đánh giá chính sách liên quan đến quan điểm, chủ trương, mục tiêu chính sách của một Đảng, lãnh đạo, Nhà nước cầm quyền, do vậy đề tài tiếp cận trên hai bình diện cơ bản là Lý luận và thực tiễn vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và chính sách dân tộc ở nước ta. - Trên bình diện lý luận đề tài tiếp cận nhằm nhận diện và giải mã nhân sinh quan của tổ chức ban hành chính sách, những căn cứ lý luận để xác định đối tượng, hình thành luận điểm và nội dung của các chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở nước ta. - Trên bình diện thực tiễn hay đối với những vấn đề thực trạng, đề tài tiếp cận từ các văn bản chính sách, nội dung và quá trình tổ chức thực hiện, những kết quả và hạn chế của các loại hình chính sách, nội dung chính sách và sức sống của nó trong thực tiễn đời sống xã hội mà các chính sách hướng tới. Đề tài tiếp cận từ việc rà soát, sàng lọc những chính sách hiện hành đối với các dân tộc thiểu số để từ đó rút ra những chính sách có các thuộc tính: dành cho đối tượng là các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, có nguy cơ thua thiệt về cơ hội phát triển. Những chính sách có các thuộc tính này sẽ là đối tượng phân tích và đánh giá của đề tài. - Trong đánh giá thực trạng, đề tài tiếp cận từ tình hình và kết quả thực hiện chính sách trên thực tiễn, trong đó kết hợp đánh giá từ những tư liệu đã được công bố với những tư liệu do các cuộc điều tra, khảo sát trực tiếp của đề tài. - Đối với những vấn đề đề xuất, đề tài dựa vào 3 trụ cột sau: 9 Những căn cứ lý luận và thực tiễn đã đúc kết được của đề tài; 8 9 Bối cảnh, chủ trương, thể chế, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới; 9 Tư duy sáng tạo của các Tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài. * Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 9 Phạm vi về thời gian: Phần thực trạng, với các số liệu thống kê trong hệ thống thông kê quốc gia đề tài lấy mốc thời gian từ năm 1998 đến nay. Tuy nhiên, có tham chiếu với các tài liệu nghiên cứu đánh giá của các giai đoạn trước (1945-1998); Phần đề xuất, đề tài lấy mốc thời gian 2010-2015, tầm nhìn 2020. 9 Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu chung trong phạm vi cả nước, trong đó tập trung vào một số địa bàn đại diện: miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Lai Châu), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai), Tây Nam Bộ (An Giang, Sóc Trăng). 9 Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu chung trong phạm vi toàn bộ các chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó tập trung đề xuất một số chính sách chủ yếu - có tính chất trụ cột cho phát triển trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế; Phát triển xã hội; Bảo vệ môi trường. 8. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra xã hội học: Đề tài đã thiết kế một hệ thống các bảng hỏi, để thu thập các thông tin sống động từ thực tiễn, phục vụ cho các yêu cầu chính của nội dung đề tài đặt ra. Các bảng hỏi sẽ tập chung cho các nhóm vấn đề: Hệ thống chính sách đã và đang triển khai trên địa bàn. Những tác động về chính sách, về kinh tế xã hội và môi trường trên địa bàn. Những vấn đề về kết quả, hạn chế và yêu cầu đặt ra bổ sung và hoàn thiện chính sách. Đối tượng phỏng vấn là cán bộ quản lý, người đân, nhà hoạch định chính sách phụ vụ cho nội dung nghiên cứu đánh giá của đề tài. Để tiến hành điều tra và trong điều kiện của kinh phí cho phép, đề tài đã nghiên cứu và chọn điểm trên địa bàn 3 khu vực: Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. 9 Trên địa bàn miền núi phía Bắc, đề tài phối hợp với các tỉnh, huyện, xã đã chọn 02 tỉnh Tuyên Quang và Lai Châu, mỗi tỉnh 02 huyện, mỗi huyện 02 xã với tiêu chí: Là xã thuộc diện có địa bản đặc biệt khó khăn, có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tỉnh Tuyên Quang được chọn với lý do là tỉnh thực hiện tốt CT 135 trong giai đoạn 1, có nhiều kinh nghiệm và bài học quan trọng liên quan đến phương pháp tổ chức thực hiện và triển khai làm tiêu chí, nội dung so sánh với tỉnh Lai Châu – tỉnh mới tách ra cùng với tỉnh Điện Biên từ tỉnh Lai Châu cũ. Lai Châu được chọn làm địa bàn điều tra là để thấy trong những địa phương thuộc loại khó khăn nhất nước thì tình hình quán triệt và triển khai chính sách đạt được hiệu quả như thế nào. Trên địa bàn khu vực Tây Nguyên đề tài chọn 2 tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai làm điểm điều tra. Đây là 2 tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và nhiều xã thuộc diện khu vực đặc biệt khó khăn. Đăk Lắk được chọn là tỉnh “thủ phủ” của Tây Nguyên có nhiều tiếp cận và sự phát triển nhanh với nền kinh tế-xã hội mới cũng như chịu nhiều tác động của chinh sách khác trên địa bàn. Việc điều tra trên địa bàn Đăk Lăk là nhằm xem xét những tác động của các chính sách nói chung và chính sách đối với các dân tộc có điều kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn có những gì khác biệt và mang đặc trưng của vùng trong sự so sánh với với tỉnh ít chịu những tác động của bối cảnh kinh tế - xã hội mới như Gia Lai. Khu vực Tây Nam Bộ được chọn 2 tỉnh: Sóc Trăng và An Giang để điều tra vì các tiêu chí: Tỉnh có đông đồng bào Khơ me là Sóc Trăng, và An Giàng là tỉnh có đồng bào Chăm sinh sống. Việc tiếp cận chính sách của 2 tộc người có tính dặc trưng này của vùng Tây Nam Bộ sẽ góp thêm những vấn đề có tính đặc trưng vùng trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, là thước đo để kiểm chứng và phát hiện các vấn đề chính sách đặt ra. Việc điều tra xã hội học ngoài việc thu thập thông tin vào các bản hỏi, đề tài coi việc tọa đàm với cán bộ các ban ngành cấp tỉnh, huyện, xã. Cấp tỉnh và huyện trước khi tọa đàm có đặt văn đè để viết các báo cáo tham luận, cấp xã tạo đàm trực tiếp kết hợp nêu và thảo luận với các vấn đè điều tra và khảo sát từ thực tiễn. Các thông tin được cung cấp từ các cuộc tọa đàm, trao đổi là những thong tin quan trọng và là luận cứ cơ bản để kiểm chứng và xây dựng các luận khoa học của đề tài trên các bình diện, nội dung, tính bền vững của chính sách cũng như những vấn đề đặt ra cần được hoàn hiện, đổi mới trong gian tới. Phương pháp điều tra xã hội học và điền giã dân tộc học được lựa chọn làm phương pháp thu thập thống tin chính phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Ngoài việc tổ chức phỏng vấn tiêu chuẩn 1632 phiếu, phỏng vấn sâu 210 người là các nhà khoa học, nhà làm chính sách, nhà quản lý và đại diện các cộng động địa phương. 10 - Điền dã dân tộc học: Đề tài đã tiến hành chọn điểm liên quan đến các địa bàn ở các vùng cũng như các nhóm dân tộc khác nhau để tiến hành khảo sát thu thập các thông tin thực tế. Đề tài cũng đã tiếp cận với người dân, với cán bộ để quan sát những kết quả thực tiễn về việc thực hiện chính sách trên địa bàn. Đề tài cũng đã tổ chức các cuộc tòa đàm tại các địa phương tại các địa bàn điền giã ở cấp thôn bản, xã, huyện, tỉnh để trao đổi về vững vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu, về những vấn đề bức xúc, tâm tư nguyện vọng, mong muốn đề xuất của người dân và cán bộ quản lý đối với những kết quả và những bất cập của chính sách tại địa phương, chọn điểm ở các vùng ở các xã đặc biệt khó khăn và có đối chứng so sánh với điểm xã ở vùng 2. Đồng thời, đề tài cũng đã phân tích đánh giá các tác động của chính sách đến đối tượng người kinh trên địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp xử lý thông tin: các thông tin thu thập được qua phiếu điều tra và kết quả phỏng vấn sâu đã được xử lý thống kê và phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau. Hai phương pháp sẽ được sử dụng chính là xử lý phiếu điều điều tra theo phương pháp Spssfor Windows và tổng hợp thống kê tư liệu, số liệu. - Phương pháp chuyên gia: Để đảm bảo về chất lượng chuyên môn, đề tài đã sử dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu là chuyên gia đa ngành gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: lập pháp, phân tích chính sách, chuyên gia chuyên ngành kinh tế, xã hội, nông nghiệp, phát triển nông thôn, môi trường, quy hoạch phát triển... Với suy nghĩ không ai hiểu và trăn trở với sự nghiệp phát triển các dân tộc ít người bằng chính người dân đang sống và làm việc tại địa bàn đặc biệt khó khăn, đề tài đã thiết lập một “kênh” trao đổi thông tin thường xuyên giữa các chuyên gia trung ương và chuyên gia địa phương, giữa Ban Chủ nhiệm đề tài và các cơ quan phối hợp triển khai mà cầu nối quan trọng nhất là Ban Dân tộc các tỉnh. Những ý kiến của các chuyên gia góp phần nâng cao giá trị của các kết luận khoa học, đồng thời nó cũng bổ sung cho tính hiện thực của các chính sách do đề tài đề xuất. - Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân: Đây là hệ phương pháp thu hút cộng đồng vào quá trình phân tích các câu hỏi nghiên cứu, những mâu thuẫn, những xung đột nằm trong hiện trạng có liên hệ với hoàn cảnh, môi trường xung quanh, nhằm tìm ra những chính sách tối ưu cho phát triển của cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, hạn chế được các các xung đột về mặt lợi ích. Trong nghiên cứu này chúng tôi thu hút sự tham gia của cộng đồng thông qua các cuộc thảo thuận nhóm tập trung, đánh giá nhanh nông thôn (PRA) và nghiên cứu tham dự (PAR). Nền tảng của hệ thống các 11 phương pháp này là lấy dân làm gốc, lấy cộng đồng thôn bản làm trung tâm với phương châm nhà nghiên cứu và thành viên cộng đồng cùng học hỏi lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu để đưa ra các kết luận có tính chân thực, chính xác cao. - Phương pháp hệ thống, phân tích, so sách, tổng hợp: Được sử dụng để phân tích tài liệu, văn bản, công trình nghiên cứu liên quan. Phương pháp phân tích hệ thống cho phép đi sâu tìm hiểu những mặt ưu điểm và hạn chế của các chính sách từ nội dung văn bản chính sách đến quá trình tổ chức triển khai chính sách theo một cấu trúc hệ thống. Từ đó lựa chọn đề xuất các hướng ưu tiên cần tập trung xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tạo ra sự phát triển bền vững. Các ký thuật phân tích SWOT, lập bảng ma trận chính sách đã được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu này. Phương pháp tổng hợp cho phép tổng kết khái quát hóa thực trạng chính sách, từ đóp xây dựng các khung chính sách cho từ lĩnh vực cụ thể. - Phương đánh giá tác động chính chính sách PAM và phương pháp xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng cụ thể: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Âu, tuy nhiên lại còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng để luận chứng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bổ sung và hoàn thiện chính sách. Công trình nghiên cứu này là một sản phẩm kết quả của nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đánh giá chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở nước ta”. Với nỗ lực của nhóm tác giả và được sự công tác của các nhà khoa học thuộc các cơ quan khoa học, các cơ quan hoạch định chính sách trong nước (Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và công nghệ, Tạp chí Cộng sản, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn…) và các nhà khoa học ngoài nước ( Đại học Dân tộc Vân Nam, Viện hàn lâm khoa học Vân Nam, Viện Đông Nam Á đại học Quảng Tây… Trung quốc; Đại học Chiềng Mai, Thái Lan…). Ban chủ nhiệm đề tài, nhóm tác giả hy vọng được cung cấp thêm một số khía cạnh về cái nhìn chính sách, cung cấp những thông tin nhằm giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà quản lý, nhà khoa học…về chính sách dân tộc nói chung đối với địa bàn đặc biệt khó khăn nói riêng ở nước ta hiện nay; cùng góp phần và nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững đối với sự phát trển của đồng bào các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới, trong xu thế phát triển từ nay đến 2015 và đến 2020. 12 Tính mới của đề tài: Sau hơn 2 năm thực hiện (từ 2009 đến tháng 6/2011) về cơ bản đề tài đạt được mục tiêu đã đề ra trong đề cương, bên cạnh đó đề tài còn có tính mới như sau: a. Về mặt lý luận. Đề tài đã luận chứng, xác định rõ vấn đề tổng luận về “chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn” bao gồm các vấn đề cấu thành sau đây: ¾ Xây dựng được luận chứng về đối tượng “Dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn”: Một số vấn đề khái niệm và nhận thức; tiêu chí xác định. ¾ Xây dựng được luận chứng về “Chính sách đối với các dân tộc thiểu số”: Một số vấn đề khái niệm và nhận thức; vai trò; đặc điểm; mục tiêu của chính sách. ¾ Tìm hiểu tình hình quan điểm, chính sách đối với các dân tộc của Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á làm luận cứ tham khảo để hiểu rõ hơn chính sách của Nhà nước ta đối với các dân tộc nói chung và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nói riêng. ¾ Xây dựng luận chứng về quan điểm, phương hướng và các điều kiện đảm bảo để thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc. ¾ Xác định các căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc đổi mới xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. b. Về mặt thực tiễn. Đề tài đã đánh giá thực trạng chính sách của Việt Nam những năm qua đối với phát triển các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. Việc đánh giá này bao gồm những vấn đề cụ thể sau đây: ¾ Phân tích thực trạng chính sách; ¾ So sánh chính sách của Việt Nam với chính sách của một số nước Đông nam Á. ¾ Đánh giá tình hình thực hiện chính sách: mặt được; chưa được và nguyên nhân; những vấn đề đặt ra đối với việc đổi mới, xây dựng chính sách trong thời gian tới (tổ chức, điều kiện, tác động đối với phát triển kinh tế, xã hội). ¾ Đề xuất thay đổi tư duy trong xây dựng nội dung và tổ chực thực hiện chính sách dân tộc trong bối cảnh tình hình mới của đất nước. ¾ Đề xuất xây dựng mô hình thực hiện chính sách dân tộc với các kết quả nghiên cứu phát hiện, làm điểm cho việc thay đổi tư duy xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc cho các cơ quan trung ương và địa phương. 13 Phần 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở NƯỚC TA 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1.Quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc Từ khi ra đời đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược của cách mạng trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong từng giai đoạn cách mạng, vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc luôn được nhận thức và giải quyết theo các quan điểm cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra. Ngay từ khi thành lập Đảng (3/2/1930), trong “Chánh cương vắn tắt” “Sách lược vắn tắt” Đảng ta đã đề ra quan điểm rất cơ bản về vấn đề dân tộc, đó là quan điểm giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân và quan điểm đoàn kết dân tộc: “làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Từ Đại hội I đến Đại hội lần thứ X của Đảng, vấn đề dân tộc luôn được quan tâm và không thể thiếu trong định hướng quan điểm, đường lối giải quyết vấn đề dân tộc: Đại hội Đảng lần thứ I (1935): “Nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số” xác định “cho các dân tộc thiểu số được quyền tự quyết” và “lực lượng tranh đấu của các dân tộc thiểu số là một lực lượng rất lớn”; chống địa phương chủ nghĩa, chống miệt thị dân tộc mà không thấu rõ tinh thần quốc tế… Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2 năm 1951) đã nêu chính sách dân tộc của Đảng ta là: “1. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; đoàn kết, giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc. 2. Chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bài trừ mọi hành động gây hằn thù, chia rẽ giữa các dân. Tháng 8 năm 1952, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số, nêu lên phương châm vận động dân tộc thiểu số là: “Kiên nhẫn, thận trọng và chắc chắn”, “vận động quần chúng tự giác, tự nguyện thi hành, không được dùng mệnh lệnh ép buộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960), tiếp tục khẳng định các quan điểm về chính sách dân tộc trước đó và bổ sung tư tưởng mới “Cần phải có kế hoạch toàn diện và lâu dài phát triển kinh tế và văn hóa ở miền núi… làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất