Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (cucumis melo l.) trong n...

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (cucumis melo l.) trong nhà mái che vụ hè 2015 tại gia lộc – hải dương

.PDF
106
386
114

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI THỊ ĐÀO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA THƠM (Cucumis melo L.) TRONG NHÀ MÁI CHE VỤ HÈ 2015 TẠI GIA LỘC – HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60.62.01.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Bùi Thị Đào i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị Minh Hằng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Bộ môn Rau – Hoa – Quả, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Phòng Tổ chức hành chính, Bộ môn Sinh lý sinh hóa và chất lượng nông sản và đặc biệt là Tổ Nghiên cứu, ứng dụng nông nghiệp Công nghệ cao, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, nơi tôi đang công tác đã luôn động viên, quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Bùi Thị Đào ii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi Danh mục bảng ...........................................................................................................vii Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix Thesis abstract ............................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1 1.2. Mục đích, yêu cầu............................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 3 Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4 2.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thự vật học cây dưa thơm .................................... 4 2.1.1. Nguồn gốc ....................................................................................................... 4 2.1.2. Phân loại.......................................................................................................... 5 2.1.3. Đặc điểm thực vật học ..................................................................................... 7 2.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh cây dưa thơm .................................................. 10 2.3. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa thơm (dưa lê) trên thế giới và trong nước ................................................................................................. 11 2.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa thơm trên thế giới .......................... 11 2.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa thơm ở Việt Nam .......................... 16 2.4. Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng và kỹ thuật bón phân cho dưa thơm ......... 18 2.4.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng cho dưa thơm ........................................ 19 2.4.2. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho dưa thơm................................. 22 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 27 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................... 27 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 27 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu:....................................................................................... 27 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 27 3.2.1. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 27 iii 3.2.2. Địa điểm nghiên cứu: ..................................................................................... 27 3.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................... 28 3.4.2. Diện tích thí nghiệm ...................................................................................... 30 3.4.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ............................................................................ 30 3.4.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 31 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 34 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 35 4.1. Kết quả so sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 4 giống dưa thơm trong điều kiện nhà mái che vụ hè 2015 tại Gia Lộc - Hải Dương ........................................................................................................... 35 4.1.1. Khả năng sinh trưởng của các giống dưa thơm ............................................... 35 4.1.2. Một số đặc điểm hình thái thân lá của các giống dưa thơm trong nhà mái che vụ hè 2015............................................................................................... 42 4.1.3. Khả năng ra hoa đậu quả của các giống dưa thơm .......................................... 43 4.1.4. Tình hình sâu bệnh hại các giống dưa thơm trong nhà mái che vụ hè 2015..... 44 4.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa thơm ............ 46 4.1.6. Đặc điểm hình thái quả của các giống dưa thơm trong nhà mái che vụ hè 2015 ..... 49 4.1.7. Chất lượng của một số mẫu giống dưa thơm trồng trong nhà mái che .................. 50 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa Kim Cô Nương trong điều kiện nhà mái che vụ hè 2015 tại Gia Lộc - Hải Dương. ....................................................... 54 4.2.1. Ảnh của mật độ trồng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của giống dưa Kim Cô Nương. ................................................. 55 4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính giống dưa Kim Cô Nương. ................................................................... 57 4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số lá trên thân chính giống dưa Kim Cô Nương. ................................................................... 58 4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng ra hoa đậu quả của giống dưa Kim Cô Nương .............................................................................................. 59 iv 4.2.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 ............................................... 60 4.2.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 . ........................................................... 61 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 tại Gia Lộc – Hải Dương ....................................................... 63 4.3.1. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến khả năng sinh trưởng của giống dưa Kim Cô Nương .............................................................................................. 64 4.3.2. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính giống dưa Kim Cô Nương. ................................................................... 65 4.3.3. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến động thái tăng trưởng số lá trên thân chính giống dưa Kim Cô Nương. ................................................................... 65 4.3.4. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến khả năng ra hoa đậu quả của giống dưa Kim Cô Nương ....................................................................................... 66 4.3.5. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến tình hình sâu bệnh hại của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 . ............................................. 67 4.3.6. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến năng suất của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015............................................................. 68 4.3.7. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến chất lượng của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 . ........................................................... 69 4.3.8. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của thí nghiệm sử dụng phân bón NPK với giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 tại Gia Lộc, Hải Dương. .................................................................................... 71 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 73 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 73 5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 73 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 74 Phụ lục ...................................................................................................................... 78 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CT Công thức ĐC Đối chứng NST Năng suất tổng NSTP Năng suất thương phẩm NSTT Năng suất thực thu QCVN Quy chuẩn Việt Nam TGST Thời gian sinh trưởng vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của các giống dưa thơm trong nhà mái che............................................................. 36 Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của các giống dưa thơm ............ 40 Bảng 4.3. Động thái ra lá của các giống dưa thơm ....................................................... 41 Bảng 4.4. Một số đặc điểm hình thái thân lá các mẫu giống dưa thơm trồng trong nhà mái che vụ hè 2015 ............................................................................. 43 Bảng 4.5. Khả năng ra hoa, đậu quả của các giống dưa thơm ....................................... 43 Bảng 4.6. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa thơm .......................................... 45 Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa thơm .......... 47 Bảng 4.8. Đặc điểm hình thái quả của các giống dưa thơm .......................................... 49 Bảng 4.9. Chất lượng cảm quan của các mẫu giống dưa trồng trong nhà mái che ......... 51 Bảng 4.10. Chất lượng quả của một số giống dưa thơm trồng trong nhà có mái che ..... 52 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của giống dưa Kim Cô Nương .......................... 55 Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính giống dưa Kim Cô Nương ................................................................ 57 Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số lá trên thân chính giống dưa Kim Cô Nương ................................................................ 58 Bảng 4.14. Khả năng ra hoa, đậu quả của giống dưa Kim Cô Nương ........................... 59 Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 ...................................................... 60 Bảng 4.16. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 ........................................................ 61 Bảng 4.17. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che. ............. 64 Bảng 4.18. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính giống dưa Kim Cô Nương ........................................................ 65 Bảng 4.19. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến động thái tăng trưởng số lá trên thân chính giống dưa Kim Cô Nương ........................................................ 66 vii Bảng 4.20. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến khả năng ra hoa, đậu quả của giống dưa Kim Cô Nương ......................................................................... 66 Bảng 4.21. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến tình hình sâu bệnh hại của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 .................................... 67 Bảng 4.22. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến năng suất của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 ........................................................ 68 Bảng 4.23. Ảnh hưởng phân bón NPK đến chất lượng cảm quan của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 ........................................... 70 Bảng 4.24. Ảnh hưởng của phân bón NPK đến chất lượng phân tích quả của giống dưa Kim Cô Nương trong nhà mái che vụ hè 2015 .................................... 71 Bảng 4.25. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân NPK .................................... 72 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Bùi Thị Đào Tên luận văn: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (Cucumis melo L.) trong nhà mái che vụ hè 2015 tại Gia Lộc - Hải Dương”. Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60.62.01.10 Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: - Lựa chọn được giống dưa thơm có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sản xuất trong nhà mái che. - Xác định được mật độ và loại phân bón thích hợp giúp nâng cao năng suất và chất lượng dưa thơm vụ hè trong điều kiện nhà mái che tại huyện Gia Lộc, Hải Dương. Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm đánh giá 4 giống dưa nhập nội là: Kim Cô Nương (đối chứng), NH2798, Kim Hoàng Hậu và Kim Bích. Nghiên cứu 4 mật độ trồng (3.000; 2.000; 1.500; 1.200 cây/1000m2) và 3 loại phân bón NPK (15:5:22+TE; 23:10:12+TE và đối chứng 13:13:13+TE) trên giống dưa Kim Cô Nương. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại trong điều kiện nhà lưới. Kết quả nghiên cứu: Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt qua phân tích thống kê về năng suất tổng và năng suất thương phẩm giữa các giống. Năng suất tổng cao, ở mức 23,83 tạ/1000m2 đến 33,57 tạ/1000m2. Hai giống dưa thơm có triển vọng nhất là Kim Hoàng Hậu (33,57 tạ/1000m2) và đối chứng Kim Cô Nương (32,13 tạ/1000m2), thời gian sinh trưởng ngắn 73 - 75 ngày. Hai giống đều có phẩm chất tốt, độ Brix cao (đạt 10,5 % và 9,6%), thịt quả giòn, vỏ quả cứng, phù hợp với ăn tươi và vận chuyển đi xa. Mật độ trồng tốt nhất cho giống dưa Kim Cô Nương khi trồng trong nhà mái che là 2.000 cây/1000m2 (30x150cm, trồng hàng đơn), năng suất cao 32,6 tạ/1000m2 và chất lượng tốt. Sử dụng loại phân bón NPK (15:5:22+TE) để bón cho giống dưa Kim Cô Nương với lượng bón 80kg/1000m2 cho năng suất cao nhất đạt 33,03 tạ/1000m2, độ brix đạt 11,3%, thịt quả dày, tỷ lệ thịt quả cao (đạt 75,28%), góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất (lãi thuần đạt 42.575.000 đồng/1000m2). ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Bui Thi Dao Thesis title: “Research some of the production techniques muskmelon (Cucumis melo L.) in greenhouse in summer crop 2015 in Gia Loc - Hai Duong”. Maijor: Crop Science Code: 60.62.01.10 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives: Choose a muskmelon variety that grow strongly, have high yield, good quality and suitable for conditions in greenhouse. Determine the density and appropriate fertilizers to help improve productivity and quality of summer muskmelon in greenhouse conditions in Gia Loc district, Hai Duong province. Materials and Methods: Evaluation was carried out on growth, development, yield, quality of 4 varieties Cucumis melo L.: Kim Co Nuong (control), NH2798, Kim Hoang Hau and Kim Bich; 4 densities: 3.000; 2.000; 1.500; 1.200 trees/1000m2: 3 fertilizers (NPK 15:5:22+TE; 23:10:12+TE, 13:13:13+TE) in 2015 in Gia Loc Distric, Hai Duong provice. Experiments were designed RCB, 3 replications, in green house conditional. Main findings and conclusions: The results show that four varieties have good growth, development, good quality, high yield total of 2,383 tons/1000m2 to 3,357 tons/1000m2. Varieties Kim Co Nuong variety (control) has yield 3.213 tons/1000m2, brix: 10,5%; Kim Hoang Hau 3,357 tons/1000m2, brix 9,6%, short duration: 73 – 75 days. Evaluation density and fertilize: The result show that Kim Co Nuong variety good growth, development, high quality with density 2.000trees/1000m2; fertilizer NPK (15:5:22+TE), total yield more 3,2 tons/1000m2. Key words: Cucumis melo L., density, fertilize. x PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây dưa thơm hay còn gọi là dưa lê có tên khoa học là Cucumis melo L., tên tiếng Anh là Muskmelon hoặc Cantaloupe, là loại rau ăn quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), chi Cucumis, loài dưa (melon). Đặc điểm hầu hết vỏ của dưa thơm có vết kẻ. Dưa thơm có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi. Người Ai Cập là những người đầu tiên trồng loài cây này, sau đó là người Hy Lạp và La Mã. Cây dưa thơm lần đầu tiên được Cristoforo Colombo đưa đến Bắc Mỹ trên hành trình lần thứ hai của ông đến Châu Mỹ vào năm 1494 (vi.wikipedia.org, 2014). Theo các nhà nghiên cứu Pháp, dùng nước ép dưa thơm mỗi ngày có thể giúp chúng ta chống lại mệt mỏi và stress một cách có hiệu quả. Được lớp vỏ dày bảo vệ nên trái luôn mọng nước (88%), hàm lượng potassium (300 mg/100g) đáng kể nên dưa thơm có tính năng thanh lọc, lợi niệu, chất xơ (1g/100g) giúp nhuận tràng. Theo kết quả phân tích định lượng các chất khoáng và vitamin thì cứ 100g dưa lưới có chứa: Acid Folic (21 µg), Nianci (0.734 mg), beta-carotene (2020 µg), Magiê (12 mg), sắt (0,21 mg), canxi (9mg), Vitamin C (36,7 mg), vitamin A (169 µg), năng lượng (34 kcal). Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn nhiều dưa thơm vì chúng được xem là một trong những loại thực phẩm có khả năng đánh bại căn bệnh ung thư ruột và những khối u ác tính (fruitvietnam.com, 2013). Hiện nay nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam là một hướng đi tất yếu và là xu thế hội nhập với nền nông nghiệp các nước trong khu vực và trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp cho tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khai thác hợp lý đất đai, tiết kiệm đất cho nông nghiệp, giải quyết công việc làm, hình thành tập quán canh tác theo hướng nông nghiệp hàng hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đem lại lợi ích rất lớn trong việc phát huy cao độ tiềm năng năng suất, chất lượng của giống, đảm bảo vệ sinh an toàn cho các sản phẩm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế, đảm bảo môi trường sinh thái. Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng nhà có mái che ứng dụng công nghệ cao (hệ 1 thống tưới nhỏ giọt, trồng cây trong bầu bịch,...) trong nông nghiệp đang được nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, để việc đầu tư công nghệ cao đạt hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Trong đó việc xác định giống cây trồng, biện pháp kỹ thuật phù hợp trong nhà có mái che mang hiệu quả kinh tế cao là rất quan trọng. Dưa thơm là một trong những loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao. Ngày nay khi kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu thụ loại quả cao cấp này ngày càng tăng. Do nhu cầu tăng nên vấn đề chất lượng rất được quan tâm. Sản xuất dưa thơm ở điều kiện ngoài đồng gặp nhiều khó khăn do không quản lý được các yếu tố khí hậu bất lợi gây sâu bệnh hại nhiều và chất lượng quả dưa thơm bị giảm sút. Trồng dưa thơm trong nhà mái che là một giải pháp an toàn cho loại rau ăn quả này nhằm hạn chế tác hại của điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại. Sản xuất dưa thơm trong nhà mái che có ưu điểm là trồng được nhiều vụ trong năm, thích hợp với điều kiện thâm canh cao, năng suất cây trồng tăng cao, sản phẩm trở nên sạch, an toàn với các chỉ tiêu như: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Nitrat, hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh... dưới ngưỡng cho phép tiêu chuẩn quốc tế. Phẩm chất nông sản tăng, mẫu mã đẹp, không có vết sâu hại, màu sắc hấp dẫn. Ngoài ra sản xuất dưa trong nhà mái che làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón và giá cả sản phẩm luôn luôn cao hơn ngoài đồng ruộng. Vì vậy, áp dụng nhà mái che đến sản xuất dưa thơm là rất cần thiết. Tuy nhiên, sản xuất dưa thơm trong nhà mái che gặp một số khó khăn như giống và kỹ thuật sản xuất. Các giống dưa thơm hiện nay chủ yếu là các giống nhập nội, chủng loại nghèo nàn. Chưa có nhiều nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm trong nhà mái che như: mật độ trồng chưa hợp lý, sử dụng phân bón còn nhiều bấp cập...dẫn đến năng suất dưa chưa ổn định, phẩm chất quả không cao làm giảm sút hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Để đẩy mạnh sản xuất hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, đảm bảo phát triển bền vững, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dưa thơm (Cucumis melo L.) trong nhà mái che vụ hè 2015 tại Gia Lộc - Hải Dương”. 2 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích - Lựa chọn được giống dưa thơm có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sản xuất trong nhà mái che. - Xác định được mật độ và loại phân bón thích hợp giúp nâng cao năng suất và chất lượng dưa thơm vụ hè trong điều kiện nhà mái che tại huyện Gia Lộc, Hải Dương. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, tình hình nhiễm sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng của một số giống dưa thơm trong điều kiện nhà mái che vụ hè năm 2015, từ đó lựa chọn được giống thích hợp nhất cho sản xuất. - Đánh giá được ảnh hưởng của các công thức mật độ và loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng của dưa thơm trong điều kiện nhà mái che. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả đề tài đưa ra các thông số kỹ thuật về giống dưa thơm và các biện pháp kỹ thuật mật độ, loại phân bón cho dưa thơm trong điều kiện nhà mái che. Những thông số này rất cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác dưa thơm ở Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng cũng như những vùng có điều kiện canh tác tương tự. Kết quả đề tài sẽ giúp hoàn thiện quy trình sản xuất dưa thơm trong nhà mái che. - Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa học phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. Xác định được giống dưa thơm có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về giống dưa thơm của thực tiễn sản xuất, đồng thời kết quả đề tài góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho sản xuất dưa thơm trong nhà có mái che ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CÂY DƯA THƠM 2.1.1. Nguồn gốc Cucumis melo L. là một loại cây trồng nông nghiệp quan trọng được trồng rộng rãi trên thế giới. Trong chi Cucumis, nó thuộc về phân chi melo, có 2n = 24 nhiễm sắc thể. Các loài khác nhau có sự biến đổi hình thái quả ở các đặc điểm như kích thước, hình dạng, màu sắc, kết cấu, hương vị và thành phần các chất dinh dưỡng. Do đó C. melo được coi là loài đa dạng nhất trong chi Cucumis (Whitaker and Davis, 1962; Jeffrey, 1980; Kirkbride, 1993; Bates and Robinson, 1995 - dẫn theo Stepansky et al., 1999). Các loài hoang dã bao gồm, giống hoang dã và giống canh tác, sau đó có dưa hấu ngọt "tráng miệng", cũng như các loại dưa không ngọt dùng để ăn tươi, ngâm muối hoặc nấu chín. Các tài liệu cổ xưa nhất về trồng Cucumis melo L. (Pangalo, 1929 - dẫn theo Stepansky et al., 1999) xuất hiện trong các Bức họa của Ai Cập. Trong Kinh thánh của người Do Thái ở Ai Cập các loại rau được ăn là qishu'im, là giống Cucumis melo không ngọt như var.flexuosus hoặc adzhur. Tài liệu rộng rãi cũng được tìm thấy trong các tác phẩm Trung Quốc cổ đại từ khoảng năm 2000 TCN (Walters, 1989 - dẫn theo Stepansky et al., 1999) và các văn bản Hy Lạp, La Mã từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Theo tác giả Pangalo, 1929 (dẫn theo Stepansky et al., 1999) cho rằng loại dưa không ngọt được biết đến trong thời kỳ La Mã và được nhập khẩu từ Ba Tư hay hành lý của du khách làm cho chúng xuất hiện ở châu Âu từ khoảng thế kỷ thứ 13. Muskmelons cũng là dưa thơm, thường là dưa lưới, ít được trồng ở Nam Phi, mặc dù họ đang dần gia tăng diện tích canh tác tại nhiều khu vực của họ để xuất khẩu. Vỏ quả có rãnh sâu hoặc nốt sần nhỏ, có vảy, thịt màu cam hoặc màu xanh lá cây. Muskmelons (Cucumis melo L.), còn có loại khác là vỏ quả có vân lưới. Một số loại dưa thơm khác cũng thuộc họ bầu bí bao gồm dưa chuột, dưa hấu và dưa ngọt, dưa Ba Tư, dưa vàng, và dưa Crenshaw. Dưa đỏ đầu tiên được trồng ở vùng Cận Đông và đã được tìm thấy ở các khu vực đang phát triển từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Trung Quốc, bao gồm cả phía tây bắc Ấn Độ, Afghanistan, và Uzbekistan. Một số giống dưa đỏ đã được báo cáo là trồng ở miền Bắc Ấn Độ vào đầu 1494. Dưa đỏ cũng đã được trồng bởi người Mỹ bản địa gần thành phố Montreal vào năm 1535 và vùng lân cận của Philadelphia trước 1748. Vùng sản 4 xuất ở Nam Phi: Quần thể hoang dã của muskmelons xuất hiện ở sa mạc và thảo nguyên của châu Phi, Arabia, Tây Nam Á và Úc. Trong miền nam châu Phi, nó xuất hiện trong Tỉnh Nam Phi Limpopo, Gauteng và Mpumalanga (Production Guidelines for Muskmelons). Theo Milind and Kulwant (2011) dưa thơm lần đầu tiên được khám phá bởi Linné vào năm 1753. Nó là một chi trong họ bầu bí gồm 118 chi và 825 loài. Nguồn gốc của dưa thơm vẫn đang được tranh cãi, nhưng những nghiên cứu gần đây chỉ ra rõ ràng nguồn gốc của dưa thơm là ở phía nam và phía đông châu Phi. Dưa thơm đã có thể được trồng ở Trung Quốc từ 2000 năm trước Công nguyên. Một vài dạng cây trồng và cây hoang dại đã phát triển trên toàn thế giới ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện nay, Trung Quốc và Mỹ có sản lượng dưa thơm cao nhất. Như vậy dưa thơm có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi; Người Ai Cập là những người đầu tiên trồng loài cây này, sau đó là người Hy Lạp và La Mã. Và ngày nay dưa được trồng nhiều nơi trên thế giới. 2.1.2. Phân loại Theo các tác giả Grebenscikov (1953), Jeffrey (1980), Zohary (1983) và Kirkbride (1993) - (Stepansky et al., 1999), loài C. melo chia thành hai loài phụ: ssp. melo và ssp. agrestis. Theo các tác giả trên, cả hai loài phụ bao gồm các dạng hoang dại, những dạng hoang dại của ssp. melo tương tự với C. trigonus Boiss và C. Callosus. Năm 1753 Linné đặt tên là chi Cucumis và mô tả năm loài dưa trồng. Những loài đó sau này được thống nhất thành một loài duy nhất là Cucumis melo L. bởi Naudin (1859) - (dẫn theo Stepansky et al., 1999), người đã phát triển một hệ thống phân loại dựa trên một bộ sưu tập sống 2000 mẫu vật. Naudin chia dưa thành 10 giống, và đó là cơ sở của tất cả các nghiên cứu sau này. Pangalo (1929) - (dẫn theo Stepansky et al., 1999) đã trực tiếp nghiên cứu 3000 mẫu vật tại Viện Vavilov, và đề xuất một hệ thống phân loại kỹ hơn dựa trên ý tưởng của dãy tương đồng. Phân loại dưa theo Pangalo (1929), Grebenscikov (1953), Naudin (1959), Hammer et al. (1986), Munger and Robinson (1991) - (dẫn theo Stepansky et al., 1999) C. melo được chia thành 7 giống: 5 1. C. melo var. agrestis: là giống hoang dại, đơn tính cùng gốc ở Châu Phi và các nước châu Á. Thân mỏng, quả không ăn được, hạt nhỏ. 2. C. melo var. cantalupensis: Quả trung bình hoặc lớn, vỏ quả mịn hoặc vân lưới hoặc có vảy. Quả thơm, có vị ngọt. Hoa đơn tính cùng gốc, bầu nhụy có lông. Các giống Galia, Ananas, Charentais thuộc loại này. 3. C. melo var. inodorus: là dưa đông, quả lớn, không thơm với vỏ mềm, dày hoặc có nhiều vết sần. Gồm các loại dưa ngọt tráng miệng của Châu Á và Tây Ban Nha như Honeydew, Casaba. Thường đơn tính cùng gốc, bầu nhụy có lông. 4. C. melo var. flexuosus: Quả dạng dài, không ngọt, khi chưa chín ăn như dưa chuột. Tìm thấy ở Trung Đông và châu Á. Là loại có hoa lưỡng tính. 5. C. melo var. conomon. : là giống Viễn Đông, thịt quả trắng, mềm; vỏ quả mỏng, có thể ngâm muối hoặc ăn tươi, quả giòn ngọt ăn được cả vỏ. Cây đơn tính cùng gốc với lá có gai. 6. C. melo var. chito và dudaim : được mô tả bởi Naudin, nhưng nhóm lại với nhau bởi Munger and Robinson. Là dạng hoang dại của Mỹ, nhỏ cỡ trái mận, quả thơm, có thể sử dụng để ngâm muối, cây có hoa lưỡng tính, bầu nhụy có lông. Thứ hai có nguồn gốc Ba Tư, đơn tính cùng gốc, bầu nhụy có lông, với quả nhỏ, thơm, có sọc nâu hoặc đỏ. Thường trồng làm cảnh trong vườn. 7. C. melo var. Momordica: cây leo đơn tính cùng gốc, bầu nhụy có lông mịn, quả không ngọt, vỏ mỏng và nứt khi chín. Theo phân loại Wikipedia, bách khoa toàn thư: Dưa thuộc chi Cucumis là trái cây ăn được. Nhưng chỉ một số ít dưa ăn được thuộc loài Cucumis melo L. 1. C. metuliferus (Dưa sần): là thực phẩm truyền thống của Châu Phi, có gai. Hiện loài này cũng được trồng ở California, Chile, Australia và New Zealand. 2. C. melo: bao gồm các dạng sau 2.1. C. melo cantalupensis: có vỏ xù xì, sần, không có vân lưới. Gồm có - Dưa đỏ Châu Âu: vỏ có gân nhẹ, màu xanh nhạt, được du nhập từ thế kỷ 18 vào Cantalupo, Sabina, Italy bởi người làm vườn của Đức giáo hoàng. - Dưa ba Tư: là dạng dưa lớn với vỏ màu xanh đậm, có vân lưới. 2.2. C. melo inodorus gồm các dạng - Dưa hàn quốc: là dưa màu vàng với những đường trắng chạy ngang quả, 6 thịt quả màu trắng. Quả có thể giòn, hơi ngọt hoặc ngọt hơn khi để chín kĩ. - Dưa Canary: là dạng dưa quả lớn, màu vàng sáng với thịt quả màu xanh nhạt tới trắng. - Dưa Casaba: vỏ quả nhẵn, có rãnh, màu vàng sáng. Dưa này ít hương vị hơn các loại khác nhưng để chín lâu hơn. - Dưa Hami : có nguồn gốc từ Hami, Tân Cương, Trung Quốc. Thịt quả giòn và ngọt. - Dưa Honeydew: Thịt quả ngọt, màu xanh, đươc trồng ở Lan Châu, Trung quốc. Có 1 loại khác với vỏ vàng, thịt quả trắng và vị giống quả lê. - Dưa Kolkhoznitsa: với vỏ quả vàng, nhẵn, thịt quả trắng, đặc ruột - Dưa Piel de Sapo (toad skin) hoặc dưa Santa Claus: có vỏ quả xanh đốm, thịt quả trắng, ngọt - Dưa đường: quả tròn, nhẵn, màu trắng - Dưa Tiger: là loại dưa của Thổ nhĩ kỳ, có sọc đen, vàng và cam, có thịt quả mềm - Dưa Nhật Bản (gồm cả dưa Sprite) 2.3. C. melo reticulatus là dưa vân lưới - Dưa đỏ Bắc Mỹ: là dưa Bắc mỹ khác với giống Châu Âu. Dạng này có vân lưới nhiều hơn các loại khác cùng thuộc . C. melo reticulatus - Dưa Galia (hoặc Ogen): quả nhỏ, rất ngọt, thịt quả màu hồng hoặc xanh nhạt - Dưa Sharlyn: có vị giữa honeydew và cantaloupe, vỏ quả có vân lưới, màu cam hơi xanh, thịt quả màu trắng. 2.4. Các giống hiện đại: là các giống lai giữa các dạng trên, ví dụ như Crenshaw (Casaba × Persian), Crane (Japanese × N.A. cantaloupe). 2.1.3. Đặc điểm thực vật học 2.1.3.1. Đặc tính thực vật - Rễ: Bộ rễ dưa thơm có cấu trúc giống như bộ rễ của dưa hấu nhưng yếu hơn, gồm rễ chính dài 0,6-1,0m và có khoảng 9-12 rễ phụ ăn lan rộng trên mặt đất. Vì thế dưa thơm chịu hạn tốt nhưng yếu hơn dưa hấu và chịu ấm khá (Mai Thị Phương Anh, 1996; Phạm Hồng Cúc và cs., 1999). Rễ mọc trải rộng 80-120 7 cm ở tầng đất mặt 15-20 cm. Cũng như các cây cùng họ, khả năng tái sinh của rễ cây dưa thơm kém nên khi gieo hạt phải gieo trực tiếp hoặc ươm trong bầu đất chứ không được nhổ cây. Ẩm độ đất quá cao hay mực nước ngầm cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ. Hơn nữa khi thân cây bắt đầu kéo dài ra, những rễ phụ bắt đầu phát triển tại các mắt đốt. Những rễ này trở nên quan trọng cho việc hút nước, dinh dưỡng để nuôi thân và quả. Nếu thân cây bị dập hoặc gãy và những rễ này bị đứt thì năng suất sẽ bị giảm. Trong kỹ thuật canh tác plastic thì ảnh hưởng này được giảm hoặc loại trừ. - Thân: Thân dưa thơm thuộc dạng thân thảo, mọc chậm giai đoạn đầu (3 tuần sau khi gieo). Thân trong rỗng xốp, bên ngoài thân có nhiều lông tơ, đốt trên thân mang nhánh, lóng thân phát triển rất nhanh, chiều dài thân chính từ 2 – 8m. Thân dưa thơm có nhiều mắt, mỗi mắt có một lá, một chồi nách và tua cuốn, nếu có điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển số lượng cành có thể đến 28 cành/cây (Mai Thị Phương Anh, 1996). Theo Tạ Thu Cúc (2005) cho rằng thời kì cây có 1 – 2 lá đến 4 – 5 lá thật cây ở trạng thái đứng, đốt ngắn, thân mảnh, yếu. Tuy nhiên, thời kì ra hoa thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh trưởng nhanh, lóng dài và đến cuối đời cây già thì đạt độ dài tối đa của mỗi loài. Các chồi gần gốc có khả năng phát triển tương đương thân chính gọi là nhánh bậc 1, các nhánh này lại mọc thêm nhiều chồi khác, phát triển yếu hơn gọi là nhánh bậc 2. Trên các thân chính chỉ cho hoa đực, mỗi nhánh của thân chính cho 1 – 2 hoa lưỡng tính nằm gần nách của thân chính. - Lá: Dưa thơm thuộc họ bầu bí nên có 2 lá mầm, hai lá mầm đầu tiên mọc đối xứng nhau qua đỉnh sinh trưởng, hình trứng. Dưa thơm có 2 lá mầm nhỏ, đây cũng là chỉ tiêu đánh giá tình hình sinh trưởng của cây. Dưa thơm có trung bình tổng số lá trên thân chính là 45,8 lá và tuổi thọ trung bình của lá mầm là 20 ngày, lá thật là 26 ngày (Tạ Thu Cúc, 2005). Lá thật dạng lá đơn, mọc xen, cuống dài, phiến và cuống lá đều có lông tơ. Lá có hình xoan, dài 6 – 15 cm, dạng lá hơi lõm ở giữa chia 3 đến 7 thùy cạn và màu sắc từ xanh nhạt đến xanh đậm. Đường kính lá 8 – 15 cm, cuống lá dài từ 4 – 10 cm và tua cuốn đơn giản (Mai Thị Phương Anh, 1996). - Hoa: Có các dạng hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính trên cùng một cây. Tùy giống và điều kiện trồng mà có đủ hay chỉ có một hoặc hai dạng. Hoa mọc đơn độc ở nách. Hoa đực xuất hiện trước, ở nách lá có thể một hay nhiều hoa đực, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa cái ở vị trí lá thứ bảy trở đi dễ đậu trái và cho 8 trái tốt (Mai Thị Phương Anh, 1996). Hoa mọc thành chùm và có cuống ngắn, mọc từ nách của thân chính và các nhánh. Hoa nở từ buổi sáng và theo thứ tự từ hoa gốc đến ngọn. Hoa có năm cánh màu vàng, hoa cái có bầu noãn nằm ở hạ cuống khi hoa nở hướng lên và quả hướng xuống, hoa cái xuất hiện sau hoa đực khoảng một tuần. - Quả: Rất đa dạng trong kích cỡ và hình dạng, hình cầu hoặc hình thuôn, bằng phẳng hoặc có nếp nhăn; vỏ quả không có lông, bằng phẳng tới xù xì và có lưới, màu xanh xám đến vàng sẫm, vàng nâu hoặc xanh; vàng tươi, hồng hoặc xanh, nhiều hạt. Kích thước quả từ 200g đến vài kg, thịt quả cũng khác giữa các giống có thể là màu trắng, xanh, vàng, hồng hoặc cam, còn khi chín có giống có mùi thơm (Foster et al., 1995). - Hạt: Đa số hạt được sinh ra từ đế hoa có nhiều ngăn, trong một chất nhày. Hạt dẹt, màu nâu đen, đỏ nâu, trắng hoặc màu kem, bằng phẳng, dài 5 – 15mm. Phần ăn được của hạt bao gồm khoảng 46% dầu và 36% protein, khoảng 30 hạt/g. Tạ Thu Cúc (2005) cho biết thời gian tồn trữ hạt có thể đến 5 năm ở 4,4 – 10,00C và ẩm độ không khí khoảng 50 – 60%. Tuy nhiên, do hạt chứa nhiều dầu nên giá trị sử dụng thấp. 2.1.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng của dưa thơm - Thời kì cây con : Từ khi gieo đến khoảng 6 – 7 ngày sau. Hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng nên thuận lợi trong quá trình mọc. Yếu tố quan trọng trong thời gian nảy mầm là nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp là 25 – 300C (Phạm Hồng Cúc và cs., 1999; Tạ Thu Cúc, 2005). Hạt nảy mầm tốt nhất khi nhiệt độ đất tối thiểu là khoảng 160C. Trong thời kỳ này độ ẩm của đất cũng rất quan trọng. Ở giai đoạn này hai lá mầm sinh trưởng rất nhanh, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây, đặc biệt là thời kỳ cây con (Tạ Thu Cúc, 2005). - Thời kỳ tăng trưởng: Từ khi cây có 1 lá thật đến lúc bắt đầu ra hoa đực (khoảng 18 ngày sau khi gieo), lúc này cây có khoảng 6 – 7 lá. Đặc điểm của thời kì này là thân lá sinh trưởng rất chậm, lá nhỏ, lóng cây nhỏ và ngắn, thân ở trạng thái đứng, thân thẳng, chưa có khả năng phân cành. Tốc độ ra rễ chậm nhưng mạnh hơn thân lá (Tạ Thu Cúc, 2005). - Thời kỳ ra hoa kết quả: Sau khi cây có 6 đến 7 lá thật đến khi đậu quả (30 – 33 ngày sau khi gieo) và có khoảng 18 lá trên thân chính. Ở thời kỳ này thân lá sinh trưởng mạnh, thân chuyển sang dạng bò, các nhánh cấp 1 cấp 2 và 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất