Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống mỹ c...

Tài liệu Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống mỹ của việt nam (1954 - 1975)

.PDF
51
219
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HOÀNG THỊ HƯƠNG PHONG TRÀO NHÂN DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HOÀNG THỊ HƯƠNG PHONG TRÀO NHÂN DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Bùi Mạnh Thắng Sơn La, năm 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Bùi Mạnh Thắng - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ trong quá trình thu thập tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, hoàn thành khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Sử - Địa cùng các bạn sinh viên Lớp K50 ĐHSP Lịch sử đã giúp đỡ trong thời gian nghiên cứu. Khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng các bạn. Sơn La, tháng 5 năm 2013 Tác giả Hoàng Thị Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3 3.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 3 4.1. Cơ sở tài liệu ............................................................................................... 3 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 3 5. Bố cục đề tài ................................................................................................... 4 Chương 1. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH PHONG TRÀO NHÂN DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975) ................................................ 5 1.1. Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ........................................................................................................................... 5 1.2. Vị trí của cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thập kỉ 50 ................. 7 1.3. Việt Nam trong chiến lược của Mỹ - Xô - Trung ......................................... 8 1.4. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa .................. 12 Chương 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NHÂN DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975)................................. 16 2.1. Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam trong những năm 1954 - 1965 ................................... 16 2.2. Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam trong những năm 1965 - 1968 .................................. 19 2.3. Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam trong những năm 1968 - 1973 .................................. 26 2.4. Phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam trong những năm 1973 - 1975 ................................. 29 Chương 3. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO NHÂN DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975) ................................. 32 3.1. Tính chất phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam............................................................... 32 3.2. Đặc điểm phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam............................................................... 35 3.3. Vai trò phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam ......................................................................... 39 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 46 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách mạng Việt Nam luôn chịu tác động của tình hình thế giới, của các mối quan hệ quốc tế và khu vực. Ngược lại, quá trình vận động của cách mạng Việt Nam cũng tác động trở lại tình hình thế giới và khu vực. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhất là khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (2/9/1945), công tác đối ngoại luôn là một hoạt động quan trọng. Quan điểm đối ngoại nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là: kiên trì đoàn kết quốc tế, đồng thời nêu cao tinh thần độc lập tự chủ. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng ta chủ trương bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện cho được sự đoàn kết liên minh với các lực lượng cách mạng trên thế giới, phải chăm lo vun đắp và phát triển sự đoàn kết giữa Việt Nam với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc, lấy đó làm cơ sở, làm hạt nhân để mở rộng đoàn kết với tất cả những lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ khác trên thế giới. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bảo vệ các quyền dân tộc thiêng liêng, bảo vệ các giá trị nhân bản, trong cuộc đối đầu lịch sử với một đối phương mạnh hơn gấp nhiều lần, có tiềm lực kinh tế vượt trội, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân tiến bộ các nước trên thế giới. Mặt trận quốc tế ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược rộng lớn, bao gồm mặt trận nhân dân Đông Dương, phong trào và các nước độc lập dân tộc, phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh... Nhưng quan trọng, mạnh mẽ và hiệu quả nhất là hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. "Dù đứng trên quan điểm nào mọi người đều thừa nhận một điều rằng Việt Nam đánh được và thắng được Mỹ chủ yếu là do nội lực của Việt Nam, bên cạnh đó, cần kể đến sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, mà trước hết là hai nước lớn Liên Xô và Trung Quốc" [7;127]. Sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đã tác động mạnh đến nội bộ nước Mỹ, gây thêm khó khăn cho đế quốc Mỹ trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Phong trào ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ mạnh mẽ, đồng thời tăng cường thực lực chiến đấu cho nhân dân Việt Nam. Phong trào còn có vai trò trong thực tiễn không chỉ từng bước dẫn đến sự tăng cường đoàn kết giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa mà còn dẫn đến sự tăng cường đoàn kết các lực lượng cách mạng thế giới trên cơ sở chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ. 1 Xuất phát từ vai trò to lớn của phong trào ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, từ những tích cực mà phong trào mang lại, và những dư âm mà nó để lại cho nhân dân Việt Nam, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay, việc tìm hiểu về phong trào ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học... Năm 1967, tác giả Lưu Qúy Kỳ cho ra đời cuốn Phong trào nhân dân thế giới chống Mỹ ủng hộ Việt Nam. Sách đã đề cập tới những phong trào của các nước xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam, để đi tới khẳng định đó là một phong trào có quy mô rộng lớn, và nguyên nhân chính làm cho phong trào nhân dân thế giới chống Mỹ ủng hộ Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1973, Ty Thông tin Văn hóa Quảng Bình xuất bản cuốn Thế giới ca ngợi và ủng hộ Việt Nam. Tác phẩm đã khái quát sự giúp đỡ quý báu của nhân dân thế giới, trong đó có sự giúp đỡ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần cho nhân dân Việt Nam cuộc kháng chiến chống Mỹ. Năm 1975, Nhà xuất bản Sự thật cho ra đời cuốn Việt Nam đất nước anh hùng. Sách đã đề cập đến đất nước Việt Nam - một đất nước giàu đẹp, một dân tộc anh hùng, đã trải qua nhiều thử thách, chiến đấu anh dũng để giành độc lập dân tộc. Cuộc chiến đấu đó được cả loài người cổ vũ - ủng hộ. Năm 1995, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Thắng lợi và bài học. Cuốn sách viết về những bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam và những bài học kinh nghiệm được đúc kết lại sau cuộc kháng chiến, trong đó đề cập đến bài học đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh của thời đại. Năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách Chiến tranh cách mạng 1945 - 1975: Thắng lợi và bài học. Cuốn sách đã đề cập đến sự viện trợ của quốc tế cho Việt Nam trong những năm 1954 - 1975. Năm 2010, tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh cho ra đời cuốn Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam - tác động của những nhân tố quốc tế. Cuốn sách đã nêu lên những nhân tố quốc tế tác động đến cuộc chiến tranh, quan hệ Mỹ - Xô Trung và chiến tranh Việt Nam; sự giúp đỡ và ủng hộ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và Mặt trận nhân dân thế giới đối với cuộc 2 kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Những tài liệu trên mặc dù không trực tiếp đi sâu tìm hiểu phong trào ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa nhưng đã cung cấp cho tôi những tài liệu hết sức quan trọng, là tiền đề, là cơ sở để tôi hoàn thành khóa luận này. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ nguyên nhân, quá trình phát triển của phong trào ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. - Làm rõ tính chất đặc điểm, vai trò của phong trào ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: các nước xã hội chủ nghĩa nơi diễn ra các hoạt động ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Thời gian: những năm Việt Nam kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975). 4. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở tài liệu Cơ sở tài liệu là nguồn tư liệu chính thống, bao gồm: các giáo trình, các sách chuyên khảo về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), về hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước; các bài báo khoa học; hồi kí, hồi ức của các nhân chứng lịch sử... 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Đảng, Nhà nước trong nghiên cứu lịch sử. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, để dựng lại chi tiết, hoàn chỉnh về phong trào ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam tôi còn sử 3 dụng các phương pháp khác để hỗ trợ như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, miêu tả, tường thuật... 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận khóa luận gồm ba chương: Chương 1. Nguyên nhân hình thành phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam (1954 - 1975) Chương 2. Quá trình phát triển của phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam (1954 - 1975) Chương 3. Tính chất, đặc điểm, vai trò phong trào nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ủng cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam (1954 - 1975) 4 Chương 1 NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH PHONG TRÀO NHÂN DÂN CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA VIỆT NAM (1954 - 1975) 1.1. Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống các nước nước xã hội chủ nghĩa được củng cố thêm và mở rộng từ Âu sang Á, là thành trì cho hoà bình và an ninh của các dân tộc. Chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam) góp phần quan trọng làm suy yếu một bước chủ nghĩa đế quốc. Đây là một trong những thời cơ thuận lợi để các nước xã hội chủ nghĩa tranh thủ xây dựng tiềm lực của mình. Tình hình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học - kỹ thuật ở các nước xã hội chủ nghĩa đã tạo cho các nước này một vị thế mới, làm cho so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới thay đổi lớn, có lợi cho hoà bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, mối đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo ở mỗi nước, tình đoàn kết quốc tế, sự giúp đỡ lẫn nhau, ý chí đấu tranh kiên quyết vì hoà bình và tiến bộ xã hội, đã nâng cao uy tín các nước xã hội chủ nghĩa trên trường quốc tế. Các nước xã hội chủ nghĩa đã làm nên những kỳ tích trong lịch sử nhân loại nửa đầu thế kỉ XX: thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917); chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật của nhân dân Liên Xô (1941 - 1945); cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949); Cách mạng tháng Tám (1945) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, mở đầu sự tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Những sự kiện đó đã làm thức tỉnh loài người tiến bộ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của các dân tộc bị chủ nghĩa đế quốc, thực dân áp bức bóc lột ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vùng lên đấu tranh tự giải phóng mình. Đồng thời nó kích thích đến cao độ phong trào đòi dân chủ, cải thiện đời sống, đòi quyền bình đẳng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã làm cho chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Đế quốc Mỹ lo sợ. 5 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ giàu mạnh lên nhanh chóng về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật, trở thành tên sen đầm quốc tế, kẻ bóc lột lớn nhất và là tên trùm chủ nghĩa thực dân mới. Mỹ có tham vọng làm bá chủ thế giới. Trong khi đó nhiều vấn đề của nội bộ nước Mỹ như những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính (1953 - 1954, 1957 - 1958), nạn thất nghiệp, tệ phân biệt màu da, những cuộc khủng bố gây mất trận tự an ninh xã hội không được khắc phục. Nhằm giải quyết vấn đề trên, chính quyền Mỹ lại hướng các chủ trương của họ vào việc chống chủ nghĩa cộng sản ở khắp các châu lục. Làm bá chủ thế giới là tham vọng từ lâu của chủ nghĩa đế quốc, nhưng trong lịch sử của thế giới tư bản chưa có đế quốc nào có điều kiện đặc biệt thuận lợi như Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thế giới trước kia và trong thế kỉ XX là một cộng đồng nhiều quốc gia, do đó tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, để giành quyền làm bá chủ một thế giới như vậy không phải chỉ có sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị, mà còn cần phải có một chiến lược toàn cầu phù hợp, một chính sách xâm nhập và bành trướng khôn khéo. Đó là điều khó khăn đối với Mỹ hồi đó, tuy rằng Mỹ là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài tri thức, nhiều nhà khoa học lỗi lạc, nhưng những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ phải tập trung chất xám, động viên lực lượng trí tuệ để phát triển kinh tế về khoa học - kỹ thuật quân sự, tạo cơ sở cho những năm sau cho ra đời được chiến lược toàn cầu. Chiến lược toàn cầu của Mỹ ra đời trong bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều biến động. Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa vừa chiến thắng phát xít, uy tín quốc tế đang lên cao, tuy bị tàn phá nhiều, nhưng vẫn nắm ưu thế về quân sự và vũ khí thông thường. Các nước dân chủ nhân dân lần lượt ra đời, được Liên Xô ủng hộ và bắt đầu hình thành một hệ thống thế giới. Phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản đang trên đà phát triển. Phong trào giải phóng dân tộc lên cao. Trong lúc đó các trung tâm tư bản chủ yếu ở châu Âu và Nhật Bản chưa được củng cố và phục hồi, tập hợp lại. Bối cảnh lịch sử đó đặt chiến lược toàn cầu Mỹ xuất phát từ thế phòng ngự. Định đề trung tâm của học thuyết Truman là ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Đó cũng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ. Coi Liên Xô là đối tượng chủ yếu và lập luận rằng các nước dân chủ nhân dân được Liên Xô ủng hộ là chư hầu, tay sai của Liên Xô, coi các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc cũng là tay sai của cộng sản do Matxcơva điều khiển. Do vậy chiến lược của Mỹ là phải bao vây và ngăn chặn Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải chống lại phong trào giải phóng dân tộc. Mỹ gây ra chiến tranh lạnh chống Liên Xô và thành lập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (1949). 6 1.2. Vị trí của cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thập kỉ 50 Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, cùng với hai nước Lào và Campuchia ở trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam rộng hơn 33 vạn km2 với 3/4 diện tích là đồi núi, có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ, bờ biển dài 3.260 km với vùng thềm lục địa rộng lớn. Dưới lòng đất và thềm lục địa của Việt Nam chứa nhiều tài nguyên phong phú vàng, bạc, đá quý, đồng, dầu mỏ, khí đốt... Nằm trên một địa bàn chiến lược quan trọng, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương vừa nối liền với lục địa Á - Âu. Việt Nam án ngữ một phần quan trọng con đường thông thương chiến lược hàng hải từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á, từ Tây Thái Bình Dương sang Đông Ấn Độ Dương và đường hàng không trực tiếp giữa Thái Bình Dương và Nam Á. Việt Nam được Mỹ đánh giá là một vị trí sống còn trong trận tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam ngày 7/5/1954 là một trong những sự kiện nổi bật của phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức nửa đầu thế kỉ XX, làm “chấn động địa cầu”. Một nước thuộc địa nửa phong kiến vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị áp bức, bóc lột đến kiệt quệ suốt gần một thế kỉ, đã đánh bại hoàn toàn quân đội xâm lược nhà nghề của một đế quốc lớn. Chiến thắng của Việt Nam đã làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ ở Đông Dương, có tác động to lớn đến phong trào cách mạng thế giới nói chung và phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh nói riêng. Những bài học rút ra từ cách mạng Việt Nam đã được các lực lượng cách mạng trên thế giới chú trọng nghiên cứu và vận dụng trong cuộc đấu tranh của mình. Ở châu Phi, chiến thắng của nhân dân Việt Nam có sức động viên, cổ vũ mạnh mẽ, củng cố niềm tin của họ vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giành lại độc lập dân tộc. Bài học về đoàn kết đấu tranh theo một đường lối đúng đắn với quyết tâm chiến đấu cho độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam đã góp phần làm chuyển biến phong trào giải phóng dân tộc sang một giai đoạn phát triển sôi nổi, tích cực và liên tục. Trước đây, do âm mưu chia rẽ của đế quốc và tay sai của chúng, do thiếu kinh nghiệm, phong trào đấu tranh ở nhiều nước châu Phi thường chưa xây dựng được khối đoàn kết giữa các lực lượng; mặt trận dân tộc thống nhất chưa hình thành; tình trạng bè phái, chia rẽ còn nặng; có nơi đảng cộng sản còn bị cô lập. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã gợi lên cho nhân dân, trước hết là các lực lượng cách mạng ở châu Phi những suy nghĩ mới về đường lối và phương pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Ở châu Á, thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức. Nó 7 chứng minh rằng lực lượng đi xâm lược của bọn thực dân hùng mạnh được trang bị vũ khí hiện đại vẫn có thể bị lực lượng cách mạng đánh bại. Ở Mỹ Latinh, tiếng súng Điện Biên đã làm sục sôi thêm những tình cảm cách mạng và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của nhân dân Cuba cũng như nhân dân nhiều nước khác. Những kinh nghiệm kháng chiến của Việt Nam được lực lượng cách mạng ở Mỹ Latinh coi là “ánh đèn pha chiếu rọi” cho hàng triệu người đang đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Hơn nữa từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, cuộc đấu tranh giữa các lực lượng lao động với tư bản, giữa các lực lượng dân chủ với các lực lượng phản động ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng nổi lên và ngày càng sôi nổi. Từ khi đế quốc Mỹ nhảy vào Việt Nam, Việt Nam trở thành điểm nóng của thế giới, trở thành nơi tập trung mâu thuẫn cơ bản của thế giới (giữa hai hệ thống xã hội - xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa), cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trở thành cuộc đọ sức điển hình, thành tiêu điểm của cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới, là cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc mang tính thời đại sâu sắc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam được cả thế giới quan tâm và theo dõi. 1.3. Việt Nam trong chiến lược của Mỹ - Xô - Trung Về phía Mỹ Từ khi Mỹ chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh (3/1947), Mỹ và Liên Xô luôn coi châu Âu là khu vực trọng tâm chiến lược trong cuộc đấu tranh nhằm hạn chế sức mạnh và phạm vi ảnh hưởng của đối phương. Trong bối cảnh đó, châu Á - nơi đang diễn ra những cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước thuộc địa được coi là “khu vực biên duyên” chiến lược. Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi của tình hình quốc tế, châu Á dần trở thành địa bàn xung đột giữa hai siêu cường Mỹ, Xô và là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai hệ thống trên thế giới. Theo đó, vị trí của bán đảo Đông Dương trong chiến lược của Mỹ và Liên Xô cũng bắt đầu có sự thay đổi. Việt Nam từng bước trở thành địa bàn quan trọng trong các cuộc cạnh tranh quyền lực của hai siêu cường ở châu Á. Ban đầu, ở bán đảo Đông Dương, mà trọng điểm là Việt Nam, sự ảnh hưởng của xung đột Đông - Tây là khá mờ nhạt. Tuy nhiên, cùng với sự leo thang của chiến tranh lạnh, sự biến đổi phức tạp của tình hình quốc tế đã dẫn đến sự thay đổi chính sách về Đông Dương của cả Mỹ và Liên Xô. 8 Từ đầu năm 1950, giới cầm quyền Mỹ đã từng bước nhận thức lại vị trí chiến lược của Việt Nam, coi đây là chiến tuyến quan trọng để chống lại “sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản” ở khu vực châu Á. Do vậy, Mỹ đã tiến hành can thiệp ngày càng sâu vào Việt Nam. Sự thay đổi về chiến lược của Mỹ ở Việt Nam xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, sau thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc, cùng với việc nước Trung Hoa mới công khai ủng hộ cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam và ảnh hưởng của thuyết “Đôminô”, giới cầm quyền Mỹ cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ như một cơn sóng lan nhanh xuống khu vực Đông Nam Á và toàn bộ châu Á. Vì vậy, các chiến lược gia của Mỹ đã xác định Đông Dương trở thành bộ phận quan trọng trên tuyến ngăn chặn của Mỹ ở châu Á. Họ cũng cho rằng, Đông Nam Á là khu vực có tầm sinh tử đối với an ninh của Mỹ. Tháng 2/1950, Uỷ ban An ninh quốc gia của Mỹ đã ra văn kiện số 64 (NSC - 64), xác định Đông Dương là khu vực then chốt của Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ cũng đã cảnh báo nếu để cho chủ nghĩa cộng sản chinh phục khu vực này thì Mỹ sẽ phải chịu một thảm bại chính trị to lớn mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên khắp thế giới. Thứ hai, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và cục diện quốc tế trong cuộc chiến tranh này cũng là một nhân tố quan trọng làm thay đổi chính sách của Mỹ về Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Có thể nói, cuộc chiến tranh Triều Tiên đã ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Đông Dương dưới một hình thức gián tiếp nhưng rất quan trọng. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chiến tranh Triều Tiên đối với chiến lược của Mỹ, các nhà nghiên cứu cho rằng “những hạn chế về chính trị trong cuộc chiến tranh Triều Tiên đã chọc tức các tổ chức quân sự của Mỹ và đã ảnh hưởng đến những kiến nghị của họ về việc can thiệp vào Đông Dương” và rằng “sự dính líu của Mỹ ở Triều Tiên đã hoàn thiện việc làm thay đổi thứ tự ưu tiên của Mỹ ở Đông Dương” [6;34]. Có thể nói, dưới tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan nói trên, Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược của Mỹ, mặc dù nơi đây vẫn không được coi là khu vực trung tâm mà chỉ là vùng “ngoại vi” của Chiến tranh lạnh. Từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trên thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng, Mỹ e ngại và đã tìm mọi cách để ngăn chặn làn sóng ảnh hưởng này. Ngay từ đầu những năm 50, Mỹ đã can thiệp tích cực vào chiến tranh Đông Dương. Ngay sau khi thực dân Pháp thất bại, Mỹ đã nhảy vào lấp chỗ trống ở miền Nam Việt Nam.“Trước Quốc hội, các học giả Mỹ kết luận: nguyên nhân chiến tranh Việt Nam là bắt nguồn từ chiến lược và chính sách xâm lược của Mỹ” [12;124]. 9 Âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam, thôn tính miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập một phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam châu Á, đồng thời lấy miền Nam Việt Nam làm căn cứ tiến công miền Bắc - tiền đồn chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa. Năm đời Tổng thống Mỹ (Aixenhao, Kennơđi, Giônxơn, Níchxơn, Pho) kế tiếp nhau đã theo đuổi âm mưu đó bằng con đường chiến tranh, ngoan cố bám lấy chính sách thực dân mới và lao vào cuộc phiêu lưu quân sự chống Việt Nam. Đất nước Việt Nam trở thành nơi thử thách sức mạnh và uy tín của đế quốc Mỹ như chính bản thân giới cầm quyền của Mỹ xác nhận. Chiến tranh xâm lược Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ. Mỹ muốn chứng tỏ rằng lực lượng quân sự và sức mạnh kinh tế khổng lồ của họ có thể khuất phục Việt Nam, từ đó đè bẹp phong trào giải phóng dân tộc và chặn đứng bước tiến của chủ ngĩa xã hội các nơi trên thế giới.“Ông Kissingger lập luận, sở dĩ có cuộc chiến tranh này là vì chính sách thích áp đặt những sở thích của chúng ta cho người khác. Do đó, nếu người Việt Nam không coi trọng sự khôn ngoan của chúng ta, thế là chúng ta quyết định dùng sức mạnh ưu thế của mình để bắt họ phải làm theo ý muốn của chúng ta” [12;124]. Mục tiêu của Mỹ không phải chỉ có Việt Nam và Đông Dương, mà là toàn bộ vùng Đông Nam Á. Vì đây là một trong những khu vực giàu tài nguyên và nguồn nhân công rẻ mạt nhất thế giới. Hơn nữa, tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ không chỉ nhằm đánh bại cách mạng Việt Nam mà còn rút kinh nghiệm đối phó với cách mạng thế giới, ngăn đe phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời tranh giành ảnh hưởng với các đế quốc khác trên các lục địa. Rõ ràng vì mục tiêu chiến lược toàn cầu mà Mỹ nhảy vào Việt Nam. Trọng tâm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ trước sau vẫn là châu Âu. Song Việt Nam vẫn là khu vực nóng bỏng nhất khu vực Đông Nam Á, cho nên việc điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ gắn liền với sự phát triển của chính sách và chiến lược của Mỹ ở Việt Nam. Đặc biệt từ khi Mỹ trực tiếp đưa quân viễn chinh xâm lược miền Nam, phát động cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, một thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, thì cuộc chiến tranh đó không chỉ là của riêng dân tộc Việt Nam. 10 Về phía Liên Xô Cùng với sự thay đổi về chiến lược Đông Dương của Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng dần nhận thức được tầm quan trọng của Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng, trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở châu Á. Do vậy, Liên Xô đã đi từ chỗ không can dự vào Đông Dương đến chỗ thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trước âm mưu và hành động của Mỹ, Liên Xô - nước đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa - không thể khoanh tay đứng ngoài cuộc, chiến lược của Liên Xô lúc này là giữ gìn hòa bình, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo hòa hoãn Đông - Tây, hòa hoãn với Mỹ, Liên Xô đặt cao nhiệm vụ giúp Việt Nam đánh Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam phù hợp với chiến lược của Liên Xô, kiềm chế Mỹ, góp phần làm cho Mỹ suy yếu, tạo điều kiện để Liên Xô vươn lên cân bằng với Mỹ. Liên Xô giúp Việt Nam vì lợi ích chiến lược đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với một đồng minh xã hội chủ nghĩa thân cận. Giúp Việt Nam, vị thế của Liên Xô trong phong trào cách mạng thế giới càng được nâng cao và cũng để bác bỏ mưu toan của Trung Quốc dùng vấn đề giúp Việt Nam để hạ bệ Liên Xô. Về lâu dài, Liên Xô xây dựng quan hệ gắn bó với Việt Nam, lấy Việt Nam làm bàn đạp phát triển quan hệ với Đông Nam Á. Liên Xô đã ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của Việt Nam về cả vật chất lẫn tinh thần. Trong những năm 50, Liên Xô đã thông qua Trung Quốc để ủng hộ Việt Nam và từ những năm 60, Liên Xô đã có sự viện trợ trực tiếp về kinh tế và quân sự cho Việt Nam. Về phía Trung Quốc Chiến tranh Việt Nam liên quan trực tiếp đến Trung Quốc. Mỹ là kẻ thù của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước căng thẳng từ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản với Đông Nam Á. Mỹ lao vào chiến tranh Việt Nam với chiến lược toàn cầu, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội, ngăn chặn Trung Quốc. Mỹ xâm lược Việt Nam đưa chiến tranh sát biên giới Trung Quốc, uy hiếp an ninh Trung Quốc từ phía Nam. Việt Nam là đồng minh thân thiết của Trung Quốc từ ngày cách mạng Trung Quốc thành công. Trung Quốc hết lòng chi viện cho Việt Nam vừa là nghĩa vụ đối với đồng minh vừa vì lợi ích chiến lược, kiềm chế ngăn chặn Mỹ, làm cho Mỹ suy yếu, đảm bảo an ninh của Trung Quốc. Trung Quốc cũng tính toán, do vai trò quan trọng của mình, đến một lúc nào đó, họ có thể phát huy vai 11 trò nước lớn trong một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh. Khi giúp Việt Nam, Trung Quốc cũng tính đến vị thế của mình trong phong trào cách mạng thế giới, đồng thời cũng muốn phá ý đồ của Liên Xô độc quyền nắm ngọn cờ giúp Việt Nam. 1.4. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, mong muốn các nước xã hội chủ nghĩa anh em, trước hết là hai nước Liên Xô, Trung Quốc có những biểu thị về tinh thần và trên thực tế để tạo thế mạnh cho Việt Nam và áp đảo thái độ hung hăng của Mỹ. Trong giai đoạn cách mạng mới, Việt Nam coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác anh em với các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc, đồng minh và chỗ dựa chủ yếu của mình. Trung Quốc là láng giềng gần gũi của Việt Nam. Liên Xô còn là đồng Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ, Ba Lan là thành viên của ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế… Việc tìm kiếm bạn đồng minh của Việt Nam không phải đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nổ ra mới có, mà từ trước đó. Từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Ngày 2/9/1945, tại cuộc mít tinh ở Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên vừa mới ra đời, nước Việt Nam đã đứng trước muôn vàn khó khăn về đối nội cũng như đối ngoại. Đảng Cộng sản Đông Dương sớm xác định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của bên ngoài, liên hệ mật thiết với anh em và bạn bè trên thế giới. Tuy nhiên, nước Việt Nam vừa mới ra đời chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Ngay sau khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nước xã hội chủ nghĩa sớm đặt đại sứ quán ở Hà Nội. Đồng thời Việt Nam cũng lần lượt đặt đại sứ quán ở các nước này. Để tạo điều kiện thuận lợi và kêu gọi các nước trên thế giới công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra lời tuyên bố: "Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với nước nào trọng bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Việt Nam để cùng nhau bảo vệ hòa bình, xây đắp dân chủ thế giới" [9;35]. 12 Ngay sau đó, ngày 15/1/1950, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố: "Công nhận Chính phủ nhân dân Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo và quyết định kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi đại sứ với Chính phủ và nhân dân Trung Quốc" [9;16]. Đáp lại, ba ngày sau, ngày 18/1/1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện này đã mở đường cho một loạt nước dân chủ khác trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Liên Xô (30/1/1950); Cộng hòa Nhân dân Rumani và Cộng hòa Dân chủ Đức (3/2/1950); Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (4/2/1950); Cộng hòa Nhân dân Bungari (8/2/1950) ... Uy tín của nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa được nâng cao trên trường quốc tế và Việt Nam trở thành "tiền đồn trên phòng tuyến chống đế quốc ở Đông Nam Á". Từ đó các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc tích cực ủng hộ giúp đỡ Việt Nam về vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh cũng như về kinh nghiệm chiến đấu và được Việt Nam sử dụng có hiệu quả, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên chính thức thăm Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ. Tiếp đó, năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đoàn đại biểu Việt Nam thăm chín nước, gồm tất cả các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Bắc Á. Trong các cuộc đi thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòng mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước. Người đề cao quan hệ đoàn kết giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu. Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn, có nền văn hóa, văn minh lâu đời, có đường biên giới chung rất dài. Hai nước đều có tinh thần dân tộc rất mạnh mẽ. Lịch sử quan hệ hai nước có nhiều thăng trầm. Đầu thế kỷ XX, hai nước trở thành đồng minh tự nhiên cùng chung mục tiêu chống đế quốc can thiệp. Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949 có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô. Liên Xô - Trung Quốc trở thành đồng minh chiến lược. Tuy nhiên từ năm 1950, mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu nảy sinh trong nhièu vấn đề, trong đó có vấn đề Việt Nam. Mâu thuẫn giữa hai nước trong vấn đề Việt Nam bắt nguồn từ việc hai nước có những tính toán khác nhau trong vấn đề giúp Việt Nam. Vấn đề khá phức tạp và tế nhị. Cả hai nước đều là đồng minh chiến lược tin cậy của Việt Nam, đều ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam to lớn và đều mong muốn Việt Nam thắng Mỹ. Thậm chí có mặt hai nước phối hợp nhau giúp Việt Nam, như việc Trung Quốc cho vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô quá cảnh Trung Quốc sang Việt Nam. 13 Bất đồng Liên Xô - Trung Quốc bộc lộ công khai từ năm 1960 đặt ra cho ngoại giao Việt Nam nhiệm vụ phải đóng góp vào giữ gìn đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa và giữ cân bằng quan hệ giữa Việt Nam và các nước lớn xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích của Việt Nam, của phe xã hội chủ nghĩa và lợi ích của cách mạng thế giới. Tại Hội nghị 12 đảng cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa, họp ở Matxcơva, từ ngày 14 đến ngày 16/11/1957 và hội nghị 64 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, từ ngày 16 đến ngày 19/11/1957, đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã góp phần có ý nghĩa vào việc tăng cường đoàn kết trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam nhiều khó khăn. Nhưng Việt Nam với đường lối ngoại giao đúng đắn đã chèo chống vượt qua được. Việt Nam chân thành đoàn kết với Liên Xô - Trung Quốc, kiên trì tranh thủ hai nước. Đảng Cộng sản Việt Nam tìm ra điểm tương đồng và điểm khác nhau trong quan hệ giữa mỗi nước với Việt Nam, xác định và tôn trọng lợi ích mỗi nước trong vấn đề Việt Nam. Việt Nam nhằm đúng mẫu số chung về lợi ích của hai nước trong vấn đề Việt Nam: chống Mỹ, làm cho Mỹ suy yếu, bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa, làm nghĩa vụ quốc tế đối với đồng minh bị xâm lược, đề cao vai trò của mỗi nước trong phong trào cách mạng thế giới… Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết tranh thủ sự ủng hộ của hai nước Liên Xô, Trung Quốc. Từ năm 1963 trở về trước, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tích cực góp sức đoàn kết Xô - Trung, đoàn kết xã hội chủ nghĩa. Từ sau 1963, khi mâu thuẫn Xô - Trung đã sâu sắc, Việt Nam tranh thủ riêng từng nước, tôn trọng lợi ích của từng nước trong vấn đề Việt Nam, và đặc biệt hết sức giữ cân bằng trong quan hệ với hai nước lớn. Liên Xô mời dự Hội nghị 75 đảng cộng sản không có Trung Quốc, Việt Nam không tham gia. Trung Quốc đề nghị họp 11 đảng cộng sản thân Trung Quốc, Việt Nam cũng không tham gia. Việt Nam làm tốt chính sách này nên đoàn kết tranh thủ được cả hai nước trong suốt cuộc chiến tranh. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cả loài người vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc, tang thương và đầy mất mát. Nhân loại nói chung và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa nói riêng đồng cảm với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam - cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, chống lại chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ. Hơn nữa, các nước xã hội chủ nghĩa giúp Việt Nam đều vì nghĩa vụ đối với đồng minh trong cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa. Thời kì này ý thức về hệ thống là một nguồn lực mạnh mẽ gắn bó các nước với nhau. Tất cả các nước trong hệ thống đều giúp ta. 14 Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam lúc đó là một cuộc chiến đấu vĩ đại, không chỉ để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, giành lại quyền độc lập cơ bản, chính đáng của mình mà còn góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì độc lập, tự do, dân chủ, hòa bình và chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, nhân dân tiến bộ trên thế giới nói chung và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa nói riêng đã coi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam là cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của các dân tộc khắp nơi trên thế giới nên đã hết lòng ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất