Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ kinh tế việt nam - liên minh châu âu trong những năm 1990 - 2010...

Tài liệu Quan hệ kinh tế việt nam - liên minh châu âu trong những năm 1990 - 2010

.PDF
57
380
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC DƢƠNG THỊ PHƢƠNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1990 - 2010 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC DƢƠNG THỊ PHƢƠNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1990 - 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Bùi Mạnh Thắng SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo - Thạc sĩ Bùi Mạnh Thắng, các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, các bạn sinh viên trong tập thể lớp K51 Đại học Sử đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các bác, các cô ở thư viện tỉnh Sơn La đã giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu và cung cấp nhiều thông tin quan trọng. Khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Dƣơng Thị Phƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3 3.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu .................................................. 3 4.1. Phương pháp luận ....................................................................................... 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 4 5. Đóng góp của khóa luận ................................................................................. 4 6. Bố cục của khóa luận...................................................................................... 4 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU THỜI KÌ TRƢỚC KHI THIÊT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO CHÍNH THỨC (1990) ...................................................................................... 5 1.1. Khái quát quan hệ quốc tế của Việt Nam trước thập niên 90 ....................... 5 1.1.1. Vài nét truyền thống của quan hệ ngoại giao Việt Nam ............................ 5 1.1.2. Quan hệ quốc tế của Việt Nam 1975 - 1985.............................................. 6 1.1.3. Đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam .................................................... 8 1.2. Liên minh Châu Âu - đối tác mới của Việt Nam .......................................... 9 1.2.1. Vài nét về quá trình thành lập Liên minh Châu Âu ................................... 9 1.2.2. Đặc điểm của Liên minh Châu Âu .......................................................... 11 1.3. Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu thời kì trước 1990 ................ 12 1.3.1. Nền tảng căn bản của quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu .................... 12 1.3.2. Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu thời kì trước khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức (10/1990) ............................................ 13 CHƢƠNG 2 QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1990 - 2010 ............................................................ 15 2.1. Tác động của tình hình thế giới, khu vực và chiến lược Châu Á mới của Liên minh Châu Âu tác động tới mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu. .......................................................................................................... 15 2.1.1. Sự biến động của tình hình thế giới và khu vực Á - Âu tác động tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu......................................................... 15 2.1.2. Chiến lược Châu Á mới của Liên minh Châu Âu và vị thế của Việt Nam trong chiến lược Châu Á mới ........................................................................... 20 2.1.3. Sự thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1990) và mối quan hệ song phương giữa giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu ......................................... 23 2.2. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu trong những năm 1990 2010 ................................................................................................................. 24 2.2.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu .............................. 24 2.2.2. Quan hệ đầu tư Việt Nam - Liên minh Châu Âu. .................................... 33 2.2.3. Quan hệ tài chính - tiền tệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu.......................... 37 CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM, TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU .................................................................... 41 3.1. Đặc điểm của quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu trong những năm 1990 - 2010 .............................................................................................. 41 3.2. Triển vọng của quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu .............. 42 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với việc nhận thức sâu sắc xu thế và yêu cầu chung của thời đại, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương thực hiện chính đối ngoại mở rộng “đa dạng hóa, đa phương hóa, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế”, Liên minh Châu Âu là một thực thể liên minh khu vực lớn, rất cần sự hợp tác của các nước Châu Á nói chung, của Việt Nam nói riêng. Trong hơn hai thập kỷ qua, Liên minh Châu Âu luôn là đối tác thương mại quan trọng, là nhà đầu tư lớn, là bạn hàng thân thiết của Việt Nam. Hai mươi năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1990), quan hệ Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã phát triển lên tầm cao mới với hiệp định đối tác toàn diện (PCA năm 2010). Từ đó cho thấy giá trị và tầm quan trọng, sự cần thiết của quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, từ trước tới nay việc nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu còn rất ít, chỉ dừng lại ở mặt này hay mặt khác mà chưa đi sâu cập nhật một cách toàn diện và có hệ thống. Chúng ta cần phải tiếp cận các vấn đề liên quan đến quá trình hội nhập quốc tế và khu vực mang tính lợi ích của dân tộc một cách khách quan, tổng quát trên cơ sở; khoa học từ đó rút ra được đặc điểm, vị trí, vai trò … tiếp tục đưa quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu ngày càng phát triển. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu trong những năm 1990 - 2010” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. * Về khoa học Thông qua việc nghiên cứu này, góp phần hiểu rõ quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu trên mọi mặt: thương mại, đầu tư, tiền tệ,… trở thành một nhu cầu tất yếu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó có những nhận định một cách toàn diện về vai trò to lớn của Liên minh Châu Âu trong mối quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. 1 * Về mặt thực tiễn Góp phần làm sâu sắc, toàn diện hơn một chuyên đề hẹp của học phần lịch sử Việt Nam hiện đại. Làm tư liệu phục vụ thiết thực cho việc tham khảo và học tập giảng dạy ở trường phổ thông. Nắm được đặc điểm, triển vọng của Liên minh Châu Âu trong mối quan hệ kinh tế với Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về Châu Âu và mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu là vấn đề thu hút được sư quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trở thành một bộ môn khoa học thuộc chuyên ngành khu vực học. Ở mỗi góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu có cách nhìn nhận và đánh giá riêng của mình về mối quan hệ nói chung cũng như vai trò của quan hệ kinh tế nói riêng giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Điều này được thể hiện trong các công trình nghiên cứu như: Năm 1995, công trình nghiên cứu về Liên minh Châu Âu đầu tiên do Đào Huy Ngọc viết là cuốn “Liên minh Châu Âu”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [12]. Sách tập trung trình bày quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Liên minh Châu Âu. Đây là cuốn sách có giá trị giúp người đọc hiểu khái quát về tổ chức này. Năm năm sau, năm 2000, Nxb Khoa học Xã hội đã cho xuất bản cuốn “Quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu” của tác giả Trần Thị Kim Dung [6]. Công trình được xuất bản dựa trên cơ sở luận án tiến sĩ của Trần Thị Kim Dung bảo vệ năm 1999. Đây là công trình sử học đầu tiên nghiên cứu khá toàn diện về quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu cho tới thời điểm năm 1998. Năm 2001, cuốn sách “Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI”, Bùi Huy Khoát (chủ biên) được nhà xuất bản Khoa học Xã hội [10]. Công trình này đã làm rõ hơn cơ hội và thách thức mà sự liên kết kinh tế tiền tệ của Liên minh Châu Âu đang tạo ra trước nền kinh tế Việt Nam trong 2 bối cảnh tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI…. Như vậy, quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu cần được tiếp tục nghiên cứu trong hiện tại và tương lai. Chúng tôi gắng góp phần làm sâu sắc thêm, phong phú thêm về mối quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu nói chung và quan hệ trên lĩnh vực kinh tế nói riêng với khóa luận “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu thời kỳ 1990 - 2010”. 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu trên lĩnh vực kinh tế. Mối quan hệ này được xem xét dưới góc độ Việt Nam với tư cách là chủ thể của mối quan hệ và chủ thể của đối tượng nghiên cứu, Liên minh Châu Âu được xem xét như một khối liên kết chứ không riêng rẽ từng nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, khái quát tiến trình đổi mới tư duy đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam và quá trình nhất thể hóa, đặc điểm của Liên minh Châu Âu trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1990). Thứ hai, phân tích làm rõ quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu trên mọi mặt: thương mại, đầu tư và tiền tệ trong những năm 1990 - 2010. Thứ ba, từ việc nghiên cứu nắm được đặc điểm, triển vọng của quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu . 3.3. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu trong phạm vi lĩnh vực kinh tế trong hai mươi năm kể từ khi Việt Nam và Liên minh Châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1990) tới năm 2010. 4. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng và Nhà nước về quan hệ quốc tế. 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp thống kê số liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp liên môn. 5. Đóng góp của khóa luận Khoá luận hoàn thành sẽ cung cấp một cách có hệ thống, khoa học về sự hình thành và phát triển của quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu từ 1990 đến 2010 trên tất cả các mặt thương mại, đầu tư … Từ đó có cách nhìn nhận về triển vọng, vai trò, vị trí của mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó, khóa luận có thể được dùng làm tài liệu học tập và giảng dạy, tham khảo cho các ngành có liên quan. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương. Chương 1: Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu thời kì trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1990). Chương 2: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu trong những năm 1990 - 2010. Chương 3: Đặc điểm, triển vọng của mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu. 4 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU THỜI KÌ TRƢỚC KHI THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO CHÍNH THỨC (1990) 1.1. Khái quát quan hệ quốc tế của Việt Nam trƣớc thập niên 90 1.1.1 Vài nét truyền thống của quan hệ ngoại giao Việt Nam Dân tộc Việt Nam dựng nước sớm, từ nghìn năm trước công nguyên nhưng hoạt động của nhà nước thời xa xưa ấy chúng ta không nắm rõ. Vì vậy, mà việc tìm hiểu lịch sử ngoại giao của tổ tiên ta ở thời kỳ đó lại càng khó, nhưng qua truyền thuyết và tư liệu thành văn nước ngoài chúng ta cũng biết được đôi điều về hoạt động đối ngoại của tổ tiên ta thời Hùng Vương và thời An Dương Vương. Sử sách Trung Quốc ghi nhận “Năm Mậu Thân, (từ năm thứ 5 đời vua Đương Nghiêu ở Trung Quốc), tức năm 2353 TCN, một sứ bộ ngoại giao đầu tiên của vua Hùng đã chủ động tới thăm Trung Quốc”. Hoặc truyền thuyết “Mị Châu - Trọng Thủy”, An Dương Vương đã gả con gái cho Trọng Thủy để tạo mối quan hệ hòa hảo. Tất cả những điều đó chứng minh rằng: Dân tộc ta dựng nước từ sớm và hoạt động ngoại giao cũng được tiến hành sớm và chủ động, khéo léo. Phong cách ngoại giao thời vua Hùng còn cho thấy dân tộc ta là một dân tộc sớm có văn hiến, hiểu và biết sử dụng biểu tượng cao đẹp của tình cảm người với người làm quà tặng trong giao tiếp đối ngoại. Từ thời bấy giờ dân tộc ta đã có ý thức đoàn kết hữu nghị, trong sáng, nhiệt tình và chân thành đối với các dân tộc. Hoạt động ngoại giao là một bộ phận quan trọng của đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, anh dũng của dân tộc. Nó được hun đúc từ tinh hoa văn hóa dân tộc đã tạo nên truyền thống ngoại giao khoan dung, hòa hiếu, nhân nghĩa: “Đem nhân nghĩa thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay cường bạo”. Mỗi lần buộc phải kháng chiến chống ngoại xâm thì sau chiến tranh nhân dân ta lại vượt qua đau thương, khoan dung, mềm mỏng, khôi phục bang giao để “tắt muôn đời 5 chiến tranh”. Trong giao tiếp đối ngoại, người Việt Nam lúc nào cũng lịch sự, hiếu khách, ân cần và chu đáo. Truyền thống tốt đẹp của ngoại giao Việt Nam ngày càng được củng cố và phát triển cho đến khi bắt gặp ánh sáng cách mạng thì càng mang đậm hồn dân tộc, rất kiên cường về nguyên tắc nhưng ứng xử tinh tế và linh hoạt, phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, kết hợp thế và lực góp phần xoay chuyển tình thế từ yếu thành mạnh, gắn lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, dân tộc với quốc tế, dân tộc với thời đại… tạo thành sức mạnh tổng hợp. Truyền thống ngoại giao ấy chính là tấm gương phản chiếu nền văn hóa giàu truyền thống và bản sắc dân tộc, nền văn hóa trọng đạo lí, nghĩa tình, giàu tính nhân văn chống cường quyền và áp bức. Thế nên không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhà ngoại giao lớn của Việt Nam từ cổ chí kim đều là các nhà văn hóa có tên tuổi như: Trần Thủ Độ, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh… Kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao văn hóa và kết tinh ở tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh, truyền thống ngoại giao đã phát triển lên một tầm cao mới trong quan hệ quốc tế thời đại Hồ Chí Minh: Nền ngoại giao hiện đại. 1.1.2 Quan hệ quốc tế của Việt Nam trong những năm 1975 - 1985 Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mĩ mùa xuân năm 1975, một kỷ nguyên mới đã mở ra trên đất nước Việt Nam: độc lập, thống nhất, nâng cao vị thế của Việt Nam trường quốc tế. Tranh thủ tình hình quốc tế thuận lợi, Đảng và Nhà nước ta đã mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế với các nước nhằm thu hút vốn, thiết bị kỹ thuật xây dựng lại đất nước. Một nước Việt Nam thống nhất, có hơn 50 triệu dân, có tiềm năng kinh tế phát triển, là nhân tố mới quan trọng ở Đông Nam Á, là đối tác mà nhiều nước trên thế giới tính đến trong quan hệ quốc tế của họ. Từ năm 1975 đến năm 1977, Việt Nam đã tăng cường quan hệ đối ngoại, mở rộng thêm quan hệ ngoại giao với 23 nước trên thế giới. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng tiến hành chưa được bao lâu thì Việt Nam đứng trước những thử thách mới nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước láng giềng chung biên giới xuất hiện nhiều trắc trở 6 và phát triển theo hướng ngày càng phức tạp. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá cách mạng Việt Nam. Sang năm 1977, Việt Nam phải đấu tranh giữ vững biên giới Tây Nam và giúp nhân dân Campuchia loại trừ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Giải quyết “vấn đề Campuchia” liên quan tới 3 mối quan hệ đan xen: ASEAN, Trung Quốc và Mỹ. Trong khi Việt Nam nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp tạm thời được hai bên thỏa thuận trước đó như: mọi va chạm phải được giải quyết trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau; ban liên lạc hai bên tiến hành điều tra các vụ vi phạm và gặp nhau để giải quyết… thì quân Pôn Pốt đồng loạt tiến vào 14 xã biên giới thuộc An Giang. Trên trường quốc tế, họ vu cáo Việt Nam, tới tháng 12/1977, chính quyền Pôn Pốt chính thức ra tuyên bố vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia và cắt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Phản ứng quốc tế với việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia nói chung là không thuận lợi. Chỉ có Liên Xô, Lào và một số nước Đông Âu ra quyết định ủng hộ. Đi đôi với việc lên án Việt Nam đưa quân vào Campuchia và đòi Việt Nam rút quân, các thế lực thù địch đã tiến hành tập hợp lực lượng, thực hiện chính sách bao vây, cấm vận, nhằm làm suy yếu và tạo sức ép với Việt Nam. Đứng trước khó khăn và thử thách như vậy, Việt Nam vừa ra sức đấu tranh ngoại giao khôn khéo, vừa chiến đấu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt… Khi nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt đã thành lập nhà nước mới và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1/1979). Trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX, ngoại giao Việt Nam phải đứng trước nhiều vấn đề căng thẳng, thách thức như vấn đề quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không bình thường (chiến tranh biên giới năm 1979 và việc Trung Quốc đưa quân vào vùng đảo Gạc Ma năm 1988); vấn đề chống chính sách cấm vận của chính quyền Mỹ và mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển và các tổ chức quốc tế… Đó là những vấn đề hết sức quan trọng cấp bách đối với quan hệ nước ta. 7 Nhận thức đúng được những diễn biến của tình hình quốc tế và trong nước, Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã đưa ra những quyết định có ý nghĩa quan trọng về đổi mới tư duy, nhận thức đối ngoại trong giai đoạn sau này. 1.1.3 Đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam * Những biến đổi to lớn của thế giới Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế đã mang lại những biến đổi sâu sắc trong đời sống nhân loại. Đặc biệt, cục diện thế giới thay đổi nhanh chóng: trật tự hai cực Ianta có dấu hiệu bị tan rã, sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi như nhóm G7 hay nhóm các nước công nghiệp mới (Nics)... * Tình hình trong nước Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta hăng hái xây dựng đất nước bắt tay vào kế hoạch 5 năm (1981 - 1985). Nhưng mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - chính trị, nâng cao đời sống nhân dân thì không đạt được. Sai lầm trong tổng điều chỉnh giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm nền kinh tế vấp phải nhiều khó khăn, rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Đứng trước những cơ hội, khó khăn và thách thức như vậy đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội, về đường lối quốc tế và chính sách đối ngoại phù hợp với đặc điểm tình hình của đất nước. Trách nhiệm lịch sử đó đặt ra với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng. * Đổi mới tư duy đối ngoại Tháng 7/1985, Bộ Chính trị khóa V của Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết điều chỉnh bước đầu chính sách đối ngoại của Việt Nam là: “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Chủ động tạo thế ổn định để tập trung xây dựng kinh tế’’[3-T323]. Nghị quyết cũng nhấn mạnh cần chủ động chuyển sang thời kì cùng tồn tại hòa bình, góp phần xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ồn định, hợp tác. Đường lối ngoại giao mở rộng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986): xác định nhiệm vụ hàng đầu là “tranh thủ 8 điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc. - Phát triển và củng cố quan hệ Việt Nam, Lào, Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện - Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô - hòn đá tảng trong chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam - Sẵn sàng đoàn kết để giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước - Mở rộng mối quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình Nội dung về đổi mới tư duy được trình bày một cách cụ thể qua các nghị quyết trung ương Đảng trong những năm 1988, 1989, 1990 - Ngày 20/05/1988, Nghị quyết trung ương 13 với chủ đề: “giữ vững hòa bình phát triển kinh tế”, xác định ngoại giao phải ưu tiên giữ vững hòa bình để phát triển kinh tế, khẳng định rằng: tình hình kinh tế mới ở khu vực và thế giới, nước ta lại càng có cơ hội lớn để giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế. - Tháng 3/1989, Nghị quyết Đại Hội lần thứ 6 đề ra những quan điểm nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới. Nhấn mạnh phải tiếp tục kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Các nghị quyết không chỉ đánh dấu bước chuyển chiến lược đường lối chính sách ngoại giao của Đảng, Nhà nước Việt Nam mà còn đặt cơ sở nền tảng cho đường lối ngoại giao mở rộng đa dạng hóa đa phương hóa ở giai đoạn sau. Từ sự đổi mới nhận thức đó Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương tăng cường quan hệ với các nước tư bản trong đó có Liên minh Châu Âu trên cơ sở hai bên cùng có lợi. 1.2 . Liên minh Châu Âu - đối tác mới của Việt Nam 1.2.1 . Vài nét về quá trình thành lập Liên minh Châu Âu Sự ra đời của Liên minh Châu Âu là kết quả của quá trình lâu dài và đầy thử thách. Ngay từ năm 1949, ông Jean Monnet (1888 - 1979) đã đề xuất sáng 9 lập thị trường chung về than và thép giữa Đức và Pháp. Với đề xuất này, Monnet được coi là “cha đẻ” của Liên minh Châu Âu. Năm 1951, Schuman (ngoại trưởng Pháp) đã chính thức đề nghị xây dựng một cộng đồng chung về than đá và sắt thép của Châu Âu. Trên cơ sở đó, sáu nước Tây Âu là: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua, CHLB Đức đã kí hiệp định thành lập Cộng đồng than thép Châu Âu (ECSC). Năm 1957, tại Rôma (Italia) đã kí hiệp định thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) và Cộng đồng Châu Âu về năng lượng nguyên tử (EURATOM), bao gồm đầy đủ sáu nước thành viên của Cộng đồng than thép Châu Âu. Hiệp định này được gọi chung là hiệp định Rôma. Năm 1967, 3 tổ chức trên hợp nhất lại thành 1 tổ chức có chung tên gọi là “Cộng đồng Châu Âu” (EC). Năm 1991, các nước thành viên kí hiệp ước đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU). Tháng 2 năm 1992, các nước thành viên EU đã kí Hiệp ước Macstricht (Hà Lan), chính thức đổi tên thành Liên minh Châu Âu. Hiệp ước này có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đánh dấu sự ra đời của Liên minh Châu Âu. Nội dung chính của Hiệp ước Macstricht bao gồm vấn đề cơ bản sau đây: - Khẳng định đến năm 2000, EU sẽ trở thành liên bang thống nhất; - Sử dụng đồng tiền chung là ECU (năm 1995 đổi thành EURO); - Thành lập một quỹ giúp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hi Lạp tiến kịp các nước khác; - Đưa ra 1 chính sách ngoại giao và an ninh chung để các thành viên có phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước những thay đổi của thế giới; - EU dựa vào Liên minh phòng thủ Tây Âu để đảm bảo an ninh của mình; - Áp dụng hiến chương chính sách xã hội chung của cộng đồng (trừ Anh). Từ khi thành lập tới nay, Liên minh Châu Âu không ngừng lớn mạnh và kết nạp thêm thành viên. Từ 6 nước ban đầu phát triển thành 9 nước (thêm Anh, Đan Mạch, Ailen); 10 nước năm 1981 (Hi Lạp); 12 nước năm 1986 (thêm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha). Năm 2004, kết nạp thêm 10 thành viên: CH Séc, Slovakia, Balan, Extonia, Latvia, Manta, Sip, Hungary, Lithuania, Slovenia. Tiếp đó, năm 2007, kết nạp thêm 2 nước Rumani và Bungari nâng tổng số nước thành viên lên 27 nước. 10 1.2.2 Đặc điểm của Liên minh Châu Âu Liên minh Châu Âu đã liên tục lớn mạnh và không ngừng mở rộng về nhiều mặt trở thành một thực thể liên minh khu vực lớn. Liên minh Châu Âu không phải là tập hợp các nước riêng rẽ trong một cái tên chung, cũng không phải là một tổ chức với nhiều nhà nước trong một khu vực Châu Âu có chung quyền lợi và trách nhiệm. Mà Liên minh Châu Âu là một “thực thể” - một cơ thể thống nhất trong đó các nước tham gia vào Liên minh Châu Âu xóa bỏ biên giới quốc gia bằng liên minh thuế quan và thị trường chung trên cơ sở đảm bảo, giữ vững an ninh quốc gia. Liên minh Châu Âu thành lập với ý tưởng liên kết kinh tế, nói cách khác kinh tế chính là sợi dây ban đầu, sợi dây bền chặt kết nối các nước Châu Âu gần nhau hơn. Ngay trong ý tưởng của Monnet - “cha đẻ” của Liên minh Châu Âu đã mong muốn xác lập thị trường chung về than và thép giữa Pháp và Đức. Trong kế hoạch của Schuman, ông cũng tuyên bố: - Không đặt vấn đề thống nhất Châu Âu về mặt thể chế bằng việc xây dựng một cơ cấu chính trị chung; - Cần tạo ra một sự đoàn kết Châu Âu trên thực tế bằng việc đặt toàn bộ sản xuất than và thép của Đức và Pháp dưới sự cai quản của cơ quan quyền lực chung và cơ quan này để ngỏ cho các nước Châu Âu khác tham gia. Như vậy, ngay từ lúc mới thành lập, Liên minh Châu Âu đã đặt ra một mục tiêu trọng tâm là kinh tế - thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất ở Châu Âu. Với mục tiêu đúng đắn và sáng suốt đó, hiện nay Liên minh Châu Âu là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới. Nếu hiện nay, GNP của khối ASEAN cộng với Đài Loan, Hàn Quốc chỉ bằng Nhật Bản tính tròn là 4.000 tỉ USD thì GNP của khối Liên minh Châu Âu cộng với Aixcotlen, Nauy, Thụy Sĩ là gấp đôi (8.000 tỉ USD) và GNP của khối Liên minh Châu Âu ngang với GNP của Mỹ. Người ta thường ví Tây Âu Nhật Bản là “con đẻ” của Mỹ và khi lớn lên thì nó dồn ép Mỹ ở giữa, tạo ra thế cân bằng trên cục diện kinh tế thế giới. 11 Hệ thống tiền tệ chung ở 18 nước - khu vực đồng tiền chung Châu Âu (EURO). Năm 2009, sản lượng kinh tế Châu Âu chiếm 21% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, sản lượng xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới về hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất đối với các thị trường trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sự bừng sáng của kinh tế Liên minh Châu Âu được xem là một trong những nhân tố chính giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. 1.3 . Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu thời kì trƣớc 1990 1.3.1. Nền tảng căn bản của quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu Thời kì cổ đại, phương Đông luôn là mảnh đất huyền bí, là nơi có nhiều vàng và hương liệu … trong con mắt của người phương Tây. Vì vậy, người phương Tây luôn tìm mọi cách để đặt chân tới phương Đông, đặc biệt sau cuộc phát kiến địa lí, dấu chân của người phương Tây trên đất phương Đông lại càng dày hơn, rộng hơn. Người phương Tây biết tới kĩ thuật làm giấy, la bàn, thuốc súng, tìm được nguồn hương liệu, vàng và vô số khoáng sản. Các thương nhân Châu Âu đã tìm mọi cách vượt trùng dương xa xôi để tới phương Đông giao lưu, trao đổi buôn bán. Nhờ đó, người phương Đông biết tới khoa học tiên tiến của người phương Tây, máy móc hiện đại,… của phương Tây. Trên các thuyền buôn phương Tây không chỉ có các thương nhân mà còn có các giáo sĩ, họ đi truyền đạo và văn minh phương Tây, tôn giáo ngày càng truyền bá rộng rãi, đặc biệt là ba tôn giáo lớn trên thế giới: đạo Phật, đạo Kito, đạo Ixlam tạo nên sự giao thoa về mặt văn hóa. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên minh Châu Âu có cơ sở xuất phát từ nguồn cội giao lưu Đông - Tây. Những quan hệ về kinh tế văn hóa lâu đời, bổ sung lợi ích cho nhau, hai bên đều cần tới nhau trong xu thế mới của thời đại đã tạo thành nền tảng lịch sử cho quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu. Những nhân tố đó góp phần kết nối, phát triển quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu. 12 1.3.2 . Khái quát quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu thời kì trước khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức (10/1990) * Thời kì 1954 - 1975 Quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu bị chi phối bởi trật tự hai cực Ianta. Tại Hội nghị Ianta (1945), 3 cường quốc (Anh, Mỹ, Liên Xô) thỏa thuận “vùng Đông Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây”, đồng nghĩa với việc các nước Phương Tây quay trở lại chiếm đóng các nước ở khu vực này, mặc dù các dân tộc Châu Á đã đứng dậy về phe đồng minh chống phát xít (Inđônêxia và Việt Nam…). So với trật tự Vecxai - Oasinhton, trật tự Ianta có sự đối lập gay gắt về tư tưởng. Trong trật tự Ianta, Liên Xô là nhà nước xã hội chủ nghĩa, là lực lượng hậu thuẫn cho phong trào cách mạng thế giới, mâu thuẫn gay gắt với Mỹ - kẻ đứng đầu chủ nghĩa tư bản hậu thuẫn cho lực lượng phản cách mạng. Hệ tư tưởng đối lập này luôn đấu tranh giành giật vị trí, ảnh hưởng và sản phẩm tiêu biểu nhất là “cuộc chiến tranh lạnh”. Cuộc chiến này lôi cuốn hầu hết các quốc gia trên thế giới, làm quan hệ quốc tế trở lên căng thẳng. Quan hệ quốc tế lúc này được xét theo chuẩn mực cùng ý thức hệ hay khác ý thức hệ, tác động mạnh tới quan hệ giữa Việt Nam Liên minh Châu Âu. Với kế hoạch Macsan, Tây Âu đã chìa tay ra đón nhận sự giúp đỡ của Mĩ, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Còn Việt Nam, sau khi giành độc lập, thống nhất hoàn toàn (1975) đã lựa chọn tiếp tục đi theo và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sự khác biệt này làm quan hệ giữa Việt Nam và một số nước thành viên EU trở lên lạnh nhạt, kỳ thị, thậm chí là đối đầu. Cho tới những năm đầu thế kỷ 70, Việt Nam - Liên minh Châu Âu bắt đầu có quan hệ bước đầu về mặt chính trị còn hợp tác kinh tế thì hầu như chưa có. * Thời kỳ 1975 - 1990 - Từ năm 1975 đến trước khi xảy ra “vấn đề Campuchia” (1979). Quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu dần được thiết lập, bước sang trang sử mới, bắt đầu có một số chuyến thăm viếng gặp gỡ lẫn nhau: năm 1977 Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới thăm Pháp, Đan Mạch, Phần Lan… đặt 13 cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Đây là thời kì Việt Nam vay được vốn và tranh thủ được viện trợ nhân đạo, thiết bị kĩ thuật của Liên minh Châu Âu. Trong thời gian 1976 - 1980, Việt Nam đã tranh thủ từ các nước này 2263 tỷ USD, trong đó 54% là cho vay, 46% là viện trợ không hoàn lại. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật với các nước trong Liên minh Châu Âu như Pháp, Thụy Điển, Bỉ và các hợp đồng khai thác dầu khí với công ty dầu khí của Pháp, Đức, Italia. Năm 1979, sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng Campuchia, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu giảm sút hẳn, đối với một số nước quan hệ trở nên đối đầu băng giá. Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Châu Á cũng ngừng cấp vốn cho Việt Nam. Chỉ sau khi Việt Nam bắt đầu rút quân khỏi Campuchia, những nước trong nội khối Liên minh Châu Âu mới nối lại quan hệ hòa bình với Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Chính phủ Việt Nam công bố Luật đầu tư nước ngoài vào tháng 12/1987, nhiều công ty Tây Bắc Âu đã vào Việt Nam tìm hiểu, nghiên cứu khả năng và cơ hội đầu tư, buôn bán. Sau khi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, các nước này đã bỏ qua chính sách cấm vận của Mỹ để tăng cường quan hệ với Việt Nam. Việt Nam đã tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, văn hóa, thương mại, khoa học - kĩ thuật với Liên minh Châu Âu nhằm tranh thủ thu hút đầu tư của các nước có tiềm năng về vốn và công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đồng thời từng bước mở ra quan hệ hữu nghị, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu Nhìn chung, quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu thời kì trước năm 1990 chưa trở thành đối tác của nhau vì phải chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. 14 CHƢƠNG 2 QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1990 - 2010 2.1. Tác động của tình hình thế giới, khu vực và chiến lƣợc Châu Á mới của Liên minh Châu Âu tác động tới mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu 2.1.1. Sự biến động của tình hình thế giới và khu vực Á - Âu tác động tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu a, Sự biến động của cục diện thế giới và khu vực Á - Âu * Sự biến động của cục diện thế giới Bài học thời kì chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức: “lấy đối đầu chính trị quân sự” là chủ yếu đã không còn phù hợp. Bằng chứng là Liên Xô và Mỹ đã chịu nhiều tổn thất và “đầu hàng”. Trong khi đó phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh kinh tế lại thu được nhiều thành tựu tiến bộ. Hợp tác, phát triển kinh tế tạo điều kiện giúp các nước đứng vững trước làn sóng khủng hoảng và có tiếng nói trên trường quốc tế. Vì vậy, sau chiến tranh lạnh tất cả các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược, tập trung và phát triển mọi sức lực ưu tiên trọng điểm phát triển kinh tế. Chiến tranh lạnh kết thúc, khi Liên Xô sụp đổ thì Mỹ vẫn đứng vững và muốn thiết lập trật tự đơn cực. Mỹ là một siêu cường có ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu, với số dân chỉ bằng 4,7% dân số thế giới nhưng lại chiếm 30% GDP toàn cầu bằng GDP các nước thành viên Liên minh Châu Âu cộng lại. Sự giải thể của Liên Xô làm Mỹ không còn đối thủ cạnh tranh nên Mỹ muốn thiết lập trật tự đơn cực thống trị thế giới bằng các chính sách ngoại giao đơn phương chà đạp lên luật pháp quốc tế. Mỹ phát động các cuộc chiến tranh với danh nghĩa là chống khủng bố… Nhưng ý đồ của đã Mỹ vấp phải sự phản đối không những của các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc,… mà còn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì thế, cơ cấu quyền lực quốc tế từ hai cực đã chuyển sang đa cực cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của xu thế toàn cầu hóa, 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất