Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan niệm và những biểu hiện về hạnh phúc trong thơ xuân quỳnh...

Tài liệu Quan niệm và những biểu hiện về hạnh phúc trong thơ xuân quỳnh

.PDF
64
801
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC VŨ THỊ NGÂN QUAN NIỆM VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ HẠNH PHÚC TRONG THƠ XUÂN QUỲNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC VŨ THỊ NGÂN QUAN NIỆM VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ HẠNH PHÚC TRONG THƠ XUÂN QUỲNH CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Công Tho SƠN LA, NĂM 2013 2 LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học, sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo - Thạc sĩ Nguyễn Công Tho, giảng viên Văn học Việt Nam. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến sự quan tâm, chỉ bảo của thầy trong quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn Thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, sinh viên K50 Đại học sư phạm Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành đề tài này. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài này hoàn thiện hơn. Sơn La, tháng 5/2013 Sinh viên Vũ Thị Ngân . MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ....................................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................................. 4 4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 4 5. GIỚI HẠN - PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................. 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 4 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 5 8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 6 1.1. Một số vấn đề chung .................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm về hạnh phúc.......................................................................... 6 1.1.2. Quan niệm về hạnh phúc của con người trong cuộc sống đời thường ........ 6 1.1.3. Quan niệm về hạnh phúc của người nghệ sĩ trong văn học xưa và nay ..................................................................................................................... 8 1.2. Xuân Quỳnh - Cuộc đời và tác phẩm ..................................................... 12 1.2.1. Cuộc đời ................................................................................................. 12 1.2.2. Tác phẩm ............................................................................................... 14 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 16 CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ HẠNH PHÚC TRONG THƠ XUÂN QUỲNH ..................................................................... 17 2.1. Hạnh phúc là bình yên ............................................................................ 17 2.1.1. Hạnh phúc là sự khao khát về một cuộc sống yên ổn, hòa bình ........... 18 2.1.2. Hạnh phúc la sự bình yên trong tâm hồn ............................................ 22 2.2. Hạnh phúc là khi được sống với tình yêu thương .................................. 26 2.2.1. Hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi ......................................................... 26 2.2.1.1. Khát khao tình yêu đến cháy bỏng ....................................................... 27 2.2.1.2. Tình yêu là nỗi nhớ, là hạnh phúc, là sự hy sinh .................................. 31 1.2.1.3. Tình yêu gắn với tâm trạng lo âu, trăn trở ........................................... 36 2.2.2. Hạnh phúc trong tình yêu thương con người, yêu cuộc sống .............. 39 2.2.2.1. Tình yêu gia đình, bạn bè..................................................................... 39 2.2.2.2. Tình yêu cuộc sống, thiên nhiên, quê hương, đất nước......................... 42 2.3. Hạnh phúc là mái ấm gia đình ................................................................ 47 2.3.1. Mái ấm gia đình là bến đỗ bình an của những người thân yêu ........... 48 2.3.2. Mái ấm gia đình là nơi chia sẻ tình yêu thương ................................... 50 Kết luận chương 2 .......................................................................................... 56 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 59 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, số lượng các nhà thơ nữ không nhiều, và cũng không phải nữ thi sĩ nào cũng thành công. Tuy nhiên, Xuân Quỳnh là một trường hợp đặc biệt. Chị có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét, người ta chú ý nhiều đến cá tính mạnh mẽ của chị, chị trở thành một nữ sĩ xuất sắc, thơ ca của chị chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học thật đáng quý. Ngòi bút của chị đã được thử thách qua thời gian và nhiều loại chủ đề khác nhau. Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh cao. Dù đi vào những vấn đề lớn lao của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, bình dị trong đời thường thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, đầy nữ tính. Đọc những tác phẩm của Xuân Quỳnh, chúng ta gần như hình dung được chị đã sống ra sao, đã yêu thương day dứt những gì? Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo, các sáng tác của Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống. Trên con đường hoạt động văn học nghệ thuật không dài lắm, với tư cách người phụ nữ - người yêu - người vợ và người mẹ, sáng tác của Xuân Quỳnh đã đi vào lòng bạn đọc nhiều thế hệ như là tiếng nói tiêu biểu của tình yêu và tình mẫu tử. Đó là tiếng nói trữ tình dịu dàng, sâu lắng, chứa đựng hơi thở của thời đại mà vẫn in dấu truyền thống của tâm hồn dân tộc ta tự ngàn xưa. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta thực sự bị lôi cuốn bởi những trang thơ đầy ắp tình yêu thương chân thành mà mãnh liệt của chị. Với những thành công, những đóng góp của mình, chị đã có một vị trí đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Vì vậy, việc nghiên cứu về những thành tựu thơ ca Xuân Quỳnh là một việc làm cần thiết. 1.2. Xuất phát từ sự say mê, yêu thích và ngưỡng mộ thơ ca Xuân Quỳnh, điều đó đã thôi thúc tôi mạnh dạn chọn chủ đề về: “quan niệm và những biểu hiện về hạnh phúc trong thơ Xuân Quỳnh” làm đề tài nghiên cứu. 1.3 Trong các nhà trường, từ xưa đến nay, môn Văn vẫn giữ được vị trí ưu thế, các tác phẩm của nhà văn chân chính vẫn có chỗ đứng bền vững trong chương trình giảng dạy. Cùng với những tác phẩm của các tác giả tên tuổi khác, 1 thơ Xuân Quỳnh cũng được đưa vào chương trình sách giáo khoa các cấp học, giảng dạy cho học sinh nhằm bồi dưỡng thêm về những tình cảm tốt đẹp. Mặt khác chị lại là một trong những nhà thơ nữ tài hoa trên nhiều thể loại do vậy cần đi sâu vào tìm hiểu về cuộc đời và tác phẩm của chị để phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu quan niệm về hạnh phúc của Xuân Quỳnh trong thơ là một việc làm thiết thực. Với đề tài này, tôi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là một tư liệu tham khảo hữu ích cho các bạn học sinh, sinh viên và những người yêu văn trong học tập và nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ sinh ở thập kỉ 40. Cũng giống như hầu hết các nữ sĩ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả mọi phương diện: những khát khao, những tình cảm, những suy nghĩ về cuộc sống của một người phụ nữ. Có lẽ vì vậy mà tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh cũng luôn chân thành, đằm thắm và da diết. Chị đã yêu với tất cả chiều sâu thăm thẳm của trái tim mình. Nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh chưa nhiều song phần lớn các ý kiến đều đánh giá khá cao thơ về thơ chị. Lưu Khánh Thơ có viết: “Từ lúc xuất hiện cho đến khi vĩnh biệt cuộc đời, quá trình sáng tác thơ của Xuân Quỳnh là một chặng đường đi lên không hề đứt đoạn. Hồn thơ của chị ngày càng đa dạng và không ngừng được mở ra. Ngòi bút của Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian, với nhiều loại chủ đề khác nhau. Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt đến đỉnh cao” [3, 9]. Chúng ta có thể khẳng định Xuân Quỳnh là một nghệ sĩ đa tài. Sự nghiệp văn học của chị được xây dựng trên nhiều lĩnh vực: thơ trữ tình, truyện ngắn viết cho thiếu nhi...ở mảng nào chị cũng gặt hái được nhiều thành công đáng kể nhưng khi nhắc tới Xuân Quỳnh người ta thường biết đến chị như một nữ thi sĩ, một nhà thơ của tình yêu mãnh liệt. Lại Nguyên Ân thì cho rằng: “Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Có lẽ là từ Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới thấy lại một nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào phong phú như vậy” [3, 259]. Xuân Quỳnh có một vị trí rất đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 2 Mai Quốc Liên đã có lần nhận xét: “Chị là người thiết tha với tình yêu, thiết tha với người tình, một tâm hồn mãi mãi khao khát, mãi mãi thao thức vì tình yêu. Chưa có ai đã biểu hiện sự thương yêu sâu xa, đằm thắm đến thế trong thơ tình Việt Nam như chị” [10, 585 - 586]. Xuân Quỳnh khi yêu rất nồng nàn và rất thật. Chị dám nói những lời yêu cháy bỏng, dám yêu và dám thổ lộ tất cả. Năm 1991, Nguyễn Thị Minh Thái đã viết về Xuân Quỳnh như một “vai kịch” trong “tấn trò đời thế gian” đang “săn đuổi, lùng bắt và kiếm được con mồi hạnh phúc” [3, 114]. Điều đó đồng nghĩa với nhận xét: Xuân Quỳnh đang khao khát và trông đợi một hạnh phúc trọn vẹn. Nhà phê bình Chu Văn Sơn đã liên tưởng đến một “cánh chuồn mỏng manh” Xuân Quỳnh đang “chao đi chao về” trong “giông bão cuộc đời” để “tìm kiếm, vun trồng và gìn giữ” cái hạnh phúc yên lành. Đồng thời được “gắn bó và chở che” cũng là một “nội dung hệ trọng của hạnh phúc theo quan niệm của Xuân Quỳnh” [11, 30 – 31]. Người đề cập đến “hạnh phúc” trong thơ Xuân Quỳnh như một đối tượng trung tâm của việc nghiên cứu, tìm tòi phải kể đến Vũ Thị Kim Xuyến, tác giả khẳng định Xuân Quỳnh là “nhà thơ của hạnh phúc đời thường” [14, 25]. Trong chị chứa đựng một khao khát hạnh phúc đến thiết tha, cháy bỏng: hạnh phúc đời thường được tác giả cảm nhận và đúc kết qua kinh nghiệm chiến tranh, kinh nghiệm của tình yêu và kinh nghiệm của một người phụ nữ. Đó là niềm hạnh phúc gắn liền với tổ ấm gia đình, với trái tim của người vợ, người mẹ…. Xuân Quỳnh là một nhà thơ có nghệ thuật và kỹ thuật biểu hiện tương đối vững vàng, có bản lĩnh. Cấu tứ thơ Xuân Quỳnh thường rất tự nhiên nhưng lại chắc chắn, gọn gẽ, sắc sảo. Một giọng điệu không kiểu cách, khiên cưỡng mà luôn tự nhiên phóng khoáng. Câu thơ đi về rộng dài theo những liên tưởng nhiều khi đột xuất mà vẫn tự nhiên, hợp lí, câu thơ chao liệng giữa hi vọng, mơ ước với những trăn trở xót xa, những niềm vui nỗi buồn. Tóm lại, nhìn một cách tổng thể, các học giả, các công trình nghiên cứu, bài viết có những nhận xét khá thống nhất: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát tình yêu, luôn tìm kiếm, chi chút, trân trọng và nâng niu cho hạnh phúc bình dị đời thường. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một phương diện nào đó. Trên cơ sở ý kiến của những người đi trước, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về: “Quan niệm và những biểu hiện về hạnh phúc trong thơ Xuân Quỳnh”. 3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan niệm và những biểu hiện về hạnh phúc trong thơ của Xuân Quỳnh. 4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Tiếp xúc với cuộc đời và những trang sách của nhà thơ, đề tài nhằm thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu về quan niệm và những biểu hiện về hạnh phúc của một con người luôn khát khao hạnh phúc đến cháy bỏng – nữ sĩ Xuân Quỳnh. 5. GIỚI HẠN - PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Xuân Quỳnh sáng tác rất nhiều nhưng trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ khảo sát những sáng tác viết về quan niệm và biểu hiện về hạnh phúc trong thơ chị. Tập trung trong các tập thơ sau: - Tơ tằm – Chồi biếc (in chung 1963) - Hoa dọc chiến hào (1968) - Gió Lào cát trắng (1974) - Lời ru trên mặt đất (1978) - Bầu trời trong quả trứng (1982) - Tự hát (1984) - Truyện thơ Lưu Nguyễn (1985) - Hoa cỏ may (1989) 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê: Phương pháp này giúp chúng tôi nắm rõ số lượng những bài thơ thể hiện vấn đề nghiên cứu trong tổng số những sáng tác của Xuân Quỳnh nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về tác giả và đặc điểm sáng tác. Chúng tôi đã khảo sát và nhận thấy có 39 bài thơ có nội dung liên quan đến quan niệm và những biểu hiện về hạnh phúc trong thơ Xuân Quỳnh. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành so sánh quan niệm về hạnh phúc của Xuân Quỳnh với những quan niệm về hạnh phúc của các tác giả khác cùng thời đại nhằm tìm hiểu điểm độc đáo, khác biệt và khẳng định vị trí, những đóng góp của Xuân Quỳnh trong thơ ca Việt Nam hiện đại. 4 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp chủ yếu nhằm làm rõ những khía cạnh biểu hiện của vấn đề, đồng thời khát quát những khía cạnh đó thành quan niệm thống nhất giúp nhìn nhận được bản chất của vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác để hỗ trợ cho các phương pháp trên. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Góp phần soi sáng một khía cạnh nội dung quan trọng trong thế giới nghệ thuật thơ ca Xuân Quỳnh. - Giúp cho việc giảng dạy tác phẩm Sóng ở nhà trường Trung học Phổ thông. 8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận của chúng tôi gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Quan niệm và những biểu hiện về hạnh phúc trong thơ Xuân Quỳnh. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số vấn đề chung 1.1.1. Khái niệm về hạnh phúc Hạnh phúc là một giá trị sống quan trọng đã được ghi nhận là một trong ba quyền cơ bản của con người: quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Hạnh phúc là một giá trị trừu tượng nhưng thiết thực và gần gũi mà mỗi người chúng ta đều ước mong có được trong cuộc đời mình. Hạnh phúc được giải thích là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Sung sướng là ở trạng thái vui vẻ, thích thú cảm thấy được thỏa mãn về vật chất hay tinh thần (Từ điển Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng 2009). Những người hiểu biết đều quý trọng hạnh phúc. Họ quan niệm hạnh phúc thực sự có được chủ yếu do các giá trị tinh thần, những cái thuộc về thế giới tâm hồn của con người mang lại. Hạnh phúc là cảm giác yêu thương, là niềm cảm thông, chia sẻ chân thành với người khác. Hạnh phúc không chỉ là sự nhận lại mà quan trọng hơn là sự cho đi. Như vậy hạnh phúc là bền vững và gắn liền với đạo đức. Sự hiểu biết về hạnh phúc cho con người biết rèn luyện, trau dồi vốn sống, biết phát huy năng lực tiềm ẩn của bản thân, biết hy sinh những khoái cảm trước mắt, sự thỏa mãn nhất thời để phấn đấu cho hạnh phúc bền vững. Cao hơn, nó giúp chúng ta biết sống tốt, sống đẹp, biết yêu thương loài người, biết trân trọng hạnh phúc mình đang có và vun đắp niềm tin tưởng vào tương lai hạnh phúc. 1.1.2. Quan niệm về hạnh phúc của con người trong cuộc sống đời thường Loài người chúng ta tồn tại trên cõi đời này không ngoài mục tiêu chính là để tìm kiếm hạnh phúc. Tuy nhiên, khái niệm hạnh phúc cũng như bản chất và giá trị của nó không hề đơn giản, không phải ai cũng nhận ra và thấu hiểu. Chính vì vậy mỗi người, mỗi dân tộc sống trong những hoàn cảnh và thời gian khác nhau sẽ có những quan niệm về hạnh phúc khác nhau. Có những người quan niệm hạnh phúc là được làm những gì mình muốn. Họ khao khát tự do thực hiện những hành động theo ý thức và cách thức riêng của mình. Có người cho rằng hạnh phúc là có thật nhiều tiền của, nhiều vàng bạc, lúa thóc đầy kho; hạnh phúc là quyền lực, địa vị danh vọng… Mặc dù không có một cuộc sống với vật chất đầy đủ, sung túc, nhóm người 6 sống nghèo khổ vẫn luôn cảm thấy mình hạnh phúc vì họ biết chia sẻ buồn vui, đồng cảm với nhau, cùng nhau vượt qua sự khốn khó bằng sự cố gắng, nỗ lực, bằng lòng yêu thương đồng loại mà không mảy may tính toán thiệt hơn. Có người nghĩ hạnh phúc là có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn, ruộng vườn thẳng cánh cò bay. Những người hay ốm yếu, nhiều bệnh tật thì niềm hạnh phúc duy nhất của họ là sức khoẻ. Chúng ta là những người khỏe mạnh, lành lặn chúng ta sẽ thấy đó là điều hiển nhiên, là bình thường nhưng với những người khuyết tật đó lại là niềm hạnh phúc mà suốt đời họ mơ ước. Những người phụ nữ bình thường trong cuộc sống ngoài công việc ở nơi công tác họ còn bận rộn với công việc gia đình, nội trợ, nuôi dạy, chăm sóc cho con… mất nhiều thời gian và công sức, nhiều khi thật mệt mỏi nhưng ai dám quả quyết rằng họ không hạnh phúc? Chính những người vợ, người mẹ ấy lại cảm thấy niềm hạnh phúc bao la khi công việc ổn định, gia đình êm ấm… Những người giáo viên quan niệm hạnh phúc đơn giản là khi có những tiết học hay, những giờ học tốt, học sinh hiểu bài, hăng hái học tập. Hay giản đơn là khi họ phát hiện ra một phương pháp giảng dạy mới giúp học sinh hiểu bài, kích thích sự phát triển tư duy của học sinh… Họ cảm thấy vui mừng vì những điều đó. Đó là hạnh phúc. Những nhà thiết kế thời trang, hạnh phúc với họ là khi thiết kế ra những sản phẩm mới, độc đáo, phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của thời đại, được nhiều người đón nhận. Nó không chỉ vì mục đích về vật chất mà nó còn là sự hài lòng của người sử dụng. Đó là hạnh phúc. Hay hạnh phúc là khi chúng ta bắt gặp một lý tưởng nào đó: Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười (Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên) 7 Hạnh phúc là khi Người tìm ra ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm ra con đường cho cả dân tộc khỏi kiếp lầm than, nô lệ, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Quan niệm hạnh phúc của Người thật vĩ đại. Trong thời kỳ đất nước bị xâm lăng cả dân tộc ta quan niệm hạnh phúc là tranh đấu, giành lại cuộc sống hòa bình yên ấm. Ngày nay, chúng ta sống trong thời bình thì hạnh phúc là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy, xuất phát từ những mục đích khác nhau mỗi cá nhân, mỗi ngành nghề, mỗi thời đại có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Chúng ta cần có những quan niệm hạnh phúc đúng đắn, phù hợp và phấn đấu để đạt được hạnh phúc đó. Và hãy trân trọng những gì chúng ta đang có, bởi đó cũng là một niềm hạnh phúc. 1.1.3. Quan niệm về hạnh phúc của người nghệ sĩ trong văn học xưa và nay Nói đến nghệ sĩ là chúng ta nói đến những con người lao động, sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, cụ thể ở đây là các nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua cái nhìn của nhà văn, nhà thơ. Nhà văn miêu tả con người, miêu tả nhân vật của mình trên cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc. Họ quan niệm về hạnh phúc như thế nào thì sẽ tạo nên tác phẩm nhằm thể hiện hạnh phúc ấy, cũng như đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu đạt được hạnh phúc của độc giả. Quan niệm hạnh phúc chi phối đến quá trình sáng tạo nghệ thuật, kết quả thể hiện ở nội dung và hình thức của tác phẩm. Trong tiến trình phát triển của văn học, mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, khuynh hướng, trường phái, thậm chí mỗi nghệ sĩ có một quan niệm về hạnh phúc khác nhau. Tiếp xúc với tác phẩm, độc giả có thể khám phá được những quan niệm hạnh phúc ấy. Bộ phận văn học dân gian đã có những tác phẩm bộc lộ những mong muốn của quần chúng nhân dân lao động. Phải chăng đó là niềm hạnh phúc của người bình dân? Với tuổi trẻ, hạnh phúc chính là tình yêu lứa đôi, sự xứng đôi vừa lứa: Đôi ta nghĩa ngọc duyên vàng Đẹp đôi loan phượng tiên đàng vãng lai (Ca dao) 8 Những mối tình không khỏi làm ta xúc động: Đôi ta như con một nhà Như áo một mắc, như hoa một chùm. Đôi ta như nước một chum Nước cạn mặc nước ta đùm lấy nhau (Ca dao) Hạnh phúc thật giản đơn: Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon (Ca dao) Hạnh phúc ấy còn là cuộc sống bình yên, có cha mẹ, anh em hòa thuận; có vợ chồng, gia đình êm ấm, con cái đuề huề. Hạnh phúc ấy quý hơn tiền bạc: Thờ cha kính mẹ trước sau Anh em hòa thuận mới hầu làm nên Vợ chồng đạo nghĩa cho bền Bạn bè chung thủy, dưới trên đàng hoàng. (Ca dao) Đến thời kỳ văn học trung đại, hạnh phúc là cuộc sống bình yên; những người vợ được sống với chồng, con… Nguyễn Trãi nhà chính trị quân sự lỗi lạc, lại có một tâm hồn nghệ sĩ với những tác phẩm hay để lại cho hậu thế. Trong “Quốc âm thi tập” cũng như trong các bài thơ chữ Hán, người đọc không xa lạ gì với: mai hoa, chè thanh, ngày xuân, nguyệt, hương quế, bóng hoa…thể hiện những thú vui thanh tao, bình dị của một bậc tao nhân sống chan hòa với đất trời, thiên nhiên. Đó là niềm hạnh phúc. Với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhân vật thông tuệ trong lịch sử thì hạnh phúc chính là sự thoát tục, lánh xa chốn quan trường lắm ganh ghét, thị phi trở về với cuộc sống thanh đạm quê nhà, tận hưởng những sản vật tự nhiên: Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Nhàn) 9 Thời kỳ văn học trung đại, khi con người chưa chú ý nhiều đến cá nhân, vận mệnh con người còn đặt trong vận mệnh của cả dân tộc, các sáng tác văn thơ thể hiện niềm hạnh phúc của cả cộng đồng, của cả dân tộc. Bài thơ “Quốc tộ” của Pháp Thuận đã thể hiện điều đó: Vận nước như mây quấn, Trời Nam mở thái bình. Vô vi trên điện các, Chốn chốn dứt đao binh. (Bản dịch thơ của Đoàn Thăng) Sang thời kỳ văn học hiện đại, quan niệm về hạnh phúc thay đổi rõ nét, mang đậm dấu ấn tác giả. Nó chi phối mạnh mẽ đến nhiều phương diện của tác phẩm, không chỉ ở mặt nội dung mà cả ở mặt hình thức: nhân vật, giọng điệu, cấu trúc khiến người đọc có cái nhìn sâu rộng, phong phú hơn về quan niệm hạnh phúc trong sáng tạo nghệ thuật. Khác với văn học thời kỳ trung đại quan tâm đến hạnh phúc của cả cộng đồng, thời kỳ hiện đại đã đi sâu đến hạnh phúc của từng cá nhân, từng mảnh đời. Trong khuynh hướng văn học hiện thực: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao… quan niệm về hạnh phúc rất thiết thực. Con người hạnh phúc là khi thoát khỏi kiếp nô lệ, được sống ấm no, giữ gìn được nhân cách của mình. Một trong những tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao đó là: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” [4, 185]. Nhà thơ Tế Hanh, người học trò xứ Huế chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp đã có quan niệm về hạnh phúc thật giản dị, mộc mạc mà đáng quý: Nếu không có hạnh phúc một đời Thì tìm hạnh phúc một năm một tháng Nếu không có hạnh phúc một năm một tháng Thì tìm hạnh phúc một ngày một giờ Sáng nay Tôi tìm thấy hạnh phúc Sau một đêm yên giấc 10 Tôi nhìn thấy ánh xuân về Trên một đóa hoa rơi. (Hạnh phúc) Tình yêu thương duy trì sự sống và tạo nên hạnh phúc. Những người nghệ sĩ với trái tim dễ rung động, họ luôn tin rằng những người hạnh phúc là những người được sống trong tình yêu. Với Tago (1861 – 1941), nhà văn hóa lỗi lạc, nhà nghệ thuật thiên tài của đất nước Ấn Độ cũng có quan niệm hạnh phúc là được sống trong tình yêu. Quan niệm này được nhà thơ bày tỏ khá rõ ràng và sâu sắc trong bài số 162 tập “Những con chim bay lạc”: Tình yêu ơi! Khi người đến Với ngọn đèn bừng sáng trên tay Ta có thể nhìn thấy mặt ngươi Thì ta biết ngươi là tuyệt vời hạnh phúc! Nói đến hạnh phúc tình yêu, bạn đọc Việt Nam lại nhớ tới Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình với nhiều bài thơ dạt dào cảm xúc, thấm đẫm khát vọng yêu thương: Chờ một tiếng để bừng lên hạnh phúc Một tiếng thôi. Tiếng gì? Mở miệng vàng, và hãy nói yêu tôi Dù chỉ là trong một phút mà thôi. (Mời yêu) Nếu hạnh phúc là sự thỏa mãn những điều mình mong muốn và ao ước thì chúng ta đều cảm nhận rõ: quan niệm hạnh phúc của nhà thơ Xuân Diệu là được yêu, được đáp lại tình yêu cháy bỏng đang dâng lên trong trái tim thi sĩ. Chỉ bằng một lời nói yêu mà có thể làm cho người đang khao khát yêu cảm thấy thỏa mãn, hạnh phúc. Đấy là điều kỳ diệu của tình yêu. Hạnh phúc vượt qua giới hạn của tình yêu đôi lứa, nâng lên thành một tình yêu rộng lớn, bao la, cao thượng và vì vậy hạnh phúc cũng trở lên thiêng liêng và cao quý: Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra 11 Cho đến ngày cất bước đi xa Miền Nam gọi, hai chúng mình có mặt. (Bài thơ về hạnh phúc – Bùi Minh Quốc) Hạnh phúc là đấu tranh, chủ động đấu tranh để giành lấy hạnh phúc. Với Bùi Minh Quốc, hạnh phúc là được đóng góp sức mình vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tình yêu không phải là hai người nhìn nhau mà là hai người cùng nhìn về một hướng. Người ta sẽ không cảm nhận được tiếng gọi của tình yêu mãnh liệt và ý nghĩa nếu không có tiếng gọi của Tổ quốc. Hạnh phúc là tình yêu, nhưng tình yêu phải đi đến hôn nhân mới là trọn vẹn. Hạnh phúc rất đơn sơ Nhịp đời đi chậm rãi Mái nhà yên bóng trưa Ong hút chùm hoa cải (Hối hận – Huy Cận) Để tìm hiểu, khai thác, đánh giá được giá trị của tác phẩm văn chương, độc giả và các nhà nghiên cứu nhất thiết phải thấy tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Điều đó cũng chính là khám phá các quan niệm nhà văn đang có. Trong đó quan niệm về hạnh phúc rất quan trọng vì nó chi phối rất lớn đến việc sáng tạo nghệ thuật. Ở góc độ người nghệ sĩ, họ cần chuẩn bị, hoàn thiện cho mình quan niệm về hạnh phúc, để cùng với sự tài hoa uyên bác có thể cống hiến những tác phẩm mà giá trị của nó tồn tại mãi với thời gian. 1.2. Xuân Quỳnh - Cuộc đời và tác phẩm 1.2.1. Cuộc đời Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (Hà Nội ngày nay). Mảnh đất địa linh nhân kiệt này đã nuôi nấng biết bao tâm hồn nhà văn, nhà thơ trong đó có Xuân Quỳnh. Gia đình Xuân Quỳnh sống trong ngôi nhà ngói cổ năm gian ở cuối xóm Xơi. Chị đã gắn bó với ngôi nhà này và những phong tục tốt đẹp của quê hương đã nuôi nấng tâm hồn chị lớn lên từng ngày. Gia đình Xuân Quỳnh là một gia đình công chức. Cha Xuân Quỳnh là Nguyễn Quang Thường (Nguyễn Quang Lục) được học chữ Hán và tiếng Pháp nên ông uyên thâm cả về Hán học và Tây học. Mẹ Xuân Quỳnh là Nguyễn Thị Trích (Thục Trinh) biết chút Hán học. Năm 12 31 tuổi mẹ Xuân Quỳnh bị mắc bệnh lao và qua đời khi chị vẫn còn nhỏ, sau một thời gian cha chị đi lấy vợ khác. Xuân Quỳnh chịu nỗi côi cút từ nhỏ nhưng không phải vì vậy mà chị trở thành yếu đuối. Hơn ai hết, chị luôn hiểu hoàn cảnh của mình, luôn sống sao cho xứng đáng với người mẹ đã quá cố của mình và luôn làm tròn trách nhiệm của một người con trong gia đình. Xuân Quỳnh phải ở với bà nội, tuổi thơ của chị gắn bó với miền quê yên lành và người bà hiền hậu. Có thể nói truyền thống gia đình đã phần nào hình thành nên tư chất của một nhà thơ trong chị. Xuân Quỳnh vốn là một người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp. Chị là một người mẹ, người vợ hết lòng vì gia đình, tình mẫu tử, tình phu thê đã nhập vào từng dòng máu trong cơ thể chị. Với bạn bè và sự nghiệp chị là người có lòng nhiệt tình, đam mê nên chị được đồng nghiệp hết sức quý mến. Ngay từ lúc còn nhỏ, Xuân Quỳnh đã bộc lộ những năng khiếu văn nghệ của mình. Năm 13 tuổi chị được tuyển vào Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương. Năm 1959, Xuân Quỳnh vinh dự được đi biểu diễn ở nước ngoài, dự đại hội sinh viên thanh niên tại Viên (Thủ đô của nước Áo). Tới những năm (1962 1963), Xuân Quỳnh được đi học khóa I trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ tại Quảng Bá. Ở môi trường tập hợp nhiều tài năng và trí tuệ như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu… đã tác động mạnh mẽ đến cuộc đời và sự nghiệp của Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh học tập rất chăm chỉ, chịu khó, kết quả cuối lớp học là tập thơ Tơ tằm, Chồi biếc của chị. Học xong, Xuân Quỳnh về báo Văn nghệ thực tập một thời gian ngắn, chị quyết định đi theo con đường văn nghiệp. Sau đó báo Phụ nữ Việt Nam đã nhận chị về công tác, trong hoàn cảnh miền Bắc đang xảy ra chiến tranh phá hoại leo thang của Mỹ, chị đã được cử đi thực tế tại các cơ sở. Với một tấm lòng nhiệt tình, chị đã phục vụ đắc lực, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Những năm tháng Mỹ ném bom miền Bắc, Xuân Quỳnh theo cơ quan sơ tán với ý chí quyết tâm cao phục vụ kháng chiến. Xuân Quỳnh đã từng đi dọc dãy Trường Sơn hòa nhập với những đơn vị bộ đội. Đặc biệt ở vùng đất Quảng Trị - Vĩnh Linh, chị đến với nhân dân ở đây bằng lòng nhiệt huyết. Người phụ nữ gan góc, dũng cảm ấy không hề sợ chết, chị luôn luôn sẵng sàng cống hiến sức mình vì sự nghiệp chung. Chị đã vượt qua bao nguy hiểm của vùng đất lửa để trở với hơi thở của cuộc sống hào hùng. Xuân Quỳnh kết hôn với Lưu Tuấn - một nhạc công nhân dân trung ương. Song hạnh phúc gia đình không bền lâu, Xuân Quỳnh tự nhận thấy tình yêu của Lưu Tuấn không đủ đáp ứng được sự tinh tế và nhạy cảm của mình. Mặc dù đã 13 có con nhưng Xuân Quỳnh và Lưu Tuấn quyết định chia tay. Đó là những ngày tháng vô cùng đau đớn đối với chị. Giữa lúc Xuân Quỳnh đang hụt hẫng thì Lưu Quang Vũ đến bên đời chị. Vũ là người có tài, đã từng kết hôn và có một người con trai. Tuy Xuân Quỳnh hơn Lưu Quang Vũ đến bẩy tuổi nhưng hai tâm hồn đó có điểm chung là đam mê nghệ thuật, khát khao cống hiến. Năm 1973, họ đã kết hôn và cùng nhau vượt qua cuộc sống túng thiếu của những năm tháng Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc. Cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng họ đã tìm thấy hạnh phúc của đời mình. Sống trong mái ấm của một gia đình, Xuân Quỳnh luôn bộc lộ là một người mẹ, người vợ yêu thương chồng con hết mực. Xuân Quỳnh không chỉ gặp bất hạnh trong tuổi thơ, tình duyên lận đận mà chị còn đau đớn vì căn bệnh tim ở những năm cuối đời. Ngày 27 tháng 8 năm 1988, gia đình Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ cùng gia đình của họa sĩ Doãn Châu xuống làm việc với đoàn kịch ở Hải Phòng. Chiều ngày 29 tháng 8 năm 1988, trên chuyến xe trở về qua cầu Phú Lương - Hải Dương chuyến xe chở họ đã gặp tai nạn. Gia đình Xuân Quỳnh 3 người (cả bé Quỳnh Thơ) đã ra đi mãi mãi. Vụ tai nạn đó đã làm chấn động làng văn nghệ Việt Nam, làm ngơ ngác những người yêu quý cặp vợ chồng tài hoa bạc mệnh. Có lẽ tạo hóa đã dựng lên một huyền thoại về những con người tài năng - quả đúng như vậy, sự nghiệp Xuân Quỳnh đang ở độ viên mãn và gặt hái được nhiều thành công nhất thì chị đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chị sẽ sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta. 1.2.2. Tác phẩm Xuân Quỳnh đã xây dựng sự nghiệp văn thơ của mình với ý thức cao của một thi sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Chị và những cây bút trẻ cùng thời đã góp phần không nhỏ trong phong trào văn hóa, văn nghệ đem lại cho cuộc kháng chiến một tinh thần, một niềm tin mới. Xuân Quỳnh vốn công tác trong đoàn Văn công nhân dân trung ương nhưng chị đã quyết định chuyển sang nghiệp văn chương. Đó là một cái nghiệp mà: “Tác dụng thanh lọc của văn chương là đến từ sự phát hiện cái đẹp của cuộc đời, gắn với một giá trị nhân văn, vì hạnh phúc của con người. Trong cuộc tìm kiếm ấy, nhà văn như một kẻ tử vì đạo, dũng cảm trong sự chống trả và đối phó với mọi uy hiếp, đe dọa đến từ các hệ quyền lực và với cả sự không an toàn của xã hội. Lao động của nhà văn tựa như một sự vắt kiệt mình, đi trong một khát khao kiếm tìm chân lý, hướng tới lẽ phải và giảm nhẹ những đau khổ của con người” [5, 327]. 14 Văn nghiệp là một con đường không tránh khỏi khó khăn nhưng Xuân Quỳnh vẫn tìm đến nó. Chính bản thân chị cũng đã từng nói tới nguyên nhân bắt đầu hoạt động văn học của mình: “Thứ nhất là vì thích thú: làm văn học cảm thấy mình như được sống thêm một cuộc đời khác nữa. Thứ hai là vì uất ức: khi mới vào nghề bị xô đẩy, khinh rẻ nên tôi quyết phải sống. Mà sống tức là phải viết” [3, 263]. Xuân Quỳnh thực sự bước vào sự nghiệp văn chương khi chị được cử đi học lớp đào tạo những người viết văn trẻ (1962 – 1963), tập thơ đầu: Tơ tằm – Chồi biếc đã ra đời trong thời kỳ này. Đây là tập thơ đầu tay của chị, với tâm trạng của một người mới vào nghề, chị ý thức mình là một phần tử nhỏ nhoi trong dòng người vô tận. Đó là tập thơ thể hiện ý thức cao của chị đối với cuộc sống này. Tập thơ ra đời đã được bạn đọc đón nhận sôi nổi. Ở thời điểm này chị đã sáng tác: Thuyền và biển, tình yêu được thể hiện sâu sắc qua nỗi nhớ, sự chờ đợi. Đặc biệt với bài thơ Sóng (đăng trên báo Văn Nghệ 1968), chị đã thực sự cho bạn đọc thấy được một tâm hồn phụ nữ khát khao yêu thương. Sau đó với những đóng góp của mình, chị đã được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm thơ của chị được dịch và in tại Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Pháp... Khi nhắc tới thành công của chị trên bước đường của sự nghiệp thơ văn là nhắc tới những tác phẩm thai nghén trong giai đoạn của cuộc kháng chiến vĩ đại. Chị hòa chung nhịp sống của mình với thời đại, trong hai năm (1969 – 1970), chị lăn lộn vào vùng đất lửa Quảng Bình hàng tháng trời, đi đâu chị cũng có những sáng tác mới như: Gió Lào cát trắng, Hoa cỏ may, Hoa dọc chiến hào,… tất cả đều thể hiện được khát khao của một nhà thơ đang vươn tới để hòa nhập với đời, với cuộc sống, với thời đại. Chị luôn đặt tình yêu thương, niềm khát khao của mình hòa cùng tình cảm chung của thời đại. Chính vì lẽ đó mà thơ chị trong giai đoạn này được bạn đọc biết đến khá nhiều. Thơ chị đã thực sự góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tập thơ Gió Lào cát trắng, Hoa dọc chiến hào (1974), Lời ru trên mặt đất (1978) đã chứng minh điều đó. Hòa bình lập lại, hòa chung cảm xúc thơ với niềm vui chung của thời đại, khi đất nước đã giành được độc lập, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Xuân Quỳnh cũng hòa chung cùng không khí đó với sự ra đời của một loạt tác phẩm: Sân ga chiều em đi (1984), Tự hát (1984)… Thành công đó còn tiếp tục ở những câu chuyện viết cho thiếu nhi. Xuân Quỳnh có ba tập thơ in riêng cho thiếu nhi: Cây trong phố, Chờ trăng, Bầu trời trong quả trứng và truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn…Những tác phẩm đó là kết quả sâu sắc của việc trao gửi tình cảm giữa một nghệ sĩ nhạy cảm đối với trẻ con, những nét đáng yêu, ngây thơ của chúng đã tiếp thêm cảm hứng cho ngòi bút. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất