Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tin học Skkn để học sinh tích cực, chủ động hơn trong các giờ học môn tin học lớp 10 ...

Tài liệu Skkn để học sinh tích cực, chủ động hơn trong các giờ học môn tin học lớp 10

.DOC
21
2180
77

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị THPT Chu Văn An Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỂ HỌC SINH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HƠN TRONG CÁC GIỜ HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 10 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trúc Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: TIN HỌC  - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2016-2017  Hiện vật khác BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH TRÚC 2. Ngày tháng năm sinh: 26/12/1985 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 173KII, Ấp Long Khánh 1, xã Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0984430302 6. Fax: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Giảng dạy khối 10 từ 10A1 – 10A5 , chủ nhiệm lớp 10A5 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2010 - Chuyên ngành đào tạo: Tin học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Số năm có kinh nghiệm: - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 3 MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng tính tích cực, chủ động học tâ pâ môn Tin học của học sinh trường THPT ChuVăn An III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Lồng ghép nội dung bài học vào các hoạt động thi đua giữa các nhóm. 2. Để học sinh tự giác làm bài tập trong các tiết bài tập 3. Để học sinh tự giác thực hành trong các giờ thực hành 4. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá IV. V. VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 BM03-TMSKKN Tên SKKN: ĐỂ HỌC SINH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HƠN TRONG CÁC GIỜ HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 10 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để học sinh tích cực, chủ động hơn trong học tập là điều tất cả các giáo viên đều mong muốn. Nhưng thực tế trong các tiết học với nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau nhiều học sinh không tập trung, ít chú ý hoặc không hợp tác … gây cản trở sự thành công của tiết học cũng như ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Việc học sinh tích cực, tự giác học tập còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, việc dạy học lấy học sinh làm vai trò trung tâm đòi hỏi ở học sinh là phải tích cực, độc lập, tự giác. Tính tích cực, tự giác, độc lập giúp học sinh tự tin, chủ động trong hoạt động học tập, trở thành chủ thể của hoạt động học tập. Bản chất của phương pháp dạy học mới chính là sự tích cực hóa hoạt động của người học, lấy người học làm trung tâm trong đó thầy, cô giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh, thông qua hoạt động học, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và đều có cơ hội phát triển. Từ thực tiễn giảng dạy tin học cũng như việc học của học sinh trường THPT Chu Văn An trong các năm qua tôi nhận thấy rằng lứa tuổi học sinh lớp 10 là lứa tuổi hiếu động, vẫn còn ham chơi, các em rất tích cực trong các trò chơi nhưng trong học tập thì các em không tích cực được như vậy, dẫn đến hiệu quả học tập chưa như giáo viên mong đợi. Do đó nếu trong giờ dạy giáo viên tạo ra được những hoạt động như trò chơi, thi đua giữa các nhóm … mà có liên quan đến nội dung bài học thì sẽ tạo cho học sinh sự hào hứng, học sinh sẽ tích cực, chủ động hơn từ đó tiếp thu bài học một cách tự nhiên, thoải mái, có hiệu quả hơn. Sau đây là một số cách mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy để góp phần làm cho bài học tươi vui, học sinh hứng thú và tích cực, chủ động hơn. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Tích cực, chủ động trong học tập là gì? Theo GS TSKH Thái Duy Tiên tích cực nhận thức biểu hiện ở sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí...) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao. 2. Thực trạng tính tích cực, chủ động học tâ âp môn Tin học của học sinh trường THPT ChuVăn An 5 Sự phát triển như vũ bão của ngành CNTT hiện nay đã giúp cho tất cả mọi người nói chung và đối tượng học sinh nói riêng có một vốn kiến thức nhất định về tin học. Trường THPT Chu Văn An là trường ở thành phố, học sinh được tiếp cận với Internet, mạng xã hội, những sản phẩm phần mềm như: trò chơi điện tử, phần mềm học tập, nghe nhạc, xem phim…những thứ này gây hứng thú đặc biệt với học sinh và thường không có sự nhàm chán. Thông qua việc sử dụng chúng HS có kỹ năng sử dụng máy tính nhất định. Tuy nhiên những kỹ năng này thường được hình thành thông qua sự bắt chước. Khi chuyển sang học các bài học về thông tin và dữ liệu, cấu trúc máy tính, bài toán và thuật toán … học sinh thường cảm thấy khó hiểu vì kiến thức rất trừu tượng, không sinh động và không có tính giải trí … nên các em rất dễ chán nản, không tập trung, không thích các giờ tin học. Trong những năm giảng dạy tại trường THPT Chu Văn An tôi nhận thấy rằng học sinh vẫn xem môn Tin học là môn phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học, tạo nên tâm lý coi thường môn học. Trong quá trình giảng bài giáo viên vẫn còn giữ phương pháp truyền thống đó là thuyết giảng. Giáo viên ít tổ chức hoạt động học tập cho học sinh thông qua hoạt động nhóm… III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Lồng ghép nội dung bài học vào các hoạt động thi đua giữa các nhóm. Học sinh bao giờ cũng thích vừa học vừa chơi, chơi để làm cho không khí lớp học vui vẻ, tạo ra sự đoàn kết giữa các em, giảm căng thẳng. Nếu giáo viên chịu khó nghĩ ra các trò chơi có hàm ý nội dung cần truyền đạt thì các em sẽ tiếp thu bài một cách tự nhiên hơn, giờ học sẽ trôi qua nhẹ nhàng, thoải mái. Ví dụ 1: Khi học bài 3. Giới thiệu về máy tính phần 2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính giáo viên có thể tổ chức hoạt động như sau: GV giải thích hoạt động: Mọi máy tính đều có sơ đồ cấu trúc như hình 10 SGK trang 19. Các nhóm có 5’ để quan sát và ghi nhớ sơ đồ, sau đó lần lượt từng thành viên của 4 nhóm lên lên bảng vẽ lại sơ đồ, mỗi thành viên chỉ vẽ 1 thành phần, và không được cầm sách lên bảng xem, nhóm nào xong thì hô “xong” để giáo viên ghi nhận làm căn cứ chấm điểm. Khi các nhóm hoàn thành nhóm nào xong trước nhất và đúng được +1đ vào cột miệng. Khi học sinh lên bảng vẽ, giáo viên ở dưới quan sát xem học sinh có phạm luật không sau đó nhận xét, chốt lại và cho điểm. 6 Ví dụ 2: Khi học bài 3. Giới thiệu về máy tính phần 3. Bộ xử lý trung tâm và phần 4. Bộ nhớ trong giáo viên có thể tổ chức hoạt động như sau: GV dành 7’ để các nhóm tìm hiểu về CPU, bộ nhớ trong, sau đó GV phân các nhóm sử dụng phấn có màu khác nhau ví dụ nhóm 1 phần màu vàng, nhóm 2 phấn màu đỏ, nhóm 3 phấn màu xanh lá, nhóm 4 phấn màu xanh da trời. Khi có hiệu lệnh bắt đầu của GV từng thành viên trong nhóm lên bảng dùng phấn màu của nhóm mình điền vào những chỗ (...) mỗi lượt mỗi thành viên chỉ điền được một chỗ, sau khi hoàn thành GV căn cứ vào màu phấn của nhóm để chấm điểm, mỗi chỗ đúng nhóm được + 0.25đ, nhóm nào không điền được từ nào sẽ - 0.5đ. Trong khi HS đọc sách tìm hiểu, GV sẽ ghi ý chính phần 3,4 lên bảng mà còn chừa ra một số chỗ trống ví dụ như sau (những chỗ gạch chân khi ghi lên bảng sẽ được thay bằng những chỗ ...): 3. Bộ xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit). - CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình - CPU gồm 2 bộ phận chính: + Bộ điều khiển CU (Control Unit): quyết định các thao tác phải làm bằng cách tạo ra các tín hiệu điều khiển. + Bộ số học/lôgic ALU (Arithmetic/Logic Unit): thực hiện hầu hết các phép tính quan trọng trong máy tính. - Ngoài hai bộ phận nói trên, bên trong CPU còn có một số thanh ghi (register) và bộ nhớ truy cập nhanh (cache). 4. Bộ nhớ trong - Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý. - Bộ nhớ trong được chia làm hai loại là ROM và RAM. * ROM (Read Only Memory): là bộ nhớ chỉ đọc, chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. Khi tắt máy dữ liệu trong ROM không bị mất. * RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, là bộ nhớ có thể đọc và ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất. Giáo viên vừa ghi lên bảng vừa thường xuyên quan sát học sinh tìm hiểu trong SGK, động viên những HS chưa tích cực. Khi HS lên bảng GV phải chú ý xem HS có phạm luật không, nhận xét, chốt lại kiến thức và cộng điểm khách quan, chính xác, công bằng. 7 Hoạt động như ví dụ 2 có thể áp dụng cho những bài có nội dung dài như bài 5 Ngôn ngữ lập trình, bài 6 Giải bài toán trên máy tính cũng rất có hiệu quả. Khi tổ chức các hoạt động như vậy HS sẽ hào hứng, HS tự xem sách, tích cực tìm hiểu để không thua nhóm bạn, để không bị trừ điểm và để kiếm thêm nhiều điểm,… từ đó tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái và càng ngày càng yêu thích, mong chờ giờ học môn Tin học hơn. 2. Để học sinh tự giác làm bài tập trong các tiết bài tập Các giờ bài tập cũng nên tổ chức dưới dạng thi đua giữa các nhóm. Ví dụ như giờ bài tập sau khi học xong bài 4. Bài toán và thuật toán Bài 4 trang 44 .Trước tiên GV hướng dẫn HS dựa vào thuật toán tìm giá trị lớn nhất Max để làm bài này, sau đó GV ghi thuật toán tìm Min lên bảng cố tình để một số lỗi ví dụ như bài sau: (những chỗ sai là những phần tôi đặt trong dấu ()). Thuật toán tìm giá trị nhỏ nhất Min trong một dãy gồm N phần tử: Bước 1: Nhập N và dãy a1, a2, …, aN; Bước 2: Min  a1, i  2; Bước 3: Nếu i (<) N thì đưa ra giá trị Min rồi kết thúc; Bước 4: Bước 4.1: Nếu ai (>) Min thì Min  ai; Bước 4.2: i  i (-) 1 rồi quay lại bước 3; GV cho các nhóm 4’ để xem thuật toán trên bảng và tìm chỗ chưa đúng. GV chia màu phấn cho các nhóm. Sau 4’ từng thành viên trong nhóm lên bảng dùng phấn màu của nhóm mình sửa lỗi, lưu ý HS chỉ ghi ý của các em bên cạnh chỗ có lỗi chứ không xoá những phần mà GV đã ghi, nhóm khác nếu thấy nhóm bạn sửa lỗi vẫn còn sai có thể sửa lại nhưng vẫn không được xoá bài của bạn và phần của GV đã ghi. Sau khi hoàn thành GV cho vài input rồi thông qua 1 bài làm trên bảng kiểm tra xem thuật toán HS đã sửa có cho ra Output đúng không rồi căn cứ vào màu phấn của nhóm để chấm điểm, mỗi chỗ đúng nhóm được + 0.5đ. Bài 5 trang 44. Tìm nghiệm của PT bậc 2 tổng quát ax2 + bx + c = 0. Đối với HS trường THPT Chu Văn An thì nhiều em chưa đủ sức để tự viết thuật toán cho bài toán này nên tôi cũng sẽ tổ chức gần giống như bài 4 ở trên. Trước tiên yêu cầu HS nhắc lại cách giải PTB2, GV nhận xét, chốt lại rồi viết thuật toán lên bảng với thứ tự các bước chưa đúng ví dụ như: Bước: delta ← b*b - 4*a*c ; 8 Bước: Nếu delta > 0 thì x1 ← (-b + sqrt(delta))/(2*a); x2 ← (-b - sqrt(delta))/(2*a) và thông báo phương trình có hai nghiệm phân biệt x1 và x2 rồi kết thúc. Bước: Nhập các hệ số a, b, c; Bước : Nếu delta = 0 thì x ← -b/(2*a); thông phương trình có nghiệm kép x rồi kết thúc; Bước: Thông báo phương trình vô nghiệm rồi kết thúc; Sau đó cho các nhóm 4’ để suy nghĩ khi có hiệu lệnh bắt đầu từng thành viên trong nhóm lên bảng viết 1 bước sao cho đúng thứ tự, nhóm nào xong thì hô “xong” để giáo viên ghi nhận làm căn cứ chấm điểm. Khi các nhóm đã xong thì GV xem nhóm nào nhanh nhất và đúng thì +1đ cho nhóm. Bước 1: Nhập các hệ số a, b, c; Bước 2: delta ← b*b - 4*a*c ; Bước 3: Bước 3.1: Nếu delta > 0 thì x1 ← (-b + sqrt(delta))/(2*a); x2 ← (-b - sqrt(delta))/(2*a) và thông báo phương trình có hai nghiệm phân biệt x1 và x2 rồi kết thúc. Bước 3.2: Nếu delta = 0 thì x ← -b/(2*a); thông phương trình có nghiệm kép x rồi kết thúc; Bước 3.3: Thông báo phương trình vô nghiệm rồi kết thúc; 3. Để học sinh tự giác thực hành trong các giờ thực hành Trong chương soạn thảo văn bản thì các tiết lý thuyết cũng như thực hành nếu như các em được học ở phòng máy là tốt nhất và theo tôi trong phòng thực hành cũng nên chia lớp thực hành theo nhóm, như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Chẳng hạn trong các bài thực hành ở phần soạn thảo văn bản sau khi GV hướng dẫn cả lớp các thao tác, GV sẽ cho các nhóm làm phần thực hành theo đúng thời gian quy định (15’ phút chẳng hạn), nếu như hết thời gian nhóm nào có tất cả các thành viên đều làm xong hết và đúng thì +1đ cho nhóm đó, như vậy các thành viên trong nhóm sẽ tích cực hơn, cùng hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn và sẽ đoàn kết hơn. 9 GV cũng quy định nếu HS nào phát hiện HS nhóm khác chưa làm được và giúp bạn đó làm xong thì +1đ cho HS giúp được bạn và -1đ của HS chưa làm được như vậy các HS sẽ cố gắng để hoàn thành bài thực hành của mình. 4. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá Vào năm học 2014 – 2015 khi biết đến SKKN “XÂY DỰNG PHẦN MỀM MÁY TÍNH HỖ TRỢ BIÊN SOẠN ĐỀ VÀ TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC THPT THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG ” của tác giả Vũ Đăng Khôi trường THPT Long Thành tôi rất vui mừng và tiến hành sử dụng trong trường ngay. Phần mềm này đáp ứng được nhiều yêu cầu của tôi trong việc kiểm tra đánh giá học sinh trường THPT Chu Văn An, rất dễ sử dụng, miễn phí, tôi tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trộn đề, chấm bài và chi phí in ấn photo đề kiểm tra, thi…, học sinh thì rất thích, rất hào hứng mỗi khi tới kì kiểm tra hoặc thi vì các em thấy dễ thao tác khi làm bài, khi nộp bài là biết điểm ngay…, từ đó càng thêm yêu thích môn Tin học. Sau đây là một số hình ảnh về việc tôi đã sử dụng phần mềm Dangkhoi Informatics Testing System (tác giả Vũ Đăng Khôi – Đơn vị TPHT Long Thành) ở trường THPT Chu Văn An. 10 11 12 13 VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm học vừa qua với sự áp dụng các biện pháp nói trên tôi nhận thấy rằng số lượng HS làm việc riêng, ngủ gật trong giờ học là không có, đa số các em sinh đều hứng thú học tập, không khí các giờ học vui vẻ, sôi nổi, các em thuộc bài cũ nhiều hơn, nhớ bài lâu hơn, điểm trung bình môn học cao hơn, số lượng HS khá giỏi của bộ môn Tin học nhiều hơn và các em ngày càng yêu thích môn Tin học. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Trong điều kiê ân kinh nghiệm, kiến thức của bản thân còn hạn chế, thời gian công tác chưa lâu mà những cách thức gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn tin học là hết sức phong phú, mỗi người có một phương pháp, biện pháp của riêng mình. Nhưng tựu trung để HS hứng thú, tích cực trong học tập, đạt kết quả học tập tốt thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng đầu tư thời gian, công sức để nâng cao kiến thức, học hỏi trên mọi phương tiện thông tin để tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, chịu khó suy nghĩ để xây dựng những bài dạy phát huy được tính tích cực, chủ động của 14 HS, lấy HS làm trung tâm, để HS hoạt động là chính, viê âc đó phải tiến hành thường xuyên liên tục và phong phú về hình thức có như vậy thì HS mới ngày càng yêu thích môn tin học hơn, mong chờ đến giờ tin học để được giải toả căng thẳng, được vui học, để HS hiểu được rằng mặc dù là môn phụ nhưng kiến thức môn tin học đem lại là vô cùng cần thiết. V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tin học lớp 10 – Nhà xuất bản giáo dục - Tin học lớp 10 – Sách giáo viên – Nhà xuất bản giáo dục - Hướng dẫn sữ dụng phần mềm Dangkhoi Infomatics Testing System – Tác giả Vũ Đăng Khôi – Đơn vị THPT Long Thành. NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) 15 BM01b-CĐCN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị ..................................... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––– –––––––––––––––––––––––– ................................, ngày tháng năm PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: .............................................................................................................. ........................................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .............................................................................................................................................. Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................ Đơn vị: .............................................................................................................................................. Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................ * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tính mới ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. 2. Hiệu quả ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./8,0. 3. Khả năng áp dụng ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. 16 Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................ Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2. GIÁM KHẢO 1 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) 17 BM01b-CĐCN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị ..................................... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––– –––––––––––––––––––––––– ................................, ngày tháng năm PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: .............................................................................................................. ........................................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .............................................................................................................................................. Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................ Đơn vị: .............................................................................................................................................. Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................ * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tính mới ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. 2. Hiệu quả ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./8,0. 3. Khả năng áp dụng ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./6,0. Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... 18 ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................ Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị. GIÁM KHẢO 2 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) 19 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị ..................................... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––– –––––––––––––––––––––––– ................................, ngày tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: .............................................................................................................. ........................................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .............................................................................................................................................. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan