Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tin học Sử dụng phần mềm fscapture để dạy bài thực hành 6 tin học 7 nhằm nâng cao kết...

Tài liệu Sử dụng phần mềm fscapture để dạy bài thực hành 6 tin học 7 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 7

.DOC
18
203
69

Mô tả:

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng MỤC LỤC I. TÓM TẮT 2 II. GIỚI THIỆU................................................................................................................ 3 1. Hiện trạng................................................................................................................. 3 2. Giải pháp thay thế....................................................................................................4 3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.......................................................5 4. Vấn đề nghiên cứu...................................................................................................5 5. Giả thuyết khoa học.................................................................................................5 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................5 1. Khách thể nghiên cứu...............................................................................................5 2. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................6 3. Quy trình nghiên cứu................................................................................................7 4. Đo lường và thu thập dữ liệu....................................................................................8 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.................................................9 1. Mô tả dữ liệu............................................................................................................9 2. So sánh dữ liệu.........................................................................................................9 3. Bàn luận.................................................................................................................11 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................11 1. Kết luận.................................................................................................................. 11 2. Khuyến nghị...........................................................................................................12 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................13 VII. PHỤ LỤC.................................................................................................................14 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Người thực hiện: Trang 1 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Sau thời gian 15 năm công tác tại trường THCS XXX, Tôi đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân khi dạy bài thực hành 6 môn tin học 7. Ở bài này có rất nhiều thao tác thực hiện nên đòi hỏi các em phải quan sát thật kỹ và liên tục khi giáo viên thực hành mẫu. Nhưng ở đây những em có học lực trung bình, yếu, thường ít khi tập trung quan sát giáo viên thực hành hoặc quan sát không liên tục, các em chỉ quan sát ở những bước làm cơ bản, còn những bước làm khó hơn các em lại quay sang hỏi bạn bên cạnh. Thời gian trao đổi đó đã làm mất đi sự tập trung quan sát của cả hai em. Chính vì thế, trong lúc giáo viên làm thực hành mẫu có rất nhiều em không theo dõi kịp cũng như không nhớ hết các thao tác mà giáo viên đã thực hiện. Để giải quyết vấn đề này tôi đã đưa ra giải pháp: “Sử dụng phần mềm Fscapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi dạy bài thực hành 6 - Tin học 7 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 7a4 trường THCS XXX, Huyện XXX.” Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm, được lựa chọn ngẫu nhiên từ hai lớp 7A4( thực nghiệm) và 7A2 (đối chứng) nhưng trên cơ sở có sự tương đương về học lực, độ tuổi, giới tính. Sau đó tôi dùng giải pháp thay thế tác động lên lớp thực nghiệm khi dạy bài thực hành 6. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến hứng thú học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,80 còn điểm của nhóm đối chứng có giá trị trung bình là 7,90. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,01891 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phần mềm FSCapture vào dạy bài thực hành 4 có nâng cao hứng thú học tập của học sinh lớp 7A4 trường THCS XX, Huyện XXX. I. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Tin học là một môn học thuộc về lĩnh vực khoa học vì vậy việc học tin học phải luôn kèm cả lý thuyết và thực hành. Do đó học sinh muốn học tốt môn tin học thì phải nắm vững lý thuyết, làm nền tảng cho việc thực hành hiệu quả đem lại kiến thức cũng như kỹ năng sử dụng máy tính của học sinh. Với đặc thù của môn tin học chủ yếu là thực hành. Nhưng trong quá trình dạy tin khối 7 tôi nhận thấy thực trạng của đa số học sinh như sau: Người thực hiện: Trang 2 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Học sinh không tập trung quan sát khi giáo viên hướng dẫn, một số máy tính bị thoát khoát khỏi chế độ Netopschool nên không thể xem giáo viên hướng dẫn từ đó các em ngồi chơi game, lướt web. - Đa số các em không có máy tính ở nhà để thực hành nên phần kỹ năng thao tác trên máy của các em còn yếu. - Bài thực hành 6: “Định dạng trang tính” cần thực hiện tổng hợp tất cả thao tác ở các bài học trước. Các em không thể ghi nhớ hết những thao tác đó, sau khi giáo viên hướng dẫn xong thì đa số các em quên bước này hoặc bước khác, nhiều em yêu cầu giáo viên hướng dẫn lại làm mất thời gian thực hành của lớp. Bên cạnh đó, nhiều em nhút nhát không dám hỏi giáo viên nên đa số tiết thực hành đều không đạt được kết quả như mong muốn. - Về phía giáo viên thì không thể kề cận hướng dẫn từng em vì thời gian tiết dạy quá ngắn. - Sau khi giảng dạy tiết lý thuyết ở lớp thì giáo viên thường nghĩ rằng học sinh sẽ nhớ được các bước, các thao tác để vào tiết thực hành thì các em sẽ làm việc một cách thành thạo. - Phòng học không có máy chiếu rất khó khăn cho việc hướng dẫn các em thực hành, vì trong quá trình thực hành có khoảng 8 đến 10 em quên một số thao tác, mà giáo viên thì không có thời gian hướng dẫn hết cho tất các em và nếu hướng dẫn qua Netopschool thì làm gián đoạn việc thực hành của một số em khác. - Trong những nguyên nhân trên tôi chọn nguyên nhân: Bài thực hành 6: “Định dạng trang tính” cần thực hiện tổng hợp tất cả thao tác ở các bài học trước. Các em không thể ghi nhớ hết những thao tác đó, sau khi giáo viên hướng dẫn xong thì đa số các em quên bước này hoặc bước khác, nhiều em yêu cầu giáo viên hướng dẫn lại làm mất thời gian thực hành của lớp. Bên cạnh đó, nhiều em nhút nhát không dám hỏi giáo viên nên đa số tiết thực hành đều không đạt được kết quả như mong muốn, để tác động. 2. Giải pháp thay thế. Để khắc phục được những nguyên nhân trên, tôi đã đưa ra rất nhiều giải pháp như: + Phát huy vai trò trong quá trình thảo luận nhóm. + Giáo viên tiến hành làm mẫu nhiều lần cho học sinh quan sát. Người thực hiện: Trang 3 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng + Gọi một số em yếu lên thực hành để cho các em nhớ lâu hơn. + Thường xuyên dùng phần mềm Netopschool để theo dõi quá trình thực hành của các em, tránh trường hợp các em chơi game, lướt web. + Tận tình đến từng máy hướng dẫn những em chưa làm được. + Sử dụng phần mềm FSCapture để quay video clip những thao tác giáo viên vừa thực hành. Như vậy có rất nhiều giải pháp để khắc phục được hiên trạng trên, tuy nhiên mỗi giải pháp đều có những ưu điểm cũng như những hạn chế nhất định. Trong các giải pháp đó tôi chọn giải pháp “Sử dụng phần mềm FSCapture vào dạy bài thực hành 6: Định dạng trang tính” để tác động tới nhóm đối tượng học sinh trong khoảng thời gian một tuần theo khung phân phối chương trình với mong muốn giải pháp này sẽ làm tăng kết quả thực hành của các em lớp 7a4 trường THCS XXX, Huyện XXX. 3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh học tốt tin học 7 thông qua video mô phỏng trực quan, sinh động của thầy Phan Hữu Điều, Đồng Nai. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Châu và Ths. Lê Thanh Quang giảng viên trường ĐH Vinh thuộc khoa CNTT qua nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy cho thấy việc dạy học thực hành bằng video clip làm sinh viên tiếp thu nhanh hơn. 4. Vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi dạy bài thực hành 6 - Tin học 7 có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 7a4 trường THCS XXX, Huyện XXX không? 5. Giả thuyết khoa học. Có. Việc sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi dạy bài thực hành 6 - Tin học 7 sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 7a4 trường XXX, Huyện XXX. Người thực hiện: Trang 4 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu Khách thể được tôi sử dụng để nghiên cứu là 15 học sinh lớp 7a4 và 15 học sinh lớp 7a2 trường THCS XXX, huyện XXX, năm học 2016-2017. Vì đối tượng này có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu KHSPƯD về cả phía giáo viên và học sinh: Về phía giáo viên: bản thân tôi là giáo viên chuyên Tin đã có 15 năm kinh nghiệm giảng dạy, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Về phía học sinh: Tôi được trực tiếp phân công dạy 2 lớp 7a4 và 7a2 và tôi đã chọn ngẫu nhiên 2 nhóm gồm 30 học sinh có điểm tương đồng về giới tính độ tuổi, kết quả làm bài kiểm tra 1 tiết thực hành trước tác động. Nhóm Số HS Tổng số Nữ Độ tuổi 15 16 G Học lực K TB Y TN 3 6 5 1 15 6 9 1 Lớp 7a4 ĐC 6 2 5 2 15 7 8 1 Lớp 7a2 Bảng 1: So sánh điểm kiểm tra trước tác động của 2 nhóm. 2. Thiết kế nghiên cứu Tôi chọn 2 nhóm với đầy đủ trình độ học tập: Giỏi, Khá, TB, Yếu ở 2 lớp 7a4 và 7a2, 15 học sinh ở lớp 7a4 là nhóm thực nghiệm và 15 học sinh ở lớp 7a2 là nhóm đối chứng. Lấy bài kiểm tra 1 tiết thực hành sau khi học xong bài thực hành 5 của 2 nhóm làm điểm trước tác động. Tôi sử dụng kết quả này và nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm chứng T-test độc lập cho thấy kết quả như sau: (bảng điểm này được trích ra từ bảng điểm chính của giáo viên) BẢNG ĐIỂM LỚP 7A4 (THỰC NGHIỆM) STT 1 Họ và Tên Hồ Văn Người thực hiện: Dĩ LỚP 7A2 (ĐỐI CHỨNG) Điểm KT 1 tiết STT 7.5 1 Điểm KT 1 tiết Họ và Tên Bùi Văn Hoàng Anh 8 Trang 5 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Anh 8 Nguyễn Thị Thùy Dương 6 4 Phan Hoàng Khanh 8 5.5 5 Nguyễn Thị Liêu 9 Lâm 3 6 Huỳnh Trúc Quyên 9 Nguyễn Thị Ánh Loan 8 7 Phạm Thị Thanh Quyên 8.5 8 Lê Minh 5 8 Chu Hồng Sơn 6 9 Nguyễn Thị Quỳnh Nga 7 9 Hoàng Anh Tuấn 6 10 Trần Yến Nhi 7 10 Lê Duy Thành 7.5 11 Vũ Hoàng Thi 9 11 Nguyễn Thị Thu Thảo 3 12 Lê Thị Ánh Thư 9 12 Đoàn Công Thương 4 13 Đào Minh Trọng 5 13 Nguyễn Văn Trí 6 14 Phạm Hoàng Vĩ 6 14 Vũ Phi Ưng Vương 5.5 15 Phạm Thị Ngọc Xuyến 7 15 Doãn Nguyễn Gia Vy 6.5 2 Nguyễn Thị Trúc Đào 7 2 Mai Công Tuấn 3 Đoàn Công Đạt 6 3 4 Trần Hải Đăng 7.5 5 Cao Đại Hiệp 6 Nguyễn Hữu 7 Điểm trung bình 6.63 Kiểm chứng t-test độc lập 6.73 p = 0.4361 Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương. - Giá trị p trong phép kiểm chứng T-test độc lập p = 0.4361 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là không có ý nghĩa. Như vậy chênh lệch giá trị trung bình của kết quả trước tác động có khả năng xảy ra ngẫu nhiên, 2 nhóm được xem là tương đương. - Với p= 0.4361> 0.05 do đó sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không có ý nghĩa, hai lớp được xem là tương đương. Tôi sử dụng thiết kế 4: Người thực hiện: Trang 6 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên. Nhóm Lớp 7ª4 Nhóm thực nghiệm (15 học sinh) Lớp 7A2 Nhóm đối chứng (15 học sinh) Tác động Có sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi Kiểm tra sau tác động O3 dạy bài thực hành 6. Không sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi O4 dạy bài thực hành 6 Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu Nếu½O3 - O4½ > 0 ta kết luận tác động sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi dạy bài thực hành 6 có ảnh hưởng. Thời gian thực nghiệm tại lớp 7A4– trường THCS XXX – huyện XXX là một tuần. 3. Quy trình nghiên cứu 3.1. - Chuẩn bị bài của giáo viên: Khi tôi dạy lớp 7A2 ( nhóm đối chứng): Tôi thiết kế bài học không áp dụng phương pháp sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình, các hoạt động trên lớp vẫn được tiến hành bình thường. - Khi tôi dạy lớp 7A4 (nhóm thực nghiệm): Tôi thiết kế bài học có áp dụng phương pháp sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình. Trước khi tiết thực nghiệm diễn ra, tôi sắp xếp vị trí chỗ ngồi của 15 học sinh theo sơ đồ, mỗi học sinh thực hành trên 1 máy và có cài đặt phần mềm NetopSchool để thuận lợi cho việc học sinh quan sát khi giáo viên thực hành mẫu. Còn máy tính của giáo viên phải được cài đặt phần mềm NetopShool và phần mền FSCapture. 3.2. - Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị SGK và xem lại lý thuyết của bài 6 và những bài học trước có liên quan đến tiết thực hành này để thuận tiện cho việc thực hành của các em hơn. 3.3. - Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian dạy thực nghiệm vẫn theo kếế hoạch dạy học của nhà trường và phân phốếi chương trình mốn tn học 7 để đảm bảo tnh khách quan. Người thực hiện: Trang 7 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Thời gian Tiết 1: 05/01/2016 Tiết 2: 06/01/2017 Tên bài Tiết PPCT Bài thực hành 6: 41,42 Định dạng bảng tính Bảng 4: Thời gian thực nghiệm Địa điểm Phòng tin Quá trình tác động đối với lớp thực nghiệm được thực hiện như sau: + Khi vào bài thực hành 6: Trình bày bảng điểm lớp em, tôi cho các em nhắc lại kiến thức cũ có liên quan đến bài thực hành như: Để định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ các em cần thực hiện những bước nào? Biểu tượng nào dùng để canh giữa và biểu tượng nào dùng để gộp nhiều ô thành 1 ô? Các bước sao chép công thức? Các bước chèn thêm hàng, cột và điều chỉnh hàng, cột như thế nào? Khi các em trả lời được các câu hỏi tôi đưa ra và nắm vững những kiến thức cơ bản, tôi bắt đầu tiến hành vào bài thực hành. + Đầu tiên, tôi mở phần mềm NetopSchool kết nối với máy các em để các em quan sát khi tôi thực hành mẫu. Sau đó, tôi mở phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi tôi thực hiện.( hướng dẫn sử dụng phần mềm FSCapture tại phụ lục 7) Khi hướng dẫn xong tất cả các thao tác trong bài thực hành 6: Trình bày bảng điểm lớp em. Tôi lưu đoạn video clip đó và mời một số em lên thực hiện lại cho các bạn xem. Cuối cùng tôi gửi video clip đã được quay lại từ đầu, xuống máy tính của từng em. Các em sẽ xem lại 1 lần nữa và tiến hành thực hành.(video clip hướng dẫn thực hành xem tại phụ lục 6). Như vậy, đối với phương pháp này rất có hiệu quả với các em, vì khi có video clip trong máy thì lúc thực hành quên bước nào thì các em có thể mở video clip lên xem đi xem lại nhiều lần và sẽ thực hiện được, nhớ lâu hơn, thao tác sẽ nhanh hơn, tiết thực hành sẽ được nghiêm túc hơn, không xảy ra trường hợp các em trao đổi với nhau làm mất trật tự tiết học. Bên cạnh đó rất thuận lợi cho giáo viên có nhiều thời gian để quan sát tất cả các em thực hành mà không phải mất thời gian để đi từng máy cầm tay hướng dẫn các em. Thiết kế bài giảng riêng dành cho lớp thực nghiệm.(xem phụ lục 5) 4. Đo lường Quy trình đo lường: Sau khi tác động tại lớp thực nghiệm để tổ chức hoạt động học tập bài thực hành 6: Trình bày bảng điểm lớp em. Tôi tiến hành kiểm tra chất lượng Người thực hiện: Trang 8 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của hai nhóm thực nghiệm (lớp 7A4) và đối chứng (lớp 7A2) bằng một bài kiểm tra được thiết kế đặc biệt. Phương pháp thu thập dữ liệu. Đo lường Phương pháp 1. Kiến thức Sử dụng bài kiểm tra được thiết kế đặc biệt. Bảng 5: Phương pháp thu thập dữ liệu Bài kiểm tra sau tác động là một bài thực hành với thời lượng là 45 phút, gồm: 1 bảng điểm học sinh, 4 câu hỏi yêu cầu các em thực hành và sau mỗi yêu cầu có thang điểm cần đạt được, có nội dung kiến thức trong phạm vi từ bài 3 đến bài 6 (sgk tin học 7, quyển 2) và được kiểm tra sau khi học xong bài thực hành 6.(đề kiểm tra xem ở phần phụ lục 2). Quy trình đánh giá: Sau khi tiến hành bài kiểm tra sau tác động đối với nhóm thực nghiệm (lớp 7A4) và nhóm đối chứng (lớp 7A2), tôi thu thập số liệu, sau đó đánh giá số liệu dựa vào: + Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra bằng cách thu bài thực hành của các em về máy chủ và được những giáo viên chuyên tin trong tổ chấm điểm nhiều lần để đảm bảo tính chính xác hơn. + Kiểm chứng độ giá trị nội dung của bài kiểm tra sau tác động cũng: Tôi đã nhờ giáo viên trong tổ ra đề trong phạm vi đã học, sau đó tham khảo ý kiến của tổ chuyên môn và các thành viên trong tổ để bổ xung, chỉnh sửa cho hợp lí. ( Được minh chứng ở phần phụ lục 3) IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Mô tả dữ liệu Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng (7A4) (7A2) Mốt 8,0 7,0 Trung vị 8,5 8,0 Giá trị trung bình 8,80 7,90 Tham số Người thực hiện: Trang 9 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Độ lệch chuẩn 0.919 0,876 Bảng 6: Kết quả của nhóm thực nghiệm (7A4) và đối chứng(7A2). (phụ lục 4) Theo bảng mô tả số liệu trên ta thấy các dữ liệu như: mốt, giá trị trung bình, trung vị ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều có độ tập trung cao quanh mốc điểm 7 đến điểm cận 9. Độ phân tán của lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng. 2. So sánh dữ liệu Như trong bảng 4 dưới đây, điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 8,80 (SD = 0,919) và của nhóm đối chứng là 7,90 (SD = 0,976). Thực hiện phép kiểm chứng t-test độc lập với kết quả trên tính được p = 0,01891. Điều này cho thấy nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao vượt trội hơn so với nhóm đối chứng (Hình 1) Số HS Nhóm thực nghiệm (9A4) Nhóm đối chứng ( 9A2) Giá trị TB Độ lệch chuẩn (SD) 10 8,80 0,919 10 7,90 0,976 Giá trị p 0,01891 Bảng 8: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Hình 1: So sánh điểm trung bình các bài kiểm tra Thực hiện phép kiểm chứng T-test độc lập giữa điểm trung bình kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là: p=0,01891. Như vậy, sự chênh lệch điểm số giữa 2 bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm là có ý nghĩa (chênh lệch do tác động), hai nhóm không tương đương. Người thực hiện: Trang 10 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Kiểm tra mức độ ảnh hưởng (SMD) là 1,0279, kết quả này khẳng định tác động có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm ( lớp 9A4). (Xem phần phụ lục 4) - Giả thuyết của đề tài:“ Sử dụng phần mềm FSCapture vào dạy bài thực hành 4: Tạo trang web đơn giản nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh lớp 9a4 trường THCS Bùi Thị Xuân, Phú Giáo” đã được kiểm chứng. - Hạn chế: + Việc sử dụng phần mềm FSCapture đòi hỏi người giáo viên phải thực sự nắm vững kiến thức và thực hành thành thạo, để trong quá trình quay video clip không làm sai thao tác nào, để khi học sinh xem không và làm theo không bị mắc lỗi tại những thao tác đó. + Do một số máy không kết nối được đến máy chủ nên phải tốn thời gian sử dụng usb copy vào từng máy. 3. Bàn luận Từ những kết quả phân tích dữ liệu ở trên khẳng định nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra là Sử dụng phần mềm FSCapture vào dạy bài thực hành 4: Tạo trang web đơn giản nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh lớp 7a4 trường THCS XXX, HUYỆN XXX. Kết quả này cũng thống nhất với những nghiên cứu về sử dụng phần mềm FSCapture trong dạy tất cả các bài thực hành tin học. Kết quả đạt được của vấn đề nghiên cứu này theo tôi nhận thấy có thể tiếp tục áp dụng đối với những bài thực hành trong chương trình tin học không chỉ ở khối lớp 7 mà còn vận dụng được ở các khối lớp khác. Không chỉ áp dụng được ở trường THCS XXX mà vẫn có thể dễ dàng thực hiện ở các nơi khác. Tuy nhiên, muốn nhân rộng nghiên cứu này giáo viên cần phải chú ý những điều sau: - Giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về phương tiện, đồ dùng dạy học, giáo án thiết kế hợp lý, hệ thống câu hỏi logic gợi mở và có chất lượng. - Giáo viên phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm. - Giáo viên phải chuẩn bị tốt phần thực hành mẫu. Người thực hiện: Trang 11 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nếu trong quá trình thực hiện giáo viên không lưu ý đến những điều trên thì rất có thể không thành công vì mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị, tổ chức học nhóm không tốt, học sinh không tích cực thực hành thì cũng không có kết quả tốt. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình thực hiện nghiên cứu, đặt ra giả thiết và kiểm chứng giả thiết thì tôi có thể khẳng định rằng giả thiết tôi đặt ra hoàn toàn chính xác.Sử dụng phần mềm FSCapture vào dạy bài thực hành 6: Định dạng trang tính nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh lớp 7a4 trường THCS XXX, huyện XXX. Học sinh rất hứng thú học tập, tích cực, tập trung, học sinh hiểu và ghi nhớ tốt nội dung thực hành và thực hành hăng say hơn. Nghiên cứu này không chỉ sử dụng trong một bài mà có thể vận dụng linh hoạt trong tất cả các bài thực hành môn tin học và việc áp dụng phương pháp này không chỉ dừng ở bậc THCS mà cả bậc cao đẳng, đại học vẫn có thể áp dụng phương pháp này khi dạy thực hành. 2. Khuyến nghị Tổ chức những cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy môn Tin học để giáo viên rút kinh nghiệm và tìm ra các phương pháp giảng dạy hay, phù hợp. Bổ sung kịp thời các loại phương tiện, thiết bị dạy học cho bộ môn như có máy chiếu riêng phục vụ cho tiết dạy tốt hơn. Yêu cầu phòng máy tính hoạt động tốt (40 máy), một máy chiếu, màn chiếu. Yêu cầu giờ thực hành được xếp thành 2 tiết đôi, để thuận tiện cho việc thực hành tránh làm mất thời gian thực của các em. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã được áp dụng thành công tại trường mình, kính mong sự quan tâm, góp ý của quý thầy cô giáo để tôi thành công hơn trong quá trình dạy học của mình. Người thực hiện: Trang 12 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tập huấn: Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng, Bộ Giáo dục & Đào tạo, năm 2010. Tài liệu tập huấn: Đổi mới PPDH có sử dụng CNTT, Sở Giáo dục & Đào tạo Gia Lai, năm 2010. - Nguyễn Hải Chuân, Quách Tất Kiên, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn tin học, NXB Giáo dục, 2007. - Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học đại cương môn tin học. NXB Đại học sư phạm, 2006. - Phạm Thế Long (chủ biên), SGK và SGV Tin học dành cho THCS quyển 2, NXB giáo dục, 2012. - Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm FSCapture – Nguồn Internet. Tân Long, ngày tháng năm 2016 Người viết Người thực hiện: Trang 13 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng VII. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kế hoạch nghiên cứu KHSPƯD. Phụ lục 2: Đề kiểm tra, đáp án và thang điểm chấm bài kiểm tra sau tác động. Phụ lục 3: Điểm và bài kiểm tra của học sinh ( tệp đính kèm). Phụ lục 4: Bảng mô tả, so sánh dữ liệu. Phụ lục 5: Kế hoạch bài dạy. Phụ lục 6: Video clip hướng dẫn học sinh làm bài (tệp đính kèm). Phụ lục 7: Phần mềm và hướng dẫn sử dụng phần mềm FSCapture 6.9. Phụ lục 8: Bảng điểm 1 tiết so sánh sự tương đương giữa hai lớp. Phụ lục 9: Đĩa CD lưu toàn bộ nội dung của nghiên cứu. Người thực hiện: Trang 14 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng PHỤ LỤC 1 KẾ HOẠCH NCKHSPƯD Tên đề tài: “Sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi dạy bài thực hành 6 - Tin học 7 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 7a4 trường THCS XXX, Huyện XXX.” Người nghiên cứu: GV XXX. Trường: THCS XXX. Bước 1. Hiện trạng Hoạt động Học sinh lơp 7A4 chất lượng bộ môn chưa cao Sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi 2. Giải pháp dạy bài thực hành 6 - Tin học 7 nhằm nâng cao kết quả học tập của học thay thế sinh lớp 7a4 trường THCS XXX, Huyện XXX. Việc sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn 3. Vấn đề hình khi dạy bài thực hành 6 - Tin học 7 có nâng cao kết quả học tập của nghiên cứu, học sinh lớp 7a4 trường THCS XXX, Huyện XXX không? giả thuyết nghiên cứu Có. Việc sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi dạy bài thực hành 6 - Tin học 7 sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 7a4 trường THCS XXX, Huyện XXX. 4. Thiết kế Sử dụng thiết kế 2: thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với nhóm ngẫu nhiên. Nhóm Lớp 7A4 Nhóm thực nghiệm (15 học sinh) Lớp 7A2 Nhóm đối chứng (15 học sinh) Người thực hiện: Kiểm tra sau Tác động tác động Có sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi dạy O3 bài thực hành 6. Không sử dụng phần mềm FSCapture để quay lại các thao tác trên màn hình khi dạy O4 bài thực hành 6 Trang 15 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Lớp 7A4 và lớp 7A2 có các thành viên được phân chia ngẫu nhiên(đảm bảo tương đương) (|O3-O4|>0) => Sử dụng phần mềm FSCapture có ảnh hưởng. 1. Kết quả kiểm tra của học sinh qua bài thực hành. 5. Đo lường 2. Bài kiểm tra được thiết kế đặc biệt. 3. Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra sau tác động 6. Phân tích 4. Kiểm chứng độ giá trị nội dung của bài kiểm tra sau tác động Sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập và mức độ ảnh hưởng Kết quả đạt được là có ý nghĩa. 7. Kết quả Mức độ ảnh hưởng tính được là: 1,0279. Kết luận được mức độ ảnh hưởng ở mức rất lớn. PHỤ LỤC 2 ĐỀ BÀI: THANG ĐIỂM : Đáp án (tệp đính kèm) Người thực hiện: Trang 16 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng PHỤ LỤC 4 BẢNG ĐIỂM LỚP 7A4 (THỰC NGHIỆM) STT Điểm KT 1 tiết Họ và Tên 1 Hồ Văn 2 LỚP 7A2 (ĐỐI CHỨNG) STT Điểm KT 1 tiết Họ và Tên Dĩ 1 Bùi Văn Hoàng Anh Nguyễn Thị Trúc Đào 2 Mai Công Tuấn Anh 3 Đoàn Công Đạt 3 Nguyễn Thị Thùy Dương 4 Trần Hải Đăng 4 Phan Hoàng Khanh 5 Cao Đại Hiệp 5 Nguyễn Thị Liêu 6 Nguyễn Hữu Lâm 6 Huỳnh Trúc Quyên 7 Nguyễn Thị Ánh Loan 7 Phạm Thị Thanh Quyên 8 Lê Minh 8 Chu Hồng Sơn 9 Nguyễn Thị Quỳnh Nga 9 Hoàng Anh Tuấn 10 Trần Yến Nhi 10 Lê Duy Thành 11 Vũ Hoàng Thi 11 Nguyễn Thị Thu Thảo 12 Lê Thị Ánh Thư 12 Đoàn Công Thương 13 Đào Minh Trọng 13 Nguyễn Văn Trí 14 Phạm Hoàng Vĩ 14 Vũ Phi Ưng Vương 15 Phạm Thị Ngọc Xuyến 15 Doãn Nguyễn Gia Vy Điểm trung bình Kiểm chứng t-test độc lập Người thực hiện: Trang 17 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng PHỤ LỤC 5 Tuần: 10 Tiết PPCT: 20 BÀI THỰC HÀNH 6: Người thực hiện: Ngày Soạn: 15/10/2016 Ngày dạy: 22/ 10 / 206: Lớp: 7a4 Định dạng trang tính Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan