Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tin học Skkn lồng ghép trò chơi trong dạy học nghề tin học...

Tài liệu Skkn lồng ghép trò chơi trong dạy học nghề tin học

.DOC
13
125
55

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHONG ĐIỀN TRUNG TÂM GDNN - GDTX CHUYÊN ĐỀ LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGHỀ TIN HỌC GV: NGUYỄN THỊ NGA Tổ: Giáo vụ Phong Điền, tháng 03/ 2017 1 A. Đặt vấn đề Quá trình dạy học ngày nay xác định nhà trường phải chú trọng tập trung vào việc tạo ra những cơ hội và điều kiện học tập thuận lợi cho học sinh, yêu cầu này một mặt kích thích học sinh phát huy cao độ tính tích cực học tập, mặt khác yêu cầu giáo viên phải khuyến khích hướng dẫn và tổ chức học tập cho học sinh phải chủ động chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm và giá trị cần thiết cho bản thân. Yêu cầu về chất lượng học sinh đã đặt ra những đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học ở mọi cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Nhiều hoạt động nhằm đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hình thức dạy học phát huy tính tích cực cho học sinh vẫn chưa được khai thác, một trong những kỹ thuật dạy học chưa được đông đảo giáo viên quan tâm đó là kỹ thuật sử dụng trò chơi trong dạy học. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học là một biện pháp dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới dạy học hiện nay. Tin học nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội hiện đại, tin học đã làm thay đổi nhận thức của con người và ứng dụng hầu hết các hoạt động của xã hội loại người. Việc dạy Tin học trong các Trung tâm GDNN - GDTX có vai trò cung cấp cho các em các kiến thức cơ sở và một số chương trình ứng dụng cơ bản của Tin học. Tuy nhiên, trong quá trình học tập môn Nghề Tin học, đa số các em không hứng thú với môn học này. Trong chương trình dạy Nghề Tin Học, nhiều nội dung nếu được thiết kế tổ chức theo kiểu trò chơi dạy học thì sẽ phát huy tính tích cực của các em, mang lại hiệu quả cao. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài “Lồng ghép trò chơi trong dạy học môn nghề Tin học”. B. Nội dung 1. Cơ sở lý luận Trò chơi là hoạt động vui chơi có chủ đề, có nội dung nhất định, có những quy định buộc người chơi phải tuân thủ nhằm mục đích vui chơi giải trí Trò chơi dạy học là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. 2 Phương pháp trò chơi dạy học là phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh mà trong đó học sinh lĩnh hội được các kiến thức cần thiết nhờ tham gia tích cực vào các hoạt động của trò chơi. 2. Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học Tin học ở Trung tâm Hiện nay, việc áp dụng trò chơi trong dạy học ở Trung tâm đã bắt đầu hình thành và phát triển, tuy nhiên vẫn còn rất đơn điệu. Đa số giáo viên áp dụng trò chơi ô chữ và trả lời nhanh. Trong khi còn có rất nhiều trò chơi khác mà giáo viên có thể tìm hiểu và lồng ghép vào bài dạy của mình để bài dạy sinh động và sôi nổi hơn. Bên cạnh đó giáo viên còn chưa nắm vững cách thức, quy trình nên tuy có tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao, giờ học còn ồn ào, ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp. 3. Nguyên tắc: Giáo viên phải chú ý đến nội dung từng phần, từng chương, lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt hợp lí, đúng mức, đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc. Trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng. Trò chơi kết thúc bằng việc thưởng cho người thắng cuộc hoặc phạt nhẹ nhàng dí dỏm. 4. Một số hình thức lồng ghép trò chơi a. Phân loại trò chơi - Nhóm trò chơi giới thiệu nội dung mới: Những trò chơi này có thể sử dụng khi bắt đầu một tiết học mới, nó có tác dụng khởi động tư duy của học sinh, dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung, học tập một cách tự nhiên, thoải mái và vui vẻ. Không chỉ vậy, trò chơi này còn được sử dụng khi chuyển tiếp sang một nội dung mới trong tiết học. Cách chuyển tiếp này giúp học sinh thay đổi trạng thái, kích thích hoạt động trí tuệ để đạt được mục tiêu bài học. - Nhóm trò chơi tìm hiểu tri thức (lĩnh hội tri thức mới): Trò chơi này giúp học sinh nắm được trình độ nhận thức hiện tại của mình mà đưa ra các yêu cầu cao hơn nhằm hướng đến vùng phát triển gần nhất. Để sử dụng trò chơi này, giáo viên phải linh hoạt trong quá trình tổ chức vì mỗi em có sự nhận thức khác nhau. 3 - Nhóm trò chơi củng cố ôn tập: Những trò chơi trong nhóm này được sử dụng sau khi học sinh đã được học một nội dung hoặc kỹ năng nào đó, những kiến thức hoặc kỹ năng là cơ sở để học sinh thực hiện trò chơi này. b. Một số trò chơi có thể vận dụng lồng ghép trong dạy học Tin học: Giáo viên có thể tự sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với tiết học và tự đặt tên trò chơi sao cho phù hợp và kích thích sự tò mò của các em. * Trò chơi “Ai nhanh hơn”: Áp dụng vào bài 12 “CHÈN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT” - THPT và bài 9 “THIẾT KẾ TRANG. IN VĂN BẢN” – THCS - Mục đích: giúp học sinh hứng thú, tò mò hơn khi học mục “đánh số trang” - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 phần tài liệu, mỗi phần gồm 10 trang giấy A4. Phần 1 có đánh số trang, phần 2 không đánh số trang. - Cách chơi: Cho 2 nhóm, mỗi nhóm khoảng 2-3 học sinh sắp xếp đúng thứ tự các trang giấy trong thời gian 30 giây. Nhóm nào xong trước sẽ chiến thắng. * Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”: Trò chơi này có thể áp dụng rất nhiều phần khác nhau trong chương trình, ở đây lấy ví dụ ở mục III. LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH (bài 17- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN - PHẦN 4 CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH EXCEL - THPT) - Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu cách khởi động, các thành phần trên cửa sổ làm việc của Excel. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị cách hình ảnh liên quan đến cách khởi động và màn hình làm việc Excel. - Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Gv chiếu lần lượt từng hình ảnh, bạn nào trả lời đúng thì được điểm cộng. Sai thì nhường cơ hội cho bạn khác. * Trò chơi “Xếp hình đúng”: Trò này có thể là xếp các mảnh ghép khác nhau thành một hình hoàn chỉnh, có thể là xếp nội dung hoặc các hình có chung đặc điểm thành một nhóm, một thể loại. Để tổ chức trò chơi này, giáo viên cần có sự chuẩn bị sẵn các mảnh ghép, những mảnh ghép đó có thể là hình ảnh, chữ viết thể hiện nội dung. Ví dụ ở mục 2. Các thành phần cơ bản của máy tính (Bài 1. Nhập môn tin học – THCS) 4 - Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu các thành phần: CPU, Thiết bị vào, Thiết bị ra, Bộ nhớ. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các hình ảnh liên quan đến bài học như CPU, chuột, bàn phím, loa, máy in, đĩa CD, … - Cách chơi: Chia nhóm. 2 nhóm tìm trong mảnh ghép có sẵn các hình ảnh trộn lẫn vào nhau. Mỗi nhóm phải dán vào đúng vị trí thành phần thích hợp. Đội nào thực hiện đúng, đầy đủ và hoàn thành trong thời gian sớm hơn thì chiến thắng. * Trò chơi lựa chọn phương án đúng: Trò chơi này tổ chức dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi liên quan đến kiến thức hay kỹ năng đã học, yêu cầu học sinh chọn phương án đúng. Trò chơi này có thể áp dụng hầu hết các bài, các mục trong chương trình. * Trò chơi “Trả lời nhanh”: Trò chơi này có thể tổ chức dưới dạng gói câu hỏi. Mỗi gói câu hỏi đều liên quan đến bài học trước. Trong phần ôn tập ta có thể cho học sinh chơi trò chơi này. - Mục đích: Giúp học sinh tích cực huy động trí nhớ, tư duy và khả năng phản ứng nhanh về các nội dung đã được học. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các gói câu hỏi, câu trả lời cho các đội chơi. - Cách chơi: Chia nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện lên trả lời câu hỏi. Cuối cùng giáo viên tổng kết nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng, điểm cao hơn sẽ chiến thắng. * Trò chơi ô chữ: Trò chơi này có nhiều dạng khác nhau, có thể là giải các ô hàng ngang rồi tìm từ chìa khóa ở ô hàng dọc, có thể là ô chữ dưới dạng sơ đồ… Mỗi ô chữ bao gồm lời gợi ý và nội dung liên quan trực tiếp đến bài học. Hầu hết các bài lý thuyết ở mục củng cố ta đều có thể áp dụng trò chơi này. 5. Biện pháp xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học a. Biện pháp 1: Xây dựng và tổ chức trò chơi - Chuẩn bị + Bước 1: Xác định nội dung cần đạt được của nội dung sử dụng trò chơi + Bước 2: Lựa chọn trò chơi 5 + Bước 3: Thiết kế nội dung của trò chơi (soạn ô chữ, phiếu chơi, câu hỏi trắc nghiệm…) + Bước 4: Thiết kế luật chơi, tiến trình chơi, cách tổ chức… - Tổ chức trò chơi: + Bước 1: Gv giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi + Bước 2: Lựa chọn người chơi + Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi, dẫn dắt hoạt động chơi, giám sát và thực hiện theo luật chơi + Bước 4: Tuyên bố người thắng cuộc và trao thưởng (nếu có) - Kết thúc: Rút ra những vấn đề chính thông qua trò chơi. *Chú ý: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học phải phù hợp với nội dung bài dạy Trong chương trình dạy học môn nghề Tin học, giáo viên có thể lựa chọn nhiều trò chơi khác nhau. Tuy nhiên, để sử dụng trò chơi dạy học có hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn trò chơi phù hợp, linh hoạt, khéo léo kết hợp các loại trò chơi khác nhau để đạt được ý đồ dạy học của mình. Điều này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững tác dụng của mỗi loại trò chơi. Tùy theo mục đích của việc sử dụng trò chơi mà giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp. b. Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi kết hợp với phương tiện, kỹ thuật dạy học Trong dạy học môn nghề Tin học việc giáo viên sử dụng trò chơi kết hợp với các phương tiện dạy học ta cần chú ý các vấn đề: - Sử dụng trò chơi kết hợp với máy tính và máy chiếu thì cần phải sắp xếp trình tự trò chơi một cách logic trong bài học. - Xây dựng trò chơi phải có đáp án sẵn để giúp giáo viên tiết kiệm thời gian giảng giải. - Khi đưa ra đáp án đúng cần phải chiếu lên màn hình để tất cả học sinh đều quan sát được. c. Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức trong quá trình xây dựng và sử dụng trò chơi đối với giáo viên và học sinh - Đối với giáo viên 6 Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên cần phải thỏa mãn nhu cầu hứng thú của người chơi, coi học sinh là trung tâm, là chủ thể trong trò chơi. Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào trò chơi một cách tự tin, mạnh dạn giúp các em có thêm sức mạnh và động cơ học tập hứng thú khi được tham gia trò chơi. Ngoài ra giáo viên cần rèn luyện các kỹ năng tổ chức, quản lý trò chơi. Có thể nói việc điều khiển trò chơi là một nghệ thuật, trò chơi có sôi nổi, hấp dẫn hay không, có phát huy tính tích cực học tập của học sinh hay không, không chỉ phụ thuộc vào nội dung trò chơi mà còn phụ thuộc vào người điều khiển trò chơi. - Đối với học sinh - Học sinh phải nắm vững kiến thức cũ và chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phục vụ cho tiết học. - Trong quá trình diễn ra trò chơi, học sinh cần nắm vững quy tắc và tôn trọng luật chơi. C. Kết luận Trong bất cứ cấp học, bậc học nào, học sinh đều phải được xem là nhân vật trung tâm, mọi hoạt động cần phải tập trung và hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và việc khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của học sinh. Một trong những phương hướng quan trọng nhằm tích cực hóa hoạt động nói trên trong bộ môn Tin học là sử dụng trò chơi trong dạy học. Việc sử dụng phương pháp này vừa phát huy được năng lực của từng cá nhân, vừa hình thành ở học sinh tính sáng tạo, phương pháp tự chiếm lĩnh tri thức ngày một tăng nhanh. 1. Kết quả Sau một quá trình nghiên cứu và vận dụng trò chơi vào giảng dạy, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định: - Học sinh hứng thú học hơn so với cách dạy truyền thống - Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Giờ dạy thật thoải mái, nhẹ nhàng. Các em tích cực, chủ động, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. - Dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh chủ động phát hiện nắm bắt kiến thức. Học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn so với cách dạy thông thường. 7 Thực tế giảng dạy cho thấy, các lớp năm học 2014-2015 ít áp dụng so với các lớp được áp dụng thường xuyên của năm học 2015-2016 có sự khác nhau về chất lượng. * Năm học 2014 -2015: Lớp 11 8 Trường Khá Trung Ghi chú 28,6 26,6 54,2 53,3 bình 17,2 20,1 Ít áp dụng Trường Giỏi Khá Trung Ghi chú THPT Tam Giang THCS Điền Hải % 53,7 46,2 % 32,1 53,8 bình 14,2 0 Áp dụng thường THPT Tam Giang THCS Điền Hải Giỏi * Năm học 2015 -2016: Lớp 11 8 xuyên 2. Bài học kinh nghiệm - Để thực hiện được việc lồng ghép trò chơi trong dạy học có hiệu quả thì bản thân giáo viên phải tích cực nghiên cứu, nắm vững nội dung kiến thức kỹ năng bộ môn, đồng thời hiểu rõ đặc điểm, nội dung của các trò chơi để xây dựng và áp dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả. - Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về phương pháp trò chơi để các em có thể chơi một cách chủ động, sáng tạo, tích cực và đem lại hiệu quả cao. - Trong quá trình xây dựng và tổ chức trò chơi phải phù hợp với nội dung bài dạy - Cần kết hợp sử dụng trò chơi với các phương tiện, kỹ thuật dạy học một cách nhuần nhuyễn và hợp lí. 3. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với giáo viên: - Tự bồi dưỡng kỹ năng xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học - Chủ động tìm tòi, sáng tạo nhiều trò chơi khác nhau để áp dụng vào bài giảng cho phù hợp - Tích cực sưu tầm, chọn lựa các tài liệu hỗ trợ cho bài giảng ngày càng phong phú. - Yêu nghề và tâm huyết với nghề. 8 * Đối với Trung tâm: - Tham mưu các cấp quản lý giáo dục tăng cường hơn nữa các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy. - Khuyến khích giáo viên tìm tòi, sáng tạo nhiề trò chơi để áp dụng vào bài dạy một cách tích cực. 9 Tiết PPCT: 58 BÀI 9. CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP (TT) I. Mục tiêu bài học - Nắm vững các thao tác tạo hình, sao chép hình, xóa hình - Thực hiện được các thao tác nêu trên - Thái độ học tập tích cực. II. Phương tiện dạy học - Giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo, bài giảng điện tử. - Máy tính + Máy chiếu. - Phòng thực hành. III. Phương pháp dạy học - Đàm thoại tái hiện - Đàm thoại gợi mở - Sử dụng trò chơi dạy học IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 p) 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Tiến trình lên lớp a. Vào bài: (3p) Cho học sinh chơi trò chơi khởi động: - Chia lớp thành 3 nhóm, trong vòng 1 phút mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng vẽ những loại hình hình học mà em biết.  Thực tế, việc vẽ hình thì dùng bút, thước kẻ, phấn… Trong Word thì sử dụng công cụ nào Vào bài học b. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GIÁO VIÊN CỦA HỌC SINH - Hộp bút dùng để chứa các vật dụng để vẽ: thước, bút, 10 tẩy… Trong Word cũng có - Theo dõi 6p công cụ chứa tất cả các 1. Vẽ hình dụng cụ đó, đó là thanh a. Cách 1: Sử dụng các mẫu hình Drawing đơn giản: - Chiếu thanh Drawing - Trả lời - B1. Nháy chuột vào hình cần vẽ ? Quan sát thanh Drawing - B2. Đặt con trỏ chuột tại vị trí bắt và cho biết có thể vẽ những - Trả lời đầu, kéo chuột đến khi hình có kích hình đơn giản nào? thước phù hợp rồi thả ra ? Thực hiện các thao tác - Theo dõi 5p nào để vẽ? - Thực hiện thao b. Cách 2: Sử dụng bảng chọn - Gv nêu cách vẽ tác AutoShapes. - Thao tác mẫu - Theo dõi - Lines: Đường (Đoạn thẳng, mũi - Yêu cầu Hs thao tác tên, đường cong.) - Gv giới thiệu các loại - Basic Shapes: Hình cơ bản (hình hình chữ nhật, tròn, vuông, tam giác…) mẫu trong AutoShapes. - Block Arrows: Mũi tên khối - Flowchart: sơ đồ khối - Stars and Banner: Hình sao và băng rôn * Tạo đoạn thẳng và các loại hình - Trả lời 6p khối: - ? Nêu cách vẽ đoạn - Theo dõi - B1. Nháy AutoShapes Trỏ tới thẳng? - Theo dõi dạng hình cần vẽ Nháy chuột vào - Nhận xét và kết luận - Thực hiện vẽ hình cần vẽ. - Thao tác mẫu. hình - Yêu cầu học sinh vẽ mẫu - B2. Đặt con trỏ chuột tại vị trí bắt đầu, kéo chuột đến khi hình có kích thước phù hợp rồi thả ra * Tạo đường cong. - B1. Tương tự tạo đoạn thẳng 11 4p - Nêu cách vẽ đường cong. - Theo dõi - B2. Nháy chuột ở điểm khởi đầu - Theo dõi và kéo để vẽ - Thao tác mẫu. - B3. Nháy đúp chuột tại điểm kết thúc của đường cong mở, còn nếu muốn tạo đường cong kín thì nháy Theo dõi 5p - Cả lớp chơi trò chơi thứ 2 “Xếp hình đúng” chuột tại điểm xuất phát. * Lưu ý: - Tham gia trò - Trừ các hình trong nhóm Lines, để Từ các hình cho sẵn, yêu chơi vẽ các hình khác có kích thước cầu các nhóm học sinh nêu ngầm định thì chỉ cần nháy chuột đúng nhóm hình. - Trả lời lên trang văn bản. - Kết thúc trò chơi, cho 2. Sao chép các hình điểm các nhóm. - B1. Chọn hình cần sao chép - B2. Thực hiện lệnh sao chép: 5p - Sang mục 2. Edit Copy - B3. Di chuyển con trỏ văn bản đến 3p - Nhắc lại các bước sao - Hs trả lời vị trí cần sao chép chép văn bản? - B4. Thực hiện lệnh dán: Edit - Sao chép hình tương tự Paste như sao chép văn bản. * Lưu ý: Để chọn đồng thời nhiều - Trình bày cách sao chép - Theo dõi hình vẽ, nhấn giữ phím Shift đồng hình. thời nháy chuột. - Thao tác mẫu - Theo dõi - Gọi hs thao tác - Thực hiện thao 3. Xóa hình. tác - B1. Chọn hình cần xóa - Sang mục 3. - B2. Thực hiện lệnh xóa: Nhấn - Trình bày cách xóa hình. phím Delete trên bàn phím - Thao tác mẫu - Theo dõi. - Gọi Hs thao tác - Theo dõi - Thực hiện thao 12 tác 4. Củng cố: (6p) - Nhắc lại các nội dung chính đã học trong tiết - Cho học sinh chơi trò chơi củng cố. 5.Hướng dẫn về nhà (1p) - Xem lại bài - Chuẩn bị cho phần tiếp theo của “Bài 9. CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP” 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan