Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của chuẩn nghề nghiệp đến phương pháp giảng dạy của giáo viên của trườn...

Tài liệu Tác động của chuẩn nghề nghiệp đến phương pháp giảng dạy của giáo viên của trường tiểu học vĩnh lương 1 tp nha trang

.DOCX
137
30
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ------------  ------------ TRẦN THỊ MỸ LOAN TÁC ĐỘNG CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ĐẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LƯƠNG 1-TP. NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ------------  ------------ TRẦN THỊ MỸ LOAN TÁC ĐỘNG CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ĐẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LƯƠNG 1-TP. NHA TRANG Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. TÔ THỊ THU HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ 4 MỞ ĐẦU................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 5 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 7 3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 7 4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 7 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu...................................................................... 8 6. Giới hạn nghiên cứu............................................................................................. 9 7. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 9 8. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 9 9. Phạm vi, thời gian khảo sát................................................................................. 10 10. Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................... 10 11. Những vấn đề đạo đức có thể nảy sinh.............................................................. 11 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN.................................................. 12 1.1. Cơ sở giáo dục học dạy học tiểu học................................................................ 12 1.1.1. Quá trình dạy học tiểu học............................................................................. 12 1.1.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học tiểu học..................................................... 14 1.1.3. Hệ thống các phƣơng pháp dạy học tiểu học................................................ 16 1.1.4. Các hình thức tổ chức dạy học tiểu học......................................................... 25 1.2. Vai trò của hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp................299 1.2.1. Định nghĩa đánh giá..................................................................................... 299 1.2.2. Định nghĩa về Chuẩn..................................................................................... 30 1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp là gì?.............................................................................. 30 1.2.4. Chuẩn nghề nghiệp GVTH............................................................................ 31 1.2.5. Bản chất của đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.............................32 1.2.6. Mục đích của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn........................................33 1 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục 1.2.7. Quy trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn...................................................... 35 1.2.8. Nội dung Chuẩn nghề nghiệp GVTH............................................................ 36 1.2.9. Quy trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 ................................................................................................................................. 38 1.3. Tổng quan tài liệu............................................................................................. 39 Chƣơng 2. CHƢƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI...................................................... 45 2.1. Chƣơng trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Mĩ....................................... 45 2.2. Chƣơng trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Anh.................................... 47 2.3. Chƣơng trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Úc....................................... 50 2.4. Chƣơng trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn của Việt Nam............................51 Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ĐẾN PH ƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG TIỂU HỌC VĨNH LƢƠNG 1- TP. NHA TRANG......................................................................................................... 55 3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................ 55 3.1.1. Qui trình thu thập dữ liệu..............................................................................55 3.1.2. Qui trình phân tích dữ liệu............................................................................. 55 3.2. Giới thiệu phiếu khảo sát.................................................................................. 56 3.2.1. Giới thiệu phiếu khảo sát đối với giáo viên................................................... 56 3.2.2. Giới thiệu phiếu khảo sát đối với cán bộ quản lí........................................... 57 3.3. Qui trình tiến hành điều tra khảo sát................................................................. 57 3.4. Phân tích kết quả nghiên cứu............................................................................ 57 KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ........................................75 1. Kết luận............................................................................................................... 75 2. Hạn chế của nghiên cứu...................................................................................... 77 3. Đề xuất giải pháp, khuyến nghị........................................................................... 77 3.1. Đối với cán bộ quản lí...................................................................................... 77 3.2. Đối với chuyên môn và giáo viên..................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 80 PHỤ LỤC...................................................................................................................................................84 2 Luận văn Thạc sĩ dục Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT ....................................................... Công nghệ thông tin ĐDDH ...................................................... Đồ dùng dạy học ĐG ............................................................. Đánh giá GDTH ....................................................... Giáo dục tiểu học GV ............................................................ Giáo viên GVTH ....................................................... Giáo viên tiểu học HTDH ....................................................... Hình thức dạy học HS ............................................................. Học sinh PP ............................................................. Ph ƣơng pháp PPDH ........................................................ Ph ƣơng pháp dạy học PPDHTC .................................................. Phƣơng pháp dạy học tích cực PPGD......................................................... Ph ƣơng pháp giảng dạy 3 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Các phƣơng tiện/thiết bị đƣợc GV sử dụng (GV được ĐG trước và sau Chuẩn).................................................................................................................... 58 Bảng 3.2. Các phƣơng tiện/thiết bị đƣợc GV sử dụng (GV chỉ được ĐG theo Chuẩn).................................................................................................................... 60 Bảng 3.3. Các HTDH đƣợc GV sử dụng (GV được ĐG trước và sau Chuẩn).......61 Bảng 3.4. Các HTDH đƣợc GV sử dụng (GV chỉ được đánh giá theo Chuẩn)......63 Bảng 3.5. Các PPDH GV sử dụng (GV được ĐG trước và sau Chuẩn)..................64 Bảng 3.6. Các PPDH đƣợc GV sử dụng (GV chỉ được ĐG theo Chuẩn)...............67 Bảng 3.7. Thái độ học tập của HS (GV được ĐG trước và sau Chuẩn)..................68 Bảng 3.8. Thái độ học tập của HS (GV chỉ được ĐG theo Chuẩn).........................69 Bảng 3.9. Bảng mức độ tự học của GV (GV được ĐG trước và sau Chuẩn)..........69 Bảng 3.10. Bảng mức độ tự học của GV (GV chỉ được ĐG theo Chuẩn)...............71 Bảng 3.11. Mức độ tác động của các tiêu chí/lĩnh vực............................................ 71 Bảng 3.12. Ý kiến đề xuất của GV đối với việc ĐG GV theo Chuẩn.....................73 4 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, thế giới đang bƣớc vào một kỉ nguyên phát triển sôi động đòi hỏi bất kì một quốc gia nào nếu không muốn rơi vào tình trạng lạc hậu, trì trệ đều phải dốc sức trang bị cho mình về mọi mặt. Trong đó, đầu t ƣ phát triển giáo dục là một trong những biện pháp tích cực và thông minh nhất. Chính vì vậy giáo dục đ ƣợc xem là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nƣớc và của toàn dân” ( theo Luật Giáo dục). Giáo dục tiểu học (GDTH) là bậc giáo dục nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục ở bậc học này nhằm giúp học sinh (HS) hình thành nên những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để HS tiếp tục học lên các bậc học cao hơn, do vậy GDTH có vị trí, vai trò to lớn. Những yêu cầu trên đây sẽ không thể thực hiện đ ƣợc nếu không có đội ngũ giáo viên (GV) đủ năng lực. Đội ngũ GV là yếu tố hàng đầu quyết định chất lƣợng giáo dục. Giáo viên tiểu học (GVTH) là ng ƣời góp phần quyết định trong việc thực hiện có chất lƣợng hoạt động dạy và học, thực hiện phổ cập GDTH. Lời nói, cử chỉ, cuộc sống lao động s ƣ phạm của họ có ảnh h ƣởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của mỗi HS. Nhấn mạnh về ý nghĩa này, K.D.Usinxki đã chỉ ra: “Trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách ng ƣời giáo dục, bởi vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách của con ng ƣời mà có. Không một điều lệ, chƣơng trình, không một cơ quan giáo dục nào dù có đƣợc tạo ra một cách khôn khéo nhƣ thế nào cũng không thể thay thế đ ƣợc nhân cách của con ngƣời trong sự nghiệp giáo dục. Không một sách giáo khoa, một lời khuyên răn nào, một hình phạt, một khen thƣởng nào có thể thay thế ảnh h ƣởng cá nhân ngƣời thầy giáo đối với học sinh” (theo K.D.Usinxki. Toàn tập. Tập II, Nxb Viện KHGD Nước CHLB Nga, 1948, tr.63), trong đó phƣơng pháp giảng dạy (PPGD) của ngƣời GV góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất l ƣợng giáo dục. Vì thế Điều 24- Luật Giáo dục qui định: “Phƣơng pháp giảng dạy tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng 5 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Ngƣời GVTH có vị trí, vai trò quan trọng nh ƣ vậy nên những yêu cầu cơ bản đối với GVTH phải bao gồm ba lĩnh vực: phẩm chất đạo đức, tƣ tƣởng chính trị; kiến thức và kĩ năng sƣ phạm. Trong nhiều năm qua, GVTH nƣớc ta đƣợc đào tạo từ nhiều thế hệ khác nhau để đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em ở khắp mọi vùng đất n ƣớc. Đến thời điểm hiện nay, sự phát triển GDTH đã đi vào ổn định, tình trạng thiếu GVTH dần dần đƣợc khắc phục. Công cuộc đổi mới Chƣơng trình GDTH đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất và năng lực đối với ngƣời GVTH. Do đó, để đánh giá (ĐG) đúng chất lƣợng GV, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chuẩn nghề nghiệp GVTH (theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 04 tháng 5 năm 2007). ĐG GV theo Chuẩn nghề nghiệp đã đƣợc các sở giáo dục trên toàn quốc tiến hành áp dụng kể từ cuối tháng 5 năm 2007, trong đó có sở Giáo dục Khánh Hoà. Việc ĐG GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp nhằm mục đích chủ yếu là giúp mỗi GV tự ĐG mình, từ đó tự đề ra kế hoạch rèn luyện phấn đấu, bồi d ƣỡng phẩm chất, năng lực nghề nghiệp, qua đó góp phần nâng cao chất l ƣợng giáo dục. Tuy nhiên, việc ĐG GV theo Chuẩn sau hơn ba năm thực hiện ở các tr ƣờng tiểu học đến nay chƣa có những nghiên cứu nhằm ĐG tác động của việc áp dụng Chuẩn đến hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH) của GV. Nhiều nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy chất lƣợng giáo dục phổ thông nói chung và ở bậc tiểu học nói riêng trong cả nƣớc vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tƣợng này có nhiều nguyên nhân: việc đầu tƣ cho GDTH ch ƣa đáp ứng yêu cầu tối thiểu, cuộc sống của đội ngũ GV gặp nhiều khó khăn, việc đào tạo, bồi dƣỡng GV chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cách dạy, học vẫn còn lạc hậu. Hiện tƣợng thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép, thầy nói trò nhắc lại, đọc theo, nói theo, thầy tích cực giảng mọi điều trong khi trò chỉ ngoan ngoãn nghe thầy giảng, xem thầy làm diễn ra khá phổ biến trong các tiết dạy. Các phƣơng tiện, thiết bị dạy học hiện đại trong giảng dạy ch ƣa đ ƣợc GV chú trọng sử dụng, do đó chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, tính ham học hỏi trong HS. Nói cách 6 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục khác, việc dạy học chủ yếu do GV tiến hành chủ yếu bằng các tiết giảng nhằm mục đích truyền thụ kiến thức do chƣơng trình qui định vào đầu HS bằng các PPDH truyền thống nhƣ: phƣơng pháp (PP) thuyết trình, PP giảng giải, PP vấn đáp…., thiếu sự sáng tạo và sự phối hợp nhuần nhuyễn các PP khác nhau trong dạy học. Những hoạt động nhằm phát triển nhân cách cho HS cũng ít đƣợc chú ý. Là GVTH ở một trƣờng tiểu học ven nội thành, cách thành phố Nha Trang 10 km, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, ngƣời dân chủ yếu sống bằng nghề làm nông, đánh bắt cá, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở vật chất nhà tr ƣờng còn thiếu thốn, tôi nhận thấy hằng ngày đến lớp HS nơi đây tiếp thu kiến thức từ GV thông qua các tiết dạy với PP sử dụng chủ yếu là giảng giải: thầy giảng, trò nghe và ghi chép một cách thụ động, chƣa phát huy đƣợc tính sáng tạo, tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức của các em. PPDH nhằm phát huy tính tích cực của HS hầu nhƣ chỉ đƣợc GV sử dụng trong các tiết dạy khi có sự tham gia ĐG của Ban Giám hiệu, của các tổ chuyên môn nhƣ: thao giảng cấp tổ, hội giảng cấp tr ƣờng… Với cách dạy, cách học nói trên không thể đào tạo đƣợc một thế hệ trẻ thông minh, năng động, sẵn sàng đáp ứng đƣợc những yêu cầu của cuộc sống trong xã hội hiện đại. Thực trạng này theo tác giả có lẽ đang diễn ra không chỉ ở Tr ƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 mà còn ở nhiều trƣờng tiểu học khác tại TP. Nha Trang. Từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: “Tác động của Chuẩn nghề nghiệp đến phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên Trƣờng tiểu học Vĩnh L ƣơng 1 – TP. Nha Trang” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tại Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 – TP. Nha Trang, tác giả mong muốn đề xuất giải pháp ĐG GV theo Chuẩn nghề nghiệp nhằm góp phần cải tiến PPGD của GVTH theo hƣớng tích cực. 3. - Mục tiêu nghiên cứu Sự thay đổi về PPDH của GV Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 trƣớc và sau khi áp dụng Chuẩn. 7 Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Những lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn góp phần làm thay đổi PPGD của GV theo hƣớng tích cực. Cách thức tổ chức việc ĐG GV theo Chuẩn để góp phần cải tiến PPDH của GV theo hƣớng tích cực. 4. Câu hỏi nghiên cứu - PPDH của GV Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 trƣớc và sau khi áp dụng Chuẩn thay đổi nhƣ thế nào? - Hình thức dạy học (HTDH) đƣợc GV áp dụng trong giảng dạy trƣớc và sau khi áp dụng Chuẩn thay đổi nhƣ thế nào? - Những thiết bị/đồ dùng dạy học (ĐDDH) nào đƣợc GV sử dụng trong tiết dạy trƣớc và sau khi áp dụng Chuẩn? Thái độ học tập của HS trƣớc và sau khi áp dụng Chuẩn thay đổi nhƣ thế nào? - Những lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí nào của Chuẩn góp phần cải tiến PPDH của GV theo hƣớng tích cực? 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu - GV dạy tiểu học Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 - Cán bộ quản lí Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 5.2. Đối tượng nghiên cứu - Việc ĐG GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp - PPGD của GV Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 5.3. Mẫu khảo sát Việc khảo sát thu thập số liệu đƣợc tiến hành tại Tr ƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1. Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 hiện có 29 GV tham gia giảng dạy. Trong đó có 24 GV dạy tiểu học, còn lại 5 GV dạy bộ môn. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu PPGD của GV dạy tiểu học và với số lƣợng GV ít nên tác giả tiến hành khảo sát trên toàn bộ 24 GV dạy tiểu học ở trƣờng. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành khảo sát lấy ý kiến của hai cán bộ quản lí nhà trƣờng. 8 Luận văn Thạc sĩ 6. Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Giới hạn nghiên cứu 6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu ĐG GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp có thể tác động đến nhiều mặt của GV. Tuy nhiên đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu tác động đến PPGD của GV. 6.2. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu này chỉ đƣợc thực hiện đối với GV dạy tiểu học Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 – TP. Nha Trang (ngoại trừ GV dạy môn năng khiếu) 7. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài xác định các nhiệm vụ sau: tài Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề nhƣ: Lí luận giáo dục học dạy học tiểu học: Tìm hiểu lí luận về quá trình,  nguyên tắc, cũng nhƣ nội dung, PP và các HTDH tiểu học.  Lí luận về vai trò của hoạt động ĐG GV. Tìm hiểu nội dung Chuẩn nghề nghiệp và qui trình ĐG GV tiểu học  theo quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT. - Tìm hiểu hoạt động ĐG GV tại Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 về quy trình và kết quả ĐG GV theo Chuẩn. - Tìm hiểu PPGD của GV Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 trƣớc và sau khi áp dụng Chuẩn. Tìm hiểu tâm tƣ, nguyện vọng của GV Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1 đối với việc ĐG GV theo Chuẩn nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Dạng thiết kế nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả chọn PP nghiên cứu định tính kết hợp với PP nghiên cứu định lƣợng vì mỗi một PP có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Sự kết hợp này sẽ giúp nghiên cứu đƣa ra những kết luận có giá trị. PP nghiên cứu định tính bao gồm sự phối hợp của nhiều PP khác nhau: PP phỏng vấn sâu, PP quan sát, 9 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục PP nghiên cứu tài liệu để thu đƣợc những thông tin về đề tài theo chiều sâu. Ở PP định lƣợng, PP thống kê mô tả sẽ góp phần giúp tác giả đ ƣa ra những kết luận chính xác. 8.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: 8.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Mục tiêu của nghiên cứu tài liệu nhằm xác định những cơ sở lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu các tài liệu lí luận, sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chủ trƣơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo… có liên quan đến vấn đề về PPGD, về ĐG GV nói chung và ĐG GV tiểu học nói riêng nhằm hệ thống hóa để làm cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. 8.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.2.1. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Phƣơng pháp phỏng vấn sâu nhằm có đƣợc những ĐG ban đầu về cách ĐG GV theo Chuẩn và ảnh hƣởng của việc ĐG này đến PPGD của GV. 8.2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát Phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về các phƣơng pháp, các thiết bị dạy học đƣợc GV sử dụng. Ngoài ra, ở ph ƣơng pháp khảo sát này tác giả còn thu thập đƣợc dữ liệu về mức độ ảnh h ƣởng của các yêu cầu/ tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp đến PPGD của GV. 8.2.2.3. Phƣơng pháp quan sát Phƣơng pháp quan sát lớp học bằng cách dự giờ tại lớp hoặc quan sát ngoài lớp giúp mô tả rõ hơn thực trạng về PPGD của GV Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1. 9. Phạm vi, thời gian khảo sát - Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu ngắn và do nguồn kinh phí hạn hẹp nên nghiên cứu này chỉ đƣợc thực hiện ở Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1. Thời gian triển khai nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài dự kiến sẽ đƣợc tiến hành trong 6 tháng kể từ tháng 5/2010 đến tháng 6/2011. 10. Ý nghĩa của nghiên cứu 10 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Nghiên cứu đƣa ra cái nhìn tổng thể về PPGD cũng nhƣ việc ĐG GV theo Chuẩn hiện nay của Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1. Đồng thời nghiên cứu cho thấy tác động của việc ĐG GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp đến PPGD của GV Trƣờng tiểu học Vĩnh Lƣơng 1. Từ đó, tác giả xin đƣa ra một vài đề xuất trong công tác ĐG GV nhằm cải tiến PPGD của GV. 11. Những vấn đề đạo đức có thể nảy sinh - Trong việc thu thập thông tin bằng phiếu hỏi, phỏng vấn hay dự giờ quan sát lớp học nghiên cứu viên cần đƣợc sự cho phép của đơn vị, cá nhân cần khảo sát và cần đảm bảo việc thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát đúng địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình phân tích và lí giải dữ liệu cần đảm bảo bảo mật thông tin cũng nhƣ đảm bảo tính khuyết danh. Sau khi đã phân tích dữ liệu, cần đảm bảo việc lƣu giữ dữ liệu, không tuỳ tiện chuyển cho ngƣời khác. 11 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở giáo dục học dạy học tiểu học 1.1.1. Quá trình dạy học tiểu học 1.1.1.1. Khái niệm về quá trình dạy học [10] Quá trình dạy học là toàn bộ hoạt động của GV và HS đ ƣợc GV h ƣớng dẫn nhằm làm cho HS tự giác nắm vững hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và trong quá trình đó phát triển đƣợc năng lực nhận thức, năng lực hành động và hình thành những cơ sở của thế giới quan. 1.1.1.2. Bản chất quá trình dạy học tiểu học [10] a, Tính chất hai mặt của quá trình dạy học Quá trình dạy học luôn bao gồm hoạt động dạy (GV) và hoạt động học (HS). - Hoạt động dạy: GV có vai trò chủ đạo, truyền đạt tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục cho HS thế giới quan. GV chỉ đạo nhận thức của HS. - Hoạt động học: HS có vai trò tích cực, chủ động với tƣ cách là chủ thể nhận thức. Đây là quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS. HS không chỉ nắm kiến thức của thầy, họ còn tiếp thu từ nhiều nguồn khác. Tóm lại, hoạt động nhận thức của loài ngƣời (HS) là hoạt động dạy học cho thế hệ trẻ (GV) chính là hai dạng hoạt động đặc biệt: hoạt động dạy và hoạt động học, phản ánh tính chất của quá trình dạy học. Nói một cách khác, quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức của HS. b, Học tập là một hình thức đặc biệt của nhận thức cá thể của con người Học tập là nhận thức thế giới khách quan, phản ánh nó vào ý thức của mình: HS nhận thức khoa học dƣới hình thức đặc biệt đó là những tri thức khoa học đ ƣợc rút gọn, hệ thống hóa và đƣợc gia công về mặt s ƣ phạm d ƣới hình thức các môn học, tài liệu, sách giáo khoa. c, Mối quan hệ thầy-trò trong quá trình dạy học c1, Sự thống nhất biện chứng dạy (GV)- học (HS) D (GV) H (HS) 12 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Đây là qui luật cơ bản của quá trình dạy học: đó là qui luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học. Qui luật này phản ánh sự tác động qua lại tích cực giữa hai nhân tố của quá trình dạy học: D H. Nếu thiếu sự tác động qua lại tích cực giữa chúng thì sẽ không có quá trình dạy học. - Qui luật này cũng chi phối các tính qui luật khác:  Dạy học Phƣơng tiện dạy học  Dạy học Giáo dục… c2, Mối quan hệ thầy - trò - GV, HS đều là các nhân tố trung tâm. - GV là chủ đạo, là ngƣời tổ chức, điều khiển. - HS là chủ thể của hoạt động nhận thức - học tập. - HS vừa là khách thể, vừa là chủ thể của nhận thức. Nhìn vào cơ chế mối quan hệ thầy - trò, chúng ta thấy vai trò tự lập của ngƣời học (HS) đƣợc đề cao trong quá trình dạy học. 1.1.1.3. Động lực quá trình dạy học tiểu học [10] - Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các sự vật, hiện tƣợng vận động và phát triển là do sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập. Ở đây có sự tồn tại hai mâu thuẫn: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. -  Mâu thuẫn bên trong: là nguồn gốc của sự phát triển  Mâu thuẫn bên ngoài: là điều kiện của sự phát triển Nhƣ vậy động lực của quá trình dạy học chính là sự giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn bên trong. - Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học tiểu học là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ nhận thức và thực tiễn mà việc dạy học đề ra cho HS và một bên là trình độ phát triển trí tuệ hiện có của họ. Một khi giải quyết mâu thuẫn này sẽ tạo ra động lực chủ yếu của quá trình dạy học. 13 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục 1.1.1.4. Lôgic của quá trình dạy học tiểu học [10] a, Khái niệm Lôgic của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp qui luật nhằm đảm bảo cho HS đi từ trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tƣơng ứng với lúc bắt đầu nghiên cứu khoa học (hay đề mục) nào đó đến trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ t ƣơng ứng với lúc kết thúc môn học (hay đề mục) nào đó. b, Các khâu của quá trình dạy học tiểu học - Đề xuất và gây ý thức về nhiệm vụ nhận thức - Lãnh hội tri thức mới, hình thành khái niệm 1.1.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học tiểu học 1.1.2.1 Khái niệm chung về nguyên tắc dạy học [10] - Các nguyên tắc dạy học là các luận điểm cơ bản có tính qui luật của lí luận dạy học, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích giảng dạy nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ dạy học đề ra. 1.1.2.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học tiểu học [10] a, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục - Trong quá trình dạy học phải võ trang cho HS những tri thức khoa học chân chính, chính xác, phản ánh những thành tựu hiện đại của khoa học kĩ thuật và văn hóa, phải dần dần giúp cho HS tiếp xúc một số PP nghiên cứu, có thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. - Bồi dƣỡng cho HS một cách có hệ thống những quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, tƣ duy; những phẩm chất đạo đức nhƣ ý thức làm chủ tập thể, ý thức lao động, lòng yêu nƣớc. Nói một cách khác phải thông qua dạy chữ mà dạy ngƣời. b, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận với thực tiễn - Trong quá trình dạy học phải làm cho HS nắm vững những tri thức lí thuyết, tác dụng của tri thức này với đời sống, đối với thực tiễn và những kĩ năng vận dụng chúng nhằm góp phần cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân, đảm bảo “Học đi đôi với hành” 14 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục c, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tƣợng - Trong quá trình dạy học phải làm cho HS tiếp xúc trực tiếp với những sự vật, hiện tƣợng hay những hình tƣợng của chúng, từ đó đi đến chỗ nắm đ ƣợc những khái niệm, những qui luật, những lí thuyết khái quát. - Hoặc ngƣợc lại với quá trình trên, có thể cho HS nắm những cái trừu tƣợng, khái quát rồi xem xét những sự vật, hiện tƣợng cụ thể. Nguyên tắc này còn đòi hỏi phải đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa tƣ duy cụ thể và tƣ duy trừu tƣợng. d, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng. - Trong quá trình dạy học, những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo truyền đạt phải phù hợp với lứa tuổi của HS. Ngƣời GV tiểu học phải l ƣu ý đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học trong quá trình giảng bài và sử dụng các PP dạy và học khác nhau. e, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và tính mềm dẻo của tƣ duy - Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho HS nắm đƣợc vững chắc những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và khi cần có thể nhớ lại và vận dụng linh hoạt vào các tình huống nhận thức hay hoạt động thực tiễn khác nhau. - Quá trình nắm vững chắc tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có liên quan mật thiết đến chức năng tƣ duy. Do đó phải rèn luyện đ ƣợc cho HS phẩm chất t ƣ duy nói chung và phẩm chất tƣ duy mềm dẻo nói riêng. Phẩm chất này đảm bảo cho HS có thể có khả năng cơ động trong việc vận dụng những điều đã học vào cả tình huống đã học và tình huống mới. f, Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của HS và vai trò chủ đạo của GV - Quá trình nhận thức của HS là một quá trình trong đó HS với t ƣ cách là chủ thể phản ánh thế giới quan vào ý thức của mình: nắm đ ƣợc bản chất và các qui luật của nó, vận dụng các qui luật này để làm biến đổi nó, cải tạo nó. 15 Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Nhƣ vậy, quá trình nhận thức sẽ đi từ nhận thức cảm tính → nhận thức lí tính → thực tiễn: điều này chỉ có khi HS tự giác, tích cực, độc lập hoạt động. Hơn nữa, quá trình này đƣợc hoàn thành nhờ sự tác động qua lại giữa thầy và trò, giữa dạy và học. 1.1.3. Hệ thống các phƣơng pháp dạy học tiểu học 1.1.3.1. Khái niệm chung và các đặc điểm phương pháp dạy học tiểu học [10] a, Khái niệm chung PPDH là PP đƣợc xây dựng và vận dụng vào một quá trình cụ thể: quá trình dạy học. Quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của HS đ ƣợc tiến hành dƣới tác dụng chủ đạo của thầy. Nhƣ vậy PPDH với tƣ cách là tổng hợp những cách thức hoạt động của thầy và trò, phải góp phần tích cực của mình - nhiều khi góp phần quyết định vào việc thực hiện quá trình nhận thức độc đáo của HS. b, Đặc điểm PPDH tiểu học - - Phụ thuộc vào nội dung dạy học tiểu học. - Phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi ở trẻ. Các PPDH phải đan xen lẫn nhau, bởi sự tập trung chú ý ở trẻ kém, kéo dài không đƣợc lâu. - Nhận thức của trẻ chủ yếu từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng nên vai trò của PPDH trực quan trong nhà trƣờng là cực kì quan trọng. Tóm lại, PPDH tiểu học có mối liên quan mật thiết đến mục đích, nội dung dạy học cũng nhƣ đặc điểm lứa tuổi của trẻ và hơn hết, phụ thuộc vào chính ng ƣời thầy ở tiểu học. 1.1.3.2. Phương pháp dạy học tích cực a, Khái niệm [18] Phƣơng pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là những PPDH theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. “Tích cực” trong PPDHTC đƣợc dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động trái với nghĩa không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. b, Bản chất của dạy học tích cực [18] 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất