Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ...

Tài liệu Tăng cường sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

.DOC
111
380
113

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH cấp quận Chương 2: Đánh giá thực trạng tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH ở quận Kiến An thời gian qua Chương 3: Tăng cường sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH ở quận Kiến An MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ … Tóm tắt luận văn MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP KHPT KTXH CẤP QUẬN 1.1. KH cấp huyện (quận) trong hệ thống KH ở Việt Nam 1.1.1. Phân cấp KH ở VN hiện nay 1.1.2. Vị trí, vai trò của cơ quan KH cấp quận, huyện 1.1.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống KH cấp quận huyện 1.1.4. Bộ máy lập KH cấp huyện 1.2. Các mối quan hệ trong lập KHPT KTXH cấp huyện 1.2.1. Các mối quan hệ 1.2.2. Các bên tham gia trong lập KHPT KTXH huyện 1.2.2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư 1.2.2.2. Cơ quan lãnh đạo cấp huyện 1.2.2.3. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện 1.2.2.4. Các cơ quan chuyên môn 1.2.2.5. Các tổ chức cộng đồng 1.2.2.6. Cấp xã 1.3. Sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH huyện 1.3.1. Sự tham gia của các bên trong quy trình lập KHPT KTXH huyện 1.3.1.1. Chuẩn bị lập KH 1.3.1.2. Xây dựng KH 1.3.1.3. Phê duyệt KH 1.3.2. Trong xác định nội dung của bản KH 1.3.2.1. Nội dung bản KH cấp huyện 1.3.2.2. Sự tham gia của các bên 1.3.3. Ảnh hưởng sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH huyện 1.4. Sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia 1.4.1. Những yêu cầu đổi mới của công tác KH cấp huyện 1.4.2. Thực trạng tham gia trong lập KH cấp huyện hiện nay 1.4.2.1. Về tổ chức bộ máy 1.4.2.2. Về năng lực cán bộ 1.4.2.3. Về nội dung bản KH 1.4.3. Những hậu quả của lập KH thiếu sự tham gia của các bên CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP KHPT KTXH Ở QUẬN KIẾN AN THỜI GIAN QUA 2.1. Phân cấp lập KH của quận Kiến An 2.1.1. Giới thiệu chung về quận Kiến An 2.1.2. Bộ máy quản lý và phân cấp lập KH cấp huyện 2.2. Đánh giá thực trạng tham gia của các bên trong lập KH quận Kiến An thời gian qua . 2.2.1. Các bên tham gia trong lập KH 2.2.2. Thực trạng về các bên tham gia 2.2.3. Sự tham gia của các bên trong nội dung bản KHPT KTXH quận CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP KHPT KTXH Ở QUẬN KIẾN AN 2.2.4. Đánh giá chung về sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH quận Kiến An 3.1. Định hướng tăng cường sự tham gia của các bên 3.1.1. Mục tiêu 3.1.2. Định hướng 3.2. Nội dung tăng cường sự tham gia của các bên 3.2.1. Tăng cường các bên tham gia 3.2.2. Tăng cường sự tham gia 3.3. Các kiến nghị thực hiện 3.3.1. Thể chế hoá quy trình 3.3.2. Nâng cao năng lực cán bộ KH cấp quận KẾT LUẬN 3.3.3. Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý ngành KH DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Tăng cường sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn trong luận văn đều nêu rõ nguồn gốc xuất xứ và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ban giám hiệu nhà trường về lời cam đoan trên! Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2011 Cao học viên Lê Thị Bích Ngọc MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP KHPT KTXH CẤP QUẬN HUYỆN...................................................... 1.1. KHPT KTXH cấp quận huyện trong hệ thống kế hoạch ở Việt Nam.......... 1.1.1 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội:..................................................................... 1.1.2. Các cấp kế hoạch ở Việt Nam hiện nay.............................................................. 1.1.3. Vị trí, vai trò của cơ quan kế hoạch cấp quận huyện.......................................... 1.1.4. Các bộ phận cấu thành hệ thống kế hoạch cấp quận huyện:..............................10 1.1.5. Bộ máy lập kế hoạch cấp quận huyện:.............................................................11 1.2. Mối quan hệ và các bên tham gia trong lập KHPT KTXH cấp quận huyện..............................................................................................................12 1.2.1. Các mối quan hệ trong lập KHPT KTXH cấp quận huyện................................12 1.2.2. Các bên tham gia trong lập KHPT KTXH cấp quận huyện...............................15 1.3. Sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH cấp quận huyện...........17 1.3.1. Sự tham gia của các bên trong quy trình lập KHPT KTXH cấp quận huyện............17 1.3.2. Sự tham gia của các bên trong xác định nội dung của bản KHPT KTXH cấp quận huyện.......................................................................................................21 1.4. Sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia....................................................24 1.4.1. Sự tham gia các bên nhằm nâng cao chất lượng bản KHPT KTXH..................24 1.4.2. Sự tham gia các bên là một yêu cầu trong đổi mới của công tác kế hoạch...............24 1.4.3. Những hạn chế về sự tham gia trong lập kế hoạch cấp quận huyện hiện nay....25 1.4.4. Những hệ quả của lập kế hoạch thiếu sự tham gia của các bên:........................27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP KHPT KTXH Ở QUẬN KIẾN AN THỜI GIAN QUA...............................29 2.1 Giới thiệu chung về quận Kiến An................................................................29 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của quận...............................................................29 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận..................................................29 2.2. Phân cấp lập kế hoạch của quận Kiến An....................................................31 2.2.1. Bộ máy quản lý................................................................................................31 2.2.2. Phân cấp lập kế hoạch cấp quận.......................................................................31 2.3. Các bên tham gia trong lập kế hoạch của quận Kiến An................................33 2.3.1 Sở KHĐT thành phố Hải Phòng........................................................................33 2.3.2. Cơ quan lãnh đạo quận......................................................................................34 2.3.3 Phòng TCKH.....................................................................................................34 2.3.4. Các phòng chuyên môn.....................................................................................35 2.3.5. UBND các phường............................................................................................35 2.4. Thực trạng tham gia của các bên trong lập kế hoạch quận Kiến An thời gian qua........................................................................................................... 35 2.4.1. Thực trạng về sự tham gia trong quy trình lập KHPT KTXH quận:.................35 2.4.2. Sự tham gia của các bên trong nội dung bản KHPT KTXH quận:....................50 2.5. Đánh giá chung về sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH quận Kiến An.................................................................................................53 2.5.1. Những mặt làm được........................................................................................53 2.5.2. Những mặt chưa được.......................................................................................53 2.5.3. Nguyên nhân.....................................................................................................56 CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP KHPT KTXH Ở QUẬN KIẾN AN...............................................................62 3.1. Định hướng tăng cường sự tham gia của các bên........................................62 3.1.1. Mục tiêu tăng cường sự tham gia của các bên...................................................62 3.1.2. Định hướng tăng cường sự tham gia của các bên..............................................63 3.2. Nội dung tăng cường sự tham gia của các bên.............................................64 3.2.1. Tăng cường thêm các bên tham gia trong lập kế hoạch quận Kiến An.............64 3.2.2. Tăng cường sự tham gia của các bên trong từng khâu của quy trình lập kế hoạch................................................................................................................ 68 3.3. Các kiến nghị giải pháp thực hiện ...............................................................82 3.3.1 Đổi mới về tư duy lập kế hoạch cho cán bộ lãnh đạo và chuyên môn quận................82 3.3.2. Thể chế hoá quy trình........................................................................................83 3.3.3. Nâng cao năng lực cán bộ kế hoạch cấp quận...................................................84 KẾT LUẬN...............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................91 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KHPT : Kế hoạch phát triển KTXH : Kinh tế xã hội TCKH : Tài chính - Kế hoạch KHĐT : Kế hoạch và Đầu tư UBND : Uỷ ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân TC : Tài chính KH : Kế hoạch KTTT : Kinh tế thị trường NS : Ngân sách NSNN : Ngân sách nhà nước QLNN : Quản lý nhà nước DN : Doanh nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Hệ thống các cấp KH ở Việt Nam............................................................... Sơ đồ 1.2: Bộ máy lập kế hoạch cấp quận huyện........................................................11 Sơ đồ 1.3: Các mối quan hệ và sự tham gia trong lập KH quận huyện.......................13 Sơ đồ 1.4: Quy trình lập KHPT KTXH quận huyện...................................................17 Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý nhà nước Quận Kiến An..................................................32 BẢNG Bảng 2.1: Kế hoạch năm 2011 – Phòng kinh tế..........................................................45 Bảng 3.1: Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch ngành..............................................71 Bảng 3.2: Kế hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2011..........................73 Bảng 3.3: Kế hoạch phát triển KTXH phường............................................................76 Bảng 3.4: Nội dung cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quận.....................78 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả mọi mặt: Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, giảm đói nghèo … Cùng với quá trình đổi mới trên, đổi mới công tác kế hoạch đang được coi là một nội dung quan trọng nhằm tạo dựng một cơ chế kế hoạch kiểu mới phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường và sự phát triển của đất nước. Việc thực hiện thí điểm đổi mới công tác kế hoạch đang được tiến hành ở một số tỉnh trên cả nước như: Tỉnh Hoà Bình, Quảng Trị, Nghệ An … Không nằm trong số các đơn vị đang thực hiện thí điểm đổi mới công tác KHH của cả nước, công tác lập KHPT KTXH hàng năm của Quận Kiến An thành phố Hải Phòng đang bộc lộ nhiều hạn chế về sự tham gia, phối hợp cung cấp thông tin của các bên trong quá trình lập KH. Các phòng chuyên môn, UBND các phường chỉ cung cấp thông tin ban đầu trong quá trình lập KH mà không có sự tham gia, đóng góp ý kiến trong suốt quá trình triển khai lập KHPT KTXH tại địa phương, chưa có sự tham gia cung cấp thông tin của các Sở, ngành chuyên môn về KH định hướng ngành để có sự kết hợp hài hòa giữa bản KH theo lãnh thổ và KH ngành tạo nên bản KHPT KTXH của địa phương có chất lượng. Vì thế, bản KH được hình thành nên thường không phản ánh đúng thực tế của địa phương và thiếu sự đồng thuận của các bên trong quá trình triển khai thực hiện, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của quận, thành phố và đất nước. Do đó, đổi mới công tác lập KHPT KTXH hàng năm của quận Kiến An đang là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng quá trình phát triển của quận nói riêng và của thành phố, đất nước nói chung. Với lý do trên, tác giá đã chọn đề tài “Tăng cường sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp. 2 2. Mục đích nghiên cứu  Tăng cường sự tham gia của các bên trong quá trình lập KHPT KTXH hàng năm của quận để tạo ra một bản KH có chất lượng, có tính khả thi, tính chiến lược và phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội của quận, phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố và của đất nước. Có sự đồng thuận nhất trí cao và phát huy được vai trò, trách nhiệm của các bên có liên quan trong quá trình lập và thực hiện KHPT KTXH của quận.  Tăng cường sự chỉ đạo, tham gia của các tuyến trên (Sở KHĐT, các Sở, ngành có liên quan ….) trong quá trình lập KHPT KTXH hàng năm của quận.  Có sự kết hợp giữa KH định hướng ngành và KH theo lãnh thổ để tạo ra bản KHPT KTXH của quận đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của quận và KH ngành được thực hiện trên địa bàn quận. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Các bên liên quan tham gia quá trình lập KHPT KTXH hàng năm của quận, gồm: (i) Các phòng chuyên môn. (ii) UBND các phường. (iii) Các doanh nghiệp trên địa bàn quận. (iv) Các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn quận. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của các bên trong quá trình lập KHPT KTXH hàng năm cấp quận, để từ đó đưa ra những quan điểm và kiến nghị tăng cường sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH hàng năm của quận Kiến An. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung được sử dụng nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính. Trên cơ sở thực tế về sự tham gia của của các bên trong công tác lập KHPT KTXH hàng năm của địa phương để so sánh, đối chiếu với khung lý thuyết để đưa ra những đề xuất, kiến nghị tăng cường sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH hàng năm quận Kiến An. Bên cạnh đó, bài viết sử còn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để 3 phân tích, đánh giá thực tế sự tham gia của các bên trong quá trình lập KHPT KTXH của địa phương, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị tăng cường sự tham gia của các bên trong quá trình lập KH của quận. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH cấp quận huyện Chương 2: Thực trạng tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH ở quận Kiến An thời gian qua Chương 3: Tăng cường sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH ở quận Kiến An 4 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP KHPT KTXH CẤP QUẬN HUYỆN 1.1. KHPT KTXH cấp quận quận, huyện trong hệ thống kế hoạch ở Việt Nam 1.1.1 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: Kế hoạch được hiểu là sự thể hiện ý đồ của chủ thể về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý và các giải pháp để thực thi. Nó xác định xem một quá trình phải làm gì? làm thế nào? khi nào làm và ai sẽ làm?. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KHPT KTXH) là công cụ quản lý kinh tế của nhà nước theo mục tiêu, nó thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển KTXH phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc của một địa phương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả cao nhất. KHPT có các chức năng sau:  Điều tiết, phối hợp ổn định kinh tế vĩ mô ở các cấp địa phương  Hoạch định kế hoạch chung tổng thể, đưa ra và thực thi các chính sách cần thiết, đảm bảo các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tổng hợp các nguồn lực, phát huy hiệu quả tổng thể KTXH, thúc đẩy tăng trưởng nhanh theo phương thức thống nhất, đảm bảo tính chất xã hội của các hoạt động kinh tế địa phương.  Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định và cân đối, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi trường, tạo tiền đề và hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế lành mạnh ở địa phương.  Đảm bảo sự công bằng xã hội giữa các vùng, các tầng lớp dân cư bằng kế hoạch sử dụng ngân sách và các chính sách điều tiết.  Điều tiết nền kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá ngày càng tăng.  Định hướng phát triển kinh tế - xã hội  KH phải thể hiện được những định hướng phát triển chung của toàn bộ nền 6 kinh tế địa phương. Hệ thống chính sách, ngân sách đi kèm phải đảm bảo sự nhất quán với định hướng chung đó, đồng thời tạo những đòn bẩy cần thiết để khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ các thành phần kinh tế cùng vận động theo định hướng chung.  Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bằng các chỉ tiêu pháp lệnh sang giám sát và quản lý các chỉ tiêu chủ yếu ở tầm vĩ mô, và các chỉ tiêu này chỉ mang tính định hướng, không cứng nhắc và áp đặt. Vì thế, để các thành phần kinh tế khác trong kinh tế địa phương đồng thuận theo định hướng chung, thu hút sự tham gia của họ ngay từ khi xây dựng kế hoạch là một yêu cầu mang tính nguyên tắc.  Kiểm tra, theo dõi hoạt động kinh tế - xã hội  Công tác kế hoạch hoá không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, mà còn phải kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện qui trình kế hoạch tiếp theo.  Chính phủ sử dụng các cơ quan chức năng tiến hành theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện tiến độ kế hoạch, kịp thời điều chỉnh khi có những yếu tố mới xuất hiện, đồng thời xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá hiệu quả và hiệu lực để đo lường mức độ đạt được đầu ra, kết quả và tác động của kế hoạch. Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam bao gồm:    KHPT KTXH - KH phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia - KH phát triển kinh tế - xã hộiKHPT KTXH cấp tỉnh, thành phố KHPT KTXH cấp quận, huyện - KH phát triển kinh tế - xã hộ cấp quận huyện  - KH phát triển kinh tế - xã ộiKHPT KTXH cấp xã, phươnghường Tương ứng với mỗi cấp KH sẽ là một cấp ngân sách, tuy nhiên nếu đứng trên góc độ phạm vi, tính chất KH thì sẽ gồm 3 bộ phận cấu thành hệ thống KH quốc gia, bao gồm:  KHPT KTXH cấp quốc gia 7  KHPT KTXH ngành, lĩnh vực  KHPT KTXH địa phương (tỉnh, thành phố; quận, huyện; xã, phường). (em viết sơ qua mỗi gạch đầu dòng một vài ý về nội dung và phạm vi KH) Nếu xét theo góc độ thời gian, hệ thống KH phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: KH 5 năm và KH hàng năm.  KH 5 năm: KH 5 năm là sự cụ thể hoá các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước. KH xác định các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kỳ 5 năm và xác định các cân đối, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát triển của khu vực kinh tế nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. KH 5 năm được xác định là trung tâm trong hệ thống KHH phát triển, điều đó được giải thích bởi các lý do sau đây:  Thông thường các dự án đầu tư bắt đầu có lợi tức sau 1 năm hoặc một vài năm sau so với thời điểm bắt đầu xây dựng, vì vậy thời hạn 5 năm là khoảng thời gian đủ (so với KH 1 năm) để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của các dự án đầu tư, hiệu ứng của các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế xã hội.  Yêu cầu của KH là phải xác định hệ thống chỉ tiêu một cách cụ thể, đo lường nhiệm vụ cần phải đạt được trong một thời kỳ nhất định, vì vậy những KH trong phạm vi 5 năm thường bảo đảm đưa ra những chỉ tiêu chính xác hơn, dễ thực thi hơn những KH có thời gian dài hạn.  KH 5 năm thường được xác định trong một nhiệm kỳ Đại hội Đảng và trùng lặp với nhiệm kỳ làm việc của cơ quan Chính phủ, vì vậy coi KH 5 năm là trung tâm là một quan điểm gắn lãnh đạo chính trị với lãnh đạo kinh tế, cho phép xác dịnh rõ ràng hơn trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị và tạo thuận lợi cho việc đánh giá chính xác hiệu quả, hiệu lực của bộ máy lãnh đạo chính trị.  .....(em viết một số ý vào đây về chức năng nhiệm vụ của KH 5 năm). KH hàng năm: KH hàng năm là bước cụ thể hoá KH 5 năm, là công cụ điều hành các hoạt 8 động mang tính tác nghiệp thường niên của nền kinh tế nhằm thực hiện được mục tiêu của KH 5 năm. Trong hệ thống KHPT thì KH 5 năm là công cụ chính sách định hướng và KH hàng năm là công cụ thực hiện. Vai trò của KH năm:  Cụ thể hoá KH 5 năm, phân đoạn KH 5 năm để từng bước thực hiện KH 5 năm. Quy mô và sự cấu thành của KH năm vì thế chủ yếu được quyết định bởi ngân sách, các chỉ tiêu KH 5 năm, các tiến trình trong những nghiên cứu khả thi và những dự án triển khai trong thời kỳ trước.  Là công cụ để điều chỉnh KH 5 năm có tính đến đặc điểm của từng năm.  Bao hàm các nhiệm vụ, các chỉ tiêu chưa được dự kiến trong KH 5 năm, bảo đảm tính linh hoạt, nhạy bén của KHH nói chung. có nhiệm vụ (em viết vài dòng ở đây về chức năng và nhiệm vụ KH hàng năm) 1.1.21. CácPhân Các cấp kế hoạch ở VNiệt Nam hiện nay Hệ thống các cấp KH ở Việt Nam hiện nay được thể hiện qua sơ đồ sau đây: Hệ thống các cấp KH ở Vn hiện này thể hiện qua sơ đồ sau đấy Quốc hội Kế hoạch cấp Trung ương Chính phủ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Kế hoạch địa phương Tỉnh, thành phố Bộ quản lý ngành Quận, Huyện Các đơn vị kinh tế Phường, Xã Kế hoạch ngành 9 Sơ đồ 1.1: Hệ thống các cấp KH ở Việt Nam (Nguồn: Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển) Nguồn: tác giả tự tổng hợp Theo sơ đồ trên Theo sơ đồ trên: Bộ máy quản lý KH của Việt Nam được phân chia thành 3 nhóm: - (1) Cơ quan KH trung ương. - (2) Cơ quan KH ngành. - (3) Cơ quan KH địa phương: Bao gồm cấp tỉnh, huyện và xã. Theo sơ đồ trên, Bộ KHĐT là cơ quan KHH quốc gia có nhiệm vụ tổng hợp, hướng dẫn và soạn thảo hệ thống KHPT KTXH của cả nước. Các cơ quan bộ quản lý ngành xây dựng KH của ngành, các địa phương thông qua Sở KHĐT hình thành KHPT của ngành mình. KHPT của các Bộ, ngành địa phương được gửi lên Bộ KHĐT cân đối, tổng hợp để thông qua Chính phủ và Quốc hội. Quốc hội là cơ quan cao nhất có quyền thông qua và phê chuẩn KHPT KTXH của đất nước. Đối với cơ quan KH địa phương: Ở cấp tỉnh, thành phố, UBND đứng đầu là Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm về các văn bản mang tính KH của địa phương mình. Sở KHĐT có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố về định hướng phát triển KTXH của địa phương và là tổ chức ngành dọc của Bộ KHĐT. Sở KHĐT chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBND tỉnh, thành phố và chịu sự quản lý theo ngành dọc của Bộ KHĐT. Bên cạnh Sở KHĐT, các sở, các ban ngành chuyên môn ở tỉnh như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và môi trường …. với chức năng của mình cũng sẽ tổ chức nghiên cứu quy hoạch và KHPT của ngành mình ở trên địa phương. Trong quá trình xây dựng KHPT KTXH của tỉnh thành phố, Sở KHĐT là cơ quan tham mưu chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức xây dựng, tổng hợp theo tuyến dọc (các KH quận, huyện) và ngang (KH các sở ngành) để có bản KHPT KTXH của tỉnh thành phố. Để làm được điều đó, Sở KHĐT sẽ chủ động tổ chức sự tham gia của các sở ngành, các cơ quan KH tuyến dưới cũng như các đối tượng khác, có liên quan đến KH tỉnh thành phố. Tưong Tương tự như cấp tỉnh thành phố, các cấp KH cấp dưới, gồm cấp quận huyện và cấp xãphường xã cũng được hình thành và tổ chức với quy mô nhỏ hơn. 10 Tuỳ thuộc và quy mô các địa phương huyện, xã, các cơ quan chuyên trách xây dựng và quản lý KH sẽ được hình thành. 1.1.23. Vị trí, vai trò của cơ quan kế hoạch cấp quận quận huyện Cấp quận quận huyện là một bộ phận cấu thành hệ thống KH cấp dđịa phương. Theo cơ chế phân cấp hiện nay, KH cấp quận quận huyện có vị trí: Thứ nhất: Là cấp triển khai, cụ thể hoá KH cấp tỉnh thành phố Cấp huyện là một bộ phận cấu thành hệ thống kế hoạch cấp địa phương. Theo cơ chế phân cấp hiện nay, KH cấp huyện có vị trí: THứ nhất, * là cấp Ttriển khai, cụ thể hóathực hiện KH cấp tỉnh trên. KH cấp quận quận huyện được coi là một bộ phận cấu thành của hệ thống KH các cấp. KH cấp quận quận huyện được xây dựng và triển khai dựa trên định hướng của KH quốc gia, KH tỉnh thành phố, KH ngành và được áp dụng trong điều kiện phù hợp với thực tế của địa phương. Nội dung KH quận quận huyện phản ánh đúng sự phân cấp QLNN về kinh tế. KH quận huyện phải phù hợp với KH chung của cả nước. Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng KHPT KTXH của địa phương mình, quận huyện còn hỗ trợ cho việc lập và điều hành KHPT KTXH của quốc gia bằng cách cung cấp các thông tin, dự báo và những kiến nghị cho việc xây dựng các chính sách kinh tế cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Thứ hai: Là một cấp KH độc lập, cơ quan KhH quận quận huyện thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế, xã hội của quận quận huyện. Thứ hai, * lLà một cấp KH độc lập, cơ quan KH huyện thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế, xã hội của huyện. KH quận quận, huyện là công cụ để chính quyền địa phương thực hiện quản lý vĩ mô nền KTXH của quận quận, huyện. Cụ thể, vai trò của KHPT KTXH cấp quận quận, huyện bao gồmđược thể hiện như sau: (i)(1) - Là công cụ định hướng phát triển KTXH quận, quận huyện: KH quận quận, huyện phải thực hiện được những định hướng chung của toàn bộ nền kinh tế địa phương. Hệ thống chính sách, NS đi kèm phải đảm bảo 11 sự nhất quán với định hướng chung đó, đồng thời tạo những đòn bẩy cần thiết để khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ các thành phần kinh tế trên địa bàn cùng vận động theo định hướng chung. (ii)(2) - Là một cấp KH độc lập, KH quận quận huyện điều tiết, phối hợp ổn định kinh tế của quận, quận huyện: KH quận quận, huyện đưa ra và thực thi các chính sách cần thiết đảm bảo các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tổng hợp các nguồn lực sẵn có của quận, huyện, phát huy hiệu quả tổng thể KTXH, thúc đẩy tăng trưởng nhanh theo phương thức thống nhất, đảm bảo tính chất xã hội của các hoạt động kinh tế. (3) (iii) - Là công cụ kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động KTXH trên địa bàn huyện. Cơ quan KH quận quận, huyện thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện tiến độ KH và tuân thủ các cơ chế, chính sách hiện hành áp dụng trong thời kỳ KH. Đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách, mục tiêu đặt ra, phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả KTXH bảo đảm các luận cứ quan trọng cho việc xây dựng KH của các năm tiếp theo. * Trong quản lý và điều hành phát triển kinh tế huyện dưới tác động của nền KTTT Đặc trưng cơ bản của nền KTTT là tính chất đa thành phần kinh tế, sở hữu tư nhân dưới nhiều hình thức khác nhau trong toàn bộ hệ thống kinh tế. Thị trường tồn tại như một sức mạnh thần bí chi phối các mặt hoạt động của đời sống KTXH. Trong nền kinh tế này, KH thể hiện những nỗ lực của chính quyền địa phương để đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh với mức việc làm cao và ổn định giá cả thông qua các chính sách định hướng và điều tiết nền kinh tế. Trong cơ chế thị trường, KH có vị trí đặc biệt quan trọng, không thể thiếu. Nếu coi thị trường và KH là hai công cụ điều tiết nền kinh tế thì mối quan hệ giữa KH và thị trường thực chất là sự kết hợp giữa hai công cụ điều tiết trực tiếp và gián tiếp. Cơ chế thị trường đặt ra yêu cầu là KH không tìm cách thay
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất