Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế cảnh quan kho cảng tổng hợp cảng cái cui – thành phố cần thơ...

Tài liệu Thiết kế cảnh quan kho cảng tổng hợp cảng cái cui – thành phố cần thơ

.PDF
60
174
142

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i TIỂU SỬ CÁ NHÂN............................................................................................... ii LỜI CẢM TẠ......................................................................................................... iii MỤC LỤC ..............................................................................................................iv DANH SÁCH HÌNH ...............................................................................................vi DANH SÁCH BẢNG............................................................................................ vii TÓM LƯỢC......................................................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................2 1.1 KHÁI NIỆM THIẾT KẾ CẢNH QUAN .......................................................2 1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VƯỜN – CÔNG VIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM....................................................................................2 1.2.1 Vài nét về lịch sử phát triển và bố cục vườn –công viên trên thế giới ................ 2 1.2.2 Ở một số nước phương Đông ................................................................3 1.2.3 Ở một số nước Phương Tây...................................................................7 1.2.4 Vườn Việt Nam...................................................................................10 1.3 CÂY XANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ....................................11 1.3.1 Vai trò của cây xanh............................................................................11 1.3.2 Phân loại cây xanh ..............................................................................13 1.3.3 Các nguyên tắc phối kết cây xanh .......................................................15 1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC THIẾT KẾ ...............................15 1.4.1 Khí hậu ...............................................................................................15 1.4.2 Thủy văn .....................................................................................16 1.4.3 Tài nguyên nước .................................................................................17 1.4.4 Địa hình địa mạo.................................................................................17 1.4.5 Thổ nhưỡng .....................................................................................17 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................18 2.1 PHƯƠNG TIỆN..........................................................................................18 iv 2.2 PHƯƠNG PHÁP.........................................................................................18 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................20 3.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..........................20 3.1.1 Vị trí và giới hạn .................................................................................20 3.1.2 Phân tích hướng ..................................................................................20 3.1.3 Hiện trạng xây dựng............................................................................20 3.1.4 Hiện trạng thực vật..............................................................................22 3.1.5 Đánh giá chung về khu vực thiết kế ....................................................24 3.1.6 Phân khu thiết kế.................................................................................24 3.2 THIẾT KẾ CẢNH QUAN ..........................................................................35 3.2.1 Phương án 1........................................................................................25 3.2.2 Phương án 2........................................................................................37 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................47 4.1Kết luận ..................................................................................................47 4.2 Kiến nghị ...............................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................48 PH Ụ CHƯƠNG v DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 1.1 Hành lang nhà tạ trong vườn Lạc Viên – Thượng Hải............................... 5 1.2 Vườn Nhật ............................................................................................... 6 1.3 Biệt thự Vettii, Pompeii của La Mã .......................................................... 8 1.4 Vườn Ý .................................................................................................... 9 1.5 Phong cách đồng quê Việt Nam.............................................................. 11 3.1 Mặt bằng hiện trạng tổng thể .............................................................. 21 3.2 Hiện trạng khu đất thiết kế .............................................................22 3.3 Hiện trạng khu vực thiết kế ( bên hông nhà điều hành ....................22 3.4 Hiện trạng thực vật khu đất thiết kế (sau nhà điều hành) ................23 3.5 Hiện trạng khu đất thiết kế (bao quanh kho cảng)...........................23 3.6 Bảng đồ phân khu thiết kế..............................................................25 3.7 Mô hình thiết kế phương án 1 ........................................................26 3.8 Phối cảnh khu A – Phương án 1 .....................................................28 3.9 Phối cảnh khu B – Phương án 1 .....................................................29 3.10 Phối cảnh khu C – Phương án 1 .....................................................31 3.11 Phối cảnh tiểu cảnh khu D – Phương án 1 ......................................32 3.12 Phối cảnh khu D và E – Phương án 1 .............................................34 3.13 Mô hình thiết kế phương án 2 ........................................................36 3.14 Phối cảnh khu A – Phương án 2 .....................................................38 3.15 Phối cảnh khu B – Phương án 2 .....................................................39 3.16 Phối cảnh khu C- Phương án 2 .......................................................42 3.17 Phối cảnh tiểu cảnh khu D – Phương án 2 ......................................43 3.18 Phối cảnh khu D và E – Phương án 2 .............................................45 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Phân loại chiều cao các dạng cây ..............................................15 3.1 Diện tích các khu thiết kế..........................................................25 3.2 Một số loài cây chính sử dụng trong phương án 1.....................35 3.3 Một số loài cây chính sử dụng trong phương án 2.....................46 vii LÝ HẢI LONG, 2011. “Thiết kế cảnh quan kho cảng tổng hợp - Cảng Cái Cui – Thành Phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ,… trang. Cán bộ hướng dẫn: ThS. PHẠM THANH VŨ. TÓM LƯỢC Kho cảng tổng hợp 20.000 tấn - Cảng Cái Cui – Thành Phố Cần Thơ được xây dựng với mục đích đáp ứng việc phát triển cảng biển đồng thời phục vụ cho nhu cầu bốc dỡ, lưu trữ hàng hoá của các cầu tàu có trọng tảỉ từ 10.000- 20.000 tấn. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt đảm bảo cho vấn đề kĩ thuật thì vấn đề môi trường và cảnh quan cũng rất được chú trọng. Đề tài “Thiết kế cảnh quan kho cảng tổng hợp - Cảng Cái Cui – Thành Phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm mục tiêu đưa ra phương án thiết kế cảnh quan phù hợp với cơ sở hạ tầng của kho đồng thời giải quyết được nhu cầu về mảng xanh cho kho cảng. Với mục tiêu trên, đề tài được thực hiện với bước đầu là tiến hành thu thập số liệu, điều tra, khảo sát khu vực thiết kế từ đó đưa ra nhận định về khu vực thiết kế. Trên cơ sở đó đưa ra được 2 phương án thiết kế. Phương án 1 “Thiết kế với ý tưởng chủ đạo là phong cách tự do” mô hình thiết kế được xây dựng trên cơ sở sử dụng bố trí cảnh quan một cách tự do phù hợp với kho cảng. Sử dụng nhiều cây bóng mát. Cây trang trí nhỏ được bố trí kết hợp với đá cuội tạo thành những tiểu cảnh nhỏ. Ưu điểm của phương án này là tạo ra được một không gian thoáng, gợi mở. Phương án 2 “Thiết kế mới với ý tưởng chủ đạo là phong cảnh làng quê Việt Nam” mô hình của phương án được xây dựng nhằm đưa con người về những cái thân quen, gần gũi với chính cuộc sống thường nhật tạo cảm giác thoải mái gắn bó. Gợi lại được hình ảnh của làng quê Việt Nam qua những tiểu cảnh hồ súng, bụi tre làng, tượng mục đồng cưỡi trâu... Ưu điểm: của phương án này là tạo ra được một cảnh quan sinh động đầy màu sắc. viii MỞ ĐẦU Cần Thơ là một trong những trung tâm đang phát triển rất mạnh của cả nước nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Với sự phát triển nhộn nhịp, cùng với sự đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh việc phát triển giao thông đường bộ, đường hàng không phục vụ cho việc buôn bán, trao đổi cũng như lưu thông hàng hóa thì việc phát triển các Cảng biển cũng đang được đẩy mạnh. Cảng Cái Cui với diện tích 37 ha, nằm tọa lạc trên địa bàn phường Tân Phú, quận Cái Răng là một trong những cảng giữ vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Cần Thơ nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Cảng được xem là trung tâm tiếp nhận, bảo quản, phân phối hàng hóa kết nối giữa các cơ sở kinh tế công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ với hệ thống cảng biển và mạng giao thông quốc gia. Hiện nay Cảng đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Song song với vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng thì vấn đề môi trường cảnh quan là vấn đề không thể thiếu với bất kì dự án nào. Việc thiết kế cảnh quan cho toàn bộ khu Cảng là một vấn đề đang được các cấp lãnh đạo, chính quyền và ban quản lý khu Cảng đặc biệt quan tâm. Đây cũng chính là một tiêu chuẩn cần thiết cho một đô thị hiện đại đang ngày càng phát triển mạnh mẽ như thành phố Cần Thơ hiện nay. Tuy nhiên việc thiết kế mảng xanh cho toàn bộ khu Cảng với diện tích lớn như vậy là một vấn đề không dễ. Cho nên việc chia nhỏ các khu ra để từng bước hoàn thiện mảng xanh là một điều hợp lý. Kho cảng tổng hợp trọng tải 20.000 tấn nằm trong dự án lớn của Cảng Cái Cui hiện đang được xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Trong khi đó vấn đề mảng xanh của kho Cảng hiện vẫn chưa được giải quyết, chưa đáp ứng được nhu cầu. Chính vì vậy đề tài: “Thiết kế cảnh quan kho Cảng tổng hợp - Cảng Cái Cui – Thành Phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm xây dựng mô hình thiết kế cảnh quan phù hợp với chức năng của kho Cảng góp phần làm tăng diện tích mảng xanh đáp ứng nhu cầu về cây xanh cho kho Cảng cũng như làm tăng thêm vẻ mĩ quan cho tổng thể khu Cảng. Đồng thời định danh và đề xuất những chủng loại cây xanh, hoa kiểng, vật liệu phù hợp trong thiết kế. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 KHÁI NIỆM THIẾT KẾ CẢNH QUAN Thiết kế cảnh quan là thiết kế không gian bên ngoài: không gian được hình thành do quan hệ của ngoại vật và con người nhận thức ra nó bằng các giác quan (chủ yếu là thị giác). Đó là không gian được giới hạn bởi nền và tường (không gian kiến trúc không máy). Trong quan niệm của cảnh quan, không gian này không chỉ hàm chứa mối quan hệ của nó với khối xây dựng bao quanh, cũng như các thành phần khác của thiên nhiên và nhân tạo. Thiết kế cảnh quan bên ngoài còn cần có sự liên hệ với không gian bên trong. Thiết kế cảnh quan là một hoạt động sáng tạo môi trường vật chất – không gian bao quanh con người. Và đối tượng của thiết kế cảnh quan là tạo địa hình với bậc thang, tường chắn đất, bề mặt trang trí từ vật liệu xây dựng, cây xanh, các tác phẩm điêu khắc, công trình nước… nghĩa là các thành phần của môi trường vật chất không gian (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006). 1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT VƯỜN CÔNG VIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1 Vài nét về lịch sử phát triển nghệ thuật bố cục vườn – công viên trên thế giới Nghệ thuật vườn – công viên đã có từ lâu trên thế giới, vào khoảng 3.000 năm trước công nguyên, ở Trung Quốc đã xây vườn lớn bao quanh công thự vua chúa. Tại thành phố Ba-bi-lon (thành phố thời cổ duy nhất giữ được nền văn minh và phát triển trong liền 15 thế kỷ) đã có vườn treo của hoàng hậu Xi-mi-ra-mit. Ở Ai Cập, Hy lạp và La Mã cổ đã chú ý nhiều đến việc xây dựng vườn: tạo mặt nước, các công trình trang trí phong phú, số lượng tượng rất lớn. Vào thế kỷ XIII – XIV ở Tây Ban Nha đã xây dựng các vườn nhỏ, kín. Thời trung cổ nghệ thuật vườn hầu như không phát triển. Đến thời phục hưng lại hưng thịnh. Ở Ý, thế kỷ XVI đã tạo nên các vườn đặc sắc của lâu đài, biệt thự. Đến thế kỷ XVII kiểu vườn ở Ý được đưa vào Pháp và được thay đổi theo đặc điểm tự nhiên của nước Pháp. Nếu ở Ý quy mô vườn 2-3 ha thì ở Pháp quy mô hàng trăm ha. Nổi tiếng có vườn Véc-xai rộng 1.700 ha của Le-no-tre đã ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật phong cảnh Châu Âu. Giữa thế kỷ XVIII ở Tây Âu xuất hiện khuynh hướng nghệ thuật phong cảnh mới ảnh hưởng bởi nghệ thuật mô phỏng tự nhiên của vườn cổ Trung Quốc. Đến thế kỷ 2 XIX nghệ thuật phong cảnh đã mở rộng đến thành phố và trở thành một phần hữu cơ với thành phố. Sau cánh mạng Tháng Mười, thành phố xã hội chủ nghĩa bắt đầu hình thành kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của cảnh quan chung. Năm 1929, lần đầu tiên trên thế giới, ở Liên Xô đã xuất hiện kiến trúc phong cảnh trong công viên kiểu mới: công viên văn hóa nghỉ ngơi Gooc-ki ở Mat-xcơ-va. Ngày nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều khuynh hướng nghệ thuật vườn – công viên (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1980). 1.2.2 Ở một số nước phương Đông 1.2.2.1 Vườn Ai Cập cổ Xuất hiện từ thế kỉ thứ III trước công nguyên và phát triển rực rỡ nhất vào thời kì Tân Vương Quốc, vườn gồm 2 loại chủ yếu: vườn đền của các Phararong và vườn nhà ở của các chủ nô (Hàn Tất Ngạn, 2000). Bố cục vườn cổ Ai Cập theo xu hướng cân xứng, quanh nhân trung tâm là một hồ nước lớn hình chữ nhật (60 x 120). Bố cục đơn giản nhưng rất chặt chẽ bởi các yếu tố như: công trình chính (đền thờ hay dinh thự) nằm trên trục chính, cây hoa trang trí ở trung tâm, cây to bóng mát trồng thành hàng xa trung tâm. Nguyên nhân tạo bố cục dạng hình học của vườn là do hệ thống tưới quy định. 1.2.2.2 Vườn Lưỡng Hà Lưỡng Hà nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrate nên quần hệ thực vật bên bờ sông rất phong phú và có nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức vườn phục vụ vui chơi giải trí. Vườn cổ Lưỡng Hà có bố cục theo kiểu chia thành nhiều tầng trên sân cao (theo tầng Zigurat), kiểu vườn này được gọi là vườn treo (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 1980). Theo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (1980) yếu tố chủ yếu đưa vào bố cục vườn là cây, với nhiều loại quý hiếm để tạo cảnh đẹp và cho bóng mát. Ngoài cây cỏ tự nhiên, vườn còn được chú ý sửa sang cải tạo địa hình (đắp bồi nhân tạo). Bố cục mặt nước trong vườn treo được tổ chức các dạng vòi phun, thác hay suối vừa để trang trí vừa để tưới. Các loại cây trồng được sưu tầm tìm kiếm từ khắp mọi nơi, rất nhiều giống hoa quý và các kì hoa dị thảo. Cây được trồng tự do và theo điều kiện sinh thái tự nhiên. Cây vùng núi cao được trồng trên sân trên, cây ở miền hạ du trồng dưới sân như: Cọ, Bách, Tuyết tùng, Hoàng dương… và nhiều loại hoa đẹp (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006). 1.2.2.3 Vườn Ấn Độ Nổi bật với 2 đặc điểm chính: bố cục hình học chặt chẽ với mặt nước ở giữa toà nhà và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006). 3 Yếu tố thực vật trong bố cục nghệ thuật vườn Ấn Độ rất đa dạng. Với điều kiện thiên nhiên sẵn có: núi cao nhất thế giới, đồng cỏ mênh mông, vùng mưa nhiều lại có vùng sa mạc. Đặc trưng của vườn Ấn Độ là hệ thống mặt nước mở rộng, người ta có cảm tưởng như vườn nổi trên mặt nước, có loại vườn gọi là “vườn nổi”. Vườn nổi là những “bè” chiều dài 9m, chiều rộng 2 – 3 m, đắp lớp đất 60 – 70 cm. Trên những lớp đất đó có tổ chức cây xanh (thường trồng những loại cây ăn quả). Nổi tiếng nhất Ấn Độ là quần thể công viên cung điện U-dai-pua (1571). Vườn xây dựng trên đảo đá trắng, dưới chân núi đảo là mặt nước tự nhiên có chỗ được cải tạo, cơ cấu vườn bao gồm một hệ thống sân cao. Thủ pháp bố cục sân chủ yếu dùng cây to bóng mát trồng đăng đối, tán cây màu thẫm, đổ bóng xuống mặt nước. Ở lâu đài trên sân có bể trang trí lát đá màu, có bồn hoa trồng những khóm hoa. 1.2.2.4 Vườn Trung Quốc Nghệ thuật vườn công viên cổ Trung Quốc là quê hương của xu hướng mô phỏng thiên nhiên phương Đông. Đó là một nghệ thuật độc đáo với phương ngôn : “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” Có nghĩa là núi tiếp núi, nước tiếp nước, dường như không thấy lối đi đâu cả. Và những khóm hoa sáng lên trong bóng râm của những cây liễu rũ báo hiệu còn những cảnh tiếp theo. Vườn cổ Trung Quốc bao gồm những nguyên lý: - Lấy thiên nhiên làm mẫu chính. - Các yếu tố hình thành vườn được bố trí hài hòa tạo nên những bức tranh thiên nhiên (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 1986). - Vườn Trung Quốc bố cục theo kiểu đi ngắm cảnh. Vì thế luôn tạo cảnh thay đổi, bất ngờ. Lối đi thường có mái che (hành lang dài) để sử dụng được cả bốn mùa. - Địa hình được nghiên cứu tỷ mỉ. - Nước là một yếu tố không thể thiếu. Thường dùng mặt nước làm trung tâm bố cục vườn… - Nghệ thuật tạo cảnh đúng thủ pháp gây sự thay đổi trong cảm giác: như tổ chức đồi vực xen lẫn thung lũng, đồng cỏ, dòng nước chảy mạnh xen lẫn mặt nước phẳng lặng, cánh rừng thông tối xen lẫn rừng lá màu sáng tràn ánh nắng. - Sử dụng âm thanh để tạo nên những tâm trạng theo chủ đề của tác giả như: tạo tiếng gió, tiếng vọng âm, tiếng chim hót, tiếng suối róc rách hay tiếng ầm ầm của thác đổ, tiếng rì rào hay xào xạc của lá… 4 Hình 1.1 Hành lang nhà tạ trong vườn Lạc Viên – Thượng Hải (Nguồn: “Kiến trúc phong cảnh”, Lê Đàm Ngọc Tú, 2006) Hai đặc điểm rất được chú trọng trong vườn cảnh Trung Quốc là chu kì và đặc tính thay đổi của khu vườn theo từng mùa và tạo nên một cuộc dạo chơi phong cảnh với sự biến đổi về mặt không gian, cảm xúc, vật cảnh (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006). Công viên Trung Quốc chia ra hai cảnh chính: cảnh rùng rợn và hoa tình ca. Những cảnh đặc trưng trong cảnh rùng rợn với một mỏ đá nhân tạo chênh vênh trên vách đá, phía dưới là dòng nước chảy xiết. Phong cảnh biến đổi đột ngột sau lối rẽ của con đường, cây cối um tùm, bất chợt hiện ra một thung lũng lớn tràn ngập hoa tươi cảnh vật với màu sắc và hình thức tương phản làm cho phong cảnh sống động và sáng sủa, cạnh cây liễu rũ thướt tha là hàng thông xanh thẳng tắp. Hoa tình ca hay lãng mạn là sự gợi buồn man mác của cảnh vật. Nhân tố gợi cảm chủ yếu có thể là hòn đá nhỏ với túp liều nên thơ, chiếc cầu cong cong hay những cành liễu ngả bóng xuống mặt nước trong xanh (Hàn Tất Ngạn, 2000). 1.2.2.5 Vườn Nhật Bản Người Nhật đã chịu ảnh hưởng xu hướng nghệ thuật vườn Trung Quốc nhưng để phù hợp với kiểu thiên nhiên đất nước mình họ đã tạo nên kiểu nghệ thuật phong cảnh đặc sắc với những nguyên lý riêng. Phong cảnh vườn cổ Nhật không phải để đi vào ngắm mà để ngồi thưởng thức. Vì vậy không gian vườn chan hòa với không gian bên trong nhà (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006). 5 Hình 1.2 Toàn cảnh khu vườn Nhật hiện đại (Nguồn:http://art.online.com/Phong_Cach_Vuon/2010/01/Phong_Cach_Vuon_0001.html) Vườn được xem như một phần của nhà. Người Nhật thích giữ nguyên phong cảnh đất nước mình, để đạt được ý nguyện họ đã thu nhỏ thiên nhiên tạo thành những bức tranh hoàn chỉnh để ngắm. Người Nhật đã dùng thủ pháp tượng trưng cao thiên nhiên đôi khi chỉ biểu hiện dáng dấp (dòng suối, con sông, thác đổ). Nghệ thuật vườn Nhật độc đáo nhất là tạo cảnh khô. Nổi tiếng trên thế giới có vườn Rioanji. Vườn chỉ có hai yếu tố cát trắng hạt to và đá. Cát chỉ dùng bừa để trải giả làm sóng biển. Trên thảm cát đó sắp xếp một cách nghệ thuật những nhóm đá tượng trưng đất nước đảo (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 1986). Vườn nhật mang tính triết lí sâu sắc, được thiết kế bằng chất liệu kiến trúc thu nhỏ như cổng, đình, chùa, đèn lồng đá, hồ nước cá vàng, cây cỏ hoa lá thay đổi theo mùa… tạo ra phong cảnh biến động theo sự trầm tư và suy niệm của người thưởng thức (Lê Minh Trung, 1999). Bố cục vườn Nhật sử dụng không gian mở là chủ yếu. Vườn Nhật hạn chế dùng cây. Cây trong vườn Nhật được nghiên cứu tỷ mỉ dưới các dạng: - Cây để mọc tự nhiên. Thường dùng loại lá xanh quanh năm như cây thông hình ô. - Cây hãm với tỷ lệ bé hài hòa với mảnh vườn nhỏ (đó là một nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao). - Rêu và cỏ hầu như không thể thiếu được trong vườn Nhật. Đặc tính chung của vườn Nhật là bố cục tạo nên sự mềm mại đặc sắc, màu lục xám bao trùm khắp vườn mang tính chất cổ kính nên thơ. 6 Vườn Nhật bố cục theo 3 phong cách: - Phong cách Xin: đơn giản, phẳng. - Phong cách Xô: phức tạp, có đồi. - Phong cách Djiô: địa hình phức tạp có núi đồi, sông, suối. Trong nghệ thuật vườn công viên, nguyên tắc “Xin” phản ánh chân thực và chính xác việc thể hiện cảnh. Nguyên tắc bán tượng trưng là phong cách “Djiô” còn nguyên tắc “Xô” là sự tượng trưng thuần tuý, cô đọng cực độ nhưng hình thức hết sức truyền cảm (Hàn Tất Ngạn, 2000). 1.2.3 Ở một số nước phương Tây 1.2.3.1 Vườn Hy Lạp Hy Lạp có khí hậu Địa Trung Hải. Vì vậy rất thuận lợi cho việc phát triển công trình kiến trúc độc đáo như: nhà hát ngoài trời, sân vận động có khán đài,… đặc biệt phát sinh các công trình mang tính chất xã hội. Do vậy, vườn công cộng bắt nguồn từ vườn cổ Hy Lạp. Một nguyên nhân vườn mang ý nghĩa công cộng nữa là do người Hy Lạp rất tôn thờ các anh hùng có tài võ nghệ. Hàng năm có tổ chức ngày hội thi tài, chính tại những trường đấu này đã hình thành công viên trồng những lọại cây to rợp bóng mát. Một trong những kiểu vườn công cộng là vườn mang tính chất rừng nhỏ. Tại đó kỉ niệm các anh hùng sáng lập ra thành phố và những người nổi tiếng được xem như chúa trời. Ở những nơi thành kính trồng những loại cây đặc biệt quý và đẹp như: trắc bá diệp, ngô đồng cao to có bóng mát, pan-ma… (Nguyễn Hoàng Trung, 2009). Một kiểu vườn nữa được gọi là nhim-phê-ia trung tâm là hồ nước trang trí trong hồ có những tảng đá đẹp còn quanh hồ trồng cây bóng mát. Nhim-phê-ia sau này (thời kỳ phục hưng) trở thành mô típ của vườn La Mã. Cái đẹp của vườn Hy Lạp còn gắn bó với những truyền thuyết dân gian. Hoa được người Hy Lạp ưa chuộng và thường tượng trưng cho các truyền thuyết cao đẹp. Họ rất thích hoa cẩm chướng. Hy lạp có “vườn hoa vàng” và có cả những tuyển tập viết về hoa được xem như công trình khoa học. Hy Lạp còn có loại vườn gọi là vườn Pa-pây-on: dùng đồi nhân tạo để trang trí, đỉnh đồi có những con đường uốn quanh hình xoắn ốc. Ngoài ra Hy Lạp còn phổ biến kiểu vườn có xây dựng hang động, các giàn leo, tượng, mặt nước dưới dạng vòi phun theo hình thức tượng. Bố cục vườn Hy Lạp theo xu hướng cân xứng đều đặn nhưng rất tinh xảo về cách bài trí, cảnh quan đẹp và có sức truyền cảm về các hình tượng nghệ thuật. 7 1.2.3.2 Vườn La Mã Nghệ thuật vườn – công viên La Mã chịu ảnh hưởng của vườn cổ Hy Lap nhưng mang ý nghĩa thực dụng cao hơn, sử dụng nhiều loại cây ăn quả như: ô liu, táo, lê… Bố cục thường có rào bằng cây cắt xén bao quanh, có chòi nghỉ, có giàn nho leo. Phát triển kiểu “vườn trong” cổ Hy Lạp thành mô típ vườn sân trong có trồng cây trang trí thấp và hoa, trung tâm vườn là bể trang trí có vòi phun. Về sau, mô típ này được phổ biến rộng rãi trên các quảng trường thành phố và trở thành phong cách chính của vườn trước công trình công cộng (Nguyễn Hoàng Trung, 2009). Thời kỳ La Mã trở thành nước đế quốc đi chinh phục Hy Lạp và các nước khác, người La Mã đã mang về nước mình các bảo vật quý giá để trang trí cho những lâu đài tráng lệ, nghệ thuật vườn lâu đài lúc này đặc biệt phát triển. Cơ cấu vườn chia làm ba phần chính: phần vườn trang trí, phần rào, phần cây ăn quả. Hình 1.3 Biệt thự Vettii, Pompeii của La Mã (Nguồn: “Kiến trúc phong cảnh”, Lê Đàm Ngọc Tú, 2006) Phần vườn trang trí chia làm ba khu vực: - Khu dạo trực tiếp trước nhà thường bố trí các đường thẳng trồng các cây cắt xén hay tạo thành đường kín khoanh các vùng riêng trồng hoa. Khu dạo bố trí trên sân cao có thể mở không gian về phía cảnh đẹp xa. Các vườn nhỏ như vây được gọi là Viridarium dùng để tổ chức các tiệc trà ngoài trời. - Khu đi chơi bằng xe ngựa hay kiệu có người khiêng. - Khu công viên có thú rừng hay gia cầm mang tính chất rừng chiếm tỉ lệ lớn. Vườn La Mã rất phong phú về các loại cây trồng, có những tác phẩm lớn về nghiên cứu lịch sử thiên nhiên, mô tả hàng nghìn loại cây trồng. Tuy vậy, khi đế quốc La Mã bị sụp đổ thì vườn cũng bị mai một đi cho đến thời kỳ phục hưng nghệ thuật 8 vườn trang trí ở đây lại phát triển mạnh mẽ ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật vườn – công viên trên thế giới (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1986). 1.2.3.3 Vườn Ý Hình 1.4 Vườn “Benvenuto” Ý (có ý nghĩa là “sự chào đón”) ( Nguồn: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=66675&page=3) Nghệ thuật phản ánh hiện thực, đề cao con người trong ý đồ và thủ pháp bố cục vườn. Con người phải có vị trí khống chế thiên nhiên. Kiến trúc biệt thự trở nên quan trọng khi được liên hoàn với các tầng bậc sân và cầu thang làm trung tâm vườn (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006). Sử dụng mặt nước với nhiều hình dạng phong phú, địa hình dốc được sử dụng triệt để nhiều độ cao khác nhau để tạo thác (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1986). Bố cục vườn Ý mang theo kiểu vườn kín nhưng hệ thống các sân lại liên lạc với nhau bằng một trục. Những yếu tố cấu tạo vườn được đưa vào phong phú (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1986). Sân vườn theo chiều dài trên các độ cao khác nhau, một bên bố trí các hốc tường (nơi thường đặt các pho tượng), một bên là hý trường biểu diễn. Sân được làm sân khấu, vườn xung quanh sân là phông. Thủ pháp bố cục này được coi là nghệ thuật đặc trưng của nghệ thuật vườn công viên Ý thế kỉ XVI (Hàn Tất Ngạn, 2000). Vườn có bố cục thể hiện rõ ràng khúc chiết trong nghệ thuật: lối đi được dẫn từ parterre hoa (dạng bồn hoa có hoa và cây bụi thấp được cắt xén dạng hình học có hoa văn phức tạp) chan hoà ánh nắng đến bóng mát ở vườn trên và xa hơn là cánh rừng. Trước nhà thường là các parterre hoa với các hàng cột bao quanh là những yếu tố hình khối chính trên sân trước. Dạng bồn hoa hình học (hình vuông hoặc hình thoi) được lặp lại trong bố cục vườn với nhiều loài cây hoa có mùa nở hoa khác nhau. Trong vườn sử dụng bố cục cây xanh theo dãy và tường cây xanh cắt 9 xén để phân chia không gian vườn. Cây bóng mát thường được cắt xén tạo khối hình học còn cây bụi được cắt xén theo hình dạng phức tạp (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006). Thêm vào đó, sự tương phản bằng bố cục các quần thể kiến trúc chặt chẽ đối lập với đường nét mềm mại của thiên nhiên. Tuy vậy quần thể kiến trúc vẫn chưa hài hoà với cảnh vật xung quanh do vườn luôn kín (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1986). 1.2.4 Vườn Việt Nam Vườn cảnh Việt Nam thời phong kiến đã chịu ảnh hưởng bởi phong cách vườn cảnh của Trung Quốc. Và từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay thì các công viên lại làm theo kiểu Pháp. Theo cụ Nguyễn Phi Hoanh viết trong “Nghệ thuật vườn hoa Việt Nam” thì vườn hoa cổ điển của nước có các nguyên liệu như: nước, cây, đá… Với các nguyên liệu này, nghệ sĩ vườn hoa đã sáng tạo ra những cảnh lý tưởng cho con người. Cảnh lý tưởng ấy phải có hòn giả sơn, có ao thanh hà, có cây cổ thụ, có những lối đi khúc khuỷu như trong rừng lớn. Nó phải có đình, có tạ để khách nghỉ chân, có những cầu qua dòng nước để khách dừng lại ngắm hoa sen hay là xem cá lội. Muốn cho người dạo chơi có cảm giác như đứng trước một cảnh thiên tạo, người ta không xây đá ngay thẳng quanh bờ hồ hay bờ suối, mà thường để cho nó nhô ra hoặc lõm vào như thiên nhiên. Các khóm hoa mọc chen vào những khe đá hay ở mé nước. Lối đi khi rộng khi hẹp, khi lên gò khi xuống dốc, khi đi quanh theo gốc cổ thụ như một khu rừng núi ít có bàn tay người sửa đổi. Cũng có khi con đường xuyên qua đám cây rậm rạp có vẻ huyền bí, lại cũng có khi nó dẫn đến một gian phòng bằng cây lá cho người ngồi nghỉ chân trò chuyện lúc trời oi bức. Để tăng thêm vẻ tự nhiên cho cảnh vật, nghệ sĩ vườn hoa bao giờ cũng đắp thành nhiều chổ lồi lõm, khấp khểnh trên mặt đất vườn hoa. Điểm kị nhất của vườn hoa là mặt đất bằng phẳng. Người ta đào thêm hồ, khai dòng nước, lấy đất đắp thành những ngọn đồi nhỏ để tránh cái đơn điệu của mặt bằng. Nói tóm lại, vườn hoa Việt Nam là tác phẩm tả chân theo một cảnh thiên nhiên thích thú. Thật ra, vườn cảnh Việt Nam cũng đã có truyền thống lâu đời nhưng vì các lí do khách quan cũng như chủ quan mà chúng tồn tại rất ít. Các lăng tẩm, vườn tĩnh tâm hay giả viên ở Huế là những vườn cảnh điển hình còn sót lại (Nguyễn Hoàng Huy,1997). Nghệ thuật cảnh quan Việt Nam với sự ảnh hưởng từ lâu của vườn cảnh Trung Hoa, Pháp, Liên Xô theo các giai đoạn lịch sử của đất nước. Do đó, sự giao lưu ảnh hưởng văn hóa nói chung và nghệ thuật cảnh quan nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Cũng chính vì vậy mà hiện nay nghệ thuật cảnh quan của nước ta đang tồn tại nhiều hình thức khác nhau: 10 1.2.4.1 Xu hướng vườn cây cắt xén hình học Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật cắt xén cây của phương Tây nhưng người Việt Nam khi áp dụng đã phát triển thêm loại hình cắt uốn cây theo các hình con vật (rồng, chim, hươu…) và hiện nay vẫn còn áp dụng nhiều trong các công viên công cộng, các mặt trước trụ sở với hình thức cây thể hiện chữ. 1.2.4.2 Xu hướng cảnh quan phong cảnh đồng quê Đây là một trào lưu nổi rộ hiện nay, đặc biệt là trong các khu resort, các khu du lịch sinh thái, các quán ăn cũng như nhà ở trong đô thị. Những khu đất được quy hoạch với mạng đường tự do với những mảng cỏ rộng trên đó bố trí các tiểu cảnh mang các chủ đề về miền quê Việt Nam như: bụi tre, cau, chuối, lu đất, thuyền hoa, xe thồ, guồng quay nước Tây Nguyên… Thật sự, đây là một phát triển tích cực trong nghệ thuật cảnh quan theo tinh thần Việt trên cơ sở “công viên phong cảnh đồng quê” thế kỷ XVIII. Hình 1.5 Phong cách đồng quê Việt Nam ( Nguồn: “Kiến trúc phong cảnh”, Lê Đàm Ngọc Tú, 2006) 1.2.4.3 Xu hướng cảnh quan kết hợp kỹ thuật Là hình thức các chậu cây được xếp trên các khung sườn sắt hình chữ nhật, kim tự tháp, hình cầu… Đây là hình thức được áp dụng để trang trí đường phố trong các ngày lễ hội, một số trục đường, trục chính đón tiếp của khu du lịch hay vườn hoa trung tâm khu ở, đô thị… mà cần thiết phô trương sự hào nhoáng bên ngoài hoặc phục vụ cho nhu cầu trưng bày ngắn hạn (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006). 1.3 CÂY XANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 1.3.1 Vai trò của cây xanh Một cách tổng quát, nhận thức về vai trò của mảng xanh (Green space = cây và cỏ, hoa, kiểng) trong môi trường sống có thể tóm tắt trong bốn nhóm công dụng: 11 1.3.1.1 Trước hết, mảng xanh cải thiện khí hậu Điều chỉnh nhiệt độ: cây xanh làm giảm bức xạ mặt trời bằng sự hấp thu trong quá trình quang hợp, phản xạ và khuyếch tán. Cây xanh làm tăng độ ẩm cho môi trường xung quanh. Cây xanh có vai trò rất lớn trong việc điều hoà khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cân bằng hệ sinh thái. Bảo vệ gió và sự di chuyển không khí: cây cao và thấp kiểm soát gió bằng cách cản trở, định hướng, làm lệch hướng và lọc gió. Hiệu quả và mức độ kiểm soát gió tuỳ thuộc vào kích thước loài, hình dạng, mật độ lá, sự lưu giữ của lá và vị trí của cây xanh. Mức độ bảo vệ gió của cây xanh còn tuỳ thuộc vào chiều cao, bề rộng, khả năng xuyên qua, sự sắp đặt hàng cây và loài cây chắn gió. Cây lá kim với lá dày thì tốt nhất đối với hướng Bắc và hướng Tây nơi đòi hỏi bảo vệ đối với gió mùa đông. Cây có lá rộng thích hợp đối với phía Nam và Đông để chống lại gió nóng, khô trong mùa hè (Chế Đình Lý, 1997). Cây xanh có thể tăng cường quá trình thông và cản gió. Việc trồng cây theo hàng hai bên đường tạo thành các hành lang “gió” cho phép cải thiện trường gió trong quần thể kiến trúc, dẫn gió theo hướng có nhu cầu, cải thiện khả năng lưu thông khí tại một số không gian khuất gió (Nguyễn Nam, 2003). Lượng mưa và ẩm độ: cây xanh ngăn chặn luồng gió, làm thoát hơi nước, làm giảm bay hơi của ẩm độ đất. Cây xanh ngăn lượng mưa và làm chậm dòng chảy của nước trên mặt đất. Điều đó sẽ tăng sự thẩm thấu tránh xói mòn và rửa trôi đất (Công ty công viên cây xanh, 2006). 1.3.1.2 Mảng cây xanh đã giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh Hạn chế ô nhiễm không khí: cây xanh có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí thông qua quá trình tái tạo oxy (trả oxy vào khí quyển) và làm giảm nồng độ ô nhiễm (trộn lẫn không khí ô nhiễm với không khí thật) (Công ty công viên cây xanh, 2006). Hạn chế tiếng ồn: các sóng âm thanh được hấp thụ bởi lá cây, cành nhánh của cây xanh và bụi vì các phần này của cây xanh thường nhẹ và linh động (Công ty công viên cây xanh, 2006). Giảm sự chói sáng và chiếu sáng: cây xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu bớt ánh sáng sơ cấp có thể kiểm soát ánh sáng ban đêm bằng cách đặt đúng chỗ, các cây bụi chung quanh các sàn, cửa sổ hay dọc theo đường phố để bảo vệ tầm nhìn cho lái xe (Chế Đình Lý, 1997). Kiểm soát giao thông: cây xanh giúp định hướng cho mọi người đi theo hướng đã định. Việc kiểm soát giao thông không chỉ đối với giao thông cơ giới mà còn với khách bộ hành (Chế Đình Lý, 1997). 12 1.3.1.3 Cây xanh có vai trò quan trọng trong phương diện kiến trúc và trang trí cảnh quan Trong thiết kế xây dựng, cây xanh là một thành phần không thể thiếu được cùng với các chất liệu khác nhất là trang trí ngoại thất. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng, màu sắc, kết cấu và kích thước của cây xanh làm tăng giá trị thẩm mỹ cho công trình rất nhiều. Các công viên, khu du lịch được nhân dân ưa chuộng trong các kỳ nghỉ lễ, Tết, một phần lớn là do tác dụng về cảnh quan thiên nhiên của cây xanh. 1.3.1.4 Công dụng khác của cây xanh Cung cấp gỗ, trái giống (bảo tồn gien), hoa quả ở vùng ven đô tạo ra các khu vực vui chơi cho trẻ thơ và khu dạo mát, thư giãn cho người lớn, nơi tập thể dục. Cây xanh còn được dùng như một chỉ dẫn về các biến cố, kỷ niệm, những ẩn dụ văn học (Chế Đình Lý, 1997). 1.3.2 Phân loại cây xanh 1.3.2.1 Phân loại theo mục đích sử dụng - Cây che bóng. - Cây phủ xanh. - Cây trang trí. 1.3.2.2 Phân loại theo công dụng - Che bóng mát. - Làm tường che chắn tầm nhìn khi thiết kế các phòng sinh hoạt ngoài trời. - Sử dụng cây có hình dáng đặc biệt để nhấn mạnh cửa ra vào, hoặc trang trí tô điểm trên nền cây che phủ. - Làm hàng rào ngăn cản sự đi lại, có xén tỉa hoặc trồng tự do. - Che phủ nền cho hoa viên. - Sử dụng cho cây leo lên các giàn. 1.3.2.3 Phân loại theo kích thước trưởng thành - Cây đại mộc (cao trên 20 - 25m). - Cây trung mộc (10 – 20m). - Cây tiểu mộc (dưới 10m) (Chế Đình Lý, 1997). 13 1.3.2.4 Phân loại theo hình dạng Theo Chế Đình Lý (1997), phân ra các dạng: cây to, cây bụi, cây đa niên, cây hoa ngắn ngày, cỏ và dây leo giàn. Bảng 1.1 Phân loại chiều cao các dạng cây Dạng cây Tiêu chí Cây bóng mát - Cây tán xoè Cây tán bầu dục (dáng cao đến tán tháp) Cây tán hẹp – dáng cao Cây rào che Cây hàng rào xén tỉa Cây hàng rào không quy cách Cây bụi - Cây che phủ nền Cây đa niên Cỏ trang trí Dây leo giàn Cây ngắn ngày Cây rau màu (Nguồn : Chế Đình Lý, 1997) 14 Dạng nhỏ: có chiều cao từ 3 – 7m Dạng trung bình: chiều cao từ 7 - 12m Dạng lớn: có chiều cao trên 12m. Dạng nhỏ: có chiều cao từ 3 – 7m Dạng trung bình: chiều cao từ 7 - 12m Dạng lớn: có chiều cao trên 12m. Dạng nhỏ: có chiều cao từ 3 – 7m Dạng trung bình: chiều cao từ 7 - 12m Dạng lớn: có chiều cao trên 12m Dạng trung bình: chiều cao từ 7 -12m Dạng lớn: có chiều cao trên 12m Dạng thấp: 1,5 – 2,5m Dạng trung bình: 2.5 – 4,5m Dạng cao: trên 4,5m Dạng thấp: dưới 1m Dạng trung bình: 1 – 2m Dạng cao: 2 – 4m Có chiều cao dưới 1,5m Dạng thấp: dưới 1m Dạng trung bình: 1 – 2m Dạng cao: 2 – 4,5m Dạng thấp: dưới 1m Dạng trung bình: 1 – 2m Dạng cao: 2 – 4m Dạng thấp: dưới 25cm Dạng trung bình: 25 – 60m Dạng cao: trên 60cm 1.3.3 Các nguyên tắc phối kết cây xanh 1.3.3.1 Phối kết cây theo tương quan về màu sắc Cây xanh được phối kết theo hai hướng của màu sắc, đó là tương đồng và tương phản. Nếu như những sắc màu tương đồng mang tính nhẹ nhàng sẽ tạo cảm giác tĩnh lặng thì với tương phản lại ngược lại, nó sẽ tạo ra sự xung đột giữa các đối tượng và làm giảm đi tính chất đơn điệu của đối tượng. Ứng dụng những nguyên lý này vào việc thiết kế sân vườn có thể tạo ra được những khu vườn phù hợp với yêu cầu, mong muốn của người sử dụng. 1.3.3.2 Phối kết cây theo hình dáng Ngoài những hiệu ứng về màu sắc, khai thác triệt để yếu tố hình dáng và chiều cao cây sẽ tạo ra những hiệu quả bất ngờ. Thường khi phối kết theo bố cục này cần quan tâm tương quan hình dáng giữa cây và công trình, giữa các loại cây với nhau. 1.3.3.3 Phối kết theo mùa khí hậu Cây xanh luôn phát triển và thay đổi theo mùa. Do đó, cần dựa trên những đặc điểm sinh lý của thực vật để xây dựng một khu vườn sinh động với những cây lá thay đổi theo mùa tạo sự đa dạng cho khu vườn. 1.3.3.4 Phối kết theo tỉ lệ (lá, hoa, chiều cao cây) Việc phối kế theo tỉ lệ này tạo sự cân xứng, thăng bằng giữa điểm nhấn, giữa các cây với công trình xung quanh. Ví dụ: một cây cao 3m sẽ nổi bật bên một ngôi nhà nhỏ nhưng nó sẽ trở nên nhỏ bé khi bên cạnh một hay nhiều công trình kiến trúc to lớn. Do đó, khi chọn loại cây trồng trong thiết kế cần tính toán tỉ lệ giữa cây xanh với công trình là điều cần thiết để tạo sự hài hòa, thẩm mỹ. 1.3.3.5 Phối kết theo vị trí Kiểu phối kết này chính là sự phân phối cây sao cho hài hòa và đồng thời vẫn tạo được sức hút về những điểm trung tâm. Ngoài ra, để tạo sức hút cho điểm nhấn, chúng ta không chỉ cần sử dụng đến khối lượng cây mà còn có thể thay thế bằng yếu tố màu sắc, hình dáng hay khoảng cách. Phối kết theo vị trí cần vận dụng các nguyên tắc đóng, mở cảnh để tạo được các góc nhìn đẹp đến các tiểu cảnh, điểm cảnh. 1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC THIẾT KẾ 1.4.1 Khí hậu - Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm chia ra 2 mùa rõ rệt: + Mùa mưa từ tháng 5 – 11 ứng với gió Tây Nam. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng