Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp đặc điểm khu hệ bò sát, lưỡng cư tại xã hương quang, vườn q...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đặc điểm khu hệ bò sát, lưỡng cư tại xã hương quang, vườn quốc gia vũ quang

.PDF
78
1
74

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ BÕ SÁT VÀ LƢỠNG CƢ TẠI XÃ HƢƠNG QUANG, VƢỜN QUỐC GIA VŨ QUANG Ngành: Quản lý Tài nguyên rừng Mã số: 302 Giáo viên hướng dẫn : Ths. Giang Trọng Toàn Sinh viên thực hiện : Lê Ngọc Hà Mã sinh viên : 1453020666 Lớp : 59A-QLTNR Khóa học : 2014 – 2018 Hà Nội, 2018 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp không những giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học mà còn giúp sinh viên tiếp cận với công tác nghiên cứu thực tiễn ở một khu vực cụ thể, phục vụ cho công việc sau này. Đƣợc sự đồng ý của Nhà trƣờng, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Động vật rừng, tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Đặc điểm khu hệ bò sát, lưỡng cư tại xã Hương Quang, Vườn Quốc gia Vũ Quang”. Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 05 năm 2018, đến nay đã hoàn thành. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tổ chức và cá nhân dƣới đây: Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Giang TrọngToàn đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi xây dựng đề cƣơng, định hƣớng nghiên cứu và giúp tôi hoàn thiện bản khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ Kiểm lâm Vƣờn Quốc gia Vũ Quang; chính quyền và nhân dân địa phƣơng xã Hƣơng Quang đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu ngoại nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự động viên, ủng hộ nhiệt tình của gia đình, bạn bè cả về vật chất và tinh thần giúp tôi vƣợt qua mọi khó khăn. Do thời gian nghiên cứu ngắn và lần đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn đọc để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện Lê Ngọc Hà i MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích BVMT Bảo vệ môi trƣờng BVNN Bảo vệ nghiêm ngặt CITES Công ƣớc về buôn bán quốc tếcác loài động vật hoang dã năm 2015 CP Chính phủ CR Loài rất nguy cấp ĐHLN Đại học Lâm nghiệp ĐVR Động vật rừng ĐVCXS Động vật có xƣơng sống EN Loài nguy cấp HC&DL Hành chính và du lịch IB IUCN IIB Động vật rừng cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thƣơng mại Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới Động vật rừng hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thƣơng mại KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KNTS Khả năng tái sinh KVNC Khu vực nghiên cứu LVTN Luận văn tốt nghiệp MV Mẫu vật NĐ32 Nghị định 32 PHST Phục hồi sinh thái PV Phỏng vấn QS Quan sát SĐVN Sách đỏ Việt Nam TL Tài liệu VQG Vƣờn quốc gia VU Loài sẽ nguy cấp ii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1 ............................................................................................................... 3 TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 3 1.1. Tình hình nghiên cứu về bò sát và lƣỡng cƣ ở Việt Nam .............................. 3 1.2. Đặc điểm các nhóm sinh thái của lƣỡng cƣ , bò sát. ...................................... 6 1.2.1. Đặc điểm sinh thái của lưỡng cư theo nơi ở ............................................... 6 1.2.2. Đặc điểm sinh thái của bò sát theo nơi ở....................................................7 1.3. Một số nghiên cứu về giá trị và các mối đe dọa đến bò sát, lƣỡng cƣ ........... 9 1.4. Lược sử nghiên cứu bò sát, lưỡng cư ở Vườn Quốc gia Vũ Quang .............. 9 Chƣơng 2 ............................................................................................................. 11 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............ 11 2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 11 2.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới ......................................................................... 11 2.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 12 2.1.3. Địa chất, đất đai ........................................................................................ 12 2.1.4. Khí hậu thủy văn ....................................................................................... 13 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................... 14 2.2.1. Dân số và lao động ................................................................................. 14 2.2.2. Dân tộc.................................................................................................... 15 2.2.3. Giao thông .............................................................................................. 15 2.2.4. Y tế .......................................................................................................... 16 2.2.5. Giáo dục.................................................................................................. 16 2.2.6. Các hoạt động sản xuất chủ yếu ............................................................. 16 2.3. Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho sự cƣ trú các loài bò sát và hoạt động quản lý, bảo tồn tài nguyên rừng ................................................... 17 2.3.1. Thuận lợi ................................................................................................... 17 2.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 17 Chƣơng 3 ............................................................................................................. 18 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI .............................................................. 18 iii NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 18 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 18 3.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 18 3.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 18 3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 18 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 18 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 18 3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 19 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 19 3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .................................................................... 19 3.4.2. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................... 19 3.4.3. Điều tra theo tuyến .................................................................................... 21 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 24 Chƣơng 4 ............................................................................................................. 26 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 26 4.1. Thành phần các loài bò sát và lƣỡng cƣ tại xã Hƣơng Quang, Vƣờn Quốc gia Vũ Quang ...................................................................................................... 26 4.1.1. Thành phần loài ........................................................................................ 26 4.1.2. Nguồn thông tin ghi nhận tại khu vực nghiên cứu .................................... 29 4.1.2. Tính đa dạng về phân loại học .................................................................. 30 4.2. Phân bố bò sát, lƣỡng cƣ theo sinh cảnh ...................................................... 33 4.2.1. Mô tả sinh cảnh ......................................................................................... 33 4.2.2. Phân bố bò sát, lưỡng cư theo sinh cảnh ............................................... 36 4.3. Giá trị tài nguyên và các mối đe dọa đến các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại........ 38 khu vực nghiên cứu ............................................................................................. 38 4.3.1. Giá trị tài nguyên của các loài bò sát, lưỡng cư ...................................... 38 4.3.2. Xác định các mối đe dọa tới bò sát, lưỡng cư tại khu vực ........................ 44 4.4. Các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang ...................................................................................... 46 4.4.1. Nhóm giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của các mối đe dọa tới khu hệ ............. 46 iv bò sát, lưỡng cư ................................................................................................... 46 4.4.2. Giải pháp quản lý bảo tồn phát triển bền vững ........................................ 47 KẾT LUÂN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 49 1. Kết luận ......................................................................................................... 49 2. Tồn tại ........................................................................................................... 49 3. Khuyến nghị .................................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 0 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Nội dung các công việc đã thực hiện của đề tài ................................. 19 Bảng 3.2: Phiếu phỏng vấn kiểm lâm và ngƣời dân địa phƣơng ........................ 20 Bảng 3.3: Thông tin về các tuyến điều tra bò sát và lƣỡng cƣ ............................ 21 Bảng 3.4: Điều tra bò sát, lƣỡng cƣ theo tuyến................................................... 23 Bảng 3.5: Các mối đe dọa đến các loài bò sát, lƣỡng cƣ .................................... 24 Bảng 3.6: Bảng danh sách thành phần loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu ............... 24 Bảng 3.7: Giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa của bò sát, lƣỡng cƣ ................. 25 Bảng 4.1: Danh sách các loài bò sát tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang ............. 26 Bảng 4.2: Danh sách các loài lƣỡng cƣ xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang ………..27 Bảng 4.3: Đa dạng về thành phần bò sát và lƣỡng cƣ tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang ............................................................................................................ 30 Bảng 4.4: Sự đa dạng của các họ bò sát, lƣỡng cƣ tại VQG Vũ Quang ...................... 31 Bảng 4.5: Phân bố Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh ............................................ 36 Bảng 4.6: Giá trị tài nguyên và giá trị bảo tồn các loài bò sát, lƣỡng cƣ .................... 39 Bảng 4.7: Tổng hợp các mối đe dọa đến khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ……………45 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Vƣờn Quốc gia Vũ Quang ................................... 11 Hình 3.1: Bản đồ các tuyến điều tra bò sát, lƣỡng cƣ ......................................... 22 Bảng 4.2: Danh sách các loài lƣỡng cƣ xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang ............. 28 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện sự đa dạng về thành phần bò sát và lƣỡng cƣ .......... 30 Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn mức độ đa dạng giữa các họ bò sát ........................ 32 Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn mức độ đa dạng giữa các họ lƣỡng cƣ ................... 32 Hình 4.4 : Sinh cảnh rừng tự nhiên tại xã ................................................................ 33 Hƣơng Quang ....................................................................................................... 33 Hình 4.5: Sinh cảnh suối tại xã Hƣơng Quang ................................................... 34 Hình 4.6: Sinh cảnh tre nứa tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang .................. 35 Hình 4.7: Sinh cảnh cây bụi, trảng cỏ tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang ........... 35 Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn phân bố bò sát, lƣỡng cƣ theo sinh cảnh ............... 37 Bảng 4.6: Giá trị tài nguyên bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu ............... 39 vii TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Đặc điểm khu hệ bò sát, lưỡng cư tại xã Hương Quang, Vườn Quốc gia Vũ Quang”. Tác giả Khóa luận: Lê Ngọc Hà Khóa học: 2014-2018 Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Giang Trọng Toàn NỘI DUNG TÓM TẮT Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý trải dài trên nhiều vĩ tuyến, có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mƣa nhiều; địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm ¾ diện tích của cả nƣớc, hệ thống sông ngòi dày đặc tạo nên tính đa dạng sinh học cao cả về thực vật, động vật trong đó có khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ. Theo tài liệu của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009) có 176 loài lƣỡng cƣ thuộc 10 họ, 3 bộ và 357 loài bò sát thuộc 24 họ, 3 bộ đã đƣợc ghi nhận ở Việt Nam. Các loài bò sát, lƣỡng cƣ phân bố khắp các vùng trong cả nƣớc từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Từ năm 2009 đến nay, các nghiên cứu về bò sát, lƣỡng cƣ ngày càng đƣợc quan tâm; số lƣợng các loài bò sát, lƣỡng cƣ mới đƣợc phát hiện ngày càng tăng lên. Hầu hết các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc sử dụng làm thực phẩm, một số loài đƣợc sử dụng làm thuốc chữa bệnh, làm cảnh. Trong số đó, có nhiều loài có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao nhƣ: các loài Rắn hổ mang (Naja. spp), Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), Tắc kè hoa (Gekko gecko), Trăn gấm (Python reticulatuss),..v.v. Không những vậy, các loài lƣỡng cƣ, bò sát còn là mắt xích quan trọng trong mạng lƣới thức ăn của hệ sinh thái, là thiên địch của rất nhiều loài côn trùng, giáp xác và thú nhỏ phá hoại mùa màng. Trƣớc đây, con ngƣời chỉ khai thác các loài có giá trị cao nhƣng trƣớc sự khan hiếm về tài nguyên động vật hoang dã nên con ngƣời đã khai thác toàn bộ các loài bò sát, lƣỡng cƣ để phục vụ nhu cầu. Nhiều loài nòng nọc, ếch nhái nhỏ, các loài rắn nƣớc cũng không ngoại lệ. Tình trạng khai thác quá mức đã dẫn đến sự suy giảm quần thể các loài nghiêm trọng ngoài tự nhiên. Theo tài liệu Sách đỏ Việt Nam viii (2007), hiện có 40 loài bò sát và 14 loài lƣỡng cƣ đang bị đe dọa ở các cấp độ khác nhau. Trong khoảng 10 năm gần đây, khả năng bắt gặp các loài bò sát, lƣỡng cƣ ngày càng khan hiếm. Vì vậy, công tác nghiên cứu về thành phần loài bò sát, lƣỡng cƣ tại tất cả các vùng miền trong cả nƣớc và có các biện pháp bảo vệ chúng là rất cần thiết. Vƣờn Quốc gia (VQG) Vũ Quang đƣợc thành lập theo quyết định số 102 2002 QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vƣờn Quốc gia Vũ Quang có tổng diện tích 57.038,20ha trải dài trên 105 thôn bản, 13 xã vùng đệm thuộc 03 huyện Vũ Quang, Hƣơng Sơn và Hƣơng Khê. Vƣờn Quốc gia Vũ Quang cách thành phố Hà Tĩnh 75km theo hƣớng Tây Bắc, là nơi từng đƣợc đánh giá là 1 trong 32 khu rừng đặc dụng có tính đa dạng sinh học cao nhất toàn quốc hiện nay. Vƣờn Quốc Gia Vũ Quang nằm trong Hành lang xanh phía Tây bao gồm: VQG Vũ Quang, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh; Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An và VQG Xuân Liên, VQG Bến En tỉnh Thanh Hóa. Khu vực thuộc vùng rừng địa hình núi thấp Trung Bộ, là một trong những điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu. Xét trên phạm vi toàn vùng thì đây cũng là khu vực nằm trong Vùng sinh thái Dãy Trƣờng Sơn, là 01 trong 03 Vùng sinh thái của Việt Nam nằm trong hệ thống 200 Vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu (Bộ NN và PTNT, 2004). Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm khu hệ bò sát, lưỡng cư tại xã Hương Quang, VQG Vũ Quang”. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm bổ sung các thông tin hữu ích, phục vụ công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên bò sát, lƣỡng cƣ nói riêng và đa dạng sinh học nói chung tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Đề tài đƣợc thực hiện nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần các loài bò sát và lƣỡng cƣ phục vụ công tác bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang. ix Mục tiêu cụ thể - Lập đƣợc danh sách các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang; - Xác định đƣợc vùng phân bố của các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu theo sinh cảnh; - Xác định đƣợc giá trị tài nguyên và các mối đe dọa đến khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu; - Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại xã Hƣơng Quang,VQG Vũ Quang. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các loài động vật thuộc lớp bò sát (Reptilia) và lƣỡng cƣ (Amphibia) tại xã Hƣơng Quang,VQG Vũ Quang . Phạm vi nghiên cứu Địa điểm: đề tài đƣợc thực hiện tại khu vực xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Các phƣơng pháp điều tra bò sát, lƣỡng cƣ Hiện nay phƣơng pháp điều tra về bò sát, lƣỡng cƣ chủ yếu là phƣơng pháp điều tra truyền thống nhƣ: kế thừa tài liệu, thu thập mẫu vật qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn ngƣời dân và điều tra theo tuyến. Các phƣơng pháp này khá phù hợp với đối tƣợng là các loài bò sát, lƣỡng cƣ. Nội dung nghiên cứu (1) Điều tra thành phần loài bò sát và lƣỡng cƣ tại xã Hƣơng Quang,VQG Vũ Quang. (2) Xác định sự phân bố của các loài bò sát, lƣỡng cƣ theo sinh cảnh. (3) Xác định giá trị tài nguyên và đánh giá các mối đe dọa tới các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu. (4) Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại xã Hƣơng Quang,VQG Vũ Quang. x Kết luận Từ kết quả nghiên cứu và điều tra thực tế tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang, một số kết luận của đề tài đƣợc khái quát nhƣ sau: Kết quả điều tra từ nhiều nguồn thông tin khác nhau đã ghi nhận đƣợc 65 loài bò sát, lƣỡng cƣ thuộc 15 họ và 3 bộ. Trong đó, lớp bò sát có 32 loài, 9 họ, và 2 bộ; lớp lƣỡng cƣ có 33 loài thuộc 6 họ và 1 bộ. Trong đó, họ Rắn nƣớc là họ có sự đa dạng nhất trong lớp bò sát; họ Ếch nhái chính thức là họ đa dạng nhất trong lớp lƣỡng cƣ tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang. Tại khu vực nghiên cứu có 4 dạng sinh cảnh sống của các loài bò sát, lƣỡng cƣ. Trong đó, sinh cảnh rừng tự nhiên ghi nhận đƣợc nhiều loài nhất trong quá trình điều tra thực địa. Các loài bò sát, lƣỡng cƣ tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang không những có nhiều giá trị sử dụng mà nhiều loài còn có giá trị về mặt bảo tồn ở Việt Nam và quốc tế. Một số loài ƣu tiên bảo tồn trong khu vực đó là: Rùa núi vàng, Rùa đầu to, Rùa hộp trán vàng..v.v Cuối cùng, đề tài đã đề xuất đƣợc 2 nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa và bảo tồn các loài bò sát tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang đó là: nhóm giải pháp giảm thiểu các mối đe dọa và nhóm giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Các giải pháp đề xuất phù hợp với điều kiện thực tiễn của khu vực và các kết quả nghiên cứu đã phân tích. xi ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý trải dài trên nhiều vĩ tuyến, có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mƣa nhiều; địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm ¾ diện tích của cả nƣớc, hệ thống sông ngòi dày đặc tạo nên tính đa dạng sinh học cao cả về thực vật, động vật trong đó có khu hệ bò sát, lƣỡng cƣ. Theo tài liệu của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2009) có 176 loài lƣỡng cƣ thuộc 10 họ, 3 bộ và 357 loài bò sát thuộc 24 họ, 3 bộ đã đƣợc ghi nhận ở Việt Nam. Các loài bò sát, lƣỡng cƣ phân bố khắp các vùng trong cả nƣớc từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Từ năm 2009 đến nay, các nghiên cứu về bò sát, lƣỡng cƣ ngày càng đƣợc quan tâm; số lƣợng các loài bò sát, lƣỡng cƣ mới đƣợc phát hiện ngày càng tăng lên. Sinh cảnh sống của các loài bò sát, lƣỡng cƣ rất đa dạng. Sự tiến hóa về cơ thể sống giúp các loài bò sát, lƣỡng cƣ có thể sống đƣợc trong nhiều môi trƣờng khác nhau nhƣ: trên cây, sống trong các tầng cây bụi, dƣới nƣớc, trên mặt đất và dƣới mặt đất. Các loài lƣỡng cƣ là động vật có xƣơng sống đầu tiên sống trên cạn nhƣng vẫn còn mang nhiều đặc điểm của môi trƣờng sống dƣới nƣớc, chẳng hạn nhƣ: giai đoạn trứng và nòng nọc sống dƣới nƣớc trải qua quá trình biến thái thành con non và con trƣởng thành sống ở trên cạn. Các loài bò sát do có cấu tạo cơ thể tiến hóa hơn lƣỡng cƣ nhƣ cơ thể đƣợc phủ vảy sừng, hoặc mai, yếm; da không thấm nƣớc, hô hấp hoàn toàn bằng phổi nên môi trƣờng sống của các loài bò sát đa dạng hơn và có thể sống đƣợc ở nhiều môi trƣờng khô hạn (Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998). Hầu hết các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc sử dụng làm thực phẩm, một số loài đƣợc sử dụng làm thuốc chữa bệnh, làm cảnh. Trong số đó, có nhiều loài có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao nhƣ: các loài Rắn hổ mang (Naja. spp), Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), Tắc kè hoa (Gekko gecko), Trăn gấm (Python reticulatuss),..v.v. Không những vậy, các loài lƣỡng cƣ, bò sát còn là mắt xích quan trọng trong mạng lƣới thức ăn của hệ sinh thái, là thiên địch của rất nhiều loài côn trùng, giáp xác và thú nhỏ phá hoại mùa màng. Trƣớc đây, con ngƣời chỉ khai thác các loài có giá trị cao nhƣng trƣớc sự khan hiếm về tài nguyên động vật hoang dã nên con ngƣời đã khai thác toàn bộ các loài bò sát, lƣỡng cƣ để phục vụ nhu cầu. Nhiều loài nòng nọc, ếch nhái nhỏ, các loài rắn nƣớc cũng không ngoại lệ. Tình trạng khai thác quá mức đã dẫn đến sự suy giảm 1 quần thể các loài nghiêm trọng ngoài tự nhiên. Theo tài liệu Sách đỏ Việt Nam (2007), hiện có 40 loài bò sát và 14 loài lƣỡng cƣ đang bị đe dọa ở các cấp độ khác nhau. Trong khoảng 10 năm gần đây, khả năng bắt gặp các loài bò sát, lƣỡng cƣ ngày càng khan hiếm. Vì vậy, công tác nghiên cứu về thành phần loài bò sát, lƣỡng cƣ tại tất cả các vùng miền trong cả nƣớc và có các biện pháp bảo vệ chúng là rất cần thiết. Vƣờn Quốc gia (VQG) Vũ Quang đƣợc thành lập theo quyết định số 102 2002 QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vƣờn Quốc gia Vũ Quang có tổng diện tích 57.038,20ha trải dài trên 105 thôn bản, 13 xã vùng đệm thuộc 03 huyện Vũ Quang, Hƣơng Sơn và Hƣơng Khê. Vƣờn Quốc gia Vũ Quang cách thành phố Hà Tĩnh 75km theo hƣớng Tây Bắc, là nơi từng đƣợc đánh giá là 1 trong 32 khu rừng đặc dụng có tính đa dạng sinh học cao nhất toàn quốc hiện nay. Vƣờn Quốc Gia Vũ Quang nằm trong Hành lang xanh phía Tây bao gồm: VQG Vũ Quang, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh; Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An và VQG Xuân Liên, VQG Bến En tỉnh Thanh Hóa. Khu vực thuộc vùng rừng địa hình núi thấp Trung Bộ, là một trong những điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu. Xét trên phạm vi toàn vùng thì đây cũng là khu vực nằm trong Vùng sinh thái Dãy Trƣờng Sơn, là 01 trong 03 Vùng sinh thái của Việt Nam nằm trong hệ thống 200 Vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu (Bộ NN và PTNT, 2004). Nghiên cứu sơ bộ về đa dạng sinh học ở VQG Vũ Quang đã chứng tỏ đây là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là thú và chim. Tuy nhiên, đối với lƣỡng cƣ, bò sát chỉ mới có báo cáo đánh giá ban đầu đƣợc thực hiện nhằm làm cơ sở cho dự án thành lập VQG mà không có các nghiên cứu nhằm cập nhật về hiện trạng đa dạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm khu hệ bò sát, lưỡng cư tại xã Hương Quang, VQG Vũ Quang”. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm bổ sung các thông tin hữu ích, phục vụ công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên bò sát, lƣỡng cƣ nói riêng và đa dạng sinh học nói chung tại xã Hƣơng Quang, VQG Vũ Quang. 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về bò sát và lƣỡng cƣ ở Việt Nam Hầu hết các nghiên cứu về bò sát và lƣỡng cƣ ở Việt Nam trong những năm cuối của thế kỷ 19 và nửa đầu thề kỷ 20 do các nhà khoa học nƣớc ngoài thực hiện. Năm 1875, A. Morice tiến hành sƣu tập mẫu bò sát, lƣỡng cƣ ở khu vực Nam Bộ và phát triển ở nhiều tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và một số đảo, Lào và Campuchia. Từ năm 1934-1944, Bourret R. dựa trên các mẫu vật thu đƣợc ở các địa phƣơng khác nhau đƣợc lƣu trữ ở “Bảo Tàng động vật” trƣờng Đại học Đông Dƣơng đã công bố hàng loạt công trình nghiên cứu về thành phần loài bò sát, lƣỡng cƣ ở Đông Dƣơng, đáng kể nhất là “Les Serpents marins de I’Indochine francaise” năm 1934, “Les Toutues de I’Indochine” năm 1941, “Les Batrascinens de I’Indochine” năm 1942. Tất cả các công trình nghiên cứu bò sát, lƣỡng cƣ trong thời gian trƣớc năm 1945 chủ yếu tập trung điều tra, phát hiện thành phần loài, vùng phân bố của chúng. Sau năm 1945 đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam về thành phần các loài lƣỡng cƣ và bò sát, điển hình nhƣ: Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981, 1982); Lê Nguyên Ngật và cộng sự (1995, 2004, 2005, 2007, 2009); Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (1996, 2005, 2009). Năm 1978, Đào Văn Tiến đƣa ra Khóa định loại Rùa và Cá sấu Việt Nam. Tác giả đã sử dụng các đặc điểm dễ nhận biết về hình thái nhƣ màu sắc, cách trang trí, hình dạng các tấm sừng ở mai và yếm (đối với rùa) để phân loại và sắp xếp chúng theo các đơn vị phân loại khác nhau. Theo đó, tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 32 loài Rùa và 2 loài Cá Sấu. Năm 1979, Đào Văn Tiến tiếp tục xây dựng Khóa định loại về Thằn lằn Việt Nam. Cũng tƣơng tự nhƣ Khóa định loại Rùa và Cá sấu đã công bố năm trƣớc đó, tác giả cũng sử dụng các đặc điểm về hình dạng bên ngoài để phân loại 3 thằn lằn. Trong đó các đặc điểm đƣợc chú ý phân loại nhƣ: hình dạng và kích thƣớc của đầu, các nốt sần, vẩy; hình dạng của thân, lƣng và bụng phủ vẩy, nốt sần hoặc gai, số hàng vẩy trên lƣng. Đối với các chi thì có các chỉ tiêu nhƣ chiều dài chi, số ngón, có màng bơi hay không, các ngón có giác bám hay không.Theo đó, tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 77 loài thằn lằn. Năm 1981, Đào Văn Tiến tiếp tục xây dựng Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 1). Trong tài liệu đó, các chỉ tiêu đƣợc dùng để định loại là hình thái và kích thƣớc thân, hình dạng của đầu, số lƣợng hàng vẩy thân và vẩy lƣng… Trong Khóa định loại Rắn Việt Nam, tác giả đã đƣa ra khóa định loại cho 47 loài. Không dừng lại ở đó, Đào Văn Tiến tiếp tục xuất bản Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 2) vào năm 1982 với những tiêu chí giống nhƣ Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 1) đã xuất bản trƣớc đó. Trong Khóa định loại Rắn Việt Nam (tập 2), Đào Văn Tiến đã lập khóa định loại cho 112 loài thuộc họ rắn nƣớc. Các Khóa định loại bò sát, lƣỡng cƣ của Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981, 1982) khá chi tiết và tỉ mỉ nên đƣợc sử dụng rộng rãi đến nay trong việc định loại và tra cứu các loài bò sát, lƣỡng cƣ Việt Nam. Tuy nhiên, do các tài liệu trên đã xây dựng khá lâu (cách đây gần hơn 35 năm) nên có nhiều loài mới phát hiện bổ sung không có trong các khóa định loại mà phải tra cứu theo các tài liệu phân loại cập nhật hơn. Các Khóa định loại bò sát, lƣỡng cƣ của Đào Văn Tiến (1978, 1979, 1981; 1982) khá chi tiết và tỉ mỉ nên đƣợc sử dụng rộng rãi đến nay trong việc định loại và tra cứu các loài bò sát, lƣỡng cƣ Việt Nam. Tuy nhiên, do các tài liệu trên đã xây dựng khá lâu (cách đây gần hơn 35 năm) nên có nhiều loài mới phát hiện bổ sung không có trong các khóa định loại mà phải tra cứu theo các tài liệu phân loại cập nhật hơn. Năm 1986, các tác giả Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã ghi nhận đƣợc ở Việt Nam có 200 loài bò sát, 90 loài ếch nhái. Số lƣợng loài ếch cây thống kê đƣợc là 20 loài. Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã xây dựng Danh lục bò sát lưỡng cư Việt Nam. Đây là kết quả nghiên cứu tổng hợp từ các cuộc điều tra 4 tại các vùng miền trong cả nƣớc nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Trong bản Danh lục này, các tác giả đã thống kê đƣợc 258 loài bò sát và 82 loài lƣỡng cƣ ở Việt Nam. Từ năm 2002-2005, đã có nhiều nghiên cứu về lƣỡng cƣ, bò sát đƣợc thực hiện ở nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc. Trong năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và cộng sự đã tổng kết các kết quả nghiên cứu trƣớc đó về bò sát và lƣỡng cƣ của Việt Nam trong cuốn “Danh lục lƣỡng cƣ và bò sát Việt Nam” năm 2005 với 458 loài. Năm 2006, Ngô Đắc Chứng và cộng sự đã điều tra thành phần bò sát, lƣỡng cƣ ở các tỉnh Phú Yên, Đồng Tháp. Năm 2007, Lê Nguyên Ngật và cộng sự ghi nhận 15 loài ếch cây ở vùng núi các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Cũng trong năm này, Nguyễn Văn Sáng và cộng sự đã ghi nhận 4 loài ếch cây (trong đó có 02 loài đặc hữu của Việt Nam là Nhái cây mẫu sơn Philautus maonensis và ếch cây sần bắc bộ - Theloderma corticale) ở Mẫu Sơn.v.v.. Năm 2009, cuốn chuyên khảo “Herpetofauna of Viet Nam” đã đƣợc xuất bản bởi tác giả Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng. Trong cuốn tài liệu đã thống kê vùng phân bố, các tên phổ thông và tên khoa học đã công bố cho 176 loài lƣỡng cƣ thuộc 10 họ, 3 bộ và 357 loài bò sát thuộc 24 họ và 03 bộ. Từ năm 2009 đến nay có nhiều loài bò sát, lƣỡng cƣ mới đƣợc phát hiện ở Việt Nam, chẳng hạn nhƣ: Theloderma lateriticum (Bain et al., 2009), Rhacophorus vampyrus (Rowley et al., 2010), Theloderma palliatum và T. nebulsum (Rowley et al., 2011), Gracixalus quangi (Rowley et al., 2011), Theloderma chuyangsinensis, T. bambusicolum và Rhacophorus robertingeri (Orlov et al., 2012), Gracixalus waza (Nguyen et al., 2012) và mới đây nhất là loài Rhacophorus helenae (Rowley et al., 2013). Các phát hiện mới về thành phần loài liên tục trong nhiều năm chứng tỏ thành phần loài bò sát và lƣỡng cƣ ở nƣớc ta còn lớn hơn rất nhiều nếu có nhiều nghiên cứu tại tất cả các vùng miền, các nghiên cứu diễn ra trong nhiều mùa trong năm, thời gian dài và tỉ mỉ. Mặc 5 dù có nhiều phát hiện mới nhƣng đến nay, danh lục bò sát và lƣỡng cƣ ở nƣớc ta vẫn chƣa đƣợc cập nhật. Vì vậy, trong nghiên cứu này, hệ thống phân loại, tên khoa học, tên phổ thông của các loài bò sát, lƣỡng cƣ đƣợc cập nhật theo cuốn tài liệu “Herpetofauna of Viet Nam” của tác giả Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (2009). Ngoài ra, những loài mới đƣợc phát hiện từ năm 2009 đến nay cũng đƣợc sử dụng để cập nhật. 1.2. Đặc điểm các nhóm sinh thái của lƣỡng cƣ, bò sát 1.2.1. Đặc điểm sinh thái của lưỡng cư theo nơi ở - Nhóm lưỡng cư ở nước: chủ yếu thuộc bộ lƣỡng cƣ Có đuôi (Caudata) và một số loài lƣỡng cƣ không đuôi (Anura). Tuy nhiên, mức độ quan hệ với nƣớc ở từng loài có khác nhau. Thƣờng xuyên ở nƣớc là các loài cá cóc, chúng bơi đƣợc nhờ cử động của chiếc đuôi dài và rộng trong khi 4 chi nhỏ đƣợc ép vào dọc thân. Sống ở nơi nƣớc chảy, chúng có đuôi lớn (Cá cóc khổng lồ- Megalobatrachus) hoặc chi có vuốt để bám vào giá thể. Cá cóc có vuốt (Onichodactylus) ở suối nƣớc chảy mạnh, nồng độ oxi cao chỉ hô hấp bằng da do chúng không có phổi. Lƣỡng cƣ Không đuôi (Anura) thƣờng xuyên sống trong nƣớc có thể kể đến là Cóc nƣớc (Occidozyga lima), Nhái bám đá (Amolop ricketti) cũng ít khi lên cạn, chân sau của chúng thƣờng có màng bơi rộng hoặc đầu ngón chân có đĩa bám để bám vào đáy nƣớc. Một số loài khác ít khi đi xa khỏi khu vực nƣớc nhƣ Ếch suối (Rana nigrovittata), Ếch xanh (Odorrana livida), Ếch vạch (Chaparana delacouri), Ếch nhẽo (Limnonectes kuhlii). Đa số loài chỉ xuống nƣớc sinh đẻ hoặc tránh kẻ thù. - Nhóm lưỡng cư sống ở đất, hang hốc tự nhiên và trên mặt đất: bao gồm hầu hết các loài lƣỡng cƣ. Mối quan hệ của chúng đối với đất cũng khác nhau. Lƣỡng cƣ có đuôi chủ yếu ở nƣớc, thỉnh thoảng mới lên cạn, mặc dù có loài đi xa nguồn nƣớc hàng trăm mét, lại có loài đến mùa khô hạn lại ở trong cỏ lá hoặc gốc cây nhiều tháng chờ mƣa. Đa số lƣỡng cƣ không đuôi tạm trú trong những hang hốc có sẵn, một số loài biết đào hang nhƣ Cóc bùn (Pelobatidae) dùng chân sau ngắn đạp và ép phần sau thân vào đất mềm. Lƣỡng cƣ không chân chuyên đào hang trong đất nhờ chiếc đầu rắn chắc. 6 - Nhóm Lưỡng cư ở cây: chủ yếu ở bộ lƣỡng cƣ không đuôi. Riêng họ Ếch cây (Rhacophoridae) và họ Nhái bén (Hylidae) có tới 90% số loài ở cây, chúng có đầu ngón chân mở rộng thành đĩa kiểu giác bám, có tuyến dính, có sụn trung gian giữa 2 đốt đầu tiên của ngón chân giúp chúng bám chặt vào cây, lá. Một số loài có màng da rộng giữa các ngón chân trƣớc và chân sau, có tác dụng nhƣ một chiếc ô đỡ khi chúng nhảy từ cành này sang cành khác hoặc từ cây xuống mặt đất (Lê Nguyên Ngật (1995). 1.2.2. Đặc điểm sinh thái của bò sát theo nơi ở Bò sát có thể sống ở nƣớc, trong hang, trên mặt đất, trên cây và vùng cát, sa mạc khô nóng. Tuy nhiên, ứng với mỗi loại môi trƣờng chỉ có một số loài sinh sống. Mỗi loài bò sát chỉ có thể tồn tại trong những điều kiện nhất định của môi trƣờng. Tùy theo nơi ở và cách di chuyển, ngƣời ta chia bò sát thành 4 nhóm sinh thái: - Nhóm sống trên mặt đất: phần lớn bò sát có những đặc điểm thích nghi với việc di chuyển và sống trên mặt đất nhƣ thân thuôn dài, chân khỏe và cân đối, đuôi dài và nhỏ giúp chúng chạy nhanh trên mặt đất (các giống thằn lằn Lacerta, Amaga, Eumeces, Eremias, Mabuya). Bò sát chạy nhanh trên mặt đất nhờ giảm đƣợc ma sát bằng cách thu nhỏ diện tích cơ thể tiếp xúc với đất, điều chỉnh khối lƣợng cơ thể đều trên 4 chân, bàn chân hƣớng ra ngoài và hƣớng về phía trƣớc, đầu gối ép sát thân, cơ thể dựa lên phần trong của bàn chân nhiều hơn so với phần ngoài. Do vậy, một số loài có ngón ngoài tiêu giảm. Bò sát thuộc Đại Trung Sinh có xu hƣớng chạy bằng 2 chi sau thì có 2 chi trƣớc nhỏ hoặc tiêu giảm. Bò sát thuộc bộ Có vảy sống ở vùng cây cỏ rậm rạp có chi tiêu giảm hoặc có kích thƣớc nhỏ bé, số ngón giảm, một số thiếu hẳn chi (nhƣ họ Thằn lằn rắn (Anguidae), họ Thằn lằn giun (Dibamidae) và rõ ràng nhất là phân bộ Rắn (Serpentes), tuy một số loài rắn còn di tích của chi sau. Các loài thằn lằn chạy nhanh nhƣ Rồng đất, Nhông xanh thƣờng có chi khỏe, đuôi dài vừa phải. Khi gặp nguy hiểm, Rồng đất chạy bằng cách tựa 2 chi sau vào đuôi để giữ thăng bằng, 2 chi trƣớc áp sát vào thân. Một vài loài Bò sát nhảy bằng cách duỗi đồng thời 2 chi sau hất thân lên khỏi mặt đất. Các loài rùa 7 sống hoàn toàn trên cạn (Rùa núi vàng, Rùa núi viền) có mai cứng, chân hình trụ phủ vảy lớn, bàn chân chắc và khỏe, không có màng da nối các ngón. - Sống ở trên cây: để leo nhanh lên cây, nhiều loài nhông, thằn lằn có chi khỏe, ngón dài, có vuốt sắc giúp chúng bám chắc vào thân và cành cây. Tắc kè hoa có đuôi dài quấn đƣợc vào cây, chi dài và mảnh, có 2 nhóm ngón đối nhau để cầm nắm. Ở họ Tắc kè, mặt dƣới ngón chân nở rộng, có nhiều nếp gấp da tạo thành những giác bám. Nhông cánh (hay Thằn lằn bay) có màng da ở 2 bên thân, giúp chúng bay từ trên xuống trong khoảng cách xa hàng chục mét. Nhiều loài rắn ở trên cây có thân nhỏ và dài, đuôi rất dài để quấn quanh cành cây rồi quăng mình từ trên xuống, lúc đó xƣơng sƣờn ở hai bên thân bạnh ra, bụng thót nhỏ lại, vảy hai bên sƣờn nâng lên làm tăng sức cản của không khí, rắn lƣớt đi trong một khoảng xa trong không khí. - Nhóm sống trong đất: số loài có khả năng đào hang không nhiều. Những loài chuyên hóa thƣờng có các gờ da cứng tạo thành góc cạnh, 2 mí mắt thƣờng gắn với nhau hoặc có gai trên mí, lỗ tai nhỏ có vảy che để ngăn đất lọt vào. Thằn lằn chân ngắn có chi mảnh và ngắn. Thằn lằn giun thiếu chi, hình dạng giống giun đất, đuôi có gai cứng giúp chúng tì vào giá thể để đẩy thân lên phía trƣớc. - Nhóm sống trong nước: khác với lƣỡng cƣ, các loài bò sát không chỉ sống trong các môi trƣờng nƣớc có độ muối giới hạn (sông suối, ao hồ...) mà nhiều loài còn sống trong các biển và đại dƣơng (rùa biển, rắn biển, Cá sấu nƣớc mặn). Đây là hiện tƣợng thích nghi thứ sinh. Tuy sống trong nƣớc, chúng vẫn phải thở bằng phổi. Lỗ mũi ở phía trƣớc hay mặt trên của mõm nên chỉ cần nhô một chút đầu lên khỏi mặt nƣớc là vẫn thở đƣợc bình thƣờng (nhóm rắn bồng). Ở cá sấu, ba ba, rắn bồng, các loài rắn biển...; mắt cũng chuyển lên phía trên đầu. Rắn biển, cá sấu, kì đà có thể bơi nhanh trong nƣớc bằng cách quẫy đuôi; đuôi dẹp hai bên dạng mái chèo, mút đuôi tù; khi bơi thì chân áp sát vào thân. Các loài rùa nƣớc ngọt (ba ba) có chân dẹp, có màng bơi giữa các ngón, số vuốt chân giảm, thƣờng là 3. Một số rùa biển nhƣ Vích, Đồi mồi, Rùa da có chi trƣớc dài và rộng hơn chi sau, hình mái chèo, thiếu vuốt; có loài bơi xa hàng nghìn km (Lê Nguyên Ngật (1995). 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng