Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế sân vườn biệt thự song lập, số 8b4, khu đô thị an thới, quận bình thủy,...

Tài liệu Thiết kế sân vườn biệt thự song lập, số 8b4, khu đô thị an thới, quận bình thủy, thành phố cần thơ

.PDF
85
153
95

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN.....................................................................................................iv LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................v MỤC LỤC......................................................................................................................vi DANH SÁCH HÌNH......................................................................................................ix DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................................x TÓM LƯỢC...................................................................................................................xi MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................2 1.1 SƠ LƯỢC VỀ THIẾT KẾ HOA VIÊN....................................................................2 1.1.1 Khái niệm về trang trí hoa viên..............................................................................2 1.1.2 Bản vẽ thiết kế hoa viên hay thiết kế cảnh quan (landscape plan).........................2 1.1.3 Trình tự xây dựng một hoa viên.............................................................................4 1.1.4 Tiến trình thiết kế...................................................................................................5 1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM......................................................................................................................6 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển kiến trúc cảnh quan.............................................6 1.2.1.1 Thời kỳ cổ đại (Thiên niên kỷ IV TCN – Thế kỷ VI SCN)....................................6 1.2.1.3 Thời kỳ trung đại (Thế kỷ V – Thế kỷ XVII)........................................................6 1.2.1.3 Thời kỳ cận đại (Thế kỷ XVIII-XIX)....................................................................7 1.2.1.4 Thời kỳ hiện đại (Thế kỷ XX)...............................................................................7 1.2.2 Đặc trưng của một số phong cách vườn trên thế giới.............................................8 1.2.2.1 Theo phong cách phương Tây.............................................................................8 1.2.2.2 Theo phong cách phương Đông..........................................................................8 1.2.2.3 Theo phong cách hiện đại..................................................................................11 1.2.3 Nghệ thuật vườn – công viên Việt Nam...............................................................12 1.2.3.1 Vườn Việt Nam thời kỳ phong kiến....................................................................12 1.2.3.2 Vườn Việt Nam thời Pháp thuộc........................................................................12 1.2.3.3 Vườn Việt Nam từ năm 1954 đến nay................................................................13 1.2.3.4 Các xu hướng nghệ thuật cảnh quan Việt Nam hiện nay..................................13 1.3 CÁC LUẬT TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN..................................................13 1.3.1 Luật cân đối..........................................................................................................13 vi 1.3.2 Luật phối cảnh......................................................................................................14 1.3.3 Luật đồng nhất......................................................................................................14 1.3.4 Luật phong thủy....................................................................................................14 1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ.....................................14 1.4.1 Khí hậu.................................................................................................................14 1.4.2 Thủy văn...............................................................................................................15 1.4.3 Tài nguyên nước...................................................................................................15 1.4.4 Địa hình địa mạo..................................................................................................16 1.4.5 Thổ nhưỡng..........................................................................................................16 1.5 THUYẾT MINH KHU ĐÔ THỊ AN THỚI, QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.....................................................................................................................16 1.5.1 Vị trí dự án khu đô thị An Thới............................................................................16 1.5.2 Quy mô dự án khu đô thị An Thới.......................................................................18 1.5.3 Hệ số xây dựng.....................................................................................................19 1.5.4 Quy hoạch dự án khu đô thị An Thới...................................................................19 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............20 2.1 PHƯƠNG TIỆN......................................................................................................20 2.1.1 Vật liệu sử dụng trong luận văn...........................................................................20 2.1.2 Các vật liệu khác..................................................................................................20 2.1.3 Phần mềm sử dụng trong luận văn.......................................................................20 2.1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện...........................................................................20 2.2 PHƯƠNG PHÁP.....................................................................................................20 2.2.1 Phân tích thiết kế..................................................................................................20 2.2.1.1 Phân tích địa điểm thiết kế................................................................................20 2.2.1.2 Phân tích nhu cầu con người.............................................................................21 2.2.2 Thiết kế, dự toán chi phí và thuyết minh..............................................................22 2.2.2.1 Các phương án thiết kế.....................................................................................22 2.2.2.2 Các bước thực hiện...........................................................................................22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................23 3.1 PHÂN TÍCH ĐỊA ĐIỂM THIẾT KẾ......................................................................23 3.2 PHÂN TÍCH NHU CẦU NGƯỜI SỬ DỤNG SÂN VƯỜN.................................27 3.3 THIẾT KẾ VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ VÀ THUYẾT MINH...................................28 3.3.1 Thuận lợi và khó khăn..........................................................................................28 3.3.2 Phương án 1: Sân vườn hiện đại, bố cục tự do, sử dụng nghệ thuật sắp đặt........28 vii 3.3.2.1 Sơ đồ ý tưởng phương án 1...............................................................................29 3.3.2.2 Thiết kế mặt bằng tổng thể và phối cảnh tổng thể phương án 1.......................30 3.3.2.3 Một số bản vẽ thiết diện đứng trong phương án 1............................................32 3.3.2.4 Bản vẽ phối cảnh một số phân khu và thuyết minh...........................................33 3.3.2.5 Dự toán kinh phí phương án 1..........................................................................40 3.3.3 Phương án 2: Sân vườn hiện đại chủ đề “suối quanh nhà”..................................44 3.3.3.1 Sơ đồ ý tưởng phương án 2...............................................................................44 3.3.3.2 Thiết kế mặt bằng tổng thể và phối cảnh tổng thể phương án 2.......................45 3.3.3.3 Một số bản vẽ thiết diện đứng trong phương án 2............................................47 3.3.3.4 Bản vẽ phối cảnh một số phân khu và thuyết minh...........................................48 3.3.3.5 Dự toán kinh phí phương án 2..........................................................................53 3.3.4 Phương án 3: Sân vườn hiện đại, xu hướng hiện đại hóa vườn khô Nhật Bản…58 3.3.4.1 Sơ đồ ý tưởng phương án 3...............................................................................58 3.3.4.2 Thiết kế mặt bằng tổng thể và phối cảnh tổng thể phương án 3.......................59 3.3.4.3 Một số bản vẽ thiết diện đứng trong phương án 3............................................61 3.3.4.4 Bản vẽ phối cảnh một số phân khu và thuyết minh...........................................62 3.3.4.5 Dự toán kinh phí phương án 3..........................................................................69 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................74 4.1 KẾT LUẬN.............................................................................................................74 4.2 ĐỀ NGHỊ................................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................76 PHỤ CHƯƠNG...........................................................................................................77 viii DANH SÁCH HÌNH Hình Tiêu đề Trang 1.1 Vườn khô Nhật Bản 9 1.2 Viên Minh Viên 10 1.3 Sân vườn hiện đại 11 1.4 Vị trí khu đô thị An Thới 17 1.5 Quy mô dự án khu đô thị An Thới 19 3.1 Vị trí lô đất 8/B4 trong bản đồ quy hoạch phân lô khu đô thị An Thới 23 3.2 Lô đất 8/B4 trích từ sổ đỏ 24 3.3 Hiện trạng lô đất 25 3.4 Vị trí cổng, vị trí sân vườn, vị trí nhà, một số kích thước và một số hướng nhìn điều ra được trong hiện trường thiết kế 26 3.5 Phân tích hướng gió, hướng nắng tại hiện trường thiết kế 27 3.6 Sơ đồ ý tưởng phương án 1 29 3.7 Bản vẽ mặt bằng tổng thể sân vườn phương án 1 30 3.8 Một số phối cảnh tổng thể sân vườn phương án 1 31 3.9 Một số bản vẽ thiết diện đứng trong phương án 1 32 3.10 Một số phối cảnh sân vườn trước nhà (phương án 1) 33 3.11 Một số phối cảnh khu tiêu điểm chính (phương án 1) 35 3.12 Phối cảnh khu non bộ bích lập và hồ nước 36 3.13 Phối cảnh khu đồi cỏ 37 3.14 Phối cảnh khu đồi sỏi 37 3.15 Sơ đồ ý tưởng phương án 2 44 3.16 Bản vẽ mặt bằng tổng thể sân vườn phương án 2 45 3.17 Một số phối cảnh tổng thể sân vườn phương án 2 46 3.18 Một số bản vẽ thiết diện đứng trong phương án 2 47 3.19 Một số phối cảnh sân vườn trước nhà (phương án 2) 48 3.20 Phối cảnh khu tiêu điểm chính 49 3.21 Phối cảnh sân vườn bên hông nhà 50 3.22 Phối cảnh khu tiểu cảnh (phương án 2) 51 3.23 Sơ đồ ý tưởng phương án 3 58 3.24 Bản vẽ mặt bằng tổng thể sân vườn phương án 3 59 3.25 Một số phối cảnh tổng thể sân vườn phương án 3 60 3.26 Một số bản vẽ thiết diện đứng trong phương án 3 61 3.27 Một số phối cảnh sân vườn trước nhà (phương án 3) 62 3.28 Phối cảnh khu tiêu điểm chính (phương án 3) 63 3.29 Phối cảnh khu sinh hoạt ngoài trời 64 3.30 Phối cảnh sân vườn bên hông nhà 64 3.31 Phối cảnh khu hồ cá 65 3.32 Phối cảnh bụi tre vàng, hồ nước và tiểu cảnh 65 ix DANH SÁCH BẢNG Bảng Tiêu đề 1.1 Mật độ sử dụng đất trong khu đô thị An Thới 3.1 Thuyết minh các loại cây dùng trong phương án 1 3.2 Dự toán kinh phí phương án 1 3.3 Thuyết minh các loại cây dùng trong phương án 2 3.4 Dự toán kinh phí phương án 2 3.5 Thuyết minh một số loài cây dùng trong phương án 3 3.6 Dự toán kinh phí phương án 3 x Trang 18 38 40 51 53 66 69 TRẦN THANH THUẬN, 2011. “Thiết kế sân vườn biệt thự song lập, số 8/B4, khu đô thị An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, ... trang. Cán bộ hướng dẫn: ThS. MAI VĂN TRẦM TÓM LƯỢC Đề tài: “Thiết kế sân vườn biệt thự song lập, số 8/B4, khu đô thị An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ”, được thực hiện từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011, nhằm mục tiêu tạo ra những thiết kế sân vườn đẹp và phù hợp với nhu cầu của chủ lô đất. Hiện trường thiết kế là lô đất 8/B4 với diện tích 210 m 2, trong đó diện tích nhà ở 126 m2, diện tích sân vườn 84 m2. Theo điều tra, sân vườn được chủ nhà sử dụng chủ yếu để ngắm và tự chăm sóc. Từ những thông tin điều tra được tại hiện trường thiết kế và của gia đình chủ nhà cung cấp đã hình thành ý tưởng và triển khai thiết kế với ba phương án: - Phương án 1: Sân vườn hiện đại, bố cục tự do, sử dụng nghệ thuật sắp đặt. - Phương án 2: Sân vườn hiện đại chủ đề “suối quanh nhà” - Phương án 3: Sân vườn hiện đại, xu hướng hiện đại hóa vườn khô Nhật Bản Trong ba phương án trên, phương án 3 được nhà thiết kế đánh giá cao và khuyến khích thi công ngoài thực tế do giá cả hợp lý và tổng thể độc đáo, hài hòa. Ý nghĩa: cả 3 phương án đều là những thiết kế sân vườn đẹp và đáp ứng những yêu cầu của chủ nhà. Chủ nhà có thể lựa chọn 1 trong 3 phương án để thi công ngoài thực tế, góp phần làm cho ngôi biệt thự sang trọng sẽ thơ mộng, trữ tình, lãng mạn, gần gũi thiên nhiên và đáng yêu hơn. xi MỞ ĐẦU Nhà ở là một nhu cầu cơ bản của con người, giải quyết vấn đề ở là một mục tiêu quan trọng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và của mọi thời đại. Ở Việt Nam vấn đề nhà ở cũng được Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm với các chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích phát triển nhà ở. Giải quyết vấn đề ở không chỉ bó gọn trong phạm vi căn hộ, không chỉ quan tâm đến tiện nghi trong căn nhà, diện tích ở, mà còn phải quan tâm đến môi trường nói chung. Môi trường ở bao gồm không gian bên trong căn hộ (ngôi nhà ở) và không gian bên ngoài căn hộ, bao gồm các công trình công cộng trong khu ở, sân bãi trống, đường đi, vườn cây, hồ nước... tức là căn hộ và kiến trúc cảnh quan khu ở. Về bản chất, môi trường ở tạo cảm giác thoải mái và tiện nghi nhiều hơn chính bản thân ngôi nhà và chính môi trường ở là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của gia chủ. Hiện nay về quan niệm cũng như việc giải quyết vấn đề ở kể cả các khu ở mới đang xây dựng cũng chỉ tập trung giải quyết vấn đề ở trong căn hộ như giải quyết những tiêu chuẩn diện tích, về thiết kế không gian chức năng, thẩm mỹ... là chính. Không gian ngoài căn hộ hay kiến trúc cảnh quan của khu ở là một mảng hết sức quan trọng song lại chưa được quan tâm đúng mực (Đàm Thu Trang 2006). Vì thế thiết kế cảnh quan cho khu ở cần phải được quan tâm. Vì lý do đó đề tài “Thiết kế sân vườn biệt thự song lập, số 8/B4, khu đô thị An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” được thực hiện, nhằm mục tiêu chính tạo ra những thiết kế cảnh quan đẹp hay là những thiết kế sân vườn đẹp, phù hợp với nhu cầu cũng như tạo môi trường thoải mái cho người sử dụng sân vườn. Mục tiêu cụ thể là tạo ra 3 phương án thiết kế sân vườn đẹp, trong mỗi phương án có nhiều loại bản vẽ, bài thuyết minh và dự toán kinh phí để thi công sân vườn. 1 Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ THIẾT KẾ HOA VIÊN 1.1.1 Khái niệm về trang trí hoa viên Cảnh quan (landscape) hiểu theo nghĩa thông thường là cảnh vật ngoài tòa nhà và các công trình xây dựng nên còn được gọi là ngoại thất. Có thể hiểu đơn giản là hoa viên trong các công viên hay sân vườn chung quanh nhà. Thuật ngữ dùng có thể thay đổi khác nhau theo thói quen vì chưa có sự thống nhất, nhưng hiểu chung, hoa viên – cảnh quan – sân vườn là một tổng thể các cảnh vật bên ngoài công trình xây dựng. Trang trí hoa viên (landscaping) là một môn học phức tạp, nó gắn liền với thực tế, đòi hỏi người học về khía cạnh mỹ thuật. Nó là một nghệ thuật, đòi hỏi có nhiều kỹ năng và sự khéo léo khác nhau khi thực hiện. Hoa viên trước tiên là phải đẹp nhưng trang trí hoa viên con phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chức năng khác. Mỗi thành phần của hoa viên đều có các nhiệm vụ riêng, ví dụ: từ việc tạo ra sự mát mẽ trong mùa nắng, ngăn gió, cản bớt mưa, kiểm soát thoát nước trên bề mặt đến cung cấp màu sắc trên bề mặt, tạo ra khu vực có mùi hương sảng khoái... Một hoa viên được thiết kế tốt liên quan đến nhiều vấn đề: tạo ra khung cảnh nghĩ ngơi giải trí, thư giãn, khắc phục các tác động có hại của môi trường đối với con người, tạo ra những tiện nghi phục vụ các nhu cầu sử dụng cuả con người (Chế Đình Lý 1998). 1.1.2 Bản vẽ thiết kế hoa viên hay thiết kế cảnh quan (landscape plan) Bản thiết kế hoa viên (cảnh quan) là các bản in về các ký ký hiệu cây trồng và các dãy cây trồng. Thật ra các sơ đồ hoa viên được ghi lại trên giấy sao cho khỏi quên những hình ảnh sáng tạo, quan niệm xuất phát từ óc phán đoán của nhà thiết kế. Điều đó không ám chỉ rằng sự diễn đạt đồ họa trên giấy là không quan trọng. Nhưng các nhà thiết kế có thể bị quá thu hút vào cách thiết kế biểu hiện trên giấy mà quên rằng họ đang thiết kế các thành phần thực thể có không gian 3 chiều. Sự lộng lẩy của bản vẽ thiết kế không quan trọng bằng nó có thực tế hay không. Các ý niệm về không gian 3 chiều, đủ màu sắc, kết cấu, phải hiện hữu trong trí tưởng tượng của nhà thiết kế trước khi nó được chuyển sang giấy thì như thế bản vẽ mới có tính thực tế. Tầm quan trọng của bản thiết kế hoa viên trên giấy trước tiên đó là một cách dánh giá và trao đổi ỷ tưởng. Các ý tưởng này được diễn đạt trong đầu nhà thiết kế. Trong tiến hành thiết kế được ghi lại trên giấy theo cách mà mà người khác có thể hiểu đọc và hiểu chúng. Bản thiết kế phải thông tin các ý tưởng của nhà thiết kế đến chủ công trình cũng như bất kỳ các nhà thi công nào sẽ thực hiện. 2 Có lẽ quan trọng nhất, nhà thiết kế hoa viên sử dụng bản thiết kế để truyền thông các ý tưởng của anh ta trong quá trình thiết kế. Ghi lại tất cả ý tưởng thiết kế trên giấy trong quá trình thiết kế cho phép nhà thiết kế liên hệ một khu vực này với khu khác trong hoa viên. Bản vẽ thiết kế cho phép so sánh các ý tưởng, các phương án khác nhau để lựa chọn. Nếu không ghi lại, các ý tưởng dẽ trôi qua đầu và mất đi. Ghi lại trên giấy, các kết quả khảo sát, phân tích, sáng tạo sẻ không mất đi. Tỷ lệ bản đồ thiết kế: bản đồ thiết kế được vẽ theo tỉ lệ, sao cho một đơn vị trên bản đồ diển tả một khoảng cách chính xác trên thực tế. Bình đồ: đó là tầm nhìn chim bay trên toàn bộ công trình, khi người nhìn được leo lên không, trực tiếp trên công trình. - Các đường giới hạn công trình tạo ra các viền của bình đồ. - Các vật thể thường xuyên trên công trình được diễn tả đúng tỷ lệ. - Tường của tòa nhà, đường xe, đường dạo, sân đều được vẽ lại trên bình đồ. - Công trình phụ, và chỗ thụt vào của tòa nhà vẽ bằng đường chấm. - Cửa sổ và cửa ra vào được ghi bằng các khoảng trống trên các đường viện đậm của tòa nhà. - Sự giao dộng của độ cao bề mặt đất được diễn tả bằng các đường đứt quãng, gọi là đường đồng mức hiến có. Kẽ chữ viết trên bản đồ: cách diễn tả bằng ký hiệu dùng trên bình đồ không có nghĩa gì nếu không ghi chú để làm sáng tỏa. - Kiểu chữ chọn cho bản đồ hoa viên nên đơn giản, sạch và dễ đọc. Mục đích hàng đầu của chữ viết là trao đổi ý tưởng. - Chữ dùng cho mỗi mục đích nên có một kích thước đồng nhất. Khoảng cách giữa các ký tự nên cân bằng trong mỗi chữ. Các chữ dùng trong danh sách cây có thể lớn hơn chữ trong bản đồ. - Thay đổi cỡ chữ có thể góp phần làm biểu hiện của toàn bộ bản đồ hoa viên trở nên cân bằng và rõ ràng hơn. - Các ghi chú luôn được đặt gần với thông tin. - Các cây được ghi tên trực tiếp trên bình đồ hay trên một danh sách cây riêng. - Khi lập một danh sách cây riêng, các số chỉ định hay ký tự được dùng để biểu thị mỗi cây thống nhất trên bình đồ và trên danh sách cây. 3 - Mỗi bản vẽ thiết kế cần có một khung tựa để thông tin tổng quát về bản vẽ. Thông tin đó bao gồm tên của khách hàng, địa chỉ của công trình sẽ thiết kế hoa viên, ngày hoàn thành bản vẽ, tên của người phác thảo, thiết kế và vẽ hoàn chỉnh. Nếu là bản vẽ lại, nên ghi chú ngày vẽ lại. - Một mũi tên chỉ hướng Bắc cũng cần thể hiện nổi bậc bên cạnh tỉ lệ của bản vẽ. Bản vẽ trắc diện đứng và bản vẽ phối cảnh: thể hiện một phần hoa viên đôi khi cũng được thể hiện trong bản thiết kế. - Các bản vẽ trắc diện đứng thể hiện chiều cao, bề rộng và hình dáng các cây trồng được dự kiến nhưng không thể hiện được chiều sâu. Mỗi vật thể (cây, hàng cây...) xuất phất tử cùng một bình đồ. - Bản vẽ phối cảnh thể hiện cảnh vật theo không gian ba chiều nhưng rất khó vẽ chính xác. Kết cấu thô hay mịn đều có thể thể hiện trên bản vẽ trắc đồ hay phối cảnh. Các bản vẽ này trình bày cho chủ công trình rõ ràng hơn về ý đồ thiết kế trong hoa viên. Bản vẽ chi tiết xây dựng: được kết hợp chặt chẻ với bản vẽ thiết kế hoa viên. Khi những chi tiết không thích hợp có thể được thể hiện trong bản vẽ bình đồ. Các bản vẽ này được phóng đại tỉ lệ đối với một diện tịch tích nào đó để có thể thể hiện chi tiết. Các chi tiết này, khi được dùng, nên phân biệt với bình đồ thông thường với ghi chú rõ ràng về tỉ lệ. Tình trạng của một bản vẽ khi hoàn thành phản ánh tính cách của người thiết kế. Một bản vẽ đẹp, chính xác , ghi chú đầy đủ sẽ gây ấn tượng đối với người đọc và thể hiện đúng các ý tưởng thiết kế. Ngược lại, một bản vẽ cẩu thả, diển tả nghèo nàn thể hiện thái độ không tích cực của người thiết kế, vì thế, chủ công trình và người thi công sẽ không coi trọng sản phẩm của người thiết kế (Chế Đình Lý 1998). 1.1.3 Trình tự xây dựng một hoa viên Quá trình xây dựng một hoa viên bao gồm ba bước phân biệt: thiết kế, thi công và bảo dưỡng. Thất bại một trong 3 khâu đó sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của công trình kiến tạo hoa viên. Một bản thiết kế tốt sẽ không thành công nếu không được thi công đầy đủ cũng như một hoa viên thiết kế nghèo nàn cũng không thể chuộc lại sai sót bằng phương pháp thi công tốt được. Sự phát triển của hoa viên trong suốt lịch sử của nó đòi hỏi một tiêu chuẩn bảo dưỡng cao cấp. Thiết kế một hoa viên đẹp, đáp ứng các chức năng là chưa đầy đủ. Một nhà thiết kế hoa viên giỏi bám sát quá trình thiết kế để bảo đảm rằng bản thiết kế được thi công và bảo dưỡng đầy đủ. Ước tính chi phí, để bảo đảm sự khả thi của đề án, đề ra các chỉ dẩn thi công về chất lượng và sự lưu ý để làm dễ dàng sự bảo dưỡng trong quá trình thiết kế, là những cách mà 4 nhà thiết kế có thể góp phần vào sự thành công của hoa viên. Hỗ trợ các thông tin cần thiết đối với khách hàng về trình tự bảo dưỡng cho hoa viên cũng là bổn phận của nhà thiết kế (Chế Đình Lý 1998). 1.1.4 Tiến trình thiết kế Nhiều giai đoạn của quá trình thiết kế liên hệ chặt chẽ với nhau mà chúng ta cần xem xét chúng cùng một lúc. Một trình tự cần thực hiện khi hoàn thành một bản thiết kế. Nhưng vì có mối liên hệ lẫn nhau, các nhà thiết kế có kinh nghiệm sẽ thoáng nghĩ qua sự liên hệ giữa các giai đoạn cho đến khi hoàn thành công trình. Quá trình thiết kế bắt đầu với sự phân tích thiết kế thận trọng, bao gồm phân tích địa điểm và phân tích nhu cầu cho con người. Như là một phần của phân tích địa điểm, đất đai phải được khảo sát, để xác định về sự thay đổi địa dạng cần thiết phục vụ cho thoát thủy, làm cho các phân khu được hữu dụng và môi trường trong hoa viên được tiện nghi hơn. Một sự khảo sát tổng quát về các đặc tính hữu ích của đất, cũng như những thay đổi nào là tốt nhất sẽ được chọn lọc lại khi thiết kế hoàn tất. Sau khi các yếu tố chung quanh vấn đề đất đai và các công trình trên đó đã được khảo sát, nhà thiết kế có thể bắt đầu hình thành các ý đồ thiết kế. Công trình được chia ra các phân khu hữu dụng, theo các chức năng đã được chỉ ra khi phân tích thiết kế và các sửa đổi địa hình cần thiết đã được tính toán. Che bóng, bảo vệ chống gió, che chắn và rào hàng rào..., có thể được đề ra. Ở giai đoạn này, tốt nhất là nên lựa chọn tổng quát, chưa nên lựa chọn vật liệu xác định cho đến khi nào tất cả các tiêu chuẩn thiết kế được xem xét. Điều này có nghĩa là chỉ nên chọn dạng cây, màu lá, màu hoa, mà không xác định cụ thể là loại gì. Các đường đi lại cũng nên được xem xét trong giai đoạn này. Một lần nữa, tốt nhất là chỉ nên xác định kích thước và hình dáng tổng quát của các đường dạo, đường xe, sân..., mà không cần xác định bề mặt diện tích sẽ dùng. Các quyết định về mỹ thuật sẽ thực hiện sau này. Sau khi các quyết định tổng quát về kích thước và hình dáng đã được thực hiện, các yêu cầu về môi trường, các đường đi lại, các yếu tố về thiết kế mỹ thuật có thể được xem xét. Bản thiết kế sẽ cụ thể hơn vào lúc này. Các chọn lựa được thực hiện: một giàn leo hay một cây che bóng, hàng rào xây hay rào cây xanh, hay một cụm cây trồng để che chắn,... Sẽ sử dụng kiểu bề mặt đất nào, chất liệu gì cho các bề mặt và các dường phân ranh giới phải được xác định. Tát cả các thành phần trong hoa viên phải được cột chặt với nhau một cách có hiệu quả trong một quan điểm thiết kế thống nhất là sự thanh thoát về mỹ thuật. 5 Kết cấu, màu sắc và hình dạng được liên hợp nhau để làm nên một hoa viên có tính năng hữu dụng nhưng đẹp, thích thú và hấp dẫn. Việc lựa chọn vật liệu sẽ là cao đỉnh của quá trình thiết kế. Mỗi phần phân biệt của quá trình thiết kế cần phải được thảo luận riêng biệt ở đây nhưng các nhà thiết kế có kinh nghiệm sẽ pha trộn chúng một cách đồng thời khi thực hiện. Nhà thiết kế tập trung liên tục sự chú ý từ yếu tố này đến yếu tố khác, nhưng cuối cùng phải bảo đảm cho thiết kế phải là sự hợp nhất của các giai đoạn thực hiện (Chế Đình Lý 1998). 1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT VƯỜN – CÔNG VIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1 Vài nét về lịch sử phát triển nghệ thuật vườn – công viên trên thế giới 1.2.1.1 Thời kỳ cổ đại (Thiên niên kỷ IV TCN – Thế kỷ VI SCN) Vườn – công viên được hình thành từ các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ) và 30 thể kỷ sau, vườn – công viên xuất hiện trong nhóm các quốc gia cổ đại phương Tây (Hy Lạp, La Mã). Tiêu biểu cho thời kỳ này là các vườn bên công trình thờ cúng và các vườn trong dinh thự vua chúa và tầng lớp quý tộc giàu có. 1.2.1.2 Thời kỳ trung đại (Thế kỷ V – Thế kỷ XVII) Nghệ thuật kiến trúc cảnh quan ở thời kỳ này chia làm ba giai đoạn: - Thời kỳ tiền trung đại vườn chỉ bó hẹp sau những thành lũy, tu viện và hầu như không phát triển rộng. Vườn dạng hình học và kề trực tiếp với nhà, thường có tường đá bao quanh. Cây được trồng nghiêm túc trên những ô đất vuông. Cây hoa thơm rất được ưa chuộng (hoa hồng, hoa huệ,...). Tiêu biểu là kiểu vườn Tây Ban Nha, vườn kín gồm những sân nhỏ (100-150 m2) không liên hệ với nhau, bố cục sân đơn giản: hồ nước phẳng làm trung tâm có ghế ngồi xung quanh. - Sang đến thời Phục Hưng thế kỷ XVI, giai cấp tư sản ra đời, tầng lớp này cùng với tầng lớp quý tộc không tiếc tiền xây dựng những vườn quanh biệt thự tráng lệ. Nổi bật thời kỳ này có kiểu vườn Ý. Ở Nhật Bản, vào thời kỳ này đã xuất hiện vườn của giới thượng lưu. Các vườn này đã trở thành mẫu mực của vườn nhà ở truyền thống. - Cuối thời trung đại (hậu phục hưng), tiêu biểu là công viên Vessaile ở Pháp. Công viên này có thể được coi như là đỉnh cao của phong cách hình học đều đặn của thế kỷ XVIII. Lần đầu tiên con người biến thiên nhiên với quy mô rộng lớn (170 ha) theo chủ đích của mình, tạo nên một thiên nhiên mới có phong cách đặc sắc tiêu biểu cho xã hội đương thời (Lê Đàm Ngọc Tú 2006). 6 1.2.1.3 Thời kỳ cận đại (Thế kỷ XVIII-XIX) Nghệ thuật vườn - công viên thời kỳ này phát triển theo xu hướng quy củ đối xứng chặt chẽ của thời kỳ hậu trung đại. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng của đất nước là cơ sở sáng tạo ra các vườn - công viên, “công viên phong cảnh” bắt đầu xuất hiện (thế kỷ XVIII), tiêu biểu là Di Hòa Viên ở Trung Quốc, công viên Stau ở Anh, Bagaten ở Pháp, Pavlovxiki ở Nga,... Công viên phong cảnh: Thời cận đại, cái đẹp được các nghệ sĩ chú ý đến, họ đã sáng tạo ra kiểu bố cục tự do, theo đường nét tự nhiên mang tính chất tranh phong cảnh, phù hợp với quan điểm nghệ thuật của thời đại mới. Xu hướng trở về với thiên nhiên và tự do là hệ quả của trào lưu lãng mạn đang thịnh hành trong xã hội lúc bấy giờ. Vì vậy, thế kỷ XVIII công viên mô phỏng thiên nhiên đã trở thành nguyên lý. Hàng rào bị phá bỏ, thay thế bằng hào nước hoặc rào có ngụy trang như đã có sẵn trong thiên nhiên. Cây xanh được bố cục thành khối tự nhiên, màu sắc của tán lá hoặc hoa được lựa chọn, bóng đổ của cây được lưu ý đến. Xu hướng trồng nhiều loại cây trong công viên đòi hỏi phải phát triển việc thuần hóa cây trồng. Dù có nhiều biến đổi lớn trong nghệ thuật vườn - công viên thế kỷ XVIII, tuy nhiên, các công viên ấy chưa phải là một bộ phận hữu cơ của thành phố. Đến thế kỷ XIX mới xuất hiện công viên thành phố. Công viên thành phố: Sang thế kỷ XIX, dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, đô thị hóa phát triển, tích chất sản xuất đã được xã hội hóa cao hơn. Sự lao động nặng nhọc và đơn điệu trong các nhà máy, xí nghiệp nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí trong môi trường tự nhiên nhằm phục hồi sức khỏe, tinh thần. Vườn - công viên được xem như lá phổi của điểm dân cư ô nhiễm và đã được mở rộng ra toàn điểm dân cư, trở thành một bộ phận hữu cơ với cấu trúc điểm dân cư. Trong đô thị xuất hiện nhiều không gian cho vườncông viên. Các kiến trúc sư cảnh quan đã phối hợp lý thuyết kiến trúc cảnh quan với vấn đề quy hoạch đô thị nhằm tạo ra các sân vườn - công viên phù hợp với đô thị đông người và có những đòi hỏi phức tạp hơn. Nhiều loại hình kiến trúc cảnh quan mới xuất hiện với nhiều chức năng đa dạng tạo nên hệ thống thống nhất, liên tục trong và ngoài điểm dân cư. Lúc này kiến trúc cảnh quan có ba chức năng chính: nghỉ ngơi, giải trí, truyền đạt giá trị thẫm mỹ và hình thành, cải tạo môi sinh. 1.2.1.4 Thời kỳ hiện đại (Thế kỷ XX) Sang giai đoạn hậu công nghiệp, kiến trúc cảnh quan không còn là một bộ phận của quy hoạch mà là thành phần chính quyết định đến cấu trúc điểm dân cư, góp phần quan trọng đến việc tạo lập môi trường thẫm mỹ của điểm dân cư, đưa yếu tố cảnh quan thiên nhiên thành một bộ phận hữu cơ của cảnh quan nhân tạo. Nhu cầu giao tiếp xã hội trong môi trường nghỉ ngơi, giải trí trở nên mạnh mẽ. Công viên mang tính chất công cộng phục vụ 7 cho số đông dân trong đô thị. Công viên đa chức năng ra đời, tiêu biểu cho thời hiện đại là loại công viên văn hóa và nghỉ ngơi giải trí của Liên Xô (Lê Đàm Ngọc Tú 2006). 1.2.2 Đặc trưng của một số phong cách vườn trên thế giới 1.2.2.1 Theo phong cách phương Tây Phong cách vườn châu âu không bị chi phối nhiều bởi “tính tự nhiên” mà luôn thể hiện sự chăm chút bởi bàn tay con người. Bố cục và đường nét của vườn châu Âu thường rất mạnh mẽ mang tính chất của “hình khối học” một cách rõ ràng, thường mang tính đối xứng. Cây cảnh trong vườn cảnh châu Âu: từ phong cách cổ điển cho đến bán cổ điển đều được chăm sóc, cắt tỉa theo mô hình của hình học: vuông, tròn, nón tròn xoay,… đường dạo của phong cách vườn này cũng thường là thẳng hoặc gấp khúc vuông vắn chớ không mềm mại, uốn lượn. Có lẽ đây cũng chính là tính cách của người phương Tây thẳng thắn, rõ ràng, mạnh mẽ. Đài phun nước, cây cảnh cắt tỉa tạo hình khối và ít có những cây bóng mát có tàn xum xuê chính là nét nổi bật của vườn cảnh phương Tây (Lê Đàm Ngọc Tú 2006). 1.2.2.2 Theo phong cách phương Đông Vườn Nhật: - Vườn Nhật cổ không phải là vườn để dạo chơi mà để ngồi ngắm. - Bố cục vườn chặt chẽ ở sự hài hòa về tỷ lệ giữa mọi yếu tố trong vườn. - Không gian vườn chan hòa với không gian bên trong nhà. - Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên của nghệ thuật vườn Nhật đã trở thành đặc điểm dân tộc. Mối quan hệ đó không dựa trên sự chế ngự của thiên nhiên mà thể hiện ước muốn của con người vươn tới sự hài hòa với thiên nhiên. Mối quan hệ đó trong mỗi thời đại đã tạo thành một ý niệm thống nhất làm cơ sở cho sự hình thành của cái đẹp. - Từ cội nguồn, vườn Nhật đã mang tính biểu tượng. Thậm chí có vườn bố trí trên một quy mô rất nhỏ như cái khay. Song nó vẫn làm cho ta suy tưởng đến thế giới tự nhiên. 8 Hình 1.1 Vườn khô Nhật Bản (Nguồn http://www.dothi.net/News/Vat-lieu-xay-dung/2010/07/3B9AF2EB/sv8.jpg) Vườn Trung Quốc: Nghệ thuật vườn cảnh Trung Quốc bắt nguồn từ hội họa phong cảnh và được xem là “bức tranh phong cảnh 3 chiều”. Vườn cảnh Trung Quốc không phải là một sự bắt chước thiên nhiên, mà là sản phẩm của trí tưởng tượng, tái tạo một thiên nhiên điển hình, lý tưởng và chắt lọc tinh túy hơn thiên nhiên thật. Nguyên lý bố cục của vườn Trung Quốc là lấy thiên nhiên đa dạng của đất nước làm cơ sở sáng tạo. Hai đặc điểm rất chú trọng trong vườn cảnh Trung Quốc: - Tạo nên một cuộc dạo chơi phong cảnh với sự biến đổi về mặt không gian, cảm xúc và cảnh vật. - Chu kỳ và đặc tính thay đổi của khu vườn theo từng mùa. Các thành phần trong vườn cảnh: - Sơn thủy + Thủy: biểu trưng cho thuyết “sắc sắc không không” của đạo Phật và tính chất vừa mạnh mẽ (cương) lại vừa mềm dẻo (nhu) trong triết lý của Lão giáo. Nước được xem là nguồn sống của vườn, nét thơ mộng của nước, mặt gương của các hồ phản chiếu bóng tối và ánh sáng tạo cho vườn một sự kỳ ảo riêng, khả năng thu tất cả một vật trong vườn và hòa tan hình ảnh của chúng trong mặt nước lung linh. 9 + Sơn: có thể ghép thành núi non hoặc dùng riêng lẻ, và thường có 2 loại đá trẻ và đá già. Nổi bật nhất trong vườn - công viên Trung Quốc là kỹ nghệ làm núi giả. - Hoa và cây + Thường được chọn lựa thông qua biểu tượng mà chúng thể hiện trong thơ ca và hội họa Trung Quốc. + Ba loại cây được đánh giá cao nhất: mai trắng báo hiệu mùa xuân đến, thông và trúc là người bạn của mùa đông. Cây thông, trúc biểu tượng cho sự trường tồn và tình bạn, tượng trưng cho người quân tử. Đào biểu tượng cho cuộc sống dài lâu. + Hoa trong vườn thay đổi theo mùa: hoa lan tượng trưng cho sự dịu dàng đáng yêu của nữ nhi; cúc tượng trưng cho mùa thu; hoa mẫu đơn mùa hè; sen biểu tượng sự thuần khiết và thanh thản,…. Các yếu tố kiến trúc thường phân thành ba loại: - Đình, tạ và lầu. - Cầu và hành lang. - Tường bao, tường ngăn thấp, lỗ tường và lối đi. “Không thể hình dung một vườn cảnh Trung Quốc mà không có những công trình để ngăn chia, bao che và bổ sung cho nó. Đó là những đình, tạ, hiên, hành lang tạo cho người ta những thị cảm đẹp nhất…” Một số vườn nổi tiếng: vườn Tô Châu, Di Hòa Viên, Viên Minh Viên, vườn Thái Hòa. Hình 1.2 Viên Minh Viên (Nguồn http://vietnamese.cri.cn/chinaabc/chapter7/images/yuanlin.jpg) 10 1.2.2.3 Theo phong cách hiện đại Vườn cảnh hiện đại ngày nay có khá nhiều xu hướng và thể hiện vườn tùy thuộc vào tài năng của người thiết kế. Có một số xu hướng như: - Sử dụng nghệ thuật sắp đặt: các thành phần đưa vào vườn được chắt lọc và hầu như không có chi tiết thừa, kiểu vườn này thường được áp dụng trong các tiểu cảnh nhỏ trang trí trong nội thất như ở sân trong, dưới gầm cầu thang, một góc trang trí ở phòng khách hoặc là sân vườn chật hẹp như ở balcony, sân thượng. - Hiện đại hóa kiểu vườn khô hoặc vườn trà Nhật Bản: sử dụng các đặc trưng của vườn khô và vườn trà Nhật Bản như sỏi, đá, bồn nước, đèn đá,... theo cách thức, đường nét hình học hiện đại và thêm vào đó các vật liệu phụ từ trong dân gian nước ta như tre, trúc, bình gốm, tượng gốm,... - Sử dụng đường nét hình học và các vật liệu mới trong sân vườn như kính thép, thủy tinh, các loại sơn... và sử dụng sự tương phản, tương đồng giữa các màu sắc, các đường nét hình học kỷ hà mang đến khu vườn một phong cách hiện đại, có tính đột phá (Lê Đàm Ngọc Tú 2006). Hình 1.3 Sân vườn hiện đại (Nguồn http://caycanhvietnam.vn/n313/ThongTinCayCanh/Thiet-ke-san-vuon-hien-dai.aspx) 11 1.2.3 Nghệ thuật vườn - công viên Việt Nam 1.2.3.1 Vườn Việt Nam thời kỳ phong kiến Thời kỳ phong kiến Việt Nam, vườn vẫn mang tính chất vườn công trình (vườn gắn với cung điện hay thờ cúng) hoặc quần thể công trình (trừ triều đại nhà Nguyễn có một số vườn hoa công cộng về thành phố). - Vườn thượng uyển + Vườn này dành riêng cho vua chúa, vườn có bố cục xu hướng mô phỏng tự nhiên, thường nhấn mạnh những nét đặc trưng của vườn nhiệt đới, vườn có cây cối um tùm trồng trên đồi nhỏ hoặc soi bóng xuống mặt hồ tự nhiên. + Các yếu tố tạo nên vườn là cây bóng mát cổ thụ, cây có hương thơm dịu, đá tự nhiên, mặt nước, chim hót hay, non bộ thả cá vàng, các kiến trúc nhỏ như cầu kiều, tường hoa, đôn, chậu,… - Vườn tôn giáo tín ngưỡng, chủ yếu có 3 loại: vườn đình, vườn chùa, vườn đền. + Bố cục đều theo khuynh hướng vườn - nội thất. Nghĩa là, quan niệm vườn là không gian tiếp tục của căn phòng. + Bố cục thường có 3 không gian: cổng, sân, vườn. - Vườn nhà ở dân gian + Vườn trước có bố cục không gian mở để hứng gió mát, thường trồng vài cây rau, các khóm hoa có hương thơm, rau thơm, đôi khi trồng cây thuốc, cây ăn củ,… + Vườn bên có bố cục tự do với cây có tán lá lớn để che nắng đầu hồi. + Vườn sau thường có bố cục theo kiểu rừng tự nhiên, trồng những loại cây lấy quả và lấy gỗ. + Đôi khi vườn còn có dàn leo ở cầu ao trước bếp, ở sân và ao nước thả cá. - Vườn nhà ở thành thị và của giới thượng lưu nho sĩ. + Vườn mang tính chất sân vườn và thường tổ chức trong sân. Trung tâm vườn là bể non bộ. Bên trên là khoảnh vườn, thường có giàn hoa, quanh tâm xếp một số chậu cảnh, địa lan, cây quỳnh và cành giáo. + Bố cục vườn cân xứng hoặc tự do tùy thuộc vào ý muốn của gia chủ. 1.2.3.2 Vườn Việt Nam thời Pháp thuộc Dưới thời Pháp thuộc, kiến trúc, đô thị và nghệ thuật vườn - công viên đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Vườn có bố cục đối xứng, chặt chẽ với những đường thẳng, đường chéo, những 12 bồn cây, hoa, cỏ dạng hình học, những rào cây cắt xén, những hàng cây. Tuy nhiên, do xây dựng trên đất nước Việt Nam nên vườn có phần nào mang màu sắc Á Đông: cây to rợp bóng mát, vườn xanh lá quanh năm, nhiều cây hoa to và đẹp che bóng râm. 1.2.3.3 Vườn Việt Nam từ năm 1954 đến nay Vườn hay công viên hiện nay ở nước ta đã được xây dựng nhiều nơi, hầu như tỉnh thành nào cũng có công viên trung tâm. Vườn-công viên cũng theo xu hướng chung, ngày nay là nơi nghỉ ngơi giải trí phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân, gồm nhiều khu chức năng khác nhau: biểu diễn, văn hóa - giáo dục, nghỉ ngơi, yên tĩnh và thể thao và thiếu nhi. 1.2.3.4 Các xu hướng nghệ thuật cảnh quan Việt Nam hiện nay - Nghệ thuật cảnh quan Việt Nam với sự ảnh hưởng từ lâu của cảnh vườn Trung Hoa, Pháp, Liên Xô theo các giai đoạn lịch sử của đất nước. Do đó, sự giao lưu và ảnh hưởng văn hóa nói chung và nghệ thuật cảnh quan nói riêng là điều không thể tránh khỏi. - Hiện nay, cũng vì thế mà nghệ thuật cảnh quan của ta đang tồn tại nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. + Xu hướng vườn cây cắt xén hình học: chịu ảnh hưởng của nghệ thuật cắt xén cây (Topiary) của Phương Tây, nhưng người Việt nam khi áp dụng đã phát triển thêm loại hình cắt uốn cây theo các hình con vật (rồng, chim, hươu…). + Xu hướng cảnh quan phong cảnh đồng quê: là một trào lưu nở rộ hiện nay, đặc biệt là trong các khu resort, các khu du lịch sinh thái và các quán ăn cũng như nhà ở trong đô thị. Những khu đất được quy hoạch với mạng đường tự do với những mãng cỏ rộng trên đó bố trí các tiểu cảnh mang các chủ đề về miền quê Việt Nam như bụi tre, cau, chuối, lu đất, thuyền hoa, xe thổ mộ hoa và guồng quay nước Tây Nguyên. + Xu hướng cảnh quan kết hợp kỹ thuật: là hình thức các chậu cây được xếp trên các khung sườn sắt hình chữ nhật, kim tự tháp, hình cầu… Đây là hình thức thường được áp dụng để trang trí đường phố trong các ngày lễ hội, một số trục đường, trục chính đón tiếp của khu du lịch hay vườn hoa trung tâm khu ở, đô thị,… 1.3 CÁC LUẬT TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN 1.3.1 Luật cân đối Tất cả các mô hình được thiết kế phải tuân theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra sự cân đối hài hoà giữa các chi tiết trong bố cục tổng thể (thí dụ: không thể tạo chiếc cầu quá to trên một dòng suối quá nhỏ), đặc biệt nên chú ý đến các tiểu cảnh (Lê Minh Trung 1999). 13 1.3.2 Luật phối cảnh Hay còn gọi là luật xa gần, tạo ra ảo giác, cảnh quan thoáng đãng, rộng rãi hơn hoặc thu hẹp lại. Muốn tạo cảm giác cảnh quan rộng hơn nên trồng cây và khoảng cách giữa các cây nhỏ dần tính từ góc ngắm. Hoặc cách xếp đá bên cạnh dòng suối cũng vậy, xếp những hòn đá to ở gần với phần người ngắm nhất, sau đó xếp đá nhỏ dần lại sẽ tạo ra cảnh dòng suối sâu thăm thẳm. Ngược lại, muốn tạo ra sự gần gũi, ấm cúng đối với khoảng không gian quá rộng nên có những ngọn đồi hoặc giới hạn bằng những mãng cây xanh, cây bụi và cây nhỏ, lá nhỏ trồng ở gần, cây lớn lá rộng ở xa (Lê Minh Trung 1999). 1.3.3 Luật đồng nhất Cảnh quan và công trình kiến trúc xây dựng phải đồng nhất, nó phải là gạch nối giữa tiện dụng của con người với thiên nhiên. Thí dụ như không thể tạo cảnh giếng nước, gốc đa bên cạnh công trình xây dựng hiện đại, mà nó chỉ phù hợp với hình dáng ngôi nhà bề ngoài có vẻ bình dị, mộc mạc, dân giã được kết cấu bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá... (Lê Minh Trung 1999). 1.3.4 Luật phong thủy Phong Thuỷ nghĩa là gió và nước, là cách sắp xếp mọi thứ chung quanh để tạo nên một môi trường sống hài hoà. Trong thuyết Phong Thuỷ luôn nhấn mạnh một mô hình hình tượng hoàn chỉnh cơ bản: “tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước, hậu huyền vũ” (Đông là rồng xanh, Tây là hổ trắng, Bắc là rùa đen, Nam là phụng hoàng). Theo thuyết Phong Thuỷ, khi chọn đất xây dựng phải dựa vào yếu tố “sơn chỉ thuỷ giao”, nước chảy ngang qua trước mặt từ trái sang phải (Lê Đàm Ngọc Tú 2006). Theo Đàm Thu Trang (2006), những kinh nghiệm của cha ông khi lựa chọn vị trí đã dựa trên những cơ sở như vậy: - Thanh long: bên tả có nước chảy. - Bạch hổ: bên hữu có đường dài. - Chu tước: đằng trước có ao hoặc hồ đầm. - Huyền vũ: đằng sau có gò đống, núi non. 1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 1.4.1 Khí hậu - Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm chia ra 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 ứng với gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 11 – 4 (năm sau) ứng với gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. - Nhiệt độ không khí: trung bình năm 26,7oC, cao nhất 37,6oC, thấp nhất 17,8oC 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng