Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa...

Tài liệu Truyện thơ mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa

.PDF
111
50
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ VUI TRUYỆN THƠ MỞ TRỜI DỰNG ĐẤT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ VUI TRUYỆN THƠ MỞ TRỜI DỰNG ĐẤT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ THỊ THANH QUÝ THÁI NGUYÊN - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và nội dung này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó. Nội dung luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vui i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Thị Thanh Quý - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em về tri thức, phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy Cô giáo khoa Ngữ văn, phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Em cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vui ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................iii 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. ............................................................................ 2 2.1. Những công trình nghiên cứu chung về truyện thơ……………………….2 2.2. Những công trình nghiên cứu về văn học dân gian Sán Dìu……………..3 2.2.1. Các cuộc phỏng vấn với nhà văn Ôn Thái Trần ...................................... 3 2.2.2. Về các bài báo.......................................................................................... 3 2.2.3. Về các luận văn, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học ........................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8 8. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………….8 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA - VĂN HỌC VÀ TRUYỆN THƠ MỞ TRỜI DỰNG ĐẤT .................................................................................... 9 1.1. Tìm hiểu chung về văn hóa và văn học ...................................................... 9 1.1.1. Định nghĩa về văn hóa ............................................................................. 9 1.1.2. Văn học .................................................................................................. 12 1.2. Vai trò, vị trí của văn hóa và văn học ....................................................... 14 iii 1.2.1. Văn học phản ánh, soi chiếu văn hóa .................................................... 14 1.2.2. Văn học góp phần lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa ....................... 16 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa .................... 18 1.3. Tiếp cận văn hóa với truyện thơ Mở trời dựng đất .................................. 20 1.3.1 Khái niệm truyện Nôm ........................................................................... 22 1.3.2. Vài nét về dân tộc Sán Dìu .................................................................... 22 1.3.3. Truyện thơ Mở trời dựng đất................................................................. 26 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................ 28 Chương 2 N I DUNG TRUYỆN THƠ MỞ TRỜI DỰNG ĐẤT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ........................................................................................... 29 2.1. Văn hóa giáo dục đạo lý trong truyện thơ Mở trời dựng đất ................... 29 2.1.1. Triết lý giáo dục đạo đức của dân tộc Sán Dìu...................................... 30 2.1.2. Giáo dục gắn với thực tiễn trong truyện thơ Mở trời dựng đất ............. 35 2.1.3. Mười điều khuyên về mối quan hệ trong gia đình. ............................... 39 2.2. Văn hóa ứng xử trong truyện thơ Mở trời dựng đất................................. 45 2.2.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình .............................................................. 46 2.2.2. Văn hóa ửng xử ngoài xã hội................................................................. 48 2.3. Bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu trong truyện thơ Mở trời dựng đất ..... 50 2.3.1. Tín ngưỡng dân gian trong truyện thơ Mở trời dựng đất ...................... 50 2.3.2. Phong tục, tập quán trong truyện thơ Mở trời dựng đất........................ 54 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 57 Chương 3 NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN THƠ MỞ TRỜI DỰNG ĐẤT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ..................................................................... 58 3.1. Dấu ấn văn hóa Sán Dìu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện thơ Mở trời dựng đất.............................................................................................. 58 3.1.1. Khái niệm............................................................................................... 58 iv 3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Mở trời dựng đất…....60 3.2. Dấu ấn văn hóa Sán Dìu trong ngôn ngữ, hình ảnh và giọng điệu truyện thơ Mở trời dựng đất ....................................................................................... 68 3.2.1. Hệ thống ngôn ngữ, hình ảnh mang đậm dấu ấn văn hóa Sán Dìu ....... 69 3.2.2. Dấu ấn văn hóa trong giọng điệu truyện thơ Mở trời dựng đất ............ 74 3.3. Dấu ấn văn hóa Sán Dìu trong kết cấu truyện thơ Mở trời dựng đất ....... 78 3.3.1. Khái niệm............................................................................................... 78 3.3.2. Kết cấu truyện thơ Mở trời dựng đất..................................................... 79 3.3.3. Sự kết hợp kết cấu tự sự - trữ tình ......................................................... 83 3.4. Không gian thời gian nghệ thuật truyện thơ Mở trời dựng đất ................ 87 3.4.1. Khái niệm không gian, thời gian nghệ thuật ......................................... 87 3.4.2. Không gian nghệ thuật trong truyện thơ Mở trời dựng đất ................... 88 3.4.3. Thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Mở trời dựng đất ...................... 92 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 96 KẾT LUẬN..................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 99 v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ. Cộng đồng các dân tộc chung sống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau như anh em ruột thịt, trong đó có dân tộc Sán Dìu. Người Sán Dìu ở Việt Nam có dân số 146.821 người, có mặt tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Dân tộc Sán Dìu có nền văn hóa dân gian rất phong phú và độc đáo, đó là làn điệu hát ví Soọng cô, truyện thơ, ca dao, tục ngữ… mang dấu ấn bản sắc văn hóa Sán Dìu. Đặc trưng mang tính truyền thống đó là một trong những điểm nổi bật của văn học và văn hóa dân gian. Văn học dân gian là một trong các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam, và đặt nền móng quan trọng cho văn học viết sau này. VHDG như một bức tranh đa sắc màu, mỗi câu ca dao, mỗi lời vè, câu hát dân ca đều mang đậm màu sắc truyền thống văn hóa, cùng với đó là sự đa dạng về thể loại như: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết… hàm chứa trong tác phẩm là kho tàng tri thức quý báu của ông cha để lại, luôn được thế hệ sau gìn giữ phát huy những giá trị tốt đẹp. Truyện thơ dân gian là một trong những thể loại chính của VHDG, người Thái có truyện thơ Tiễn dặn người yêu, người H’Mông có truyện thơ Tiếng hát làm dâu, người Mường có truyện thơ Nàng Nga hai mối và tô điểm thêm vẻ đẹp bức tranh đa sắc màu đấy là văn học Sán Dìu với truyện thơ dân gian đặc sắc, tiêu biểu tác phẩm Mở trời dựng đất được nhà văn Ôn Thái Trần sưu tầm và dịch, tác phẩm là sự hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Sán Dìu. Từ trước đến nay có khá nhiều công trình hoặc bài viết nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Sán Dìu. Những nghiên cứu đấy cho chúng ta biết nguồn gốc, đời sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng văn hóa truyền thống cho đến sự phát triển kinh tế xã hội của người Sán Dìu. Về mảng văn học dân gian chưa có công trình nào đi sâu vào tìm hiểu truyện thơ dân tộc Sán Dìu. Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài Truyện thơ Mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa để có cái 1 nhìn toàn diện về giá trị văn hóa, văn học cũng như nội dung và nghệ thuật truyện thơ Sán Dìu. Bản thân tôi là người dân tộc Sán Dìu sống tại địa phương có nhiều người Sán Dìu sinh sống với mong muốn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển. Chúng tôi muốn gìn giữ những nét đẹp truyền thống văn học, văn hóa dân gian để không bị thời gian làm cho mai một lãng quên. Với những kết quả cũng như kiến thức thu nhận được, sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp nguồn tư liệu bổ ích phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương tỉnh Thái Nguyên và truyền thụ đến thế hệ bạn trẻ sự hiểu biết và tình yêu, lòng tự hào về văn học, văn hóa dân tộc mình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 2.1. Những công trình nghiên cứu chung về truyện thơ. Tác giả Võ Quang Nhơn trong cuốn Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam (1983) [27], đánh giá cao vị trí của truyện thơ Nôm trong văn học dân tộc các dân tộc ít người ở Việt Nam. Sách gồm bảy chương, trong đó ông dành một chương để viết về truyện thơ. Về đề tài của truyện thơ, tác giả cho rằng chúng rất phong phú, “chúng đề cập đến nhiều mặt trong hiện thực xã hội của các dân tộc anh em... Đặc biệt là đề tài về cuộc đấu tranh cho tự do yêu đương, cho quyền sống của người phụ nữ trong lòng xã hội cũ là một đề tài khá phổ biến. Đó là khát vọng dân chủ thiết tha, mãnh liệt của quần chúng trong lòng xã hội phong kiến mà quyền sống con người bị chà đạp, bóp nghẹt nặng nề, được phản ánh vào trong nền văn học truyền thống các dân tộc anh em” [27, tr.395-396]. Trên Tạp chí văn học năm 1997, số 7, Lê Trường Phát có bài viết “Về mô hình cốt truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số” [28]. Tác giả nhận xét: Ở truyện thơ Nôm của người Việt “mọi người hầu như đã nhất trí rằng phần lớn cốt truyện của thể loại này được xây dựng theo mô hình “kết thúc có hậu”[28, 2 tr.52]. Tác giả Phan Đăng Nhật, năm 2004 có bài Truyện thơ, in trong cuốn sách Truyện thơ Tày - nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại của Vũ Anh Tuấn [35]. Về vấn đề hình thành truyện thơ, Phan Đăng Nhật cho rằng “truyện thơ ra đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của thời đại của nó. Lúc bấy giờ trong xã hội các dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa tình yêu chân chính của đôi lứa với đòi hỏi khắt khe, lạnh lùng nhiều khi tàn bạo của gia đình và xã hội; mâu thuẫn giữa kẻ nghèo khó và kẻ giàu sang; mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Lúc này vấn đề thân phận của con người được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng thoả đáng” [57, tr.401]. 2.2. Những công trình nghiên cứu về văn học dân gian Sán Dìu. 2.2.1. Các cuộc phỏng vấn với nhà văn Ôn Thái Trần Trên các phương tiện báo chí và truyền thông, đã có một số cuộc trả lời, trò chuyện văn chương của nhà văn Ôn Thái Trần về văn học dân tộc Sán Dìu. Báo Điện tử Tổ quốc: “Tôi hòa mình vào dân tộc và dân tộc đã đi vào thơ tôi” [41], tác giả đã giới thiệu về một số tác phẩm văn học dân gian ông đã sưu tầm, dịch cả từ truyền miệng dân gian và kể cả theo sách ghi lại như: Kinh sách dạy con (Cạo chấy loang kênh), Vua Bàn Cổ (Phòn Cú Vòng), Mở trời dựng đất (Hoi then dip thi), Văn khuyên đời (Hoẹn Gạy Mòn)… Những ý kiến, quan điểm mà nhà văn Ôn Thái Trần đưa ra trong những cuộc trả lời phỏng vấn, trò chuyện văn chương đều là những tư liệu tham khảo hữu ích, giúp chúng ta hiểu và yêu quý thêm giá trị của truyện thơ dân gian người Sán Dìu. 2.2.2. Về các bài báo Một số nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà văn, đã có những bài báo khoa học đề cập đến văn hóa dân gian Sán Dìu. Báo Quảng Ninh với bài viết: “Người Sán Dìu có vốn văn nghệ dân gian, phong tục tập quán v.v.. rất phong phú, trong đó nổi bật nhất là mảng văn học dân gian. Đặc sắc nhất trong văn học dân 3 gian của người Sán Dìu Quảng Ninh là những truyện thơ như: Mở trời dựng đất, Vua cóc ở Man Cay Coóc, Dì ghẻ con chồng …”[42]. Tạp chí điện tử Văn Hiến khẳng định: “Văn hóa: Thơ ca dân gian của người Sán Dìu phong phú, dùng thơ ca trong sinh hoạt hát đối nam nữ (Soọng cô) rất phổ biến. Truyện kể - chủ yếu truyện thơ khá đặc sắc. Các điệu nhảy múa thường xuất hiện trong đám ma. Nhạc cụ có tù và, kèn, trống, sáo, thanh la, não bạt cũng để phục vụ nghi lễ tôn giáo. Nhiều trò chơi dân tộc được họ ưa thích là: đi cà kheo, đánh khăng, đánh cầu lông kiểu Sán Dìu, kéo co...”[43]. Tạp chí điện tử Văn hóa nghệ thuật nói về: “Sự đa dạng về tài nguyên hóa, người Sán Dìu có vốn văn học dân gian phong phú, tác giả nhấn mạnh về những truyện thơ đặc sắc như Mở trời dựng đất, Vua Bàn Cổ…”[44]. Những nhận định, đánh giá của các bài báo trên đã nêu ra một số vấn đề đáng lưu ý đến văn học Sán Dìu. Nhưng theo sưu tầm khảo sát của chúng tôi, hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu toàn diện, tìm hiểu, đánh giá về truyện thơ đồng bào dân tộc Sán Dìu nói chung, và truyện thơ Mở trời dựng đất nói riêng, đây là lý do chúng tôi chọn đề tài “Truyện thơ Mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa” để thực hiện luận văn. 2.2.3. Về các luận văn, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học Đã có nhiều công trình, bài viết, nghiên cứu, đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khía cạnh văn học, văn hóa Sán dìu. Điều đó, cho thấy sức thu hút và giá trị cần quan tâm ở lĩnh vực này, cụ thể như sau: Bàn về bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu, phải kể đến cuốn Người Sán Dìu ở Việt Nam của Ma Khánh Bằng [13]. Tác giả đã giới thiệu khái quát về dân tộc Sán Dìu, các hoạt động kinh tế, sinh hoạt vật chất và một số tục lệ trong đời sống hàng ngày của đồng bào. Bên cạnh đó là cuốn Tri thức dân gian trong chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam của Diệp Trung Bình [14]. Tác giả làm rõ đặc điểm văn hóa của người Sán Dìu ở Việt Nam, đưa ra so sánh và khẳng định những giá trị truyền 4 thống, hiện đại, có sự biến đổi lớn trong bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, còn có công trình nghiên cứu: Dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc của Lâm Quang Hùng [23]. Tác giả nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị văn hóa của đồng bào Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc. Tiếp đến là cuốn Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang của Ngô Văn Trụ, Nguyễn Xuân Cần [20]. Tác giả khái quát về dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Bắc Giang. Tìm hiểu về kinh tế truyền thống và quá trình đổi mới kinh tế của dân tộc Sán Dìu. Giới thiệu văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể, ngôn ngữ và văn tự của người Sán Dìu ở Bắc Giang. Cùng với đó là các luận văn thạc sĩ nghiên cứu đời sống, văn hóa dân gian Sán Dìu. Tôn giáo, tín ngưỡng của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tác giả Kiều Mỹ Hạnh [24], luận văn nghiên cứu về văn hóa tinh thần của dân tộc Sán Dìu. Khảo sát loại hình hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang, Nguyễn Thị Mai Phương [30]. Tác giả đã khảo sát và nghiên cứu về loại hình hát Soọng cô trên phương diện nội dung và nghệ thuật... Tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (1945- 2010), Nguyễn Xuân Chiến [15]. Chu Thị Hường với Bản sắc văn hóa của người Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên [22]. Hoàng Thị Liên Gấm Văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (1945- 2010) [21], ở đây các tác giả nghiên cứu lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần cũng như đặc điểm và tổ chức xã hội của người Sán Dìu, tìm hiểu những giá trị văn hóa cổ truyền. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay, Lý Thị Phương [29], tác giả đề cập đến tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay. 5 Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên, Trần Thị Thanh Tâm [36], tác giả tìm hiểu và nghiên cứu về truyện cổ tích, hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu đây là loại hình nghệ thuật dân gian, văn học đặc sắc của người Sán Dìu… Như vậy, chúng ta có thể thấy nghiên cứu truyện thơ dân gian dân tộc Sán Dìu còn rất khiêm tốn.Và hướng nghiên cứu các truyện thơ dân gian dưới góc nhìn văn hóa chưa thực sự được quan tâm của các nhà nghiên cứu... nhưng các công trình nghiên cứu trên là những gợi mở, tiền đề khoa học có giá trị cho việc nghiên cứu đề tài luận văn của chúng tôi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện thơ Mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu truyện thơ Mở trời dựng đất của dân tộc Sán Dìu. Phạm vi tư liệu là tác phẩm: Mở trời dựng đất (Hoi then dip thi) được nhà văn Ôn Thái Trần sưu tầm, biên soạn, dịch [37]. 4. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này chúng tôi hướng đến mục đích nghiên cứu: Thứ nhất: Khảo sát truyện thơ Mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. chúng tôi mong muốn đóng góp nhỏ bé để đánh giá và khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu. Từ đó góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trước nguy cơ mai một dần bởi mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình đô thị hóa. Thứ hai: Từ quá trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm tiếng nói khoa học để tôn vinh sự phong phú giàu có đẹp đẽ của bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu nói riêng và bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung. Thứ ba: Với kết quả nghiên cứu đề tài này, chúng tôi góp thêm một tư liệu bổ ích trong công tác dạy và học, học phần Văn học thiểu số Việt Nam 6 hiện đại của trường ĐHSPTN, cung cấp một tài liệu giảng dạy học tập bổ ích cho chương trình Văn học địa phương tỉnh Thái Nguyên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề đạt được mục đích nghiên cứu như đã nêu, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài, khái niệm văn hóa, văn học dưới góc nhìn văn hóa, tìm hiểu phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa ứng xử cùng một số phương diện nghệ thuật đặc sắc để thấy được giá trị của tác phẩm truyện thơ Mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp liên ngành: Văn hóa luôn có mối quan hệ với các lĩnh vực khác trong đời sống: văn học, ngôn ngữ, xã hội, lịch sử,… Phương pháp liên ngành được thể hiện thông qua việc chúng tôi kết hợp nhìn nhận, đánh giá vấn đề văn hóa học dưới góc nhìn của nhiều lĩnh vực có liên quan: Ngôn ngữ học, xã hội học, lịch sử học, dân tộc học… - Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp phân tích nhằm phát hiện, khai thác, phân tích một số tài liệu liên quan đến tác phẩm. Qua đó, chúng tôi chọn lọc những thông tin, tri thức cần thiết phục vụ việc nghiên cứu. Phương pháp phân tích bao gồm phân tích nguồn tài liệu, phân tích tác giả và phân tích nội dung tác phẩm. - Phương pháp so sánh: Nếu chỉ nhìn nhận ở một phương diện thì không thể đưa ra kết luận về vấn đề một cách chính xác. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về văn hóa - văn học, chúng ta cần đặt đối tượng trong mối tương quan với các đối tượng khác để có cái nhìn khái quát nhất. Mục đích của phương pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng của đối tượng nghiên cứu, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đưa ra lựa chọn. - Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp được sử dụng nhằm liên kết các bộ phận, khía cạnh liên quan đến đối tượng thành một chỉnh thể đầy đủ và sâu sắc gắn với chủ đề nghiên cứu. Từ quá trình phân tích, chúng tôi đưa ra những 7 kết luận về vấn đề: Biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm, ý nghĩa và giá trị của các khía cạnh văn hóa được phản ánh qua tác phẩm. 7. Đóng góp của luận văn Là đề tài đầu tiên nghiên cứu, khảo sát về truyện thơ Mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa. Nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa chúng tôi muốn góp tiếng nói khẳng định giá trị độc đáo của truyện thơ dân gian Sán Dìu, đóng góp của truyện thơ dân gian nói riêng và văn học dân gian Sán Dìu nói chung cho nền văn học dân gian Việt Nam. Luận văn là một trong những tư liệu có giá trị dùng để tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về văn học dân tộc Sán Dìu. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Mục lục, phần Nội dung được triển khai trong ba chương: Chương 1: Khái quát về văn hóa - văn học và truyện thơ Mở trời dựng đất. Chương 2: Nội dung truyện thơ Mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa. Chương 3: Nghệ thuật của truyện thơ Mở trời dựng đất dưới góc nhìn văn hóa. 8 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA - VĂN HỌC VÀ TRUYỆN THƠ MỞ TRỜI DỰNG ĐẤT 1.1. Tìm hiểu chung về văn hóa và văn học 1.1.1. Định nghĩa về văn hóa Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Theo mỗi quan điểm mà người ta có những định nghĩa khác nhau, ở mỗi định nghĩa đều phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá riêng về văn hóa. Từ năm 1952, hai nhà nhân mỹ học nổi tiếng là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng trên thế giới. Văn hóa được đề cập đến nhiều lĩnh vực trong các công trình nghiên cứu như: địa văn hóa, văn hóa học, dân tộc học, dân gian học, xã hội học… Ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu thì định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Từ điển bách khoa toàn thư đã tổng hợp và phân loại các định nghĩa về văn hóa như sau: “Về mặt thuật ngữ khoa học: văn hóa bắt nguồn từ chữ Latinh “Cultus” mà theo nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “gieo trồng ruộng đất” và Cultus Animi là “gieo trồng tinh thần” tức là “sự giáo dục bồi dưỡng cho tâm hồn con người”[45]. “Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chặng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnent Tylor (1832 1917) đã đưa ra định nghĩa văn hóa: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội”[45]. “Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học 9 người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống”[45]. “Cách định chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử..)”[45]. “Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh…Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa”[45]. “Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa”[45]. “Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa xã hội học của Đại học Harvard; với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau”[45]. Theo Trần Ngọc Thêm, từ “văn hoá” có nhiều nghĩa, được dùng để chỉ những khái niệm khác nhau. Tuy nhiên được dùng theo nhiều nghĩa, nhưng 10 khái niệm “văn hoá” có thể quy về hai cách hiểu chính: đó là theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Trước tiên, theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo các chiều như: chiều sâu, chiều rộng, không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị trong đời sống của con người bao gồm (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng chỉ nói đến giá trị ở trong từng lĩnh vực khác nhau như: văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh… Giới hạn theo không gian, văn hoá dùng để nói về các giá trị đặc thù riêng ở từng vùng miền (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá dùng để chỉ ra giá trị trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…). Theo nghĩa rộng, văn hoá bao gồm tất cả sản phẩm do con người sáng tạo ra. Vào năm 1940, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”, (Dẫn theo Trần Quốc Vượng) [39.tr21]. Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, đã phát biểu: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise”[46]. Trong Từ điển tiếng Việt do nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 1995, Hoàng Phê chủ biên đã đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa: 11 “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội”. “Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát)”. “Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát)”. “Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh”. “Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn”[31,tr1062]. Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa về văn hóa qua đó chúng ta hiểu văn hóa là sản phẩm của con người, bao gồm một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy. Văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ giữ con người và xã hội. Nhưng chính văn hóa đã tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững quá đó làm ổn định trật tự xã hội. Văn hóa được lưu truyền qua nhiều thế hệ thông qua quá trình xã hội hóa. Trong văn chương nghệ thuật, văn hóa thể hiện rất phong phú và đa dạng trên nhiều cấp độ khác nhau, điều này được thấy rõ ở sự trải nghiệm và độ thẩm thấu văn hóa của người nghệ sĩ. Nhưng có thể khẳng định văn hóa dân tộc là một phẩm tính quan trọng trong việc làm nên giá trị các tác phẩm văn học. 1.1.2. Văn học “Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ…Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, sự sáng tạo của 12 văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống”[47]. Văn học không giống như các loại hình nghệ thuật khác, nhưng giá trị nó mang đến giống một vẻ đẹp không bao giờ bị thời gian làm cho mai một. Văn học thể hiện sự sáng tạo của mình bằng phương diện nghệ thuật ngôn từ. Để cảm nhận văn học phải bằng tâm hồn, con người phải dùng trí tưởng tượng, sự liên tưởng, suy luận cảm xúc cùng với tất cả các giác quan thì mới có thể hình dung được những sự vật, hiện tượng, vẻ đẹp trong đời sống văn học mang đến, điều đó cho thấy ngôn từ mang tính chất phi vật thể. Nhờ đó văn học mới diễn tả được những sự vật, sự việc theo dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm, vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc vô hạn. Văn học phản ánh hiện thực mang lại cho người đọc một thế giới tri thức rộng lớn về đời sống vật chất, tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay. Văn học giúp hình thành nhân cách, giáo dục con người, biết yêu cái tốt, ghét cái xấu, dám xả thân vì nghĩa và sống đúng đạo lí con người. Đặc điểm của văn học là thông qua sự kiện, hình tượng trong tác phẩm để khơi gợi, kích thích người đọc về mặt tình cảm, từ đó độc giả bày tỏ thái độ và suy nghĩ để có hành động đúng đắn. Mặt khác, văn học giúp con người tự giáo đục, tự hoàn thiện để có cuộc sống tốt đẹp và hữu ích xã hội. Văn học là “bách khoa toàn thư” về cuộc sống, khi nghiên cứu văn học dân gian chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về văn hóa lịch sử các dân tộc trải qua từng thời kỳ cụ thể. Như trong sử thi Đam - San tác giả dân gian miêu tả bức tranh về con người, phong tục, tín ngưỡng, cảnh vật, văn hóa cồng chiêng, hình thức diễn xướng Khan của dân tộc Ê-đê. Truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái đưa ta đến vùng đất Tây Bắc của tổ quốc. Nếu vùng đất Tây Nguyên chịu ảnh hưởng từ văn hóa Chămpa thì người Thái, người Sán Dìu chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Truyện thơ Mở trời dựng đất là một trong số đó. Tác phẩm thể hiện cái nhìn toàn cảnh về văn hóa - văn học dân tộc Sán Dìu. Văn hóa đồng bào Sán 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất