Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945)...

Tài liệu Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945)

.PDF
104
115
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ QUYẾT VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT THỜI KỲ THƠ MỚI (1932 - 1945) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ QUYẾT VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT THỜI KỲ THƠ MỚI (1932 - 1945) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TSKH. LÝ TOÀN THẮNG Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển, nghiên cứu khảo sát các tác phẩm của các tác giả dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Lý Toàn Thắng Các số liệu và khẳng định trong luận văn này là trung thưc, do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện. Trần Thị Quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi thì còn có sự giúp đỡ, động viên của rất nhiều thầy cô, đồng nghiệp. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TSKH Lý Toàn Thắng, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những vấn đề lí luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể cán bộ giáo viên trường THPT Cô Tô đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2012 Tác giả Trần Thị Quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5 6. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 5 NỘI DUNG ................................................................................................................. 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................ 6 1.1. Thơ và việc nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ .................................................... 6 1.1.1. Khái niệm “thơ” ....................................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm “ngôn ngữ thơ” ....................................................................... 8 1.1.3. Hình thức thơ ............................................................................................ 9 1.1.4.Đặc trưng ngôn ngữ thơ .......................................................................... 10 1.2.Thơ lục bát ...................................................................................................... 15 1.2.1. Vần trong thơ lục bát .............................................................................. 15 1.2.2. Nhịp trong thơ lục bát ............................................................................ 16 1.3.Giới thiệu về phong trào Thơ Mới 1932 - 1945 ............................................. 19 1.3.1.Khái niệm Thơ Mới .................................................................................. 19 1.3.2.Quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của phong trào Thơ Mới............ 19 1.3.3.Đóng góp của Thơ Mới với nền thi ca dân tộc ........................................ 21 1.4. Vai trò của thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới......................................... 22 1.5. Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu ................................................................. 24 1.6. Tiểu kết .......................................................................................................... 31 Chương 2: HIỆP VẦN TRONG THƠ LỤC BÁT THỜI KÌ THƠ MỚI .................. 32 2.1. Vần và các chức năng của vần trong thơ ....................................................... 32 2.1.1. Khái niệm “vần thơ” .............................................................................. 32 2.1.2. Chức năng của vần thơ ........................................................................... 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.1.3. Phân loại vần thơ ................................................................................... 34 2.2. Vần trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới .......................................................... 35 2.2.1. Tư liệu thống kê ...................................................................................... 35 2.2.2. Các nhận xét ........................................................................................... 36 2.3. Tiểu kết .......................................................................................................... 53 Chương 3: NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT THỜI KÌ THƠ MỚI ........................... 55 3.1. Nhịp và các chức năng của nhịp trong thơ .................................................... 55 3.1.1. Khái niệm “nhịp thơ” ............................................................................. 55 3.1.2. Vai trò của nhịp thơ ................................................................................ 56 3.1.3. Dấu hiệu hình thức của nhịp trong thơ .................................................. 57 3.1.4. Nhịp trong thơ lục bát ............................................................................ 59 3.2. Ngắt nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới ................................................. 61 3.2.1.Nhịp của dòng lục .................................................................................... 62 3.2.2.Nhịp của dòng bát ................................................................................... 76 3.3. Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới ................. 89 3.4. Tiểu kết .......................................................................................................... 91 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.Thống kê số lượng, tỉ lệ các loại vần xét theo mức độ hòa âm .................36 Bảng 2.2. Thống kê các kiểu loại vần chính .............................................................38 Bảng 2.3. Thống kê các kiểu loại vần thông .............................................................45 Bảng 3.1. Thống kê các loại nhịp trong dòng lục .....................................................62 Bảng 3.2. Thống kê các loại nhịp trong dòng bát .....................................................76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ thơ ca nói riêng mà cụ thể là thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới là quá trình khám phá tìm hiểu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó. Đây là một hướng đi vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính liên ngành. Giai đoạn 1932 - 1945 không những là giai đoạn bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xã hội Việt Nam, mà đối với nền văn học nước nhà đây là mốc ghi dấu sự đổi mới nền văn học theo hướng hiện đại hoá. Giai đoạn này xuất hiện hai trào lưu văn học hiện thực và lãng mạn. Sự ra đời của phong trào Thơ Mới chính thức khép lại nền văn học Trung đại Việt Nam, mở ra hướng đi mới cho văn học Việt Nam nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Trong giai đoạn này, tiếng Việt được nâng niu, trân trọng và là công cụ sáng tác thơ ca. Thơ lục bát - “điệu hồn” của dân tộc vẫn tiếp tục phát triển trong giai đoạn này. Các tác giả Thơ Mới đã di dưỡng, làm lạ hoá lục bát dân tộc, làm cho lục bát dân tộc đến với người đọc với diện mạo, phong cách mới, vừa quen vừa lạ. Phong trào Thơ Mới ra đời đánh dấu sự đổi mới của nền văn học Việt Nam trên tất cả các mặt tư tưởng, nội dung và hình thức tác phẩm. Lục bát giai đoạn này trở về gần truyền thống, song vẫn mang hơi thở của thời đại mới. Có lẽ vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới 1932 - 1945 luôn là đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa cho những ai quan tâm đến việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn học. Tuy nhiên từ trước đến nay, hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phương diện văn học, cũng có nghĩa là việc tìm hiểu thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới từ góc nhìn của ngôn ngữ học chưa được quan tâm thỏa đáng. Thơ lục bát là thể loại được đưa vào giảng dạy khá nhiều trong nhà trường, trong đó có cả thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới. Vì thế việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 nghiên cứu thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới không những góp phần tìm hiểu về sự phát triển của một thể loại thơ truyền thống để thấy vẻ đẹp của ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó mà đó còn là một nhu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực giúp cho việc giảng dạy thơ lục bát ở trường phổ thông được tốt hơn và đúng hướng hơn. Trên đây là những lí do chính để chúng tôi chọn đề tài Vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ Thơ Mới (1932 - 1945) 2. Lịch sử vấn đề Đã hơn 60 năm kể từ khi Phong trào Thơ Mới ra đời và tạo nên bước ngoặt lịch sử trong thơ ca, đưa thơ ca từ thời kì cận đại bước vào thời kì hiện đại. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Lê Đình Kỵ năm 1989 đã khẳng định: “Thơ Mới là một bước phát triển quan trọng, xét về mặt nào đó là cả một cuộc cách mạng trong tiến trình thơ ca Việt Nam, đưa thơ ca cổ điển Việt Nam đạt đến hiện đại cả về mặt biểu hiện cũng như cả cảm hứng thơ ca. Thơ Mới đã đóng góp hàng trăm bài thơ hay, trong đó không ít bài thơ có thể xếp vào loại hay nhất của nền thơ ca dân tộc”. Như vậy có thể thấy Thơ Mới đã làm nên một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, cách mạng trong tư tưởng, trong nhân sinh quan, vũ trụ quan. Đến nay chúng ta không thể phủ phận được vai trò của Thơ Mới trong dòng chảy của thơ ca dân tộc. Cuộc cách mạng của Thơ Mới về mặt hình thức không đoạn tuyệt với quá khứ hoặc có biểu hiện của sự ngoại lai. Trong một bài viết của mình, Huy Cận đã nhận định về Thơ Mới: “Thơ Mới đã sáng tạo ra một số thể loại thơ, và đã đổi mới, “trẻ hóa” nhiều thể thơ cũ. Thơ lục bát đông đặc hơn mà vẫn mềm mại, uyển chuyển. Câu thơ bảy chữ biến hóa rất nhiều, từ cách ngắt câu cho đến cách ghép vần”. Với những thành tựu rực rỡ của mình, Thơ Mới đã thực sự thu hút sự quan tâm cũng như niềm say mê nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phê bình văn học, và đối với cả những người yêu thích thơ ca. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Trong cuốn Thơ ca Việt Nam: hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức có một nhận xét đáng chú ý là, về mặt hình thức, thơ lục bát thời kì Thơ Mới chủ yếu khai thác theo hai khuynh hướng: “hiện đại hóa” và “trở về với truyền thống”. Đây là một nhận định rất chính xác. Rất tiếc là hai tác giả mới chỉ dừng lại ở một nhận định mà chưa có điều kiện đi sâu phân tích và chứng minh cho nó. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, đây có thể coi là một công trình nghiên cứu có giá trị về Thơ Mới, tác phẩm là những phê bình mang tính chủ quan của tác giả và chủ yếu thiên về lối giảng văn. Tác giả có trích dẫn khá nhiều bài thơ lục bát của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới, nhưng chưa có sự tổng hợp và đánh giá một cách hệ thống về hình thức thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới. Đến năm 1993 sau cuộc hội thảo nhân dịp kỉ niệm 60 năm phong trào Thơ Mới, cuốn sách “Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 năm phong trào thơ mới)” - Huy Cận, Hà Minh Đức là một công trình tập hợp những bài viết, đánh giá của các tác giả trong cuộc hội thảo. Trong cuốn sách này, tác giả Văn Tâm có bài Giới thuyết “Thơ mới” cũng bàn về các thể thơ trong phong trào Thơ Mới, tuy nhiên tác giả mới chỉ đưa ra bảng thống kê về thể loại ở 10 nhà Thơ Mới tiêu biểu qua 11 thi phẩm tổng cộng 592 bài thơ. Như vậy có thể thấy trong các công trình lớn khi bàn về Thơ Mới đã dành một vị trí nhất định cho thể thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới, nhưng tất cả vẫn chỉ dừng ở những nhận định về sự cách tân, đổi mới của thể lục bát trong thời kì này ở nhịp điệu mới mẻ, lạ lẫm, ngôn ngữ thơ biến hóa linh hoạt, giàu tính nhạc hoặc nêu ra như những dẫn chứng minh họa cho việc đổi mới, cách tân về hình thức của Thơ Mới. Và cho đến nay vẫn chưa có một công trình riêng biệt nào dành nghiên cứu chuyên sâu mang tính hệ thống về thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới. Ở luận văn này chúng tôi sẽ cố gắng tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 trung khảo sát một cách hệ thống những đặc điểm cơ bản và chỉ ra những cách tân của thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới, trên tinh thần tiếp thu những thành quả của những người đi trước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu *Mục đích nghiên cứu: Bằng việc thực hiện luận văn này người viết mong muốn tìm hiểu các nội dung liên quan đến hình thức thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới 1932 1945, cụ thể là vần và nhịp thơ lục bát của Thơ Mới, từ đó chúng tôi muốn làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Nêu lên những đặc điểm chính về thể loại thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới ở phương diện hình thức, tức là về mặt tổ chức/ cơ cấu ngữ âm của thể thơ này. - Chỉ ra một số biến đổi, vận động của thơ lục bát trong thời kì Thơ Mới so với thơ lục bát truyền thống, chủ yếu là về vần điệu, nhịp điệu. *Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề lí thuyết cơ bản về thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng. - Khảo sát và tìm hiểu đặc điểm hình thức thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới ở hai phương diện cụ thể là: vần thơ, nhịp thơ. Từ những đặc điểm về hình thức nói trên, chúng tôi hi vọng sẽ tìm được những đổi mới của thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới so với ca dao và thơ lục bát truyền thống. 4. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới ở phương diện cơ cấu ngữ âm của thể thơ này. Thể loại thơ lục bát được sáng tác khá nhiều trong các thi phẩm của các nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, tuy nhiên do khuôn khổ của luận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 văn Thạc sĩ và thời gian có hạn, chúng tôi chỉ khảo sát thơ lục bát trong năm thi phẩm tiêu biểu, đó là: Mấy vần thơ (Thế Lữ), Thơ thơ (Xuân Diệu), Tuyển tập Nguyễn Bính, Lửa thiêng (Huy Cận) và Tiếng thu (Lưu Trọng Lư). Trong phạm vi đề tài của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu về mặt hình thức, cụ thể là về các đặc trưng ngữ âm chủ yếu bao gồm: nhịp thơ, vần thơ của lục bát trong các tập thơ kể trên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu *Phương pháp thống kê, phân loại. Được dùng để thống kê tần số xuất hiện của các đặc trưng ngữ âm như các kiểu vần thơ, nhịp thơ của thơ lục bát trong thời kì Thơ Mới 1932 - 1945. Trên cơ sở này chúng tôi đi sâu vào mô tả, phân tích, lý giải một số đặc trưng và vận động của thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới. *Phương pháp miêu tả. Thông qua việc phân tích, miêu tả các đặc trưng ngữ âm trong các bài thơ lục bát khảo sát, chúng tôi đi đến khái quát đặc điểm hình thức của thể loại thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới. *Phương pháp so sánh. Tiến hành so sánh, đối chiếu giữa thể thơ lục bát thời kì Thơ Mới và thể lục bát truyền thống để làm sáng tỏ sự vận động, biến đổi trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương. Chƣơng 1: Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài Chƣơng 2: Hiệp vần trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới Chƣơng 3: Nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Thơ và việc nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ 1.1.1. Khái niệm “thơ” Nói đến khái niệm “thơ”, từ trước đến nay đã có nhiều cách kiến giải khác nhau. Như chúng ta đã biết, thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Bản chất của thơ ca phong phú, đa dạng và nhiều biến thái. Sự tác động của thơ đối với người đọc cũng bằng nhiều con đường khác nhau. Chính vì bản chất phức tạp vốn có của thơ ca mà người ta có nhiều cách lí giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về bản chất của thơ ca. Nhìn chung có một số khuynh hướng chủ yếu sau: Thứ nhất, khuynh hướng thần thánh hóa thơ ca, xem bản chất của thơ ca là tôn giáo và cho rằng hoạt động sáng tạo thơ ca gắn với một cái gì đó thiêng liêng, huyền bí. Các nhà nghiên cứu thường lí tưởng hóa thơ ca hoặc đối lập một cách cực đoan giữa thơ ca với hiện thực cuộc sống. Cụ thể: nhà triết học vĩ đại thời kì Hy Lạp cổ đại đã xem bản chất của thơ ca thể hiện trong linh cảm - những cảm giác thiêng liêng nhất giữa thế giới cao xa của thần thánh và thế giới con người. Và nhà thơ là người có chung năng lực cảm giác và biểu đạt. Nhà thơ lãng mạn Pháp nổi riếng Lamartine lại cho rằng: “Thơ là hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người, và hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên”. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây, đặc biệt văn hóa Pháp, đã xuất hiện một lớp công chúng mới với thị hiếu và quan niệm mới. Trên tuần báo Ngày nay, (xuất bản 1937), Thế Lữ viết: “Thơ, riêng nó phải có sức gợi cảm bất cứ trong trường hợp nào”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Hàn Mặc Tử nói: “Làm thơ tức là điên”. Chế Lan Viên cũng có quan điểm tương tự: “làm thơ là sự phi thường. Thi sỹ không phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tình, là Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xáo trộn dĩ vãng, nó ôm trùm tương lai. Người ta không hiểu được nó vì nó vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lí” [ tựa Điêu tàn - tr.193]. Như vậy, nghiên cứu bản chất sự sáng tạo thơ, nhiều người xem nghệ sĩ là kẻ siêu phàm và coi quá trình sáng tạo thơ như một cái gì đó thần bí. Thứ hai, giải thích bản chất của thơ ca xuất phát từ việc gắn sứ mệnh của thơ với đời sống xã hội. Người ta xem cuộc sống chính là mảnh đất phù sa màu mỡ, là chất hương nồng của thơ ca. Không có cuộc sống thì không có thơ ca. Nhà thơ Tố Hữu viết: “Thơ là cái nhụy của cuộc sống” và “thơ chỉ trào ra khi tim ta cuộc sống thật tràn đầy”. Nhà thơ Sóng Hồng phát biểu: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp nhất” và “thơ chính là cuộc sống được tinh lọc”. Thứ ba, giải thích thơ ca xuất phát từ vấn đề đồng cảm trong thơ. Tố Hữu cho rằng: “Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”, “thơ là tiếng nói đồng tình, đồng chí”, là “thơ là tiếng nói tri âm”... Thứ tư, hình thức hóa thơ ca, xem bản chất thơ thuộc về những nhân tố hình thức. Phan Ngọc trong bài viết Thơ là gì? cũng đưa ra cách kiến giải khá độc đáo. Theo ông, “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ cho hình thức tổ chức ngôn ngữ ấy” [41]. Chữ “quái đản” mà Phan Ngọc dùng ở đây chính là nói đến cách tổ chức khác thường của ngôn ngữ thơ. Tuy vậy, khuynh hướng này có hạn chế là nhìn nhận đánh giá bản chất thơ ca còn quá chủ quan, phiến diện. Vì quá tuyệt đối hóa yếu tố hình thức nên vô hình chung đã hạ thấp nội dung xuống bình diện thứ yếu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Tóm lại, những khuynh hướng, quan niệm về thơ nêu trên mặc dù còn khác nhau, nhưng đều tập trung làm rõ bản chất thơ ca và vai trò của con người trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên các quan điểm đó vẫn chưa chỉ ra đặc trưng riêng biệt và chưa khái quát được các tiêu chí định tính của thơ ca. Từ quan niệm đó làm nảy sinh hai khái niệm tương đồng: hình thức của nội dung và nội dung của hình thức mở đường cho chúng ta đi vào khám phá văn bản thơ ca một cách có hệ thống và khoa học. Rõ ràng, việc tìm một định nghĩa thơ hoàn chỉnh cả mặt nội dung lẫn hình thức là công việc khá nan giải. Công việc này dành riêng cho các nhà nghiên cứu chuyên sâu. Từ yêu cầu của vấn đề đặt ra đối với luận văn, chúng tôi sử dụng định nghĩa về thơ được nêu trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học như sau: Thơ là hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Theo chúng tôi, định nghĩa này phần nào có thể bao quát được các quan điểm nêu trên. 1.1.2. Khái niệm “ngôn ngữ thơ” Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca và người làm thơ là một nghệ sĩ đích thực trên lãnh địa ngôn từ ấy. Do sự hạn chế về số lượng câu chữ nên ngôn ngữ thơ ca trước hết là thứ ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa, hàm súc đến mức tinh luyện. Maiacopxki cho rằng: Sáng tạo thơ ca cũng giống như lọc quặng, lọc ra cái tinh chất... Thơ ca là cái tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là cái ánh ngời phi thường của nó. Tuy nhiên việc làm thơ không đồng nghĩa với việc đúc chữ, dùng những mỹ từ. Thứ ngôn ngữ tinh luyện của thơ ca không phải đến từ kĩ thuật mà đó là tiếng nói phát sáng từ tâm hồn, do sự tuyển lựa từ trong tâm hồn. Vì thế người làm thơ nhiều lúc không để ý đến việc làm thơ mà bật thành thơ một cách tự nhiên từ tâm hồn. Cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác thơ ca cũng phản ánh cuộc sống. Tuy nhiên phương thức phản ánh cuộc sống của thơ ca khác với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 các thể loại khác. Thơ ca phản ánh cuộc sống bằng phương thức trữ tình. Vì thế, ngôn ngữ thơ chính là ngôn ngữ bão hòa cảm xúc. Cuộc sống được chiếu rọi qua lăng kính tâm hồn đầy cảm xúc của nhà thơ, thơ phát khởi từ trong lòng người ta (Lê Quý Đôn). 1.1.3. Hình thức thơ Tác phẩm văn học dù thuộc thể loại nào, bao giờ cũng có hai bình diện: nội dung và hình thức. Đây là vấn đề khá phức tạp, bởi thực tế, hình thức và nội dung là hai khái niệm của triết học, và hai khái niệm này được áp dụng đối với nhiều phạm trù, được sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Vì vậy, khi nói đến nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, có cảm tưởng nội hàm của khái niệm hơi rộng so với đối tượng. Có lẽ vì thế mà hiện nay, giới nghiên cứu ngữ văn thường dùng hai khái niệm: Văn bản và ý nghĩa để thay thế cho hai khái niệm rất rộng kia. Nói như vậy, không có nghĩa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học (trong đó có tác phẩm thuộc thể loại thơ) là “bất khả tri”. Thực tế, người ta vẫn có thể phân biệt hai phạm trù một cách tương đối ở các thể loại văn học (nói phân biệt tương đối là bởi, trong văn học, nội dung phải gắn với hình thức, hình thức là hình thức của một nội dung cụ thể). Nói đến nội dung của thơ, người ta thường nói đến tình cảm được biểu hiện trong đó. Nội dung của thơ, thực chất là những cung bậc cảm xúc được biểu hiện trong tác phẩm. Thơ có thể nói đến thế giới tự nhiên và cuộc sống con người, nhưng nó không “chụp ảnh”, không tái hiện kiểu “soi gương”, mà phải được khúc xạ qua lăng kính tâm hồn của người làm thơ. Hình ảnh một “sông dài trời rộng” trong Tràng giang là hình ảnh thiên nhiên rợn ngợp được phản chiếu qua tâm hồn đơn côi của Huy Cận. Vườn tược và hình bóng người Thôn Vĩ là những hình ảnh được khúc xạ qua những nỗi niềm của Hàn Mặc Tử. Anh giải phóng quân trong một số bài thơ Xuân của Tố Hữu là anh giải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 phóng quân hiện ra dưới cái nhìn chiêm ngưỡng, ngợi ca của một nhà thơ cộng sản. Đấy là nguyên tắc phản ánh hiện thực của thơ ca. Tương ứng với nội dung đặc thù đó, thơ cũng phải có hình thức nghệ thuật đặc thù. Hình thức ấy chung quy được thể hiện ở các cấp độ: Thứ nhất là đề tài thơ. Thơ, dù bí hiểm đến đâu cũng không cắt đứt mối liên hệ với đời sống con người. Như vậy, đề tài thơ là nhân tố tồn tại tất yếu trong bất cứ bài thơ nào. Người ta thường khái quát thành các đề tài: tình yêu, thiên nhiên, thân phận con người... Thứ hai, nói đến hình thức thơ là phải nói đến thể thơ. Thể thơ là một kiểu thơ được tổ chức theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc đó chặt chẽ, bền vững, có tính quy ước, mọi cá nhân đều phải tuân thủ. Sự sáng tạo cá nhân không thể phá vỡ đặc trưng của thể. Các thể thơ trong thơ Việt Nam thường gắn với số tiếng của dòng thơ, chẳng hạn: thơ lục bát, song thất lục bát, thơ bốn tiếng, năm tiếng, sáu tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thơ tự do (số tiếng trong dòng thơ không cố định)... Kết cấu cũng là một phương diện của hình thức thơ. Kết cấu đảm nhiệm vai trò tổ chức các yếu tố thành một chỉnh thể theo phương thức: dùng một chuỗi phương tiện ngôn từ kế tiếp nhau theo thời gian làm sống dậy thế giới hình tượng và thiết lập một trật tự nghệ thuật cho nó. Ngôn ngữ là biểu hiện rõ nhất của hình thức thơ. Nhiều định nghĩa về thơ đã đồng nhất thơ với hình thức ngôn ngữ đặc thù của nó. Tính đặc thù của ngôn ngữ thơ thể hiện ở ngữ âm (vần, thanh điệu, nhịp); ở từ ngữ, ở cú pháp của câu thơ; ở các biện pháp tu từ mà bài thơ sử dụng; ở cấu trúc văn bản thơ. 1.1.4. Đặc trưng ngôn ngữ thơ Ngôn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ văn học. Nếu như Phan Ngọc luôn nhấn mạnh “Hình thức tổ chức ngôn ngữ “quái đản” chính là nét đặc trưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 của ngôn ngữ thơ” thì Roman Jakobson lại có cái nhìn bao quát về ngôn ngữ thơ khi ông kết luận: “Chức năng thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp”. Nhìn chung, những quan niệm về ngôn ngữ thơ như trên đã bao quát được vấn đề, song còn khái quát, trừu tượng. Cũng với ý nghĩa đó, chúng ta có thể diễn đạt một cách cu thể như sau: “Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ đời sống nhưng được chọn lọc, tinh giản đến mức súc tích nhất, chúng được tổ chức chặt chẽ, có khoảng ngắt, có vần điệu... và có quy luật phối âm riêng, tùy thuộc vào từng ngôn ngữ”. Roman Jakobson - nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã phân biệt thơ và văn xuôi trên phương diện hình thức biểu đạt: ngôn ngữ văn xuôi là phương tiện biểu đạt một ý nào đó, sau đó người ta quên ngôn ngữ ấy. Ngược lại, ngôn ngữ thơ tự lấy mình làm mục đích. Chính vì vậy mà ngôn ngữ thơ nó có đặc trưng riêng như sau: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm... Tuy nhiên, ở mỗi loại tác phẩm khác, những biểu hiện ấy lại biểu hiện dưới những sắc thái và mức độ khác nhau. Đồng thời, mỗi loại tác phẩm lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng. So với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ có những đặc điểm khác biệt sau: a. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính Thơ trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nếu như trong văn xuôi các đặc tính thanh học của ngôn ngữ như cao độ, cường độ, trường độ...không được tổ chức thì trong thơ, trái lại những đặc tính ấy lại được tổ chức chặt chẽ, có dụng ý, nhằm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không nói hết. Bởi thế, đặc trưng tính nhạc được coi là đặc trưng chủ yếu mang tính loại biệt rõ nét của ngôn ngữ thơ ca. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhạc tính trong thơ được thể hiện ra ở ba mặt cơ bản. Đó là: sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Sự cân đối là sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ. Sự hài hòa đó có thể là hình ảnh, là âm thanh, kiểu như: Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử / Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Cũng có thể là cách tổ chức mà chúng ta dễ dàng nhận thấy ở cặp câu thực, câu luận trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Đối với thơ hiện đại, yêu cầu này không đặt ra. Tuy vậy nhà thơ vẫn hết sức chú ý đến hiệu quả nghệ thuật của phép đối xứng trong thơ mình. Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ thể hiện ở cách hòa âm, ở sự thay đổi độ cao giữa hai nhóm thanh điệu, ở nhịp điệu... Tố Hữu đã có lần nói đến giá trị ngữ âm của từ “xôn xao” trong câu thơ: Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa (Mẹ Tơm). Đó đâu chỉ là âm vang của tự nhiên mà còn là âm vang của tâm hồn. Cái làm nên âm vang đó chính là âm thanh, âm thanh của từ “xôn xao” đã cộng hưởng với ý nghĩa của nó làm nên điều kì diệu ấy. Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở việc sử dụng các khuôn vần, ở cách điệp từ ngữ, điệp cú pháp... Chúng có tác dụng như một phương tiện kết dính các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trí nhớ vừa tạo nên vẻ đẹp trùng điệp cho ngôn ngữ thơ. Như vậy, nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ. Ngày nay nhu cầu của thơ có phần đổi khác, một số người có xu hướng bỏ vần để tự do hóa triệt để câu thơ. Nhưng nếu không có một nhạc điệu nội tại nào đó như sự đối xứng giữa các dòng, các đoạn thơ, tiết tấu, nhịp điệu của câu thơ thì không còn là ngôn ngữ thơ nữa. b. Ngôn ngữ thơ có tính hàm súc Đây là đặc điểm chung của ngôn ngữ văn chương, nhưng do đặc trưng thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung, với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ. Nếu ngôn ngữ văn xuôi tự sự là ngôn ngữ của cuộc sống đời thường, nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái, mọi chiều kích, thậm chí cả sự xô bồ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 phồn tạp đến cực độ để tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm lí con người trong sự sâu rộng, đa chiều vốn có của nó thì ngôn ngữ thơ lại mang nặng tính đặc tuyển. Là thể loại có dung lượng ngôn ngữ hạn chế nhất, nhưng thơ lại có tham vọng chiếm lĩnh thế giới. Nói như Êgiêrốp: “Bài thơ là một lượng thông tin lớn nhất trong một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất”. Chính sự hạn định số tiếng trong câu thơ, bài thơ buộc người nghệ sĩ phải “thôi xao”, nghĩa là phải phát huy sự tư duy ngôn ngữ để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho từng trường hợp sử dụng. Như vậy tính hàm súc được hiểu là khả năng của ngôn ngữ có thể miêu tả mọi hiện tượng của cuộc sống một cách cô đọng, ý tại ngôn ngoại. Đây chính là cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu đạt cao nhất, kiểu như: - Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh - Đã nghe rét mướt luồn trong gió (Xuân Diệu) Chỉ với một chữ luồn, một chữ rủa, mà Xuân Diệu đã hữu hình hóa sắc thu (sắc đỏ), khí thu (rét mướt), và đồng thời cũng vật chất hóa, giúp người đọc cảm nhận một cách cụ thể sự chuyển động tinh vi của đất trời chuyển mình sang thu. Cũng thế, nỗi nhớ nhung, sầu não đến hao gầy, phôi pha của người con gái được thi sĩ Tản Đà thể hiện rất rõ nét chỉ bằng một từ khô (Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày). Để đạt được tính hàm súc, có thể biểu hiện được cái vô hạn của cuộc sống trong những cái hữu hạn của các đơn vị ngôn ngữ, thơ ca phải tính đến những cách tổ chức đặc biệt, cái mà nhà nghiên cứu Phan Ngọc gọi là “quái đản”. Dưới áp lực của cấu trúc ngôn ngữ khác thường này, ngữ nghĩa của từ ngữ trong thơ không dừng lại ở nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa trong từ điển, mà phong phú, đa diện mạo hơn. Đó là lớp nghĩa tạo sinh nhờ quan hệ và trong quan hệ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất