Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo vi...

Tài liệu Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo việt nam đến năm 2020

.PDF
82
1
58

Mô tả:

TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN ---------------------------------------- BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 - Hà Nội, năm 2015 i TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN ---------------------------------------- BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Đơn vị thực hiện: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản Chủ nhiệm dự án: Th.S. Nguyễn Thanh Hải Thư ký: Th.S. Trần Văn Tam Thành viên: Th.S. Nguyễn Quý Dương Th.S. Phan Văn Tá Th.S. Ngô Thị Thanh Hương KS. Lại Thị Thùy KS. Đỗ Thị Thu KS. Trần Thị Thu Trang KS. Đỗ Thị Huyền Trang KS. Nguyễn Thị Phương Thảo KS. Đặng Văn Cường CN: Nguyễn Tiến Hưng Hà Nội, năm 2015 ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Căn cứ pháp lý................................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu của dự án .......................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu lâ ̣p quy hoa ̣ch ........................................................... 3 5. Sản phẩm của dự án .......................................................................................... 4 PHẦN I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ............................ 5 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN................................................................................. 5 1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 5 1.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 5 1.3. Đặc điểm khí hậu............................................................................................ 7 1.4. Môi trường...................................................................................................... 8 1.5. Tiềm năng phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo ........................ 9 2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI................................................................ 10 2.1. Dân số và cơ cấu dân số ............................................................................... 10 2.2. Lao động và cơ cấu lao động ....................................................................... 11 2.3. GDP và cơ cấu GDP..................................................................................... 12 2.4. Vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ................................................ 13 PHẦN II . HIỆN TR ẠNG NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ............................................................................... 15 1. Hiê ̣n tra ̣ng về diện tích, sản lượng nuôi biển .................................................. 15 2. Hiện trạng phát triển các đối tượng nuôi biển................................................. 16 3. Giá trị sản lượng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam .............. 20 4. Dịch vụ hậu cần phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo................ 20 5. Tình hình sản xuất, cung ứng thức ăn và thuốc thú y thủy sản....................... 23 6. Dịch vụ hậu cần phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo ................ 25 7. Hoạt động khuyến ngư và thông tin tuyên truyền........................................... 26 8. Các chính sách phát triển NTHS trên biển và hải đảo Việt Nam ................... 27 9. Đánh giá chung về hiê ̣n tra ̣ng phát triể n NTHS trên biể n và hải đảo ............. 28 10. Đánh giá chung về kết quả thực hiện Quy hoạch nuôi cá biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 .............................................................................. 30 11. Đánh giá chung về kết quả thực hiện Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 ....................................................................................... 31 PHẦN III . DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM .......... 34 1. Dự báo nhu cầu tiêu dùng và khả năng đáp ứng các sản phẩm thủy sản ........ 34 2. Phân tích và dự báo thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước ................ 39 iii 3. Dự báo các tiến bộ KHCN trong NTHS trên biển và hải đảo......................... 41 4. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu ............................................................. 43 5. Dự báo tác động của của phát triển kinh tế - xã hội........................................ 45 PHẦN IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ....................................... 46 1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH .............. 46 1.1. Quan điểm quy hoạch................................................................................... 46 1.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020................................................................ 46 1.3. Định hướng phát triển .................................................................................. 47 2. NỘI DUNG QUY HOẠCH .......................................................................... 48 2.1. Quy mô và tốc độ phát triển NTHS trên biển và hải đảo Việt Nam. ........... 48 2.2. Quy hoạch phát triển các đối tượng nuôi chính ........................................... 49 2.3. Nhu cầu giống, thức ăn và lao động............................................................. 58 2.4. Các chương trình dự án đầu tư phục vụ nuôi biển và hải đảo ..................... 60 2.5. Các dự án ưu tiên đầu tư .............................................................................. 63 2.6. Nhu cầ u vố n đầu tư ...................................................................................... 63 2.7. Đánh giá sơ bô ̣ hiê ̣u quả quy hoa ̣ch ............................................................. 64 PHẦN V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH .................................... 65 1. Cơ chế chính sách............................................................................................ 65 2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ ........................... 66 3. Giải pháp giống, thức ăn và phát triển cơ sở hạ tầng ...................................... 68 4. Giải pháp về môi trường ................................................................................. 69 5. Về đầu tư ......................................................................................................... 70 6. Về tổ chức sản xuất ......................................................................................... 71 7. Giải pháp về thị trường ................................................................................... 72 8. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện ............................................................. 73 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 76 iv BẢNG BIỂU Bảng 1: Hiện trạng lao động phân theo ngành kinh tế GĐ 2005-2010 .............. 11 Bảng 2: Hiện trạng năng suất lao động phân theo ngành kinh tế ....................... 11 Bảng 3: Hiện trạng GDP toàn quốc giai đoạn 2005-2010 ................................. 12 Bảng 4: Hiện trạng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 ..................... 13 Bảng 5: Hiện quả sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010........... 14 Bảng 6: Diện tích, sản lượng NTHS trên biển và hải đảo của Việt Nam ........... 15 Bảng 7: Diễn biến số lồng, bè nuôi cá biển trên biển biển và hải đảo ................ 16 Bảng 8: Hiện trạng nuôi nhuyễn thể trên biển và hải đảo Việt Nam .................. 17 Bảng 9: Số lồng và sản lượng tôm hùm nuôi trong giai đoạn 2005-2010 ......... 18 Bảng 10: Cơ cấu thành phần loài tôm hùm nuôi tại các tỉnh Nam Trung Bộ..... 19 Bảng 11: Diễn biến trồng rong trên biển ở Việt Nam ......................................... 20 Bảng 12: Giá trị sản xuất trong NTHS trên biển và hải đảo Việt Nam .............. 20 Bảng 13: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thê giới đến năm 2015 ........... 33 Bảng 14: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thê giới đến năm 2020 ............ 34 Bảng 15: Nhu cầu tiêu dùng thủy sản theo đối tượng nuôi đến năm 2020 ......... 34 Bảng 16: Dự báo lượng cung-cầu thủy sản toàn cầu đến năm 2020 .................. 35 Bảng 17: Dự báo lượng cung thủy sản phân theo khu vực đến năm 2020 ......... 36 Bảng 18: Dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng sản phẩm thủy sản................. 36 Bảng 19: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam đến năm 2020 ............ 37 Bảng 20: Khả năng cung cầu nguyên liệu thủy sản Việt Nam đến năm 2020 ... 37 Bảng 21: Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thủy sản đến năm 2020 .................... 38 Bảng 22: Nhu cầu tiêu dùng thủy sản nuôi biển toàn cầu đến năm 2020 ........... 39 Bảng 23: Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nuôi biển đến năm 2020........................ 39 Bảng 24: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nuôi biển ở Việt Nam đến năm 2020....... 40 Bảng 25: Nhu cầu giống các đối tượng hải sản đến 2020.................................. 58 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BTB Bắc Trung Bộ BTC Bán thâm canh BTS Bộ Thủy sản BVNLTS Bảo vệ nguồn lợi thủy sản CoC Code of Conduct (Bộ Quy tắc ứng xử của FAO) CBXK Chế biến xuất khẩu DT Diện tích DHMT Duyên hải miền Trung ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐNB Đông Nam Bộ GAP Good Aquaculture Practice (Thực hành nuôi tốt) GDP Tổng sản phẩm quốc nội GHCP Giới hạn cho phép KHKT Khoa học Kỹ thuật KH&CN Khoa học và công nghệ LĐ Lao động NTHS Nuôi trồng hải sản NTTS Nuôi trồng thủy sản QCCT Quảng canh cải tiến SL Sản lượng TB Trung bình UBND Uỷ ban Nhân dân Viện KT&QH TS Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản Viện NC NTTS Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết phải lập quy hoạch Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển và hải đảo có vai trò, vị trí quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Để phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh; trong đó có mu ̣c tiêu đẩy mạnh phát triển nuôi trồng hải sản (NTHS) trên biển và hải đảo. Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Phát triển thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, bình quân giai đoạn 2001-2013 kinh tế thủy sản đóng góp vào GDP chung toàn quốc khoảng trên 3%/năm, ngành thủy sản góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, và giải quyết việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động thủy sản, góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng cư dân vùng nông thôn ven biển. Trong những năm qua sản xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2013, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 6.019 nghìn tấn, trong đó : sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 3.215 nghìn tấn; sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 2.803 nghìn tấn. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt trên 6,7 tỷ USD, trong đó nuôi trồ ng hải sản đóng góp mô ̣t phầ n quan tro ̣ng vào gi á trị xuất khẩu thuye sản của Viê ̣t Nam trong thời gian qua . Đặc biệt, viê ̣c phát triể n nuôi trồ ng hải sản trên biể n và hải đảo góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tuy vâ ̣y , viê ̣c phát triể n NTHS trên biển và hải đảo Viê ̣t Nam trong giai đoa ̣n qua đã bô ̣c lô ̣ mô ̣t số bấ t câ ̣p cầ n giải quyế t như : phát triển chưa tuân thủ theo quy hoa ̣ch , phát triển còn manh mún , nhỏ lẻ chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có; nghề NTHS hiê ̣n nay mới chỉ bắt đầu được đầu tư nghiên cứu, điều kiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ cung cấp con giống , thức ăn, công nghê ̣ lồ ng nuôi còn nhiều hạn chế, trình độ kỹ thuật người nuôi còn mang tính chất thủ công, lạc hậu. Bên cạnh đó nghề NTHS trên biển và hải đảo chưa phát triể n đươ ̣c là do chưa tim ̀ kiế m đươ ̣c thị trường đầu ra, chưa ta ̣o ra sản phẩm hàng hóa lớn để đáp ứng đươ ̣c nhu cầ u của thi ̣trường trong nước và xuấ t khẩ u ; vố n đầ u tư cho NTHS lớn nhưng la ̣i phải đối mặt với không ít những rủi ro về thiên tai, môi trường và dich ̣ bê ̣nh,… dẫn đến trong giai đoa ̣n qua nghề NHTS trên biển và hải đảo phát triển còn chậm, chưa ổn định, biểu hiện phát triển thiếu bền vững. 1 Vì vậy, việc lâ ̣p và th ực dự án “Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020” là cần thiết để khắ c phu ̣c những khó khăn, bất cập trên; làm cơ sở khoa ho ̣c để đưa ra các đinh ̣ hướng , kế hoạch và các giải pháp phát triển phù hợp tổ chức lại sản xuất trển biển, đưa nghề NTHS trên biể n và hải đảo trở thành mô ̣t ngành chủ lực ta ̣o sản phẩ m hàng hóa lớn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường , đồ ng thời góp phầ n vào bảo vệ an ninh , chủ quyề n quố c gia trên biển. 2. Căn cứ pháp lý - Luận Biên giới quốc gia ngày 17/6/2003 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa ñổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; - Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; - Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg, ngày 01/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển và hải đảo; - Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020; - Quyết định số số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020; - Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; - Quyế t đinh ̣ số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bô Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá tri ̣gia tăng và phát triể n bề n vững; - Quyết định số 1523/QĐ-BNN-TCTS ngày 08/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Quy hoạch nuôi cá biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/7/2011của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020; 2 - Căn cứ Quyết định số 2921/QĐ-BNN-KH ngày 15/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v Phê duyệt đề cương, dự toán và kế hoạch đấu thầu dự án Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020. 3. Phạm vi nghiên cứu của dự án - Phạm vi không gian quy hoạch: Dự án được triển khai trên phạm vi vùng biể n đảo Viê ̣t Nam theo quy đinh 17 tháng 6 ̣ ta ̣i Luâ ̣t biên giới quố c gia ngày năm 2003 và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Đối tượng quy hoạch: Các đối tượng hải sản có khả năng phát triển nuôi ở Việt Nam như nhóm cá biển, nhóm giáp xác, nhóm rong biển và nhóm nhuyễn thể. Trong đó chú trọng các đối tượng nuôi chủ lực và các đối tượng tiềm năng. - Thời gian: Đánh giá hiê ̣n trạng phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam giai đoạn 2005-2010 và Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu lâ ̣p quy hoa ̣ch 4.1. Phương pháp chung - Kế thừa các thông tin tư liệu, tài liệu hiện có từ các cơ quan ban ngành ở TW và địa phương, các tổ chức quốc tế, các trường đại học và các Viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến nuôi trồ ng hải sản . Đặc biệt là số liệu thống kê của Tổng Cục thống kê và thống kê của các tỉnh/thành phố ven biể n. - Điều tra thu thập thông tin, số liệu thống kê bổ sung có liên quan ở các tỉnh/thành phố ven biể n về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH, hiện trạng phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2005-2010, sau đó phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển nuôi trồ ng hải sản trên biể n và hải đảo. - Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả và so sánh, phân tích mô hình và dự báo, phân tích kinh tế - xã hội - môi trường, phân tích hiện trạng phát triển nuôi trồ ng hải sản. - Sử dụng phương pháp chuyên gia để tranh thủ những kỹ năng, sự hiểu biết và kinh nghiệm của các chuyên gia giỏi có liên quan tư vấn, định hướng và góp ý về mục tiêu, nội dung, phương án phát triển NTHS trên biể n và hải đảo. - Sử dụng phương pháp hội nghị, hội thảo để tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm, xin ý kiến của các địa phương, các bộ ngành có liên quan trước khi báo cáo được hoàn thiện để trình phê duyệt. 4.2. Các bước tiến hành triển khai lâp̣ quy hoạch Về cơ bản phương pháp lập quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biể n và hải đảo được tiến hành theo các bước sau. - Bước 1: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo văn kiện, các quyết định và các chính sách liên quan đến phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải 3 đảo; các công trình nghiên cứu khoa học; các báo cáo tổng kết hàng năm của các Cục, Vụ, Viện và các tỉnh/thành phố ven biển. - Bước 2: Tiế n hành điề u tra , khảo sát thực địa thu thâ ̣p các số liê ̣u và thồ ng tin về tiềm năng, hiê ̣n tra ̣ng và đinh ̣ hướng phát triể n nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo tại 15 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Đinh, ̣ Thanh Hóa, Nghê ̣ An, Thừa Thiên Huế , Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Trà Vinh, Bế n Tre và Kiên Giang. - Bước 3: Tổng hợp các tư liê ̣u , số liê ̣u đi ều tra khảo sát và cân đ ối, xây dựng các phương án quy hoạch sao cho phù hơ ̣p với đinh ̣ hướng phát triể n của các địa phương, phù hợp Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. - Bước 4: Hội thảo xin ý kiến chuyên gia, các địa phương và gửi công văn xin ý kiến cơ quan quản lý, các Viện nghiên cứu , các tỉnh/thành phố phát triển nuôi trồ ng hải sản trên biể n và hải đảo Viê ̣t Nam. - Bước 5: Hoàn thiện báo cáo quy hoạch theo ý kiến góp ý của cơ quan quản lý, các chuyên gia và của các địa phương. - Bước 6: Tổ chức hô ̣i đồ ng nghiê ̣m thu cấ p cơ sở và cấ p Tổ ng cu ̣c thông qua báo cáo quy hoạch. 5. Sản phẩm của dự án 5.1. Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt : “Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020”. 5.2. Các báo cáo chuyên đề: - Đánh giá thực trạng nuôi biển trên thế giới và Việt Nam. - Đánh giá thực trạng quy hoa ̣ch các nhóm sản phẩm nuôi biển. - Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển NTHS trên biển và hải đảo. - Hiện trạng kinh tế, xã hội và chính sách ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo. - Hiện trạng chế biến và tiêu thụ thủy sản từ nuôi biển của Việt Nam. - Dự báo các yếu tố phát triển nuôi trồng hải sản trên biển Việt Nam. 5.3. Bản đồ: Bản đồ Ao về Hiện trạng và Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020, tỷ lệ 1/1.000.000. 5.3. Bộ cơ sở dữ liệu: Các số liệu, dữ liệu điều tra, khảo sát. 4 PHẦN I: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1. Vị trí địa lý Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á và ở bờ biển phía Tây Thái Bình Dương. Phần đất liền kéo dài đến 15 vĩ tuyến, từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền là 500 km; nơi hẹp nhất là 50 km. Diện tích đất liền là 331.212 km2, phần lãnh hải và đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2. Hải phận của Việt Nam giáp với Trung Quốc, Philipin, Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Campuchia và Thái Lan. Việt Nam là cửa ngõ phía Đông vươn ra biển của các nước vùng bán đảo Đông Dương và cũng là nơi hội tụ nhiều thuận lợi cho giao thương đường biển với các nước trên thế giới. Đặc biệt hơn cả, Việt Nam nằm giáp phía Nam Trung Quốc - một quốc gia với trên 1,3 tỷ dân và đang là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, đồng thời là thị trường tiêu thụ thủy sản đầy tiềm năng. Đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, liên kết, trao đổi hàng hóa, khoa học công nghệ, kỹ thuật của nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. 1.2. Điều kiện tự nhiên Căn cứ vào vị trí địa lý, điề u kiê ̣n tự nhiên các vùng biể n đảo , phân chia phầ n trên biể n thành 5 vùng như sau: - Vùng 1: Vùng biển vịnh Bắc Bộ - Vùng 2: Vùng biển miền Trung - Vùng 3: Vùng biển Đông Nam Bộ - Vùng 4: Vùng biển Tây Nam Bộ - Vùng 5: Vùng giữa biển Đông 1.2.1. Vùng biển vịnh Bắc Bộ Vùng biển vịnh Bắc Bộ giới hạn từ vĩ độ 17000’- 21040’N và 105040’109040’E kéo dài từ Quảng Ninh đến Quảng Trị; bao gồm các tỉnh và thành phố như sau: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Vịnh nằm phía Tây Bắc biển Đông, ba mặt được bao bọc bởi lục địa Việt Nam và Trung Quốc ở phía Tây, bán đảo Lôi Châu ở phía Đông Bắc và đảo Hải Nam ở phía Đông. Vùng biển vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam là vùng biển nông, đáy biển tương đối bằng phẳng có 2 vịnh kín là vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. 5 1.2.2. Vùng biển miền Trung Vùng biển miền Trung có đường ranh giới từ vĩ độ 17o00’N và về phía Nam kéo dài đến 11o30’N. Vùng biển này mang đặc tính của vùng biển sâu; thềm lục địa rất hẹp, đường đẳng sâu 100m chạy gần sát bờ. Từ Quy Nhơn đến Khánh Hòa có bồn trũng kéo dài theo hướng kinh tuyến, vát nhọn ở phía Bắc, mở rộng ở phía Nam, độ sâu trung bình từ 2.0002.500 m. Phía Nam quần đảo Trường Sa có vùng trũng rộng lớn sâu tới 3.0004.000 m, có chỗ sâu trên 5.500 m. 1.2.3. Vùng biển Đông Nam Bộ Vùng biển Đông Nam bộ: giới hạn từ vĩ độ 60N-11030’N. Đường bờ biển khúc khuỷu lồi lõm, độ dốc đáy biển không lớn. Vùng biển Đông Nam Bộ có diện tích thềm lục địa khoảng 297.000 km2. Bờ biển nhiều chỗ lồi lõm, có nhiều cửa sông với lưu lượng nước lục địa đổ ra biển rất lớn, độ dốc đáy biển nhỏ hơn vùng biển miền Trung rất nhiều, độ dốc trung bình 10-200. Thềm lục địa từ vĩ độ ngang Bà Rịa - Vũng Tàu đến mũi Cà Mau chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Côn Đảo địa hình đáy biển tương đối phức tạp và bị chia cắt mạnh. Phía Nam Côn Đảo địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng hơn. 1.2.4. Vùng biển Tây Nam Bộ Vùng biển Tây Nam Bộ (thuô ̣c vịnh Thái Lan) nằm trong phạm vi 6o00’ 13o10’N và 99o15’ - 105o05’E, có chiều dài bờ biển 345 km. Đây là vùng biển nông và tương đối kín, đáy biển thoải dần, ít khúc khuỷu, được bao bọc chủ yếu là bờ biển Thái Lan (phía Tây và phía Bắc). Phía Tây Nam giáp với bờ biển Maylayxia, phía Đông, Đông Bắc giáp với Campuchia và bờ biển Việt Nam; một phần phía Đông thông với biển Đông. Vùng biển Tây Nam Bộ phần thuộc chủ quyền của Việt Nam khoảng 63.290 km2. Đáy biển rộng, khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Tây. Đường đẳng sâu 10 m nằm cách xa bờ 20-25 km, độ sâu lớn nhất không vượt quá 80 m nước, độ sâu tăng dần tương đối đều đặn từ bờ ra giữa Vịnh. Vùng biển từ mũi Cà Mau đến Hòn Me - Hòn Sóc bờ biển tương đối bằng phẳng. Từ Hòn Me - Hòn Sóc đến Hà Tiên bờ biển khúc khuỷu theo triền núi, tuy nhiên không có vực thẳm. Vùng biển Tây Nam Bộ có nhiều hải đảo như Hòn Chuối, Hòn Tre, Hòn Rái, Hòn Nghệ và một số quần đảo như quần đảo Hải Tặc, Bà Lụa… 1.2.5. Vùng giữa Biển Đông Vùng giữa Biển Đông bao gồm khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nằm trong vùng giới hạn từ vĩ độ 6o50’N-12o00’N, kinh độ 111o30’E-117o20’E. Diện tích ước 180.080 ngàn km2; gồm khoảng hơn 120 hòn đảo. Đáy biển rất sâu, nhiều chỗ sâu 1.000-3.800m là vùng quần đảo san hô; có điều kiện thích hợp cho việc phát triển nuôi các đối tượng hải sản. 6 1.3. Đặc điểm khí hậu 1.3.1. Vùng biển vịnh Bắc Bộ Vùng biển vịnh Bắc Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng khá mạnh của bão và gió mùa Đông Bắc . Tần suất bão hàng năm từ 7-8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, xuất hiện từ tháng 6–10; bão gây sóng to gió mạnh và mưa lớn trên diện rộng làm ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng hải sản. Chế độ gió gồm 2 mùa rõ rệt: Gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Gió mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Chế đô ̣ thủy chiề u : Vùng biển vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều thuần nhất, mỗi ngày chỉ có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Độ lớn triều vùng này thuộc loại triều lớn nhất nước ta, trung bình khoảng trên dưới 3-4m vào thời kỳ nước cường. + Vùng Ninh Bình-Thanh Hóa: Tính chất nhật triều kém thuần nhất, trong tháng số ngày có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng tới 5-7 ngày. + Vùng Nghệ An-Cửa Tùng: Thuộc chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có tới gần nửa số ngày có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng. + Biên độ triều đoạn từ Quảng Ninh-Ninh Bình từ 3-4m, đoạn Thanh Hoá 2,6 m, đoạn Nghệ An-Hà Tĩnh 2,9-3m. Đoạn từ Quảng Bình-Quảng Trị theo chế độ bán nhật triều với biên độ triều đạt 0,8-1,7m. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22,2-23,60C, nhiệt độ cao nhất 390– 410C, nhiệt độ thấp nhất 30–40C; chế độ nhiệt ở đây phân hoá ra làm hai mùa nóng - lạnh rất rõ rệt, mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh vào khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa đông kéo dài, nhiệt độ thấp ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động nuôi NHTS trên biển và hải đảo nhất là hoạt động sản xuất giống thủy sản. 1.3.2. Vùng biển miền Trung Vùng biển miền Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với những đặc trưng chủ yếu: nóng ẩm, nhiệt độ cao. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 25,60C, nhiệt cao nhất vào tháng 8 hàng năm là 380C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 hàng năm là 14,30C. Chế độ gió: mỗi năm có 2 mùa gió chính là gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc. Gió mùa tây nam thể hiện rõ từ tháng 6 đến tháng 8, gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tháng gió chuyển tiếp là tháng 4-5 và tháng 9-10. Tốc độ gió trung bình từ 2,3-2,5 m/s. Nhìn chung, khí hậu vùng này rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng hải sản, nhất là các đối tượng ưa thời tiết khí hậu ấm áp. 1.3.3. Vùng biển Đông Nam Bộ Nhiệt độ nước biển ở vùng Đông Nam Bộ có sự thay đổi theo mùa và thay đổi theo độ sâu của vùng nước. Nhiệt độ nước thường cao hơn nhiệt độ không khí 1,5-30C. Trung bình nhiệt độ tầng mặt khoảng 27,5-300C và cao nhất là vào tháng 6 khoảng 30-320C. 7 1.3.4. Vùng biển Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan) Nhiệt độ nước biển tầng mặt vào mùa gió Tây Nam (trung bình 29,1oC) thường cao hơn mùa gió Đông Bắc (trung bình 28,3oC) khoảng 1,0oC. Ở cả hai mùa nhiệt độ nước tầng mặt đều tương đối ổn định, biên độ dao động nhiệt nhỏ (mùa gió Đông Bắc 27,0 - 32,0oC; mùa gió Tây Nam 26,0 - 32,0oC). Chế độ gió ở vùng biển này cũng phân ra hai mùa. Trong mùa gió Đông Bắc (mùa khô) hướng thịnh hành Đông Bắc với cường độ gió cấp 4-5. Trong mùa gió Tây Nam (mùa mưa), hướng gió thịnh hành là Tây Nam hoặc Tây với sức gió trung bình cấp 2-3. Vào tháng 4 chuyển mùa và tháng 11, 12 biển tương đối lặng. Bão ở đây cũng ít xuất hiện như ở vùng biển Đông Nam Bộ. Ngoài ra hàng năm trong giai đoạn trung chuyển giữa 2 mùa gió thường xuất hiện các cơn lốc với phạm vi hẹp, cường độ mạnh từ cuối tháng 3 đến tháng 5. 1.3.5. Vùng giữa biển Đông Vùng giữa biển Đông (Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) có chế độ nhật triều không đều. Độ lớn thủy triều cực đại kỳ nước cường đạt giá trị khoảng 1,51,75 m, biên độ lớn nhất đạt 2,12 m và thấp nhất 0,1- 0,7 m. Nhiệt độ tầng mặt vào mùa gió Tây Nam (tháng 8-10) dao động từ 28,2 30,60C và 22,5-29,50C (tầng 50 m) cao hơn nhiệt độ trung bình thời kỳ mùa gió Đông Bắc (tháng 3-4) từ 1,0-2,00C. Dòng chảy: Chế độ dòng chảy mang đặc điểm chung của chế độ dòng chảy trung tâm Biển Đông, tốc độ dòng chảy đạt 0,7-2 hải lý/giờ. Mùa Hè dòng chảy theo hướng Nam - Bắc với vận tốc cực đại 1 hải lý/giờ. Mùa Đông dòng chảy theo hướng Đông - Tây với vận tốc trung bình 0,5-0,7 hải lý/giờ. Độ mặn nước biển ít biến đổi theo mùa, độ mặn trung bình ở lớp nước tầng mặt dao động từ 30-33‰, lớn nhất xấp xỉ đạt 34‰. 1.4. Môi trường 1.4.1. Chất lượng môi trường nước tại một số khu vực nuôi biển Kết quả “Quan trắc, cảnh báo chất lượng vùng nuôi hải sản ven biển Việt Nam” cho thấy: chất lượng môi trường khu vực nuôi cá bằng lồng bè tập trung ven biển tại xã Long Sơn (Bà Rịa -Vũng Tàu), Quảng Ninh - Hải Phòng, vịnh Nghi Sơn (Thanh Hoá), Cửa Hội (Nghệ An), Kiên Giang và khu vực nuôi nhuyễn thể bãi triều ở Thái Bình - Nam Định, Bến Tre đã có những đã có biểu hiện ô nhiễm, chất lượng nước biển bị suy giảm với hàm lượng các chất ô nhiễm khá cao vượt giới hạn cho phép; đồng thời chất lượng môi trường biến đổi theo xu hướng ngày càng xấu đi. 1.4.2. Chất lượng môi trường khu vực nuôi cá lồng bè Đa số các khu vực nuôi cá bằng lồng bè, chất lượng môi trường nước bị suy giảm với mức nhiễm bẩn khác nhau theo từng đặc trưng của đối tượng nuôi và điều kiện tự nhiên. Sự tự ô nhiễm cùng với các nguồn ô nhiễm từ lục địa, từ các hoạt động phát triển kinh tế biển… là những nguyên nhân quan trọng làm cho chất lượng nước biển khu vực nuôi bị suy giảm và ô nhiễm. 8 1.4.3. Chất lượng môi trường khu vực nuôi nhuyễn thể bãi triều Các khu vực nuôi bãi triều thuộc vùng cửa sông nên chất lượng môi trường bị ảnh hưởng và phụ thuộc lớn vào nguồn gây ô nhiễm từ lục địa đưa ra, cùng với quá trình tự ô nhiễm trong hoạt động nuôi làm cho môi trường khu vực nuôi hải sản bị suy giảm. Hàm lượng muối dinh dưỡng ở khu vực này khá cao: ô nhiễm NH4+ xảy ra ở khu vực Thái Bình-Nam Định với hàm lượng trung bình vượt GHCP(0,05mg/l) hơn 1,0 lần, hàm lượng muối dinh dưỡng trong nước cao như N-NO3-(TB các năm 0,021-0,051mg/l), P-PO43-(0,016-0,020mg/l), Nts(0,3861,155mg/l). Khu vực Bình Đại (Bến Tre) mức độ nhiễm bẩn môi trường nước biển thấp hơn, ô nhiễm N-NO2- xảy ra ở hầu hết các điểm quan trắc trong khu vực với hàm lượng N-NO2- trung bình vượt GHCP 3,0 lần; hàm lượng N-NO3trung bình 0,027mg/l cao hơn cùng thời gian năm trước. Theo tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước biển ven bờ. Môi trường nước nuôi nhuyễn thể bị ô nhiễm bởi Zn với hàm lượng thường xuyên vượt GHCP từ 2,2 - 3,1 lần; hàm lượng Cu trung bình tại Thái Bình - Nam Định (vượt GHCP 1,2 lần) và có xu hướng tăng. Các thông số còn lại có hàm lượng thấp hơn GHCP, tuy nhiên những thông số có độ độc cao như Hg, As tại khu vực Thái Bình - Nam Định, Bến Tre so với những năm trước có xu hướng tăng rõ rệt. Khu vực trên đã bị ô nhiễm bởi Fets; hàm lượng khá cao và vượt GHCP(0,1mg/l) từ 1,6 - 4,4 lần. GHCP bảo vệ động vật thủy sinh của một số nước. Hàm lượng 4,4’-DDD dao động trong khoảng 2,23 - 163,34ng/l cao hơn GHCP của Mỹ; 4,4’-DDT từ 0,100-128,56ng/l; 4,4’-DDE là 0,96ng/l và Lindan 92,99ng/l vượt GHCP của Indonesia và Philipines khoảng 23,2 lần. Khu vực Bến Tre ô nhiễm HCBVTV mức thấp hơn, chỉ gặp giá trị bất thường tại một số điểm với hàm lượng HCBVTV cao lên đến 222,60ng/l; trong đó hàm lượng 4,4’-DDT là 98,95ng/l; Dieldrin là 96,55ng/l vượt GHCP theo tiêu chuẩn của Malaysia khoảng 4,8 lần. 1.5. Tiềm năng phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo 1.5.1. Diện tích nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam Việt Nam có tiềm năng lớn về diện tích nuôi biển và hải đảo, diện tích có khả năng sử dụng phát triển nuôi biển bao gồm các vùng vịnh kín, bãi triều ven biển, và một phần ở các hải đảo, vùng biển hở. Tổng diện tích tiềm năng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo ở nước ta khoảng 244.190 ha, trong đó diện tích nuôi vùng bãi triều ven biển 153.300 ha, chiếm 62%; diện tích nuôi vùng vũng vịnh, eo ngách và ven đảo là 79.790 ha, chiếm 33% và nuôi vùng biển hở 11.100 ha, chiếm 5% (nguồn thống kê từ các tỉnh ven biển) 1.5.2. Đối tượng phát triển nuôi trồng hải sản Biển Việt Nam rất phong phú về thành phần giống loài, tất cả các đối tượng phân bố tự nhiên ở vùng biển nước ta đều là đối tượng tiềm năng để đưa vào phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo. Một số đối tượng chính 9 được đưa vào phát triển như sau: nhóm nhuyễn thể gồ m các loài : ngao, sò, hàu, vẹm xanh, tu hài, bào ngư, trai ngọc, ốc hương, hải sâm,…. ; nhóm cá biển: các loài cá song, cá giò, cá hồng mỹ, cá vược, cá tráp, cá chim vây vàng, cá ngừ, cá măng biể n …; nhóm giáp xác: chủ yếu nuôi tôm hùm; cua, ghẹ...; rong biển gồ m các loài rong sụn, rong câu, rong mứt, rong nho,…. 2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 2.1. Dân số và cơ cấu dân số Theo thống kê, các tỉnh ven biển năm 2010 có 44.721,3 nghìn người chiếm 53,2 % tổng dân số toàn quốc, trong đó phân theo giới tính Nam chiếm 48,9%, Nữ chiếm 51,1%. Dân số sinh sống tập trung ở nông thôn chiếm 69,7%, có 30,3% số dân sống ở thành thị (trung bình toàn quốc dân số Nam chiếm 49,1%, dân số nữ chiếm 50,9%; dân số thành thị chiếm 27,1%, dân số nông thôn chiếm 72,9%). Trong giai đoan 2000-2010, tỷ lệ gia tăng dân số các tỉnh ven biển là 1,25%/năm, hai vùng có tỷ lệ tăng cao nhất và vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Đánh giá tác động của dân số đến nền kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng , trong đó có hoa ̣t đô ̣ng nuôi trồng hải sản. Theo đánh giá c ủa các nhà kinh tế, nếu dân số tăng trưởng 1% thì nền kinh tế phải tăng tương ứng 4% mới bảo đảm phát triển ổn định và bền vững. Kết quả tính toán cho thấy, với mức tăng trưởng dân số chung toàn quốc giai đoạn 2000-2010 ở mức 1,31%/năm, trong khi đó tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cùng giai đoạn tăng trưởng bình quân 7,01%/năm hoàn toàn không ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước (trong đó có ngành thủy sản). Ngoài ra, việc tăng trưởng dân số còn tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng và khai thác trên toàn quốc, đây sẽ là điều kiện rất tốt để quy hoạch phát triển NTHS ở Việt Nam đế n năm 2020. 2.2. Lao động và cơ cấu lao động Theo Tổ ng cu ̣c Th ống kê, năm 2010 toàn quốc có khoảng 49,02 triệu lao động trong độ tuổi, chiếm 55,74% tổng dân số toàn quốc. Trong đó, lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 51,26% (riêng lao động thủy sản chiếm 7,13% toàn ngành nông nghiệp và 3,65% tổng số lao động toàn quốc), lao động ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 22,21%, lao động ngành dịch vụ chiếm 26,53% tổng lao động toàn quốc. Về tốc độ tăng trưởng lao động ở Việt Nam giai đoạn qua tăng bình quân toàn quốc tăng 2,77%/năm, trong đó nhóm lao động ngành công nghiê ̣p - xây dựng có mức tăng trưởng cao nhấ t (cao gấ p 2,5 lần so với mức tăng trưởng lao động toàn quốc), kế tiế p là nhóm ngành dich ̣ v ụ có mức tăng trưởng bình quân đa ̣t 4,24%/năm (cao gấ p 1,53 lầ n so với mức tăng trưởng biǹ h quân toàn quố c ), tiế p theo là nhóm ngành thủy sản đa ̣t mức tăng trưởng biǹ h quân 3,73%/năm (cao gấp 1,36 lần so với mức tăng trưởng lao động toàn quốc), đứng ở vi ̣trí cuố i cùng là nhóm ngành nông , lâm nghiê ̣p đa ̣t mứ c tăng trưởng biǹ h quân 0,57%/năm. 10 Bảng 1: Hiện trạng lao động phân theo ngành kinh tế GĐ 2005-2010 Đvt: Nghìn người TT 1 - 2 3 Danh mục Toàn quốc Tỷ trọng % Nông nghiệp, lâm nghiệp và TS Tỷ trọng % so với toàn quốc Thủy sản Tỷ trọng % so với toàn ngành nông nghiệp Tỷ trọng % so với toàn quốc Công nghiệp-xây dựng Tỷ trọng % so với toàn quốc Dịch vụ Tỷ trọng % so với toàn quốc 2005 2007 2009 2010 TĐTBQ 42.774,90 45.208,00 47.743,60 49.026,40 2,77% 100 100 100 100 24.424,00 24.369,40 24.788,50 25.129,30 0,57% 57,1 53,91 51,92 51,26 1.491,00 1.672,80 1.766,50 1.790,80 3,73% 6,1 6,86 7,13 7,13 3,49 3,7 3,7 3,65 7.785,20 9.032,30 10.284,00 10.890,20 18,2 19,98 21,54 22,21 10.565,80 11.806,30 12.671,10 13.006,90 24,7 26,12 26,54 6,94% 4,24% (Nguồn: Niên giám thống kê-Tổng cục thống kê năm 2010) Năng suất lao động của ngành nông, lâm nghiệp ở mức thấp hơn các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của ngành này lại cao nhất so với các ngành khác, bình quân giai đoạn 2000-2010 tăng 15,6%/năm (trong khi đó toàn quốc tăng có 13,79%, công nghiệp-xây dựng tăng có 6,64%, ngành dịch vụ tăng 9,11%). Riêng ngành thủy sản tăng trưởng bình quân 10,56%/năm (cao hơn nhóm ngành công nghiệp-xây dựng khoảng 1,6 lầ n, cao hơn nhóm ngành dịch vụ khoảng 1,15 lầ n, và bằng 0,8 lần so với mức tăng năng suất bình quân lao đô ̣ng toàn quố c). Bảng 2: Hiện trạng năng suất lao động phân theo ngành kinh tế GĐ 2005-2010 Đvt: triệu đồng/người/năm Danh mục 2005 2007 2008 2009 2010 Toàn quốc 19,6 25,3 32 34,7 37,4 1 Ngành nông, lâm nghiệp 6,2 8,2 12 12,4 12,8 Thủy sản 22,1 27,6 33,5 35 36,5 2 Công nghiệp-xây dựng 127,1 136,6 154,2 164,7 175,3 3 Dịch vụ 68,7 74,5 88,3 97,3 106,2 (Nguồn: Niên giám thống kê-Tổng cục thống kê năm 2010) TT TĐTBQ 13,79% 15,60% 10,56% 6,64% 9,11% Tính đến năm 2010 cả nước có 44.171.900 lao động, trong đó lao động nông, lâm nghiệp là 22.176.400 lao động chiếm 61,7% lao động toàn quốc, lao động thủy sản là 1634,4 nghìn người chiếm 3,7% lao động toàn quốc (lao động thủy sản các tỉnh ven biển là 1.548,06 nghìn người chiếm 3,5% lao động toàn quốc và 94,72% lao động toàn ngành thủy sản. Đánh giá chung về lao động ở Việt Nam: Nguồn nhân lực nước ta được đánh giá là rất dồi dào nhưng lại thiếu trầm trọng về lực lượng lao động có kỹ thuật, chất lượng. Nhìn chung lao động của các ngành kinh tế có khả năng sáng tạo và tiếp thu nhanh những kỹ thuật, công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động chưa 11 cao. Theo thống kê, năm 2010 toàn quốc có trên 49 triệu lao động, trong đó ¾ là lao động nông thôn và hiện mới chỉ có 32% số lao động đã qua đào tạo (trong đó tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%), còn lại trên 70% là chưa qua đào tạo, đây cũng là vấn đề nan giải của lao động Việt Nam trong thời gian tới. Nếu muốn nền kinh tế phát triển, đưa nông thôn, vùng biển và hải đảo bắt kịp nhịp độ với các vùng miền khác đòi hỏi công tác đào tạo nguồn lao động cho khu vực nông thôn, vùng biển và hải đảo cần phải đặt lên hàng đầu và cần có sự tham gia của toàn xã hội cho công tác này. 2.3. GDP và cơ cấu GDP Theo Niên giám thống kê-Tổng cục thống kê, năm 2009 toàn quốc đạt 1.653,4 nghìn tỷ đồng (giá thực tế), và ước tính năm 2010 GDP toàn quố c đa ̣t 1.831,7 nghìn tỷ đồng tăng 118,2% so với năm 2005. Trong đó, khối nông - lâm - thủy sản chiếm 20,91% (riêng thủy sản chiếm 17,81% tổng GDP toàn ngành nông nghiệp và 3,72% GDP toàn quốc), ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 40,24%, và ngành dịch vụ chiếm 38,85% tổng GDP chung toàn quốc. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 (giá so sánh) cho thấy, bình quân chung toàn quốc tăng 7,01%/năm. Trong đó, khối nông, lâm thủy sản tăng trưởng bình quân 4,13%/năm (thấp hơn mức tăng bình quân chung toàn quốc 2,88%), khối công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 7,76%/năm (cao gấp 1,1 lần so với mức tăng bình quân chung toàn quốc), ngành dịch vụ có mức tăng trưởng bình quân 7,58%/năm (cao gấp 1,08 lần so với mức tăng trưởng bình quân chung toàn quốc). Thủy sản tuy chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 2,58% tổng GDP chung toàn quốc, tuy nhiên ngành thủy sản có mức tăng trưởng bình quân khá cao khoảng 6,95%/năm (cao gầ n bằ ng mức tăng bình quân toàn quốc, và cao gấp 1,7 lần so với mức tăng bình quân của ngành nông, lâm nghiệp). Bảng 3: Hiện trạng GDP toàn quốc giai đoạn 2005-2010 (giá so sánh 1994) Danh mục 2005 2007 2008 2009 2010 TBQ Toàn quốc 393.031 461.344 490.458 516.568 551.591 7,01% Tỷ trọng % 100 100 100 100 100 Nông, lâm, thủy sản 76.888 82.717 86.587 88.168 94.145 4,13% Tỷ trọng % 19,56 17,93 17,65 17,07 17,07 Thủy sản 10.181 12.132 12.792 13.340 14.244 6,95% Tỷ trọng % so với nông, lâm nghiệp 13,24 14,67 14,77 15,13 15,13 Tỷ trọng % so với toàn quốc 2,59 2,63 2,61 2,58 2,58 CN-XD 157.867 192.065 203.554 214.799 229.362 7,76% Tỷ trọng % 40,17 41,63 41,5 41,58 41,58 Dịch vụ 158.276 186.562 200.317 213.601 228.083 7,58% Tỷ trọng % 40,27 40,44 40,84 41,35 41,35 (Nguồn: Niên giám thống kê-Tổng cục thống kê năm 2010) TT 1 - 2 3 12 Năm 2010: GDP thủy sản của các tỉnh ven biển là 31.810 tỷ đồng chiếm 83% so với GDP thủy sản cả nước, cao nhất là các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL với khoảng 19.714 tỷ đồng chiếm 51,4% trong GDP của ngành thủy sản, thứ hai là các tỉnh ven biển Nam Trung bộ với khoảng 5.420 tỷ đồng chiếm khoảng 14,1% GDP thủy sản toàn quốc và thấp nhất là các tỉnh ven biển ĐBSH chỉ với khoảng 2.185 tỷ đồng, chiếm 5,7% GDP toàn ngành thủy sản, các tỉnh ven biển Bắc Trung bộ và Đông Nam bộ chiếm tỷ trọng lần lượt khoảng 7,4 và 7,5% trong tổng GDP toàn ngành thủy sản. 2.4. Vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 2.4.1. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư Theo Tổ ng cu ̣c Thố ng kê , năm 2009 toàn quốc đầu tư trên 700 nghìn tỷ đồ ng, và ước tính năm 2010 đầ u tư khoảng trên 800 nghìn tỷ đồng , trong đó ngành nông , lâm nghiê ̣p chiế m 4,64%, ngành công nghiệp -xây dựng chiế m 40,82%, ngành dich ̣ vu ̣ chiế m 53,06%. Riêng vố n đầ u tư toàn ngành thủy sản chiế m 31,95% tổ ng vố n đầ u tư toàn ngành nông , lâm nghiê ̣p và 1,48% tổ ng vố n đầ u tư Toàn quố c. Về tố c đô ̣ tăng trưởng vố n đầ u tư giai đoa ̣n 2005-2010 cho thấ y , toàn quố c tăng bình quân 18,47%/năm, trong đó tăng trưởng cao nhấ t là ngành dich ̣ vụ bình quân tăng 19,93%/năm (cao gấ p 1 lầ n so với mức tăng bình quân toàn quố c); ngành công nghiệp -xây dựng tăng bình quân 17,48%/năm (bằ ng 0,9 lầ n so với mức tăng bình quân toàn quố c ), ngành nông , lâm nghiê ̣p có mức tăng bình quân thấp nhất khoảng 13,09%/năm (thấ p hơn mức tăng b ình quân chung toàn quốc 5,4%/năm). Riêng ngành thủy sản tăng trưởng bình quân 13,09%/năm (thấ p hơn mức TTBQ toàn quốc khoảng 2,6%/năm và cao hơn mức tăng biǹ h quân toàn ngành nông, lâm nghiê ̣p khoảng 2,83%/năm). Bảng 4: Hiện trạng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 (giá thực tế) Đv: triệu đồng TT 1 2 3 4 Danh mục 2005 2007 2008 2009 2010 TĐTBQ Toàn quốc 343.135 532.093 616.735 708.826 800.917 18,47% Nông, lâm nghiệp 20.079 25.393 29.894 33.515 37.136 13,09% Tỷ trọng % so với 5,85 4,77 4,85 4,73 4,64 T.quố c Thủy sản 5.670 8.567 9.865 10.865 11.865 15,91% Tỷ trọng % so với 28,24 33,74 33 32,42 31,95 nông, lâm nghiê ̣p Tỷ trọng % so với 1,65 1,61 1,6 1,53 1,48 T.quố c CN-XD 146.104 222.447 249.051 287.985 326.919 17,48% Dịch vụ 171.282 275.686 327.925 376.461 424.997 19,93% (Nguồn: Niên giám thống kê-Tổng cục thống kê năm 2010) 13 2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR. Thực tế cho thấ y , vố n đầ u tư cho ngành nông , lâm nghiê ̣p và thủy sản chưa tương xứng so với sự phát triể n của ngành , đă ̣c biê ̣t là ngành thủ y sản chiế m tỷ tro ̣ng rấ t nhỏ trong cơ cấ u vố n đầ u tư toàn quố c . Tuy nhiên, hiê ̣u quả sử du ̣ng vố n đầ u tư la ̣i rấ t cao biǹ h quân giai đoa ̣n 2005-2010 để tạo ra 1 đồ ng GDP ngành thủy sản chỉ phải bỏ ra 1,86 đồ ng, trong khi đó ngà nh nông , lâm nghiê ̣p là 1,16 đồ ng, ngành công nghiệp -xây dựng là 3,14 đồ ng, ngành dịch vụ là 4,04 đồ ng. Đây cũng là mô ̣t căn cứ khoa ho ̣c để cho Chiń h phủ , Bô ̣ NN&PTNT cân đố i nguồ n vố n đầ u tư cho ngành thủy sản trong thời gian tớ i sao cho tương xứng với tiề m năng phát triể n của ngành thủy sản, đă ̣c biê ̣t là lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo đến năm 2020. Bảng 5: Hiện quả sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 TT Danh mục 2005 2007 2008 2009 2010 TĐTBQ %/năm Toàn quốc 2,77 3,14 1,81 4,09 4,62 3,24 Nông, lâm nghiệp 1,38 0,98 0,35 2,47 0,47 1,16 Thủy sản 1,04 1,1 0,8 3,25 3,54 1,86 2 Công nghiệp-xây dựng 2,58 3,19 2,13 3,8 4,32 3,14 3 Dịch vụ 3,62 4,18 2,59 4,66 5,26 4,04 1 (Ghi chú: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của Niên giám thống kê năm 2010) 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng