Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo chí đồng tháp với vấn đề bảo vệ quyền trẻ em...

Tài liệu Báo chí đồng tháp với vấn đề bảo vệ quyền trẻ em

.PDF
131
1
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỒC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÀN BÙI HŨU NGHĨA BÁ O CHÍ ĐỒNG THÁP 'À 1 VỚI VÂN ĐẼ BÁO VỆ QUYÊN TRÉ EM Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng Mã số: 8320101.01 LUẬ• N VĂN THẠ• C sĩ BÁO CHÍ HỌ• C Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đinh Văn Hường Vĩnh Long - Năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Bùi Hữu Nghĩa, học viên cao học, ngành báo chí học định hướng ứng dụng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đinh Văn Hường. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có kế thừa, sử dụng, phát triển một sổ tư liệu, số liệu, kết quà nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài. Tác giả luận văn Bùi Hữu Nghĩa LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học ngành Báo chí, tôi đã nhận được sự tận tình truyền đạt những kiến thức quý báo của các giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đinh Văn Hường, người đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện đế tôi hoàn thiện luận văn. Trong quá trình làm luận văn, tôi đã học được ở Thầy tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, nỗ lực hết mình. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Biên tập Báo Đồng Tháp, Ban Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp đã cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình viết luận văn. Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của Hội đồng Khoa học, quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện và có chất lượng hơn. Vĩnh Long, tháng 5 năm 2021 Bùi Hữu Nghĩa BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KHXH&NV Khoa ho• c Xã hô• i và Nhân văn LĐ-TB&XH Lao động-Thương binh và Xã hội Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ PT-TH Phát thanh - Truyền hình UBND ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC ẢNH, BIẺU ĐỒ Biêu đô 1.1: Tỉ lệ nội dung liên quan đên trẻ em trên báo in và báo điện tử Đồng Tháp trong 2 năm 2018 và 2019. Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ nội dung liên quan đến trẻ em trên Đài PT-TH Đồng Tháp trong 2 năm 2018 và 2019. Ảnh 2.1: Bé gái trong bài “Dấu hiệu con dậy thì sớm cha mẹ cần lưu ý". Ánh 2.2: Người nhà bé gái phía sau bị cáo chưa được làm nhòa mặt trên Báo Đồng Tháp (năm 2018). Ảnh 2.3: Hình ảnh trẻ em điều trị bệnh chưa được làm nhòa mặt trên Báo Đồng Tháp (năm 2019). Ảnh 2.4: Hình ảnh trẻ em trong bài “Giải pháp phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em” chưa được làm nhòa mặt trên Báo Đồng Tháp (năm 2019). MỤC LỤC MỞ ĐÀU......................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................15 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................16 5. Phương pháp nghiên cửu...........................................................................16 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.........................................................18 7. Kết cấu của luận văn.................................................................................18 CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu...........20 1.1. Một số khái niệm liên quan...................................................................20 1.1.1. Khái niệm trẻ em.................................................................................20 1.1.2. Khái niệm bảo chí...............................................................................20 1.2. Quan điếm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền trẻ em 23 1.3. Vai trò của báo chí với vấn đề bảo vệ quyền trẻ em.............................27 1.3.1. Mối quan hệ giữa báo chí và quyền trẻ em......................................27 1.3.2. Báo vệ quyền riêng tư của trẻ...........................................................28 1.4. Khái quát về tỉnh Đồng Tháp và báo chí Đồng Tháp............................30 1.4.1. Vài nét về Đồng Tháp.........................................................................30 1.4.2. Trẻ em ở Đồng Tháp..........................................................................31 1.4.3. Bảo chỉ Đồng Tháp...........................................................................32 Tiểu kết chương 1......................................................................................37 CHƯƠNG 2; THỤC TRẠNG BÁO CHÍ ĐỒNG THÁP TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM Ở ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY..................38 2.1. Nội dung, hình thức và tác động tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em của Báo Đồng Tháp, Đài PT-TH Đồng Tháp......................................................38 I 2.1.1. Nội dung tuyên truyền........................................................................38 2.1.2. Hình thức tuyên truyền.......................................................................56 2.2. Cách thức khai thác, sử dụng nguồn tin trong tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em.................................................................................................62 2.2.1. Báo Đồng Tháp...................................................................................62 2.2.2. Đài PT-THĐồng Tháp......................................................................64 r X r \ A 2.3. Khó khăn, hạn chê của báo chí Đông Tháp trong vân đê bào vệ quyên trẻ em ở địa phương 2.3.1. Bảo Đồng Tháp.................................................................................66 2.3.2. Đài PT-THĐồng Tháp.....................................................................69 2.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với báo chí Đồng Tháp trong việc bảo vệ quyền trẻ em ở địa phương.......................................................................71 Tiểu kết chưong 2.......................................................................................76 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN CỦA BÁO CHÍ ĐỒNG THÁP TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYÈN TRẺ EM Ở ĐỊA PHƯƠNG THỜI GIAN TỚI.................................................77 A A 3.1. Những vân đê đặt ra cho báo chí Đông Tháp trong việc bảo vệ quyên trẻ em ở địa phương hiện nay và tới đây......................................................77 \ 3.2. Giải pháp chung cho báo chí Đồng Tháp trong việc bảo vệ quyên trẻ em ở địa phương......................................................................................... 3.2.1. Năng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo địa phương............81 3.2.2. Xảy dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, thực tế cho công tác này.....82 3.2.3. Tiếp tục đầu tư về con người, cơ sở vật chất, tài chỉnh cho cơ quan báo chí........................................................................................................ 3.3. Giải pháp, khuyên nghị cụ thê cho Báo Đông Tháp và Đài PT-TH Đồng Tháp thời gian tới................................................................................86 3.3.1. Giải pháp đôi mới nội dung và hình thức tuyên truyền.....................86 2 3.3.2. Giải pháp nãng cao năng lực của phóng viên, biên tập viên trong sản xuất tác phẩm báo chỉ cho trẻ em..............................................................90 3.3.4. Giải pháp Nâng cao vai trò quản lỷ của cơ quan báo chí.................95 Tiểu kết chương 3.....................................................................................100 KẾT LUẬN...............................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................105 PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đê tài Trẻ em là thế hệ tưong lai của gia đình, đất nước. Do đó, trẻ em luôn có vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội. Trong công cuộc kháng chiến giành độc lập cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đàng và Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em. Do đó, từ trước đến nay, trẻ em đều được coi là đối tượng cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt. Công tác bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em ngày càng được các ngành, các cấp quan tâm và có sự chuyển biến tích cực. Các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được triền khai rộng khắp và ngày càng được xã hội hoá, thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng xã hội tham gia. Hiện toàn quốc có hơn 26,3 triệu trẻ em, trong đó có gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 5,43% tống số trẻ em. Nhận thức của xã hội, của người dân nói chung về trách nhiệm và lên tiếng tố cáo bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em ngày càng được nâng lên. Riêng tại Đồng Tháp, dân số của tỉnh năm 2018 là 1.720.808 người, trong đó trẻ em cùa tỉnh Đồng Tháp là 353.183 trẻ, chiếm 20,52 % so với tồng dân số. Trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có hoàn cảnh đặc biệt là 2.523 em, chiếm 0,71% so với tổng số trẻ em; trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là 35.332 em, chiếm tỷ lệ 10% tổng số trẻ em (trẻ em sống trong hộ nghèo là 11.630 em, chiếm tỷ lệ 3,29%, trẻ em hộ cận nghèo là 9.922 em, chiếm tỷ lệ 2,8%). Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được các ngành chức năng, người dân đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề bạo lực và xâm hại tình dục đối với trẻ em vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Điều này càng được thể hiện rõ trong hội thào "Nâng cao hiệu quả 4 quảng bá Tông đài điện thoại quôc gia bảo vệ trẻ em - 111", diên ra ngày 29/12/2018, do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 do Cục Trẻ em trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động. Đây là sản phẩm dịch vụ công của Chính phủ với m c đích h c bảo ụ• p1 ụ• vụ• vệ• trẻ em”. Theo thống kê của Cục Trẻ em, từ ngày 1/1/2018 đến 15/12/2018, Tổng đài 111 đã tư vấn 27.407 ca (tăng 1.562 ca so với cùng kỳ năm 2017), hỗ trợ can thiệp cho trẻ em 806 ca (tăng 222 ca so với 2017). Trong số người gọi tới, trẻ em chiếm 25% (trẻ trong trường học 23,7%, trẻ ngoài trường học 1,3%); số còn lại là do người lớn gọi tới. Nội dung các cuộc gọi tư vấn tập trung vào các vấn đề: quan hệ ứng xử (trong gia đình, nhà trường, xã hội) chiếm 15,2%; xâm hại bạo lực chiếm 20%; trợ giúp pháp lý là 21%. Ngoài ra còn có các vấn đề về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, sức khỏe sinh sản,... Theo Luật Trẻ em 2016, tại Việt Nam đang có 17 cơ quan, tổ chức, nhóm tố chức có chức năng bảo vệ và chăm sóc, hỗ trợ trẻ em ở các cấp độ khác nhau, gồm tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp, Quốc hội, các Bộ LĐ-TB&XH, Tư pháp, Công an, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, UBND các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam,... Trong những năm qua, việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, pháp luật về trẻ em, cơ chế bảo vệ trẻ em cơ bản được hoàn thiện; phần lớn các cấp, các ngành, toàn xã hội đã quan tâm và nhận thức về công tác trẻ em ngày một nâng cao; các quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn; những vấn đề phát sinh về trẻ em được quan tâm giải quyết. 5 Tuy nhiên, một số vấn đề về trẻ em vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp như: bạo lực, xâm hại tình dục, xâm hại trên môi trường mạng, tử vong do tai nạn, thương tích, lạm dụng sức lao động trẻ em ở một số ngành nghề, lĩnh vực, suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi, an toàn, vệ sinh trong trường học, trẻ em bỏ học, thiếu thiết chế văn hóa, thể thao cơ sờ cho trẻ em. Công tác bảo vệ trẻ em tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn có nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, trong đó có vấn đề phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ các em. Trước sự quan tâm đặc biệt của cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội đối với trẻ em, các cơ quan báo, đài trung ương, địa phương cũng đã dành nhiều thời lượng phát sóng, đăng tải phản ánh những vấn đề liên quan đến trẻ em, nhằm băo vệ quyền lợi cho trẻ em. Riêng các cơ quan báo chí ở tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là Báo Đồng Tháp, Đài PT-TH Đồng Tháp đều có tổ chức các chuyên mục, chuyên trang dành riêng cho trẻ em, hoặc dành cho nhiều đối tượng khác nhau nhàm mục đích tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em, góp phần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về các vấn đề trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Qua đây cho thấy, vấn đề bảo vệ quyền trẻ em ngày càng được báo chí cả nước nói chung, báo chí Đồng Tháp quan tâm với nhiều góc độ, mức độ khác nhau, góp phần giáo dục trẻ em trở thành những công dân tốt trong xã hội, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân Đồng Tháp trong vấn đề bảo vệ quyền trẻ em ở địa phương. Bên cạnh các mặt đạt được, báo chí Đồng Tháp tuyên truyền về công tác giáo dục kỳ năng sống, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn chưa được nhiều. Trong khi đó, công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta được xác định là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, xã hội, gia đình và mọi công dân. Trước yêu cầu của đời sống xã hội hiện nay, báo chí cần kịp thời có các tin, bài phản ánh liên quan đến Luật Trẻ em và tăng cường các giải 6 pháp phòng, chông, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội trong việc phòng, chống xâm hại trẻ em. Báo chí cũng cần kịp thời phản ánh, đưa nhiều vụ bạo hành trẻ em ra ánh sáng. Ngoài những thông tin phục vụ trẻ em trên các ấn phẩm, chuyên trang chuyên mục, những vấn đề liên quan đến các chính sách xã hội dành cho trẻ em ở tất cả lĩnh vực, như: y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, vấn đề trẻ em khuyết tật, trẻ em tự kỉ... cũng luôn cần sự quan tâm phản ánh kịp thời của báo chí. Qua phản ánh của báo chi trong vấn đề bảo vệ quyền trẻ em, từ đó tạo được sự chia sẻ trong cộng đồng, đồng thời giúp các cơ quan quàn lý, các nhà hoạch định chính sách xây dựng, hoàn thiện những chính sách, chương trình hành động phù hợp. Để nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các nhà nghiên cứu, nhà báo phải tiến hành tìm ra những giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề trên, nhằm mang lại sự ổn định và phát triển của trẻ em trên địa bàn tỉnh. Bảo vệ quyền trẻ em là một đề tài rộng và luôn mang tính thời sự, cũng như luôn dành được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như xã hội học, chính trị học, kinh tế học, luật học,... Trong thời gian qua, đã có không ít các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về quyền trẻ em. Tuy vậy, các công trình này có một số hạn chế như chưa cập nhật đầy đủ những quy định đã được sửa đổi, bổ sung hoặc những văn bản pháp luật mới được ban hành liên quan đến quyền trẻ em trong thời gian từ năm 2016 đến nay. Đồng thời, hệ thống số liệu trong các công trình này về công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng chỉ dừng ở khoảng thời gian từ năm 2014 trở về trước. Như vậy, 7 cho đên nay chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiêp nghiên cứu tiêp cận vấn đề bảo vệ quyền trẻ em dưới góc độ báo chí địa phương. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Báo chí Đồng Tháp với vấn đề bảo vệ quyền trẻ em (khảo sát Báo Đồng Tháp và Đài PT-TH Đồng Tháp năm 2018 - 2019)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học ngành Báo chí học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em ờ địa phương hiện nay đang là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Trước đây, đã có một sổ giáo trình báo chí, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các công trình nghiên cứu khoa học các cấp nghiên cứu đề tài về quyền trẻ em. Tuy nhiên, những đề tài này nhằm mục đích thông tin xoay quanh vấn đề về pháp luật quyền trẻ em, báo chí viết về trẻ em... Quá trình thực hiện đề tài Báo chí Đồng Tháp với vấn đề bảo vệ quyền trẻ em, tôi có tham khảo một số tài liệu có liên quan đến và nhận thấy đề tài trẻ em trên báo chí là khá phong phú. Trong quá trình khảo sát các tư liệ• u để thự• c hiệ• n đề tài luậ• n văn nàyụ ở Thư việ• n Trường Đạ• i họ• c KHXH&NV, thu thập kiến thức, tài liệu từ internet, tác giả thấy nhiều giáo trình, sách, công trình nghiên cứu, ít nhiều có liên quan đến đề tài của tác giả, cụ thể có thể kể đến như sau: Giáo trình: Tô chức và hoạt động của tòa soạn của PGS.TS Đinh Văn Hường [17]. Giáo trình này trình bày những vấn đề lý luận gắn với hoạt động thực tiễn của các tòa soạn báo và từ những kinh nghiệm thực tiễn để kiểm chứng và bổ sung cho lý luận. Các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về báo chí. Hay cuốn Cơ sở Lý luận bảo chỉ Truyền thông, các tác giả: Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Qưang [28] đã khái 8 quát hóa các vân đê chung của báo chí, trong đó đã chỉ rõ vai trò và vị trí của báo chí trong xã hội. Đặc biệt, giáo trình Các thê loại báo chí thông tẩn của PGS.TS Đinh Văn Hường [16] đã cung cấp cụ thể về thể loại và thể loại báo chí, qua đó giúp người làm báo thực hành tốt trong quá trình hoạt động thực tiễn báo chí; phát hiện đề tài đúng và trúng để phản ánh. Đáng chú ỷ là giáo trình chỉ ra được đặc trưng của phỏng vấn, khi nào thì phỏng vấn, câu hỏi trong phỏng vấn, những loại câu hỏi cần tránh trong phỏng vấn... là tư liệu bố ích để tác giả luận văn tham khảo thực hiện đề tài. Ngoài ra còn có cuốn Ngôn ngừ bảo chỉ của tác giã PGS.TS Vũ Quang Hào [13]. Sách nêu rõ những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí. Trong đó có ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí, ngôn ngữ các phong cách báo chí, ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí, ngôn ngừ của thuật ngữ khoa học, chữ tắt và số liệu trên báo chí, ngôn ngữ phát thanh... Sách là tài liệu hữu ích đối với các phóng viên, biên tập viên các báo, đài. Riêng chủ đề báo chí viết về trẻ em, trong đó có quyền trẻ em, đáng chú ý có cuốn sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em do PGS.TS Nguyễn Văn Dũng chủ biên, đồng tác giả [7], Sách đã cung cấp cho phóng viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ báo chí và những vấn đề liên quan đến trẻ em. Chia sẻ những kinh nghiệm và kỳ năng trong hoạt động nghiệp vụ báo chí với trẻ em của những nhà báo lâu năm làm việc cùng trẻ em. Ngoài ra còn cỏ cuốn Báo chí với trẻ em của Nxb Lao động (2004) do PGS.TS Nguyễn Văn Dũng chủ biên. Cuốn sách cung cấp những thông tin, trí thức nền cần thiết có liên quan đến quyền trẻ em, diện mạo trẻ em trên báo chí và những vấn đề đặt ra. Bên cạnh đó, cuốn sách còn nêu rõ về những kỹ năng và kinh nghiệm của người làm báo khi tham gia giải quyết vấn đề trẻ em. 9 Sách chuyên khảo của Tiên sĩ Nguyên Ngọc Oanh: Nhà báo với trẻ em: Kiến thức và kỹ năng [23], Sách nghiên cứu những thách thức đặt ra đối với người làm báo về trẻ em. Đó là nhũng kiến thức và kỹ năng báo chí về trẻ em, bao gồm: quy trình tác nghiệp, kỳ năng báo chí ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm, sản phẩm báo chí về trẻ em, cũng như hiệu quả tác động đến công chúng; kỳ năng làm báo và quy trình làm báo cho trẻ em... trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em, rất hữu ích cho những người viết báo về trẻ em. Hay cuốn “Vấn đề Hôn nhân - gia đình và trẻ em qua góc nhìn báo chí”, do Nxb Khoa học xã hội phát hành năm 2007, của tác giả Nguyễn Thu Nguyệt. Cuốn sách cho chúng ta thấy sự tương tác cùa những biến đổi kinh tế - xã hội tới những vấn đề quan hệ gia đình, trẻ em, giúp xác định những vấn đề cần phải định hướng nghiên cứu sâu hơn, phục vụ cho chiến lược phát triến gia đình, chăm sóc trẻ em của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới. Thực tế, trẻ em là đối tượng chịu nhiều tác động của nguồn thông tin từ các loại hình báo chí. Vì lẽ đó, không chỉ ở Việt Nam, các tác giả, nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đã có những công trình sách nghiên cứu các vấn đề về trẻ em. Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em của tác giả Helena Thorfinn [15], là sách nghiên cứu mối quan hệ giữa trẻ em với truyền thông. Sách đúc kết những phẩm chất cần thiết của nhà báo viết về trẻ em. Một quyền sách khác là Trẻ em trong truyền thông do Trường Đại học Công nghệ Singapore và Học viện Thông tin và Truyền thông Châu Á (phát hành năm 2001) cho thấy sự thiếu thốn thông tin về trẻ em và dành cho trẻ em, đã phần nào thể hiện sự thiếu quan tâm của cộng đồng nhằm đem lạ• i lợ• i ích cho trẻ em. Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu khoa học với các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ liên quan đến trẻ em. Có thể kể đến luận án tiến sĩ Luật học của nghiên cứu sinh Phan Thị Lan Phương: Quyền trẻ em trong 10 xây dựng Nhà nước pháp quyên Việt Nam - Những đảm bảo pháp lý (thực hiện năm 2015, tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội). Luận án nghiên cứu, xây dựng lý luận báo đảm pháp lý về quyền trẻ em, phân tích, đánh giá các tiêu chí quốc tế về quyền trẻ em và những điều kiện để nội luật hóa ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và các bảo đảm pháp lý trên các bình diện lập pháp, thực thi và kiểm soát, bảo vệ quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Luận án cũng đánh giá thực trạng những bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em, từ đó tìm ra các hạn chế, tồn tại cùa bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em. Ngoài ra, còn có luận án tiến sĩ xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chủng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bĩnh Phước hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Minh Nhâm (thực hiện năm 2014, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Bên cạnh nêu những mặt tích cực là cơ bản, luận án cũng chỉ ra quyền trẻ em chưa được các phương tiện truyền thông đại chúng tuyên truyền thấu đáo, vì thế đã có những cách hiểu không đầy đủ bản chất khái niệm, có những hành xử và phản ứng không đúng trong quá trình triền khai thực hiện. Có lúc, có nơi, chính truyền thông đại chúng lại vi phạm quyền trẻ em, lạm dụng trẻ em, sử dụng câu chuyện, hình ảnh trẻ em nhằm giật gân, câu khách, thu hút quảng cáo hay quay lưng lại với nồi đau của trẻ em. Luận án cũng đã nêu bật vai trò truyền thông đại chúng, qua đó thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em và vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ngày càng được khắng định trong bối cảnh toàn cầu hóa, dân chủ hóa đời sống xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận văn thạc sĩ báo chí học của tác giả Nguyễn Thu Hà có tiêu đề Quyền trẻ em trên báo in hiện nay (thực hiện năm 2014, tại Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội) [12], Luận văn đã nghiên cứu 11 các vân đê liên quan tới quyên trẻ em được quy định trong một sô tài liệu, văn bản pháp luật. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa báo chí truyền thông đối với trẻ em dưới góc độ tiếp cận dựa trên quyền. Hay luận vãn thạc sĩ Luật học của tác giả Đỗ Thị Oanh (thực hiện năm 2014, tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội) có tiêu đề: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay [22]. Trên cơ sở làm rõ được một số vấn đề lý luận cơ bản và nội dung của một số quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về bảo vệ các quyền con người, tác giả Đồ Thị Oanh mạnh dạn chỉ ra một vài điểm mà theo quan điểm cá nhân của tác già là còn thiếu sót hoặc chưa hợp lý trong những quy phạm mà tác giả có điều kiện nghiên cứu. Đồng thời nêu lên một số vấn đề cơ bàn liên quan đến thực trạng áp dụng một số quy phạm pháp luật hình sự về bảo vệ các quyền con người ở nước ta. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tương đối tổng hợp, luận văn đề xuất một vài giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế của một số quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người. Nghiên cứu đề tài liên quan đến trẻ em còn có luận văn Báo in với vẩn đề quyền tham gia cùa trẻ em hiện nay của tác giả Trần Thị Thúy Hào (năm 2005) tại Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội; khóa luận Báo chỉ vói vấn đề bạo hành trẻ em (Khảo sát trên báo điện tử Dân trí từ 1/1/2008 đến 12/6/2010) của tác già Nguyễn Thị Hương Duyên tại Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội; luận văn Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo Thiếu niên Tiền phong và Hoa học trò năm 2005 - 2006) cúa tác giã Trần Thị Dung (nãm 2006) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Song song đó, còn có các công trình nghiên cứu khoa học liên quan vấn đề quyền trẻ em trên báo chí. Cụ thể, đề tài cấp Bộ: Báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay do PGS.TS Nguyễn Văn Dừng làm chủ 12 nhiệm đê tài (thực hiện năm 2007), cơ quan chủ trì: Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực trạng báo chí cho trẻ em, công trinh đã cung cấp một cái nhìn tong quan về diện mạo báo chí cho trẻ em ở nước ta trong thời kỳ hội nhập phát triển. Phân tích kinh nghiệm thực tế, kể cả kinh nghiệm hay và chưa hay, tốt và chưa tốt, làm báo cho nhóm công chúng - đối tượng đặc thù là trẻ em. Nêu lên những vấn đề cần quan tâm và bước đầu đề xuất giải pháp phát triển loại báo chí này cũng như nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của nó đối với xã hội nói chung, nhóm công chúng đối tượng là trẻ em nói riêng. Bài nghiên cứu Thông điệp về trẻ em trên báo hình và báo in của PGS.TS Mai Quỳnh Nam đăng trên tạp chí Xã hội học số 2 (năm 2002) đã cho thấy sự quan tâm của truyền thông đại chúng trong việc phản ánh các vấn đề có liên quan tới trẻ em. Thông qua việc phân tích văn bản trên một số báo in, tác giả đưa ra những nội dung thông điệp liên quan tới đối tượng trẻ em mà các loại hình báo chi này đăng tải. Từ năm 2014 đến nay, cũng đã diễn ra một số hội thảo báo chí liên quan đến trẻ em. Cụ thề, ngày 23/6/2014, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Báo chí với quyền trẻ em - Đạo đức và kỳ năng”. Hội thảo nhằm góp phần giới thiệu tiếng nói của các nhà báo và các cơ quan báo chí tham gia hoạt động và trao đối về hoạt động bảo vệ quyền trẻ em; đồng thời giúp cho nhà quản lý cơ quan báo chí và nhà báo hiểu hơn về quyền trẻ em, cũng như nâng cao đạo đức và kỹ năng tác nghiệp. Tại hội thảo, đại biểu nhận định, thực tiễn thời gian qua, một số cơ quan báo chí đã làm tốt vấn đề thông tin về trẻ em, quyền trẻ em, song còn một số nhà báo khi đưa tin về vấn đề trẻ em đã gây không ít bức xúc trong dư luận. 13 Ngày 24/7/2019, tại tỉnh Vĩnh Phúc diên ra Hội thảo tập huân vê Sự tham gia của truyền thông, báo chí trong công tác bảo vệ trẻ em. Hội thảo do Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vừng (MSD) phối hợp với tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCI) tổ chức. Đại biểu đã trao đổi những vấn đề về quyền trẻ em; lao động trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; ảnh hưởng của dư luận trên mạng xã hội và vai trò điều hướng của truyền thông đại chúng; các nguyên tắc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em dành cho báo chí... Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam đã nêu dẫn chúng về truyền thông của báo chí quốc tế trong các vụ việc có liên quan tới trẻ em. Dù sự việc được báo chí, truyền thông rất quan tâm, nhưng người đọc chỉ thấy được hình ảnh của người vi phạm, các thông tin về nạn nhân đều được giấu kín. Trong khi đó, đa số vụ việc xâm hại tình dục xảy ra và bị phát hiện ở Việt Nam, ngoài thông tin về quá trình tố tụng của cơ quan công an, công chúng còn thấy được rất nhiều hình ảnh và thông tin cụ thể của người vi phạm và cả nạn nhân. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc hoàn cảnh gia đình, thông tin của nạn nhân được khai thác rất sâu, kỹ lưỡng. Điều này cho thấy, báo chí, mạng xã hội ở Việt Nam rất thích khai thác thông tin của cả thủ phạm và nạn nhân nhằm gợi sự tò 1Ĩ1Ò, lôi kéo người đọc chứ chưa chú trọng cảm nhận của nạn nhân và gia đình. Theo Cục trưởng Cục Trẻ em, các nhà báo viết về trẻ em và viết cho trẻ em cần phải đứng trên cơ sở tiếp cận dựa trên quyền trẻ em, luôn vì lợi ích tốt nhất của trẻ; cần phải hiểu các đặc điểm phát triển về tâm lý của trẻ, cách suy nghĩ của trẻ, biết cách lắng nghe, tôn trọng quyền được lắng nghe và quyền tham gia của trẻ, khuyến khích trẻ tham gia vào những vấn đề liên quan đến trẻ em. Như vậy, đối với đề tài báo chí về trẻ em cũng như quyền trẻ em, đã có nhiều công trình nghiên cứu cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Các 14 công trình này chỉ tập trung nghiên cứu vê quyên trẻ em trên báo in, trên báo điện từ. Đồng thời, các công trình nghiên cứu hướng đến đối tượng tiếp nhận là trẻ em, hoặc những người làm báo viết về trẻ em. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu dành cho nhiều đối tượng tiếp nhận thông tin gồm: trẻ em, người làm báo, người thân các em, những người làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em thì hầu như rất ít ỏi. Hoạt động báo chí ở địa phương đã góp phần rất tích cực cũng như có những hạn chế nhất định trong việc tham gia bảo vệ quyền trẻ em, tuy nhiên đến nay vần rất hiếm hoi đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, tác giã luận văn lựa chọn đề tài "‘'Báo chí Đồng Tháp với vẩn đề bảo vệ quyền trẻ em” nhằm nghiên cứu, khảo sát những hiện trạng của một số vấn đề quyền trẻ em dưới góc độ tiếp cận dựa trên quyền tiếp cận thông tin phù hợp với trẻ em và quyền tham gia của trẻ em trong một số loại hình báo chí; trách nhiệm của bên thực thi quyền trẻ em cũng như trách nhiệm của xã hội trong việc bảo vệ trẻ. Chính vì vậy, có thế nói đây là lần đầu tiên có đề tài luận văn ngiên cửu về vấn đề này. 3. M c đích và nhiệ• m ụ• vụ• nOghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở khung lý thuyết cơ bản, luận văn sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đánh giá thực trạng báo chí Đồng Tháp với vấn đề bảo vệ quyền trẻ em, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em ở địa phương hiện nay và tương lai. 3.2. Nhiệ• m vụ• : - Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. - Khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin tuyên truyền về bảo vệ quyền trẻ em trên Báo Đồng Tháp và Đài PT-TH Đồng Tháp, từ đó có 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất