Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học h...

Tài liệu Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện tiên yên - tỉnh quảng ninh

.PDF
191
352
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------- VŨ NHẬT QUANG BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TIÊN YÊN - TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁODỤC THÁI NGUYÊN – 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------- VŨ NHẬT QUANG BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TIÊN YÊN - TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VIẾT VƢỢNG THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường ĐHSP Thái Nguyên, Trường ĐHSP Hà Nội, Khoa Tâm lý Giáo dục, các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm Viết Vượng người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, chuyên viên Phòng Giáo dục Tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. Cảm ơn các thành viên trong Ban điều hành của Tổ chức cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam (SCiV), Ban điều hành dự án SCiV huyện Tiên Yên. Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Chính quyền, các Đoàn thể của 12 xã và thị trấn trên địa bàn huyện Tiên Yên và cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh của 14 đơn vị trường mà tác giả điều tra khảo sát, cảm ơn các đồng nghiệp, các bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tác giả hoàn thành bản luận văn này. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2010 Vũ Nhật Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CNH : Công nghiệp hóa CNTT : Công nghệ thông tin CSVC : Cơ sở vật chất GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐH : Hiện đại hóa HĐNGLL : Hoạt động ngoài giờ lên lớp HS/hs : Học sinh MTHTTT : Môi trường học tập thân thiện NV : Nhân viên NXB : Nhà xuất bản PPDH : Phương pháp dạy học PTCS : Phổ thông cơ sở SCiV : Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam SCUK : Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức văn hoá thế giới UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc XHCN : Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về biện pháp chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở các trƣờng tiểu học ....................................................... 6 1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................ 6 Trên thế giới. ........................................................................................ 6 Ở Việt Nam. ......................................................................................... 8 1.2. Khái niệm công cụ ......................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm thân thiện .................................................................... 10 1.2.2. Khái niệm môi trường học tập . .................................................... 11 1.2.3. Khái niệm môi trường học tập thân thiện. .................................... 13 1.2.4. Khái niệm trường học thân thiện, học sinh tích cực. .................... 21 1.2.5. Khái niệm biện pháp chỉ đạo. ...................................................... 24 1.2.6. Khái niệm xây dựng. ................................................................... 25 1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về việc xây dựng MTHTTT ở cấp tiểu học.......................................................................................... 26 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh cấp tiểu học .................................. 26 1.3.2. Đặc điểm hoạt động và môi trường sống của học sinh tiểu học .... 31 1.3.3. Mục tiêu của xây dựng MTHTTT ở trường tiểu học .................... 32 1.3.4. Ý nghĩa của xây dựng MTHTTT ở trường tiểu học ..................... 33 Chƣơng 2. Thực trạng xây dựng MTHTTT ở các trƣờng tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.................................. 36 2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Yên. ........... 36 2.2. Tình hình phát triển giáo dục huyện Tiên Yên. ............................ 37 2.3. Thực trạng chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. .............................................. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 2.3.1. Tổ chức khảo sát thực trạng. ........................................................ 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng về chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên. ........................................... 58 62 2.3.2.1. Thực trạng về nhận thức và nguyên nhân. ................................. 62 2.3.2.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện và nguyên nhân. .................... 75 Chƣơng 3: Biện pháp chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở các trƣờng tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ...................... 96 3.1. Nguyên tắc chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở cấp tiểu học. .............. 96 3.1.1. Đảm bảo hiệu quả giáo dục.......................................................... 96 3.1.2. Đảm bảo sự phối hợp thống nhất các lực lượng giáo dục ............ 96 3.1.3. Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác của các trường, các địa phương 97 3.1.4. Đảm bảo đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng ............................. 97 3.2. Các biện pháp chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên – Tỉnh Quảng Ninh. ..................................... Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về phong trào xây dựng MTHTTT ở các trường tiểu học . ..................................................... Biện pháp 2: Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương về xây dựng MTHTTT ở các trường tiểu học. ...... Biện pháp 3: Nâng cao năng lực chỉ đạo xây dựng MTHTTT cho đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học.................................... Biện pháp 4: Nâng cao năng lực xây dựng MTHTTT cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học. ......................................................... Biện pháp 5: Tổ chức giáo dục ý thức, thái độ và hành vi thân thiện cho học sinh các trường tiểu học. ...................................... Biện pháp 6. Xây dựng cơ sở vật chất, không gian, trường lớp thân thiện ở trường tiểu học. ..................................................... Biện pháp 7: Xây dựng môi trường thân thiện ngoài nhà trường. ........ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97 97 101 105 111 117 121 126 Biện pháp 8: Xây dựng các mối quan hệ thân thiện trong nhà trường.. Biện pháp 9: Tổ chức thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến về xây dựng MTHTTT . ............................................................... 132 137 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp. .................................................. 140 3.5. Khảo nghiệm các biện pháp. ......................................................... 141 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm. ............................................................... 141 3.5.2. Đối tượng khảo nghiệm. .............................................................. 141 3.5.3. Phương pháp khảo nghiệm. ......................................................... 141 3.5.4. Phân tích kết quả khảo nghiệm. ................................................... 141 Kết luận và khuyến nghị ..................................................................... 146 Kết luận. ................................................................................................ 146 Khuyến nghị .......................................................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 150 PHỤ LỤC ............................................................................................ 154 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tổng hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên năm 2010. ................. 40 Bảng 2.2. Thống kê số lớp, học sinh (từ năm học 2005 – 2006 đến năm học 2009 – 2010). ................................................................... 42 Bảng 2.3. Thống kê các điểm trường đi lại thuận lợi và khó khăn ......... 43 Bảng 2.4. Thông tin về cán bộ quản lý cấp tiểu học ............................... 47 Bảng 2.5. Đánh giá viên chức là CBQL hàng năm từ năm học 2005 – 2006 đến nay .......................................................................... 48 Bảng 2.6. Thông tin về đội ngũ GV tiểu học của huyện Tiên Yên năm 2010.. 49 Bảng 2.7. Đánh giá viên chức giáo viên hàng năm từ năm 2005 đến nay ..... 50 Bảng 2.8. Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ............. 50 Bảng 2.9. Thống kê kết quả thanh tra hoạt động sư phạm GV của Phòng GD&ĐT với các trường tiểu học (từ năm học 2005 – 2006 đến 2009 – 2010). ......................................................... 51 Bảng 2.10. Thống kê số lượng giáo viên giỏi tiểu học các cấp (từ năm học 2005 – 2006 đến năm học 2009 – 2010) ........................................................... 52 Bảng 2.11. Thống kê công tác xã hội hóa của các trường tiểu học trong huyện từ năm học 2005 – 2006 đến năm học 2009 – 2010............. 55 Bảng 2.12. Thống kê công tác giải phóng mặt bằng từ đất rừng, đất canh tác của dân để xây dựng các điểm trưòng dự án giáo dục tiểu học vùng khó (PEDC) từ 2005 đến nay. .................... 55 Bảng 2.13. Chất lượng 2 mặt giáo dục (từ năm học 2005 - 2006 đến 2009 – 2010) .......................................................................... 57 Bảng 2.14. Quy mô trường lớp, đội ngũ và học sinh năm học 2009 – 2010. 60 Bảng 2.15. Đối tượng khảo sát .............................................................. 61 Bảng 2.16. Nhận thức của Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội và Giáo viên chủ nhiệm về vai trò của nội dung xây dựng MTHTTT ................. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63 Bảng 2.17. Nhận thức của Giáo viên chủ nhiệm về vai trò của người giáo viên trong việc thực hiện xây dựng MTHTTT ở nhà trường ......... 68 Bảng 2.18. Nhận thức của học sinh về nội dung và hình thức tổ chức xây dựng MTHTTT ở nhà trường (câu hỏi 3 mẫu phiếu số 3 phần phụ lục) ....... 70 Bảng 2.19. Nhận thức về nội dung và mục đích vai trò xây dựng MTHTTT của lãnh đạo đảng ủy, chính quyền đoàn thể xã (thị trấn):.............. 71 Bảng 2.20. Nhận thức về nội dung và mục đích vai trò xây dựng MTHTTT của cộng đồng:. ................................................................... 73 Bảng 2.21. Nhận thức của cộng đồng đóng vai trò về nội dung xây dựng MTHTTT..................................................................................................... 73 Bảng 2.22. Nhận thức của Cha mẹ học sinh về nội dung và mục đích của xây dựng MTHTTT .......................................................................................... 74 Bảng 2.23. Thành phần trong Ban chỉ đạo phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở các nhà trường. ... 76 Bảng 2.24. Đánh giá của các điều kiện tác động vào việc tổ chức thực hiện xây dựng MTHTTT trong các nhà trường Tiểu học. ....... 77 Bảng 2.25. Đánh giá mức độ tổ chức thực hiện MTHTTT của nhà trường (câu hỏi 2, mẫu phiếu số 2 phần phụ lục). ................... 79 Bảng 2.26. Đánh giá mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá về công tác xây dựng MTHTTT của Phòng GD&ĐT ............................... 81 Bảng 2.27. Đánh giá mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá về công tác xây dựng MTHTTT của nhà trường ...................................... 82 Bảng 2.28. Đánh giá mức độ thực hiện xây dựng MTHTTT của nhà trường ............................................................... 84 Bảng 2.29. Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện MTHTTT của nhà trường, của điểm trường đang sinh sống và học tập ........ 85 Bảng 2.30. Đánh giá về sự tham gia của học sinh vào việc xây dựng MTHTTT ở nhà trường và gia đình ....................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87 Bảng 2.31. Đánh giá về sự tham gia của Chính quyền, đoàn thể địa phương đã quan tâm chỉ đạo vào việc xây dựng MTHTTT ở địa phương. . 88 Bảng 2.32. Đánh giá về sự tham gia của cộng đồng vào việc xây dựng MTHTTT ............................................................................... 89 Bảng 2.33. Đánh giá về sự tham gia của Cha mẹ học sinh vào việc xây dựng MTHTTT ..................................................................... 91 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở cấp tiểu học (nhóm đối tượng ngoài nhà trường) ......................................................... 142 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở cấp tiểu học (nhóm đối tượng trong nhà trường). ........................................................ 143 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý .............................. 25 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu loại hình trường học, cấp học huyện Tiên Yên năm học 2009 - 2010 ......................................................... 39 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cao tầng hóa trường học huyện Tiên Yên năm 2010 . 39 Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ trên chuẩn của giáo viên các cấp học .................................. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển, đem lại thịnh vượng cho mỗi quốc gia, không có giáo dục sẽ không có bất cứ sự phát triển nào. Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa, UNESCO đề xướng triết lý học tập suốt đời và 4 trụ cột giáo dục: học để biết (nắm được công cụ của sự nhận thức), học để làm (tác động lên môi trường sống một cách chủ động), học để cùng chung sống (hòa nhập tham gia vào các mối quan hệ xã hội) và học để tự khẳng định mình (để tồn tại và phát triển). Triết lý học suốt đời vuợt qua quan niệm truyền thống, tạo ra một xã hội học tập, ở đó tất cả mọi người đều có cơ hội học tập và phát huy tiềm năng của mỗi người. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), Đảng ta đã khẳng định:“Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Trong nền kinh tế mở cửa, có nhiều luồng tư tưởng, văn hoá tràn vào nước ta với những diễn biến rất phức tạp. Học sinh mọi lứa tuổi trong đó có học sinh tiểu học, lứa tuổi nhạy cảm với những tác động ngoại cảnh, có thể lây nhiễm nhanh các thói hư tật xấu, đi lệch chuẩn mực đạo đức, những thuần phong mỹ tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tu dưỡng đạo đức và học tập của học sinh. Đây chính là những băn khoăn, trăn trở không chỉ đặt ra cho ngành giáo dục mà là vấn đề của toàn xã hội. Thực trạng này đòi hỏi ngành giáo dục phải nghiên cứu để có những giải pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách cho học sinh, đặc biệt với những học sinh vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề và cao cả đó, mỗi trường học phải là một tập thể đoàn kết, tâm huyết và có trách nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân có văn hóa, có trình độ kiến thức, kỹ năng, có ý chí, có hoài bão vươn lên làm giàu cho đất nước, cho bản thân. Mỗi trường học phải xây dựng thành một môi trường tích cực, thân thiện giữa thầy với thầy, thầy với trò, giữa trò với trò, thân thiện giữa nhà trường với cộng đồng, với chính quyền và với xã hội theo nguyên lý “Giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 40/CTBGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện phong trào này gặp không ít khó khăn do sự khác nhau về trình độ nhận thức của các cán bộ quản lý ở cấp Sở - Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như đặc điểm và điều kiện, biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện của mỗi nhà trường, trình độ dân trí mỗi khu vực trên địa bàn... Tiên Yên là một huyện miền núi khó khăn của tỉnh Quảng Ninh, làm thế nào để xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học nhằm duy trì và phát huy được chất lượng dạy và học là câu hỏi đặt ra cho người quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trên địa bàn huyện. Với nhiệm vụ là cán bộ quản lý phòng giáo dục và đào tạo của huyện, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn cao học với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học tại huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh, đề tài có mục đích đề xuất các biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở huyện Tiên Yên. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý chỉ đạo các phong trào giáo dục ở các trường tiểu học trong một huyện. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học. 4. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu - Đề tài giới hạn nghiên cứu vấn đề tổ chức chỉ đạo thực hiện việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở 14 trường tiểu học thuộc huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh. - Môi trường học tập thân thiện nêu trong đề tài giới hạn chủ yếu trong nhà trường. 5. Giả thuyết khoa học Năng lực chỉ đạo của cán bộ quản lý, sự hiểu biết của giáo viên, nhận thức của chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, cha mẹ học sinh các trường tiểu học ở chuyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chưa đáp ứng được phong trào xây dựng môi trường học tập thân thiện nên chất lượng phong trào còn nhiều hạn chế, nếu có các biện pháp chỉ đạo phù hợp, nếu có mối liên kết giữa các lực lượng giáo dục chặt chẽ thì chất lượng phong trào sẽ được nâng cao. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu + Xác định cơ sở khoa học của các biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện trong nhà trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 + Khảo sát, phân tích thực trạng xây dựng môi trường học tập thân thiện tại các trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. + Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện tại các trường tiểu học huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng các nhóm phương pháp sau đây: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích, hệ thống hoá các tài liệu, các công trình khoa học, tạp chí có liên quan, làm rõ những biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện. - Sử dụng phương pháp dự báo khoa học để dự báo về phong trào xây dựng môi trường học tập trong thời gian tới. - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các chỉ thị, qui định của Ngành giáo dục; Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, Nhiệm vụ năm học của Bộ, của Sở Giáo dục và Đào tạo. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Theo dõi quan sát phong trào xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. - Tổng kết kinh nghiệm xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học trong các năm học. - Thu thập và xử lý các báo cáo, các kết quả nghiên cứu về biệp pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện của các trường tiểu học. - Điều tra bằng phiếu các tiêu chí liên quan đến phạm vi của đề tài nghiên cứu. - Phỏng vấn lấy ý kiến của các cán bộ quản lý trường học, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ - Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết quả điều tra và xử lý tài liệu. - Lập các biểu bảng, các sơ đồ…để so sánh, đối chiếu số liệu nhằm mục đích rút ra những nhận xét phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Gồm 3 phần chính: Phần mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu. Phần nội dung: Gồm có 3 chương: Chƣơng I: Cơ sở lý luận về biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường Tiểu học. Chƣơng II: Thực trạng về công tác chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Chƣơng III: Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Phần III: Kết luận và khuyến nghị Danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC 1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu Trên thế giới: Môi trường là hoàn cảnh sống xung quanh, luôn có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển mọi mặt đời sống của con người. Vì vậy môi trường đang là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nhận thức được môi trường có ảnh hưởng đến năng suất lao động, các nhà tâm lý học lao động tập trung nghiên cứu môi trường vi mô, những điều kiện như: nhiệt độ, mầu sắc, âm thanh, khung cảnh, mối quan hệ liên nhân cách của nhóm nhỏ; những yếu tố, điều kiện, hoàn cảnh tác động mạnh đến chất lượng công việc. Nhà tâm lý học Mỹ Kenloc (1923) đã nuôi trong cùng môi trường một con khỉ 10 tháng tuổi và cậu con trai 8 tháng tuổi của mình để so sánh ảnh hưởng của môi trường đến con khỉ và con người. Đã có nhiều ví dụ để chúng ta hiểu về vai trò của môi trường sống đối với con vật hoặc con người, không thể làm thay đổi bản năng của con vật. Ngược lai, môi trường của loài vật có thể tác động mạnh vào bản chất người của con người. Nhà xã hội học Mỹ R.E Páccơ đã nói:“Người không đẻ ra người, đứa trẻ chỉ trở nên người trong quá trình giáo dục”. Điều này khẳng định vai trò của yếu tố môi trường văn hóa, môi trường giáo dục có tính quyết định đối với sự hình thành nhân cách con người. Cuối thế kỷ XIX, khi xuất hiện phương pháp xác định trẻ sinh đôi cùng trứng, đã xuất hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường và di truyền đối với sự hình thành nhân cách cá nhân. Ở Liên Xô (cũ) có công trình của I.I. Canaev (1959), kết quả nghiên cứu đó được công bố trong tác phẩm Trẻ sinh đôi. Sau đó vấn đề được tiếp tục bởi Đ.B.Enconhin. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Nhiều nhà tâm lý học Mỹ với các công trình nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng rất quan trọng của môi trường đến sự hình thành nhân cách cá nhân. Những kết quả nghiên cứu có hệ thống đã dần hình thành một chuyên ngành tâm lý học mới: Tâm lý học môi trường và thường được khái quát trong các tài liệu Giáo dục học, Tâm lý học. Quan điểm chung của Khoa học giáo dục (bao gồm cả Tâm lý học) đều khẳng định vai trò quyết định của yếu tố môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tiếp đó là vấn đề nghiên cứu, xây dựng môi trường với mục đích để có ảnh hưởng tốt nhất đến dạy học và giáo dục nhân cách thế hệ trẻ. Về môi trường dạy - học, trước hết phải kể đến những nghiên cứu của I.V. Pavlov và B.F. Skinnơ. I.V. Pavlov nghiên cứu sự hình thành phản xạ có điều kiện trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ, con vật (con chó) hoàn toàn thụ động. B.F. Skinnơ nghiên cứu sự hình thành phản xạ tạo tác động môi trường gần với thực tế hơn, con vật (chuột, bồ câu,..) chủ động trong hành vi đáp ứng trên cơ sở nhu cầu của nó. Nội dung học tập thể hiện ngay trong môi trường mà con vật phải tìm cách thích nghi. Đây là cơ sở lý thuyết để xây dựng kiểu dạy học chương trình hóa, dạy học bằng máy. Từ nghiên cứu kết quả của hai ông, các nhà giáo dục đã nhận thức được một vấn đề rất quan trọng rằng: Yếu tố môi trường trong giáo dục không chỉ góp phần quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn là yếu tố thực tế đã kích thích chủ thể (con người) hoạt động năng động và sáng tạo hơn. Việc tạo lập, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng của khoa học giáo dục hiện đại. [34] Nghiên cứu về môi trường dạy học phải kể đến công trình của Jean Marc Denomme và Madeleine Roy về phương pháp sư phạm tương tác [9]. Trong đó, mô hình quen thuộc: Người dạy - Người học - Tri thức được chuyển thành: Người dạy - Người học - Môi trường. Tác giả coi môi trường là yếu tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 tham gia trực tiếp đến quá trình dạy học chứ không đơn thuần chỉ là nơi diễn ra các hoạt động học. Đặc biệt, tác giả đi sâu vào các yếu tố môi trường của việc học, các yếu tố môi trường của việc dạy. Trên cơ sở đó, các tác giả đã nhấn mạnh đến một qui luật quan trọng: môi trường ảnh hưởng đến người dạy, người học; người học và người dạy phải thích nghi với môi trường. Ảnh hưởng và thích nghi đó chính là hệ quả của phương pháp sư phạm tương tác liên quan đến môi trường. Từ đầu thế kỷ XX, Dimitri Glinos đã viết:“...Giáo dục phải thích ứng với những hoàn cảnh luôn thay đổi, đối phó với những vấn đề mới, những nhu cầu mới và thường xuyên đòi hỏi những kỹ năng mới....Trong một thời gian dài, nền giáo dục đã không thể thích ứng được với các hoàn cảnh mới và gắn với các nhu cầu thực tế. Khoảng cách giữa giáo dục và cuộc sống ngày càng lớn và bây giờ, điều chúng ta cần không chỉ là một cuộc cách mạng để tái lập lại mối tương quan giữa giáo dục và cuộc sống” [4; tr.206]. Emile DurKheim quan niệm môi trường học đường bao hàm cả lớp học và việc tổ chức lớp học, như một sự liên kết có phạm vi rộng hơn gia đình và không trừu tượng như xã hội. Một lớp học không đơn thuần chỉ là một khối kết dính các cá nhân độc lập với nhau mà còn là một xã hội thu nhỏ. Trong lớp học, học sinh suy nghĩ, hành động và cảm nhận khác với khi chúng tách rời nhau... Những quan niệm trên đây đã có trước hàng thế kỷ, hiện nay đang trở thành vấn đề thời sự của khoa học giáo dục. Ở Việt Nam: Câu chuyện “Mạnh mẫu giáo tử” tìm đến nơi ở tốt để định cư nhằm cho con mình được hưởng một môi trường giáo dục thuận lợi. Nhiều người Việt Nam biết đến và vận dụng câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng muốn nói đến một mặt mối quan hệ với con người trong một môi trường giáo dục trẻ. Giá trị của câu chuyện và câu tục ngữ trên ở chỗ đã đề cao môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 trường sống trong quá trình phát triển của trẻ. Với trẻ em ba môi trường: nhà trường - gia đình - xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình học tập, trưởng thành và hoàn thiện nhân cách. Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước, và đã được triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, phối hợp với UNICEF, Bộ GD&ĐT đã làm thí điểm nhiều năm ở 50 trường tiểu học và THCS. Từ kết quả thí điểm, Bộ chủ trương tiến hành đại trà trong năm học 2008 - 2009 ở tất cả các trường tiểu học và THCS trong toàn quốc, rồi “lan ra” tất cả các trường ở các cấp học cho tới năm 2013. Mô hình này không hoàn toàn mới đối với Việt Nam. Từ những thập niên 60, 70, với triết lý “đời sống học đường là cuộc sống thực của trẻ em ngay ngày hôm nay, lúc này; chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai”, nên phương châm “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đã được phổ biến và áp dụng ngay từ những ngày đó. Đặc biệt phương châm này đã được bền bỉ thực hiện rất có kết quả tại Trung tâm Công nghệ giáo dục (do GS. TS Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc), và sau đó, được áp dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh trong cả nước từ năm học 1992 - 1993, khi đề tài khoa học cấp nhà nước “Mô hình nhà trường mới theo khả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nam bằng giáo dục thực nghiệm” được nghiệm thu với kết quả đánh giá tốt. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc xây dựng được một MTHTTT ở các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đường lối, chính sách của Đảng thực sự là những định hướng quan trọng ở tầm vĩ mô, chỉ đạo toàn diện công tác nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã có Chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Nhiều hội thảo khoa học và công trình nghiên cứu khoa học về xây dựng MTHTTT ở các trường tiểu học. Nhiều chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế, của Chính phủ đã hỗ trợ tích cực cho nhiệm vụ này. Tác giả Phạm Hồng Quang đã viết cuốn sách Môi trường giáo dục, từ đó làm rõ thực trạng và khuyến nghị những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng một MTHTTT. Tác giả Vũ Thị Sơn cũng đề cập tới môi trường học tập trong lớp học đăng trên tạp chí Giáo dục số 102/2004 [40]. Dự án Việt - Bỉ - Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (VIE 04 019 11). Dự án SCUK xây dựng MTHTTT thực hiện từ năm học 2002 - 2003 ở các trường mầm non, tiểu học của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh và huyện Simacai tỉnh Lào Cai.... [1] cũng tiếp tục thực hiện theo hướng nghiên cứu đó. 1.2. Khái niệm công cụ 1.2.1. Khái niệm thân thiện Thân thiện là khái niệm nói về tình cảm thân ái, gần gũi, sự đùm bọc giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội, về cách sống, cách đối xử bình đẳng, dân chủ giữa mọi người. Thân thiện còn được mở rộng để diễn đạt mối quan hệ của con người với môi trường sống, trong đó có môi trường tự nhiên. Con người sống thân thiện với môi trường, con người sẽ sống tốt hơn và môi trường được bảo vệ và phát triển tốt hơn. Thân thiện bắt nguồn từ yêu cầu cuộc sống của mỗi con người, của cả cộng đồng dân cư. Xã hội càng phát triển con người càng phải thân thiện hơn với nhau, thân thiện với đồng bào trong nước và với cộng đồng quốc tế. Giáo dục phẩm chất thân thiện cho thế hệ trẻ, cho toàn xã hội là sứ mệnh cao cả của nhà trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất