Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới...

Tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện việt yên tỉnh bắc giang trong thời kỳ đổi mới

.PDF
128
996
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ======== NGUYỄN THỊ KIM NHUNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2005) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ======== NGUYỄN THỊ KIM NHUNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2005) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn GS-TS Nguyễn Ngọc Cơ, người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để em hoàn thành luận văn này. Cho phép em được gửi lời cảm ơn tới UBND tỉnh Bắc Giang, Huyện uỷ, UBND huyện Việt Yên, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên Môi trường, UBND các xã, các hộ gia đình, các chủ trang trại tại khu vực nghiên cứu đã cung cấp số liệu, thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng, những hạn chế và thiếu sót trong luận văn là không tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 9 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS-TS Nguyễn Ngọc Cơ. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Th¸i Nguyªn, ngµy 27 th¸ng 9 n¨m 2010 Người cam đoan Nguyễn Thị Kim Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. CNXH (Chủ nghĩa xã hội) 2. HTX (Hợp tác xã) 3. UBND (Uỷ ban nhân dân) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 0 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài .................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 3.3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................. 5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5 4.1. Nguồn tư liệu........................................................................................... 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 6 6. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 6 Chương 1. KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TRƯỚC KHI ĐỔI MỚI ...................................................................................................................... 7 1.1. Vài nét về huyện Việt Yên. ...................................................................... 7 1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình. ............................................................................ 7 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên . ....................................................................... 9 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. ...................................................................... 12 1.2.1. Đặc điểm kinh tế. ................................................................................ 12 1.2.2. Đặc điểm xã hội. ................................................................................. 13 1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Việt Yên trước năm 1986. .................. 15 1.3.1. Kinh tế. ............................................................................................... 15 1.3.2 . Xã hội ................................................................................................ 23 Chương 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN VIỆT YÊN TỪ 1986 - 2005 ................................................................................................................30 2.1. Việt Yên trong thời kỳ đổi mới đất nước ............................................... 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới ........................................................................... 30 2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ Việt Yên ........ 31 2.2. Chuyển biến kinh tế huyện Việt Yên từ 1986 đến 2005 ......................... 34 2.2.1. Chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế ....................................................... 34 2.2.2. Trong nông nghiệp - lâm nghiệp ......................................................... 35 2.2.3. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp................................................ 52 2.2.4. Thương mại, dịch vụ, du lịch .............................................................. 58 2.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng ...................................................................... 61 Chương 3. CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 ........................................................................................................67 3.1. Về dân số - lao động - việc làm ............................................................. 68 3.2. Công tác xoá đói, giảm nghèo ............................................................... 75 3.3. Về Văn hoá, Giáo dục, Y tế ................................................................... 87 3.4. Về vấn đề xã hội - an ninh quốc phòng .................................................. 98 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105 PHỤ LỤC.................................................................................................................. 114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Bất cứ một quốc gia hay một chế độ chính trị xã hội nào thước đo trình độ phát triển của chúng đều dựa trên những thành tựu của nhiều yếu tố hợp thành, trong đó thành tựu kinh tế - xã hội giữ vai trò quan trọng. Vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc đều tìm cho mình một con đường phù hợp vươn lên trở thành một cường quốc về kinh tế, xã hội. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975) đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước quá độ lên CNXH. Chống trả quyết liệt CNXH, các thế lực thù địch đã tiến hành bao vây cấm vận một nước Việt Nam còn mang đầy mình vết thương chiến tranh cũ lại phải gồng mình gánh chịu vết thương mới do hai cuộc chiến tranh biên giới gây ra. Trong khi đó cả nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng XHCN với một xuất phát điểm thấp, trình độ tổ chức, quản lý xã hội còn nhiều hạn chế nên nửa đầu thập kỷ 80 ở thế kỷ XX, nền kinh tế xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Để thoát khỏi tình trạng đó Việt Nam cần phải có những bước đi mang tính đột phá. Đại hội VI của Đảng là mốc đánh dấu quan trọng có ý nghĩa bước ngoặt trong đổi mới tư duy, lý luận về kinh tế - xã hội. Đại hội xác định phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Trong sự phát triển chung của kinh tế quốc doanh, kinh tế địa phương được ví như tế bào sống của quốc gia. Vì vậy hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng do Đại hội lần thứ VI đề ra là: Cần tăng cường chính sách trao đổi hàng hoá giữa nhà nước và nông dân, mọi quan hệ trao đổi hàng hoá giữa nhà nước với hợp tác xã theo nguyên tắc bình đẳng thuận mua vừa bán, bảo đảm củng cố liên minh công nông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Như vậy, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm qua có ý nghĩa rất quan trọng nên việc đầu tư phát triển kinh tế địa phương được Đảng xác định là nhiệm vụ hàng đầu, mang tính lâu dài và tất yếu trên bước đường xây dựng, phát triển đất nước. Thực tiễn cách mạng nước ta đã chỉ ra rằng không thành công trên lĩnh vực kinh tế thì không giữ được con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để làm được điều đó chúng ta cần xác định rõ bước đi cho quá trình phát triển, việc nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trong giai đoạn vừa qua. Huyện Việt Yên là một vùng quê có truyền thống lịch sử và văn hoá lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử truyền thống ấy ngày càng được trân trọng và phát huy. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Yên một lòng theo Đảng làm cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ và nhân dân Việt Yên đã cùng với cả nước đứng lên làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công, tiến hành các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, bước vào thời kỳ đổi mới Đảng bộ và nhân dân huyện Vịêt Yên đã tiếp nhận, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng do Đại hội VI tháng 12/1986 của Đảng đề ra. Thực tiễn của hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Việt Yên đã có những chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Sự chuyển biến đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng cũng như sự vận dụng một cách chủ động, sáng tạo đường lối của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Yên, nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Yên nói riêng và Bắc Giang nói chung. Tuy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Yên trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn song vẫn còn những hạn chế cần phát huy được tiếp tục tổng kết rút kinh nghiệm nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005)” làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay vấn đề kinh tế - xã hội cả nước nói chung, ở các địa phương nói riêng, không chỉ được các nhà lãnh đạo mà cả các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội quan tâm. Vấn đề kinh tế - xã hội nói chung đã được đề cập tới trong các văn kiện của Đảng, từ văn kiện Đại hội lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X. Trong những văn kiện đó vấn đề kinh tế - xã hội đã được nêu lên thành đường lối mang tính định hướng cho sự phát triển. Đáng chú ý trong đó là tài liệu: Đảng cộng sản Việt Nam ( 1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 - Nxb ST, H. Tác giả Ngô Đình Giao ( 1998), Chuyển dịch cơ sở kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Những thông tin trên trang http:/Vietbao.vn/kinhte/nhìn lại nền kinh tế Việt Nam qua 20 năm đổi mới. Tác giả, Nguyễn Trọng Phúc ( 2000) trong cuốn “Một số kinh nghiệm của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới”. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã tổng kết một số chủ trương của Đảng và những thành tựu tiêu biểu mà chúng ta đã đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo. Về kinh tế - xã hội huyện Việt Yên, các văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, XV, XVI, XVII, XVIII, XIX và một số tài liệu khác đã đề cập đến. Năm 1996 ban thường vụ huyện uỷ đã cho xuất bản cuốn lịch sử Đảng bộ huyện Việt Yên. Cuốn sách đã trình bày một cách đầy đủ về quá trình ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ Việt Yên cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương từ năm 1945 - 1995. Các báo cáo hàng năm, báo cáo trong những nhiệm kỳ đại hội về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên từ năm 1986 đến năm 2005 của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang, huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên là sự tổng kết tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, của huyện. Hệ thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Hà Bắc (1985-1997) tỉnh Bắc Giang (1997 - 2005) và phòng thống kê huyện Việt Yên đã phản ánh tình hình kinh tế xã hội hàng năm. Tuy nhiên những công trình còn mang tính chất thống kê. Nhìn chung các công trình trên đây ở những khía cạnh khác nhau đã đề cập đến vấn đề kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên nói riêng. Song cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế xã hội của huyện Việt Yên trong thời kỳ đổi mới từ 1986 - 2005. Tuy nhiên những công trình trên đã giúp cho chúng tôi phương hướng tiếp cận để tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề mà chúng tôi đặt ra. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chuyển biến kinh tế xã hội của huyện Việt Yên trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài giới hạn trong huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang địa giới hành chính huyện gồm 17 xã 2 thị trấn. Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ, chính quyền nhân dân huyện Việt Yên thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội từ năm 1986 đến năm 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Thứ nhất: Thông qua các nguồn tư liệu hiện có chúng tôi dựng lại bối cảnh lịch sử, tình hình kinh tế xã hội của huyện Việt Yên từ năm 1986 đến năm 2005. Hai là: Từ việc nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế xã hội của huyện Việt Yên từ 1986 đến năm 2005 chúng tôi rút ra những thành công và hạn chế trong lãnh đạo thực hiện đổi mới của Đảng. Ba là: Từ những thành công và hạn chế rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những kiến nghị thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau: Một số văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngoài ra chúng tôi còn dựa vào các văn kiện, các chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Đảng bộ huyện Việt Yên từ năm 1975 đến nay. Đặc biệt là báo cáo tình hình kinh tế xã hội của uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên từ năm 1986 đến năm 2005. Nguồn bảng biểu thống kê của các sở, ban ngành liên quan như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở văn hoá - thông tin, Sở giáo dục đào tạo, Sở tài nguyên môi trường, Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, phòng Thống kê huyện Việt Yên… Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, lịch sử Đảng bộ huyện Việt Yên và các bài viết đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của huyện Việt Yên nói riêng. Ngoài ra chúng tôi còn đi khảo sát thực tế hỏi các nhân chứng lịch sử để bổ sung, thẩm định cho các tư liệu lưu trữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu Chuyển biến kinh tế xã hội của Việt Yên trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2005, trên cơ sở nguồn tư liệu đã thu thập được, chúng tôi dựa trên quan điểm phương pháp luận Macxít trong nghiên cứu lịch sử và sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp định lượng, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp và khảo sát điền giả… 5. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống quá trình chuyển biến kinh tế xã hội của huyện Việt Yên trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2005. Việc tập hợp và xử lý các nguồn tư liệu, luận văn làm rõ những thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện trong thời kỳ đổi mới. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy thế mạnh của huyện trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Luận văn còn cung cấp thêm nguồn tư liệu để phục vụ việc nghiên cứu giảng dạy lịch sử ở địa phương. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu tạo thành 3 chương. Chương 1: Kinh tế xã hội huyện Việt Yên trước khi đổi mới. Chương 2: Chuyển biến kinh tế huyện Việt Yên từ 1986 đến 2005. Chương 3: Chuyển biến xã hội huyện Việt Yên từ 1986 đến 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chương 1 KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TRƯỚC KHI ĐỔI MỚI 1.1. Vài nét về huyện Việt Yên 1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Huyện Việt Yên thuộc vùng trung du của tỉnh Bắc Giang nằm giữa lưu vực sông Cầu và sông Thương, trong khoảng 1060,01’ - 1060,07’ kinh tuyến Đông, 210,16’ - 210,17’ vĩ tuyến Bắc, có diện tích 171,447km2. So với các huyện khác, Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi, trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 12km. Phía Bắc giáp huyện Tân Yên Phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang Phía Tây giáp huyện Yên Phong và huyện Hiệp Hoà. Việt Yên thời Hùng Vương - An Dương Vương nằm trong bộ lạc Tây Vu thuộc bộ Vũ Ninh của nước Văn Lang - Âu Lạc Có tên gọi là Yên Việt. Thời Bắc Thuộc, Yên Việt vẫn thuộc bộ lạc Tây Vu quận Giao Chỉ. Thời Lý, sau khi chiến thắng oanh liệt của quân dân ta chống quân xâm lược Tống trên phòng tuyến sông Cầu 1076, một vùng dọc theo tả ngạn sông Cầu đối diện với Thị Cầu, Vọng Nguyệt, Vạn Xuân được thành lập huyện Yên Việt thuộc phủ Bình Lỗ, bộ Bắc Giang. Thời Lê, Yên Việt thuộc phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc. Đầu thời Minh Mệnh 1824, Yên Việt đổi thành Việt Yên. [2, tr.5] Như vậy trong suốt quá trình hình thành và tồn tại Việt Yên được ghi nhận như một tế bào, một chỉnh thể thống nhất trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trải qua quá trình lịch sử, địa giới hành chính huyện Việt Yên cũng có những thay đổi. Đến nay huyện Việt Yên có 19 đơn vị hành chính bao gồm 2 thị trấn và 17 xã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Địa hình Việt Yên khá đa dạng có cả đồi núi và đồng bằng. Địa hình đồi núi thấp thuộc một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 6m-120m như: Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung, Trung Sơn, Tiên Sơn, Ninh sơn. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ 161m tại xã Minh Đức. Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc bình quân 150 (khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 150) Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông đường quốc lộ 1A gồm các xã Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh… và một số xã vùng giữa huyện ven quốc lộ 37 như Hương Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái. Độ cao bình quân 80m so với mực nước biển là 2,5-5m. Địa hình thấp ở một số xã phía Bắc của huyện và 3 xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Tiên Sơn. Độ cao trung bình từ 15-25m so với mực nước biển. Độ dốc của địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây Bắc sang hướng Đông Nam. Địa hình như trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển một nền nông nghiệp phong phú. Tuy nhiên, địa hình không đồng đều, cũng gây khó khăn cho huyện trong việc phân vùng sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh cây trồng trên diện rộng. Là huyện Trung du, Việt Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ bình quân năm từ 23-240C, nhiệt độ lạnh dần từ màu thu sang mùa đông đến mùa xuân (từ tháng 10 đến tháng 3), sau đó nóng vào những tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9). Các năm ít có sự thay đổi lớn về nhiệt độ. Lượng mưa bình quân năm vào khoảng 1400-1500mm nhưng phân bố không đều, thường tập trung vào các tháng 6,7,8. Lượng mưa trong thời gian này thường chiếm tới 85% lượng mưa cả năm. Những trận mưa to có thể gây úng lụt ở một số diện tích đất nông nghiệp ở vùng trũng và gây hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở những vùng đất cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và chất lượng đất nông nghiệp. Về mùa khô, lượng mưa thấp, bình quân 22mm/tháng, chủ yếu là mưa phùn tập trung vào các tháng 1, 2và tháng 12. Vì vậy tưới tiêu chủ động cho nông nghiệp trên địa bàn huyện là vấn đề cần được quan tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu chế độ nhiệt độ trong năm ĐVT: 0C Nhiệt độ bình quân Trung bình cả năm 23,4 Trung bình tối cao 26,9 28,7-31,1 19,5-26,6 Trung bình tối thấp 20,5 21,0-24,3 13,1-21,2 Biên độ nhiệt ngày đêm 6,4 6,8-7,3 5,0-7,8 Chỉ tiêu Mùa nóng Mùa lạnh 24,5-27,3 15,9-23,6 [ 86, tr.18] Lượng bốc hơi trên địa bàn huyện là 1.012mm/năm. Trong các tháng mùa khô hanh (tháng 1,2,3,11,12) lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 2,3 - 4,8 lần gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân. Hướng gió chủ đạo trên địa bàn huyện là gió Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình trong năm là 1,9m/s, tháng có tốc độ gió trung bình cao nhất là tháng 8 (2,7m/s). Nhìn chung khí hậu của huyện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hoá cây trồng nhất là trồng lúa nước, các loại cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương. Tuy nhiên chế độ khí hậu của huyện cũng có một số hạn chế như úng lụt hay hạn hán nên ảnh hưởng phần nào đến sản xuất của người nông dân. Vì vậy, công tác thuỷ lợi cần được quan tâm thường xuyên. 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên . * Tài nguyên đất: Huyện Việt Yên có tổng diện tích tự nhiên 17.144,70ha, với 9 loại đất chính (theo phân hạng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp). Trong các loại đất, nhóm đất phù sa chiếm khoảng 32,8% tổng diện tích đất tự nhiên, được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đặc tính đất giàu chất dinh dưỡng, chất đạm phù hợp với cây lúa và các loại cây hoa màu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Nhóm đất xám bạc màu là loại đất có diện tích lớn nhất, khoảng 7.637ha được phân bố hầu hết ở các xã huyện và các xã phía Bắc. Đất này được hình thành trên mẫu chất đất phù sa cổ ở địa hình cao, thoát nước tốt, chủ yếu nằm trên chân đất vàn nên phù hợp với các loại cây khoai lang, khoai tây, khoai sọ… Những chân đất chủ động tưới đã được nhân dân khai thác trồng lúa, màu… Bảng 1.2: Diện tích và có cấu các loại đất Loại đất Tổng diện tích tự nhiên Diện tích (ha) 17.144,70 Cơ cấu (%) 100,00 1 Đất phù sa bồi hàng năm 202 2,26 2 Đất phù sa không bồi 456 4,49 3 Đất phù sa không bồi có tầng loang lổ 769 24,47 4 Đất phù sa úng nước 4.194,5 44,55 5 Đất xám bạc màu 7.637,82 4,16 6 Đất vàng nhạt trên đá cát 713 1,23 7 Đất nâu/vàng trên phù sa cổ 211 0,13 8 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 22 5,97 9 Đất xói mòn 1.023 11,17 1.916,48 1,18 10 Đất không điều tra [ 86, tr.11] Đất vàng trên cát được phân bố ở các xã có nhiều đồi núi. Loại đất này nằm ở độ dốc cấp III và IV, tầng dày mỏng, hàm lượng muối, lân nghèo. Diện tích này chủ yếu trồng sắn, bạch đàn và một số cây ăn quả. Nhóm đất phù sa úng nước chủ yếu là các ao hồ nằm rải rác trên địa bàn huyện. Một số diện tích được tận dụng để cấy lúa nước, phần diện tích còn lại để nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là thả cá, ba ba, ếch… Đất xói mòn trơ sỏi đá nằm trên đồi núi thấp có dộ dốc lớn, thảm che phủ ít nên bị xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa. Hiện nay, trên loại đất này, một số xã đưa vào sử dụng trồng rừng để tái tạo thảm thực vật, phần diện tích còn lại để trống không sử dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích toàn huyện, được phân bố rải rác ở các xã vùng đồi. Loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, mùn nghèo, đạm tổng số nghèo đến trung bình, kali trung bình. Hiện nay, người dân trong huyện thường trồng hai vụ lúa và 1 vụ màu trên loại đất này. Đất đai huyện Việt Yên được chia làm 5 cấp với độ dốc tương ứng như sau: Độ dốc cấp I (0-30) có diện tích là 13.868,30ha, chiếm phần lớn với 80,93% tổng diện tích tự nhiên gồm 3 nhóm đất đỏ vàng, xám bạc màu, phù sa nhưng chủ yếu là nhóm đất xám bạc màu và phù sa. Độ dốc cấp II (3-80) có diệnt ích 228ha, chiếm 1,33% tổng diện tích tự nhiên, gồm 2 nhóm đất đỏ vàng và đất xói mòn trơ sỏi đá. Độ dốc cấp III (8-150): Có diện tích 261,36ha, chiếm 1,53% diện tích tự nhiên gồm 2 nhóm đất đỏ vàng và đất xói mòn trơ sỏi đá. Độ dốc cấp IV (15-200): Có diện tích 748,3ha, chiếm 4,36% gồm đất đỏ vàng và đất trơ sỏi đá. Độ dốc cấp V ( trên 200): Có diện tích 705,5ha chiếm 4,12% chủ yếu thuộc nhóm, đất xói mòn trơ sỏi đá. Tóm lại, tài nguyên đất ở Việt Yên đa dạng thích nghi nhiều loại cây trồng như lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, lâm nghiệp. Tuy nhiên lượng kali, lân, khoáng ở một số diện tích còn nghèo, vì vậy cần phải có những biện pháp cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường đầu tư theo chiều sâu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. * Tài nguyên nước Địa bàn huyện Việt Yên có Sông Cầu ở phía Nam với chiều dài qua huyện là 22km, bề rộng trung bình 150-200m và ngòi Cầu Sim chảy qua phía Bắc huyện khoảng 19km với lượng nước lớn. Thêm vào đó huyện còn có hệ thống kênh dẫn nước của xí nghiệp thuỷ nông Sông Cầu. Ngoài ra huyện còn có nhiều diện tích mặt nước ao, hồ nhỏ đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ nước cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 * Tài nguyên rừng Việt Yên không có rừng tự nhiên. Hiện nay toàn huyện có 1.066,41ha đất rừng gồm 1.051,01ha đất rừng sản xuất và 15,40ha đất rừng đặc dụng tập trung ở các xã Nghĩa Trung, Minh Đức, Việt Tiến, Vân Trung, Trung Sơn. Diện tích rừng hàng năm không ngừng nhân rộng và phát triển, phong trào trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc được đẩy mạnh. Diện tích rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy diện tích, đất trống, đồi núi trọc giảm dần. Việc sử dụng đất trên địa bàn huyện tiết kiệm và hợp lý hơn. * Tài nguyên khoáng sản Việt Yên là huyện có trữ lượng đất sét tương đối lớn làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng, chủ yếu dùng vào sản xuất gạch ngói. Huyện còn có nguyên liệu gốm sứ chịu lửa, tuy nhiên chất lượng kém, ít có triển vọng. Ngoài ra, Sông Cầu chảy qua huyện đã cung cấp một phần, lượng cát sỏi cho xây dựng. Tuy nhiên, trữ lượng cát, sỏi không nhiều. 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 1.2.1. Đặc điểm kinh tế Với tổng diện tích là 17.144,70ha, với tiềm năng đất đai như vậy, nhân dân cần cù lao động, giàu kinh nghiệm trong sản xuất Việt Yên có điều kiên phát triển nông nghiệp trong đó lúa là cây lương thực chính. ở đây điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, vừa có thể gieo trồng lúa nước, vừa trồng các loại rau màu, ngô, khoai, đậu, lạc trồng dâu nuôi tằm, phát triển chăn nuôi. Ngoài việc cấy trồng cây lương thực, rau màu, Việt Yên có hàng trăm hecta mặt nước ở vùng chiêm trũng có khả năng nuôi và đánh bắt thuỷ sản, tạo thành một nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế gia đình. Sản xuất nông nghiệp tuy còn khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên nhưng từ xưa tới nay Việt yên vẫn được coi là vựa lúa của tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp Việt Yên cũng có nhiều nghề thủ công, đáng chú ý là nghề làm gốm ở Thổ Hà, rượu Vạn Vân, ngoài ra còn nghề đan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 lát ở Phúc Long, Phúc Tằng, Tăng Tiến nghề rèn sắt ở Ninh Khánh… ở rải rác các xóm có nghề thợ nề, làm bún, làm bánh, ươm tơ, dệt lụa… những nghề thủ công này đã góp phần làm cho kinh tế Việt Yên thêm đa dạng. Huyện Việt Yên có đường quốc lộ 1A, quốc lộ 37 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển thương mại, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn của Miền Bắc. Đặc điểm Việt Yên có vị trí thuận lợi cho việc hình thành các khu, cụm công nghiệp của tỉnh nên tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển đặc biệt là khu công nghiệp Đình Trám, Quang Châu… Ngoài ra, huyện còn có các tuyến đường tỉnh lộ quan trọng chạy qua như 284, 272 (Phúc Lâm đi Tân Yên) 269 (Khả Lý - Chùa Bổ, đường 298A, 298B, đường thuỷ thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu và phát triển sản xuất. Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước, các ngành kinh tế của huyện đã có bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đến công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp đã tạo đà cho quá trình hoà chung công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Đồng thời phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục y tế, văn hoá… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn. 1.2.2. Đặc điểm xã hội. Nhân dân Việt Yên có tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm,. Mở đầu cho trang sử hào hùng này, theo truyền thuyết là chiến công của Thạch Tướng Quân (người Tiên Lát) đánh đuổi giặc Mạn Khâu kéo đến xâm chiếm nước Văn Lang vào đời vua Hùng Vương thứ 6. Suốt hàng nghìn năm chống phong kiến phương Bắc, Việt Yên là nơi diễn ra nhiều trận đánh, trận thắng lớn của quân và dân ta chống kẻ thù xâm lược. Phòng tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 sông Cầu của Lý Thường Kiệt đã nhấn chìm và làm tiêu tan mộng tưởng xâm lược của nhà Tống. Núi Tam Tầng nơi diễn ra những trận quyết chiến giữa quân nhà Trần với quân Nguyên - Mông, giữa quân Tây Sơn với quân Thanh… những địa danh ấy đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ mỗi khi nhắc tới. “Từ giữa thế kỷ XVIII, nhân dân Việt Yên đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu 1741 - 1751, Quận Tường 1866 - 1870, Đại Trân 1870 - 1875 chống lại chế độ phong kiến thối nát, đánh đuổi bọn thổ phỉ Ngô Côn, Lý Dương Tài từ Trung Quốc tràn sang” [ 2, tr.11] Trải qua bao thế kỷ đấu tranh để tồn tại và phát triển với truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, tự lực tự cường, dũng cảm bất khuất trước mọi thử thách của thiên nhiên và sự tàn bạo của kẻ thù, nhân dân Việt Yên đã cùng với nhân dân cả nước viết lên trang sử vẻ vang trong quá trình dựng nước và giữ nước, truyền thống đó là di sản quý báu và được phát huy cao hơn trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Truyền thống đó vừa là cơ sở, vừa là yếu tố tinh thần để nhân dân Việt Yên tiếp tục phát triển về mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội ngày nay. Dân cư huyện Việt Yên là người Kinh, với truyền thống cử nghiệp của Việt Yên cũng được nhiều sách sử của triều đại phong kiến nhắc tới bởi mảnh đất này đã đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài. “Tính từ triều đại nhà Lê đến triều đại nhà Nguyễn cả huyện có 18 người đỗ tiến sĩ, trong đó phải kể đến Thân Nhân Trung, người khai khoa tiến sĩ đầu tiên đem lại danh tiếng cho quê hương. Riêng làng Yên Ninh có 10 người đỗ tiến sĩ, trong đó dòng họ của Thân Nhân Trung có 4 người.” [ 2, tr.13 ] Việt Yên có nhiều công trình kiến trúc được Nhà nước xếp hạng như đình Thổ Hà, chùa Bổ Đà… ngoài những công trình kiến trúc độc đáo này, đình chùa ở các làng trong huyện đều có những kiến trúc độc đáo. Qua những công trình kiến trúc này phần nào ta thấy được sức sáng tạo và tài hoa của người Việt Yên nói riêng và người Kinh Bắc nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Việt Yên là nơi có nhiều lễ hội và kho tàng văn học dân gian. Các hội nghè Nếnh, hội chùa Bổ Đà, hội làng Thổ Hà, hội rước chạ, hội chùa… không chỉ có khách địa phương mà còn thu hút khách các vùng đến vui chơi, tham gia các sinh hoạt văn hoá và danh lam thắng cảnh của quê hương. Việt Yên có 6 làng sinh hoạt dân ca quan họ như làng Hữu Nghi, Giá Sơn, Nội Ninh, Mai Vũ, Sen Hồ, Thổ Hà. Nhiều làng hát ví, hát trống quân, diễn tuồng… kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Yên rất phong phú, phản ánh khá đầy đủ các mặt sinh hoạt kinh tế - xã hội. 1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Việt Yên trước năm 1986 1.3.1. Kinh tế Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập và thống nhất, cả nước bước sang một thời kỳ mới, Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 24 quyết định nhiệm vụ chiến lược của cả nước ta là hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt nhà nước, đưa cả nước đi vào chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH. hoà cùng không khí cả nước, nhân dân Việt Yên phấn khởi, hào hứng bước vào phong trào thi đua lao động sản xuất xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Với Việt Yên phát triển nông nghiệp vẫn là nhiệm vụ hàng đầu. Trong những năm chống Mỹ cứu nước tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể, song thực trạng nông nghiệp huyện Việt Yên vẫn còn nhiều mặt tồn tại cần tiếp tục được giải quyết tốt hơn nữa. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nghèo nàn, đặc biệt là vấn đề thuỷ lợi còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Cơ cấu cây trồng mùa vụ tuy có bước chuyển biến đáng kể song cũng mới chỉ chiếm 60% diện tích. Việc quản lý lao động gặp không ít khó khăn, chưa tạo được một phong trào thi đua tập thể thật mạnh mẽ, đều khắp các HTX. Để khắc phục những hạn chế trên, nhân dân Việt Yên đã thực hiện chỉ thị của tỉnh uỷ, tháng 7/1976, Đại hội Đảng bộ huyện Việt Yên lần thứ XI (vòng 1) khai mạc. Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ hai và những nhiệm vụ cụ thể trong năm 1976, Ban chấp hành Đảng bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 được Đại hội bầu ra gồm 23 uỷ viên chính thức, 2 uỷ viên dự khuyết đồng chí Đỗ Huy Phương được bầu làm Bí Thư. Tiếp đó tháng 10/1979 Đảng bộ huyện Việt Yên tiến hành Đại hội lần thứ XI (vòng 2). Đại hội tập trung thảo luận dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV thông qua phương hướng, nhiệm vụ mới. Đại hội đã nêu một số chỉ tiêu cụ thể về các loại cây trồng và vật nuôi. Tăng cường các loại giống lúa và cây trồng có năng suất cao, tích cực ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất, tăng cường củng cố HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Để lập thành tích chào mừng những sự kiện chính trị trọng đại trong năm 1976 như bầu cử, Quốc hội cả nước 25/4, kỷ niệm 1 năm ngày giải phóng Miền Nam 30/4, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976. Huyện uỷ tổ chức phát động phong trào thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân đã giành được những thắng lợi bước đầu: * Sản xuất nông nghiệp - Trồng trọt Năm 1976 trên toàn huyện có hơn 90% nông dân vào HTX, đây là thời điểm nông dân vào HTX cao nhất so với các năm trước. Diện tích gieo trồng và năng suất đều tăng. “Năm 1976 tổng diện tích gieo trồng là 15.662ha, năng suất đạt 31.575 tấn thóc. Năm 1978 tổng diện tích gieo trồng là 18.020ha và năng suất đạt 32.337 tấn thóc”. [ 53, tr.2]. Quán triệt quan điểm hợp tác hoá đi liền với thủy lợi hoá và xác định rõ công tác thủy lợi, thuỷ nông là một trong những biện pháp hàng đầu của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy hàng năm, huyện đều chỉ đạo các xã phát động phong trào thi đua làm thủy lợi, huyện đã xây dựng được 63 đội gồm 1.526 đội viên và thành lập ban hoàn chỉnh thuỷ nông từ huyện đến cơ sở. Năm 1976 khối lượng đào đắp đạt 109% kế hoạch, gấp 2 lần so với những năm trước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 “Năm 1978 huyện phát động hai đợt cải tạo đất, đồng thời tu sửa, xây lát những công trình trọng điểm và đắp đê chống lụt. Kết quả đắp đê được gần 30 ngàn m3 đất, đạt 108% kế hoạch”. [ 54, tr.8 ] Ở công trình Cầu Sơn đào đắp được 15.879m3 đất, đạt 203,7% kế hoạch. Các hợp tác xã đào đắp 256.242m3 đất kênh mương và xây lạt được 42 cầu, cống. Trạm bơm Trúc tay được xây lát xong, đồng thời tích cực thi công xây dựng trạm bơm Đồn Lương (Bích Sơn), Núi Cao (Song Mai). Số kênh mương làm mới được 81 cái, tu sửa 96 cái. Trong phong trào làm thuỷ lợi có 9 xã hoàn thành vượt mức kế hoạch, huyện giao các tổ, đội thuỷ lợi chuyên trách từng bước được củng cố vững mạnh với 65 đội gồm 1.444 người. Tổng khối lượng đào đắp được 322.231m3 đất, tăng hơn năm 1977 là 55.000m3. Về thuỷ nông đã đảm bảo nước tưới vụ chiêm được 4.564ha, vụ mùa và rau màu được 3.242ha, tiêu nước cho vụ mùa được 736ha. Nhờ những cố gắng trên diện tích cấy lúa của Việt Yên ngày càng được mở rộng. Hệ thống sử dụng ruộng đất từ 1,2 lần năm 1955 lên 1,9 lần năm 1980 trên cơ sở củng cố hợp tác xã và tích cực làm thuỷ lợi đã góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển. Tình hình sản xuất tuy gặp nhiều khó khăn, do cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ quản lý yếu, nhưng với khí thế cách mạng mới, xây dựng và phát triển kinh tế theo tinh thần các nghị quyết của Đảng chính sách của nhà nước với quyết tâm của cán bộ Đảng viên và nhân dân, một số mặt sản xuất vẫn đạt được những thành quả đáng kể. Bảng 1.3: Diện tích và sản lượng các loại cây trồng Trồng trọt 1976 1978 1980 Tổng diện tích gieo trồng (ha) 18.230 18.194 17.360 Diện tích cây lương thực (ha) 15.662 15.503 14.059 Diện tích cây công nghiệp (ha) 1.252 1.348 1.646 Diện tích rau màu (ha) 1.316 1.343 1.655 Sản lượng lương thực quy ra thóc (tấn) 31.575 32.337 24.447 [ 80, tr.7] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Thực trạng kinh tế xã hội nông thôn, nông nghiệp trong những năm 1979 - 1980 sa sút nghiêm trọng, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra không thực hiện được trước tình hình như vậy. Hội nghị lần thứ IX của Ban chấp hành Trung ương (12/1980) đã quyết định mở rộng việc thực hiện các hình thức khoán trong nông nghiệp, trên tinh thần đó ngày 13/1/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng Ban hành chỉ thị số 100 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị số 100 ra đời đã đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân các địa phương, các ngành và nông dân phấn khởi đón nhận, nhanh chóng thực hiện ở hầu khắp các cơ sở đã khơi dậy sinh khí mới cho nông thôn, nông nghiệp ngăn chặn sa sút, tạo đà đi lên, gợi mở một hướng mới để tìm tòi, đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Thực hiện chỉ thị số 100 của Ban bí thư trung ương Đảng và chỉ thị số 05 của tỉnh uỷ Hà Bắc, hợp tác xã được tổ chức lại theo quy mô thích hợp. Quy mô đội sản xuất cũng được sắp xếp lại để phù hợp với trình độ quản lý của đội trưởng, từ 375 đội đã chia thành 517 đội, bình quân 1 đội sản xuất có 64 lao động, 13 ha ruộng đất. Đối với hợp tác xã yếu kém, huyện, xã đã chú ý củng cố, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ cán bộ từ hợp tác xã đến đội sản xuất và sửa chữa những sai lầm trong việc chấp hành chính sách. Qua củng cố đã có nhiều hợp tác xã chuyển biến tốt. Chủ trương sản xuất nông nghiệp của Việt Yên trong năm (1981 - 1985) mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII (9/1979) và XIV (12/1982) đã đề ra là tập trung thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích gieo trồng nhằm nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi, từng bước cân đối với trồng trọt, sản xuất lương thực là vị trí hàng đầu. Trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1981 - 1985 bước đầu Việt Yên đã đi vào khai thác chiều sâu về tài nguyên đất đai và tiềm năng lao động xã hội, hình thành được các vùng chuyên canh như lúa cao sản ở 18 xã với tổng diện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 tích 4000ha, lạc ở 12 xã với diện tích 1000ha, thuốc lá ở 3 xã (Bích Sơn, Quang Châu, Hồng Thái), đậu tương ở 10 xã với diện tích 1000ha, dâu tằm ở 3 xã (Vân Hà, Quang Châu, Tiên Sơn), rau và cây thực phẩm xuất khẩu ở các xã Tự Lạn, Quảng Ninh, Ninh Sơn, Hoàng Ninh, Hồng Thái với diện tích 600ha. Ty nhiên, sản xuất nông nghiệp của Việt Yên trong 5 năm 1981-1985 phát triển chưa tốt. Diện tích cây lương thực giảm dần từ 16.590ha năm 1981 xuống còn 15.862ha năm 1982 và 14.938ha năm 1985. Trong đó diện tích lúa vẫn được giữ vững trên 12.000ha hàng năm, nhưng diện tích trồng hoa màu giảm sút nghiêm trọng từ 4069ha năm 1981 xuống còn 2.241ha năm 1985. Diện tích giảm làm cho sản lượng lương thực cũng giảm. Năm 1981 sản lượng lương thực đạt 40.701 tấn năm 1985 giảm xuống còn 32.310 tấn. Cây công nghiệp ngắn này có chiều hướng tăng cả về diện tích và sản lượng như diện tích trồng cây thuốc lá năm 1981 có 71ha, sản lượng 60 tấn, năm 1985 lên 163ha, sản lượng 143 tấn. Tuy nhiên các loại cây công nghiệp ngắn ngày này phát triển chưa tương xứng với khả năng đất đai của huyện, khối lượng nông sản hàng hoá còn ít, một số cây nông sản xuất khẩu chủ lực của huyện như lạc, ớt, tỏi diện tích còn nhỏ lại không ổn định. - Về chăn nuôi: Bên cạnh trồng trọt thì chăn nuôi cũng được coi trọng, đàn trâu bò năm 1976 tổng đàn bò đạt 85,9% kế hoạch, so với năm 1974 tăng 5% trong đó có gần 1000 con nuôi tập thể. Đàn lợn lai năm 1971 chỉ có 115con đến năm 1975 tăng lên tới 8.225 con. Những xã có phong trào chăn nuôi gia đình khá là Thượng Lan, Hồng Thái, Bích Sơn, Vân Trung, Vân Hà, Minh Đức… Đến năm 1978 đàn lợn có gần 30 ngàn con, trong đó nuôi tập thể là 909 con. Đàn trâu bò năm 1976 đạt 6.792 con, đến năm 1980 tăng lên 7.650 con. Đàn gia cầm năm 1976 có 194.386 con, năm 1980 có trên 200.000 con. Năm 1976 toàn huyện có 60% số hợp tác xã nuôi thả cá tăng 40% so với năm 1974. Diện tích hồ, ao, đầm ruộng đã sử dụng nuôi cá là 557 ha tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 30% so với năm 1974, các cơ sở ươm giống cá được 325 vạn con và tổ chức nuôi thả được 250 vạn con, thu hoạch trên 110 tấn. Đến năm 1980 có trên 20 HTX kinh doanh cá giống được gần 3 triệu con, trên 50 HTX nuôi thả cá giống đã thu được nhiều kết quả tiêu biểu là xã Bích Sơn, Hoàng Ninh, Hương Mai. Để đảm bảo cho chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, ngành thú y đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh cho gia súc. Được sự giúp đỡ tận tình của Trường Đại học nông nghiệp II, huyện tổ chức huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ cho hàng trăm cán bộ thú y phục vụ cho các cơ sở chăn nuôi. Nhờ những cố gắng trên, nhiều hợp tác xã đã thường xuyên theo dõi phát hiện và tổ chức tiêm thuốc phòng chữa bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đạt hiệu quả tốt. Sang giai đoạn 1981 - 1985, thực hiện chỉ thị số 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng, trong chăn nuôi cũng dần dần có sự thay đổi, trâu bò của tập thể đã chia cho các gia đình xã viên theo chỉ tiêu đổi thóc lấy thịt hoặc đổi ruộng lấy thịt. Những tiến bộ về kỹ thuật được áp dụng trong chăn nuôi đưa lại kết quả tốt, đặc biệt là đàn lợn lai đã chiếm gần 70% do đó đã nâng trọng lượng lợn xuất chuồng từ 50kg năm 1979 lên 60kg năm 1982. Song nhìn chung giai đoạn 1981-1985 đàn gia súc, gia cầm, chỉ trừ bò có tỷ lệ tăng đắng kể, còn nói chung đều giảm sút. Đàn trâu năm 1981 có 6.579 con, năm 1985 giảm xuống còn 5.306 con. Đàn lợn năm 1981 có 39.178 con năm 1985 giảm xuống còn 33.488 con. Bình quân mỗi héc ta gieo trồng năm 1981 có 2 con lợn, năm 1985 còn 1,88 con. Sau 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 1981 - 1985 nông nghiệp huyện Việt Yên đã từng bước thay đổi cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi. ở mức độ nhất định huyện đã tập trung chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật và cải tiến tổ chức quản lý, cải tạo đất, tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, xây dựng hệ thống thủy nông, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, đầu tư có trọng điểm cho từng loại cây trồng, vật nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Tuy nhiên, đối chiếu với mục tiêu mà nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII, XIV đề ra với thế mạnh của một huyện trung du thì sản xuất nông nghiệp trong 5 năm 1981 - 1985 của Việt Yên chưa phát triển toàn diện, chưa khai thác và sử dụng tốt khả năng lao động, đất đai của huyện, sản xuất phát triển còn chậm, một số mục tiêu so với kế hoạch không đạt. Việc thực hiện chỉ thị 100 của Trung ương, nhiều nơi cấp uỷ Đảng, chính quyền buông lỏng, khoán trắng có nơi làm không đúng tinh thần chỉ thị. từ chỗ khoán trắng hợp tác xã không nắm và không điều hành được công việc theo kế hoạch. Cơ sở vật chất của tập thể nhiều nơi bị phá hoại, tài sản phân tán, vốn quỹ của hợp tác xã giảm dần, có nơi không còn. Một số hợp tác xã không thu được sản phẩm, không điều hoà được sản phẩm không hoàn thành được nghĩa vụ với nhà nước. Việc quản lý đất canh tác bị buông lỏng dẫn đến tình trạng đất canh tác giảm dần. “Tổng kết 8 năm (1974 - 1982) diện tích đất canh tác của toàn huyện mất 1112 héc ta”. [55, tr.7] Vật tư cung cấp cho nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu… không đủ và không kịp thời, thêm vào đó điều kiện thiện nhiên không thuận lợi đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Những yếu tố trên đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất nông nghiệp của Việt Yên trong những năm 1981-1985 sa sút nghiêm trọng. * Lâm nghiệp: Với đặc điểm là một huyện trung du nên Việt Yên có diện tích đất rừng không lớn, song công tác trồng cây gây rừng cũng được củng cố và phát triển, các xã đã xây dựng được 62 tổ trồng cây gây rừng. “Từ năm 1975 - 1980 toàn huyện trồng được 25 ha rừng năm 1981 - 1985 toàn huyện trồng được 40 ha rừng ngành kiểm lâm nhân dân tổ chức xây dựng được 52 tổ gồm 332 người chuyên bảo vệ rừng cây”. [ 2, tr.89 ] “Công tác bảo vệ rừng được củng cố và đi vào hoạt động có nề nếp. Năm 1983 ngành kiểm lâm đã phát hiện và thu giữ được 102m3 gỗ buôn bán trái phép và 70,3m3 gỗ khai thác không đúng quy định, thu hồi hiện vật trị giá hàng chục ngàn đồng cho nhà nước”. [ 81,tr.3] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 * Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Năm 1976, Huyện uỷ ra nghị quyết về phương hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là phát triển nghề truyền thống của địa phương nhất là việc sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện. Tính đến cuối năm 1980 sản xuất gạch đạt 1,5 triệu viên, ngói nung 1triệu viên, cát xây dựng 4000m3… tại các xí nghiệp nông cụ và các hộ cá thể tập trung sản xuất công cụ cầm tay có chất lượng và phù hợp với thị hiếu có số lượng đạt 40.000 sản phẩm các loại nghề may tre đan, mộc, gốm … đều được tổ chức thành hợp tác xã và tăng cường công tác quản lý. Đến năm 1980 tổng giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp đạt 2,9 triệu đồng, tăng 7% so với năm 1977. Đến năm 1983 huyện Việt Yên đã xây dựng được một số cơ sở tiểu thủ công nghiệp như HTX cơ khí liên minh đặt trại trung tâm huyện, HTX sản xuất vật liệu xây dựng Cầu Sim, HTX sản xuất gốm Thống Nhất ở Thổ Hà, HTX sản xuất thủy tinh ở Tự Lạn, xí nghiệp nghiền thức ăn gia súc ở Hồng Thái, hợp tác xã ươm tơ ở Minh Đức… ngành công nghiệp trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp như cơ khí, chế biến nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Công nghiệp phục vụ xuất khẩu chưa hình thành, vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều tăng nhưng hiệu quả của đồng vốn đầu tư còn thấp, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn phát triển kém nên chưa tận dụng được lao động nhàn rỗi, trong nông nghiệp. Một số ngành nghề truyền thống chưa được phát huy (làng gốm, mây tre đan, ươm tơ…) việc tổ chức mở rộng ngành nghề còn chậm, việc cung ứng nguyên, nhiên liệu còn bị động, khó khăn, các chế độ ràng buộc với người lao động như lương thực, thực phẩm, vải… chưa được giải quyết thoả đáng. Những yếu tố này đã làm hạn chế đến sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Việt Yên giai đoạn 1975 - 1985. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Như vậy chúng ta thấy rằng tình hình kinh tế của huyện Việt Yên trước năm 1986 với những khó khăn chung của cả nước trong giai đoạn đầu cả nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trong giai đoạn trước năm 1986 sản xuất ở Việt Yên vẫn mang tính tự cấp, tự túc, kinh tế đơn thuần chỉ là nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cơ bản nhưng năng suất thấp, sản xuất lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong nền kinh tế của huyện. đó là những khó khăn, thách thức cho việc phát triển một nền kinh tế toàn diện theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của huyện Việt Yên. Sở dĩ có những khó khăn về kinh tế của huyện Việt Yên nói riêng và cả nước nói chung là do chỉ thị số 100 thời gian đầu tạo nên sức bật mới, đã khuyến khích được nông dân xã viên tích cực sản xuất, song việc đảm nhận 5 khâu của tập thể chưa tốt, không ít hợp tác xã chuyển sang khoán trắng cho người lao động, các loại đóng góp đều ảnh hưởng đến tinh thần hào hứng hăng say nhận khoán của nông dân xã viên. Trong bối cảnh như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Việt Yên cùng toàn Đảng, toàn dân cả nước bước vào một đợt sinh hoạt chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với tinh thần đổi mới, nhìn thẳng vào sự thật tìm ra giải pháp mới đúng đắn, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục vươn lên xây dựng thành công CNXH. 1.3.2 . Xã hội * Về giáo dục Nhận thức được sự cần thiết để phát triển nguồn lực con người, ngành giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên đã thực hiện phong trào thi đua hai tốt (dạy tốt và học tốt) chất lượng giảng dạy và học tập từng bước được nâng lên. Năm học 1976 - 1977 ở cấp 1 số học sinh lên lớp đạt 96%, tốt nghiệp đạt 83,6%. Trường cấp 2 số học sinh lên lớp đạt 100%, tốt nghiệp đạt 99,3%, số học sinh tốt nghiệp cấp 3 đạt 83%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Năm học 1977 - 1978 cấp 1 có 487 lớp học với 19.383 học sinh, cấp 2 có 213 lớp gồm 10.135 học sinh, cấp 3 có 43 lớp 1.680 học sinh. Phong trào bổ túc văn hoá có xu hướng giảm dần, năm học 1976 có 15/18 xã có 16 lớp học với 1.055 học sinh đến năm 1980 chỉ còn 9 xã tổ chức học với số học sinh gần 800 người. Chất lượng phổ cập vỡ lòng năm 1976 đạt gần 100% số cháu theo học được bổ sung vào lớp 1. Năm 1978 số lớp mẫu giáo có 171 với 5.113 cháu. Từ năm 1978 - 1980 số cháu mẫu giáo hàng năm bổ sung vào lớp 1 lên tới trên 2.000 cháu. Số thầy và cô giáo dạy tốt đạt tiêu chuẩn tiên tiến hàng năm từ 46 đến 55%. Cùng với phong trào thi đua hai tốt ngành giáo dục còn tích cực vận động nhân dân chăm lo sự nghiệp giáo dục như nhắc nhở con em tự lực ở nhà, tham gia xây dựng trường lớp… cơ sở vật chất của ngành giáo dục từng bước được tăng cường. Trường phổ thông trung học số 2 được xây dựng kiên cố, nhiều trường phổ thông cơ sở được xây mới. Bảng 1.4: Phát triển giáo dục 1977 - 1980 Năm học 1977 - 1978 Năm học 1978 - 1979 Năm học 1979 - 1980 Cấp I+II Cấp III Cấp I+II Cấp III Cấp I+II Cấp III Số trường học 19 1 24 2 21 2 Số lớp học 482 26 487 30 501 32 Số giáo viên 1406 72 970 76 1009 83 Số học sinh tốt nghiệp 2122 187 2617 348 2681 282 [41, tr.3] Bước sang giai đoạn 1981 - 1985 thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 13 và 14 sự nghiệp giáo dục vẫn có sự phát triển tuy nhiên không đều và không ổn định do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. So với năm học 1979 - 1980 số học sinh giảm nhiều, số trường lớp và giáo viên tăng không đáng kể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Bảng 1.5: Phát triển giáo dục 1980 - 1985 Năm học 1979 - 1980 Năm học 1980 - 1985 Cấp I+II Cấp III Cấp I+II Cấp III Trường 19 2 20 2 Lớp 745 32 740 36 Giáo viên 926 83 985 171 Học sinh 28.392 1.666 25.148 1.878 [ 42 ,tr.6 ] Cơ sở vật chất ngành giáo dục được tăng cường đáng kể. 100% trường phổ thông cơ sở được ngói hoá, bàn ghế học sinh đồ dùng giảng dạy đã đáp ứng một phần yêu cầu cơ bản phục vụ học sinh. Đặc biệt công tác nuôi dạy trẻ và bậc mẫu giáo từ một huyện yếm kém đã trở thành huyện khá của tỉnh. * Về y tế Công tác y tế vệ sinh phòng bệnh và tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân được duy trì thường xuyên từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã. Năm 1976 các trạm xá đã tổ chức khám bệnh và điều trị tại gia đình cho trên 19000 lượt người. Bệnh viện huyện khám bệnh cho hàng chục ngàn người và điều trị được 7317 bệnh nhân. Hội đông y và cửa hàng dược đã có nhiều cố gắng trong việc vận động nhân dân trồng cây thuốc nam, thu mua dược liệu và bào chế thuốc phục vụ nhân dân. Phong trào thực hiện ba công trình vệ sinh như hố xí hai ngăn, nhà tắm, giếng nước được đẩy mạnh. Các xã thực hiện tốt phong trào này được huyện biểu dương là Hoàng Ninh, Quang Châu. Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân từ năm 1978-1980 đều đạt và vượt kế hoạch. Năm 1978 y tế huyện phối hợp với bệnh viện tổ chức tiêm phòng cho 326 ngàn lượt người. Công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm đúng mức “Tỷ lệ sinh đẻ giảm dần, năm 1977 tỷ lệ sinh là 3,7%, năm 1980 giảm xuống 2,1%”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Sang những năm 1980 - 1985 công tác vệ sinh phòng bệnh có nhiều tiến bộ, 80% hộ nông dân có đủ ba công trình nhà tắm, giếng nước, hố xí hai ngăn đạt tiêu chẩn vệ sinh. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng lên. Bình quân 1vạn dân có 3 bác sỹ và 24 giường bệnh. Bệnh viện huyện có 120 giường bệnh, một phòng khám đa khoa, toàn huyện có 19 trạm xá xã với 174 giường bệnh. Một số trạm xá xã đã được xây dựng mới như trạm xá xã Quang Châu, Tự Lạn. Việc trồng và sử dụng thuốc nam có nhiều tiến bộ, chiếm 25% số thuốc điều trị hàng năm. “Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch được nhân dân thực hiện tốt, tỷ lệ sinh giảm xuống từ 2,1% năm 1980 xuống còn 1,7% năm 1985”. [92,tr.6] Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, y tế, hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao không ngừng phát triển đã đáp ứng phần nào nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh ở các thôn xóm có sự tiến bộ. Công tác văn nghệ quần chúng được đẩy mạnh. Năm 1985 đã có 58 tổ, đội văn nghệ ở khu vực cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã, bình quân mỗi năm biểu diễn cho hơn bốn vạn lượt người xem. Công tác thông tin tuyên truyền bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu động viên, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của huyện. Tại trung tâm huyện lỵ đã xây dựng nhà văn hoá, thư viện, hiệu sách… đã tạo không khí sôi nổi, lành mạnh cuộc sống của những người lao động. * Về công tác an ninh quốc phòng Năm 1979 để tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, Đảng bộ huyện Việt Yên đã triển khai đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong nhân dân. Hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ Tổ quốc của Ban chấp hành Trung ương Đảng và thực hiện lệnh tổng động viên của Quốc hội, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã phát động đợt thi đua lao động sản xuất và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc với khẩu hiệu giỏi việc nước, đảm việc nhà, thực hiện nam nữ bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 đẳng, nhằm động viên chị em vươn lên làm tròn trách nhiệm đối với Tổ quốc, với gia đình và đối với bản thân. Tháng 2/1979 chỉ trong vòng một thời gian ngắn, huyện đã huy động được 2.200 dân quân tự vệ đi xây dựng phòng tuyến biên giới đạt 100% chỉ tiêu tỉnh giao. Phong trào vót chông gửi lên biên giới đã thu hút cả các cụ già và trẻ em tham gia. Nhân dân Việt Yên đã đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phẩm gửi lên biên giới ủng hộ bộ đội. Nhiều con em của Việt Yên đã chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc được đơn vị khen thưởng và gửi giấy báo công về địa phương. Huyện đội tổ chức được 2 tiểu đoàn trên 800 người, sẵn sàng bổ sung cho quân đội khi có lệnh của tỉnh. Đối với công tác hậu phương quân đội, uỷ ban nhân dân huyện đã cấp học bổng cho gần 100 em là con thương binh, ở các lớp học và tổ chức trợ cấp cho 1.290 hộ với số tiền là 24.160 đồng năm 1979. Đến năm 1985 toàn huyện đã đỡ đầu 420 cháu và 30 bố mẹ liệt sỹ, 100% số cháu là con em liệt sỹ trong độ tuổi học sinh đều được các đoàn thể giúp đỡ, đảm bảo cho các cháu được đến trường. Những việc làm tình nghĩa của Đảng bộ và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân Việt Yên thực sự là nguồn động viên lớn đối với lực lượng vũ trang, đối với anh em bộ đội còn đang tại ngũ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện, nhân dân huyện Việt Yên đã đạt được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tuy được nâng lên song nhìn chung thu nhập của người dân còn thấp, sự nghiệp giáo dục, y tế phát triển chậm nhiều hủ tục cũ có chiều hướng phát triển. Tiểu kết: Đảng bộ và chính quyền huyện Việt Yên đã tranh thủ, sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, sự hướng dẫn chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Sở, Ban ngành trong việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 tự an toàn xã hội đó là những tiền đề quan trọng để Việt Yên tiếp tục đi lên trong những năm tiếp theo. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được huyện Việt Yên còn có nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo nên sự tăng trưởng kinh tế cho huyện. Song vấn đề khai thác tài nguyên chưa được chú ý phát triển. Bởi vậy, cơ cấu kinh tế của Việt Yên trước năm 1986 chủ yếu là nông nghiệp. Tiềm năng đất đai của huyện còn rất lớn, điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp toàn diện với các loại cây trồng, vật nuôi, năng suất, chất lượng cao. Song từ năm 1986 trở về trước nền kinh tế nông nghiệp của huyện Việt Yên vẫn mang tính chất độc canh, trồng cây lương thực là chính, năng suất, chất lượng thấp, cơ cấu cây trồng ít có sự thay đổi. Tình hình xã hội chuyển biến chậm, huyện Việt Yên vẫn là một địa phương nghèo, thu ngân sách không đủ chi, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình dộ dân trí chưa cao, lực lượng sản xuất kém phát triển, lao động đơn giản, phân công lao động trong xã hội chưa có chuyển biến đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Từ những đặc điểm kinh tế - xã hội với những thuận lợi và khó khăn đó đã có tác động trực tiếp đến kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đó là những thách thức đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền địa phương cần phải khắc phục. Bởi vậy trong giai đoạn tiếp theo việc lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn từng bước đưa kinh tế - xã hội phát triển đi lên cần giải quyết tốt một số vấn đề: Sự lãnh đạo của các cấp các ngành cần tập trung một cách đồng bộ, cần chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ quản lý, có biện pháp tích cực để củng cố phát triển kinh tế - xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực, gắn với đổi mới cây trồng mùa vụ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kiên trì thực hiện chủ trương đổi mới cơ cấu cây trồng, đưa giống lúa có năng suất cao vào sản xuất theo vùng trên diện rộng và lựa chọn các loại giống thích hợp cho từng vụ, nên mở rộng diện tích ngô, giảm diện tích khoai và lạc. Cần chú trọng nâng sản lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Phải phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ngang hàng với trồng trọt, chăn nuôi trâu bò phục vụ sức cày kéo kết hợp với chăn nuôi gia súc sinh sản để lấy thịt. Tập trung kiên cố hoá kênh mương, làm thuỷ lợi, xây dựng các đề án tưới tiêu, công bố cho nhân dân được biết về kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ việc quản lý giống lúa, thuốc trừ sâu, chỉ huy sản xuất và kế hoạch sản xuất tập trung. Nhà nước phải nắm và chỉ đạo chặt chẽ những khâu then chốt , động viên nhân dân đầu tư công cụ và đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh. Phát triển hơn nữa các ngành nghề thủ công truyền thống nhằm giải quyết việc làm cho lao động lúc nhãn rỗi và tăng thu nhập cho người dân. Mặc dù còn nhiều hạn chế song những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân Việt Yên đạt được trong thời kỳ trước đổi mới đã tạo nên những cơ sở cần thiết và quan trọng cho phép Việt Yên tiếp tục bước vào thời kỳ đổi mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Chương 2 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN VIỆT YÊN TỪ 1986 - 2005 2.1. Việt Yên trong thời kỳ đổi mới đất nước 2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới Từ giữa những năm 1980 của thế kỷ XX, thế giới có những thay đổi và biến động lớn. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã gây nên những tác động lớn, làm thay đổi mối quan hệ giữa các nước, các nước tư bản như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật… kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất hợp lý và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nên đã vượt qua khủng hoảng và phát triển đi lên. Trong khi đó cuộc khủng hoảng toàn diện vẫn tiếp tục diễn ra ở Liên Xô và các nước XHCN. Sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng dẫn đến sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 gây tác động tiêu cực đến tình hình nước ta. Trong hơn một thập kỷ từ những năm 1975 đến năm 1986 trải qua hai nhiệm kỳ Đại hội IV và V của Đảng, thực hiện chủ trương đường lối xây dựng CNXH, nhân dân ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng, đặt cơ sở bước đầu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều đó được thể hiện trong toàn Đảng toàn dân vừa làm, vừa tìm tòi thử nghiệm hướng đi mới. Song cách mạng Việt Nam gặp không ít những khó khăn thách thức, sản xuất nông nghiệp đạt năng suất thấp, nạn khan hiếm lương thực diễn ra triền miên. Sản xuất công nghiệp được nhà nước bao cấp nên luôn ở trong tình trạng “lãi giả, lỗ thật”. Cùng với hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh đã làm cho đời sống kinh tế của các tầng lớp nhân dân giảm sút nghiêm trọng. Sau thất bại của đợt điều chỉnh giá - lương tiền, đại đa số nhân dân không thể duy trì cách làm, cách nghĩ như trước nữa. Đồng thời những cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng thấy rõ không thể tiếp tục duy trì những chủ trương, chính sách không còn phù hợp với thực tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Đứng trước tình hình đó, đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đi vào ổn định và phát triển. Đồng thời đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử quan trọng, mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. 2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ Việt Yên Các hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng theo mô hình hợp tác hoá tập thể hoá đã không tạo ra được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Hạn chế cơ bản này bộc lộ ngay từ thời kỳ xây dựng thí điểm nhưng quá trình hợp tác hoá nông nghiệp vẫn được đẩy mạnh, thậm chí được phát động, được tổ chức thực hiện như một phong trào cách mạng của quần chúng trong chiến tranh cách mạng, việc tán thành và gia nhập hợp tác xã nông nghiệp không chỉ là biểu hiện của thái độ đồng tình với mô hình kinh tế mà được coi như ý thức chính trị của mỗi cá nhân đối với đường lối xây dựng CNXH của Đảng. Trong suốt thời kỳ tồn tại của mô hình hợp tác hoá - tập thể hoá, vấn đề cải tiến quản lý luôn luôn được đặt ra nhưng đều theo hướng mở rộng quy mô hợp tác xã nông nghiệp từ thôn, liên thôn đến xã, liên xã, thậm chí là có thử nghiệm ở quy mô huyện. Kết quả của công tác quản lý càng làm cho đặc trưng tập thể hoá của mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp đậm nét hơn và như vậy càng cải tiến, mô hình tổ chức sản xuất càng không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Xuất phát từ tình hình thực tế và những đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước, trên cơ sở vận động sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam và những kinh nghiệm trong giai đoạn đầu cả nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra chủ trương đổi mới nhằm mục đích ổn định, phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoẳng kinh tế - xã hội và thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Theo quan điểm của Đảng ta, đổi mới đất nước trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, với những hình thức bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới toàn diện đồng bộ từ kinh tế, đến tư tưởng văn hoá xã hội. Đổi mới kinh tế không thể đi đôi với đổi mới chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đổi mới về chính trị phải tích cực nhưng vững chắc, mang lại kết quả thực tế, không gây mất ổn định chính trị, không làm phương hại đến toàn bộ công việc đổi mới. Phát triển kinh tế - xã hội theo quan điểm đổi mới ở Việt Nam là quá trình giải phóng sức lao động, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực, tự cường, cầm kiệm và xây dựng bảo vệ tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích, nhất là đảm bảo lợi ích chính đáng của người sản xuất, trước hết là đối với người trồng lúa, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân lao động, góp phần tích luỹ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc mở rộng dân chủ, đề cao pháp chế, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở quán triệt chủ trương đường lối đối mởi của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) và Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ VII (1986), Ban chấp hành Đảng bộ huyện Việt Yên khoá XIV đã tổng kết và đánh giá đúng thực tế tình hình kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đó xác định hướng đi, những mục tiêu cụ thể, kế hoạch và những giải pháp để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng. Chủ trương phát triển kinh tế xã hội được thể hiện rõ trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá XIV: Đổi mới quản lý kinh tế xã hội, củng cố quan hệ sản xuất theo nguyên tắc tập trung dân chủ để thúc đẩy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 và phục vụ việc chuyển hướng bố trí cơ cấu sản xuất, đầu tư và xây dựng đồng thời tạo ra động lực phát huy vai trò làm chủ và nhiệt tình của người lao động, sử dụng tốt nhất mọi năng lực sản xuất, khai thác các tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Mục đích cuối cùng là sản xuất phát triển, phân phối tốt, đời sống khá hơn và ngày càng tăng thêm tích luỹ. [28, tr.8] Bên cạnh đó Huyện uỷ còn xác định kinh tế gia đình đóng vai trò quan trọng, lâu dài trong cơ cấu sản xuất nên cần được sự giúp đỡ, hướng dẫn phát triển đúng hướng sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của từng xã. Việc khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp là một hình thức quản lý thích hợp vì khi khoán theo nhóm và người lao động họ sẽ tham gia vào sản xuất một cách tích cực hơn chứ không còn ỷ lại như thời kỳ hợp tác hoá, vì thế năng suất và sản lượng tăng hơn so với lối làm ăn cũ. Nhận thức sớm điều này, Đảng bộ huyện Việt Yên đã đi sâu tổng kết để phổ biến kinh nghiệm những điển hình làm tốt, phát huy vai trò điều hành, chỉ đạo của tập thể, phân bố lao động làm ngành nghề, sửa chữa ngay tình trạng “khoán trắng” bằng các biện pháp quản lý có hiệu quả của hợp tác xã và của nhà nước, nhất là việc bảo đảm điều kiện sản xuất, cung ứng vật tư - kỹ thuật và dịch vụ, đặc biệt coi trọng việc xây dựng định mức khoán hợp lý giữa trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề và các dịch vụ khác để thúc đẩy mạnh mẽ sự phân công hợp tác lao động trong từng cơ sở và trên từng địa bàn khu vực .[28, tr.12] Đảng bộ huyện Việt Yên coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh thâm canh và phát triển nông nghiệp toàn diện. Xuất phát từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế huyện và thế mạnh của huyện, đòi hỏi Đảng bộ phải có sự chuyển hướng thực sự trong bố trí sản xuất, từ đó đổi mới cơ cấu đầu tư và lao động nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Sự vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng không chỉ thể hiện ở các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện mà còn thể hiện ở các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện cùng các chương trình, đề án phát triển kinh tế của huyện qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 2.2. Chuyển biến kinh tế huyện Việt Yên từ 1986 đến 2005 2.2.1. Chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đề ra, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế có sự tăng trưởng và phát triển mạnh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực được cải thiện đáng kể. Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Việt Yên (cơ cấu %) 18.48% Nông - lâm - ngư nghiệp Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ Thương mại - dịch vụ 24.26% 56.33% 16.30% 65.22% 19.41% Năm 1990 [58, tr.9] Năm 1995 [59, tr.11] Nông - lâm - ngư nghiệp Thương mại, dịch vụ Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ 29.75% Công nghiệp - tiểu thủ Nông-lâm nghiệp công nghiệp - xây dựng 20.15% Thương mại - dịch vụ 24.05% 46.86% 23.39% Năm 2000 [61, tr.13] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng 55.80% Năm 2005 [63, tr.14] http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 16,30% năm 1990 lên 55,80% năm 2005, đạt giá trị sản xuất cao nhất trong các nhóm ngành. Nhóm ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm nhanh từ 65,22% năm 1990 xuống 24,05% năm 2005. Trong những năm gần đây, mức sống người dân trên địa bàn huyện đã được nâng cao. “Bình quân thu nhập của mỗi một người dân năm 2000 là 3,48 triệu đồng/1 người/1 năm, đã tăng lên 13,18 triệu đồng/1 người/1 năm vào năm 2005, cao hơn mức trung bình tỉnh (giá trị sản xuất bình quân/người của tỉnh Bắc Giang năm 2005 đạt 5,09 triệu đồng/người”. [88, tr.15] 2.2.2. Trong nông nghiệp - lâm nghiệp * Về nông nghiệp - Trồng trọt Thực tế của nền kinh tế nước ta cho thấy, nông nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong kháng chiến chống xâm lược trước đây cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù còn những vấp váp sai lầm trong tổ chức chỉ đạo kinh tế nói chung và đối với nông nghiệp nói riêng, song Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương, chính sách mới đối với nông nghiệp nông thôn, nông dân. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương và căn cứ vào thực tế địa phương, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ VII (15/10/1986) đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 1986-1990 là thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nêu cao tình thần tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng lao động, đất đai, ngành nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo sự phát triển nông nghiệp toàn diện, khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề kinh tế khác để phục vụ đắc lực nông nghiệp, sớm hình thành cơ cấu công - nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trước hết giải quyết vững chắc vấn đề lương thực thực phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 Thực hiện và triển khai có hiệu quả những chủ trương mang tính chất đổi mới của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI (tháng 12/1986) và phương hướng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của Tỉnh uỷ Hà Bắc được trình bày thông qua Nghị quyết Đại hội VII (tháng 10/1986). Đảng bộ huyện Việt Yên đã xác định rõ phương hướng của huyện trong thời kỳ này là “Tập trung mọi khả năng vào nhiệm vụ hàng đầu là phát triển nông nghiệp toàn diện, vừa ra sức thâm canh lúa vừa mở rộng sản xuất màu để có đủ lương thực đảm bảo nhu cầu ăn của nhân dân và một phần dự trữ”. [ 28, tr.5 ] Sau hai năm thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng do Đại hội VI đề ra về cơ bản ngành trồng trọt vẫn mang tính độc canh cây lúa. Trước tính hình như vậy ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp để đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp, đề ra nghị quyết 10 về đổi mới kinh tế nông nghiệp. Cơ chế khoán 10 ra đời. Đây là bước đột phá thứ hai. Sau khoán 10, tạo ra sự đổi mới căn bản và đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở đánh giá toàn bộ tình hình tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm cho nông nghiệp trì trệ, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã xác định rõ, có hệ thống những việc đang cần đổi mới trong quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết cho rằng đổi mới kinh tế nông nghiệp phải đạt yêu cầu thực sự giải phóng sức sản xuất gắn với việc sắp xếp tổ chức lại sản xuất với cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, các vùng, các ngành. Từng bước đưa nông nghiệp sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa nhằm giải quyết nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm, tăng thêm nguyên liệu cho công nghiệp, phục vụ tốt ba chương trình kinh tế lớn, lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái, không ngừng mở rộng thị trường nông thôn cho công nghiệp phát triển, gắn nông nghiệp với công nghiệp và giao thông vận tải thành cơ cấu kinh tế thống nhất. Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích, nhất là đảm bảo lợi ích chính đáng của người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 sản xuất, trước hết là đối với người trồng lúa, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân lao động, góp phần tích luỹ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mở rộng dân chủ, đề cao pháp chế, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. [ 14, tr.7 ]. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tiến một bước dài trong việc định lại vị trí kinh tế hộ gia đình và vai trò, quyền lợi của người lao động trong quan hệ liên kết kinh tế ở nông thôn. Kinh tế hộ gia đình từng bước được phục hồi chức năng một đơn vị kinh tế trọng yếu ở nông thôn, người nông dân dần dần được phát huy vai trò chủ thể và chủ động trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và sự chỉ đạo triển khai của Tỉnh uỷ Hà Bắc, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV và ra nghị quyết chỉ đạo nhân dân huyện Việt Yên thực hiện cơ chế khoán mới, tức là khoán có hạch toán theo đơn giá, thanh toán gọn gọi tắt là khoán gọn đã có tác dụng kích thích nông dân tích cực sản xuất, hăng hái nhận ruộng khoán, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung đầu tư thâm canh, xen canh vụ, tăng vụ… thu nhập của người dân lao động trực tiếp tăng rõ rệt, khắc phục được tình trạng tồn đọng sản phẩm, nợ nần trong hợp tác xã, nghĩa vụ của nông dân đối với Nhà nước tốt hơn. Tình trạng bao cấp trong hợp tác xã được khắc phục một bước, việc thực hiện chính sách xã hội ở nông thôn tốt hơn, bộ máy quản lý được kiện toàn nhẹ hơn trước. Song việc thực hiện cơ chế khoán mới còn chậm, thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện trong hai năm từ 1988-1990, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, tổng diện tích lúa hàng năm đều tăng và vượt mức kế hoạch đề ra. Tổng sản lượng lương thực bình quân trong hai năm đạt 34.420 tấn, bình quân lương thực đầu người là 420kg. Cùng với việc trồng cây lương thực, sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương, ớt… cũng phát triển khá. Sau năm năm thực hiện công cuộc đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Yên đã đạt được những kết quả quan trọng, từng bước bình ổn lương thực, đảm bảo an ninh lương thực địa phương và đóng góp một phần cho Trung ương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 Bước sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong bối cảnh lịch sử mới bên cạnh những thuận lợi cơ bản do công cuộc đổi mới đem lại, chúng ta cũng gặp phải những khó khăn, thách thức. Tình hình trong nước và quốc tế có những biến động lớn. Trên thế giới, cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng: Xã hội chủ nghĩa và các lực lượng thù địch vẫn diễn ra gay gắt mang một màu sắc mới “diễn biến hoà bình” các nước xã hội chủ nghĩa đang ra sức tìm cách sửa chữa, khắc phục các khuyết điểm của mình, nhưng kết quả ngày càng lâm vào khủng hoẳng, tuy nhiên vẫn có một số nước xã hội chủ nghĩa đã sửa chữa thành công, tiêu biểu là Trung Quốc. Trong nước đã có một số thành tựu trong hơn 4 năm đổi mới, tuy nhiên đất nước vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng. Vì thế tháng 6/1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã họp, trong đó tổng kết 4 năm đổi mới, đồng thời đề ra đường lối mới cho thời kỳ sau. Bên cạnh đó, Đại hội đã đúc rút các kinh nghiệm trong nước, ngoài nước trên tinh thần kế thừa và đổi mới để đưa ra đường lối đúng. Đại hội VII đã đưa ra mục tiêu tổng quát về chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 là “vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi khủng hoảng hiện nay”. [ 13, tr.60 ] Sau Đại hội VII, tình hình quốc tế tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu lần lượt sụp đổ, độc lập chủ quyền của một số quốc gia đang đứng trước những thách thức bởi chính sách cường quyền và áp đặt. Các thế lực thù địch ra sức hoạt động chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta phải trải qua những thách thức vô cùng gay go, phức tạp. Bên cạnh đó trong những năm này thời tiết ở Việt Yên biến đổi phức tạp, hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Trong năm 1991, huyện tập trung chỉ đạo các xã vận động bà con nông dân thực hiện cấp 1 hoá giống lúa có năng suất cao đưa vào sản xuất, đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 thời thực hiện những biện pháp thâm canh, tăng vụ, chú trọng phát triển gia súc gia cầm, tăng diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày nâng cao năng suất, tận dụng quỹ đất và cải tạo đất. Đồng thời huyện còn tiến hành các biện pháp khuyến nông như làm thuỷ lợi, cung ứng vật tư, giống, vốn, bảo vệ thực vật nhằm huy động một cách có hiệu quả năng lực trình độ sản xuất thâm canh của nông dân. Cố gắng hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết gây ra để mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, phấn đấu hoàn thành mọi chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp. Thành công lớn nhất trong những năm 1991-1994 là việc chuyển dịch hệ thống cây trồng cũng như cơ cấu ngành trồng trọt, phá dần thế độc canh cây lúa bằng cách tăng vụ và đổi mới cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích gieo trồng nhằm sử dụng ruộng đất có hiệu quả và phát triển kinh tế đa dạng. Tỷ trọng diện tích cây lương thực đang có xu hướng giảm dần, tăng tỷ trọng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và cây ăn quả. Diện tích cây lương thực năm 1991 chiếm 88% tổng diện tích trồng trọt, năm 1994 giảm xuống còn 83,3%. Diện tích cây công nghiệp ngày càng tăng từ 8,4% năm 1991 lên 9,9% năm 1994. Cây thực phẩm tăng từ 3,6% năm 1991 lên 4,7% năm 1994, cây ăn quả tăng từ 0,46% lên 1,56%. Do tỷ trọng diện tích thay đổi, nên tỷ trọng giá trị sản lượng ngành trồng trọt cũng có sự thay đổi. Tổng giá trị sản lượng cây lương thực năm 1991 chiếm 73,4%, năm 1994 giảm xuống 71,3%. Tương ứng như vậy cây công nghiệp ngắn ngày từ 17,6% tăng lên 18,2%, cây thực phẩm từ 7,5% tăng lên 8,7%, cây ăn quả từ 1,5% lên 1,8%. [83, tr.9] Trong cơ cấu cây lương thực ở Việt Yên, cây lúa vẫn giữ một vị trí rất quan trọng. Để không ngừng nâng cao năng suất lúa, trong nhiều năm qua, cơ cấu giống lúa đã từng bước đổi mới theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, phù hợp đặc điểm từng loại đất, từng vùng sinh thái, giống lúa thơm, lúa xuất khẩu đang có xu hướng tăng lên. Đặc biệt việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thay thế các loại giống lúa đã bị thoái hoá, năng suất thấp thay thế bởi các giống lúa lai của Trung Quốc là X21, C70, C71, DT10 có năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 suất cao và thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Mặt khác công tác bảo vệ thực vật, dự báo phòng trừ sâu bệnh thực hiện tốt nên diện tích và năng suất lúa hàng năm đều tăng. Bảng 2.1. Diện tích và năng suất lúa giai đoạn 1991-1995 1991 1992 1993 1994 1995 Tổng diện tích gieo trồng 17.480 ha 18.112 ha 18.324 ha 18.527 ha 18.793 ha Năng suất lúa bình quân 25 tạ/ha 27,2 tạ/ha 28,7 tạ/ha 29 tạ/ha 33 tạ/ha [83, tr.10] Trong thời gian 1991-1995 diện tích cây lương thực tăng do tăng vụ, bình quân diện tích vụ hè thu tăng 9,3%/năm, vụ đông tăng 19,8%/năm. Đối với Việt Yên mức bình quân diện tích canh tác thấp, trung bình 600m2/người thì việc tăng vụ có ý nghĩa rất quan trọng. Điển hình về tăng vụ là xã Quảng Minh với mức bình quân đất canh tác chỉ đạt 300m2/người nên đã đưa 60% diện tích canh tác lên làm 4 vụ/1 năm, 10% diện tích làm 3 vụ/1 năm, 20% diện tích đất 2 vụ/1 năm và 10% diện tích 1 vụ/1 năm. Giá trị bình quân thu được trên 40 triệu đồng/1 ha canh tác. Năm 1996 là năm đầu tiên Đảng bộ và nhân dân huyện Việt Yên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1996-2000. Trong sản xuất nông nghiệp huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương khắc phục khó khăn do thời tiết bất lợi gây ra, đồng thời đáp ứng những nhu cầu của nông dân về sản xuất nông nghiệp như các hoạt động cung cấp vật tư cho sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyện có chi nhánh vật tư nông nghiệp thuộc Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp tỉnh Bắc Giang nên việc cung cấp phân bón, vật tư cho người nông dân chủ động, dễ dàng hơn. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các công ty cổ phần chế biến nông, lâm sản như Công ty thương mại Việt An, Công ty cổ phần Xuân Thu giúp cho việc tiêu thụ nông sản với khối lượng lớn một cách dễ dàng. Huyện còn có hệ thống cửa hàng bán lẻ các loại giống, phân bón và những vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 Cùng với việc cung ứng vật tư nông nghiệp thì hoạt động khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt từ khi phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Giai đoạn này trạm khuyến nông của huyện có 4 người trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện. Ngoài ra trạm còn có 19 kỹ sư là cán bộ khuyến nông chuyên trách 19 xã, thị trấn trong huyện. Hàng năm trạm khuyến nông xây dựng các mô hình cây, con, với công thức luân canh mang lại hiệu quả cao để nhân rộng ra sản xuất đại trà, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Vì vậy những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được đưa vào ứng dụng rộng rãi và đạt kết quả cao, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Ngoài ra trong giai đoạn 1996-2000 huyện đã tổ chức cho nhân dân tham gia tu bổ, nạo vét kênh mương đáp ứng nhu cầu tưới tiêu một cách chủ động cho sản xuất nông nghiệp. Bảng 2.2. Tổng hợp công trình tưới, tiêu STT Tên trạm bơm Kênh tưới chính (km) 2,980 Kênh tiêu Kênh tưới nội (km) đồng (km) 4,550 9,500 1 Trạm bơm Trúc Tay 2 Trạm bơm Quang Biểu 5,250 3,800 8,000 3 Trạm bơm Nội Ninh 2,400 4,000 9,200 4 Trạm bơm Trúc Núi 7,800 1,000 13,500 5 Trạm bơm Việt Hoà 4,800 4,000 9,150 6 Trạm bơm Kè Tràng 14,421 7,000 17,000 7 Trạm bơm Tự Lạn 6,200 3,200 11,150 8 Trạm bơm Đồn Lương 3,500 2,300 7,000 9 Trạm bơm Hồng Thái 19,950 8,400 17,520 Tổng cộng [98, tr.12] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 Các công trình thuỷ lợi được tu bổ chủ động cho việc tưới tiêu nên diện tích và sản lượng nông nghiệp đều tăng. Năm 1996 tổng diện tích gieo trồng là 18,793ha, năng suất đạt 36,7 tạ/ha. Nét nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện năm 1996 là huyện đã tập trung thâm canh, tăng vụ, trong đó đặc biệt vụ đông xuân chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ như việc tăng diện tích cây ngô đông, bởi vậy diện tích cây ngô đông tăng lên từ 630ha năm 1991 lên 950ha năm 1996, năng suất bình quân 25-28 tạ/ha. Năm 1997 do thời tiết diễn biến phức tạp, rét kéo dài trong những tháng của vụ đông xuân nên năng suất lúa bị giảm xuống còn 34,7 tạ/1 ha, mặc dù tổng diện tích gieo trồng tăng lên 19,167ha. Ngày 10/11/1998, Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá VIII đã ra nghị quyết số 6/NQ/TW về một số vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nghị quyết nhấn mạnh vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa nông nghiệp, nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, nó là cơ sở, để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Để đưa nghị quyết só 06/NQ/TW vào đời sống của nhân dân trong huyện, đầu năm 1999, Huyện uỷ Việt Yên đã họp và xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, quán triệt tổ chức thực hiện các cơ sở. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và ánh sáng của Nghị quyết Trung ương sản xuất nông nghiệp ở Việt Yên có bước phát triển mới. Năm 1999, Phòng Nông nghiệp huyện đã phối hợp với các xã mở 30 lớp tập huấn ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Qua các lớp tập huấn trình độ sản xuất của nông dân từng bước được nâng cao, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Năm 1999-2000 toàn huyện đã gieo cấy 97% lúa xuân muộn bằng mạ nền,trong đó tỷ lệ lúa tạp giao chiếm 37% cơ cấu vụ, dòng ải cho năng suất cao và ổn định chiếm 44% mùa vụ. Các giống lúa có năng suất cao chiếm 76,2% diện tích, trong đó giống lúa lai chiếm 42% diện tích. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ huyện Việt Yên còn thực hiện tốt các chương trình khuyến nông, áp dụng các biện pháp thâm canh và đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra công tác thủy nông, bảo vệ thực vật đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Ngoài những biện pháp tích cực trong nông nghiệp đã được thực hiện, Việt Yên đã bắt đầu tiến hành biện pháp “dồn điền, đổi thửa” để khắc phục tình trạng phân tán, manh mún, tạo điều kiện đưa các loại máy móc hiện đại vào sản xuất. Bên cạnh những vùng lúa lai, Việt Yên đã hình thành một số vùng lúa có chất lượng cao như Tám, Nếp, Dự… tập trung chủ yếu ở xã Quang Châu. Nằm trong xu thế chuyển dịch mùa vụ giống cây trồng, vật nuôi, trong sản xuất vụ đông cây hoa màu cũng được nông dân Việt Yên coi trọng, các loại hoa màu chính là khoai tây, ngô, khoai lang… chủ yếu trồng các giống mới như ngô Bioxit, khoai tây Hà Lan, Đức… do vậy năng suất, sản lượng khá cao. Đối với những vùng đất cát pha thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, lạc, mía… cùng các loại rau xanh cho giá trị cao hơn trồng lúa. Mặc dù diện tích và sản lượng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày có tăng qua các năm, nhưng chưa có bước đột biến, điều đó chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu lúa, hoa màu chưa mạnh, Việt Yên vẫn là huyện trồng lúa là chủ yếu. Ngoài các cây hoa màu nói trên nông dân một số xã còn trồng một số loại cây đặc sản cho giá trị kinh tế cao như rau ngô, dưa, bí xanh… điển hình là phong trào trồng nấm rơm được nhân rộng tại các xã Hồng Thái, Minh Đức, Việt Tiến, Bích Sơn… cơ sở sản xuất nấm tập trung đã được xây dựng, tạo điều kiện thu hút lao động và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho bà con nhiều xã. Năm 2000 sản lượng nấm thành phẩm là 226,7 tấn, đạt giá trị 624,4 triệu đồng. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác hoa màu cao hơn trồng lúa, vì thế Việt Yên đang nỗ lực chuyển đổi một phần đất lúa sang trồng màu. Đó là một hướng chuyển đổi quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất vườn chiếm 10% đất nông nghiệp của Việt Yên, trước đây chủ yếu là vườn tạp, mang tính chất tự cấp tự túc cho gia đình, sang giai đoạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 này ở Việt Yên thực hiện chủ trương phát triển cơ cấu vườn ươm, mang tính hàng hoá và hiệu quả cao. Phong trào cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được các hộ gia đình tham gia rộng rãi. Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng một số loại cây ăn quả Đơn vị: Diện tích:ha,Sản lượng: tấn/1ha Năm 1996 1998 2000 Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Cam quýt 7 28 8 30 10 35 Nhãn vải 90 40 130 44 150 48 Na 25 50 18 35 20 40,2 Chuối 50 750 53 770 55 780 [61, tr.12] Bên cạnh một số cây ăn quả nói trên, vườn táo đang có xu hướng phát triển mạnh. Các giống táo mới cho năng suất cao, chất lượng tốt như H12, H32, Má hồng… được trồng nhiều nhất. Thu nhập từ vườn dần dần tăng lên trong cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình biết cách đầu tư chăm sóc, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vườn đã có thu nhập cao, ổn định. Bước sang giai đoạn từ 2000-2005 diện tích gieo trồng lúa giảm 542,80ha, chuyển sang gieo trồng các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và thay đổi mùa vụ cho hiệu quả cao hơn trước. Cây công nghiệp ngắn ngày và cây rau màu có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất trên diện rộng. Cùng với việc áp dụng hình thức luân canh mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trên địa bàn huyện đã hình thành những cánh đồng cho thu nhập cao như ở các xã Quảng Minh, Tự Lạn, Nghĩa Trung… Một số cây trồng hàng hoá cho giá trị cao như cây ớt, cà chua bi, rau các loại. Đặc biệt ở các xã ven quốc lộ 1A sản xuất nông nghiệp bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Huyện đã xây dựng cụ thể chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho việc phát triển cây lương thực, thâm canh cây công nghiệp, vùng rau an toàn, trợ giá giống lúa đặc biệt là giống lúa lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thay đổi để phù hợp với điều kiện sản xuất và cho giá trị cao hơn, ở chân đất cao người dân có xu hướng trồng các loại cây rau màu, chân đất trũng chuyển sang nuôi thủy sản, số vụ trong năm tăng. Đất ruộng một vụ năm 2005 giảm 797,2ha so với năm 2000, đất ruộng từ 2 đến 3 vụ tăng, đất chuyên rau màu là 48,2ha, hiện nay hệ số sử dụng đất trên địa bàn huyện là 3,21 lần. Vì vậy năng suất cây trồng tăng nhanh góp phần đảm bảo lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện để giành quỹ đất chuyển sang phát triển công nghiệp, văn hoá, phúc lợi, nhà ở… Năm 2005, sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 432kg, đã đảm bảo được an ninh lương thực, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiện nay việc chuyển đổi đất lúa ở những vùng trũng có hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản được đẩy mạnh đã đưa lại giá trị sản xuất cao hơn cho người nông dân. Một điều đáng lưu ý khi nói tới sự phát triển sản xuất nông nghiệp Việt Yên từ năm 2000-2005 là trình độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp ngày càng cao. Trước đây máy móc phục vụ sản xuất chủ yếu là của hợp tác xã. Khi hợp tác xã chuyển sang làm dịch vụ sản xuất thì số máy móc của hợp tác xã vẫn đóng vai trò quan trọng, phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó số lượng máy móc trong các hộ nông dân tăng lên nhanh chóng. Nhiều hộ gia đình mua máy làm đất, máy tuốt lúa, máy gặt… làm dịch vụ cho các hộ khác. Bảng 2.4. Số lượng máy móc thiết bị nông nghiệp chủ yếu Đơn vị: Cái Năm 2001 2003 2005 Máy kéo 429 630 650 Máy bơm 379 420 470 Máy gặt 15 20 50 Máy tuốt 351 400 420 [88, tr.30] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 So số lượng máy móc tăng lên qua từng năm nên phần lớn khâu làm đất đều được làm bằng máy. Trâu bò chủ yếu phục vụ việc làm đất trồng màu. Khâu chuyên chở khi thu hoạch đã được sử dụng xe cơ giới chủ yếu là xe công nông. Tình hình cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp ngày một cao đã tạo điều kiện cho việc thúc đẩy thâm canh, luân canh, tăng năng suất cây trồng. Năng suất, sản lượng cây trồng tăng lên nên bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh. Biểu đồ 2.2. Bình quân lương thực (kg/người/năm) kg 450 400 432 400 350 300 300 250 250 200 200 150 100 50 0 1986 1990 1995 2000 2005 Năm [57, tr.8] [58, tr.9] [59, tr.11] [61, tr.13] [63, tr.14] Như vậy trong những năm qua ngành trồng trọt của huyện Việt Yên phát triển đúng hướng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt có hiệu quả cao do chuyển đổi cơ cấu giống lúa. Năng suất, sản lượng cây trồng ngày càng tăng và luôn cao hơn mức bình quân toàn tỉnh. Bộ mặt nông nghiệp, nông thôn có nhiều biến đổi, đời sống nhân dân ổn định, nó được thể hiện ở sự tăng lên của diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng hàng năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây hàng năm ĐVT: Diện tích (ha), năng suất (tạ/ha), sản lượng (tấn) Loại cây STT Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng 1 Lúa xuân 6824.00 39.30 26818.00 6989.00 46.66 32613.00 6608.00 52.47 34.672.00 2 Lúa mùa 5866.00 33.80 19826.00 6857.30 41.90 28732.00 6696.00 48.20 32.275.00 3 Khoai lang 1566.00 90.20 14043.00 1050.00 99.25 10421.00 1174.00 127.00 14965.00 4 Khoai sọ 95.00 126.00 1197.00 72.20 131.60 950.80 102.00 148.00 1513.00 5 Sắn 237.00 105.00 2482.00 118.00 108.89 1284.90 128.00 148.00 1897.00 6 Rau xanh 1588.00 113.00 17930.00 2229.00 97.70 21774.00 20525.00 121.00 24454.50 7 Đỗ các loại 167.00 7.50 124.90 212.10 9.40 200.600 176.00 9.80 172.60 8 Đậu tương 544.00 9.10 496.00 553.80 12.12 671.40 249.00 17.60 438.60 9 Lạc 987.00 10.90 1027.00 834.50 10.90 912.56 946.00 18.00 1694.00 10 Mía 7.00 250.00 175.00 28.90 237.72 687.00 29.00 322.00 935.00 [85, tr.13] [88, tr.16] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 Nhìn chung đến năm 2005, ngành trồng trọt chiếm gần 70% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trong nội bộ ngành trồng trọt những năm qua có sự phát triển song chưa cân đối, chủ yếu mới tập trung phát triển cây lương thực. Việc triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống lúa được thực hiện tốt, trong khi đối với các cây trồng khác còn nhiều hạn chế. Tiềm năng đất màu, vườn chưa được tận dụng triệt để để tăng thu nhập cho hộ gia đình. Cơ chế quản lý hoạt động của các hợp tác xã còn nhiều bất cập, chưa tìm ra những hướng phát triển gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Tất cả những điều còn tồn tại cần phải có biện pháp khắc phục để ngành trồng trọt đạt hiệu quả cao hơn nữa. - Chăn nuôi: Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về việc thực hiện ba chương trình kinh tế: Sản xuất lương thực - thực phẩm, Sản xuất hàng tiêu dùng và Sản xuất hàng xuất khẩu. Được sự quan tâm chỉ đạo của các bộ ngành Trung ương và của tỉnh Bắc Giang, cùng với sự hỗ trợ đầu tư về giống, vốn. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Việt Yên luôn xác định chăn nuôi có một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương mình. Chăn nuôi đã chiếm một vị trí đáng kể trong các hộ gia đình, tạo thêm việc làm cho người lao động, cung cấp thực phẩm, sức kéo, ngoài ra còn cung cấp phân hữu cơ cho ngành trồng trọt. Năm 1986, tỷ trọng chăn nuôi của huyện Việt Yên chiếm 23,3% giá trị kinh tế nông nghiệp, đến năm 1995 tỷ trọng chăn nuôi của huyện chiếm 29,5% trong tổng giá trị kinh tế nông nghiệp. Có được sự chuyển biến này là do kinh tế hộ phát triển và thực sự trở thành đơn vị sản xuất chủ lực của huyện. Hộ gia đình chủ động đầu tư vốn chăn nuôi có giá trị kinh tế thiết thực. Cùng với sự đầu tư của các hộ thì một số giống vật nuôi được nhập vào chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với đàn trầu bò kể từ khi thực hiện khoán 10, đàn trâu bò của hợp tác xã nông nghiệp đã được hoá giá bán cho các xã viên, do yêu cầu chủ động về sức kéo, thời vụ khẩn trương, các hộ nông nghiệp đã bỏ vốn mua thêm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 trâu, bò. Ngoài ra do ruộng đất manh mún theo từng thửa ruộng và các hộ nông nghiệp có khả năng làm đất bằng sức người nhưng chủ yếu diện tích làm đất trong toàn huyện giai đoạn này vẫn do trâu bò cày kéo. Chính vì vậy đàn trâu bò được chăm sóc tốt hơn và số lượng tăng lên nhiều so với giai đoạn trước. Tổng đàn trâu bò năm 1986 toàn huyện có 16.113 con thì đến năm 1988 đàn trâu, bò tăng lên 21.474 con. Giai đoạn này việc chăn nuôi trâu bò của huyện Việt Yên vẫn chủ yếu để lấy sức kéo chưa có hướng chăn nuôi để lấy thịt và sữa cung cấp cho thị trường. Bảng 2.6. Tổng số trâu bò của huyện Việt Yên từ năm 1986-1995 Đơn vị: Cái 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Tổng số đàn trâu bò 16113 20611 21474 21697 21578 21080 21358 22564 23184 24063 [60, tr.8] Đàn lợn và đàn gia cầm trong toàn huyện nhìn chung tăng lên khá nhanh và có xu hướng dịch chuyển theo hướng chăn nuôi kinh doanh. Các hộ chăn nuôi đã bỏ vốn đầu tư để phát triển đàn gà, đàn lợn. Có gia đình đã nuôi 50 con lợn nhưng tổng số hộ chăn nuôi này không nhiều trong toàn huyện và các hộ nông nghiệp vẫn chủ yếu chăn nuôi theo phương thức tiết kiệm thức ăn dư thừa, tức là chăn nuôi mang tính chất tận dụng, cóp nhặt. Là một huyện gần với Hà Nội và có đường giao thông thuận tiện cho nên nhiều năm huyện Việt Yên đã cung cấp cho Hà Nội không chỉ về rau xanh mà còn cung cấp nguồn thực phẩm khá lớn, đặc biệt là thịt lợn. Đàn lợn của huyện Việt Yên không chỉ tăng lên về số lượng mà chất lượng cũng được chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bảng 2.7. Tổng số đàn lợn của huyện Việt Yên từ năm 1986-1995 Đơn vị tính: Sản lượng: Tấn Năm 1986 Sản lượng 2429,6 Năm 1988 Năm 1990 Năm 1992 Năm 1995 3577,2 4504 5063 5624 [60, tr.12] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy sự tăng trưởng và phát triển đàn lợn của huyện Việt Yên rất rõ. Cùng với sự gia tăng về số lượng đàn lợn thì sản lượng thịt xuất chuồng và đàn lợn nái tăng lên. Tính trung bình năm 1995 mỗi con lợn xuất chuồng đạt 90kg. Sự gia tăng về số lượng đàn lợn và sản lượng thịt khá nhanh so với sự tăng trưởng trong sản xuất lương thực. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của đàn trâu bò, đàn lợn thì đàn gia cầm của huyện Việt Yên cũng phát triển tương đối khá và số lượng đàn gia cầm tăng lên hàng năm. Do yêu cầu về thực phẩm của thị trường trong huyện và Hà Nội, cùng với sự tích cực đầu tư vốn của các hộ gia đình và được sự hướng dẫn của cán bộ thú y nên chăn nuôi gia cầm phát triển khá đều qua các năm, nhất là sự phát triển đàn gà công nghiệp ở xã Hương Mai, Việt Tiến… Năm 1986 tổng số đàn gia cầm của huyện Việt Yên có 414.354 con, năm 1990 có 530.914 con, năm 1995 có 570.466. [60, tr.11 ] Nhìn chung chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành sản xuất chính. Trong chăn nuôi mặc dù có chiều hướng phát triển tốt song chưa nhanh và chưa phải là nguồn thu nhập lớn của các hộ nông nghiệp. Số lượng các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn và số vốn đầu tư cao trong toàn huyện chưa nhiều. Chăn nuôi vẫn còn mang tính chất tận dụng là chính. Từ năm 1996-2005, chăn nuôi trong xu thế chung đang dần vươn lên là ngành sản xuất chính trong kinh tế nông nghiệp. Vì vậy huyện Việt Yên đã bước đầu đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm cả về số lượng và giá trị kinh tế. Đàn lợn nái ngoại do giống có tỷ lệ nạc cao đã phổ biến trong toàn huyện. Mô hình bò lai Sin được triển khai đầu tiên ở hai xã Minh Đức, Trung Sơn… đến nay đã nhân rộng ra toàn huyện. Giai đoạn này do việc cơ giới hoá nông nghiệp phát triển mạnh nên vai trò sức kéo của đàn gia súc giảm dần. Số lượng đàn trâu giảm, trong khi đó đàn bò lại tăng lên, chủ yếu các hộ nông dân nuôi bò sinh sản và bò thịt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 Mô hình nuôi lợn, nuôi gia cầm bằng phương pháp mới là sử dụng thức ăn công nghiệp, nuôi theo hình thức trang trại đang được triển khai rộng rãi tại các hộ gia đình. Việt Yên có thế mạnh phát triển nuôi lợn và gia cầm, cơ cấu giống nuôi đã có nhiều thay đổi. Các con giống mới có năng suất cao như gà Tam Hoàng, vịt siêu trứng, lợn siêu nạc… được phổ biến trong toàn huyện, Công tác thú y được thực hiện tốt hơn nên đã hạn chế được nhiều dịch bệnh, nhiều hộ gia đình ở Việt Yên giàu lên từ chăn nuôi. Ngoài việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thì nôg dân huyện Việt Yên còn tận dụng triệt để diện tích mặt nước để nuôi cá, tôm, ba ba. Đến năm 2005, huyện có 5 cơ sở sản xuất cá giống với số lượng hàng trăm triệu con/1 năm vì vậy đã đáp ứng được nhu cầu về nuôi trồng thủy sản cho nhân dân trong huyện và cung cấp một phần cho các vùng lân cận. Bảng 2.8. Diện tích, sản lượng ngành nuôi trồng thuỷ sản 1986 1990 1995 2000 2005 DT(ha) SL(tấn) DT(ha) SL(tấn) DT(ha) SL(tấn) DT(ha) SL(tấn) DT(ha) SL(tấn) Cá 288,42 320,5 411,21 520,30 420,30 605 460,28 652 901,90 1535 [60, tr.8] [62, tr.12] Như vậy từ khi thực hiện đường lối đổi mới, ngành chăn nuôi ở Việt Yên đã có bước phát triển mạnh, các giống vật nuôi mới được đưa vào thử nghiệm và chăn nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, đã tích cực góp phần làm thay đổi cơ cấu vật nuôi cũng như cơ cấu trong ngành nông nghiệp. * Về lâm nghiệp Là một huyện trung du nên diện tích rừng ở Việt Yên chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 1500ha, chiếm gần 10% diện tích đất tự nhiên của huyện, tập trung ở hai xã Minh Đức và Trung Sơn. Từ năm 1986 đến năm 1995 dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Bắc và Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên đã chỉ đạo hạt kiểm lâm huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 cùng chính quyền hai xã có rừng, giao khoán đất rừng cho các hộ gia đình, cá nhân vào mục đích lâm nghiệp với diện tích là 320,78ha năm 1998. Trong những năm 1995-2005 công tác quản lý, bảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả cao. Huyện đã thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, áp dụng các tiến bộ về giống và công nghệ sinh học, kỹ thuật thâm canh rừng khá hiệu quả. Diện tích đất rừng tăng không những bảo vệ đất và môi trường mà còn đem lại giá trị kinh tế từ các sản phẩm lâm nghiệp. Năm 2000 diện tích đất rừng được trồng là 731,83ha, đến năm 2005 diện tích rừng đã tăng lên 1.066,41ha, trong đó đất rừng sản xuất chiếm phần lớn diện tích, còn lại là rừng đặc dụng. Năm 2005 trên địa bàn huyện còn 477,64ha đất đồi núi chưa sử dụng nên trong giai đoạn tiếp theo cần tăng diện tích rừng để duy trì được môi trường sinh thái bền vững và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đảm bảo cho nhu cầu xã hội thì vấn đề bảo vệ diện tích rừng hiện có, phục hồi và trồng mới rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của huyện. 2.2.3. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp là ngành kinh tế xương sống của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp nặng chế tạo ra máy móc công cụ lao động, giải phóng sức lao động của con người cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao. Công nghiệp thúc đẩy các ngành khác phát triển, sử dụng nguyên vật liệu của ngành nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thể ký XVIII đầu thế kỷ XIX đã tạo nên bước chuyển biến to lớn về chất lượng các hoạt động của con người. Nhận thức được vai trò của ngành công nghiệp như vậy, nên từ một nước có nền công nghiệp lạc hậu trước năm 1986, Đảng ta đã thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hện đại hoá nền công nghiệp là đúng hướng và cần thiết để bước vào thời đại văn minh công nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt huyện Việt Yên là huyện có địa bàn thuận lợi để phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, do chưa thích ứng kịp thời với cơ chế thị trường nên các hợp tác xã, xí nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, có xí nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến giải thể như hợp tác xã gốm thống nhất ở Thổ Hà, hay xí nghiệp sản xuất thủy tinh ở Tự Lạn. Để khắc phục sự làm ăn kém hiệuquả của các xí nghiệp quốc doanh đưa hoạt động công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển đi lên, huyện Việt Yên đã chủ trương khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư vốn mở rộng sản xuất, miễn hoặc giảm thuế các mặt hàng phục vụ tiêu dùng ở địa phương Thực hiện Nghị quyết 217 (14/1/1987) của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới kế hoạch và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với các xí nghiệp quốc doanh. Huyện uỷ Việt Yên đã chỉ đạo các tổ chức Đảng chuyển hướng lãnh đạo, đổi mới phương thức hoạt động. Sự lãnh đạo của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới khi chuyển đổi cơ chế, các xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện đều tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy, dây chuyền sản xuất, nhờ đó đã đảm bảo tự chủ hoạch toán kinh doanh, nhịp độ sản xuất phát triển tốt. Bước sang đầu những năm 1990 phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng chung là củng cố các làng nghề truyền thống và tiếp tục phát triển các làng nghề mới. Làng Vạn Vân chuyên làm nghề nấu rượu có truyền thống lâu đời, làng Phúc Long, Phúc Tằng có nghề đan lát với quy mô sản xuất hàng trăm triệu đồng một năm thu hút 30% lao động vào sản xuất với thu nhập mỗi người gấp 5 lần so với lao động thuần nông. Với tinh thần gia tăng tỷ trọng thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện, những khó khăn về vốn, vật tư dần dần được giải quyết. Huyện đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 phối hợp với các ban, ngành, trường học mở các lớp đào tạo các nghề điện, hàn, cơ khí… Chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn huyện gồm có xay xát, nghiền thức ăn gia súc, nghề làm bún, bánh đa, giò, chả… đều do các hộ gia đình sản xuất chế biến với quy mô nhỏ. Nghề sản xuất vật liệu xây dựng phát triển mạnh đặc biệt là xí nghiệp sản xuất gạch, ngói Bích Sơn, đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng, nâng cấp nhà ở của nhân dân. Các nghề thủ công ở Việt Yên trong những năm 1990-1995 có sự phát triển tốt, thu hút được nhiều lao động lúc nông nhàn. Khảo sát toàn huyện có 62% số hộ nông dân có nghề phụ ngoài sản xuất nông nghiệp. Riêng xã Tăng Tiến có tới 88% số hộ nông dân tham gia sản xuất các nghề thủ công, trong đó chủ yếu là nghề mây tre đan. Thu nhập từ nghề tiểu thủ công nghiệp đã giúp tăng thu nhập đáng kể, nhiều gia đình thoát khỏi nghèo nhờ phát triển mạnh nghề thủ công. Từ năm 1996-2005 Việt Yên trở thành một huyện có công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh nhất tỉnh Bắc Giang. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện tăng nhanh, góp phần làm tăng năng lực sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển toàn nền kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong giai đoạn này khối lượng các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của huyện là nhóm mặt hàng may mặc, nông sản chế biến, mây tre đan, phân bón, xi măng, gạch nung … Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 Bảng 2.9. Khối lượng một số sản phẩm công nghiệp 1996-2005 Sản phẩm STT ĐVT Năm 1996 Năm 2000 Năm 2005 1 Gạo, ngô xay xát tấn 29.088 29.442 29.658 2 Đậu phụ tấn 55 115 158 3 Thịt gia súc làm đồ hộp tấn 1.776 2.412 2.798 4 Rượu trắng lít 1.049 982 1.135 5 Bia hơi lít 22.027 26.000 30.000 6 Bánh đa nem tấn 16 30 376 7 Mỳ tấn 145 317 539 8 Phân NPK tấn 76 92 95 m 1.655 2.342 2.737 10 Tủ gỗ các loại chiếc 814 466 771 11 Bàn ghế salon bộ 297 322 636 12 Giường chiếc 1.374 700 720 13 Mây tre đan chiếc 3.786 3.742 4.115 14 Thuyền nan chiếc 1.220 317 212 15 Xi măng tấn 11.112 17.230 18.839 16 Cửa sát m3 6.214 12.732 18.117 17 Xe cải tiến, xe ngựa cái 846 674 501 18 Trang phục cái 54.792 56.124 2.546 19 Giày dép đôi 2.468 2.215 1.965 9 Gỗ xẻ 3 [37, tr.8] [39, tr.14] Năm 2005 trên địa bàn huyện có 2.392 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó phần lớn là các cơ sở thuộc thành phần kinh tế tư nhân chiếm 2.280 cơ sở. Ngoài ra địa bàn huyện có 9 công ty cổ phần, 11 công ty trách nhiệm hữu hạn. Các cơ sở sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm phần lớn với 1.264 cơ sở, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa có 608 cơ sở. [39 ,8] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 Trên địa bàn huyện Việt Yên trong những năm gần đây đã hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp đã góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bình quân một ha đất nông nghiệp cho thuê thu hút được trên 70 lao động trực tiếp, trong khi đất nông nghiệp chỉ thu hút được khoảng 10-12 lao động. Khu công nghiệp Đình Trám tại xã Hoàng Ninh và Hồng Thái huyện Việt Yên với tổng diện tích quy hoạch là 98ha, trong đó diện tích xây dựng nhà máy là 65ha, có 25 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, sử dụng hơn 4000 lao động. Các ngành nghề ưu tiên phát triển là sản xuất hàng điện tử, lắp ráp ô tô, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, bao bì, giấy nhựa… Đến năm 2005 đã có 50 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng diện tích đất cho thuê là 65,2ha. Trong đó có 42 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký là 1.113 tỷ đồng và 05 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư đăng ký là 21,8 triệu USD. Khu công nghiệp Quang Châu thuộc địa bàn các xã Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh và thị trấn Nếnh huyện Việt Yên. Diện tích 426ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê là 275ha. Khu công nghiệp Quang Châu tập trung sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, điện tử… Hiện khu công nghiệp đang triển khai san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật với tổng số vốn đầu tư là 836,78 tỷ VNĐ. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang. Đến nay chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương bồi thường giải phóng mặt bằng 370ha, san lấp mặt bằng 100ha và đang triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông nội bộ, thoát nước, cấp điện nước, tiếp tục bồi thường giải phóng mặt bằng và san nền phần diện tích còn lại của khu công nghiệp. Đến năm 2005 đã có 9 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư đăng ký 922,5 tỷ VNĐ và 130,2 triệu USD, diện tích đất cho thuê là 42,1ha, ngoài ra đã có nhà đầu tư thoả thuận thuê diện tích đất 74ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57 Khu công nghiệp Vân Trung thuộc địa bàn các xã Hoàng Ninh, Vân Trung, Tăng Tiến huyện Việt Yên, diện tích 433ha, trong đó đất nông nghiệp là 258,78ha. Định hướng phát triển khu công nghiệp này là sản xuất xe máy, lắp ráp điện tử, chế biến nông sản thực phẩm. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Fugiang, thuộc tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Đài Loan). Vốn đầu tư đăng ký là 1.372 tỷ VNĐ, tương ứng với 95,21 triệu USD. Theo kế hoạch, tập đoàn sẽ dành 200ha cho các công ty của tập đoàn, chiếm 77,5% diện tích đất công nghiệp trong khu công nghiệp”. [ 39, tr.9 ] Khu công nghiệp Việt Hàn thuộc địa bàn xã Hoàng NInh, Tăng Tiến và Hồng Thái huyện Việt Yên. Giai đoạn 1 sử dụng 100ha, chủ đầu tư là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Hàn Quốc. Hiện nay chủ đầu tư đang hoàn chỉnh hồ sơ thành lập khu công nghiệp và triển khai công tác bồi thường. Đến năm 2005 đã có 18 doanh nghiệp của Hàn Quốc đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp Việt Hàn với diện tích đăng ký là 42ha, ngoài ra nhiều doanh nghiệp đã đến khảo sát và dự kiến đầu tư khoảng 30-40ha. Các khu công nghiệp tập trung ở huyện Việt Yên với địa điểm xây dựng các khu công nghiệp chủ yếu là đất ruộng, gần đường quốc lộ 1A nên việc thu hút đầu tư tương đối thuận lợi. Ngoài các khu công nghiệp nói trên còn có một số cụm công nghiệp trên địa bàn huyện như cụm công nghiệp Đồng Vàng với diện tích 38ha, cụm công nghiệp Hoàng Mai diện tích là 19,1ha. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua đã phát triển khá mạnh, đặc biệt là công nghiệp. Giá trị sản xuất tăng nhanh, thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống người lao động. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn một số mặt hạn chế cần giải quyết, sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, cụm nghề đầu tư lớn nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, việc đưa nghề mới vào địa phương còn gặp nhiều khó khăn, môi trường ở một số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng như giết mổ trâu bò tập trung ở xã Hoàng Ninh, ở các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 khu và cụm công nghiệp trên địa bàn huyện việc xúc tiến, mời gọi đầu tư còn hạn chế. Vì vậy việc thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn phục vụ sản xuất kinh doanh là mục tiêu lớn của huyện. 2.2.4. Thương mại, dịch vụ, du lịch Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng mở cửa thì phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch là yêu cầu tất yếu khách quan, là đòn bẩy cho sự phát triển và đồng thời là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Song bước vào những năm đầu của công cuộc đổi mới, nằm trong tình trạng chung của cả nước, công tác lưu thông phân phối luôn là mặt trận nóng bỏng trên địa bàn huyện. Trong thời gian này hầu hết các đơn vị kinh doanh sản xuất và dịch vụ trong huyện hoạt động kém hiệu quả, gặp nhiều khó khăn trong định hướng kinh doanh và khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn vốn. Từ khi Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên vùng núi và trung du như các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, trợ cước, trợ giá, xây dựng điểm bưu điện, nhà văn hoá xã… thì các hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện cũng có điều kiện được cải thiện. Những năm gần đây việc hình thành những khu, cụm công nghiệp đã kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại, dịch vụ. Trên địa bàn huyện nhiều thành phần kinh tế, thị trường ngày càng sôi động, hình thành hệ thống mạng lưới, kênh lưu thông phân phối hàng hoá theo cơ chế thị trường, giá cả chênh lệch giữa các vùng trong huyện không đáng kể. * Về thương mại: Những năm qua hoạt động thương mại huyện Việt Yên có nhiều chuyển biến tích cực: Thương mại cá thể phát triển nhanh, hàng hoá trên thị trường đa dạng, phong phú cả về số lượng, chủng loại và chất lượng. Mẫu mã hàng hoá bước đầu được cải tiến phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Môi trường kinh doanh buôn bán thuận lợi và không ngừng cải thiện. Trên địa bàn huyện hiện có hai doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hoá từ năm 2003 đang hoạt động và từng bước làm ăn có hiệu quả. Các doanh nghiệp này chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của ngành thương mại tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59 Thương mại tập thể: Huyện có hai hợp tác xã thương mại dịch vụ, do tác động của cơ thế thị trường, hoạt động của các hợp tác xã này rất khó khăn và hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên huyện có sáu hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp vừa sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả khá cao. Thương mại cá thể trên địa bàn huyện phát triển nhanh. Nhìn chung từ khi xoá bỏ cơ chế bao cấp, hoạt động thương mại quốc doanh giảm dần, các hoạt động tư thương không ngừng tăng lên, cửa hàng, cửa hiệu với các hình thức khác nhau được quy hoạch, bố trí phù hợp hình thành tại các trung tâm thị trấn và dọc các tuyến đường giao thông thuận tiện cho việc buôn bán. Bảng 2.10. Hệ thống chợ trên địa bàn huyện năm 2005 1 Bích Động 5.978 Số hộ kinh doanh cố định 250 2 Nếnh 5.300 215 2 3 Chàng 5.000 50 3 4 Quán Rãnh 3.700 50 3 5 Nhẫm 6.000 50 3 6 Cầu Treo 3.600 50 3 7 Lai 1.900 30 3 8 Hồng Thái 1.800 25 3 9 Đống 4.800 16 3 10 Bài 2.520 20 3 11 Vân 1.200 20 3 12 Can Vang 720 15 3 13 Phúc Tằng 600 40 3 Tên chợ STT Diện tích (m3) Xếp loại 2 [40, tr.17] Hiện nay huyện có 13 chợ, các chợ có quy mô nhỏ, một số chợ họp theo phiên. Các chợ này đã thu hút 820 hộ kinh doanh cố định, trong đó chợ Bích Động và chợ Nếnh chiếm phần lớn. Tổ chức, lưu chuyển hàng hoá bán lẻ thông qua các chợ đạt khoảng 47 tỷ đồng/1 năm. Hiện nay một số chợ đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 xuống cấp nên gây hạn chế cho các hoạt động giao lưu buôn bán. Vì vậy trong thời gian tới cần phải đầu tư nâng cấp, cải tạo một số chợ. Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có các trung thâm thương mại và siêu thị. Các bến bãi, kho phục vụ cho thương mại còn đơn giản và chưa được quan tâm. Trong tương lai cùng với việc phát triển và nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và đời sống người dân trong huyện, việc hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị là rất cần thiết. * Dịch vụ: Trong những năm qua tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trong huyện liên tục tăng. Từ năm 1995 đến 2005 tăng lên 85.670 triệu đồng. Công tác thanh tra và quản lý thị trường kinh doanh lành mạnh khuyến khích hoạt động kinh doanh. Giá trị dịch vụ tăng lên từng năm, năm 1995 đạt 24,146 tỷ đồng, 1998 là 32,955 tỷ đồng, năm 2000 là 46,2 tỷ đồng, năm 2002 là 67 tỷ đồng và năm 2005 là 72 tỷ đồng. [38, tr.19] [40, tr.11] * Du lịch: Trên địa bàn huyện có khá nhiều các di tích, danh lam thắng cảnh có thể phục vụ phát triển du lịch nếu được đầu tư, kiến tạo tốt. Những năm qua huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào thuê đất du lịch. Riêng xã Tăng Tiến đã có hai dự án du lịch sinh thái quảng bá tiếp thị làng nghề với tổng số vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng, dự án nâng cấp đình chùa Thổ Hà 1 tỷ đồng, dự án bảo tồn tu bổ di tích chùa Bổ Đà 17,9 tỷ đồng. Hàng năm trên địa bàn huyện diễn ra nhiều lễ hội ở các xã, thị trấn. Hàng năm đến ngày 14/2 âm lịch huyện tổ chức lễ hội chùa Bổ Đà thu hút hàng ngàn lượt khách tham dự. Tuy nhiên ngành du lịch Việt Yên hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế của huyện chưa đáng kể, các điểm du lịch chưa được đầu tư nhiều mà mới ở dạng tiềm năng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 2.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Trên cơ sở đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, củng cố và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Từ năm 1986 trở về trước, hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Yên gặp rất nhiều khó khăn. Tất cả các tuyến đường do tỉnh hay huyện quản lý đều là đường đất, nhiều đoạn đường thấp bị ngập khi có mưa, nền đường xấu làm cho các phương tiện giao thông đi lại rất khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của giao thông đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương, bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, bằng nhiều biện pháp, huyện đã tích cực tu sửa, nâng cấp, làm mới các tuyến đường giao thông. Từ năm 1995-2005 khi ngành công nghiệp trên địa bàn có bước phát triển mới, việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường trên huyện càng được quan tâm. Quốc lộ 1A mới có chiều dài chạy qua huyện là 12km, chạy qua các xã Quang Châu, Vân Trung, Tăng Tiến, Hoàng Ninh là đường cấp II, mặt đường trải nhựa bê tông được đưa vào sử dụng từ năm 1999, hiện tại hệ thống đường này có chất lượng tốt. Quốc lộ 1A cũ có chiều dài qua huyện là 9,9km chạy qua các xã Quang Châu, Quảng Minh, Hồng Thái và thị trấn Nếnh, mặt đường trải nhựa bê tông, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Đường 298A, 298B, 398 có tổng chiều dài 22km, mặt đường hầu hết đã được rải nhựa, đây là các tuyến đường tỉnh chạy qua huyện Việt Yên. Đường huyện gồm 12 tuyến có tổng chiều dài là 64,36km, trong đó có 34,76km đường đá răm, nhựa, 29,6km đường cấp phối, đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62 Đường xã gồm 19 tuyến có tổng chiều dài là 117,5km. Trong đó có 34km mặt đường nhựa, 12,6km đường bê tông xi măng và 70,9km đường cấp phối và đường đất. Việc cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội thôn, liên thôn, liên xã luôn được chú trọng. Phong trào làm đường giao thông tiếp tục được phát triển, là đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh nhiều năm liền. Trong giai đoạn 2001-2005 đã có 9/12 tuyến đường liên xã được nâng cấp từ mặt đường cấp phối sang mặt đường nhựa và bê tông, đã có 106/153 đường nội thôn xóm có đường bê tông. Ngoài hệ thống đường bộ, trên địa bàn huyện còn có tuyến đường sắt chạy qua 9km và một nhà ga, góp phần giao lưu, đi lại cho nhân dân trong huyện với các khu vực trong và ngoài tỉnh. Như vậy Việt Yên có hệ thống giao thông đa dạng, được phân bố khá hợp lý và ngày càng được nâng cấp hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, huyện vẫn còn một số tuyến đường chất lượng kém không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại, lưu thông nên cần được đầu tư nâng cấp, mở rộng trong giai đoạn tới. Bên cạnh việc đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, huyện cũng đã đẩy nhanh các công trình thuỷ lợi và mạng lưới điện trên địa bàn toàn huyện với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Hàng năm nguồn nước tự chảy có thể tưới cho khoảng 1.200ha đất nông nghiệp. Hệ thống các trạm bơm tưới cho khoảng 4.200ha. Như vậy diện tích đất trồng hàng năm được tưới trên địa bàn huyện chiếm khoảng 61,71%. Trong thời gian tới cần nâng cao diện tích đất được tưới để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả vì quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp do chuyển sang mục đích phát triển công nghiệp, trong khi nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng tăng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63 Bảng 2.11. Hệ thống các trạm bơm trên địa bàn huyện Trạm bơm Trạm bơm Trúc Tay (gồm: trạm bơm tưới ngoài sông 4 tổ máy, trạm bơm tiêu trong đồng 34 tổ máy) Trạm bơm Quang Biểu (gồm 9 máy bơm) Trạm bơm Đông Tiến (gồm: trạm bơm tiêu trong đồng 5 tổ máy, trạm tưới dã chiến 1 máy) Trạm bơm Giá Sơn (gồm 4 tổ máy) Loại máy Động cơ 33kwh Lưu lượng 980m3/h Động cơ 55kwh Lưu lượng 1.800m3/h Động cơ 33kwh Lưu lượng 980m3/h Ghi chú Tưới tiêu kết hợp Xây dựng năm 1999, đã được xây dựng và sửa chữa Tưới tiêu kết hợp Xây dựng năm 2003 Tưới tiêu kết hợp Xây dựng năm 1998 Động cơ 33kwh Lưu lượng 980m3/h Trạm bơm tiêu Xây năm 1986, đã được xây dựng và sửa chữa năm 2003 Trạm bơm Nội Ninh Động cơ 75kwh Trạm bơm tiêu 3 (gồm 9 tổ máy) Lưu lượng 2.300m /h Xây dựng năm 1996 Trạm bơm Hữu Nghi Động cơ 33kwh Trạm bơm tưới tiêu kết 3 (gồm: trạm tiêu trong đồng 4 tổ Lưu lượng 980m /h hợp máy, trạm dã chiến ngoài sông Vừa được nâng cấp sửa 1 tổ máy) chữa năm 2001 Trạm bơm Trúc Núi 8 máy động cơ 30kwh Tưới tiêu kết hợp (gồm 10 tổ máy) 2 máy động cơ 33kwh Xây dựng từ năm 1960 3 9 máy lưu lượng 800m /h Cần nâng cấp sửa chữa 1 máy lưu lượng 980m3/h Trạm bơm Việt Hà Động cơ 33kwh Tưới tiêu kết hợp 3 (gồm 10 tổ máy) Lưu lượng 980m /h Mới nâng cấp sửa chữa năm 2001 Trạm bơm Tự Lạn Động cơ 33kwh Trạm bơm tưới 3 (gồm 4 tổ máy) Lưu lượng 980m /h Mới xây dựng lại năm 2003 Trạm bơm Đồn Lương Động cơ 33kwh Trạm bơm tưới 3 (gồm 3 tổ máy) Lưu lượng 980m /h Xây dựng năm 2003 Trạm bơm Hồng Thái Động cơ 33kwh Trạm bơm tưới 3 (gồm 8 tổ máy) Lưu lượng 980m /h Xây dựng lại năm 1999 [ 99, tr.19 ] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 Cùng với việc xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi cùng thời gian này việc quản lý, vận hành, cung ứng điện năng và kinh doanh bán điện trên địa bàn huyện Việt Yên do Chi nhánh điện Việt Yên đảm nhiệm, 100% các xã đều có điện đảm bảo cung cấp điện an toàn. Trạm biến áp trung gian 35/610KV: 2 trạm/3 máy biến áp, tổng dung lượng 6.800kVA. Trong những năm gần đây, hệ thống đường dây trên địa bàn huyện đã được đầu tư sửa chữa. Năm 2005 số trạm hạ thế mới được đầu tư là 8 trạm và tổng số vốn mới đầu tư là 1.922,903 triệu đồng (trong đó nguồn vốn nhà nước cấp là 320,142 triệu đồng, nguồn vốn nhân dân đóng góp là 1.602,761 triệu đồng). Tuy nhiên trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, huyện vẫn cần đầu tư bổ sung, nâng cấp các trạm biến áp, trạm trung gian, đường dây phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Như vậy trong những năm vừa qua, uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Các dự án cơ bản đã được chấp hành theo đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng. Các công trình phúc lợi công cộng đã được các cấp Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng, xây dựng mới hoặc nâng cấp như nghĩa trang liệt sỹ, nhà văn hoá thôn, hạ tầng cơ sở như giao thông, thuỷ lợi, hệ thống cấp nước sạch, trụ sở làm việc của cơ quan Đảng, chính quyền đoàn thể các cấp, hệ thống đài truyền thanh cơ sở, trạm y tế, cơ sở vật chất các trường học, hệ thống chiếu sáng công cộng… “Trong giai đoạn 1986-2005, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tăng nhanh, tổng số vốn xây dựng năm 1996 là 2.030,40 triệu đồng, năm 2000 là 4.047 triệu đồng, năm 2005 là 21.710 triệu đồng”. [48, tr.5] [49, tr.17] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65 * Tiểu kết: Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra, huyện Việt Yên đã tận dụng một cách linh hoạt đường lối đổi mới vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, cùng với sự lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân nền kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ một nền kinh tế nông nghiệp, tự cung tự cấp đời sống nhân dân phụ thuộc vào cây lúa (1986) đến nay nền kinh tế Việt Yên đã phát triển và đang chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá tạo tiền đề cho bước phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế của nền kinh tế huyện. Sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng cây con có giá trị kinh tế, giống mới có năng suất cao, cây vụ 3 trở thành cây trồng cho thu nhập cao. Bình quân lương thực năm 1986 từ 200kg/1 người/1 năm đến năm 2005 đã tăng lên 432kg/ 1 người/ 1 năm. Chăn nuôi đàn bò lai Sind được mở rộng phát triển đến hầu hết các xã trong huyện. nếu như những năm 1980 chăn nuôi gia súc chỉ nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì đến năm 2005 chăn nuôi gia súc chủ yếu để lấy thịt, lấy sữa và nó đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân. Đàn gia cầm được phát triển theo hướng siêu thịt, siêu trứng cùng với việc tận dụng hồ ao để nuôi thuỷ sản. Các ngành kinh tế đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, tỷ lệ các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi có nhiều thay đổi, việc đưa các cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế những cây trồng cũ diễn ra phổ biến. Việc ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất được đẩy mạnh, hệ số sử dụng đất được nâng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66 Việc phát triển các khu và cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế của huyện. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, bộ mặt đô thị và nông thôn Việt Yên đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được nâng lên một bước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế Việt Yên còn bộc lộ những mặt hạn chế: Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá song chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, việc chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế còn chậm. Kinh tế nhà nước tuy có bước phát triển, song còn bộc lộ nhiều bất cập, phần lớn các doanh nghiệp, trạm, trại quy mô còn nhỏ, vốn lưu động ít, hình thức kinh doanh còn đơn điệu, hàng hoá sản xuất ra chất lượng còn thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn yếu. Việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề ở nông thôn tuy đã đạt được những kết quả đáng kể song giá trị sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Công tác khuyến khích thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn còn hạn chế. Công nghiệp chế biến chưa phát triển, thị trường tiêu thụ hàng nông sản còn gặp nhiều khó khăn. Môi trường ở các khu công nghiệp sẽ bị ô nhiễm nếu không có biện pháp xử lý chất thải công nghiệp tốt. Từ đó đặt ra yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và các cấp, các ngành của huyện cần tập trung nghiên cứu để chỉ đạo khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn nội lực trong dân, tranh thủ sự đầu tư của nhà nước để phát triển, đưa kinh tế huyện phát triển mạnh hơn trong những năm tiếp theo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67 Chương 3 CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005 Kinh tế là nền tảng cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Khi kinh tế phát triển mạnh, bền vững sẽ tạo cơ sở cho lĩnh vực văn hoá, đời sống xã hội tiến bộ. Đồng thời xã hội tiến bộ ổn định sẽ là động lực để thúc đẩy cho kinh tế phát triển. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã khẳng định: phát triển kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mới ở Việt Nam là quá trình giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát triển huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở, là tiền đề để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Bắc lần thứ VII (1986) và Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Việt Yên lần thứ XIV (1986), tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Việt Yên đã nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Việt Yên có bước phát triển khá, sự phát triển của nền kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến xã hội, góp phần làm cho tình hình chính trị, xã hội của huyện ngày càng ổn định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68 3.1. Về dân số - lao động - việc làm Lao động là vốn quý, là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi hình thức kinh tế xã hội. Chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề về dân số, lao động, việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế, xã hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm vào vị trí trung tâm, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều kiện đã sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội: Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm. Huyện Việt Yên là một huyện trung du với mật độ dân số khá đông, trong đó hầu hết lực lượng lao động trong toàn huyện đều là lao động nông thôn. Trong điều kiện một huyện có sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó lại là huyện được tỉnh chọn là nơi xây dựng các cụm, khu công nghiệp trọng điểm, diện tích canh tác ngày một bị thu hẹp, nguồn nhân lực tăng nhanh qua các năm, chưa được sử dụng hết là một sức ép rất lớn về việc làm, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội trong toàn huyện. Do vậy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp thiết không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Theo tài liệu thống kê, tính đến ngày 01/04/2005 dân số huyện Việt Yên là 161.394 người, tỷ lệ phát triển tự nhiên là 1,8% cao hơn so với mức bình quân của tỉnh và của cả nước. Mật độ dân số bình quân là 941 người/km2, cao hơn nhiều so với mật độ dân số toàn tỉnh (mật độ dân số tỉnh Bắc Giang là 391 người/km2). Dân cư ở Việt Yên phân bố không đều giữa các vùng trong địa bàn huyện. Dân cư nông thôn chiếm 80%, chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, chứng tỏ tiềm năng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp là rất lớn. Trong những năm gần đây tỷ lệ đô thị hoá trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69 toàn huyện tăng lên. Năm 1990 tỷ lệ dân số đô thị là 3,2%, năm 2000 là 6,7% và năm 2005 là 9,4%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 40%, trên độ tuổi lao động là 15% và dưới độ tuổi lao động là 45%, với đặc điểm dân số này là mội lợi thế của huyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, song nó cũng là một áp lực lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. STT Bảng 3.1. Dân số trung bình của huyện Việt Yên Đơn vị tính: Người Năm Tên đơn vị 1990 1995 2000 2005 Tổng dân số 120.178 151.556 153.133 161.394 1 Việt Tiến 8.015 8.325 8.706 9.259 2 Tự Lạn 6.136 6.366 6.562 6.871 3 Hương Mai 7.995 8.294 8.601 8.903 4 Tăng Tiến 6.936 7.010 7.112 7.322 5 Vân Trung 6.112 6.319 6.411 6.703 6 Bích Sơn 11.236 12.119 6.180 7.602 7 Trung Sơn 9.124 9.306 8.886 9.280 8 Ninh Sơn 6.954 7.223 7.288 7.594 9 Tiên Sơn 8.972 9.351 9.864 10.413 10 Quang Châu 8.516 8.756 8.872 9.141 11 Quảng Minh 10.958 11.680 12.016 9.776 12 Hoàng Ninh 12.632 13.668 13.517 8.980 13 Hồng Thái 6.942 7.243 7.183 7.528 14 Nghĩa Trung 8.104 8.970 9.085 9.399 15 Minh Đức 10.038 11.381 11.414 12.001 16 Thượng Lan 6.861 7.723 7.780 9.199 17 Vân Hà 7.682 8.122 7.721 7.988 18 TT Bích Động 5.930 6.405 19 TT Nếnh 8.030 [58, tr.9] [59, tr.1] [61, tr.13] [63, tr.14] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70 Dân số - lao động - việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Dân số càng cao thì số người trong độ tuổi lao động càng lớn, nhu cầu việc làm cho người lao động ngày càng tăng. Chính vì lẽ đó dân số - lao động - việc làm không chỉ là mối quan tâm riêng của người lao động có nhu cầu việc làm mà nó còn đặt ra vấn đề lớn cho toàn xã hội. Giải quyết việc làm cho người lao động là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng nhanh sản phẩm cho nền kinh tế, đồng thời là cơ sở để ngăn chạn tận gốc các tiêu cực xã hội. “Từ năm 1986 trở lại đây, dân số tự nhiên của huyện phát triển nhanh. Nếu như năm 1986 tổng dân số tự nhiên của huyện là 112.314 người thì đến ngày 01/04/2005 tổng dân số của huyện đã phát triển tới 161.394 người”.[57, tr.4] [63, tr.12] Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề lao động việc làm, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực tế, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Việt Yên đã có nhiều cố gắng nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bằng nhiều biện pháp và các hình thức khác nhau như thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh, tổ chức các khoá đào tạo nghề ngắn hạn, tổ chức vay vốn giải quyết việc làm và chương trình xuất khẩu lao động. Thực hiện mục tiêu về việc làm của tỉnh, Phòng lao động thương binh và xã hội của huyện Việt Yên đã tổ chức liên kết với trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh chủ động tìm kiếm, tham gia cùng trung tâm để tổ chức các hoạt động như hội chợ việc làm, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin cho người lao động có nhu cầu tìm việc làm, cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường lao động chính góp phần đắc lực cho thị trường lao động trên địa bàn huyện Việt Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71 Bảng 3.2. Số lao động được giải quyết việc làm thông qua trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh 2000-2005 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005 1.525 2.326 2.206 2.948 Hội chợ việc làm 875 1.321 1.017 1.576 Tháng việc làm 456 674 754 875 Hoạt động tư vấn 131 246 321 374 Hoạt động khác 63 85 114 123 Tổng số lao động nông thôn được giải quyết việc làm thông qua: [ 51, tr.21] Thông qua bảng số liệu trên phần nào thể hiện rõ nét sự phát triển, tầm quan trọng của trung tâm giải quyết việc làm trở thành địa chỉ tin cây của các nhà tuyển dụng và người tìm việc, đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin về cung - cầu lao động và các thông tin liên quan đến lao động - việc làm, đào tạo nghề, quan hệ lao động, đặc biệt đã tổ chức kết nối và giải quyết chỗ làm việc trực tiếp cho nguồn lao động ở nông thôn. Tổ chức các khoá đào tạo nghề gắn với việc làm: Trước thực trạng đất dành cho nông nghiệp ở huyện hiện nay càng bị thu hẹp lại để dành chỗ cho các khu công nghiệp, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đang ngày càng trở nên cấp thiết. Vì vậy những năm qua công tác đào tạo lao động nông thôn đã được huyện Việt Yên quan tâm và thu được kết quả quan trọng. Số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp. “Từ năm 2000-2005 các ngành chức năng, các đoàn thể đã phối hợp với các trung tâm, các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh tổ chức dạy nghề cho lao động trên địa bàn. Kết quả, trong 5 năm tổ chức được 189 lớp với 5.400 lượt người tham gia, trong đó lao động nông thôn chiếm 90% tương đương với 4.860 người”. [49, tr.25] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72 Các nghề chủ yếu là may công nghiệp, cơ khí sửa chữa ô tô, cơ khí gò hàn, điện dân dụng, điện tử, móc sợi, móc cói xuất khẩu… bên cạnh đó còn có các nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi thú y. Nhiều xã đã khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển các nghề truyền thống như xã Tăng Tiến phát triển nghề mây tre đan, xã Vân Hà phát triển nghề làm mỳ, bánh đa nem… bình quân hàng năm làng nghề đã đào tạo được việc làm cho khoảng 200 lao động. Riêng các cơ sở dạy nghề thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang trong thời gian này đã đào tạo được 500 lao động cho huyện, trong đó lao động nông thôn chiếm 85%. Song bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì công tác dạy nghề cho lao động trên địa bàn huyện mới chỉ tập trung vào đào tạo các nghề trong lĩnh vực công nghiệp và dịc vụ mà chưa quan tâm nhiều đến việc dạy nghề cho lĩnh vực nông nghiệp. Chương trình đào tạo cùng với điều kiện thực hành còn hạn chế dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao. Ngoài ra các cán bộ quản lý, cán bộ dạy nghề ở một số cơ sở dạy nghề chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý. Tổ chức vay vốn giải quyết việc làm: Vay vốn là chương trình được Đảng và Nhà nước quán triệt, thực hiện nhằm giúp lao động nghèo, lao động nông thôn, lao động gặp khó khăn có thể tìm được việc làm ổn định đời sống. Thực hiện chương trình cho vay vốn của Nhà nước trong những năm qua huyện đã hỗ trợ cho hàng trăm lao động có hoàn cảnh khó khăn, có tinh thần vươn lên làm giàu có vốn để tạo việc làm mới hoặc tự tạo thêm việc làm, với những nỗ lực của huyện số lao động được vay vốn đã giải quyết việc làm cho 256 người năm 2000 lên 2.009 người năm 2005. Chương trình vay vốn còn hỗ trợ cho các tổ chức sử dụng lao động như các doanh nghiệp chế biến nông sản Minh Khang, công ty may xuất khẩu Hà Bắc, công ty may Hà Phong, công ty may Tín Lợi, một số công ty trách nhiệm hữu hạn, gia diình ông Hà Văn Tuấn ở thôn Phúc Tằng xã Tăng Tiến làm nghề mây tre đan… Năm 2005, uỷ ban nhân dân huyện đã phối hợp với các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 công ty, doanh nghiệp được vay vốn tuyển được 3000 lao động, trong đó có 2.800 lao động nông thôn. Song bên cạnh những thành tựu đạt được còn có những hạn chế do việc hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp trên địa bàn, cho các hộ làm nghề truyền thống vẫn còn eo hẹp. Tổng số vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện là 2 tỷ đồng. Số doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân được hỗ trợ rất ít, trung bình khoảng 30-40 triệu đồng. Vì thế mà số lao động được giải quyết việc làm vẫn là con số ở mức khiêm tốn. Trong khi đó, nguồn vốn vay hỗ trợ cho doanh nghiệp nằm trong các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn là tương đối cao. Số lao động trên địa bàn mà các doanh nghiệp tuyển dụng phải nằm trong độ tuổi từ 18-30, số còn lại vẫn thiếu việc làm, dẫn đến tình trạng nghèo đón vẫn tồn tại. Công tác xuất khẩu lao động: Xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện. Từ năm 2002-2005, uỷ ban nhân dân huyện đã giới thiệu cho trên 50 doanh nghiệp có chức năng hoạt động xuất khẩu lao động xuống địa bàn các xã, thị trấn để tổ chức, tuyển dụng lao động và đã tuyển được 1.667 lao động đi xuất khẩu ở các nước. Bảng 3.3. Tổng hợp số liệu lao động xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới giai đoạn 2002-2005 Đơn vị tính: Người Năm 2002 Số lao động xuất khẩu Lao động Lao động nông thôn khác 250 65 Thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc 66 97 107 Trung Đông 30 Đài Loan Malaysia Nước khác 15 2003 320 72 98 106 134 37 17 2004 360 88 123 125 128 47 25 2005 415 97 147 128 132 55 50 [51, tr.13] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 Thông qua bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy hoạt động xuất khẩu lao động đã giải quyết được cho hàng nghìn lao động đang gặp khó khăn về cuộc sống, nhìn chung số lao động xuất khẩu qua các năm đều tăng, đặc biệt lao động sang thị trường Hàn Quốc thu hút nhiều về lao động hơn vì thu nhập ở thị trường này cao hơn nhiều so với các thị trường khác. Thị trường Đài Loan hầu hết là lao động nữ sang giúp việc gia đình. Ngoài ra, hàng năm uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có những biện pháp đẩy mạnh cho vay vốn đối với lao động đi xuất khẩu, trong đó lao động nông thôn được vay chiếm 90%. Tính đến ngày 31/12/2005, ngân hàng chính sách xã hội đã cho các hộ thuộc diện đi xuất khẩu lao động vay trên 5 tỷ đồng, trong đó lao động nông thôn được vay chiếm khoảng 3,2 tỷ đồng. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có nhiều cố gắng trong việc mở rộng thị trường và tổ chức tuyên truyền, tuyển chọn lao động xuất khẩu. Trong những năm qua nhờ thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện đáng kể. Số lao động nông thôn mắc các tệ nạn xã hội do thất nghiệp, nghèo đói đã giảm đáng kể so với các năm từ 2000 về trước. Theo thống kê của Phòng lao động thương binh và xã hội huyện năm 2000, các tệ nạn xã hội do thiếu việc làm, thất nghiệp đem lại khoảng 500 người, trong đó lao động nông thôn chiếm 70%, đến năm 2005 số lao động mắc tệ nạn xã hội chỉ còn 105 người, trong đó lao động nông thôn chỉ còn 74 người. Đây là một thành quả đáng ghi nhận của các cấp, chính quyền huyện trong thời gian vừa qua. Việc liên hệ giải quyết việc làm cho lao động đã tạo một bước ngoặt mới giúp ổn định trật tự xã hội, góp phần nâng cao nếp sống văn hoá cho huyện Việt Yên. Song bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động vẫn còn những hạn chế cần khắc phục: Đó là các văn bản hướng dẫn cụ thể và kịp thời của các ngành Trung ương và của tỉnh về chương trình giải quyết việc làm về cho các huyện vẫn chưa có, nếu có cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75 chỉ là văn bản chung chung, không đi sát với tình hình thực tế của từng địa phương, vì vậy mà công tác chỉ đạo gặp rất nhiều khó khăn. Chưa có sự phối hợp thống nhất đồng bộ và kịp thời từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn, chưa thường xuyên kiểm tra đôn đốc giải quyết kịp thời những khó khăn ách tắc cho địa phương, vì vậy mà còn nhiều khó khăn hạn chế tồn đọng, song không có các cấp có thẩm quyền đứng ra giải quyết. Với một huyện có đến 85% số lao động là lao động nông thôn nhưng việc thực hiện chưa tốt chính sách nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp vừa sản xuất vừa chế biến, lồng sản xuất nông nghiệp với thủ công nghiệp, khôi phục phát triển nghề gia truyền, truyền thống đã không phát huy được các lợi thế. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đang trong thời gian xây dựng, một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, sản xuất nên chưa ổn định vì vậy việc thu hút lao động còn hạn chế, thu nhập của người lao động đặc biệt là lao động nông thôn còn thấp. Diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp rất lớn nhưng các cơ sở đã đi vào sản xuất còn ít, ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn lao động. Tóm lại giải quyết việc làm cho người lao động chính là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất, thúc đẩy xã hội phát triển, tạo ra khả năng to lớn trong việc sử dụng tiềm năng cho con người. Chính sách giải quyết việc làm đúng đắn và môi trường xã hội thuận lợi là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tiềm năng sáng tạo của con người, thúc đẩy họ lao động tìm tòi hết sức mình cống hiện cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hay nói cách khác chính sách giải quyết việc làm đúng đắn và khả thi sẽ trở thành một động lực to lớn đoàn kết được toàn dân, ổn định vững chắc xã hội, phát huy mọi tiềm lực vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp có khả năng khắc phục từng bước nguy cơ tụt hậu về kinh tế và giảm được các tệ nạn xã hội. 3.2. Công tác xoá đói, giảm nghèo Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã mang lại kết quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên nền kinh tế này cũng có những tác động tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 cực đến xã hội, đó là sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Sự phân hoá giàu nghèo làm chậm tiến độ phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, xóa đói, giảm nghèo là vấn đề kinh tế xã hội bức xúc đối với nước ta. Thành công hay thất bại của sự nghiệp đổi mới tuỳ thuộc một phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề về xoá đói giảm nghèo. Hơn 20 năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt là những kết quả đáng ghi nhận trong công tác xoá đói giảm nghèo. Tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo đói vẫn còn ở mức cao (7% theo chuẩn đói cũ, 19,5% theo chuẩn đói mới). Mặc dù số hộ nghèo đói ở nước ta bình quân mỗi năm giảm trên 2%, nhưng với tiêu chuẩn phân định nghèo rất thấp và trong những năm gần đây, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo có xu hướng gia tăng. Việt Yên là một huyện trung du, dân số đông, mật độ dân số trung bình 941 người/km2, cao gần gấp 3 lần mật độ dân số trung bình của cả tỉnh. Trong những năm qua thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của các ngành, các cấp và nhân dân huyện Việt Yên đã đạt được những kết quả nhất định, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể từ 25% năm 1990 xuống còn 20,5% năm 1995, 15% năm 2000 và 11% năm 2005 .Tuy nhiên một số hộ thoát nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo vẫn còn tiềm ẩn. Vì vậy công tác xoá đói giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn củahuyện. Về chuẩn mực nghèo đói: Tại hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ở Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa về nghèo đói như sau: “nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ, phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. [ 23, tr.22] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 Ở nước ta theo quan niệm của nhiều chuyên gia cũng như của Bộ Lao động - thương binh - xã hội và Tổng cục thống kê thì thu nhập trung bình (số liệu năm 1991) của các nhóm hộ được phân loại như sau: Hộ giàu và khá phải đạt từ 1.000.000 đồng/1khẩu/1năm trở lên tức là khoảng 84.000 đồng/1 khẩu/1 tháng. Nhóm hộ trung bình 600.000 đồng/1 khẩu/1 năm trở lên tức là khoảng từ 55-60.000 đồng/1 khẩu/1 tháng. Nhóm hộ nghèo 360.000 đồng/1khẩu/1năm trở lên tức là khoảng từ 30.000 - 55.000 đồng/1 khẩu/1tháng. Theo đánh giá của Tổ chức lương thực thế giới (FAO) qua kết quả điều tra đánh giá thực tế ở Việt Nam đã đưa ra kết luận mức sống tối thiểu là 1.800Kcalo/1người/1ngày. Mức năng lượng này quy đổi tương đương 13,2kg gạo/1người/1tháng, từ đó những hộ có mức sống dưới 1.500Kcalo là những hộ cực nghèo (dưới 9kg gạo/1người/1tháng). Bảng 3.4. Tỷ lệ % gia đình đạt mức năng lượng ở các vùng Mức năng lượng Kcalo/1 người/ 1 ngày Số hộ điều Dưới 1.501- 1.801- 2.101- 2.401- Trên tra 1.500 1.800 2.100 2.400 2.700 2.700 1 Miền núi Bắc Bộ 144 12,0 18,8 20,2 15,6 18,1 15,5 2 Trung du Bắc bộ 160 10,0 24,0 15,0 20,0 21,0 10,0 3 Đồng bằng sông 345 8,7 21,1 22,3 17,6 13,5 16,8 4 Khu IV cũ 331 16,5 26,7 17,1 18,6 11,5 9,6 5 Duyên hải Nam Trung Bộ 348 9,6 25,2 14,2 18,1 17,0 15,9 6 Tây Nguyên 141 12,4 29,8 12,2 12,2 19,3 14,1 7 Đông Nam Bộ 188 13,6 27,5 26,1 17,1 31,1 2,6 8 Đồng bằng sông Cửu Long 248 7,4 17,5 25,8 24,2 13,1 12,0 10,6 25,6 19,4 18,3 16,6 9,5 TT Các vùng Hồng Trung bình [73, tr.22] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 Tuy nhiên trong điều kiện Việt Yên mức sống của dân cư còn thấp, thu nhập bình quân 1 khẩu, 1 tháng ở nông thôn năm 1991 mới đạt được 60.000 đồng/1 tháng (tương đương với 30kg gạo) nên chuẩn mực chọn cho diện đói nghèo chỉ lấy bằng 1/2 mức thu nhập bình quân của cộng đồng (cho từng vùng, từng khu vực), tức là chuẩn mực được chọn cho diện đói nghèo chỉ lấy bằng là từ 15-18kg gạo/1người/1 tháng. Đến năm 1993, tiêu chí hộ đói nghèo mới được Văn phòng chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định chuẩn mực cụ thể: Hộ đói: bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/1người/1tháng đối với khu vực thành thị, dưới 8kg đối với khu vực nông thôn. Hộ nghèo: bình quân thu nhập dưới 20kg gạo/1người/1tháng đối với khu vực thành thị, dưới 15kg/1người/1tháng đối với khu vực nông thôn. Năm 1995, chuẩn mực đói nghèo được điều chỉnh: Hộ đói: là hộ có mức thu nhập dưới 13kg gạo/1người/1tháng tínhc ho mọi vùng. Hộ nghèo: là hộ có mức thu nhập tuỳ theo từng vùng ở các mức tương ứng sau: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo dưới 15kg gạo/1người/1tháng. Vùng nông thôn đồng bằng, trung du dưới 20kg gạo/1người/1tháng. Vùng thành thị dưới 25kg gạo/1người/1tháng. Căn cứ vào Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐ-TBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, không theo quy định chuẩn mực hộ đói nữa mà chỉ quy định chuẩn mực hộ nghèo theo tiêu chí mới như sau: Những hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ là dưới 80.000 đồng/1 người/ 1tháng đối với khu vực miền núi, 120.000 đồng/1người/1tháng đối với khu vực đồng bằng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 Như vậy đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra rằng “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm nô và sống một đời hạnh phúc”. [ 24, tr.83] Tuy nhiên để đạt được mục tiêu trên thì công tác xoá đói giảm nghèo là một bước đi không thể bỏ qua, nhất là đối với một nước có nền kinh tế chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu lại phải chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh gây ra. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam năm 1992 đứng thứ 6 từ dưới lên với thu nhập bình quân đầu người 170 đô la/ 1 người/ 1 năm (chuẩn đói nghèo của thế giới là 500 đô la/ 1 người/ 1 năm), là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Năm 1991, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng đã chỉ ra chủ trương xoá đói giảm nghèo cho toàn quốc nhằm khắc phục khủng hoảng kinh tế như trong những năm cuối thập kỷ 80. Nhưng theo số liệu của Phòng Thống kê và Văn phòng Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện thì từ khi có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến năm 1998 huyện Việt Yên chưa có một cuộc điều tra cụ thể ở các xã để xác định số hộ đói, nghèo trong toàn huyện mà chỉ tổng kết một cách rất chung chung đời sống của nông dân trong các kỳ đại hội hoặc tổng kết cuối năm. Theo điều tra của Hội Nông dân huyện năm 1992 thì bình quân thu nhập của nông dân trong huyện là 260kg thóc/1 người/năm vào khoảng 15kg gạo/1 người/ 1 tháng, trong đó có người có thu nhập dưới 8kg gạo/1 người/ 1 tháng chiếm 22,53%. Theo điều tra đánh giá của Hội Nông dân huyện là sở dĩ tình trạng đói nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao là do giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, nền kinh tế bao cấp vẫn mang nặng trong tiềm thức người dân và cán bộ. Nông dân làm theo kiểu khoán sản phẩm nên dẫn đến tình trạng bỏ bê ruộng đất, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 còn cán bộ thiếu nhiệt tình, thiếu năng động. Thực hiện cơ chế quản lý mới, đội ngũ cán bộ còn non yếu, do đó phần lớn Ban quản lý hợp tác xã không điều hành được khâu sản xuất. Quy mô hợp tác xã có nơi chia tách quá nóng vội, nặng về cảm tình, cục bộ, lúng túng trong việc xác định phương hướng hoạt động. Giai đoạn 1990-1995, tình trạng sinh đẻ không có kế hoạch, năm 1991 tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức rất cao 2,15%, tình trạng này làm cho số lượng ăn theo đông, số hộ như vậy chiếm khoảng 9,5% số hộ đói nghèo. Giai đoạn này một bộ phận nông dân thiếu kinh nghiệm làm ăn, tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp, phân tán manh mún, số hộ này chiếm khoảng 66,36% số hộ nghèo đói trong toàn huyện. Để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ban chỉ đạo của huyện phối hợp với các phòng ban như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên… xuống chỉ đạo đến từng cơ sở xã nhằm mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo ở mức tối thiểu. Huyện đã tập trung khai thác mọi nguồn vốn đầu tư để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đường giao t hông, đường điện và cơ sở sản xuất phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Huyện đã xây dựng đề án nhằm phát triển cây ăn quả với mục tiêu làm giàu từ cây ăn quả, cây công nghiệp. Đổi mới tăng cường quan hệ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với nội dung xây dựng các xóm nhỏ nhằm giúp đỡ nhau về lao động, tiền vốn, vật tư, kỹ thuật và quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất hộ gia đình phát triển, phát huy vai trò tự chủ của mình. Tháng 7/1993, Huyện uỷ ban hành quy ước nếp sống văn hoá mới, các cơ sở từ xã, thị trấn đưa chương trình hành động của huyện xuống tận thôn, xóm: “Bên cạnh đó còn thực hiện chương trình hướng nghiệp đầu tư, đẩy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81 mạnh công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, tuyên truyền vận động chị em phụ nữ không sinh con thứ ba, giảm tỷ lệ sinh xuống còn 1,5%”. [ 4, tr.6 ] Trên cơ sở sản xuất phát triển đời sống của nhân dân khu vực nông thôn ngày càng ổn định, bình quân lương thực đầu người tăng từ 250kg/1 người/1 năm năm 1990 lên 300kg/1 người/1 năm năm 1995. Sau 5 năm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm đi rõ rệt. Theo số liệu điều tra năm 1990 của Hội Nông dân huyện, cả huyện Việt Yên có tổng số hộ dân là 24.350 hộ, trong đó có 2.087 hộ có thu nhập bình quân dưới 8kg gạo/1 người/1 tháng và 4.024 hộ có thu nhập bình quân dưới 15kg gạo/1 người/1 tháng, tổng số hộ đói nghèo của huyện chiếm 25%. Đến năm 1995 cũng theo số liệu điều tra của Hội Nông dân huyện có tổng số hộ dân là 31.112 hộ, trong đó có 1.015 hộ có thu nhập bình quân dưới 13kg gạo/1 người/1 tháng và 5.207 hộ có thu nhập dưới 20kg gạo/1 người/1 tháng. Như vậy tổng số hộ đói nghèo năm 1995 giảm xuống còn 20,5%. Mặc dù công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn này đã đạt được những kết quả nhất định, song tổng số hộ nghèo của huyện còn chiếm tỷ lệ rất cao. Trong tổng số các hộ nghèo tính đến “cuối năm 1995 vẫn còn 416 hộ cực nghèo. Riêng năm 1995 huyện phải cho vay cứu đói 2 đợt giáp hạt 239 triệu đồng cho 2.151 hộ”. [ 48, tr.18] Khả năng tích luỹ của các hộ gia đình nông dân còn mỏng và yếu, điều kiện sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng độc canh cây lúa còn phổ biến, việc xây dựng kế hoạch, biện pháp giúp đỡ các hộ nghèo chưa đồng bộ, việc phát động các phong trào quần chúng tập trung giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên còn trông chờ vào cấp trên. Việc phân loại và điều tra hộ nghèo hầu như chưa được quan tâm đúng mức nên chưa tìm ra được biện pháp khắc phục phù hợp bởi vậy hoạt động của phong trào còn bị trì trệ, kéo dài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 Bước vào năm 1996 là năm có nhiều sự kiện trọng đại trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của nhân dân cả nước nói chung và các địa phương nói riêng. Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) về đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, tiến tới thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện Việt Yên tiếp tục xác định công tác xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho toàn Đảng bộ trong nhiệm kỳ tới nhằm cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, tăng thêm hộ giàu, giảm hộ nghèo, phấn đấu xoá các hộ cực nghèo của huyện. Phương hướng của huyện Việt Yên trong thời kỳ 1996 đến 2005 vẫn là tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, xây dựng và triển khai các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phấn đấu đến năm 2005 toàn huyện tỷ lệ nghèo giảm xuống còn 10%. Ngày 13-10-2000, Huyện uỷ ra Nghị quyết 06/NQ-HU khoá 21 và Công văn số 02/CV-UB về tổng điều tra đầu tiên của huyện Việt Yên về xoá đói giảm nghèo với tổng số hộ cụ thể và tỷ lệ chính xác. Còn trong giai đoạn trước, xoá đói giảm nghèo có được quan tâm nhưng chỉ nằm trong một phần hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, do phòng này quản lý, bên cạnh đó có thêm sự tham gia của các phòng ban, đoàn thể khác nhưng lẻ tẻ và chưa thành một chương trình riêng biệt. Căn cứ vào tiêu chí, chuẩn mực mới, kết quả điều tra năm 2000 toàn huyện có: Tổng số hộ đói nghèo là 4.590 hộ ( 4.590/ 30.626 hộ dân ), chiếm 15% so với tổng số hộ trong toàn huyện, trong đó: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 Hộ đói là 1989 hộ bằng 6.5 % Hộ nghèo là 2601hộ bằng 8.5% Trong 4590 hộ đói, nghèo thì hộ đói nghèo thuộc diện chính sách là 122 hộ chiếm 0,4 %. [ 50, tr.13] Qua kết quả điều tra cụ thể trên, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện và các ban ngành, đoàn thể càng thấy rõ được thực trạng đói nghèo trong huyện, để từ đó có biện pháp tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo của mình. Trước hết huyện thực hiện chính sách cho người nghèo vay vốn, Ngân hàng người nghèo huyện Việt Yên đã có nhiều cố gắng tạo mọi điều kiện chuyển vốn cho nông dân vay để phát triển sản xuất. Trong 5 năm từ 1996-2000 tổng số vốn cho người nghèo vay là 15,2 tỷ đồng. Nguồn vốn của quốc gia đầu tư cho huyện Việt Yên để giải quyết việc làm từ năm 1996-2000 là 7,2 tỷ đồng với 265 dự án, thu hút 2.630 lao động hàng năm. Vốn hỗ trợ nông dân nghèo của dự án Tổ chức LOSNISLOS (Mỹ) tài trợ 98 triệu đồng cho 36 hộ nghèo ở xã Trung Sơn và dự án nuôi bò sữa là 50 triệu đồng chủ yếu là nuôi bò sữa và bò sinh sản. Hội liên hiệp Phụ nữ kết hợp với ngành nông nghiệp, khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 8.630 lượt hộ, đồng thời phát động phong trào gây quỹ hội, giúp nhau phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo. Đến năm 2005 hội đã giải quyết cho 4.250 lượt hộ vay là 915 triệu đồng, đứng ra tín chấp với ngân hàng nông nghiệp, với ngân hàng người nghèo là 458,5 triệu đồng cho 700 lượt hộ vay. Trong 5 năm qua nhiều cơ sở hội đã giúp các hộ gia đình khó khăn 30.000kg gạo, 17.500 ngày công, 400 con lợn, gà, 61,5 triệu đồng, 25 tấn NPK cho 2.623 lượt hộ, ngoài ra hội còn giúp các hộ nghèo cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84 Cuối năm 2005, Hội Cựu chiến binh giúp đỡ hộ nghèo vay 326.743.000 đồng cho 3.944 hộ cùng với kết quả làm kinh tế theo mô hình VAC - VACR, lúc đầu chỉ có 32 hội viên làm trang trại từ 1-2 ha năm 2000 đến cuối năm 2005 đã phát triển đến 100 hội viên có trang trại từ 1-10ha. Hội Nông dân đã đứng ra tín chấp cho 2.600 lượt hộ vay với số tiền 12,6 tỷ đồng. Ngoài ra hội còn giúp 120 hộ nông dân gặp khó khăn đặc biệt với số tiền 167 triệu đồng và 3.691 ngày công, 1.600kg lương thực, 500 con giống các loại, 1.500 cây ăn quả, 60 con bò sữa đặc sản lượng sữa 20 tấn/1 năm, vận động hộ nông dân chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hội đã mở 83 lớp hướng dẫn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho 7.861 lượt hộ nông dân. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng khuyến nông cùng phối hợp với xã Trung Sơn triển khai thực hiện dự án xoá đói giảm nghèo do tổ chức “LOSNINOS (Mỹ) tài trợ, tập huấn cho 225 hộ nghèo về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi với tổng kinh phí đầu tư năm 2005 là 135 triệu đồng, bên cạnh đó còn đầu tư 36 con trâu sinh sản đến cuối năm đẻ thêm 12 con. Do dự án trâu sinh sản nên đã có 7 hộ thoát nghèo”. [ 52, tr.14] Trong 10 năm từ 1996-2005 được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện đã báo cáo và làm thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 2.938 hộ đói nghèo với 11.034 thẻ, đến năm 2005 trung tâm y tế đã quan tâm khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí hoàn toàn cho 9.704 lượt bệnh nhân nghèo, trong đó có 912 lượt bệnh nhân nghèo được điều trị nội trú. Tổng số kinh phí khám chữa bệnh, cấp thuốc cho bệnh nhân nghèo là 96.426.000 đồng đã giúp cho các hộ nghèo giảm được khó khăn trong việc khám chữa bệnh khi ốm đau và cũng dần dần đẩy lùi được cách chữa bệnh theo kiểu mê tín dị đoan. Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện các trường học đều miễn giảm học phí cho tất cả các em học sinh nghèo cùng các khoản đóng góp khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85 Với chủ trương đẩy mạnh phong trào thực hiện công tác kếhoạch hoá gia đình để xoá đói giảm nghèo, Uỷ ban dân số - kế hoạch hoá gia đình đã tổ chức được 7 lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên trách và 322 cộng tác viên dân số tuyên truyền vận động chị em trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai, do đó tỷ lệ tăng dân số của huyện cũng giảm đi đáng kể. Nếu năm 1995 tỷ lệ tăng dân số là 2,15% thì đến năm 2005 tỷ lệ tăng dân số giảm còn 1,18%. Ngoài ra huyện còn thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đất sản xuất, công cụ lao động. “Trong 10 năm từ 1996-2005 huyện đã hỗ trợ đất để xây dựng nhà ở cho 160 hộ nghèo không có đất làm nhà ở. Mở rộng phong trào làm nhà tình thương cho 70 hộ nghèo bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước kết hợp với huy động nguồn lực tại cộng đồng, sự đóng góp của chính hộ nghèo để đảm bảo nơi ở cho các hộ nghèo”. [ 48, tr.23] Sau quá trình thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có những chủ trương, biện pháp tích cực, cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo, đã đạt được kết quả tốt trên tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội. Đời sống nhân dân trong huyện đổi thay mạnh mẽ, mức sống và điều kiện sống của các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo được nâng lên rõ rệt. Đến năm 2005 Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên đã ra quyết định tổng điều tra hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới, căn cứ quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐ-TBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 không chia hộ đói, hộ nghèo mà chỉ điều tra chung hộ nghèo có thu nhập bình quân 1 người trong hộ 1 tháng có thu nhập 80.000 đồng trở xuống. Kết quả điều tra tổng số hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới thời điểm năm 2005 là 3.635 hộ (3.635/36.129 hộ dân) chiếm 11%. - Phân theo thu nhập của 3.635 hộ nghèo thì: Có 933 hộ nghèo có thu nhập dưới 80.000 đồng/1 người/1 tháng. Có 1.926 hộ nghèo có thu nhập dưới 70.000 đồng/1 người/1 tháng. Có 1.716 hộ nghèo có thu nhập dưới 55.000 đồng/1 người/1 tháng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86 - Phân theo đối tượng Có 80 hộ thuộc đối tượng gia đình chính sách người có công. Có 47 hộ thuộc gia đình chính sách xã hội. Có 3.508 hộ không thuộc đối tượng chính sách. - Phân theo nguyên nhân dẫn đến đói nghèo (mỗi hộ có tối đa hai nguyên nhân): Có 2.395 hộ do thiếu kinh nghiệm làm ăn. Có 205 hộ do thiếu lao động. Có 258 hộ do đông người ăn theo. Có 252 hộ do thiếu lao vốn. Có 240 hộ do thiếu đất sản xuất. Có 19 hộ do có người mắc tệ nạn xã hội. Có 19 hộ do có tai nạn rủi ro Có 299 hộ có người ốm đau tàn tật không có khả năng lao động . [50, tr25] Như vậy với những kết quả bước đầu đạt được đã khẳng định tính đúng đắn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong đó những thành tích mà huyện đã đạt được trong giai đoạn đổi ới của Đảng thì chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện là một trong những chương trình có thành tích cao nhất. Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% năm 1990 xuống còn 20,5% năm 1995 và đến năm 2005 chỉ còn lại 11%. Đó là sự nỗ lực hết mình và niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân huyện Việt Yên. Song bên cạnh những thành tựu đạt được còn có những hạn chế, đó là công tác tổ chức thực hiện chưa quy mô gắn bó, khâu đầu mối kiểm tra đôn đốc, động viên, kiểm tra hoạt động của các ngành, các đoàn thể xã hội còn hạn chế. Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo đến năm 1999 mới được thành lập một ban riêng còn trước đây xoá đói giảm nghèo chỉ nằm trong một phần hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Như vậy đói nghèo là một vấn đề thường trực ở nhiều quốc gia. Nhưng với quyết tâm và nỗ lực xoá đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân trong thời gian qua, chắc chắn nước ta sẽ đi nhanh và bền vững Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87 hơn trong tiến trình phấn đấu đạt mục tiêu chung vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Ở huyện Việt Yên xoá đói giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài, cần phải tiến hành từng bước, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó bản thân người nghèo phải chủ động, nỗ lực vươn lên. Tiến hành xoá đói giảm nghèo đòi hỏi phải có sự kiên trì, tầm nhìn chiến lược tránh nôn nóng. Cần phải biết đặt ra những mục tiêu vừa sức, có tính khả thi, có khả năng hiện thực hoá trong đời sống. Chúng ta không trông chờ nhiều người giàu có, đời sống sung túc, dư giật rồi mới tiến hành xoá đói giảm nghèo, nhưng chúng ta cũng phải đưa ra những lộ trình ăn nhịp với sự tăng trưởng kinh tế, vừa tránh sự cào bằng xã hội vừa tránh mục tiêu cao quá vượt quá khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Cần tiến hành tổng hợp các giải pháp như chăm sóc sức khoẻ, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện bình đẳng giới, mở rộng khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ, tiếp cận thị trường và các dịch vụ khác, tăng cường đào tạo kỹ thuật, kỹ năng phương pháp cho người nghèo, cung cấp những kinh nghiệm sản xuất cần thiết để người nghèo vươn lên thoát nghèo, nâng cao bản lĩnh và năng lực vận dụng cơ hội làm giàu cho người nghèo. Cần thực hiện sự cam kết giữa các nhà lãnh đạo, quản lý, những cán bộ chuyên trách, chỉ đạo xoá đói giảm nghèo, coi đó là những chuẩn mực danh dự chính trị và ý thức trách nhiệm xã hội của cán bộ. Để tiến hành thành công chiến lược xoá đói giảm nghèo, cần có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới giữa các cấp, các ngành. Trong quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo cần xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát đánh giá, kịp thời phát hiện các thiếu sót, đúc kết kinh nghiệm, đồng thời thận trọng, nhân rộng mô hình xoá đói giảm nghèo có hiệu quả và có xu hướng phát triển bền vững. 3.3. Về Văn hoá, Giáo dục, Y tế 3.3.1. Về Văn hoá Kinh tế là cơ sở là nền tảng để phát triển văn hoá xã hội, ngược lại văn hoá xã hội là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển. Quán triệt quan điểm của Đảng ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88 quan trọng của văn hoá đối với đời sống kinh tế - xã hội, trong những năm qua Huyện uỷ Việt Yên luôn xác định: công tác văn hoá thông tin, thể dục thể thao là một mặt trận quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực và xd nền văn hoá mới, con người mới. Từ nhận thức đó trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, ngành văn hoá, thông tin, thể dục thể thao của huyện có bước chuyển biến rõ nét. Sự phát triển kinh tế Việt Yên trong những năm qua đã tạo nên những khởi sắc mới về văn hoá. Để đáp ứng nhu cầu nhận thức của nhân dân cũng như phục vụ cho công tác tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống đài truyền thanh huyện, xã và các phương tiện tuyên truyền như sách báo được đầu tư phát triển. Đài truyền thanh huyện được trang bị máy phát mới 200 triệu đồng năm 2000, lắp đặt 5 cụm loa tự động thu phát ở các cụm dân cư. Hệ thống truyền thanh cơ sở thường xuyên được củng cố mở rộng. Đến năm 2002 đã có 19 đài được lắp đặt ở các xã, thị trấn, 3 đài hợp tác xã. Tổng số đường dây dẫn là 151,7km, 370 loa phóng thanh, tổng công suất đạt 9.840kw/h. Đội ngũ cán bộ làm công tác phát thanh được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên. Do vậy chất lượng tin bài tốt hơn, số lượng các chuyên mục phong phú hơn, bổ ích hơn, phục vụ rất đắc lực cho sự phát triển sản xuất, nâng cao nhận thức của nhân dân. Năm 2002, đài truyền thanh huyện đã phát thanh 1.760 tin, 220 bài, 224 chuyên mục, thời lượng phát sóng là 1.928h. Về thông tin cổ động trực quan cũng có nhiều tiến bộ, 100% số xã, thị trấn trong huyện có panô, áp phích, khẩu hiệu, tổ chức triển khai những thành tựu kinh tế xã hội 1995-2005 của huyện đạt chất lượng và có hiệu quả cao. Nhìn chung công tác thông tin, tuyên truyền đã bám sát đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và những chủ trương, biện pháp cụ thể của địa phương. Ở Việt Yên thời gian 1996-1997 các tệ nạn xã hội có sự gia tăng, phong tục tập quán cũ trỗi dậy… đã gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân. Huyện Việt Yên đã có nỗ lực lớn để tạo nên một bộ mặt văn hoá mới “văn minh, hiện đại” ở nông thôn. Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, số đề, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89 đánh cãi chửi nhau đã giảm đi nhiều. Việc cưới, việc tang trong nhân dân đang có chuyển biến tích cực, đỡ tốn kém hơn, cùng với sự giảm đi những tiêu cực trong văn hoá, xã hội, văn hoá truyền thống được khơi dậy, những yếu tố hiện đại văn minh được thể hiện đậm nét trong các hoạt động văn hoá, đặc biệt là phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới. Được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, công tác xây dựng nếp sống mới được triển khai rộng rãi trong toàn huyện. Đặc biệt là phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá diễn ra sôi nổi. Tất cả các thôn, xóm trong huyện đều tiến hành xây dựng quy ước về nếp sống văn hoá mới. Năm 1995 mới chỉ có 5 làng được công nhận là làng văn hoá, năm 2000 toàn huyện có 50 làng văn hoá. Đến năm 2005 có 120 số thôn, xóm đạt danh hiệu làng văn hoá, trong đó có 67 thôn xóm đạt danh hiệu làng văn hoá cấp tỉnh. Mỗi năm Việt Yên có hàng ngàn hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hoá. Năm 2000 có 21.727 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá, năm 2005 có 28.878 gia đình văn hoá đạt 72%. [70, tr.13] Cùng với phong trào xây dựng làng, xã, gia đình văn hoá, phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh, năm 1995 xây dựng được 7 câu lạc bộ hát quan họ, năm 2005 đã có 12 câu lạc bộ hát quan họ, tập trung chủ yếu ở xã Quang Châu, thị trấn Nếnh… Các thiết chế văn hoá bao gồm nhà văn hoá, tủ sách, thư viện, nhà truyền thống, câu lạc bộ được phát triển từ huyện đến cơ sở. Nhà văn hoá trung tâm huyện có 500 chỗ gồi có hệ thống đèn chiếu sáng, phông màn đầy đủ. Đời sống kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thể dục thể thao phát triển đi lên, trong những năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì, ở tất cả các thôn xóm trên địa bàn huyện số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đã tăng lên rõ rệt, tính đến năm 2005 có khoảng 16% số người thường xuyên luyện tập. Đến năm 2005 có 40 câu lạc bộ thể dục thể thao gồm các câu lạc bộ như bóng bàn, cầu lông, cờ tướng, võ thuật, dưỡng sinh, bóng đá… số giải thể thao cấp huyện hàng năm được tổ chức từ 12-15 giải, chủ yếu vào dịp kỷ niệm ngày quốc khánh 2-9 hàng năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90 Trong những năm qua được sự chỉ đạo của huyện, 100% các xã, thị trấn trong toàn huyện đều tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ở đơn vị mình, hình thức nội dung đa dạng phong phú, hấp dẫn với các môn tiêu biểu như bóng đá, bóng chuyền, dưỡng sinh, cờ tướng… đã thu hút đông đảo nhân dân các lứa tuổi tham gia tích cực. Đặc biệt năm 2005 là năm tổ chức đại hội thể dục thể thao các cấp, huyện đã chỉ đạo các xã trong huyện tổ chức đại hội, tính trung bình mỗi xã có khoảng 1.500 người đến tham gia. Phong trào thể dục thể thao trong các lực lượng vũ trang và trong các nhà trường cũng được phát triển mạnh mẽ, hàng năm Ban chỉ huy quân sự huyện và Công an huyện cũng tổ chức các giải thể thao trong ngành của mình như tổ chức hội thi giáo dục quốc phòng cho dân quân tự vệ trong toàn huyện, giải cầu lông, bóng chuyền… Các trường học đều tổ chức các giải thể thao trong nhà trường như điền kinh, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… ngoài ra còn tham gia thi đấu do ngành dọc cấp trên tổ chức. Việc đào tạo vận động viên có thành tích cao cho thể thao hàng năm đều làm tốt. Trong những năm qua Phòng văn hoá thông tin - thể thao đã tuyển chọn huấn luyện, đào tạo các vận động viên có năng khiếu vào huấn luyện trong các câu lạc bộ để thi đấu ở các giải do tỉnh tổ chức. Thế mạnh của thể thao Việt Yên là bóng đá thường đạt giải nhì của tỉnh trong các kỳ thi đấu. Như vậy bộ mặt nông thôn Việt Yên đã có nhiều thay đổi, tình hình văn hoá văn nghệ phát triển theo chiều hướng hiện đại, văn minh, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện về mọi mặt. Trình độ dân trí, mức độ hưởng thụ văn hoá của nhân dân Việt Yên được nâng cao hơn, mỗi người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cộng đồng gần 40 buổi một năm. 3.3.2. Về Giáo dục Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng, là quốc sách hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Thấm nhuần tư tưởng “Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Công tác giáo dục và đào tạo luôn được người dân và các cấp, các ngành của Việt Yên quan tâm. Với sự cố gắng của các cấp, các ngành, của Phòng giáo dục, các thầy giáo cô giáo và toàn thể nhân dân, sự nghiệp giáo dục của huyện Việt Yên 20 năm qua đã có bước tiến đáng kể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91 Năm 1987, mặc dù nguồn ngân sách còn hạn hẹp nhưng huyện đã dành 150 triệu đồng chi cho sự nghiệp giáo dục, tăng 1,5 lần so với năm 1986. Trong 3 năm 1988 - 1990 huyện đã tăng thêm nguồn chi ngân sách cho giáo dục nhằm kiện toàn đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, thiệt bị cho các trường học. Kết quả là năm 1989-1990 chất lượng giáo dục của huyện đã có bước phát triển cao hơn so với những năm học trước. Bước vào thập kỷ 90, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, tình hình khó khăn về kinh tế của đất nước nói chung và huyện Việt Yên nói riêng đã từng bước được khắc phục. Trong thời kỳ này huyện đã dành 40% tổng ngân sách chi đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, chính vì vậy cơ sở giáo dục được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 1990 toàn huyện mới có 65% số trường lớp được lợp ngói thì đến năm 1995 các trường học được lợp ngói 100%, nhiều trường đã xây nhà cao tầng chiếm 40% số trường lớp của huyện. Về quy mô giáo dục, trong thời kỳ này huyện đã tập trung mở rộng mạng lưới giáo dục mới đã tạo ra sự phát triển bền vững. [43, tr.19] Trong thời gian 5 năm từ 1991-1995, hệ thống các trường lớp được tổ chức lại, một số trường cấp I đã tách ra khỏi các trường cấp II, tỷ lệ học sinh bỏ học trong thời gian này chỉ chiếm 3%, tình trạng học 3 ca do thiếu lớp học đã được xoá bỏ. Từ năm 1996 đến năm 2000 thực hiện phương châm xã hội hoá giáo dục, Đảng bộ, chính quyền huyện Việt Yên đã vận động các cấp, các ngành và đoàn thể nhân dân tích cực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Để đảm bảo tốt chất lượng dạy và học, huyện đã tăng cường cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp, đồ dùng dạy học với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, ngoài việc huy động vốn được cấp, nguồn huy động từ nhân dân cũng đóng vai trò quan trọng. Các xã trên địa bàn huyện đã huy động hàng chục tỷ đồng để xây dựng phòng học, mua sắm trang thiết bị dạy, học. Đến năm 2000 toàn huyện đã có 100% số xã có phòng học cao tầng. Nguồn ngân sách chi cho xây dựng cơ sở vật chất trường học ngày càng tăng, Tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục trong 5 năm 1996-2000 là 32.093 triệu đồng. Trong đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92 nhân dân đóng góp là 14.974 triệu, ngân sách xã là 7.161 triệu, ngân sách huyện, tỉnh là 9.321 triệu, các nguồn khác 637 triệu đồng. [47, tr.16 ] Việt Yên thực hiện phương châm phát triển giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng cả đại trà và mũi nhọn, quan tâm chất lượng giáo dục tiểu học, tích cực triển khai phổ cập trung học cơ sở. Giáo dục mầm non phát triển cả hai loại hình công lập và dân lập, 100% số thôn, xã có trường mầm non. Năm học 2000-2001 có 2.320 cháu vào nhà trẻ đạt 90% kế hoạch, các cháu mẫu giáo có 6.230 cháu vào mẫu giáo đạt 97% kế hoạch. Riêng trẻ ở 5 tuổi đã huy động được 3.018 chấu đạt 98% kế hoạch. Ở bậc tiểu học có 20 trường năm học 1995-1996, sau tăng lên 25 trường năm học 2000-2001 do chia tách. Số học sinh tiểu học ngày một giảm do thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Ở bậc trung học cơ sở năm học 1995-1996 có 14 trường, sau tăng lên 17 trường năm học 2000-2001. Bậc trung học phổ thông năm học 1995-1996 có 3 trường công lập, sang năm học 2000-2001 có thêm một trường tư thục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Năm 1995, huyện đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Năm 1999 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở . [ 44, tr.6 ] Chất lượng giáo viên huyện Việt Yên ngày một cao. Toàn huyện đã có 96% giáo viên tiểu học đạt chuẩn, trung học cơ sở là 80%, phổ thông trung học 100%, giáo viên trên chuẩn là 25%. Thực hiện 6 chương trình phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ huyện Việt Yên khoá XVIII đề ra, trong đó có chương trình phát triển giáo dục huyện Việt Yên 2001-2005. Từ năm 2001-2005, sự nghiệp giáo dục ở huyện Việt Yên có bước phát triển rõ rệt, các loại hình giáo dục đào tạo được đa dạng hoá. Năm 2002, toàn huyện có 15 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học thời kỳ này đạt 98,8%, trung học cơ sở đạt 99,5% và trung học phổ thông đạt 89%, hàng năm tỷ lệ học sinh tiểu học đạt văn hoá khá giỏi chiếm tỷ lệ từ 65-70%, trung học cơ sở 40-45%, trung học phổ thông đạt từ 35-40%, chất lượng mũi nhọn vẫn được duy trì, mỗi năm huyện có từ 120-150 học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93 Bảng 3.4. Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện năm học 2001-2002, 2004-2005 Danh mục Số trường Năm học 2001 - 2002 Năm học 2004 - 2005 Nhà nước Bán công Tư thục Nhà nước Bán công Tư thục 45 0 1 50 1 1 - Tiểu học 25 0 0 28 0 0 - Trung học sơ sở 17 0 0 19 0 0 - Trung học phổ thông 3 0 1 3 1 1 Số phòng 668 0 6 691 12 26 - Tiểu học 409 0 0 409 0 0 - Trung học sơ sở 214 0 0 214 0 - Trung học phổ thông 45 0 6 68 12 26 1.166 0 9 873 22 23 - Tiểu học 599 0 0 480 0 0 - Trung học sơ sở 486 0 0 305 0 0 - Trung học phổ thông 81 0 9 88 22 23 1.320 0 17 1.497 45 62 - Tiểu học 727 0 0 687 0 0 - Trung học sơ sở 486 0 0 633 0 0 - Trung học phổ thông 107 0 17 177 45 62 Số học sinh 36.573 0 431 27.715 1.342 1.182 - Tiểu học 17.747 0 0 11.658 0 0 - Trung học sơ sở 14.764 0 0 11.996 0 0 - Trung học phổ thông 4.062 0 431 4.061 1.342 1.182 Số lớp Số giáo viên [ 45, tr.16 ] Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mũi nhọn, năm học 20042005 huyện đã đầu tư 240 triệu đồng bồi dưỡng học sinh giỏi và giáo viên làm nhiệm vụ dạy học sinh giỏi các môn văn hoá, thể thao của huyện. Kết quả là năm học 2004-2005 có 160 giải văn hoá cấp tỉnh, 327 giáo viên dạy giỏi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94 cấp huyện, 120 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Việt Yên có 12 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 6 trường mầm non, 5 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thông. Chất lượng dạy và học được nâng cao thì người thầy có vai trò rất quan trọng, nhận thức được tầm quan trọng đó huyện luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Từ năm 2000-2005, huyện Việt Yên đã cử 542 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đi học các lớp cao học, đại học, trung cấp lý luận chính trị. Qua đó chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngày một nâng cao, số giáo viên đạt giáo viên giỏi quốc gia, giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện tăng lên. Bên cạnh đó huyện còn chú ý đẩy mạnh các hoạt động khuyến học như phong trào gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, các xóm, xã có quỹ khuyến học nhằm khuyến khích tinh thần học tập của con em mình. Nhìn lại 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, được sự quan tâm và phối hợp có hiệu quả của các ban ngành, đặc biệt là sự ủng hộ tích cực của nhân dân cùng với sự nỗ lực khắc phục khó khăn của đội ngũ thầy cô giáo, học sinh trong toàn huyện, sự nghiệp giáo dục của huyện Việt Yên có bước chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đều được nâng lên. Quy mô trường lớp được giữ vững và mở rộng ngày càng đáp ứng nhu cầu của con em nhân dân trong huyện, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng cao, công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở được thực hiện có hiệu quả, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được chú ý. Đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở. Công tác xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ được chú ý, công tác xã hội hoá giáo dục phát triển mạnh tạo được nguồn nhân lực đáng kể để hỗ trợ phát triển giáo dục ở địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95 Song bên cạnh những chuyển biến tích cực thì ngành giáo dục huyện Việt Yên vẫn còn tồn tại những hạn chế chất lượng, hiệu quả giáo dục còn thấp so với mục tiêu giáo dục của huyện đề ra, học sinh ra trường còn hạn chế về năng lực sáng tạo, về kỹ năng thực hành. Phương pháp dạy học còn nặng về truyền thụ một chiều, ít phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Đội ngũ giáo viên một bộ phận tuổi cao và trình độ đào tạo còn nhiều bất cập, cơ cấu giáo viên chưa cân đối, thừa ở các môn xã hội nhưng lại thiếu ở các môn tự nhiên. Vì vậy, để phát triển hơn nữa ngành giáo dục Việt Yên cần phải sớm khắc phục những hạn chế trên. 3.3.3. Vê Y tế Cùng với sự phát triển của kinh tế, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được quan tâm và cải thiện rõ rệt. Công tác đào tạo cán bộ và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trung tâm y tế xã, thị trấn được đầu tư. Chủ trương phát triển y tế của huyện theo quan điểm y học dự phòng, lấy chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân làm nội dung chủ yếu, kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Năm 1986, huyện Việt Yên có một bệnh viện huyện với 50 giường bệnh, 17 trạm y tế xã, thị trấn và hai cửa hàng dược, song hầu hết chỉ là nhà tạm, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác khám chữa bệnh còn nghèo nàn lạc hậu, đội ngũ y, bác sỹ thiếu không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới với cố gắng của các cấp bộ Đảng, chính quyền và sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành y tế huyện đã có những bước phát triển khá. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cơ quan chuyên môn, công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em đã dần được quan tâm và cải thiện rõ rệt về nhiều mặt. Hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ huyện đến cơ sở có bước phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96 Hệ thống mạng lưới y tế, nhất là y tế cấp cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và từng bước chuyên sâu. Công tác y tế dự phòng và chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai tích cực và có hiệu quả. Công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho người dân được coi trọng. Chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được nâng cao, các sai sót chuyên môn được hạn chế ở mức thấp nhất, việc khám chữa bệnh cho người nghèo được quan tâm. Năm 2005 huyện có 22 cơ sở y tế, trong đó có một bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám khu vực, 1 trung tâm y tế dự phòng và 19 trạm y tế với tổng số 205 giường bệnh. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 65 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Những năm gần đây, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có xu hướng tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn huyện. Huyện cũng có 224 cán bộ y tế, trong đó ngành y có 205 người, ngành dược có 19 người phục vụ tận tình cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Số giường bệnh trung bình là 13 giường/10.000 dân. Số xã có bác sỹ là 15/19 xã đạt 79%, 8/19 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế chiếm 42%, trung bình 13,45 cán bộ y tế/10.000 dân, tỷ lệ bác sỹ là 3,22 bác sỹ/10.000 dân, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 23,7%. Hệ thống mạng lưới cung ứng dược và công tác dược trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện nhằm phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế đã được quan tâm, trang thiết bị y tế tuyến huyện trong những năm gần đây được đầu tư, cơ bản đáp ứng đủ để phục vụ công tác khám và chữa bệnh cho bà con nhân dân trong huyện như máy chụp X quang, máy siêu âm, máy gây mê, máy xét nghiệm tự động đã phát huy được hiệu quả tốt, các chỉ tiêu cơ bản về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đều hoàn thành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97 Bảng 3.5. Cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế Hạng mục 1. Số cơ sở y tế Năm 2000 Năm 2005 Nhà nước Tư nhân Nhà nước Tư nhân cơ sở 21 0 22 0 ĐVT Bệnh viện 1 0 1 0 Phòng khám đa khoa khu vực 2 0 2 0 Trạm y tế xã 18 0 19 0 233 0 287 0 160 0 180 0 Phòng khám đa khoa khu vực 8 0 12 0 Trạm y tế xã 65 0 95 0 206 0 224 0 - Ngành y 191 0 205 0 Bác sỹ 42 0 52 0 Y tá 35 0 42 0 Y sỹ 87 0 86 0 Nữ hộ sinh 23 0 25 0 - Ngành dược 15 0 19 0 Dược sỹ 11 0 13 0 Dược tá 4 0 6 0 2. Số giường bệnh giường Bệnh viện 3. Số cán bộ y tế người [67, tr.11] Công tác tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ được chú trọng trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ sức khoẻ, nhờ đó được nâng lên, công tác dự phòng được quan tâm chri đạo thực hiện tốt, không để dịch bệnh lớn nguy hiểm và ngộ độc thực phẩm xảy ra. Công tác thanh toán bệnh phong, bại liệt và loại trừ uốn ván trẻ sơ sinh theo chỉ thị của Thủ trướng Chính phủ đã được triển khai có hệ thống từ huyện đến xã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98 Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình huyện được triển khai có hiệu quả, Uỷ ban dân số gia đình đã phối hợp với các cấp, các ngành và các đoàn thể xã hội, tăng cường và mở rộng hệ thống tuyền thông đến tận cơ sở. Với hình thức tuyên truyền phong phú, biện pháp vận động cụ thể, kiên trì, phù hợp với từng đối tựng và có tính thuyết phục cao, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch được đông đảo nhân dân hưởng ứng, dân số của huyện luôn giữ mức ổn định. Các chương trình y tế dự phòng chống các bệnh xã hội được triển khai rất có hiệu quả nên không có bệnh dịch xảy ra lớn. Đặc biệt là công tác chăm sóc y tế cho trẻ em luôn được thực hiện tốt, có 3.200 cháu dưới một tuổi được tiêm đầy đủ 8 loại vác xin phòng bệnh đạt 99,24%, 5.726 lượt cháu được uống vitamin A đạt 100%. Song bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác y tế còn có một số hạn chế: chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ ở một số lĩnh vực còn hạn chế, chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của một bộ phận nhân dân, các hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, hành nghề y dược tư nhân chưa được kiểm soát, xử lý triệt để, trình độ chuyên môn chưa cao… Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các trạm y tế xã được đầu tư chậm, thiếu đồng bộ, tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ đại học còn thấp, số xã có bác sỹ mới đạt tỷ lệ 1 bác sỹ/10.000 dân, trang thiết bị y tế tuyến xã còn thiều số lượng và kém về chất lượng. 3.4. Về vấn đề xã hội - an ninh quốc phòng Sự phát triển về kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho huyện Việt Yên có điều kiện thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội. Các đối tượng chính sách được chi trả trợ cấp kịp thời, chính xác. Các phong trào như “uống nước nhớ nguồn”, xây dựng nhà tình nghĩa, lập quỹ tình nghĩa… đã được đông đảo nhân dân tham gia. Kết quả là đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99 năm 2005 đã có 670 sổ tiết kiệm tình nghĩa, mỗi sổ có giá trị tiền là 10 triệu đồng, xây dựng được 77 ngôi nhà tình nghĩa. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ em được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể quan tâm, nhất là sau khi có Chỉ thị 38/TW tất cả các xã đều có điểm vui chơ cho trẻ em, 95% số trẻ em có hoàn canh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đạt kết quả cao, từ chỗ tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 4,14% năm 1990 xuống còn 0,62% năm 2005. [79, tr.16] Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, Đảng bộ, chính quyền, các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân trong huyện thường xuyên đề cao cảnh giác, tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Ban chỉ huy quân sự huyện Việt Yên đã xây dựng phương án chiến đấu, xây dựng tuyến phòng thủ khu vực trên địa bàn huyện, tổ chức học tập, diễn tập chiến đấu và thực hiện tốt công tác tuyển quân. Huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 13 của Tỉnh uỷ Bắc Giang về công tác an ninh trật tự, lực lượng công an huyện Việt Yên đã dồn sức xây dựng và củng cố các xã miền núi như xã Trung Sơn, Minh Đức, tổ chức nhiều đợt truy quét tội phạm theo Chỉ thị 135 của Thủ tướng Chính phủ. Các cấp ban, ngành trong huyện đã quan tâm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, phương áp cụ thể phòng chống các hoạt động phá hoại, chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của địch. Chủ động giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự. Công tác thu hồi vũ khí vật liệu nổ, công tác trật tự đô thị, an toàn giao thông được thực hiện tích cực. Công an huyện phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra thu giữ nhiều văn hoá phẩm xấu, ngăn chặn các hoạt động văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100 hoá không lành mạnh và các tệ nạn xã hội. Nhiều làng xã trong huyện xây dựng được phong trào an ninh tự quản quy ước an ninh thôn xóm. Hoạt động kiểm sát có nhiều cố gắng, nhất là trong lĩnh vực kiểm tra tư pháp, hoạt động tuyên truyền giải thích pháp luật, tư vấn pháp lý đã tăng cường, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đã được thực hiện tích cực. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tổ chức có hiệu quả công tác huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị, động viên các đợt diễn tập, bảo quản tốt vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật. Như vậy công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thường xuyên được quan tâm chỉ đạo thực hiện nên trong những năm qua tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững ổn định. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được duy trì, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Tiểu kết: Qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, mặc dù đời sống của nhân dân Việt Yên chưa hết khó khăn nhưng những thành quả đạt được, những chuyển biến về mặt xã hội rất đáng tự hào. Bộ mặt xã hội của huyện đã có những thay đổi rõ nét. Tình hình văn hoá, xã hội có những tiến bộ vượt bậc, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao mang nhiều nét mới. Bên cạnh việc loại bỏ nhiều hủ tục, tập tục lạc hậu, đồng thời cũng khôi phục lại nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp như hát quan họ. Nếp sống văn hoá mới đang dần định hình khi ngày càng nhiều gia đình và làng xã được công nhận là gia đình văn hoá, làng xã văn hoá. Nhận thức và hoạt động trong công tác giáo dục đào tạo có kết quả quan trọng, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Chất lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101 giáo dục được nâng cao, điều đó thể hiện ở tỷ lệ lên lớp và tốt nghiệp các cấp dạt cao, nhiều trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Nhận thức của nhân dân về các vấn đề kinh tế - xã hội được nâng cao, đặc biệt là lĩnh vực dân số, kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số nhanh chóng và đạt mắc tăng thấp hơn bình quân chung của tỉnh, chất lượng dân số được nâng cao. Vấn đề xã hội được giải quyết tốt, quốc phòng an ninh được tăng cường , công tác bảo vệ môi trường được chú ý và thực hiện tốt. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Yên còn tồn tại một số hạn chế trong quá trình thực hiện đổi mới: Phát triển giáo dục chưa đồng đều giữa thị trấn và nông thôn có xu hướng tăng, vấn đề việc làm cho người dân chưa giải quyết tốt, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Công tác xoá đói giảm nghèo còn nhiều bất cập, tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra. Trên đây là những vấn đề đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Việt Yên trong chặng đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nói chung và huyện Việt Yên nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102 KẾT LUẬN Hoà chung vào công cuộc đổi mới đất nước, huyện Việt Yên đã đạt được những bước tiến quan trọng cả về kinh tế và xã hội. Trước công cuộc đổi mới diễn ra mặc dù kinh tế xã hội huyện Việt Yên cũng có những bước phát triển nhưng nhìn chung tình hình nông thôn, nông nghiệp huyện Việt Yên vẫn ở trong tình trạng trì trệ, kém phát triển, đời sống nhân dân huyện Việt Yên mà chủ yếu là nông dân gặp nhiều khó khăn. Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, với sự vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Việt Yên đã giành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nghị quyết 10 về “đổi mới cơ chế trong nông nghiệp” (1988) đã tạo nên bước ngoặt cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Đổi mới trên lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp bắt đầu được triển khai. Nghị quyết 10 của Đảng và Nhà nước ta đã hoàn chỉnh hơn các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn với hàng loạt các nghị quyết, quyết định… Đặc biệt là khi Luật Đất đai năm 1993 được ban hành thì ruộng đất được giao cho các hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng… Thực hiện những chính sách đổi mới đó trong nông nghiệp, cơ cấu quan hệ ruộng đất ở Việt Yên có nhiều thay đổi, sự thay đổi đó thực sự mang tính bước ngoặt, chuyển từ sở hữu tập thể sang sang chế độ công hữu tư dụng. Đó là cơ sở để nông dân thực sự được làm chủ ruộng đất, chủ động trong quá trình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ một nền kinh tế nông nghiệp với cơ cấu nông - lâm kết hợp là chủ yếu trong cơ chế bao cấp đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự phát triển toàn diện của các ngành kinh tế: nông, lâm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Ngành nông nghiệp phát triển, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng tích cực, sản lượng lương thực ngày càng tăng góp phần nâng cao bình quân lương thực đầu người trên toàn huyện. Tỷ trọng đóng góp vào nền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103 kinh tế chung toàn huyện của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao. Đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, những chương trình, dự án giải quyết công ăn việc làm cho người lao động được thực hiện có hiệu quả, góp phần ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Việt Yên đã giành được đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của địa phương, đất nước và hợp với xu thế của thời đại. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được sau 20 năm đổi mới, Việt Yên còn bộc lộ những hạn chế sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa vững chắc, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành còn chậm, kết quả sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh còn thấp. Đời sống của người dân được cải thiện song chất lượng chwa cao, vẫn còn các tệ nạn xã hội, công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế… đó chính là những trở ngại lớn đặt ra cần giải quyết. Để đưa huyện Việt Yên tiếp tục phát triển đi lên trong những năm tiếp theo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Việt Yên cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, tăng cường chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện nhằm tăng giá trị kinh tế và giải quyết sức ép về việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động nông thôn bị mất đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104 nông nghiệp. Phát triển thủ công nghiệp, mở rộng các ngành nghề nông thôn, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển hơn nữa. Huyện cần nhanh chóng đầu tư nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới chợ trên địa bàn huyện. Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Trong quá trình phát triển cần chú ý đến lợi ích tổng hợp của con người. Ngoài lợi ích kinh tế cần chú ý đến sự trong sạch của môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Đó chính là điều kiện để Việt Yên tạo ra sự phát triển bền vững, lâu dài trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việt Yên có một số lượng lao động rất lớn, nhất là lao động rỗi rãi trong lúc nông nhàn, nhưng hiện nay việc sử dụng lao động vẫn còn lãng phí, năng suất lao động thấp, huyện cần có biện pháp khai thác tiềm năng nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Ngoài ra muốn tăng năng suất, sản lượng cần phải đầu tư thêm lao động và thực hiện thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng, mở rộng diện tích thực hiện chuyên canh kết hợp với kinh doanh tổng hợp trong khu vực sản xuất nông - ngư nghiệp, nông - công nghiệp là một hướng quan trọng để sử dụng có hiệu quả hơn lao động ở nông thôn. Cần phải tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là những cơ sở hạ tầng nông thôn mang tính chất trọng yếu. Đồng thời phải đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật, bởi vì ngày nay khoa học kỹ thuật đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, vì vậy khi quan tâm đến lực lượng sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp chúng ta không thể không coi trọng việc phát huy những tiềm năng về khoa học kỹ thuật và áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như Đại hội lần thứ VI của Đảng đã xác định: Khoa học kỹ thuật là một động lực to lớn đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ănghen, Lênin, Stalin (1973), Bàn về kinh tế địa phương, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Việt Yên (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện Việt Yên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang ( 2005), Bắc Giang những chặng đường đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, hà nội. 4. Ban Chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Việt Yên khoá XX (2000), Báo cáo trình Đại hội đại biểu phụ nữ huyện lần thứ 21 nhiệm kỳ 1996-2000, Văn phòng Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Việt Yên. 5. Ban Chấp hành Trung ương (1988), Nghị quyết Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội. 6. Ban khoa học công nghệ và môi trường - Viện nghiên cứu chiến lược chính sách khoa học và công nghệ ( 1996), Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cách mạng công nghệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Ban Nông nghiệp Trung ương (1988), kinh tế xã hội nông thôn ngày nay, tập 1, Nxb tư tưởng văn hoá, Hà Nội. 8. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (1993), Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Chỉ thị - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1995), Về cải tiến công tác khoán mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Trường Chinh (1987), Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội. 11. Phan Đại Doãn (1996), Quản lý nông thôn nước ta hiện nay - một số vấn đề giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106 12. Lê Duẩn (1986), Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nxb Sự thật, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1988), Nghị quyết Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Nxb Kỹ thuật, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Các Đại hội và hội nghị Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Phạm Văn Đồng (1984), Tạo bước chuyển biến mới để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong những năm trước mắt, Nxb Sự thật, Hà Nội. 21. Ngô Đình Giao (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Giáo trình ( 2003), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 (1984), Nxb Sự thật, Hà Nội. 25. http/vietbao.vn/kinhte- tc/ nhìn lại nên kinh tế Việt nam qua 20 năm đổi mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 107 26. Huyện đội huyện Việt Yên (2000) , Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ an ninh- quốc phòng từ năm 1995- 2000, Phòng lưu trữ UBND huyện Việt Yên. 27. Huyện đội huyện Việt Yên (2005) , Báo tình hình thực hiện nhiệm vụ an ninh- quốc phòng từ năm 2000- 2005, Phòng lưu trữ UBND huyện Việt Yên. 28. Huyện uỷ Việt Yên năm (1986), Báo cáo công tác của Huyện uỷ Việt Yên tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV, Phòng lưu trữ huyện uỷ Việt Yên. 29. Huyện uỷ Việt Yên năm (1991), Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Việt Yên tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, Phòng lưu trữ huyện uỷ Việt Yên. 30. Huyện uỷ huyện Việt Yên (1996), Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XVII, Đánh giá kết qủa thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII 1991- 1995, Phòng lưu trữ Huyện uỷ huyện Việt Yên. 31. Huyện uỷ huyện Việt (2001), Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Việt Yên khoá XVIII, Đánh giá kết qủa thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII 1996 – 2000, Phòng lưu trữ Huyện uỷ huyện Việt Yên. 32. Huyện uỷ huyện Việt (2006), Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Việt Yên khoá XIX, Đánh giá kết qủa thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII 2000- 2005, Phòng lưu trữ Huyện uỷ huyện Việt Yên. 33. Nguyễn Văn Linh (1987), Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi hoạt động, Nxb Sự thật, Hà Nội. 34. Nguyễn Đình Lễ (1997), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nay, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 35. Trần Đức Lương (2002), Kiên định đường lối đổi mới Việt Nam, vững bước vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108 36. Nguyễn Trọng Phúc (2000), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Phòng Công thương huyện Việt Yên (2000), Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 1996 - 2000, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 38. Phòng Công thương huyện Việt Yên (2000), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của ngành thương mại, dịch vụ từ năm 1995 đến năm 2000, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 39. Phòng Công thương huyện Việt Yên (2005), Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2000 - 2005, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 40. Phòng Công thương huyện Việt Yên (2005), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ từ năm 2000 đến năm 2005, Văn phòng Phòng Công thương huyện Việt Yên. 41. Phòng Giáo dục huyện Việt Yên (1980), Báo cáo kết quả thực hiện công tác giáo dục 1976-1980, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 42. Phòng Giáo dục huyện Việt Yên (1985), Báo cáo kết quả thực hiện công tác giáo dục từ năm 1980-1985, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 43. Phòng Giáo dục huyện Việt Yên ( 1995 ), Báo cáo tình hình nhiệm vụ giáo dục từ năm 1990 – 1995, những định hướng phát triển giáo dục đến năm 2000, Văn phòng Phòng Giáo dục huyện Việt Yên. 44. Phòng Giáo dục huyện Việt Yên ( 2000 ), Báo cáo tình hình nhiệm vụ giáo dục từ năm 1995 – 2000, những định hướng phát triển giáo dục đến năm 2005, Văn phòng Phòng Giáo dục huyện Việt Yên. 45. Phòng Giáo dục huyện Việt Yên ( 2005 ), Báo cáo tình hình nhiệm vụ giáo dục từ năm 2000 – 2005, những định hướng phát triển giáo dục đến năm 2010, Văn phòng Phòng Giáo dục huyện Việt Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109 46. Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Việt Yên ( 1995), Báo Có công tác xây dựng cơ bản từ năm 1990- 1995, Phòng lưu trữ UBND huyện việt Yên. 47. Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Việt Yên ( 2000), Báo Có công tác xây dựng cơ bản từ năm 1995 – 2000, Phòng lưu trữ UBND huyện việt Yên. 48. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Việt Yên (2005), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1995-2005, Văn phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Việt Yên. 49. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Việt Yên (2005), Báo cáo công tác giải quyết việc làm cho lao động của huyện từ năm 2000-2005, Văn phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Việt Yên. 50. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Việt Yên (2005), Báo cáo kết quả điều tra tổng số hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới và tình hình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1995-2005, Văn phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Việt Yên. 51. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Việt Yên (2005), Báo cáo tình hình xuất khẩu lao động từ năm 2000-2005, Văn phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Việt Yên. 52. Phòng Nông nghiệp huyện Việt Yên (2005), Báo cáo tình hình tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân từ năm 20002005, Văn phòng Phòng Nông nghiệp huyện Việt Yên. 53. Phòng thống kê huyện Việt Yên (1976), Báo cáo thống kê năm 1976, Phòng thống kê huyện Việt Yên. 54. Phòng thống kê huyện Việt Yên (1978), Báo cáo thống kê năm 1978, Phòng thống kê huyện Việt Yên. 55. Phòng thống kê huyện Việt Yên (1982), Báo cáo thống kê năm 1982, Phòng thống kê huyện Việt Yên. 56. Phòng thống kê huyện Việt Yên (1985), Báo cáo thống kê năm 1985, Phòng thống kê huyện Việt Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 110 57. Phòng thống kê huyện Việt Yên (1986), Báo cáo thống kê năm 1986, Phòng thống kê huyện Việt Yên. 58. Phòng thống kê huyện Việt Yên (1990), Báo cáo thống kê năm 1990, Phòng thống kê huyện Việt Yên. 59. Phòng thống kê huyện Việt Yên (1995), Báo cáo thống kê năm 1995, Phòng thống kê huyện Việt Yên. 60. Phòng thống kê huyện Việt Yên (1996), Báo cáo thống kê tình hình chăn nuôi từ năm 1986-1996, Phòng thống kê huyện Việt Yên. 61. Phòng thống kê huyện Việt Yên (2000), Báo cáo thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1996- 2000 , Phòng thống kê huyện Việt Yên. 62. Phòng thống kê huyện Việt Yên (2000), Báo cáo thống kê tình hình chăn nuôi từ năm 1995-2000, Phòng thống kê huyện Việt Yên. 63. Phòng thống kê huyện Việt Yên (2005), Báo cáo thống kê năm 2005, Phòng thống kê huyện Việt Yên. 64. Phòng thống kê huyện Việt Yên (2005), Niên giám thống kê năm 2005, Phòng thống kê huyện Việt Yên. 65. Phòng Y tế huyện Việt Yên ( 1995), Báo cáo tổng kết công tác Y tế từ năm 1990 – 1995, Phòng lưu trữ UBND huyện Việt Yên. 66. Phòng Y tế huyện Việt Yên ( 2000), Báo cáo tổng kết công tác Y tế từ năm 1995 – 2000, định hướng phát triển y tế đến năm 2005, Phòng lưu trữ UBND huyện Việt Yên. 67. Phòng Y tế huyện Việt Yên ( 2005), Báo cáo tổng kết công tác Y tế từ năm 2000 – 2005, định hướng phát triển y tế đến năm 2010, Văn Phòng Phòng Y tế huyện Việt Yên. 68. Phòng Văn hoá huyện Việt Yên (1995), Báo cáo tổng kết công tác văn hoá thông tin 1990 – 1995, Phòng lưu trữ UBND huyện Việt Yên. 69. Phòng Văn hoá huyện Việt Yên (2000), Báo cáo tổng kết công tác văn hoá thông tin 1995 – 2000, Phòng lưu trữ UBND huyện Việt Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 111 70. Phòng Văn hoá huyện Việt Yên (2005), Báo cáo tổng kết công tác văn hoá thông tin 2000 – 2005, Phòng lưu trữ UBND huyện Việt Yên. 71. Phạm Xuân Nam (2001), Đổi mới kinh tế xã hội ở Việt Nam (19862000), một cái nhìn tổng quát, kỷ yếu hội thảo quốc tế: Việt Nam trong thế kỷ XX, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Lê Thanh Nghị (1981), Cải tiến công tác khoán, mở rộng, khoán sản phẩm để thúc đẩy sản xuất củng cố hợp tác xã nông nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội. 73. Lê Đình Tiến - Nguyễn Thanh Hiền (1995), Xoá đói giảm nghèo ở vùng khu IV cũ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 74. Tỉnh uỷ Hà Bắc ( 1986), Báo cáo bổ sung biện pháp thực hiện những mục tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội 1986- 1990, Phòng lưu trữ Huyện uỷ huyện Việt Yên. 75. Tỉnh uỷ Hà Bắc ( 1986), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Hà Bắc lần VII, Phòng lưu trữ huyện uỷ Việt Yên. 76. Tỉnh uỷ Hà Bắc ( 1991), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Hà Bắc lần VIII, Phòng lưu trữ huyện uỷ Việt Yên. 77. Tỉnh uỷ Hà Bắc ( 1996), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Hà Bắc lần IX, Phòng lưu trữ huyện uỷ Việt Yên. 78. Trung tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ tre em (2000), Báo cáo công tác thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em từ năm 19952000, Phòng lưu trữ UBND huyện Việt Yên. 79. Trung tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ tre em (2005), Báo cáo công tác thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em từ năm 20002005, Phòng lưu trữ UBND huyện Việt Yên. 80. Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên (1980), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội giai đoạn 1976-1980, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 112 81. Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên (1983), Báo cáo tình hình các mặt công tác năm 1983, phương hướng nhiệm vụ năm 1984, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 82. Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên (1990), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội 1986- 1990, Phòng lưu trữ UBND huyện việt Yên. 83. Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên (1995), Báo cáo của Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội từ năm 1991-1995, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 84. Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên (1999), Quy hoạc tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Việt Yên giai đoạn 2000-2010, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 85. Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên (2000), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1995- 2000, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 86. Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên (2000), Báo cáo điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 87. Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên (2000), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2000, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 88. Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên (2005), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội 2000- 2005, Phòng lưu trữ UBND huyện việt Yên. 89. Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên (2005), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2005, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 90. Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên (2005), Báo cáo tổng kết công tác tài chính của huyện giai đoạn 2000-2005, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 113 91. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (1980), Báo cáo tổng kết công tác dân số, gia đình và trẻ em giai đoạn 1976-1980, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 92. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (1985), Báo cáo tổng kết công tác dân số, gia đình và trẻ em giai đoạn 1980-1985, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 93 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (1990), Báo cáo tổng kết công tác dân số, gia đình và trẻ em giai đoạn 1985-1990, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 94 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (1995), Báo cáo tổng kết công tác dân số, gia đình và trẻ em giai đoạn 1990-1995, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 95 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2000), Báo cáo tổng kết công tác dân số, gia đình và trẻ em giai đoạn 1995-2000, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 96 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2005), Báo cáo tổng kết công tác dân số, gia đình và trẻ em giai đoạn 2000 -2005, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 97 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (1998), Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Bắc Giang thời kỳ 1995- 2005, Phòng lưu trữ Huyện uỷ huyện việt Yên. 98 Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Việt Yên (2000), Báo cáo công tác thuỷ lợi giai đoạn 1996-2000, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. 99 Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Việt Yên (2005), Báo cáo kết quả công tác thuỷ lợi từ năm 2000-2005, Phòng lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 114 PHỤ LỤC Một số hình ảnh về huyện Việt Yên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về thăm chùa Bổ (xã Tiên Sơn, 1998) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trường Mầm non số 2 xã Tiên Sơn đón nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia năm 2000 Đội tuyển bóng đá huyện Việt Yên năm 2003 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Sản xuất mây tre đan xã Tăng Tiến Lớp học nghề móc sợi nhằm giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi xã Hoàng Ninh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Sản xuất nấm xã Hồng Thái Sản xuất rau xanh xã Bích Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trạm bơm Quang Biểu xã Nghĩa Trung phục vụ sản xuất nông nghiệp Cứng hoá kênh mương nội đồng xã Thượng Lan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chăn nuôi thuỷ sản xã Nghĩa Trung Mô hình VAC xã Nghĩa Trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chăn nuôi bò sinh sản xã Minh Đức Chăn nuôi ngựa thương phẩm xã Minh Đức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng