Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện cẩm giàng tỉnh hả...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện cẩm giàng tỉnh hải dương

.DOC
144
131
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ NGỌC MINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG – TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ NGỌC MINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG – TỈNH HẢI DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 60.62.16 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn KS. Lê Ngọc Minh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình từ rất nhiều đơn vị và cá nhân cả trong và ngoài ngành nông nghiệp. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo - PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô trong khoa Quản lý đất đai. Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Giàng, Uỷ ban nhân dân các xã trong huyện và các phòng, ban, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu làm luận văn. Tôi xin cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn KS. Lê Ngọc Minh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii MỤC LỤC L i ỜI L i ỜI i M i Ụ i D v A i D v A ii D vi A ii M 1 Ở 1 1 Tí 2 2 M 3 2 Yê Ch 3 ươ 1. 3 1 1. 3 1. 1. 7 1. 1. 1 1. 2 1. 1 1. 3 1. 1 1. 5 1. 1 2 6 1. 1 2. 6 1. 2 2. 0 1. 2. H2 D3 Ch 2 ươ 6 2. 2 1 6 2. 2 1. 6 2. 2 1. 6 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 2. 2 2 6 2. 2. G2 g6 2. 2 2. 6 2. 2. C2 G6 2. 2 2. 6 2. 2. n2 ngh 7 2. 2 3 7 2. 2 3. 7 2. 2 3. 7 2. 2 3. 8 2. 2 3. 9 Ch 3 ươ 0 3. 3 1 0 3. 3 1. 0 3. 3 1. 3 3. 4 2 1 3. 4 2. 1 3. 4 2. 2 3. 4 2. 2 3. 4 3 4 3. 5 3. 0 3. 5 3. 1 3. 5 3. 2 3. 5 4 3 3. 5 4. 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 3. 4. 3. 4. 3. 4. 3. 5 3. 5. 7 0 8 0 8 5 n8 26 2 8 3. 8 5. 7 3. 5. 28 8 3. 9 5. 0 K 9 ẾT 5 5. 9 1 5 5. 9 2 6 T 9 ÀI 7 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CNH Công nghiệp hoá ĐTH Đô thị hóa ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức nông lương thế giới GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hoá HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã CPTG Chi phí trung gian KHKTNN Khoa học kĩ thuật nông nghiệp LĐ Lao động LUT Loại hình sử dụng đất NNBV Nông nghiệp bền vững TNHH Thu nhập hỗn hợp PBHH Phân bón hóa học SXKD Sản xuất kinh doanh TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân UNFPA Quỹ dân số thế giới Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 DANH MỤC BẢNG ST T Tra ng Gi 3.1 3.2 áBi 3 ến 20 4 10 H ện Hi 2 4 3 4 3.5 ện C 3.6 ác C 4 4 8 5 3.7 ác C 3.8 ác C 0 5 1 5 3.9 ác T 3.1 ổn H 2 5 4 5 0 3.1 1 3.1 Tiệ ổn Hi 5 5 8 5 2 3.1 3 3.1 ệu T ổn Hi 9 6 1 6 4 3.1 5 3.1 6 3.1 ệu Hi ệu T ổn M 3 6 5 6 6 3.3 .3.4 7 ức cá 3.1 cM 8 ức cá 3.1 cM 9 ức cá 3.2 cT 0 3.2 ổn S 1 3.2 oM 2 3.2 ức Đị 3 nh 7 1 7 4 7 7 7 9 8 2 8 4 8 9 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC HÌNH ST T 3. 1 3. 2 3. 3 3. 4 3. 5 3. 6 3. 7 3. 8 S ơ C ơ Bi ểu C ản C ản C ản C ản C ản 31 T r 34 41 45 46 47 47 49 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh…Trong quá trình sử dụng đất con người đã làm thay đổi các thuộc tính của đất theo cả hai hướng tốt và xấu. Do điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ canh tác lạc hậu, nhận thức và tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến đất đai bị xói mòn, rửa trôi, phá vỡ kết cấu đất, nghèo dinh dưỡng, bạc màu hoá… Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, là hoạt động có từ xa xưa của loài người; hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế từ phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, trên cơ sở đó để phát triển các ngành khác…Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững. Ngày nay, xã hội phát triển, quá trình phát triển của công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá, sự bùng nổ dân số diện tích đất nông nghiệp đã giảm rất nhiều do chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Do đó, để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cần phải có những loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, để nâng cao năng suất người dân đã sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học một cách bừa bãi. Do đó đã làm ô nhiễm môi trường đất và nước. Như vậy, việc đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiện tại là rất quan trọng để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả nhất theo hướng phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường). Cẩm Giàng là huyện đồng bằng nằm ở phía Tây của tỉnh Hải Dương có tổng diện tích đất tự nhiên 10.899,49 ha, trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp là Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 6.141,22 ha, chiếm 56,34% tổng diện tích đất tự nhiên, huyện Cẩm Giàng được coi Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 là một trọng điểm phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh. Trong vài năm gần đây, theo xu thế phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh thì diện tích đất nông nghiệp của huyện đã bị giảm dần do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Trước tình trạng đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm tìm ra những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp hiện nay để có những giải pháp sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ môi trường đất, môi trường sinh thái. Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương”. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương. 3. Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng. - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, phát hiện ưu, nhược điểm của các loại hình sử dụng đất đang được áp dụng trên địa bàn huyện. - Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp 1.1.1 Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp 1.1.1.1 Khái quát về đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Theo Điều 10, Luật Đất đai năm 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm trồng cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh (Quốc hội, 2013). Trong giai đoạn kinh tế – xã hội phát triển mạnh mẽ, công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại thì mức sống của con người còn thấp, công năng của đất là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp để phục vụ nhu cầu thiết yếu ăn, mặc, ở…Khi con người biết sử dụng đất đai vào cuộc sống cũng như sản xuất thì đất đóng vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lai. Trong lịch sử phát triển của thế giới, các nước phát triển hay các nước đang phát triển thì việc sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương thực quốc gia. Sản phẩm nông nghiệp là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ, tuỳ theo lợi thế của mình mà mỗi nước có thể xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm công ngiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại theo xu thế phát triển chung của toàn xã hội, có Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 rất nhiều diện tích đất bị xói mòn, bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý, vì vậy, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về nông sản phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất. 1.1.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp 1.1.1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất đai. Do đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để và không còn thời gian nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất chưa được coi trọng. Kết quả là hàng loạt diện tích đất bị thoái hoá trên phạm vi toàn thế giới qua các hình thức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc của tầng đất... Người ta ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động bất cẩn của con người gây ra (Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng,1994). Theo P.Buringh (1994), toàn bộ đất có khả năng nông nghiệp của thế giới chừng 3,3 tỷ ha (chiếm 22% tổng diện tích đất liền); khoảng 78% (xấp xỉ 11,7 tỷ ha) không dùng được vào nông nghiệp . Đất trồng trọt là đất đang sử dụng, cũng có loại đất hiện tại chưa sử dụng nhưng có khả năng trồng trọt. Đất đang trồng trọt của thế giới có khoảng 1,5 tỷ ha (chiếm xấp xỉ 10,8% tổng diện tích đất đai và 46% đất có khả năng trồng trọt). Như vậy, còn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác. Việc con người khai thác và sử dụng bừa bãi không có khoa học làm cho đất nông nghiệp giảm về cả số lượng. Nhiều vùng đất trên thế giới đã trở thành sa mạc không thể canh tác được, các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhậy cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Nghèo đói, mất ổn định chính trị, phá rừng chăn thả quá múc và các hoạt động tưới tiêu nghèo nàn đều đóng góp vào sa mạc hóa. Tại Châu Phi, phía nam Sahara, với 66% đất đai là sa mạc khô cằn đây là Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 vùng đất đang gặp rất nhiều nguy cơ. Khoảng 1,2 tỷ người của hơn 110 nước đang bị đe dọa bởi vấn đề này. Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá, nhiều nhất ở vùng Châu Mỹ Latinh và Châu Á. Braxin hàng năm mất 1,7 triệu ha rừng, Ấn Độ 1,5 triệu ha rừng, Inđônêxia 900.000 ha và Thái Lan gần 400.000 ha. Đối với các nước có dân số đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... sự suy thoái hóa đất ở, đất rừng đã tác động đáng kể tới nông nghiệp. Đối với các nước như Campuchia, Lào... nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú (World Bank,1992). Việc tàn phá rừng kéo theo sự hủy diệt của nhiều loài động vật, thực vật và làm mất tính đa dạng sinh học tự nhiên. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ làm hàng triệu ha đất bị hoang mạc hóa. Việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm trầm trọng vòng luẩn quẩn suy thoái dất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu. Suy thoái hóa đất làm nghèo dinh dưỡng, phá hủy cân bằng chu trình nước và góp phần làm mất an ninh lương thực, tỷ lệ nghèo đói gia tăng, cùng với mức tăng dân số và hàng loạt các nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững rõ ràng là đã thất bại. Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều. Tuy có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng châu Á lại có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác, châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia. Ở châu Á, đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích. Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Phần lớn diện tích này là đất dốc và chua; khoảng 40 - 60 triệu ha trước đây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ, nhưng đến nay do bị khai thác khốc liệt nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại (FAO, 1990). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 Đông Nam Á là một khu vực đặc biệt. Từ số liệu của UNDP năm 1995 cho ta thấy đây là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưng diện tích đất canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác trên đầu người khá nhất, Việt Nam đứng hàng thấp nhất trong số các quốc gia Asean (Nguyễn Điền, 2001). 1.1.1.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, nông nghiệp Việt Nam đi qua chặng đường dài phát triển đã có những thành tựu nổi bật nhưng cũng đã có những sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng đất nông nghiệp. Ở Việt Nam việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp có nhiều biến động. Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: Xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hoá mặn hoá, phèn hoá bạc mầu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, ô nhiễm đất. Trên 50% diện tích đất (5,7 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình suy thoái hóa đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng các chất hữu cơ trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở, …Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động. Việt Nam hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc. Trong đó trên 5 triệu ha đất chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Nước ta đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hoá cục bộ tại các giải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường. Diện tích đất của nước ta đứng hàng thứ 58 trên thế giới nhưng do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp là vào loại thấp, là một trong 40 nước có diện tích đất đai theo đầu người thấp nhất trên thế giới hiện nay. Theo Nguyễn Đình Bồng (1995) đất nông nghiệp của chúng ta chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn. Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững. 1.1.2. Hiệu quả và phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1..1.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất Theo Viện ngôn ngữ học (1992) thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả đó dược tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất