Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân ...

Tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang

.DOC
128
104
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------------- LÊ DUY MẠNH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG CHO CÁC HỘ DI DÂN VÙNG THIÊN TAI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------------- LÊ DUY MẠNH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG CHO CÁC HỘ DI DÂN VÙNG THIÊN TAI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GANG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 60.62.01.15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS MAI THANH CÚC HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Duy Mạnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi nhận được sư quan tâm giúp đỡ của mọi người, tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ đó. Trước tiên, Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS. TS Mai Thanh Cúc người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo, giúp đỡ tôi để hoàn thành được Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Học viện nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn và các thầy cô giáo của Học viện nông nghiệp Việt Nam đã dìu dắt, dạy bảo tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại Học viện và quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Giang, các phòng ban chức năng của Sở nông nghiệp và PTNT; UBND huyện và các phòng ban chức năng của huyện Hoàng Su Phì đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin, số liệu giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, UBND và bà con nhân dân các xã Chiến Phố, Nậm Ty, Thông Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập số liệu và điều tra phỏng vấn hộ tại địa bàn. Cuối cùng xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, hỗ trợ, khích lệ cổ vũ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Duy Mạnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 MỤC LỤC Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục sơ đồ x Danh mục biểu đồ ix Danh mục hộp x PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1 4 Cơ sở lý luận 2.1.1 Các khái niệm 4 2.1.2 Đặc điểm phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống của các hộ di dân vùng thiên tai 7 2.1.3 Nội dung phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai 8 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời 2.2 sống cho các hộ di dân vùng thiên tai 10 Cơ sở thực tiễn 12 2.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai 12 2.2.2 Chủ trương chính sách của địa phương về phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 13 Page 4 2.2.3 Kinh nghiệm phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai của cả nước và một số địa phương 14 PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1 21 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23 3.1.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hoàng Su Phì 30 3.2 32 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 32 3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 32 3.2.3 Phương pháp tính toán số liệu 33 3.2.4 Phương pháp phân tích 33 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của các hộ di dân vùng thiên tai 36 4.1.1 Tình hình di dân vùng thiên tai 36 4.1.2 Thông tin cơ bản của hộ điều tra 38 4.1.3 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của các hộ di dân vùng thiên tai 41 Thực trạng ổn định đời sống của các hộ di dân vùng thiên tai 49 4.2.1 Tình hình ổn định đời sống kinh tế của các hộ di dân vùng thiên tai 49 4.2.2 Ổn định về đời sống xã hội của các hộ di dân vùng thiên tai 53 4.2 4.3 Những thuận lợi, ảnh hưởng về sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống của các hộ di dân vùng thiên tai và nguyên nhân 62 4.3.1 Những thuận lợi, ảnh hưởng về sản xuất nông nghiệp của các hộ di dân vùng thiên tai và nguyên nhân 60 4.3.2 Những thuận lợi, các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định đời sống của các hộ di dân vùng thiên tai và nguyên nhân 4.3.3 Sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền các cấp Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 64 66 Page 5 4.4 Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai 4.4.1 Định hướng 68 68 4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai 71 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 5.1. Kết luận 88 5.2. Kiến nghị 89 5.2.1. Đối với Chính phủ 89 4.2.2. Đối với tỉnh Hà Giang 90 5.2.3. Đối với Chính quyền huyện Hoàng Su Phì 90 5.2.4. Đối với các hộ di dân ra khỏi vùng thiên tai 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 93 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân CN – XD Công nghiệp - xây dựng GDP Tổng sản phẩm nội địa PTNT Phát triển nông thôn QĐ – TTG Quyết định Thủ tướng Chính phủ QĐ – UBND Quyết định Ủy ban nhân dân THCS Trung học cơ sở UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UBND Ủy ban nhân dân Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 3.1 Diện tích, cơ cấu các loại đất qua 5 năm (2009-2013) 24 3.2 Thực trạng về lao động huyện Hoàng Su Phì đến 31/12 hàng năm 26 3.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009 - 2013 27 3.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hoàng Su Phì giai đoạn 2009 – 2013 27 4.1 Kết quả di dân vùng thiên tai giai đoạn 2009 – 2013 36 4.2 Tình hình ổn định dân cư tại nơi ở mới giai đoạn 2009 - 2013 37 4.3 Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra 39 4.4 Diện tích đất canh tác của các hộ điều tra 40 4.5 Kết quả trồng trọt của các hộ di dân vùng thiên tai năm 2013 42 4.6 Kết quả xuất bán nông sản của các hộ di dân năm 2013 42 4.7 Quy mô chăn nuôi của các hộ di dân năm 2013 44 4.8 Kết quả xuất bán gia súc của các hộ di dân năm 2013 45 4.9 Tập huấn kỹ thuật cho các hộ di dân vùng thiên tai năm 2013 46 4.10 Phương pháp tổ chức tập huấn kỹ thuật 46 4.11 Tình hình phát triển sản xuất của các hộ trước và sau di dân 47 4.12 Kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ di dân vùng thiên tai năm 2013 48 4.13 Thu nhập và bình quân lương thực/hộ/khẩu của hộ di dân 2013 49 4.14 Tình trạng thiếu ăn của các hộ di dân năm 2013 49 4.15 Hiện trạng đất ở của hộ di dân vùng thiên tai năm 2013 50 4.16 Hiện trạng nhà ở của hộ di dân vùng thiên tai năm 2013 50 4.17 Sử dụng điện của các hộ di dân vùng thiên tai năm 2013 51 4.18 Đồ dùng sinh hoạt của hộ di dân vùng thiên tai năm 2013 52 4.19 Hiện trạng sử dụng công cụ sản xuất của hộ di dân vùng thiên tai năm 2013 Tỷ lệ huy động con em các hộ di dân năm học 2013 - 2014 52 54 4.22 Khoảng cách đến trường Tiểu học, trung học cơ sở, Trung học phổ thông Tình trạng ốm đau, bệnh tật của các hộ di dân vùng thiên tai 4.23 Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã gần nhất 56 4.20 4.21 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 53 55 Page 8 4.24 Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của hộ di dân vùng thiên tai 56 4.25 Hiện trạng công trình vệ sinh của hộ di dân vùng thiên tai 57 4.26 Tham gia sinh hoạt cộng đồng tại thôn bản của hộ di dân vùng thiên tai 58 4.27 Loại đường giao thông từ nhà đến trung tâm xã 58 4.28 Mức độ ổn định đời sống của các hộ di dân vùng thiên tai 2013 59 4.29 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của hộ di dân 61 4.30 Yếu tố ảnh hưởng đến ổn định đời sống của hộ di dân vùng thiên tai 64 4.31 Chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các hộ di dân vùng thiên tai 66 4.32 Hỗ trợ của chính quyền xã về sản xuất nông nghiệp cho các hộ di dân vùng thiên tai 67 4.33 Hỗ trợ đời sống của chính quyền xã đối với hộ di dân vùng thiên tai 67 4.34 Quy hoạch di chuyển dân ra khỏi vùng thiên tai giai đoạn 2011 – 2020. 71 4.35 Quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến năm 2020 72 4.36 Khái toán nguồn vốn bố trí dân cư theo quy hoạch 2011 - 2020 73 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 DANH MỤC SƠ ĐỒ Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang 4.1 Mô hình đầu tư có thu hồi 74 4.2 Mô hình cho vay quỹ phát triển thôn 75 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang 4.1 Cơ cấu giống lúa, ngô của hộ di dân vùng thiên tai 41 4.2 Giá trị xuất bán nông sản của các hộ di dân năm 2013 43 4.3 Giá trị gia súc, gia cầm xuất bán năm 2013 45 DANH MỤC HỘP Số hộp Tên hộp Trang 4.1 Nhận xét của cơ quan quản lý nhà nước về kết quả di dân vùng thiên tai 38 4.2 Nhận xét, đánh giá của chính quyền địa phương 60 4.3 Đề xuất nguyện vọng của hộ gia đình 68 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến bất thường và khắc nghiệt, tình hình thiên tai xảy ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, gây nhiều tổn thất về đất đai, tài sản thậm chí cả tính mạng của nhân dân. Chỉ tính 10 năm qua (1998 – 2007) ở Việt Nam các loại thiên tai như: Bão, lũ, tố lốc, sạt lở…và các loại thiên tai khác đã gây thiệt hại đáng kể, làm chết và mất tích 5.155 người, bị thương 5.530 người; làm đổ, trôi, ngập, hư hỏng khoảng 5.494.000 ngôi nhà. Thiệt hại về vật chất lên tới 55.542 tỷ đồng. Tổng thiệt hại hàng năm về tài sản ước tính khoảng 1,5 GDP (UNDP, 2011). Mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại theo những đột biến khó lường. Vì vậy, bố trí dân cư ra khỏi vùng thiên tai vẫn là nhiệm vụ chiến lược vừa cấp bách trước mắt, vừa lâu dài của Đảng, Chính phủ cũng như của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Hoàng Su Phì là một trong hai huyện dân tộc, miền núi phía tây của tỉnh Hà Giang, với kiến tạo địa hình phức tạp, độ dốc lớn, kết cấu đất rời rạc hàng năm thiên tai xẩy ra rất lớn, đặc biệt là lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đá đe dọa trực tiếp đến đời sống của các hộ dân, trong giai đoạn 2006 – 2013 thiên tai đã làm chết 21 người, bị thương 6 người, làm sập hoàn toàn 91 ngôi nhà, hư hỏng 1.463 ngôi nhà, thiệt hại về vật chất của 3.600 hộ, tổng giá trị thiệt hại trên 70 tỷ đồng (UBND tỉnh Hà Giang, 2013). Theo quy hoạch, trong giai đoạn 2011 – 2020, toàn huyện có 2.122 hộ nằm trong vùng thiên tai phải di dời đến nơi an toàn. Trong những năm qua, với các chính sách hỗ trợ của trung ương cũng như của tỉnh, huyện đã chủ động di dời được 295 hộ đang sinh sống ở các vùng thiên tai đến các nơi sinh sống đảm bảo an toàn về tính mạng con người và tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân an tâm sinh sống và phát triển sản xuất ở nơi ở mới. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp, đời sống của các hộ sau khi di chuyển ra khỏi vùng thiên tai, bố trí sống tập trung và xen ghép tại các thôn bản để thấy hết được những khó khăn thực sự mà người dân đang gặp phải từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, nâng cao đời sống cho các hộ dân có cuộc sống ở nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ đúng với chủ trương của Chính phủ và nguyện vọng chính đáng của người dân. Xuất phát từ ý tưởng trên, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống của các hộ di dân vùng thiên tai từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai. + Đánh giá thực trạng về phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống của các hộ di dân vùng thiên tai trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. + Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. + Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ sau di dân vùng thiên tai. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Là các vấn đề về phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống. Chủ thể nghiên cứu là các hộ đã di dân ra khỏi vùng thiên tai. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp, tập trung vào các cây, con chính và đời sống của các hộ sau di dân vùng thiên tai. - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Hoàng Su Phì. - Về thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 5/2014 – 5/2015. Số liệu thứ cấp là số liệu được thu thập từ năm 2009 đến nay. Số liệu sơ cấp là số liệu điều tra năm 2013. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các khái niệm * Khái niệm phát triển sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản. Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: Sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như thuốc lá, cocaine… (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2014). Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân đạm. Nông nghiệp của các nước trên thế giới từ trước tới nay đều trải qua giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, gắn liền với sự tiến hoá của loài người và sự gia tăng về dân số. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, nền nông nghiệp chủ yếu là săn bắn hái lượm. Khi loài người tích luỹ được kinh nghiệm, công cụ sản xuất ra đời, nền nông nghiệp được phát triển sang trồng trọt và chăn nuôi theo hướng du canh hay du mục. Canh tác du canh, du cư gắn liền với nền canh tác đốt rẫy. Sau Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 đó, do sức ép về dân số và đất đai, nông nghiệp du canh chuyển sang nông nghiệp định canh ở thời kỳ phong kiến. Tuy vậy, nền nông nghiệp du canh và du cư vẫn tồn tại đến ngày nay ở một số vùng do một số cộng đồng, đồng bào dân tộc ít người thực hiện (dân tộc H'Mông các tỉnh miền núi phía bắc). Từ nền nông nghiệp định canh theo hướng quảng canh chuyển sang nông nghiệp thâm canh, từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp tự cung và tự cấp sang nông nghiệp hàng hoá là những xu hướng cơ bản của sự phát triển nông nghiệp trong một thế kỷ qua ở các nước đang phát triển. * Đời sống của hộ di dân được hiểu như sau: Đời sống của người dân được chia ra 3 đời sống cụ thể là đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống xã hội: - Đời sống vật chất là phương tiện, phương thức thể hiện đời sống của con người với tư cách là một sinh vật xã hội. Nói cách khác, đời sống vật chất là phương tiện đo lường trình độ phát triển của con người trong xã hội loài người, trong đó thể hiện mặt bản thể luận của đời sống tinh thần (Đặng Nguyên Anh, 2006). Chẳng hạn, những giá trị tinh thần bao giờ cũng phải tồn tại, phát triển thông qua một số cơ sở, phương tiện vật chất như nhà in, đài phát thanh truyền hình, thư viện, viện bảo tàng…. và được vật chất hóa dưới nhiều hình thức như sách, báo, tranh ảnh, băng hình, đĩa nhạc, tượng đài, đình chùa… Đời sống vật chất của một nhóm đối tượng cụ thể thường được đo lường bằng rất nhiều tiêu chí như nguồn sinh sống chính, mức sống so với tiêu chí cụ thể, điều kiện được đo lường bằng các tiêu chí phụ như nhà ở, nước sinh hoạt, sử dụng điện chiếu sáng, môi trường, giao thông vv… Chất lượng cuộc sống với các tiêu chí như cơ sở giáo dục, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí vv… - Đời sống tinh thần xã hội được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần: Từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân phối, tiêu dùng giá trị tinh thần….) đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh thần…). Nói đến đời sống tinh thần xã hội là nói đến tính liên tục Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng, những quá trình tinh thần. - Đời sống xã hội là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau của các chủ thể xã hội và cộng đồng tồn tại trong không gian và thời gian nhất định, là tổng thể hoạt động xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Do vậy, đời sống xã hội đã trở thành mục tiêu phát triển của các xã hội. Vấn đề mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong đời sống xã hội cũng là một đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học, cụ thể là triết học. Qua vận dụng các vấn đề cơ bản của triết học về mối quan hệ giữa tinh thần tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội, chúng ta thấy xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành xem xét sự biến đổi của đời sống kinh tế vật chất đã đáp ứng được nhu cầu người dân trực tiếp hay gián tiếp thụ hưởng của các dự án, phương án hay chưa, còn các biến đổi về văn hóa, xã hội và môi trường lại xem xét như là mức độ đáp ứng các nhu cầu cao cấp của người dân. * Ổn định đời sống của hộ di dân được hiểu: Là đảm bảo cho người dân có được các điều kiện tối thiểu nhằm ổn định đời sống vật chất, tinh thần và xã hội. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, ổn định đời sống của hộ di dân được hiểu là: Một hộ di dân chuyển từ nơi ở cũ đến nơi ở mới ổn định được cuộc sống khi hộ đó được bố trí đủ đất ở, đất sản xuất và được hưởng đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu; được tiếp cận với các dịch vụ xã hội tốt. Đồng thời có phương án phát triển sản xuất cho hộ. Tính toán cụ thể diện tích, năng suất, sản lượng của các ngành sản xuất đáp ứng yêu cầu về việc làm, để ổn định đời sống cho các hộ di dân. * Hộ di dân vùng thiên tai được hiểu như sau: - Hộ di dân: Trong đời sống xã hội do nhiều yếu tố như việc làm, gia đình, phong tục tập quán, đời sống,… con người đã rời nơi ở cũ của mình đến nơi ở mới sinh sống. Quá trình này thường diễn ra liên tục gắn chặt với quá trình phát triển của mọi quốc gia. Việc con người rời nơi ở cũ đến nơi ở mới lâu nay gọi là di dân. Ở nước ta, di dân đã diễn ra cách đây hàng nghìn năm gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Như vậy, di dân được hiểu là con người Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 tạo dựng cuộc sống ở nơi cư trú mới sau khi di dời khỏi nơi cư trú cũ của họ. Thực tế, có nhiều lý do mà con người phải di dân và có thể phân chia thành 2 loại di dân: (i) Di dân tự nguyện và (ii) Di dân bắt buộc. Di dân tự nguyện là người dân tự quyết định do mưu cầu của cuộc sống và những tác động của thiên nhiên gây bất lợi cho đời sống, sản xuất. Di dân bắt buộc là do người dân bị trưng dụng đất để xây dựng các dự án, sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh hay vì lợi ích chung của cộng đồng. - Vùng thiên tai: Theo Luật Phòng, chống thiên tai (2013), vùng thiên tai được giải nghĩa như sau: "Vùng có hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế xã hội bao gồm: Sạt lở đất bờ sông, bờ biển, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất núi, sụt lún đất, ngập lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng, tố, lốc, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác". Như vậy, hộ di dân vùng thiên tai là các hộ đang sinh sống trong vùng tiềm ẩn nguy hiểm và nguy hiểm cao phải di dân tự nguyện hoặc bắt buộc ra khỏi vùng đó để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản. 2.1.2. Đặc điểm phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống của các hộ di dân vùng thiên tai Phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai có những đặc điểm riêng sau đây: - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết: Do địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, khí hậu tiểu vùng do bị chi phối bởi những rẫy núi cao hoặc sinh sống ở vùng thấp, thường bị ngập, lụt trong mùa mưa bão. - Các hộ dân canh tác trên các thửa ruộng bậc thang, nương bậc thang khó khăn trong việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi để chủ động nước tưới, tiêu, phần lớn sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước mưa, nên tính chủ động trong sản xuất không cao, có độ trễ về thời vụ. Hàng năm thiệt hại do thiên tai như hạn hán và mưa bão, lũ quét đối với sản xuất nông nghiệp là rất lớn. - Đất sản xuất của các hộ không tập trung, phân tán, không liền lô, liền khoảnh do công khai phá của các thế hệ đi trước, chỗ nào thuận tiện, có nguồn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 nước thì khai hoang làm ruộng bậc thang, làm nương rẫy; đất đai được thừa kế từ đời này qua đời khác. - Hệ sinh thái cây trồng khá đa dạng, về trồng trọt chủ yếu là sản xuất lúa, ngô, đậu tương, chè; có thế mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê) và trồng rừng. - Sản xuất nông nghiệp của hộ tự cung, tự cấp là chủ yếu, sản xuất ra để tiêu thụ hộ gia đình là chính, sản phẩm xuất bán ra thị trường rất ít. - Phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ di dân phần lớn phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước cho hộ di dân cũng như các chính sách của Chính phủ đối với hộ nghèo như: Chương trình 135/CP, 30a, 1776/TTg và các chương trình hỗ trợ khác. - Các hộ di dân vùng thiên tai chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, sản xuất theo kinh nghiệm là chính. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. - Các hộ di dân vùng thiên tai phần lớn là hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước. 2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai 2.1.3.1. Nội dung phát triển sản xuất nông nghiệp của các hộ di dân vùng thiên tai - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại các dự án, phương án bố trí dân cư; chú trọng phát triển cây hàng hóa có thế mạnh, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, tạo nguồn thu nhập từ rừng. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, sau khi các hộ di dân ra khỏi vùng thiên tai đến định cư tại nơi ở mới, chính quyền nơi dân đến định cư phải giúp đỡ người dân xác định các giống cây trồng mới, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; xác định cây nào là cây thế mạnh chủ lực của xã như lúa hàng hóa, đậu tương hoặc cây chè để định hướng cho hộ sản xuất. Đối với phát triển chăn nuôi đại gia súc thì trâu, bò là con đại gia súc thế mạnh hay phát triển chăn nuôi lợn để hộ mở rộng quy mô chăn nuôi. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 - Tổ chức cung ứng giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao cho sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phát triển sản xuất, thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Yếu tố đầu vào trong sản xuất, quyết định đến sản phẩm đầu ra, muốn cây trồng, vật nuôi có năng suất cao thì khâu giống là một trong các khâu có yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng; như vậy phải cung ứng cho hộ di dân ra khỏi vùng thiên tai các giống cây trồng mới, con gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao. Hướng dẫn hộ dân về quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi các loại cây trồng theo đúng quy trình về kỹ thuật, có như vậy mới giúp hộ dân phát triển được sản xuất, nâng cao thu nhập. - Tăng cường công tác thông tin, tìm kiếm thị trường; gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho hộ dân vùng dự án bố trí dân cư. Hộ di dân ra khỏi vùng thiên tai đến định cư tại nơi ở mới rất khó năm bắt được thông tin và tự tìm kiếm được thị trường tiêu thụ nông sản cho mình, như vậy chính quyền các cấp phải định hướng về thị trường tiêu thụ nông sản tại xã, tại huyện hoặc huyện khác, tỉnh khác để hộ di dân biết nên quyết định sản xuất nông nghiệp của gia đình như thế nào để đem lại giá trị cao nhất (Thủ tướng Chính phủ, 2013). 2.1.3.2. Nội dung ổn định đời sống cho các hộ di dân vùng thiên tai - Ổn định về đời sống vật chất: Sau khi bố trí dân cư ra khỏi vùng thiên tai, vấn đề quan trọng để ổn định dân cư ở nơi ở mới, không quay trở về nơi ở cũ thì phải đảm bảo làm sao để nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Muốn vậy phải đảm bảo bố trí cho hộ có nhà ở thích hợp, phù hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc, có thu nhập ổn định đầy đủ, được an toàn trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. - Ổn định về đời sống tinh thần: Phải tạo điều kiện để các hộ di dân ra khỏi vùng thiên tai được tiếp cận với các dịch vụ xã hội tốt, gần cơ sở khám chữa bệnh, được chăm sóc tốt khi ốm đau, con em của đồng bào phải được đến trường học, dễ hòa đồng với các hộ dân sở tại và khả năng tham gia các tổ chức đoàn thể tại địa phương sinh sống, được bình đẳng và tôn trọng. Cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất