Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam bỉm sơn thanh hóa...

Tài liệu Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy ô tô veam bỉm sơn thanh hóa

.DOC
136
147
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------- --------- MAI THỊ PHƯƠNG LAN GIẢI PHÁP TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ VEAM – BỈM SƠN – THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------- --------- MAI THỊ PHƯƠNG LAN GIẢI PHÁP TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ VEAM – BỈM SƠN – THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60.34.01.02 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS KIM THỊ DUNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nộị, ngày 20 tháng 05 năm 2015 Tác giả luận văn Mai Thị Phương Lan Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn với đề tài “Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy ô tô VEAM – Bỉm Sơn – Thanh Hóa” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo và nhân viên của Nhà máy ô tô VEAM – Bỉm Sơn – Thanh Hóa. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Kim Thị Dung, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Nhà máy ô tô VEAM – Bỉm Sơn – Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, số liệu và tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015 Tác giả luận văn Mai Thị Phương Lan Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii MỤC LỤC L i ờ i i i c a i m i 1.1 Tí 1.2 M 1.2 .1 1.2 .2 1.3 Đố 1.4 Ph 1.4 .1 1.4 .2 1.4 .3 1 i 2 2 3 3 3 3 3 3 PH ẦN 4 II 2.1 4 Cơ 2.1 4 .1 2.1 8 .2 2.1 1 .3 2 2.1 2 .4 0 2.1 2 .5 2 2.2 2 Cơ 8 2.2 2 .1 8 2.2 3 .2 4 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra trong tiêu thụ sản phẩm ô tô đối với doanh nghiệp Việt Nam. 38 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 3.1 Đặc điểm của Nhà máy ô tô VEAM, Bỉm Sơn, Thanh Hóa 41 3.1.1 Sự ra đời của Nhà máy ô tô VEAM, Bỉm Sơn, Thanh Hóa 41 3.1.2 Bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty 43 3.1.3 46 Đặc điểm sản phẩm của Nhà máy ô tô VEAM Bỉm Sơn – Thanh Hóa 3.1.4 Đặc điểm về lao động của Nhà máy 47 3.1.5 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Nhà máy ô tô VEAM 48 3.1.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy ô tô VEAM 50 3.2 Phương pháp nghiên cứu 51 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 51 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 52 3.2.3 Phương pháp phân tích 52 3.2.4 Chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phấn tích 54 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 56 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ô tô VEAM Bỉm Sơn Thanh Hóa 56 4.1.1 Thực trạng số lượng sản phẩm tiêu thụ 56 4.1.2 Thực trạng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy 63 4.1.3 Chi phí tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy 65 4.1.4 Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy 65 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ của Nhà máy 66 4.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 66 4.2.2 Các nhân tố bên trong Nhà máy 71 4.2.3 Phân tích SWOT 85 4.3 Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ô tô VEAM 90 4.3.1 Định hướng tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy 90 4.3.2 Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ô tô VEAM. 91 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 112 Page 4 5.1 Kế 5.2 Ki 5.2 .1 5.2 .2 TÀ I 11 11 11 11 11 5 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 DANH MỤC BẢNG ST T 3.1 T ì 3.2 T ì 3.3 Tình hình 3.4 Kết quả 3.5 Số lượn 4.1 Tình hình 2011 4.2 Số lượn 4.3 Số lượn 4.4 Sản lượn 4.5 Doan h thu 4.6 Chi phí 4.7 Lợi nhuậ 4.8 Tình hình 4.9 Tiêu chuẩ 4.1 So 0 sánh khác năm 4.1 Tình 1 hình 4.1 Số 2 lượn 4.1 Chi 3 phí 4.1 Mức 4 thưở Nhà máy 4.1 Điều 5 kiện 4.1 Bộ 6 phận 4.1 Hoạt 7 động 4.1 Phân 8 tích Tr an 47 48 4 9 5 0 5 2 5 7 5 9 6 1 6 2 6 4 6 5 6 5 7 1 7 3 7 4 7 5 7 7 8 1 8 2 8 3 8 3 8 4 8 9 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 4.1 9 4.2 0 4.2 1 4.2 2 4.2 3 4.2 4 4.2 5 4.2 6 4.2 7 4.2 8 4.2 9 4.3 0 Ý 9 k 2 D 9 ự 3 N 9 h 5 Ý 9 k 6 D 9 ự 8 Ý 9 k 9 Ý 10 k 1 D ự b 10 á 2 Ý 10 k 4 B ả 10 n 6 Ý k c 10 ủ 8 K 11 ế 0 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. KH: ...................Kế hoạch 2. TH:....................Thực hiện 3. Tr.đ: ................. Triệu đồng 4. GDP:................ Tổng sản phẩm quốc nội 5. SL:………….....Số lượng 6. CC:…………….Cơ cấu 7. HĐQT:…………Hội đồng quản trị 8. PTTH:………….Phổ thông trung học 9. CNKT:…………Công nhân kỹ thuật 10. CSH:…….……Chủ sở hữu 11. STT:………….Số thứ tự Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ST Tr T P an 2.1 h g 2.2 P 15 h 2.3 Q 18 u 3.1 B 45 ộ 3.2 D 46 â 4.1 H 62 ệ 4.2 K 98 ê ST Trang T S 63 4.1 ả 4. T 67 2 h 4. Tình 3 hình đoạn 7 2010 8 4. Tình 4 hình giai 7 đoạn 9 STT 4.1 Tên mô hình Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Nhà máy ô tô VEAM Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Trang 70 Page ix PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đến nay tuy còn mới mẻ nhưng nó đã cuốn hút hầu hết các Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Từ đây, nhiều Doanh nghiệp đã bắt kịp được với cơ chế mới và kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên cũng có không ít những Doanh nghiệp vẫn nằm trong tình trạng làm ăn thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản. Bởi trong cơ chế mới các Doanh nghiệp cùng sản xuất hàng hoá, cùng tồn tại cạnh tranh và bình đẳng với nhau trước pháp luật, đã tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ bằng sự đào thải những Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thay thế bằng những Doanh nghiệp có năng lực, nhạy bén và có khả năng phát triển. Vậy vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp sản xuất đó chính là hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các Doanh nghiệp phải thực hiện tốt nguyên tắc hạch toán kinh doanh “lấy thu bù chi và có lãi”. Một trong những khâu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp là khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là để tiêu thụ và hoạt động đó diễn ra trên thị trường ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Vì vậy, làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp Doanh nghiệp có nguồn tài chính để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh vòng quay của vốn và đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Đồng thời, qua đó cũng tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò đó, các nhà sản xuất kinh doanh không ngừng hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, phức tạp của nền kinh tế thị trường và làm thế nào để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm là cả một quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách chính xác tình hình mọi mặt của Doanh nghiệp mình: Tình hình thị trường, tình hình đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế xã hội... Trên cơ sở đó, các nhà lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 Doanh nghiệp cần có sự quản lý sáng suốt, linh hoạt, nhạy bén và năng động để vạch ra những hướng đi đúng đắn nhất. Làm tốt được những điều đó thì Doanh nghiệp mới khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình, nếu không Doanh nghiệp sẽ tự đào thải mình ra khỏi thị trường. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà mọi doanh nghiệp gắn mình với thị trường thì hoạt động tiêu thụ lại càng có vị trí quan trọng hơn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất chỉ có thể và phải bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có. Việc xác định cái mà thị trường cần là một bước trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng như vậy của tiêu thụ nên nhiều doanh nghiệp hiện nay đã không ngừng chú trọng đến khâu tiêu thụ. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp nào để thúc đẩy công tác tiêu thụ lại hoàn toàn không giống nhau ở các doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Đặc điểm của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, các điều kiện hiện có của doanh nghiệp…Doanh nghiệp phải biết lựa chọn các biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ. Có như vậy thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới nâng cao và giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu đề ra. Nhà máy ô tô VEAM Bỉm Sơn – Thanh Hóa, chi nhánh trực tiếp thuộc Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam là nhà máy mới đi vào hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây, nên tuổi đời còn khá trẻ, lượng hàng tồn kho tại Nhà máy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và kinh nghiệm tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế. Mặt khác, với sự khó khăn rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm nói chung của ngành nên Nhà máy nhận thức được rằng hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mình. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy ôtô VEAM Bỉm Sơn – Thanh Hóa”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ô tô VEAM Bỉm Sơn – Thanh Hóa những năm qua, đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy những năm tới. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp; - Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy ôtô VEAM trong những năm qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy ôtô VEAM trong những năm tới. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy ô tô VEAM Bỉm Sơn – Thanh Hóa. 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi về nội dung - Đề tài nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy ô tô VEAM Bỉm Sơn – Thanh Hóa. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy ô tô VEAM Bỉm Sơn – Thanh Hóa. 1.4.2. Phạm vi về không gian Đề tài được tập trung nghiên cứu tại Nhà máy ô tô VEAM Bỉm Sơn – Thanh Hóa. 1.4.3. Phạm vi về thời gian - Đề tài được tiến hành từ: 04/2014 - 04/2015 - Số liệu nghiên cứu thu thập trong 3 năm (từ năm 2011 đến năm 2013) - Các giải pháp đề ra nhằm thúc đẩy tiêu thụ của Nhà máy ô tô VEAM giai đoạn từ 2015 -2020. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Có nhiều cách tiếp cận khái niệm “Tiêu thụ sản phẩm”. Dưới đây là hai cách tiếp cận thường được sử dụng: Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một khâu mang tính quyết định trong sản xuất kinh doanh, một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến việc thực hiện các chức năng chuyển hóa hình thái giá trị của sản phẩm hàng hóa từ hàng sang tiền của tổ chức đó. (Phan Thăng, 2007). Như vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 2 quá trình có liên quan: Một là: Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao gói, lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Hai là: Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng bán hàng. Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển giao sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Người mua và người bán gặp nhau, thương lượng về điều kiện mua, giá cả, thời gian… Khi hai bên thống nhất với nhau, có sự chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, tiền tệ thì quá trình tiêu thụ chấm dứt. Hay nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán, xuất giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị mua và đơn vị mua thanh toán Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thỏa thuận. Xét trên góc độ sở hữu thì tiêu thụ sản phẩm là sự chuyển giao quyền sở hữu giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Xét trên góc độ kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bắt đầu mỗi chu kỳ sản xuất, vốn được các nhà sản xuất đưa vào lưu thông mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Ở giai đoạn này, vốn bằng tiền được chuyển hóa thành vốn dưới hình thức vật chất (T - H), những vật chất này tạo ra sản phẩm thông qua giai đoạn sản xuất, sản phẩm hàng hóa được đưa ra tiêu thụ và kết thúc quá trình tiêu thụ là doanh nghiệp sẽ thu được tiền về. Vậy tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình luân chuyển vốn. Việc thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa thông qua hai hành vi: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Thời điểm kết thúc tiêu thụ sản phẩm là khi doanh nghiệp thu được tiền bán hàng hoặc nhận được giấy báo chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thỏa thuận. Hàng được coi là đã tiêu thụ khi thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện + Hàng đã chuyển cho người mua + Người mua đã trả tiền hay chấp nhận trả tiền. Việc xác định đúng thời điểm tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm, để từ đó tìm cách hạn chế yếu tố tiêu cực, phát huy nhân tố tích cực trong quản lý hoạt động tiêu thụ… Là cơ sở đánh giá tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vốn sản xuất, để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh một cách chính xác trong kỳ. Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ là mục đích cơ bản. Phương châm thường trực của doanh nghiệp là: “Không sản xuất cái không được bán và cái không bán được”. Các doanh nghiệp chỉ tiến hành đầu tư, sản xuất kinh doanh khi đảm bảo chắc chắn rằng bán được hàng hay nói cách khác: Tiếng nói của thị trường đã được chú y lắng nghe. Tiêu thụ sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 đồng thời giúp người sản xuất hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình để có biện pháp hoàn thiện hơn nữa nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của xã hội. Có thể nói, sản xuất ra đã khó nhưng tiêu thụ sản phẩm còn khó hơn nhiều, việc đảm bảo trang trải chi phí, có lãi là vấn đề không đơn giản. Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm được ví như là “chất keo dính”, gắn chặt doanh nghiệp với thị trường, tạo cơ sở để hòa nhập, chấp nhận lẫn nhau, để có những tiền đề giải quyết cái gọi là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ở các giai đoạn sau. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. (James M.comer, 1995) 2.1.1.2. Khái niệm về thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của sản xuất hàng hoá. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá thì khái niệm về thị trường được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau: Theo chuyên gia kinh tế học người Mỹ Philip Kotler: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó. (Phan Thăng, 2007) Theo cách hiểu của các nhà kinh tế học cổ điển: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Theo góc độ thị trường xã hội tổng thể: Thị trường được hiểu là tập phức tạp và liên tục các nhân tố môi trường kinh doanh và các quan hệ trao đổi hàng hoá hấp dẫn và thưc hiện trong một không gian mở hữu hạn các chủ thể cung cầu và phương thức tương tác giữa chúng nhằm tạo điều kiện tồn tại và phát triển cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá. Thị trường là một lĩnh vực huyền bí đối với các nhà kinh doanh, song đó là một thực thể có khả năng nhận thức được. Để nhận dạng được các loại, các hình thái của thị trường mà doanh nghiệp tham gia, đặc điểm và xu hướng phát triển của từng loại, cần phải tiến hành phân loại thị trường. Dưới đây là một số tiêu thức phân loại thị trường chủ yếu: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 *) Theo địa chỉ khách hàng - Thị trường trong nước: Thị trường trong nước là thị trường mà ở đó diễn ra hoạt động mua bán hàng hoá của những người trong phạm vi hoạt động một quốc gia và các quan hệ kinh tế diễn ra trong mua bán qua đồng tiền quốc gia, chỉ có liên quan đến các vấn đề kinh tế, chính trị trong một nước. - Thị trường nước ngoài: Thị trường nước ngoài là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hoá giữa các nước với nhau thông qua tiền tệ quốc tế. Các quan hệ kinh tế diễn ra trên thị trường thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển kinh tế ở mỗi nước. Phân biệt thị trường trong nước và nước ngoài không ở phạm vi biên giới mỗi nước mà chủ yếu ở người mua và người bán với phương thức thanh toán và loại giá áp dụng, các quan hệ kinh tế diễn ra trên thị trường. Việc dự báo đúng sự tác động của thị trường nước ngoài đối với thị trường trong nước là sự cần thiết và cũng là những nhân tố tạo ra sự thành công đối với mỗi nhà kinh doanh. *) Theo đặc điểm thị trường - Thị trường bán buôn: là thị trường trong đó người bán, bán cho những người trung gian, để họ tiếp tục chuyển bán. Đặc điểm của bán buôn là khối lượng hàng lớn và không đa dạng, hàng hóa sau khi bán vẫn còn nằm trong khâu lưu thông, chưa đến tay người tiêu dùng. Có hai hình thức bán buôn: nhà sản xuất bán cho doanh nghiệp thương mại và buôn bán giữa các doanh nghiệp thương mại. Ngày nay để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp không những nghiên cứu về tâm lý, tập quán, thói quen người tiêu dùng mà còn vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố khác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào việc tạo lập các hình thức bán hàng thuận tiện nhất, hiệu quả nhất, như bán hàng qua bưu điện, qua điện thoại, qua mạng Internet, bán hàng qua hội chợ triển lãm, qua quảng cáo, bán hàng tận nhà, bán hàng trả góp. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn áp dụng một số thủ thuật để tăng cường hoạt động bán hàng như: thủ thuật "khan hiếm hàng", thủ thuật "tặng phẩm", thủ thuật "giá cao", thủ thuật “khuyến mại". - Thị trường bán lẻ: là thị trường trong đó người bán bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Đặc điểm của thị trường này là khối lượng bán thường nhỏ, chủng loại phong phú, hàng bán sau khi đi vào tiêu dùng cá nhân tức là đã được xã hội thừa nhận. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 *) Theo kết cấu sản phẩm - Thị trường các yếu tố sản xuất. Người mua chủ yếu là các đơn vị sản xuất kinh doanh, số lượng có hạn, phân bổ ở các địa điểm xác định, nhu cầu biến động chậm. Người bán ở thị trường này thường là các gia đình, cá nhân hoặc cũng có thể là các doanh nghiệp. - Thị trường hàng tiêu dùng có số lượng người mua rất đông và nhu cầu đa dạng, diễn biến của nhu cầu phức tạp và có đòi hỏi cao, có sự khác nhau giữa các vùng và giữa các tầng lớp khách hàng khác nhau. Người bán thường là đơn vị sản xuất kinh doanh, họ cạnh tranh với nhau rất gay gắt. 2.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp canh tranh nhau để chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng, nhằm mục tiêu cuối cùng là bán được nhiều sản phẩm nhất. Vì vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Do đó, tiêu thụ sản phẩm có những vai trò chủ yếu sau: * Vai trò thực hiện giá trị sản phẩm Để tiến hành sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư để mua các yếu tố đầu vào. Khi sản phẩm được sản xuất ra chưa đem tiêu thụ thì vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới dạng hàng hóa. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi lại vốn để tiếp tục quay vòng và mở rộng sản xuất kinh doanh. * Vai trò lưu thông, luân chuyển hàng hóa Qua quá trình tiêu thụ, sản phẩm của doanh nghiệp được đưa tới tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các kênh phân phối sản phẩm trên thị trường. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trở thành cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Vì vậy, việc tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ góp phần làm giảm chi phí lưu thông, rút ngắn thời gian dự trữ hàng hóa và tăng sản lượng hàng hóa bán ra. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 * Tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu hiệu quả đã định trước. Cụ thể: Thứ nhất: Mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của bất kì doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong đó, lợi nhuận gộp từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản mục đóng góp lớn nhất vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, việc xúc tiến bán hàng nhằm thúc đẩy tiêu thụ luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu: Lãi gộp = DT thuần – GV hàng bán Hay: Lãi gộp = ∑ Q x P – Các khoản giảm trừ doanh thu – GV hàng bán. Trong đó: DT thuần: Doanh thu thuần GV hàng bán: Giá vốn hàng bán Q: Số lượng sản phẩm bán ra P: Giá bán sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm tốt thì góp phần làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu của mình. Và ngược lại, sản phẩm không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ ít, sản xuất kinh doanh không mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp đó. Thứ hai: Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp. Vị thế của doanh nghiệp biểu hiện ở việc sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường như thế nào, chiếm thị phần bao nhiêu. Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Thứ ba: Mục tiêu an toàn. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm mục tiêu thu hồi vốn để tái sản xuất kinh doanh. Quá trình này phải được diễn ra một cách liên tục, phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả thì mới đảm bảo được sự an toàn và sự sống còn cho doanh nghiệp. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất