Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp phòng chống tham nhũng dưới triều vua minh mạng (1820 1840)...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp phòng chống tham nhũng dưới triều vua minh mạng (1820 1840)

.PDF
99
1
146

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA LỊCH SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM LỊCH SỬ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG DƢỚI TRIỀU VUA MINH MẠNG (1820 – 1840) HOÀNG VĂN TUẤN Bình Dương, Tháng 5 - 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA LỊCH SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA: 2012 - 2016 PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG DƢỚI TRIỀU VUA MINH MẠNG (1820 – 1840) Chuyên ngành : Sƣ phạm Lịch sử Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Huỳnh Ngọc Đáng Sinh viên thực hiện : Hoàng Văn Tuấn MSSV : 1220820084 Lớp : D12LS02 Bình Dương, Tháng 5 - 2016 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với Lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một, Lãnh đạo khoa Lịch sử đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em đăng kí và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn các cơ quan: Thư viện Tổng hợp tỉnh Bình Dương, Thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một, Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã tạo nhiều thuận lợi cho em trong việc sưu tầm tư liệu để em hoàn thành đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn giáo viên hướng dẫn, thầy Huỳnh Ngọc Đáng đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, người thân luôn động viên em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Sinh viên: Hoàng Văn Tuấn 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 5 3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu .................................. 6 3.1. Đối tƣợng nghiêm cứu ........................................................................... 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 6 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 7 4. Các nguồn tài liệu ........................................................................................ 8 5. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 9 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 9 CHƢƠNG 1.................................................................................................... 14 KHÁI QUÁT VẤN NẠN THAM NHŨNG ................................................. 14 QUA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM ................................ 14 1.1. Tham nhũng trong lịch sử nhà nƣớc phong kiến Việt Nam ............ 14 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 14 1.1.2. Nguyên nhân và điều kiện................................................................ 15 1.1.3. Thực trạng ......................................................................................... 18 1.2. Phòng chống tham nhũng của các triều đại phong kiến Việt Nam. 20 1.2.1. Phòng ngừa nạn tham nhũng .......................................................... 20 1.2.2. Các biện Pháp xử lý hành vi tham nhũng ...................................... 27 CHƢƠNG 2.................................................................................................... 30 PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG DƢỚI TRIỀU VUA MINH MẠNG 30 2.1. Thực trạng tham nhũng dƣới triều vua Minh Mạng.......................... 30 2.1.1 Nguyên nhân vấn nạn tham nhũng dƣới triều vua Minh Mạng ..... 30 2.1.2. Thực trạng tham nhũng trong các lĩnh vực chủ yếu ....................... 31 a. Lĩnh vực quản lý kho tàng ..................................................................... 31 2 b. Lĩnh vực quân sự .................................................................................... 33 c. Lĩnh vực thuế khóa ................................................................................. 35 d. Lĩnh vực tƣ pháp ..................................................................................... 36 e. Lĩnh vực xây dựng .................................................................................. 38 f. Lĩnh vực giáo dục và tuyển bổ quan lại ................................................ 39 g. Lĩnh vực ruộng đất ................................................................................. 40 h. Các lĩnh vực khác .................................................................................... 41 2.2. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng dƣới triều Minh Mạng ... 43 2.2.1. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng ........................................... 43 2.2.1.1. Giáo dục phẩm chất đạo đức cho quan lại .................................... 43 2.2.1.2. Cải cách bộ máy hành chính nhà nƣớc .......................................... 44 2.2.1.3. Chính sách tuyển bổ, bổ dụng, đãi ngộ quan lại ........................... 52 a. Phƣơng thức tuyển bổ ............................................................................... 52 b. Chính sách bổ dụng .................................................................................. 54 c. Chế độ khảo khóa và thƣởng phạt quan lại ............................................ 56 d. Chế độ đãi ngộ quan lại ............................................................................ 59 2.2.2. Các biện pháp xử phạt tham nhũng .................................................. 60 a. Các biện pháp hình sự .............................................................................. 60 b. Các biện pháp hành chính, kỉ luật........................................................... 63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 74 Phụ lục 1. Bảng thống kê các vụ án tham nhũng dƣới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840) ....................................................................................... 75 Phụ lục 2. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về tham nhũng....................... 93 Phụ lục 3. Một số nội dung trong tác phẩm “Từ thụ yếu quy” của Đặng Huy Trứ .......................................................................................................... 94 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tế tiến trình lịch sử nhân loại cho thấy, tham nhũng là một hiện tượng xã hội xuất hiện gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà nước. Tham nhũng hiện hữu trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt các yếu tố sắc tộc, văn hóa hay chế độ xã hội. Sự tồn tại và phát triển của nạn tham nhũng đã gây ra nhiều trở ngại cho sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của nhiều quốc gia1. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, tham nhũng đã và đang là gánh nặng lớn đối với công cuộc chống đói nghèo và lạc hậu2. Vì vậy, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã xác định việc ngăn chặn và đẩy lùi nạn tham nhũng là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước3. Ở Việt Nam, để ngăn ngừa và loại trừ có hiệu quả các hành vi tham nhũng ra khỏi các mặt đời sống kinh tế - xã hội nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã mở rộng và áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp phòng, chống tham nhũng khác nhau như: tuyên truyền, chương trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng, đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục trong nhà trường...4 Đặc biệt, việc Quốc hội ban hành “Luật phòng, chống tham nhũng” vào tháng 11 - 2005, hứa hẹn sẽ tạo ra những bước đột phá mới cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Tuy nhiên, xem xét toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam có thể nhận thấy không phải trước sự phát triển “trầm kha” của nạn tham nhũng con người mới ý thức được sự nguy hại của vấn đề này mà đưa ra các biện pháp phòng, chống. Trong quá khứ, các triều đại phong kiến Việt Nam đã nhận diện được nhiều tác động nguy hiểm của nạn tham nhũng đối với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong 1 Trương Giang Long (chủ biên) (2013), Bàn về giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội. Tr. 149. 2 Thanh tra Chính phủ, Viện Khoa học thanh tra (2011), Tài liệu bồi dưỡng về phòng chống tham nhũng, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội. Tr. 4. 3 Trương Giang Long (chủ biên) (2013), Bàn về giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Sđd, tr. 229. 4 Cù Tất Dũng, “Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phòng, chống tham nhũng”, Cổng thông tin điện tử tổng hợp Ban nội chính Trung ương, tại địa chỉ: http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201406/da-dang-hoacac-hinh-thuc-tuyen-truyen-phong-chong-tham-nhung-294969/, truy cập ngày 19/1/2016. 4 quyển “Quần thư khảo biện” – đoạn bàn về những nguyên nhân dẫn đến mất nước, nhà văn hóa, nhà giáo dục Lê Quý Đôn đã từng khẳng định sự “tràn lan” của nạn tham nhũng là một trong năm yếu tố nổi trội nhất có thể dẫn đến việc mất nước, bên cạnh những yếu tố như: (i) trẻ không kính già; (ii) trò không trọng thầy; (iii) binh kiêu tướng thoái; (iv) sĩ phu ngoảnh mặt5. Nhận thức được những tác hại của nạn tham nhũng, các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Lý, Trần, Hồ đến Lê, Nguyễn đã rất quan tâm đến tác hại của nạn tham nhũng. Trong đó, Minh Mạng là một trong những vị vua đã ý thức sâu sắc vấn đề tham nhũng. So với một số triều đại phong kiến Việt Nam trước đó hoặc các vị vua khác dưới triều Nguyễn, hoạt động phòng, chống nạn tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840) đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng giúp cho xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đi vào ổn định. Đặc biệt, trong bối cảnh nạn tham nhũng đã được báo động như một “quốc nạn” của đất nước thì hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng có tác dụng quan trọng, nhất là để lại cho đất nước nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo sâu sắc. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều công trình bàn luận hệ thống và tương đối đầy đủ về hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng. Nghiên cứu vấn đề “Phòng chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840)” có nhiều ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp làm sáng tỏ hoạt động phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng. Qua đó, góp phần bổ khuyết vào tổng thể bức tranh nghiên cứu các vấn đề lịch sử của vương triều Nguyễn. Đồng thời, công trình cũng góp thêm tư liệu phục vụ cho hoạt động tham khảo và nghiên cứu đối với những cá nhân và các cơ quan nghiên cứu có quan tâm đến vấn đề này. Ngoài ra, công trình còn là cơ sở để mở rộng hướng nghiên cứu về những chính sách cai trị đất nước của vua Minh Mạng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở tiếp cận những nguồn tài liệu đáng tin cậy, công trình phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về nạn tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng 5 Trương Giang Long (chủ biên) (2013), Bàn về giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Sđd, tr. 10. 5 ở nước ta dưới triều vua Minh Mạng. Đồng thời, công trình cũng có nội dung đề cập đến nạn tham nhũng cùng với những biện pháp phòng, chống tham nhũng từng tồn tại trong tiến trình lịch sử dân tộc từ thời lập quốc đến trước triều vua Minh Mạng. Với những mục đích trên, đề tài “Phòng chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840)” giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Một là, làm rõ một số vấn đề về nạn tham nhũng trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam như: nguyên nhân, thực trạng và những tác động của nạn tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, đề tài chú trọng làm rõ những biện pháp phòng, chống tham nhũng của các triều đại phong kiến Việt Nam (tính đến trước triều vua Minh Mạng) để qua đó có cơ sở so sánh với hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng. Hai là, tập trung làm rõ những nội dung cụ thể trong hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng và hiệu quả đạt được của những biện pháp này. Từ đó, đúc kết những mặt tích cực và hạn chế của những biện pháp phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng. Hay nói cách khác là, trên cơ sở tìm hiểu những biện pháp phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng, tác giả đưa ra những đánh giá về vai trò và ý nghĩa của hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng. 3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiêm cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động “Phòng chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840)”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian của đề tài được giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng. Dưới triều vua Minh Mạng cương vực lãnh thổ Việt Nam gồm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên thuộc Kinh Kỳ: Lạng Sơn, Quảng Yên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng 6 Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên6. - Phạm vi thời gian của đề tài là từ năm 1820 đến năm 1840. Đây là khoảng thời gian vua Minh Mạng tại vị và trị vì đất nước. Tuy nhiên, trong mối quan hệ mở đề tài nghiên cứu có thể mở ra trong phạm vi cho phép. Về thời gian, đề tài nghiên cứu có thể đề cập đến một số vấn đề về nạn tham nhũng trong thời gian trước năm 1820, tức là thời gian trước khi vua Minh Mạng lên ngôi vua. 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài “Phòng chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng (18201840)” là một đề tài thuộc nhóm ngành Khoa học lịch sử. Vì vậy, phương pháp chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của đề tài là phương pháp nghiên cứu lịch sử. Áp dụng phương pháp nghiên cứu này, tác giả mong muốn tái hiện một cách chân thực, toàn diện và xuyên suốt nhất về hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng. Đồng thời, tác giả cũng kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic nhằm rút ra mối tương quan giữa các nội dung và sự kiện lịch sử có liên quan mật thiết và trực tiếp với đề tài. Ngoài phương pháp lịch sử và phương pháp logic thì đề tài “Phòng chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840)” cũng đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: đối chiếu, so sánh, tổng hợp, thống kê… Do nguồn tư liệu liên quan đến vấn đề tham nhũng dưới vua Minh Mạng nói riêng và triều Nguyễn nói chung nằm rải rác trong các bộ sử chính thống do Quốc sử quán triều Nguyễn và Nội các triều Nguyễn biên soạn, nên tác giả đã áp dụng phương pháp thống kê và tổng hợp để có được các thống kê về thực trạng tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng như: số lượng vụ án, mức độ tham nhũng trên từng lĩnh vực, tham nhũng ở cấp địa phương, trung ương… Song song đó, tác giả cũng áp dụng phương pháp so sánh và đối chiếu để thấy được sự giống nhau hay khác biệt giữa các hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng với các hoạt động phòng, chống tham nhũng của các triều đại phong kiến Việt Nam diễn ra trước đó và sự kế tục của các vị vua khác trong triều Nguyễn. Thêm nữa, 6 Nguyễn Đình Đầu (2007), Việt Nam quốc hiệu và cương vực qua các thời đại, Nxb. Trẻ. Tr. 83. 7 trong quá trình tiếp cận những nguồn tài liệu, tác giả nhận thấy một số thông tin về tham nhũng được đề cập trong một số tài liệu không có sự thống nhất với nhau nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng áp dụng hai phương pháp này để so sánh và đối chiếu các nguồn tài liệu với nhau. 4. Các nguồn tài liệu Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu như sau: nguồn tài liệu thứ nhất là nguồn tài liệu chính thống có độ tin cậy cao do “Quốc sử quán triều Nguyễn” và “Nội các triều Nguyễn” biên soạn như: Đại Nam thực lục, Minh Mệnh chính yếu, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ... Đây là những nguồn tư liệu có giá trị cao về mặt khoa học được tác giả đặc biệt chú ý khai thác triệt để. Nguồn tài liệu thứ hai là những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Những công trình này bao gồm sách chuyên/tham khảo, các luận án và luận văn, những báo cáo khoa học tại các hội thảo, những công trình nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước cũng như những bài viết trong các tạp chí chuyên ngành. Đây là những công trình nghiên cứu được công bố công khai bởi những cơ quan nghiên cứu uy tín như: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Khoa học… Những nguồn tài liệu này được sử dụng như nguồn tài liệu chính, cung cấp phần nào kiến thức quan trọng cho đề tài. Ngoài ra, nhằm làm phong phú hơn công trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng thêm nguồn tài liệu thứ ba từ những website chính thống có độ tin cậy cao. Những nguồn tài liệu trên đây tuy còn gặp những hạn chế nhất định, nhưng cũng góp phần giúp tác giả hoàn thiện công trình nghiên cứu về nhiều mặt như: định hướng và hình thành bố cục của đề tài, cung cấp những thông tin cần thiết và hình thành những quan điểm, tư duy khách quan được thể hiện trong đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc nhiên bản thân tác giả cũng phải có sự cân nhắc, thận trọng trong việc sử dụng thông tin và những quan điểm trong tài liệu, nhằm tránh đưa ra những thông tin sai lệch và thiếu khách quan về hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng. 8 5. Đóng góp của đề tài Về khoa học: đề tài hướng đến việc làm rõ hoạt động “Phòng chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840)” trên cơ sở xử lý một cách có hệ thống những tài liệu chọn lọc và có độ tin cậy cao. Từ đó, cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động “Phòng chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840)”. Đề tài cũng góp phần định hướng và làm cơ sở cho những công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu hoặc mở rộng hơn về phạm vi và đối tượng nghiên cứu trong tương lai. Về thực tiễn: đây là công trình nghiên cứu của sinh viên nhằm nhận thức đúng đắn và hệ thống lại những nguồn tư liệu về hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng. Tiếp đến, những thông tin hữu ích từ đề tài có thể làm nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho những cá nhân, tổ chức, cơ quan ban ngành có nhu cầu tìm hiểu về những chính sách cai trị đất nước của vua Minh Mạng. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Với vai trò và vị trí của mình trong tiến trình lịch sử dân tộc, triều Nguyễn là vương triều đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu sử học. Các tác giả đã đi sâu phân tích và đánh giá khá sâu sắc tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của vương triều Nguyễn. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khác nhau và đặc biệt là do sự hạn hẹp về nguồn tài liệu nên cho tới nay, vấn đề phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng vẫn chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu, đầy đủ và đúng mức. Song, trong một số công trình nghiên cứu về quá trình phát triển của vương triều Nguyễn ít nhiều cũng đã đề cập đến tình hình tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng (trước tiên là trong một số bộ sử chính thống).  Các bộ sử do Quốc sử quán triều Nguyễn và Nội các triều Nguyễn biên soạn như: “Đại Nam thực lục”, “ Minh mện chính yếu”, “Quốc triều chính biên toát yếu”, “Đại Nam liệt truyện”, “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”... là những bộ sử có ghi chép tương đối cụ thể và chi tiết về các vụ án tham nhũng, những chiếu chỉ, chỉ dụ mà vua Minh Mạng đã ban hành để phòng, chống tham nhũng... Đây là nguồn sử liệu tham khảo hết sức quan trọng của đề tài, được tác giả triệt để khai 9 thác và thận trọng sàng lọc đối với những vấn đề liên quan mật thiết và trực tiếp đến đề tài nghiên cứu.  “Từ thụ yếu quy” (Đặng Huy Trứ, 2002, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội). Tác phẩm này có thể coi là một công trình chuyên khảo về tham nhũng thời Nguyễn, bàn về những quy tắc trọng yếu trong cho và nhận cùng với đức thanh liêm của quan lại. Chắt lọc từ kinh nghiệm chốn quan trường, Đặng Huy Trứ đã nhận thấy mối quan hệ giữa những người mang thiên chức làm cha mẹ dân với người dân được biểu hiện qua thái độ ứng xử giữa kẻ cho và người nhận. Đó là giao tiếp rất đời thường nhưng ẩn sau những thứ gọi là “trầu thuốc” ấy cũng đủ sức gặm nhấm và làm mục ruỗng cả một thể chế Nhà nước. Thấy được nguy cơ tai hại của căn bệnh tham nhũng, tác giả muốn thông qua cuốn sách giúp người làm quan có đủ tỉnh táo, bản lĩnh, lương tâm để thoát khỏi sự cám dỗ của nạn hối lộ. Bằng những sự kiện mắt thấy tai nghe từ thực tế và trong sử cũ, Đặng Huy Trứ đã khái quát thủ đoạn tinh vi của tệ hối lộ thành 104 trường hợp diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống: giáo dục, chính trị, kinh tế, pháp luật... để làm gương răn dạy cho con cháu đời sau. Trong 104 trượng hợp đó, người làm quan phải dứt khoát từ chối. Tuy nhiên, cũng có những mối quan hệ chứa đựng ân nghĩa tốt đẹp, không mưu cầu tư lợi mà quan lại có thể nhận. Chỉ có 5 trường hợp được nhận, là biểu hiện tình cảm trong sáng giữa thầy và trò, con cái đối vói cha mẹ… 109 trường hợp (xem phần phụ lục 3) nhận và không nhận đó không thể phản ánh hết thực trạng tham nhũng, điều cốt lõi là từ thế thái nhân tình trăm màu muôn vẻ đó có thể suy ra cái đạo lý, cái yếu quy. Vì thế, Đặng Huy Trứ đã dành một phần quan trọng trong cuốn sách với tiêu đề “Suy rộng ra” để bàn về những phẩm chất, đức tính cần có của người làm quan được cô đọng trong 8 chữ: cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Bên cạnh các bộ sử chính thống và “Từ thụ yếu quy” - tác phẩm của tác giả đương thời viết về thực trạng tham nhũng thời Nguyễn, cho đến nay cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử phát triển của vương triều Nguyễn đề cập đến hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh mạng được công bố. Tiêu biểu là một số công trình nghiên cứu như:  Những câu chuyện pháp luật thời phong kiến, tập 1 (Bùi Xuân Đính, 2005, Nxb. Tư pháp, Hà Nội). Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã giới thiệu một cách 10 khách quan những câu chuyện tiêu biểu về đời sống pháp luật thời phong kiến. Đối với vấn đề tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng, tác giả đã trình bày một cách khá cụ thể và chi tiết về một số vụ án tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra những nhận xét và đánh giá về việc xử phạt các hành vi phạm tội tham nhũng của vua Minh Mang. Ví dụ như tác giả đã nhận xét việc vua Minh Mạng xử “trảm giam hậu” Nguyễn văn Thắng và “giảo giam hậu” Hồ Văn Trương – tội thao túng cho người nhà và thuộc lại lạm chi công quỹ của nhà nước tới hơn 50.000 quan như sau: hình phạt trảm, giảo đối với những kẻ lợi dụng chức quyền, công việc được giao để hà loạn, làm thất thoát công quỹ đến hàng chục vạn quan của các vị quan đứng đầu trấn Thanh Hóa là thích đáng. Dẫu đấy chưa phải là giảo quyết, trảm quyết, mà chỉ là “giam hậu”, song cũng đủ cho thấy tính nghiêm minh của vua Minh Mạng7.  Bàn về giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trương Giang Long, 2013, Nxb. Chính trị quốc gia). Đây là công trình được xây dựng dựa trên cơ sở kết quả hội thảo khao học do Tạp chí Cộng sản và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào đầu năm 2013. Với lực lượng đông đảo tác giả là những nhà lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu và những người làm công tác thực tiễn, nội dung cuốn sách có thể coi là sự tổng kết bước đầu về thực tiễn phòng, chống tham nhũng trên nhiều lĩnh vực ở Việt Nam. Trên cơ sở đó và cùng với việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về tham nhũng, thực tiễn phòng, chống tham nhũng ở nhiều quốc gia, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phòng, chống tham nhũng rất đáng lưu tâm trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Liên quan đến đề tài, công trình nghiên cứu đã trình bày việc vua Minh Mạng ban hành luật Hồi tỵ trong tuyển bổ quan lại để ngăn ngừa sự phát sinh và phát triển của nạn tham nhũng. Công trình cũng trình bày về việc vua Minh Mạng đặt các tổ chức giám sát như: Cấp sự trung, Giám sát ngự sử, Đô sát viện để giám sát hành vi của quan lại, kể cả hoàng thân quốc thích. Từ đó, phát hiện ra những hành vi khuất tất, không công bằng, không giữ phép, dối trá, bưng bít, chuyên quyền... của quan lại.  Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam - những suy ngẫm (Bùi Xuân Đính, 2005, Nxb. Tư pháp, Hà Nội). Công trình đã trình bày những vấn đề về 7 Bùi Xuân Đính (2005), Những câu chuyện pháp luật thời phong kiến, tập 1, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. Tr. 193. 11 xây dựng thể chế Nhà nước và pháp luật; tuyển chọn, sử dụng, giám sát, khảo công, xử phạt quan lại; các vua chúa Việt Nam với pháp luật; pháp luật về các mặt đời sống của xã hội phong kiến; làng xã, lệ tục, người dân với pháp luật... Thông qua đó tác giải đã nêu lên những ảnh hưởng cùng việc kế thừa, phát huy những mặt tốt, mặt tích cực và hợp lý trong di sản văn hóa pháp lý của người xưa trong xã hội hiện nay. Liên quan đến hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng, công trình nghiên cứu đã trình bày chi tiết một số vụ án tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng; việc vua Minh Mạng khen thưởng những người thanh liêm không nhận hối lộ và thái độ xử phạt nghiêm khắc của vua Minh Mạng đối với những hành vi phạm tội tham nhũng. Ở một góc độ nào đó, công trình cũng có những nhận xét và đánh giá về một số vấn đề liên quan đến đề tài.  Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa bảng học vị tiến sĩ (1075 – 1919) (Lê Thị Hòa, 2011, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội). Công trình đã đi sâu nghiên cứu những giá trị truyền thống của lịch sử dân tộc trong việc sử dụng người có học vấn cao (bậc tiến sĩ) vào công việc chính sự của đất nước. Liên quan đến vấn đề phòng, chống tham những dưới triều vua Minh Mạng, công trình cũng đã đề cấp đến một số vấn đề như: (i) chính sách đãi ngộ của vua Minh Mạng đối với bộ máy quan lại, bao gồm ban hành chế độ lương bổng, định lệ dưỡng liêm để nuôi giữ lòng liêm khiết của quan lại; (ii) chính sách giám sát và thanh tra của vua Minh Mạng. Về vấn đề này, công trình đã trình bày việc vua Minh Mạng đặt cơ quan giám sát Đô sát viện để giám sát hành các vi của bộ máy quan lại; (iii) chính sách thưởng phạt của vua Minh Mạng. Về vấn đề này, công trình đã trình bày việc vua Minh Mạng chủ trương định lệ thưởng phạt đối với người làm quan trong việc xử án vào năm 1826 và việc định lệ thưởng thêm tiền cho các quan viên vào năm 1835. Thêm nữa, công trình nghiên cứu cũng đã trình bày việc vua Minh Mạng ban hành luật Hồi tỵ trong tuyển bổ quan lại để ngăn ngừa sự phát sinh và phát triển của nạn tham nhũng. Mặc dù đã đề cấp đến khá nhiều các vấn đề trong hoạt động phòng, chống tham nhũng của vua Minh mạng, nhưng nhìn chung chỉ dừng ở mức độ khái quát, tổng quan mà chưa đi sâu phân tích, đánh giá các vấn đề và sự kiện lịch sử một cách tương đối đầy đủ để từ đó làm rõ hơn những biện pháp phòng ngừa tham nhũng của vua Minh Mạng. 12  Nhà Nguyễn và những vấn đề lịch sử (Lê Nguyễn, 2015, Nxb. Công an nhân dân). Công trình đã đem đến cho người đọc những thông tin hữu ích về cuộc sống xã hội, những nghi thức, nghi lễ dưới thời nhà Nguyễn. Đó là việc tổ chức chính quyền thời Trịnh Nguyễn phân tranh, đời sống tại Phủ của các chúa Nguyễn, ngày Tết ở cung đình, nghi thức tiếp sứ thần ngày xưa, thẻ bài của quan lại thời phong kiến, thương cảng Sài Gòn xưa, những kiến trúc Pháp đầu tiên tại Sài Gòn. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những phân tích và bình luận xung quanh một số vấn đề và thông tin vốn có những ý kiến nhiều chiều như: Sự thật về chuyện tình Ngọc Hân - Nguyễn Ánh? Mấy điểm cần xác minh về chế độ thi cử xưa. Nên hiểu thế nào về nhân vật Paul Philastre? Có chăng lệ “tam bất khả” dưới triều Nguyễn... Liên quan đến vấn đề phòng chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng, công trình nghiên cứu đã trình bày về một số chính sách trong tuyển bổ quan lại của vua Minh Mạng và việc vua Minh Mạng ban hành luật Hồi tỵ. Ở một góc độ nào đó, công trình cũng có những nhận xét và đánh giá về chính sách tuyển bổ quan lại của vua Minh Mạng và tác dụng của việc ban hành luật Hồi tỵ trong công cuộc phòng, chống tham nhũng của vua Minh Mạng. Mặc dù đã đề cập đến hoạt động “Phòng chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng” ở những khía cạnh và góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung chưa có một công trình nào đề cập hay phân tích, đánh giá một cách sâu sắc về nguyên nhân của vấn nạn tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng; thực trạng tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng; các biện pháp phòng ngừa và xử lý tham nhũng; vai trò và ý nghĩa của hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng... Hay nói cách khác là chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về hoạt động phòng, chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng. Thực tế đó đã đặt ra một nhu cầu có thật và chính đáng về việc cần phải có một công trình nghiên cứu hệ thống về “Hoạt động phòng chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng” để trên cơ sở đó làm sáng tỏ hơn những chính sách cai tri đất nước của vua Minh Mạng trong khoảng thời gian ông tại vị và trị vì đất nước. 13 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VẤN NẠN THAM NHŨNG QUA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM 1.1. Tham nhũng trong lịch sử nhà nƣớc phong kiến Việt Nam 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ “tham nhũng” xuất phát từ tiếng Latinh “corrumpere” - nghĩa là biến chất, suy đồi, mất giá trị, phá vỡ - về khía cạnh đạo đức liên quan đến vấn đề đút lót, hối lộ. Thuật ngữ “tham nhũng” thường dùng để chỉ những người có chức quyền sử dụng quyền lực được trao cho vào mục đích tư lợi, trái với các quy định của pháp luật và các chuẩn mực của đạo đức8. Trải qua các giai đoạn lịch sử, định nghĩa và quan niệm về tham nhũng cũng khá phong phú, từ các quốc gia cho đến các học giả. Tại Việt Nam, trong thời kỳ Nhà nước phong kiến, do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khác nhau nên tham nhũng chưa được định nghĩa thành một khái niệm cụ thể. Tham nhũng trong thời kỳ này được hiểu là những hành vi nhận hối lộ; sử dụng tài sản, nhân lực của công vào việc riêng, ăn bớt của công; sách nhiễu, chiếm đoạt của dân; chậm nộp thuế, ăn bớt tiền thu thuế; lạm chiếm đất đai; tự tiện sai khiến dân đinh; khai lậu hộ khẩu... Do những kẻ có chức quyền đã lợi dụng chức quyền đó, bằng nhiều thủ đoạn và cách thức khác thực hiện. Những hành vi đó đã xâm hại đến trật tự kinh tế - xã hội của Nhà nước phong kiến, phá hoại kỷ cương phép nước, khiến dân chúng lầm than, cực khổ và sinh lòng oán thán triều đình. Đến giai đoạn hiện nay, với những nhận thức sâu rộng, tham nhũng đã được định nghĩa thành một khái niệm hoàn chỉnh. “Luật phòng, chống tham nhũng” ban hành năm 2005 coi “tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”, bao gồm 12 hành vi: (i) tham ô tài sản; (ii) nhận hối lộ; (iii) lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; (iv) lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; (v) lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; (vi) lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; (vii) giả mạo trong công 8 SALLY, W (Ed.) (2000), Oxford Advanced Learner’s Dictionary Of Current English, 6th Edition, Oxford: Oxford University Press), p. 261. 14 tác vì vụ lợi; (viii) đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; (ix) lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; (x) nhũng nhiễu vì vụ lợi; (xi) không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; (xii) lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi9. Như vậy, giữ cách hiểu về tham nhũng của người xưa với khái niệm về tham nhũng của ngày nay quy định trong “Luật phòng, chống tham nhũng” ban hành năm 2005 giường như không khác nhiều. Nhìn chung, tham nhũng trong thời kỳ nhà nước phong kiến Việt Nam và tham nhũng trong giai đoạn hiện nay đều được hiểu là hành vi của người có chức vụ, có quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tiền bạc, của cải chung của tập thể hay của người khác, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật để mưu lợi ích cho bản thân. Từ sự tương đồng đó cùng với nhận thức: bản chất của tham nhũng là không thay đổi theo thời gian nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã dựa trên khái niệm tham nhũng và các hành vi cụ thể của tham nhũng được nêu ra trong bộ “Luật phòng, chống tham nhũng” ban hành năm 2005, làm cơ sở để nhận diện một cách toàn diện thực trạng tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng. 1.1.2. Nguyên nhân và điều kiện Trong quá trình tiếp cận các nguồn tài liệu, chúng tôi nhận thấy trong một số công trình nghiên cứu thường có sự đồng nhất giữa nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng, hoặc hiểu điều kiện là nguyên nhân của tham nhũng. Tuy nhiên, theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học (2003), thì nguyên nhân là “hiện tượng làm nảy sinh ra hiện tượng khác”10, còn điều kiện là “cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra”11. Như vậy, sự khác biệt căn bản giữa hai khái niệm này là: nếu như nguyên nhân là động lực bên trong thúc đẩy con người làm một việc gì đó, thì điều kiện là những tác động bên ngoài và đóng vai trò “xúc 9 “Luật phòng, chống tham nhũng”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, tại địa chỉ: http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=16890, truy cập ngày 9/4/2016. 10 Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học. Tr. 694 11 Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr. 321 15 tác” để cho việc làm đó của con người được hoàn thành. Vận dụng vào giải thích cho nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam, có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh nạn tham nhũng đó chính là lòng tham, thói vị lợi, vị kỉ của con người12. Lòng tham chính là nguyên nhân quan trọng nhất, chủ yếu nhất thúc đẩy con người thực hiện hành vi tham nhũng13. Tức là hành vi chiếm đoạt của công thành của riêng, hay thực hiện các hành vi trái luật để mưu cầu tư lợi. Còn điều kiện của tham nhũng là các nhân tố thúc đẩy cho lòng tham của con người biến thành các hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của nhân dân. Theo đó, tham nhũng trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam được phát sinh là dựa trên cơ sở của một số điều kiện chủ yếu về kinh tế, chính trị xã hội như sau: một là, bộ máy nhà nước các cấp cồng kềnh, số lượng quan lại đông đảo. Xã hội phong kiến Việt Nam tồn tại dựa trên nền tảng của nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, năng suất thấp và bấp bênh. Nguồn thu chủ yếu của nhà nước là thuế nông nghiệp, còn thuế công thương nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong khi đó, bộ máy nhà nước các cấp lại cồng kềnh, số lượng quan lại lại đông đảo. Chính vì thế, dù các triều đại phong kiến Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc bảo đảm chế độ lương bổng cho bộ máy quan lại, nhưng nhìn chung đời sống của quan lại vẫn còn rất thấp và không được bảo đảm14. Trong hoàn cảnh như vậy, để có thêm điều kiện duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình, một số quan lại đã “nhắm mắt làm liều nhũng lạm của dân”15. Bên cạnh đó, việc cấp phát lương bổng không đồng đều cho đội ngũ quan lại các cấp của các triều đại phong kiến Việt Nam16 cũng là một trong những điều kiện quan trọng làm nảy sinh nạn tham nhũng – một số quan lại đã “tự tạo ra sự bù đắp, tự tạo ra sự công bằng” cho mình bằng cách thực hiện hành vi tham nhũng. 12 Cù Xuân Trường, “Lạm quyền, tham nhũng – sự tha hóa nhân cách”, Báo Hà Nội mới Online, tại địa chỉ: http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Suy-ngam/818119/lam-quyen-tham-nhung---su-tha-hoa-nhan-cach, truy cập ngày 25/3/2016. 13 Trương Giang Long (chủ biên) (2013), Bàn về giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Sđd, tr. 216. 14 Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam những suy ngẫm, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. Tr. 57. 15 “Người xưa chống tham nhũng”, Viet Nam union of science and technology associations, tại địa chỉ: http://118.70.241.18/english3/news/?9914/Nguoi-xua-chong-tham-nhung.htm, truy cập ngày 28/3/2016. 16 Lương của quan lại được căn cứ vào chức vụ mà viên quan đó đảm nhiệm. Chức vụ cao thì lương bổng nhiều, chức vụ thấp thì lưởng bổng ít. Trong khi đó, những viên quan ở cấp huyện và xã lại là những viên quan phải làm việc nhiều, trọng trách lớn. 16 Hai là, tính quan liêu và những hạn chế về dân chủ của nền hành chính phong kiến. Chế độ chuyên chế phong kiến phương Đông nói chung, nền hành chính phong kiến Việt Nam nói riêng là một thể chế trung ương tập quyền - vua là người nắm mọi quyền hành về chính trị, quân sự, kinh tế, tôn giáo, pháp luật…; có quyền ban phát tước vị, bổng lộc cho quan lại, ruộng đất cho nhân dân, tạo ra một trật tự trên dưới nhiều bậc. Trong trật tự trên dưới nhiều bậc đó, đội ngũ quan lại các cấp quan hệ với nhau theo một trình tự trên dưới nghiêm ngặt, trong đó quan dưới phải phục tùng quan trên, dân chúng phải phục tùng ý kiến của quan lại trong nước và cha chú trong làng một cách tuyệt đối. Đối với vua quan, dân là “con đỏ”, là phận con em, họ phải chờ đợi người trên chiếu cố, đối xử khoan huệ, ban ơn. Có oan thì kêu, không được oán trách, chống đối17. Thực tiễn này đã dẫn đến tình trạng lộng quyền, quan lại áp bức dân, quan trên chẹt quan dưới18. Tất cả những điều kiện này đã góp phần thúc đẩy nạn tham nhũng phát sinh và phát triển. Ba là, tính “tự trị” tương đối của thiết chế làng xã Việt Nam thời phong kiến. Làng xã là một thiết chế xã hội, một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá cộng đồng19. Sự tồn tại và phát triển của thiết chế làng xã trong tiến trình lịch sử dân tộc, đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong quá trình chống giặc ngoại xâm thì làng xã giữ vai trò cố kết và tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền. Song, bên cạnh những điểm tích cực đó thì thiết chế làng xã cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho công cuộc quản lý đất nước của các triều đại phong kiến Việt Nam. Cụ thể, tính “tự trị” tương đối của của thiết chế làng xã đã khiến quá trình tiếp nhận các quy định chung của nhà nước trở nên bê trễ và mang tính hình thức; các vấn đề trong thiết chế làng xã phần lớn đều được giải quyết bằng hình thức “giải quyết nội bộ”, theo “lệ” làng mà không dựa vào luật pháp của Nhà nước. Điều này đã tạo điều kiện cho hội đồng kỳ mục và kỳ dịch tùy tiện hành 17 Trần Đức Châm, “Những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến quá trình dân chủ hóa ở nước ta”, Cổng thông tin Tạp chí cộng sản, tại địa chỉ: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/NghiencuuTraodoi/2016/37400/Nhung-nhan-to-tac-dong-va-anh-huong-den-qua-trinh-dan.aspx, truy cập ngày: 30/3/2016. 18 Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam những suy ngẫm, Sđd, tr. 57. 19 Nguyễn Quang Ngọc, “Quan hệ nhà nước – làng xã: quá trình lịch sử và bài học kinh nghiệm”, Cổng thông tin khoa lịch sử - ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, tại địa chỉ: http://khoalichsu.edu.vn/bai-nghiencu/383-quan-h-nha-nc-lang-xa-qua-trinh-lch-s-va-bai-hc-kinh-nghim-gsts-nguyn-quang-ngc, truy cập ngày 31/3/2016. 17 động, sách nhiễu nhân dân. Đặc biệt là đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho một số người có lòng tham thực hiện hành vi tham nhũng. Bốn là, tuyển chọn quan lại chưa đúng người. Thời phong kiến Việt Nam, việc tuyển chọn quan lại được thực hiện thông qua ba hình thức chủ yếu là Tiến cử, Nhiệm tử và Khoa cử. Thông qua ba hình thức tuyển chọn này, các triều đại phong kiến Việt Nam đã chọn ra được nhiều quan lại có tài đức vẹn toàn. Tuy nhiên, cũng thông qua ba hình thức này một số người kém đức thua tài đã “lọt lưới” khảo xét của triều đình để ra làm quan, trở thành những kẻ “sâu dân, mọt nước”. Nguyên nhân có thể là do những người có trách nhiệm Tiến cử và Nhiệm tử nhìn người không đúng hoặc do bè phái, móc ngoặc để tư lợi20; trong Khoa cử có thể là do việc thi hộ, cũng có thể là do gian lận trong chấm bài... Tất cả những điều này đã xảy ra rất nhiều trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ngoài ra, một số mặt hạn chế trong văn hóa ứng xử của người Việt như: (i) giải quyết công việc dựa trên chữ “tình”; (ii) thái độ đối phó tiêu cực của các tầng lớp nhân dân trước thói tham lam của một bộ phận quan lại: quan trên làm sai, dân cũng tìm cách luồn lách pháp luật, dùng đồng tiền để cầu cạnh...; (iii) tập tục “miếng trầu là đầu câu chuyện”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”... cũng đã tạo ra những môi trường thuận lợi để một bộ phận quan lại có lòng tham lợi dụng bẻ cong pháp luật, thực hiện hành vi tham nhũng. 1.1.3. Thực trạng Nhìn chung, tham nhũng hiện hữu trong hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam. Ở thời kỳ nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, mặc dù sử sách không ghi nhận các vấn đề liên quan đến tham nhũng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta kết luận rằng tham nhũng không hiện diện ở thời kỳ này. Từ những ghi chép về phong tục tập quán đến chính sự, kinh tế, có thể ước đoán tham nhũng trong xã hội nhà nước Văn Lang – Âu Lạc không phổ biến thành một tệ nạn21. Do đó, có thể nói “tham nhũng” trong thời kỳ này chưa trở thành “vấn đề” có tính chất nghiêm trọng. 20 Bùi Xuân Đính (2005), Những câu chuyện pháp luật thời phong kiến, tập 1, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. Tr. 167. 21 Trần Đình Ba (2016), Nhà Lê Sơ (1428 – 1527) với công cuộc chống nạn “sâu dân, mọt nước”, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Tr. 19. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất