Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với myanm...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của hoa kỳ đối với myanmar trong giai đoạn cầm quyền của tổng thống b.obama (2009 – 2014)

.PDF
66
1
60

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM LỊCH SỬ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MYANMAR TRONG GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA TỔNG THỐNG B.OBAMA (2009 – 2014) NGUYỄN QUANG HIỂN Bình Dƣơng, 05/ 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2011 – 2015 SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MYANMAR TRONG GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA TỔNG THỐNG B.OBAMA (2009 – 2014) Chuyên ngành :SƢ PHẠM LỊCH SỬ Giảng viên hƣớng dẫn :THS. LÊ THỊ BÍCH NGỌC Sinh viên thực hiện :NGUYỄN QUANG HIỂN MSSV :1156020007 Lớp :D11LS01 Bình Dƣơng, 05/2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B.Obama (2009 – 2014)”, tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân và gia đình đã luôn động viên, ủng hộ tôi, đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo và đưa ra những ý kiến đóng góp cho khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô trong khoa Sử, trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Lê Thị Bích Ngọc – người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cô đã tận tình chỉ bảo và từng bước hướng dẫn tôi trong suốt quá trình từ soạn thảo đề cương cho đến lúc hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản thân cho nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được góp ý, sửa chữa. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn! Bình Dương, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Quang Hiển MỤC LỤC Trang NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2.Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2 3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................3 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5 4.1Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................5 4.2Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5 5.Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .....................................................5 6.Đóng góp của đề tài ............................................................................................6 7.Bố cục của đề tài.................................................................................................6 NỘI DUNG ................................................................................................................8 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MYANMAR TRƢỚC GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA TỔNG THỐNG B.OBAMA (1947 – 2008) ..........................................................................................8 1.1Vài nét về Myanmar ....................................................................................8 1.2Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn 1947 – 1990 .....................................................................................11 1.3Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn 1990 – 2008 .....................................................................................12 CHƢƠNG 2. SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MYANMAR TRONG GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA TỔNG THỐNG B.OBAMA (2009 – 2014) ........................................................................19 2.1 Cơ sở điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B. Obama (2009 – 2014).......19 2.1.1 Nhân tố bên trong ................................................................................19 2.1.2 Nhân tố bên ngoài ...............................................................................21 2.2 Những nội dung điều chỉnh cơ bản trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B.Obama (2009 – 2014) ..................................................................................31 2.2.1 Lĩnh vực kinh tế ..................................................................................31 2.2.2 Lĩnh vực chính trị – ngoại giao ...........................................................34 2.2.3 Lĩnh vực an ninh – quân sự .................................................................38 CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MYANMAR TRONG GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA TỔNG THỐNG B.OBAMA (2009 – 2014) VÀ TRIỂN VỌNG THỰC THI CHÍNH SÁCH NÀY TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI...................41 3.1 Đánh giá sơ bộ về sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B.Obama (2009 – 2014) ..............................................................................................................41 3.2 Triển vọng thực thi chính sách ở Myanmar trong thời gian sắp tới ...45 3.3 Một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong những năm tới.......49 KẾT LUẬN ..............................................................................................................54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................57 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Bình Dương, tháng 5 năm 2015 GV HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Bình Dương, tháng 5 năm 2015 GV PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoa Kỳ là một quốc gia điển hình hướng tới phát huy các giá trị của mình trên thế giới, thông qua đó tạo dựng ảnh hưởng đến toàn cầu. Mỗi sự điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nước khác. Khu vực Đông Nam Á trong mỗi giai đoạn Tổng thống Hoa Kỳ khác nhau có chính sách đối ngoại với khu vực này khác nhau, khi Tổng thống B.Obama cầm quyền đã có những điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của Hoa Kỳ trong bối cảnh mới theo hướng gia tăng coi trọng khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng. Tổng thống B.Obama cho rằng quan hệ với Đông Nam Á mới có vai trò quan trọng đối với lợi ích của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á. Vậy nên Hoa Kỳ cần có một chiến lược lâu dài, ổn định đối với Đông Nam Á mới là cơ sở cho chính sách thực tế và bền vững. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Myanmar không được thuận lợi phát triển từ sau khi kết quả của cuộc bầu cử tại Myanmar vào năm 1990 với ưu thế thuộc về phe đối lập không được chính quyền quân sự ở Myanmar chấp nhận. Tuy nhiên, trước những cải cách dân chủ mạnh mẽ và những tiến bộ mà Myanmar đã đạt được từ đầu năm 2011 đến nay, do đó, Hoa Kỳ đã tuyên bố điều chỉnh chính sách đối với nước này. Cụ thể là các cuộc viếng thăm Myanmar của các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ diễn ra liên tục trong những năm gần đây, mà nổi bật nhất là chuyến thăm của Tổng thống B.Obama vào ngày 19/11/2012. Đây được xem là biểu hiện của sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với cuộc cải cách của Myanmar. Việc điều chỉnh chính sách này cũng là một phần trong kế hoạch quay trở lại châu Á được Hoa Kỳ tuyên bố tháng 11/2011. Việc điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B.Obama thực chất chỉ bắt nguồn từ việc Hoa Kỳ muốn giảm dần ảnh hưởng và bành trướng của Trung Quốc đối với quốc gia này, nhằm ngăn chặn một nước bất kỳ hoặc một khu vực nào có khả năng nổi lên nhằm thách thức mục tiêu bá chủ toàn cầu của Hoa Kỳ. Sự điều chỉnh này giúp đưa ra những đánh giá, nhận xét chính xác hơn, dự báo về triển vọng phát triển mối quan hệ này trong tương lai, đem lại thời cơ nhất định và đồng thời cũng tạo ra những thách thức về sự 1 cạnh tranh giữa các cường quốc, điều mà các nước trong khu vực ASEAN nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đang quan tâm. Trong nỗ lực triển khai điều chỉnh chính sách đối ngoại ở Myanmar nhằm tranh thủ và tăng cường quyền lực ở nước này với các cường quốc khác. Điều chỉnh này của Hoa Kỳ giúp Myanmar ngày càng nâng cao vị thế của chính nước này trong tổ chức khu vực và quốc tế. Ngoài ra, điều chỉnh chính sách này không chỉ tác động đến quan hệ hai nước Hoa Kỳ - Myanmar mà còn tác động đến quan hệ giữa Myanmar với các nước khác. Chính điều này tạo điều kiện cho tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực với Myanmar mà Việt Nam là một bộ phận của khu vực Đông Nam Á, nên Việt Nam đối mặt với cả thuận lợi lẫn khó khăn. Vì vậy, Việt Nam cần vận động một cách khéo léo để đạt được nhiều lợi ích hơn, phải thận trọng từng bước trong cả quan hệ với Hoa Kỳ, Myanmar. Vậy liệu Hoa Kỳ dưới chính quyền B.Obama sẽ đi theo chiều hướng cởi mở, thân thiện, đa phương hơn so với một Hoa Kỳ từng hết sức ngao mạn thời chính quyền G. W. Bush? Chính sách này có tiếp tục thực hiện được không? Chính quyền B.Obama sẽ thực hiện với những nội dung cụ thể nào trong quá trình thực thi? Và sự điều chỉnh này có tác động gì đối với Myanmar, Hoa Kỳ? Tất cả những câu hỏi này đã thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài: “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B.Obama (2009 – 2014)” làm đề tài nghiên cứu và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này thực hiện nhằm hướng tới các mục đích cụ thể sau: Một là, khái quát chính sách Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn từ năm 1947 đến năm 2008, tìm hiểu và tiến tới phân tích những cơ sở, mục tiêu dẫn đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B.Obama. Hai là, tìm hiểu nội dung triển khai điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với Myanmar thời Tổng thống B.Obama từ năm 2009 đến 2014. Từ đó, đánh giá vị trí và vai trò của Myanmar trong chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á. 2 Ba là, đưa ra một vài nhận xét, cũng như cái nhìn tổng quan về những bước chuyển biến trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Myanmar từ năm 2009 đến năm 2014. Qua đó, bước đầu đánh giá tác động của việc điều chỉnh chính sách đối với Myanmar và với Hoa Kỳ, triển vọng của việc điều chỉnh này đối với Myanmar trong thời gian sắp tới. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong chuyển biến mới ở khu vực. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xuất phát từ tác động nhanh chóng và sâu sắc, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các nước trên thế giới nói chung và với các nước Đông Nam Á nói riêng, đã và luôn trở thành vấn đề được các nhà nghiên cứu hay các Viện khoa học không chỉ trong nước và đặc biệt ở nước ngoài quan tâm. Có một số công trình đề cập đến vấn đề này được xuất bản thành sách. Một số công trình tiêu biểu như: “Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN 2001 – 2020” của GS. TS. Nguyễn Thiết Sơn, Nxb Từ điển Bách khoa, năm 2012, trong tác phẩm này nêu quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN trong bối cảnh quốc tế và khu vực từ năm 2001 đến năm 2020, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với ASEAN trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh và triển vọng về mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong những năm tới. “Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ” của PGS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương và PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2011. Trong tác phẩm này tập hợp nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu khoa học xoay quanh vấn đề về Hoa Kỳ trọng tâm ở nhiều khía cạnh như: lịch sử, văn hóa, xã hội Hoa Kỳ, chính trị, chính sách đối ngoại. “Myanmar: Cuộc cải cách vẫn đang tiếp diễn” của PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng, Nxb Từ điển Bách khoa, năm 2013. Trong tác phẩm này cung cấp nhiều thông tin về đất nước và con người Myanmar, nhất là về cuộc cải cách mà quốc gia này đang tiến hành, dự báo xu hướng và triển vọng phát triển của Myanmar. Ngoài ra còn có các công trình: “Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh” của tác giả Lê Khương Thùy, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, năm 2003. “Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: động cơ của sự lựa chọn thế kỷ XXI” của tác giả Bruce W. Jentlesson, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2004. 3 “Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh” của PGS. TS. Nguyễn Hoàng Giáp, TS. Nguyễn Thị Quế, ThS. Nguyễn Thị Lệ, “Mianmar lịch sử và hiện tại” của Đại sứ Chu Công Phùng, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2011… Bên cạnh đó, gần đây cũng có luận văn nghiên cứu liên quan đến chủ đề này như “Vấn đề Myanmar trong quan hệ Mỹ – ASEAN” của tác giả Văn Trung Hiếu, luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TPHCM, năm 2010. Đề tài này cung cấp cái nhìn tổng quan về chính sách Đông Nam Á của Hoa Kỳ đầu thế kỷ XXI, đồng thời tập trung phân tích nhân tố Myanmar trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN. “Đông Nam Á trong chiến lược toàn cầu hóa của Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh” của tác giả Trần Thị Thu, luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TPHCM, năm 2009.“Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á từ G.W.Bush đến B.Obama” (từ năm 2001 – nay) của tác giả Lê Thị Bích Ngọc, luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TPHCM, năm 2013. “Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Mi – an – ma từ 2009 đến 2013: Nguyên nhân và tác động”, của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung, Luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, năm 2014. Ngoài ra tôi còn tìm thấy những thông tin, tư liệu bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu được đăng trên các trang web Nghiên cứu Biển Đông, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Châu Mỹ ngày nay… Nhìn chung, qua các công trình, quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước Đông Nam Á trong những năm đầu của thế kỷ XXI được phản ánh trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên riêng về đề tài tôi thực hiện về điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Myanmar chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, mà chỉ là những bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học do các nhà nghiên cứu tìm hiểu. Những bài viết này đều chỉ cung cấp về một khía cạnh cụ thể mà không có cái nhìn khái quát và toàn diện về sự điều chỉnh chính sách ở Myanmar nói riêng và với khu vực Đông Nam Á nói chung. Vì đề tài này có phần liên quan đến sự điều chỉnh và biện pháp thực hiện chính sách được triển khai của chính quyền B.Obama hiện nay nên khi thực hiện đề tài tôi không thể tiếp cận một cách đầy đủ mà chủ yếu kế thừa từ sách, báo, mạng Internet và báo chí trong nước. Vì vậy, tôi gặp chút khó khăn trong 4 việc tổng hợp và phân tích tài liệu nên khi đưa ra nhận xét, đánh giá thì tôi cần phải cân nhắc để thể hiện được tính khách quan và khái quát nhất về vấn đề này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu và phân tích sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B.Obama. Trong đó, khóa luận tập trung vào sự điều chỉnh chính sách về lĩnh vực kinh tế, chính trị – ngoại giao và an ninh – quân sự của Hoa Kỳ đối với Myanmar – những lĩnh vực liên quan đến việc định hướng phát triển của Myanmar theo hướng gần gũi với Hoa Kỳ. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận lấy mốc từ năm 2009 đến năm 2014 tương ứng với giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B.Obama. Nội dung chính của khóa luận sẽ tập trung phân tích điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar từ năm 2009 đến năm 2014. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu Đề tài “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B.Obama (2009 – 2014)” dựa trên hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng về cơ sở lý luận của phương pháp nghiên cứu xuyên suốt trong quá trình làm khóa luận. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic nhằm làm nổi bật nội dung cốt lõi của vấn đề. Ngoài ra, tôi còn dựa trên những nguồn tài tài liệu sẵn có, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu… từ đó tôi đưa ra nhận xét, đánh giá riêng để làm rõ vấn đề, đồng thời cũng giúp người đọc có cái nhìn khái quát về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Myanmar trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014. Nguồn tài liệu bao gồm có các sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, báo – tạp chí khoa học, các luận văn thạc sĩ và tài liệu trên các trang web… 5 6. Đóng góp của đề tài Thông qua việc phân tích những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar thời kỳ Tổng thống B.Obama và thực tế triển khai chính sách ở đây để cho thấy vai trò, vị trí quan trọng của Myanmar nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung trong chiến lược toàn cầu mới của Hoa Kỳ. Đồng thời, còn chỉ ra những tác động phức tạp trong quá trình thực hiện điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các nước trong khu vực và đối với Việt Nam. Ngoài những tác động của điều chỉnh chính sách này ra, còn có triển vọng quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN trong những năm tới. Qua những vấn đề mà tôi tập trung làm rõ, tôi mong muốn kết quả nghiên cứu đạt được của khóa luận này có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu về chính sách của Hoa Kỳ ở Myanmar nói riêng, Đông Nam Á và ở châu Á – Thái Bình Dương nói chung. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được gồm có 3 chương như sau: CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MYANMAR TRƢỚC GIAI ĐOẠN CẤM QUYỀN CỦA TỔNG THỐNG B.OBAMA (1947 – 2008) Chương này chủ yếu tập trung cung cấp cái nhìn tổng quát về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar từ khi chính thức đặt quan hệ đối ngoại (năm 1947) đến trước nhiệm kỳ của Tổng thống B.Obama, tức là vào năm 2008, với hai giai đoạn 1947 – 1990 và 1990 – 2008. CHƢƠNG 2. SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MYANMAR TRONG GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA TỔNG THỐNG B. OBAMA (2009 – 2014) Chương này đề cập đến sự tất yếu phải điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á nói chung và Myanmar nói riêng. Có thể kể đến sự điểu chỉnh này xuất phát từ những yếu tố bên trong nội bộ Hoa Kỳ cũng như sự thay đổi của thế giới, quan trọng là định hướng của chính quyền B.Obama và những bước phát triển 6 vượt bậc của Đông Nam Á, của Myanmar. Nội dung điều chỉnh của chính sách này chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị – ngoại giao và an ninh – quân sự. CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MYANMAR TRONG GIAI ĐOẠN TỔNG THỐNG B.OBAMA (2009 – 2014) VÀ TRIỂN VỌNG THỰC THI CHÍNH SÁCH NÀY TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI Chương cuối cùng chủ yếu đánh giá những điều chỉnh và tổng hợp những tác động của sự điều chỉnh này của Hoa Kỳ thời Tổng thống B.Obama đối với Myanmar, với cả Hoa Kỳ. Qua đó, đưa ra những dự báo về triển vọng thực thi chính sách này ở Myanmar trong thời gian sắp tới. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam để cần có biện pháp kịp thời trong những năm sắp tới. 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MYANMAR TRƢỚC GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA TỔNG THỐNG B.OBAMA (1947 – 2008) 1.1 Vài nét về Myanmar Điều kiện tư nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Myanmar là đất nước nằm ở phía Tây thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa. Với tọa độ 90 32’ – 280 31’ vĩ độ Bắc và 920 15’ – 1010 11’ kinh độ Đông. Myanmar có diện tích khoảng 678.500 km2 nên quốc gia này được xem là có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng. Phía Bắc tiếp giáp với khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với chiều dài biên giới 2185 km. Phía Đông giáp Lào, Thái Lan. Phía Nam giáp biển Andaman và vịnh Bengal. Phía Tây giáp Ấn Độ và Bangladesh. Đường bờ biển của Myanmar có tổng chiều dài 2965 km. Với vị trí này, Myanmar thuận lợi điểm trung chuyển giao lưu buôn bán qua Ấn Độ Dương. Địa hình của Myanmar trải dài và thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam. Vùng phía Bắc Myanmar với nhiều đồi núi và cao nguyên nằm sâu trong lục địa ở phía Bắc, phía Đông và phía Tây của Myanmar. Vùng phía Nam Myanmar bao gồm toàn bộ vùng ven biển, những cánh rừng nhiệt đới và những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ được các con sông Irrawaddy, Thanlwin… bồi đắp tạo thành. Sông ngòi ở Myanmar, có Irrawaddy là con sông lớn nhất ở nước này, nó cũng là biểu tượng cho thiên nhiên giàu có và tươi đẹp của đất nước này. Con sông Irrawaddy được hình thành do sự hợp dòng chảy của sông Malihka và sông Myahka, khởi nguồn từ vùng núi Kachin ở phía Bắc. Sông Irrawaddy chảy suốt chiều dài đất nước và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của Myanmar. Mặt khác, nó có vai trò như huyết mạch giao thông, mà còn cung cấp lượng nước cho công trình thủy lợi, bồi đắp 260 triệu tấn/ năm phù sa cho đồng bằng châu thổ. Sự chia cắt về địa hình tạo nên sự đa dạng của khí hậu Myanmar. Vì ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu ở Myanmar có hai mùa chính trong một năm – một mùa mưa và một mùa khô – và một mùa đông chuyển tiếp. Với vị trí địa lý và độ cao cũng góp phần tạo nên tính đối lập của khí hậu của quốc gia này. Khi vùng cực Nam nước này gần xích đạo nên nóng quanh năm thì vùng cực Bắc thường xuyên 8 có tuyết. Vùng đồng bằng châu thổ miền Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nóng ẩm thì cao nguyên Shan lại chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới, giá lạnh vào ban đêm. Nhiệt độ trung bình của miền Trung cao hơn những nơi khác ở Myanmar do lượng mưa ít (dưới 1000 mm) và riêng tại cố đô Bagan kể từ thế kỷ XVIII đã diễn ra quá trình sa mạc hóa do sự can thiệp của con người. Do sự đa dạng của địa hình và khí hậu góp phần tạo cho Myanmar một hệ động thực vật đa dạng với gần 300 loài thú, 300 loài bò sát, 100 loài chim và 7000 loài thực vật. Cây gỗ Tếch là loại cây quý nhất ở Myanmar, chiếm 3/4 trữ lượng của thế giới, được phân bố tập trung nhiều ở vùng cao nguyên Shan – nơi có lượng mưa lớn trên 2280 mm. Vùng miền Nam có rất nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới như ổi, xoài, dừa, dứa, đu đủ… Những cánh rừng được phủ xanh vùng duyên hải và ở những vùng ven biển, khu vực đảo Amanđa có rất nhiều dừa. Vùng đồng bằng châu thổ là vựa lúa. Mặt khác, người nông dân Myanmar cũng gieo trồng nhiều loại cây công nghiệp khác như lạc, ngô, bông, đay, chè… Tài nguyên khoáng sản của Myanmar rất phong phú, đa dạng với chín loại đá quý và các loại khoáng sản khác như dầu mỏ, khí đốt, than, kẽm, thiếc… với trữ lượng lớn. Dân cư và tôn giáo. Tổng số dân của Myanmar tính đến tháng 7/2010 là 59,1 triệu người, với mật độ dân số trung bình khoảng 87 người/ 1 km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình trong cả nước là 1,75%. Myanmar là quốc gia đa sắc tộc với 135 tộc người khác nhau, chủ yếu là người Miến chiếm 68% tổng số dân – sống ở các khu vực đồng bằng châu thổ sông Irrawaddy, sau nữa là người Shan chiếm 9% sống ở phía Đông Bắc và khu vực biên giới với Thái Lan, người Karen chiếm 8%, người Kachin chiếm 7%, người Rakhine chiếm 4% và 4% các tộc người khác còn lại. Phần lớn các dân tộc này chủ yếu đều di cư từ nơi khác đến và định cư tại Myanmar. Trong đó, người Môn – Khmer là những người đầu tiên di cư đến Myanmar, tiếp đến là người Tạng – Miến và người Thái Hán. Ngoài ra có khoảng 5 triệu người nước ngoài sinh sống tại Myanmar, trong đó đông nhất là người Hoa, người Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan. Không chỉ là một quốc gia đa dang về tộc người, Myanmar còn là đất nước đa dạng về tôn giáo, bao gồm đạo Phật chiếm 89,3% số dân, Thiên chúa giáo chiếm 5,6% số dân, đạo Hồi chiếm 3,8% số dân, đạo Hindu chiếm 0,5% số dân. Còn các 9 tôn giáo khác như đạo Do Thái…chiếm khoảng 0,8% số dân. Đạo Phật được Thủ tướng U Nu tuyên bố là Quốc giáo của Myanmar năm 1961. Những đặc điểm của Myanmar về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và tôn giáo là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển mạnh mẽ của Myanmar từ khi thành lập quốc gia thống nhất cho đến nay. Tiến trình lịch sử của Myanmar khá độc đáo dù thuở ban đầu mang nhiều nét tương đồng với các quốc gia khác ở Đông Nam Á trong nền văn hóa đá cũ, đá giữa, đá mới, đồng thau và sắt. Vào đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên, một vài tộc người đã đến định cư tại Myanmar như người Pyu, người Môn và lập nên những nhà nước sơ khai đầu tiên, đánh dấu Myanmar bước vào quỹ đạo văn minh. Vì sự đa dạng về tộc người nên lịch sử Myanmar bị chi phối mạnh mẽ bởi quá trình đấu tranh sắc tộc, đặc biệt giữa nhóm người Miến, người Môn, người Pyu, người Shan với nhau. Cuộc đấu tranh đã làm cho người Pyu tan biến vào cộng đồng người Miến và người Môn cũng dần biến mất. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh nội bộ từ năm này sang nay khác, một quá trình vận động hòa hợp thống nhất cũng diễn ra ngay từ đế chế Bagan đầu tiên. Do đó những khác biệt về văn hóa giữa các tộc người dần được thu hẹp và các tộc người khác nhau càng hướng đến những giá trị chung. Trong thời phong kiến, Miến Điện được xem là một đế quốc ở Đông Nam Á. Vua Miến Điện thuộc mỗi triều đại đều thích chinh phục các lãnh thổ láng giềng và để khẳng định quyền lực của mình. Vì thế, mục tiêu thống nhất đất nước không những không được thực hiện mà còn nổi lên những cuộc nổi dậy đậm màu sắc tộc, đất nước bị chia cắt và bị xâm lược. Chính sách chia để trị của thực dân Anh đã làm sâu sắc thêm sự chia cắt đó mà hậu quả vẫn dai dẳng đến ngày nay. Từ khi cuộc đấu tranh đòi thực dân Anh trao trả độc lập thành công đến nay, người Myanmar đã không ngừng cố gắng tìm kiếm một cách thức phát triển và mô hình nhà nước phù hợp với đặc điểm của quốc gia này. Lịch sử hiện đại Myanmar dù có lúc chậm lại nhưng vẫn theo kịp xu hướng phát triển chung của nhân loại. Hiện nay, Myanmar được chia thành 7 bang (gồm có: bang Chin, bang Kachin, bang Kayin, bang Kayah, bang Mon, bang Rakhine và bang Shan) và 7 vùng hành chính (gồm có: vùng Ayeyarwady, vùng Bago, vùng Magway, vùng Mandalay, vùng Sagaing, vùng Tanintharyi và vùng Yangon). Các vùng hành chính được chia 10 nhỏ tiếp thành các thành phố, khu vực và các làng. Các thành phố lớn được chia thành các quận. Ngoài ra, các bang của Myanmar lại được chia thành các huyện, trong đó bang Shan có nhiều huyện (với 11 huyện), bang Chin, bang Mon và bang Kayah chỉ có hai huyện ở mỗi bang. 1.2 Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn 1947 – 1990 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới từng bước có những chuyển biến to lớn, tác động đến quan hệ quốc tế, từng nước, từng khu vực và đến cả trật tự mới được thiết lập. Mặt khác, thông qua phân tích bối cảnh thế giới, Hoa Kỳ có thể hoạch định chính sách đối ngoại phù hợp cần có sự cân nhắc và kết hợp với tình trạng trong nước nhằm đạt được mục đích xuyên suốt của quốc gia trong tương lai. Hoa Kỳ bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai với sức mạnh tăng lên, là nước tham chiến sau cùng, đất nước không bị chiến tranh tàn phá, nên có cơ hội tập trung phát triển kinh tế và khoa học - kỹ thuật. Hoa Kỳ chiếm khoảng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp và trên 70% dự trữ vàng của thế giới tư bản. Hoa Kỳ vượt trội hơn tất cả các nước về kinh tế, chính trị và quân sự, nhờ những ưu thế này Hoa Kỳ hoàn toàn có cơ sở để hoạch định chiến lược mới với mục tiêu làm bá chủ thế giới. Cũng từ đây, Hoa Kỳ đã từ bỏ thông lệ hoạch định chiến lược quốc gia với phần chủ yếu đề cập chính sách đối nội mà thay vào đó, năm 1947 Hoa Kỳ bắt đầu vạch chiến lược an ninh quốc gia nhằm chủ yếu đối phó với các mối đe dọa và thách thức từ bên ngoài đối với lợi ích toàn cầu của mình. Quan hệ giữa Myanmar và Hoa Kỳ khá tốt đẹp ngay từ đầu chiến tranh thế giới thứ hai. Khi đó Myanmar cho phép máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ sử dụng bầu trời Myanmar cùng quân Đồng minh chống lại phát xít Nhật, cho phép quân đội nhảy dù xuống vùng miền Bắc Myanmar phối hợp với lực lượng vũ trang Myanmar tại Kachin chống Nhật. Một vị tướng Hoa Kỳ tên là Joe Stillwell đã chỉ huy quân đội Hoa Kỳ xây dựng một con đường hậu cần xuyên qua khu rừng rậm Myanmar đến biên giới Trung Quốc. Do xây dựng công trình nên hơn 1100 binh lính Hoa Kỳ hi sinh. Vậy nên sau chiến tranh, Myanmar hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ để tìm kiếm hài cốt lính Hoa Kỳ trong lãnh thỗ Myanmar. Năm 1947, Hoa Kỳ đã chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Myanmar. Đến năm 1948, hai nước 11 chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ. Vào đầu thập niên 1950, Hoa Kỳ cử chuyên gia kinh tế sang khảo sát cơ sở kinh tế của Myanmar sau chiến tranh để giúp Chính phủ của Thủ tướng U Nu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế. Từ đó đến năm 1962, quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh, Hoa Kỳ còn cung cấp viện trợ giúp Myanmar phát triển. Tuy nhiên, sự kiện đảo chính quân sự tại nước này vào năm 1962 dẫn đến quan hệ Hoa Kỳ – Myanmar ngày càng xấu đi. Ngay khi Tướng Ne Win lên cầm quyền, đã từ chối các khoản viện trợ phát triển của Hoa Kỳ, vì cho rằng các khoản viện trợ này đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại không liên kết của Myanmar. Hoa Kỳ và Myanmar hợp tác về phòng chống ma túy giúp quan hệ song phương ấm dần lên kể từ năm 1974. Myanmar đã nhận hàng chục máy bay trực thăng chiến đấu mà Hoa Kỳ viện trợ cho nước này. Trong những năm 1976 – 1977, Myanmar mở rộng quan hệ, nhận viện trợ từ các cơ quan của Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ trong chiến dịch phòng chống tội phạm ma túy. Bên cạnh việc Myanmar chấp nhận viện trợ phát triển của Hoa Kỳ, các phong trào dân chủ phát triển theo, gây nên tình trạng bất ổn về chính trị. Các phong trào dân chủ phát triển đến đỉnh điểm vào năm 1988, dẫn đến cuộc đảo chính quân sự do Tướng Saw Maung dẫn đầu. Hoa Kỳ đã lên án gây gắt chính quyền quân sự của Tướng Saw Maung và giảm dần viện trợ cho Chính phủ Myanmar, mà chuyển sang ủng hộ các lực lượng đối lập với Chính phủ. Từ đây, Hoa Kỳ đã yêu cầu Myanmar cần khôi phục dân chủ, nhân quyền, chống ma túy, giảm trồng cây thuốc phiện và không sử dụng lao động vị thành niên. Chính quyền của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tại Hoa Kỳ chỉ giúp đỡ Myanmar trong lĩnh vực y tế cộng đồng, phòng chống HIV/AIDS. Trong thời gian này, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Myanmar tổng cộng hơn 1 triệu USD trong lĩnh vực y tế cộng đồng. 1.3 Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn 1990 – 2008 Hoa Kỳ đã rút Đại sứ khỏi Myanmar sau cuộc bầu cử gây tranh cãi ở nước này năm 1990 và kể từ đó đến tháng 5/2012, Hoa Kỳ chỉ có một đại diện tại Yangon, thủ đô cũ của Myanmar. Chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ phải hứng chịu những tổn thất nhưng Hoa Kỳ có ưu thế là trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Trên cơ sở bối cảnh thế 12 giới trong thời kỳ này, chính quyền Hoa Kỳ cho rằng với những ưu trội của mình trên tất cả lĩnh vực, Hoa Kỳ cần chớp lấy thời cơ để có thể thiết lập một trật thế giới mới với vai trò lãnh đạo thuộc về mình. Thật vậy, Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh có được thuận lợi to lớn. Một là, xu thế hòa hoãn chiếm một ưu thế trong quan hệ quốc tế khi chiến tranh lạnh kết thúc. Quan hệ giữa các nước lớn thay đổi nhanh chóng, theo hướng tìm kiếm sự cân bằng mới, kiềm chế bất đồng, tránh xảy ra xung đột mang tính đối kháng. Vì vậy, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt với nhau, vừa thỏa hiệp và xung đột, mâu thuẫn luôn hiện diện như đặc trưng giữa quan hệ các cường quốc, nhưng nhìn chung vì lợi ích của riêng mình, các nước đều tránh đối đầu với Hoa Kỳ. Hai là, Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất còn lại. Tốc độ phát triển GDP được duy trì ở mức 3 – 4% vào năm 1992 – 1994. Chính quyền Hoa Kỳ dù có giảm chi phí nhưng việc chi cho quốc phòng của nước này vẫn cao, chiếm hơn 40% trong tổng chi phí quốc phòng của thế giới. Về khoa học – kỹ thuật, Hoa Kỳ dẫn đầu trong các ngành như lĩnh vực điện toán, xây dựng hệ thống tin học Internet. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có vai trò trụ cột trong toàn cầu hóa và tự do mậu dịch, giữ nhiệm vụ trong yếu trong các tổ chức thế giới như WTO, WB và IMF. Ba là, sự sụp đổ chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô là một tổn thất to lớn chưa từng có của phong trào cách mạng và phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới. Theo cách nhìn của Hoa Kỳ, đây chính là cơ hội lớn để khuếch trương và truyền bá ý thức hệ tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy dân chủ, tự do và các giá trị Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Đồng thời, Hoa Kỳ đẩy mạnh các biện pháp lôi kéo lực lượng để thực hiện diễn biến hòa bình chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Bên cạnh những cơ hội thuận lợi trên, Hoa Kỳ còn phải đối mặt với không ít thách thức tác động đến hoạch định và triển khai chính sách của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh. Các trung tâm quyền lực khác, nhất là các cường quốc có xu hướng trỗi dậy, không chấp nhận trật tự một cực do Hoa Kỳ lãnh đạo. Chính vì lẽ đó, Hoa Kỳ cần phải thực hiện mọi biện pháp nhằm ngăn chặn không cho cường quốc liên kết chống lại và thách thức vai trò của Hoa Kỳ trong tương lại. Thách thức khác đến từ các nước vốn là đồng minh thân cận với Hoa Kỳ như Nhật Bản và Tây Âu. Khi việc tập hợp lực lượng chống lại cộng sản không còn tồn tại đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước này với Hoa Kỳ, mà 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất