Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp tổ chức quân đội nhà nguyễn (1802 1858)...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp tổ chức quân đội nhà nguyễn (1802 1858)

.PDF
74
1
114

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH SƢ PHẠM LỊCH SỬ TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI NHÀ NGUYỄN (1802 - 1858) Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên Mã số sinh viên Khóa học : TH.S Lê Vy Hảo : Võ Thị Thơm : 1156020027 : 2011- 2015 Bình Dƣơng, tháng 5 năm 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy cô khoa Sử trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho em trong suốt thời gian học ở trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Vy Hảo đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Qua đây em cũng xin gửi lời cám ơn đến người thân và gia đình đã động viên, ủng hộ, đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ em trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo và đưa ra ý kiến đóng góp cho khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Với khả năng hiểu biết còn có hạn, chắc chắn nội dung của khóa luận không tránh khỏi những hạn chế, kính mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý từ quý thầy, cô. Một lần nữa em xin trân trọng cám ơn ! Võ Thị Thơm NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Bình Dương, ngày tháng năm GVHD (Ký tên) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Bình Dương, ngày tháng năm GVPB (Ký tên) BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ THUẬT NGỮ Biên chế Binh chủng Bộ binh Cấp hiệu Cấm binh Cơ binh Doanh Đội Kỵ binh Long kỵ binh Ngũ Pháo binh Quân thường trực Quân túc vệ Thân binh Tinh binh Thập Thổ binh Thủy binh Thuyền Tượng binh Vệ Vệ binh GIẢI THÍCH Sắp xếp người và trang bị vũ khí, phương tiện kĩ thuật hợp lý trong một tổ chức quân đội nhằm bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó. Bộ phận hợp thành quân đội, có chức năng trực tiếp chiến đấu, có vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương pháp tác chiến đặc thù. Lực lượng trực tiếp tiêu diệt sinh lực của đối phương, đánh chiếm hoặc giữ gìn đất đai. Cấp bậc quân hàm để phân biệt chức vụ trong quân đội. Quân cơ động, bảo vệ trong kinh thành. Là lực lượng binh lính đóng giữ các tỉnh, trấn. Đơn vị tổ chức cao nhất của quân đội một số triều đại phong kiến Việt Nam. Đơn vị tổ chức cơ sở của quân đội một số triều đại phong kiến. Lính giáp chiến trên lưng ngựa. Lính bộ binh di chuyển bằng ngựa nhưng lúc giáp chiến lại xuống ngựa để chiến đấu. Đơn vị tổ chức nhỏ nhất trong quân đội một số triều đại phong kiến Việt Nam. Lực lượng tác chiến bằng hỏa lực, thường được trang bị các loại pháo, và súng. lực lượng quân chủ lực đóng ở các dinh. Loại quân bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Quân hầu cận, bảo vệ nhà vua. Quân gồm một số vệ, đội thuộc các phủ, huyện, nha… Đơn vị tổ chức trong quân đội liền trên ngũ, dưới đội. Quân địa phương được tuyển từ thổ dân, dùng để canh gác thành trì và đóng đồn ở vùng rừng núi và biên giới. Quân có khả năng tiến hành các hoạt động chiến đấu trên sông và vùng biển. Đơn vị tổ chức thấp nhất của thủy quân trong quân đội các triều đại phong kiến. Quân chiến đấu trên lưng voi Đơn vị trong quân đội một số triều đại phong kiến; liền trên đội, dưới doanh. Lực lượng quân lính đóng ở kinh đô MỤC LỤC BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu .................................................... 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6 3.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 6 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 5. Nguồn tài liệu .................................................................................................. 7 6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 7 7. Bố cục của đề tài.............................................................................................. 8 Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUÂN ĐỘI CHÚA NGUYỄN (THẾ KỶ XVI - XVIII) .......................................................... 9 1.1. Bối cảnh lịch sử thế kỷ XVI - XVIII ............................................................ 9 1.2. Tổ chức quân đội dưới thời chúa Nguyễn .................................................. 11 1.2.1. Cơ cấu tổ chức quân đội dưới thời các chúa Nguyễn ........................... 11 1.2.2. Phép kén chọn và cách luyện tập .......................................................... 13 1.3. Sự phát triển của quân đội Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn ..... 15 Chƣơng 2: TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI NHÀ NGUYỄN (1802 - 1858) ................ 19 2.1. Nhận thức và chính sách tổ chức quân đội nhà Nguyễn. ............................ 19 2.2. Bộ máy tổ chức quân đội nhà Nguyễn ........................................................ 21 2.2.1. Ở kinh đô .............................................................................................. 21 2.2.2. Ở địa phương ........................................................................................ 24 2.2.3. Ở những khu vực trọng yếu .................................................................. 25 2.3. Cơ cấu tổ chức quân đội nhà Nguyễn ....................................................... 300 2.3.1. Cơ cấu về binh chủng ......................................................................... 300 2.3.2. Cơ cấu về quân hiệu .......................................................................... 366 2.3.3. Cơ cấu về cấp hiệu và số quân .............................................................. 40 2.4. Phép tuyển chọn binh lính ........................................................................ 422 2.5. Binh khí và hình thức luyện tập .................................................................. 44 2.5.1. Binh khí ................................................................................................ 44 2.5.2. Hình thức luyện tập .............................................................................. 46 Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC VÀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÀ NGUYỄN ........................................................................................................... 488 3.1. Những đặc điểm trong tổ chức quân đội nhà Nguyễn ............................... 488 3.2. Ưu điểm và hạn chế của quân đội nhà Nguyễn ......................................... 511 3.2.1. Ưu điểm .............................................................................................. 511 3.2.2. Hạn chế............................................................................................... 533 3.3. Vai trò của quân đội đối với tiến trình phát triển nhà Nguyễn .................. 544 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 577 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 60 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 63 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quân đội là “tổ chức vũ trang tập trung, thường trực và chuyên nghiệp do một nhà nước hay một phong trào chính trị xây dựng nhằm mục tiêu giành chính quyền, giải phóng đất nước, bảo vệ Tổ quốc bằng đấu tranh vũ trang (chiến tranh, nội chiến...) hoặc tiến hành chiến tranh để thực hiện mục đích chính trị của nhà nước, của phong trào chính trị đó” [20; tr. 597]. Quy mô tổ chức quân đội phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của nhà nước hoặc phong trào chính trị trong từng thời kỳ hoặc giai đoạn lịch sử cụ thể. Quá trình hình thành quân đội gắn liền với sự phát triển của lực lượng vũ trang các đơn vị, quân chủng, binh chủng cũng như các cấp chỉ huy qua từng thời kỳ. Trong tiến trình lịch sử dân tộc ta thời cổ trung đại, quân đội Việt Nam được định hình và ngày càng hoàn thiện, gắn với công cuộc bảo vệ vương triều và an ninh quốc gia. Từ chỗ lực lượng vũ trang sơ khai thời đại Hùng vương đến quân đội chính quy, tinh nhuệ của các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ và nhất là nhà Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tuy kéo dài hơn 140 năm, từ khi Gia Long lên ngôi vua năm 1802 đến khi Bảo Đại thoái vị năm 1945, nhưng thời kỳ tự chủ của nhà Nguyễn chỉ kéo dài 60 năm (1802 - 1862), trước khi nhà Nguyễn ký hòa ước Nhâm Tuất nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Trong đó, giai đoạn an lạc của nhà Nguyễn chỉ được duy trì đến giữa năm 1858, trước khi thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta. Trong hơn nữa thế kỷ đầu của triều đại, các vua nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) đã dày công xây dựng một hệ thống quân đội vững mạnh, mà xét trên những phương diện nhất định, có phần tiến bộ hơn so với các triều đại quân chủ Việt Nam trước đó. Quân đội của nhà Nguyễn được thiết lập trên cơ sở kế thừa có chọn lọc bộ máy tổ chức quân đội thời kỳ trước, đồng thời tiếp thu khoa học quân sự của phương Tây. Trải qua quá trình tổ chức và thực thi các hoạt động an ninh quốc phòng, quân đội nhà Nguyễn đã có những đóng góp lớn trong quá trình mở rộng và bảo vệ lãnh thổ đất nước, duy trì sự ổn định xã hội và cuộc sống bình yên của dân chúng. 1 Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm nên những thành công đó là nhà Nguyễn đã xây dựng một hệ thống tổ chức quân đội thống nhất từ trung ương đến địa phương, vươn ra cả những khu vực trọng yếu như biển đảo, biên giới và những vùng đất vừa được khai khẩn. Ngoài ra, nhà Nguyễn rất chú tâm đến việc tập luyện và trang bị vũ khí của binh lính, làm cho lực lượng quân đội ngày càng vững mạnh hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đó, quân đội nhà Nguyễn cũng có những hạn chế nhất định như chưa thoát khỏi tư tưởng phong kiến trong cách thức tổ chức, tinh thần chiến đấu của binh sĩ không cao; dẫn đến việc thất thủ trước sự tấn công của thực dân Pháp. Với những thăng trầm, công tội trên quân đội nhà Nguyễn là đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, nhất là trong những thập niên gần đây. Tiếp cận vấn đề tổ chức quân đội nhà Nguyễn là cơ hội để “ôn cố tri tân”, nhằm đúc rút những kinh nghiệm trong việc hoàn thiện hệ thống tổ chức quân đội hiện nay, nhất là khi nước ta đang trong quá trình chính quy và hiện đại hóa quân đội để bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Đối với bản thân, việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi mở rộng kiến thức; hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực tổ chức quân đội Việt Nam thời hậu kỳ trung đại, khi mà bắt đầu có sự chuyển tiếp giữa mô hình tổ chức quân đội phong kiến và khoa học quân sự phương Tây hiện đại. Đây cũng là cơ hội để tôi nâng cao kĩ năng nghiên cứu khoa học, phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập nâng cao trình độ về sau. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Tổ chức quân đội nhà Nguyễn (1802 - 1858)” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với hy vọng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mà mình quan tâm và trình bày trên đây. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong suốt giai đoạn tồn tại của nhà Nguyễn, có khá nhiều tài liệu chính sử ghi chép những sự kiện, tư liệu về lịch sử đương triều có liên quan đến hệ thống tổ chức và bộ máy vận hành của quân đội, trong đó nổi bật nhất là công trình “Khâm 2 định Đại nam Hội điển Sử lệ”. Do biên soạn dưới hình thức “Hội điển”1 nên giá trị lớn nhất của tác phẩm là trình bày một cách tập trung và phong phú những vấn đề như giai chế phẩm cấp, biên chế tổ chức, hình thức luyện tập,… của quân đội nhà Nguyễn; được ghi chép trong phần Bộ binh, bao gồm 40 quyển, từ 137 đến 178. Cụ thể, từ quyển 137 đến 139 nói về giai chế phẩm cấp từ đề đốc cho đến quan viên quản lý đồn ải, cửa bể. Quyển 140 - 143, trình bày về các doanh, vệ, đội trong cơ cấu quân hiệu ở kinh thành. Quyển 144 - 147, tập trung vào quân hiệu ở các tỉnh bao gồm quân hiệu trước và sau cải cách hành chính của Minh Mạng. Quyển 148, trình bày về việc tuyển quân, mộ quân và quyển 149, trình bày số quân. Quyển 150 - 152, nói về lệ, cấp bậc kinh binh, hiệu cờ và nhung phục ban võ. Quyển 153 - 157, phép kén chọn binh lính, binh khí và cách luyện tập, thao diễn. Quyển 158 - 162, lệ canh giữ ở kinh thành, tuần tra, kiểm soát vùng biên giới và hải đảo. Quyển 163 - 173, trình bày về việc khen thưởng, xử phạt đối với tướng lĩnh và binh sĩ. Quyển 174, nói về tượng chính bao gồm; ngạch voi, mua voi, chăn voi, vật dụng cho voi… Quyển 175, trình bày về ngạch ngựa, cách diễn tập cũng như trang thiết bị của ngựa trong phần mã chính. Quyển 176 - 178, chú trọng vào việc sát hạch quan viên, xét công trạng, lệ phân xử đối với những quan viên tự ý bỏ nơi nhậm chức, sai binh lính làm công việc riêng. Cho đến nay, “Khâm định Đại nam Hội điển Sử lệ” vẫn được xem là một “bộ từ điển” quý giá khi nghiên cứu về tổ chức quân đội nhà Nguyễn. Tuy nhiên, do là một công trình thông sử, nên tác phẩm không đưa ra những đánh giá về đặc điểm trong tổ chức và vai trò quân đội nhà Nguyễn đối với tiến trình phát triển của vương triều Nguyễn. Những vấn đề về việc tổ chức quân đội nhà Nguyễn còn được phản ánh rãi rác trong các bộ sử biên niên do các sử quan cũng như trí thức nhà Nguyễn biên soạn lại như “Đại Nam thực lục”, “Minh Mạng chính yếu”,… “Đại Nam thực lục” là bộ chính sử lớn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, gồm hai phần: Tiền biên (thời kỳ các chúa Nguyễn) và Chính biên (thời kỳ Ghi chép lại các điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của một triều đại, do nội các triều Nguyễn biên soạn vào giữa thế kỷ XIX. 1 3 các vua nhà Nguyễn). Bốn kỷ đầu của phần Chính biên ghi chép về tình hình quân đội, cung cấp nhiều tư liệu có giá trị lịch sử về hình thức tuyển chọn binh lính đối với từng địa phương, hình thức luyện tập của binh sĩ qua các đời vua,... Mỗi kỷ nói về tổ chức quân đội của một đời vua. Kỷ thứ nhất - đời Gia Long từ 1778 đến 1819, trình bày về việc xây dựng và củng cố bộ máy tổ chức quân đội của Gia Long sau khi lên ngôi bao gồm việc phân cử các cấp chỉ huy cùng với đó là thiết lập các cơ quan trong bộ binh, phép tuyển chọn binh lính ở kinh thành và các tỉnh trong cả nước. Kỷ thứ hai - đời Minh Mạng từ 1820 đến 1840, ngoài những phần đã trình bày trong đời Gia Long, còn có các chính sách phát triển thủy quân của Minh Mạng, thể hiện qua các chỉ dụ cử người sang phương Tây học tập kĩ thuật quân sự, nhằm mục đích bảo vệ an ninh vùng biển. Kỷ thứ ba - đời Thiệu Trị từ 1841 đến 1847. Trong kỷ này, tác phẩm chỉ trình bày sơ lược về một số chỉ dụ của Thiệu Trị trong xây dựng quân đội trên cơ sở phát huy những thành tựu của triều đại trước đó. Kỷ thứ tư - đời Tự Đức từ 1847 đến 1883, ghi chép tỉ mĩ các sự kiện liên quan đến việc kén chọn, tập duyệt của binh lính, đặc biệt phần này còn đề cập đến tình trạng bảo quản trang thiết bị, đời sống của các binh sĩ. Mặc dù, trình bày khá chi tiết về nhiều vấn đề liên quan đến việc tổ chức quân đội nhưng các vấn đề về quân hiệu, cấp chỉ huy thì vẫn chưa được trình bày cụ thể trong tác phẩm này. Trong khi đó, “Minh Mạng chính yếu” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, cung cấp nguồn sử liệu phong phú về việc khảo hạch binh lính và các chính sách thưởng phạt đối với các binh sĩ đào ngũ,… được ghi chép cụ thể trong quyển 14 và quyển 20 - 25. Quyển 14 của tác phẩm này chủ yếu trình bày về binh chế bao gồm các chiếu chỉ, tấu trình xin hoãn việc đòi lính ở một số vùng và lệ thao diễn cho các binh chủng. Quyển 20 và 21, ghi chép về lệ thưởng, phạt đối với tướng lĩnh và binh sĩ trấn giữ ở biên ải. Quyển 22, tập trung nói về các tờ sớ báo cáo việc binh cả về mặt tổ chức lẫn trang bị, chế tạo vũ khí ở các xưởng vũ khố trong và ngoài kinh thành. Quyển 23, trình bày về việc xây dựng hệ thống phòng thủ của nhà Nguyễn ở trên đất liền lẫn hải đảo nhằm giữ vững an ninh bờ cõi của nước ta. Quyển 24 - 25, nói về vấn đề phủ biên và nhu viễn mà quan trọng nhất là các 4 chính sách mềm dẻo của triều đình dùng để chinh phục dân cư vùng hẻo lánh. Tuy nhiên, nội dung thông tin của tác phẩm chỉ tập trung vào triều vua Minh Mạng (1820 - 1841). Ngoài ra, trong một số công trình nghiên cứu các tác giả có đề cập đến tổ chức quân đội nhà Nguyễn như: Quân đội thời Nguyễn và khả năng chống ngoại xâm của thượng tá Nguyễn Minh Đức đăng trong “Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới”, đã phân tích về chính sách quốc phòng của các vị vua đầu nhà Nguyễn từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét về thái độ của vua đối với việc phát triển quân đội. Lê Thị Toán trong bài viết “Công cuộc phòng thủ kinh đô Huế của triều Nguyễn” đăng trong “Kỷ yếu hội thảo khoa học về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”, trình bày thái độ của nhà Nguyễn với vấn đề tổ chức quân đội và cải tiến trang bị võ khí. Bài viết “Quân đội nhà Nguyễn” đăng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6/1993 của Đỗ Văn Minh đã phân tích về cơ cấu binh chủng và các tiêu chí tuyển chọn binh lính nhưng chưa làm sáng tỏ được các hình thức luyện tập cũng như những đặc điểm của quân đội triều Nguyễn. Bên cạnh đó, trong nhiều công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam như: “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX” của Đào Duy Anh, “Bài giảng tiến trình lịch sử Việt Nam” của Nguyễn Văn Hiệp (chủ biên)... cũng đề cập một cách khái lược những vấn đề liên quan đến tổ chức quân đội nhà Nguyễn. Nhìn chung, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc tổ chức bộ máy quân đội nhà Nguyễn. Tuy nhiên, mỗi công trình đều có những cách tiếp cận và trình bày riêng chưa tạo ra tính hệ thống trong việc nghiên cứu để trên cơ sở đó đưa ra được những đánh giá xác đáng về tổ chức quân đội nhà Nguyễn. Vì vậy, trên cơ sở những công trình nghiên cứu sẵn có, tôi mong muốn có thể tiếp cận vấn đề này một cách khách quan, toàn diện nhằm góp phần khắc phục những hạn chế trong nghiên cứu về hệ thống tổ chức quân đội nhà Nguyễn. 5 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu bộ máy tổ chức quân đội nhà Nguyễn bao gồm: cơ cấu quân đội, biên chế tổ chức và các cấp chỉ huy. Đồng thời tác giả cũng trình bày một số vấn đề có liên quan như: Phép tuyển chọn, cách thức luyện tập của binh lính và các loại binh khí thường sử dụng trong quân đội nhà Nguyễn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Tìm hiểu quân đội nhà Nguyễn trong giai đoạn từ năm 1802, vua Gia Long lên ngôi đến năm 1858 khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đây là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn có điều kiện để quan tâm và dồn sức nhiều cho củng cố xây dựng quân đội hùng mạnh để bảo vệ vương triều. - Về không gian: Tổ chức quân đội Việt Nam trên phạm vi cả nước, dưới sự cai trị của các vua nhà Nguyễn. 3.3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung làm rõ: 1. Quá trình hình thành quân đội dưới thời các chúa Nguyễn, để qua đó hiểu được tiến trình hình thành hệ thống tổ chức quân đội nhà Nguyễn. 2. Những vấn đề cơ bản của tổ chức quân đội nhà Nguyễn như hình thức tuyển chọn binh lính, binh khí, bộ máy và cơ cấu tổ chức quân đội gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Từ đó, rút ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong việc tổ chức quân đội của nhà Nguyễn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Việc thực hiện đề tài dựa trên việc vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. Để làm sáng tổ nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic. + Phương pháp lịch sử: Bám sát vào tư liệu, sự kiện lịch sử để tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của hệ thống tổ chức quân đội nhà Nguyễn. 6 + Phương pháp logic: Đưa ra một số nhận xét, đánh giá về tổ chức quân đội của nhà Nguyễn; làm rõ sự kế thừa và những điểm khác biệt của tổ chức quân đội nhà Nguyễn so với các triều đại trước. Bên cạnh đó, để tăng tính khoa học và hiệu quả trong việc thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng một số phương pháp phân tích tổng hợp khác như đối chiếu so sánh, lập bảng thống kê,… 5. Nguồn tài liệu Để nghiên cứu về vấn đề tổ chức quân đội nhà Nguyễn (1802 - 1858), tác giả tập trung khai thác những nguồn tư liệu sau: - Các loại tư liệu bậc 1: Bao gồm các bộ sử của nhà Nguyễn biên soạn, trong đó quan trọng nhất là “Đại Nam thực lục” của Quốc sử Quán triều Nguyễn biên soạn, bộ “Khâm định Đại nam Hội điển Sử lệ” của Nội các triều Nguyễn, “Minh Mệnh chính yếu” của Quốc sử quán triều Nguyễn. Ngoài ra, còn có các công trình sử học khác như “Đại Việt sử ký toàn thư” do Ngô Sĩ Liên và các sứ thần triều Lê biên soạn, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú. - Các tài liệu bậc 2: Các giáo trình, sách chuyên khảo về nhà Nguyễn như “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, “Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới” của Phan Ngọc Liên, “Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” do Nxb. Trẻ phát hành, “Giáo trình lịch sử Việt Nam”, tập 3 của Nguyễn Cảnh Minh,… - Các tài liệu bậc 3: Các bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành như: “Quân đội nhà Nguyễn” của Đỗ Văn Minh (đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 6/1993), “Tổ chức quân đội và vũ khí quân dụng của Việt Nam dưới triều Nguyễn” của Vĩnh Hồ (tạp chí nghiên cứu lịch sử quân sự, số 7/1789)… Ngoài ra, tôi còn tham khảo một số tư liệu và thông tin về lịch sử triều Nguyễn trên một số website chuyên đề lịch sử và quân sự. 6. Đóng góp của đề tài Thông qua việc tìm hiểu, khai thác nguồn tư liệu gốc và tư liệu tham khảo , tác giả mong muốn phục dựng lại một bức tranh tương đối toàn vẹn về hệ thống tổ chức quân đội nhà Nguyễn (1802 - 1858). 7 Qua đó, tạo ra được một tập tài liệu chuyên khảo lịch sử nhỏ, góp phần làm phong phú nguồn tư liệu khi nghiên cứu về vấn đề này, phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử Việt Nam cho học sinh, sinh viên và những người có quan tâm. Ngoài ra, những vấn đề còn thiếu xót do hạn chế khách quan cũng như chủ quan của tác giả sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm bổ sung và hoàn thiện nội dung đề tài. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung của đề tài gồm có ba chương: Chƣơng 1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển của quân đội chúa Nguyễn từ thế kỉ XVI đến XVIII. Trình bày khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế XVIII. Qua đó, trình bày tổ chức quân đội Việt Nam dưới thời các chúa Nguyễn; sự phát triển của quân đội chúa Nguyễn qua các cuộc chiến tranh với họ Trịnh và Tây Sơn. Chƣơng 2: Tổ chức quân đội nhà Nguyễn (1802 - 1858). Tìm hiểu bộ máy, cơ chế hoạt động của các binh chủng, cơ cấu quân hiệu, các cấp chỉ huy cùng với ngạch binh và việc tuyển chọn, luyện tập cho binh sĩ của nhà Nguyễn (1802 - 1858). Chƣơng 3: Đánh giá về tổ chức và vai trò của quân đội nhà Nguyễn Trình bày những đặc điểm, đánh giá vai trò của tổ chức quân đội nhà Nguyễn đối với sự phát triển của vương triều cũng như tiến trình lịch sử dân tộc. 8 Chƣơng 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUÂN ĐỘI CHÚA NGUYỄN (THẾ KỶ XVI - XVIII) 1.1. Bối cảnh lịch sử thế kỷ XVI - XVIII Bắt đầu từ thế kỷ XVI, đất nước ta mất dần cảnh thịnh trị. Các thế lực phong kiến ra sức tranh giành quyền lực, mở ra giai đoạn khủng hoảng chính trị trong lòng chế độ phong kiến Việt Nam. Năm 1504, sau khi vua Lê Hiến Tông mất, các vua Uy Mục và Tương Dực sao nhãng việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa. Lợi dụng tình hình đó, bọn quan lại, địa chủ ra sức hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng nhân lúc chính quyền trung ương suy yếu đã họp quân, đánh nhau tranh chấp quyền lực. Thế lực phong kiến mạnh nhất lúc bấy giờ là của Quốc công thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến năm 1527, Mạc Đăng Dung buộc vua Lê nhường ngôi, lập ra nhà Mạc. Trong những năm đầu trị vì, nhà Mạc tổ chức chính quyền và quân đội theo mô hình cũ của nhà Lê. Năm 1528, “Mạc Đăng Dung củng cố lại binh chế, tăng cường số quân bảo vệ kinh thành và nhà vua. Các vua kế nghiệp cố gắng ưu đãi quân sĩ, hình thành chế độ ruộng lính, theo đó các xã có ruộng công hay ruộng chùa đều phải trích ra một phần cấp cho lính theo chế độ 4 - 5 mẫu/người” [36; tr. 342]. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, nhà Mạc bước vào thời kỳ suy thoái dần. Trước sự tấn công của quân Minh, nhà Mạc tỏ ra lúng túng, đã buộc phải dâng sổ sách cho quân Minh, chịu thần phục với mong muốn yên mạn Bắc, để tập trung lực lượng đối phó với các lực lượng cựu thần nhà Lê ở mạn Nam. Sự kiện này đã làm cho quần thần và nhân dân chán nản, phẫn nộ. Nhân lúc họ Mạc mất dần sự tin tưởng của nhân dân, một số cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim mượn khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc”, đã nổi dậy ở vùng Thanh Hóa, lập ra nhà nước mới; sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài cho đến cuối thế kỷ XVI thì triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. 9 Tình hình chính trị trong nước mới được tạm ổn chưa lâu thì xảy ra sự kiện phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài. Mầm móng của sự phân liệt bắt nguồn từ cuộc chiến Nam - Bắc triều. Năm 1545, “sau khi Nguyễn Kim bị mưu sát, Trịnh Kiểm được vua Lê đưa lên thay thế. Để giữ vững quyền hành ông đã tìm cách loại trừ phe cách của Nguyễn Kim. Trong tình hình đó, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ vùng đất Thuận Hóa. Ở đây chúa Nguyễn tổ chức lại chính quyền, dần tách khỏi sự phụ thuộc họ Trịnh, chỉ nộp thuế theo lệ” [36; tr. 433 - 434]. Lấy cớ đó, năm 1627, họ Trịnh đem quân vào đánh Thuận Hóa. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bắt đầu. Tình trạng nội chiến kéo dài cho đến cuối thế kỷ XVIII, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước, trước hết là tình trạng phân hóa về chính trị - xã hội ở hai Đàng. Ở Đàng Ngoài, song hành hai thế lực phong kiến vua Lê - chúa Trịnh. Tuy nhiên, sự tồn tại của vua Lê chỉ mang tính chất tượng trưng, còn mọi thực quyền đều nằm trong tay chúa Trịnh. Ở trung ương hình thành hai bộ phận là triều đình và phủ chúa. Triều đình đứng đầu vẫn là vua nhưng quyền hành đã bị thu hẹp. Trong khi đó ở phủ chúa, quyền lực được mở rộng bao gồm một số quan văn, võ cùng chúa bàn bạc, quyết định các chính sách của nhà nước. Về sau, chúa Trịnh còn cho đặt thêm 6 phiên chỉ đạo hoạt động của các bộ. Ở địa phương, Đàng Ngoài được chia thành 12 trấn, dưới trấn là phủ, huyện, châu, xã. Lực lượng quân đội họ Trịnh được tổ chức chặt chẽ, bao gồm một đội quân thường trực gọi là quân Tam Phủ và ngoại binh được tuyển từ 4 trấn xung quanh kinh thành. Về phía Đàng Trong, các chúa Nguyễn không ngừng mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam nhằm củng cố quyền lực. Chính quyền Đàng Trong chia thành 12 dinh, dưới dinh là phủ, huyện, tổng, xã. Trên cơ sở đó, quân đội của chúa Nguyễn được tổ chức chặt chẽ, bao gồm quân thường trực ở trung ương và quân thuộc binh ở địa phương, được bổ sung thường xuyên và trang bị vũ khí đầy đủ. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, chính quyền Trịnh - Nguyễn bắt đầu cuộc nội chiến. Để phục vụ nhu cầu chiến tranh, hai thế lực phong kiến, đặc biệt là các chúa Nguyễn đã sớm có ý thức xây dựng lực lượng quân đội hoàn thiện. 10 1.2. Tổ chức quân đội dƣới thời chúa Nguyễn 1.2.1. Cơ cấu tổ chức quân đội dƣới thời các chúa Nguyễn Ban đầu, quân đội đi theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa “có khoảng 3.000 người. Vào đầu thời Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1615) tăng lên 3 vạn, nhưng đến thời Nguyễn Phúc Tần quân số ấy đã lên tới 16 vạn” [16; tr. 131]. Quân lính của chúa Nguyễn ở Đàng Trong được chia làm ba loại là quân túc vệ bảo kinh thành Phú Xuân, quân chính quy thường trực ở các dinh và thổ binh ở địa phương. Quân túc vệ ở kinh thành (Thân quân) gồm hai vệ: Tả tiệp và Hữu tiệp; mỗi vệ có 50 người. Với vai trò trực tiếp bảo vệ cung điện Phú Xuân và hộ vệ chúa Nguyễn, đồng thời là dũng binh cốt yếu trong cuộc chiến tranh với họ Trịnh. Những binh sĩ trong đội quân túc vệ đều được lựa chọn từ dòng dõi của các võ quan chúa Nguyễn, đặc biệt là phải có nguyên quán từ huyện Tống Sơn, quê hương của chúa Nguyễn. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi Thân quân làm Dực lâm quân. Quân chính quy thường trực là quân đóng giữ ở các dinh, được phiên chế thành các doanh, cơ, đội, thuyền2. Đứng đầu mỗi doanh là chưởng doanh, chức võ quan cao nhất trong quân đội của chúa Nguyễn lúc bấy giờ. Dưới doanh là cơ, đứng đầu mỗi cơ là chưởng cơ. Số lượng thuyền trong các cơ không đều nhau do hệ thống tổ chức quân đội của chúa Nguyễn phiên chế không được thống nhất. Số thuyền và lính trong một số cơ như sau: Cơ Thuyền Binh lính Tổng cộng Trung hậu 60 40 - 80/thuyền 3.287 người Tả trung 14 50 - 73/thuyền 783 người Hữu trung 14 30 - 74/thuyền 779 người Tả trung kiên 12 50/thuyền 600 người Hữu trung kiên 10 50/thuyền 500 người Tả trung bộ 10 45/thuyền 450 người Thuyền là phiên chế thấp nhất trong quân đội thường trực của chúa Nguyễn. “Thuyền thường có từ 30 đến 50 người, nhưng những lúc cần thiết thì số lính trong thuyền có khi lên đến 100 người” [18;62]. 2 11 Hữu trung bộ 10 45/thuyền 450 người Tiền trung bộ 10 45/thuyền 450 người Hậu trung bộ 10 45/thuyền 450 người Bảng 1.1: Thống kê số lượng thuyền và binh lính trong mỗi cơ. Nguồn: [7; tr. 186]. Tiếp đến là đội, đứng đầu là đội trưởng và có cai đội phụ quản. Số binh lính trong mỗi đội cũng giống như cấp cơ không có sự thống nhất, có đội có 300 lính, nhưng có đội chỉ 135 lính. Sự chênh lệch đó được thể hiện cụ thể như sau: Đội Thuyền Binh lính Tổng cộng Tả trung bộ 5 45/thuyền 225 người Tả kiên bộ 3 45/thuyền 135 người Hữu thủy 5 59/thuyền 295 người Tiền thủy 5 60/thuyền 300 người Bảng 1.2: Thống kê số lượng thuyền và binh lính trong mỗi đội. Nguồn: [7; tr. 186] Bên cạnh, quân túc vệ và quân chính quy thường trực, trong quân đội chúa Nguyễn còn có lực lượng quân đội địa phương gọi là Thổ binh (còn gọi là Tạm binh hay Thuộc binh) đông đảo. Thổ binh có nhiệm vụ bảo vệ vùng đất mới từ dinh Quảng Nam trở vào và trấn áp các lực lượng chống đối của nước Chiêm Thành, Chân Lạp ở phía Nam. Binh lính trong đội quân này không được hưởng chế độ bổng lộc, tiền lương mà chỉ được miễn trừ sưu thuế. Ngoài ra, trong quân đội chúa Nguyễn còn có các đội binh lính nhỏ dùng để sai vặt hoặc canh giữ như đội cắt cỏ ngựa, đội coi giữ từ đường, đội coi giữ các phủ, vườn, kho, lăng mộ, văn miếu,… GS. Phan Huy Lê ghi nhận trách nhiệm của các địa phương trong việc cung cấp các loại lính này như sau: “Riêng ở 6 huyện Hương Trà, Quảng Điền, Phú vang, Hải lăng, Đăng Xương, Minh Linh ở Thuận Hóa phải cung cấp lính cắt cỏ voi, cắt cỏ ngựa và lính quét dọn chuồng voi ngựa, cứ 100 suất đinh lấy 2 suất lính, 50 suất đinh lấy 1 suất lính, xã nào dưới 50 đinh phải nộp tiền thay mỗi người 30 đồng tiền” [16; tr. 132]. Những binh lính này đều được triều đình trả lương hàng tháng giống như quân đội chính quy thường trực. Về binh chủng, quân đội chúa Nguyễn bao gồm bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh. Trong đó, bộ binh, thủy binh là những binh chủng được các chúa 12 Nguyễn chú trọng phát triển, trang bị đầy đủ các loại vũ khí và thường xuyên tổ chức luyện tập, rèn luyện kĩ năng chiến đấu. Lực lượng thủy binh rất mạnh, từng đẩy lùi chiến hạm của Hà Lan. Thuyền chiến thời kỳ này cũng khá lớn, mỗi thuyền có thể được trang bị đến 30 mái chèo. Thuyền được chế tạo rất tinh xảo, trang bị vũ khí đầy đủ với ba khẩu đại bác ở mũi và hai khẩu hai bên, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Xét về số lượng so với Đàng Ngoài số lượng thuyền chiến ở Đàng Trong ít hơn nhưng độ thiện chiến không hề thua kém. Trên cơ sở phát triển thủy quân, các chúa Nguyễn cho tổ chức các đội thủy binh ở vùng hải đảo để làm nhiệm vụ trông coi, bảo vệ như đội Hoàng Sa, Bắc Hải… Đội Hoàng Sa được thành lập dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ Biên tạp lục, ta biết được cách thức tổ chức của đội Hoàng Sa “Lúc đầu chúa Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất lấy người xã An Vĩnh sung vào” [7; tr. 123]. Đội này hoạt động chủ yếu ở vùng biển miền Trung có nhiệm vụ tuần tra, thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, các hải sản quý từ các vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Ngoài đội Hoàng Sa còn có đội Bắc Hải, thành lập khoảng cuối thế kỷ XVII, hoạt động chủ yếu ở phía Nam của Biển Đông, có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng biển từ Hoàng Sa đến Hà Tiên. Những người trong đội quân Bắc Hải không tính bao nhiêu suất, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi và được miễn tiền sưu tiền tuần đồn. Chính nhờ lực lượng đội thuyền này mà năm 1643, Nguyễn Phúc Tần mới có thể kịp thời đem thủy quân đánh đuổi tàu chiến của phương Tây. Trong quân đội các chúa Nguyễn còn có các đội pháo binh và tượng binh. Năm 1653, “chúa Nguyễn tổ chức 4 đội pháo cơ, mỗi cơ có 6 thuyền với số lượng lên tới 1000 người” [16; tr. 162]. Hàng năm các chúa Nguyễn thường tổ chức những buổi thao diễn chung cho cả bộ binh, thủy binh, tượng binh, lập ra những trường bắn, trường tập voi, tập ngựa để cho binh lính luyện tập. Nhờ đó, quân đội chúa Nguyễn ngày càng hoàn chỉnh hơn. 1.2.2. Phép kén chọn và cách luyện tập Để có được đội quân mạnh, chúa Nguyễn đã cố gắng trong việc xây dựng chính sách tuyển chọn thuyền, ngựa cũng như binh lính một cách nghiêm ngặt. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất