Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp văn hóa làng quê trong thơ nguyễn bính trước cách mạng thán...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp văn hóa làng quê trong thơ nguyễn bính trước cách mạng tháng tám năm 1945

.PDF
61
1
141

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. TRƢƠNG THỊ LINH Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ TỐ QUYÊN Lớp : D11NV01 Khóa : 2011 – 2015 Hệ : Chính quy Bình Dương, tháng 5 năm 2015 LỜI CẢM ƠN ! Trước tiên con xin gởi lời tri ân đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ; công ơn dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của thầy cô thuộc khoa Ngữ văn trường Đại học Thủ Dầu Một, đặc biệt là thạc sĩ Trương Thị Linh đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn; sự động viên giúp đỡ của bạn bè để tôi có thể thực hiện tốt việc học cũng như hoàn thành luận văn đúng thời hạn. 2 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Bình Dương, tháng 5 năm 2015 3 MỤC LỤC DẪN NHẬP .................................................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 1 III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ................................................................ 2 IV. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 6 V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 7 VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ................................................................................. 7 CHƢƠNG 1 .................................................................................................................... 8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................................................... 8 1.1. Văn hóa làng quê............................................................................................ 8 1.2. Hình ảnh làng quê Bắc Bộ Việt Nam trong trang thơ Nguyễn Bính ........ 9 1.3. Nguyễn Bính – Cuộc đời và thơ ca ............................................................. 13 1.3.1.Cuộc đời .................................................................................................... 13 1.3.2.Thơ ca ....................................................................................................... 14 CHƢƠNG 2 .................................................................................................................. 17 ĐẶC TRƢNG CỦA VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH .... 17 2.1. Hồn làng Việt trong thơ Nguyễn Bính .......................................................... 17 2.1.1. Cảnh sắc thiên nhiên thi vị thấm đƣợm tình nghĩa ............................... 17 2.1.2. Những chi tiết, tình tiết mang đậm nét văn hóa làng quê ..................... 21 2.1.2.1.Ngày Tết ................................................................................................ 21 2.1.2.2.Những ngày hội xuân ........................................................................... 22 2.1.2.3.Mái tranh, mảnh vƣờn, lũy tre… ........................................................ 24 2.2.Con ngƣời chân chất hồn hậu quê mùa..................................................... 28 2.2.1. Ngƣời mẹ tần tảo sớm hôm .................................................................... 28 2.2.2.Hình ảnh ngƣời chị tinh thần ................................................................. 30 CHƢƠNG 3 .................................................................................................................. 37 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN NHỮNG NÉT VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH. ...................................................................... 37 4 3.1. Phƣơng thức chiếm lĩnh cuộc sống của Nguyễn Bính ............................. 37 3.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ..................................................... 37 3.1.2. Giọng điệu nghệ thuật ............................................................................ 39 3.1.3. Không gian và thời gian nghệ thuật ..................................................... 43 3.2. Hình thức thơ Nguyễn Bính ...................................................................... 46 3.2.1. Thể thơ và cách thức thể hiện ................................................................ 46 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 54 5 DẪN NHẬP I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông đã xuất bản bảy tập thơ, một truyện thơ, một kịch thơ và một số bài thơ lẻ chưa xuất bản. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với các nhà Thơ Mới, thơ ông bị đặt vấn đề và bị xem xét lại nên vai trò của ông trong tiến trình vận động của văn học dân tộc không được đánh giá cao. Nhưng từ năm 1986 (thời điểm đánh dấu sự thay đổi của đất nước, văn học nghệ thuật được thật sự “cởi trói”) đến nay, phong trào Thơ Mới được nhìn nhận và xem xét lại. Điều đó góp phần khẳng định tài năng cũng như thành tựu và vị trí của thơ Nguyễn Bính trong dòng Thơ Mới nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung. Nguyễn Bính là nhà thơ của “chân quê”, những bài thơ của ông mang sắc thái dân dã, mộc mạc, bình dị. Thơ của ông mang chất trữ tình, nhẹ nhàng và sâu lắng như những bài ca dao dân ca ngọt ngào truyền thống của Việt Nam. Ngôn từ trong thơ Nguyễn Bính mộc mạc, bình dị, đậm đà bản sắc dân tộc, mang đậm sắc thái bình dân. Thành tựu nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính trong suốt hơn nửa thế kỉ qua đã góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng của việc khẳng định giá trị tư tưởng nghệ thuật trong thơ ông và những điều đó vẫn tiếp tục được đặt ra đối với giới nghiên cứu văn học. Hơn nữa trong xu thế quay về khám phá và tôn vinh những giá trị mang bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay, việc nghiên cứu thơ Nguyễn Bính càng có một ý nghĩa lớn lao hơn. Vì vậy đề tài này muốn được góp một phần nhỏ vào nhiệm vụ chung đó là nghiên cứu giá trị tư tưởng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính dưới góc nhìn văn hóa. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu những nét cơ bản về làng quê Việt Nam trong các sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính dưới góc nhìn văn hóa để từ đó có cái nhìn cụ thể, toàn diện hơn về quê hương, đất nước và con người Việt Nam; khẳng định thành tựu và vị trí của thơ Nguyễn Bính trong dòng Thơ Mới nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung. 1 Nghiên cứu đặc trưng của văn hoá làng quê và nghệ thuật biểu hiện những nét văn hóa đó trong thơ Nguyễn Bính để thấy được tài năng và bút pháp sáng tạo của nhà thơ và những đóng góp to lớn của ông cho nền văn học nước nhà. Thơ ông luôn tôn vinh những giá trị tinh hoa của truyền thống văn hóa dân tộc, đặc sắc và đậm đà tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Chính vì thế, việc nghiên cứu thơ ông dưới góc nhìn văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp chúng ta hiểu sâu hơn vốn hiểu biết của bản thân về văn hóa và con người Việt Nam trong những trang thơ Nguyễn Bính. III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1936, bài thơ Cô hái mơ là sáng tác đầu tay của Nguyễn Bính đăng trên báo Ngày nay chưa được sự chú ý của công chúng. 1937, Nguyễn Bính đoạt giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn với tập Tâm hồn tôi thì tài năng thơ của ông ngày càng được khẳng định. 1939, tập thơ Lỡ bước sang ngang của thi si sĩ đăng trên Tuần báo thứ Năm khiến tên tuổi của ông ngày càng vang dội và có sức hút lớn đối với độc giả. Nhiều ý kiến bình giá thơ ông. Cụ thể: 1941, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân khẳng định tài năng thơ Nguyễn Bính – một nhà thơ chân quê, người giữ hồn quê trong những vần thơ: "Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cam bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta” [8; tr.73]. Sự đánh giá của Hoài Thanh về thơ Nguyễn Bính xuất phát từ cảm nhận tinh tế và sắc sảo của một người thẩm định có nghề. Đây cũng chính là ý kiến cơ bản và mở đầu cho lịch sử nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính. 1961, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên nhận xét về phương diện nội dung của thơ Nguyễn Bính có vẻ nghèo nàn: “Thơ ông kỹ thuật hơi dễ, nhiều chỗ ngả sang vè đều là những lời than thở não nùng về cuộc thất tình với một nàng Oanh nào đó hoặc về bước sang ngang lỡ làng của một người chị tên Trúc..." [23; tr. 594]. Tác giả khẳng định giá trị của những sáng tác của thi sĩ và khẳng định thơ lục bát là sở trường của Nguyễn Bính trong giai đoạn văn học 1932 - 1940: “Trong nhiều bài ông từ bỏ được cái điệu rền rĩ sống sượng, giữ giọng trữ tình ở chỗ 2 chừng mực hàm súc, đó là những bài có giá trị hơn cả của ông: "Hai lòng", "Thời trước", "Chờ mong". Về sau, ông cũng chuyển sang thể bảy chữ và cũng có nhiều bài chứa chan thi vị bình dân súc tích: "Cô lái đò", "Lời mẹ", “Lòng mẹ"” [23 ; tr. 594] 1964, Các tác giả trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 -1945 lại có quan điểm khác hẳn những nhà nghiên cứu trước: “Giá trị nghệ thuật của thơ Nguyễn Bính mang đậm phong cách thơ ca dân gian. Nhưng nội dung của thơ ông rất nghèo nàn. Ông rất dài lời về tình chị em, về tình yêu không thỏa mãn; tình cảm trong thơ ông nhiều khi loãng và giả tạo. Có khi ông lại gán cho nông dân tình cảm của tiểu tư sản thành thị...” [24, tr. 159]. 1968, Cùng với khuynh hướng đánh giá này, giáo sư Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức trong cuốn Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại, sau khi khẳng định thơ lục bát của Nguyễn Bính thuộc khuynh hướng trở về với làn điệu ca dao đã có một đôi điều đáng tiếc về thơ ông là "Nguyễn Bính về thực chất không phải là một nhà thơ của đồng quê. Nguyễn Bính là một nhà thơ tiểu tư sản thích viết về nông thôntheo cảm xúc và suy nghĩ riêng của mình. Thơ lục bát của Nguyễn Bính còn thiếu cái chất phác bình dị trong nội dung cảm xúc. Tác giả hay thi vị hóa cuộc sống ở nông thôn. Nguyễn Bính lại dùng nhiều từ sáo và màu mè để diễn tả những mối tình không được bù đắp, có tình cảm éo le bi đát..." [22; tr. 302]. 1971, trong dịp kỷ niệm 5 năm ngày mất của thi sĩ Nguyễn Bính, Tạp chí Văn số 189/1971 - Số đặc biệt - đã có rất nhiều hồi ký, bài viết đánh giá về cuộc đời và thơ của Ông. Ở giai đoạn đó, có hàng chục ý kiến đánh giá thơ Nguyễn Bính nhưng đáng chú ý hơn cả là các ý kiến sau: Vũ Bằng cho rằng thơ Nguyễn Bính cảm được lòng người là nhờ ở "bệnh tương tư". Nhà nghiên cứu Đào Trường Phúc trong bài viết Nguyễn Bính - Những mùa xuân tha hương khẳng định Nguyễn Bính là nhà thơ của quê hương, của cội nguồn, của tình hoài hương: "Tình hoài hương của Nguyễn Bính, như thế, vẫn không biến đổi gì từ cái bản chất đặc biệt phảng phất trong mỗi câu thơ, từ Lỡ bước sang ngang đến những bài thơ cuối cuộc đời ông. Nguyễn Bính trước sau vẫn chỉ là một thi sĩ giang hồ, một thi sĩ tha hương” [25; tr 94]. 1973, Các tác giả Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoàng Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, phần I (tái bản 3 năm 1978 (có sửa chữa)), đánh giá thơ Nguyễn Bính không có gì thay đổi so với lần xuất bản năm 1973. Các tác giả này đã khẳng định: "Nguyễn Bính đã tìm đến điệu thơ dân tộc và có được phần nào cái tình tứ duyên dáng mộc mạc của ca dao, Trong lúc thơ Mới đang đầy dẫy những cảm xúc phức tạp của cái "tôi" được nuôi dưỡng từ văn hóa Âu Tây, thơ Nguyễn Bính cũng được nhiều người ưa thích và khá được phổ biến. Mượn giọng ca dao, Nguyễn Bính trở lại hình ảnh những giàn trầu, hàng cau, vườn dâu, bến đò, những nỗi lòng ngậm ngùi của người con gái "lỡ bước sang ngang", của "cô lái đò", mơ "quan trạng", của "cô hàng xóm" quay tơ ... và đã đưa lại trong thơ Mới ít nhiều không khí của quê hương xa xưa” [21; tr. 106]. Nhưng ngay sau đó các tác giả đã phê rằng "Nguồn thơ Nguyễn Bính cũng rất đơn điệu, chỉ quanh quẩn với những mối tình dở dang, ngậm ngùi với giọng than thở dài dòng, dễ dãi, nhiều khi giả tạo, nhạt nhẽo” [21; tr. 106]. Đồng thời cũng ở cuốn sách này, sau khi khẳng định giá trị của xu hướng đi về đồng quê của Thơ Mới, các tác giả đã phê phán, đó "cũng chỉ là một xu hướng thoát ly": “Cho nên những cây bút được gọi là "tả chân" ấy chỉ vẽ nên những bức phong cảnh tĩnh ngưng đọng, có không khí cổ xưa, không hề có dấu vết của thời đại, không hề thấy cuộc sống khổ cực của người nông dân" [21; tr. 106]. Sau ngày hòa bình lập lại ở Miền Bắc, sự nhìn nhận đánh giá Thơ Mới chịu sự chi phối sâu sắc của đời sống chính trị. Thơ Mới không những chưa được đặt đúng nấc thang giá trị của nó mà còn bị phê phán nặng nề. Sự đánh giá thơ Nguyễn Bính một phần cũng chịu ảnh hưởng theo xu hướng chung đó. 1982, Phan Cự Đệ trong cuốn Phong trào Thơ Mới (1932 -1945) sau khi đánh giá sự tiếp thu thể thơ lục bát của thơ Mới nói chung và của Nguyễn Bính nói riêng đã phê phán: "Ngay cả những câu ca dao có tính chiến đấu, có sức tố cáo hiện thực cũng không vào được thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thư. Rõ ràng là về mặt nghệ thuật thơ Mới có một số thành tựu nhưng cũng có nhiều hạn chế...” [12; tr. 252]. Từ năm 1986, trong xu thế đổi mới, thơ Nguyễn Bính lại được tái bản và được các nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý nhiều hơn. Ngay trong năm này, hai nhà xuất bản đã cho ra đời hai tuyển tập thơ Nguyễn Bính mở đầu cho việc định giá lại thơ ông. Lời nói đầu trong cuốn Thơ Nguyễn Bính (tuyển tập của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh) viết: "Đó là những câu thơ mang phong vị đồng quê rất đậm đà, thân thuộc và 4 cảm động. Những câu thơ cứ như nhắn gửi, như lay gọi, khơi dậy những tình cảm quê hương của mỗi chúng ta” [18; tr. 5]. Còn trong Lời giới thiệu trong Nguyễn Bính tuyển tập nhà văn Tô Hoài đã khẳng định: “Nguyễn Bính là nhà thơ của quê hương, là nhà thơ "tầm vóc, thật tầm vóc” [14; tr. 4]. Sang thập niên chín mươi, thơ Nguyễn Bính càng được xuất bản với số lượng lớn hơn và chưa bao giờ thơ ông lại được giới nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá một cách sâu rộng như vậy. 1990, Tôn Phương Lan trong bài viết ''Nguyễn Bính - Nhà thơ chân quê" đã khẳng định màu sắc dân tộc đậm đà trong thơ Nguyễn Bính: "Khi Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên và phần lớn các nhà thơ đương thời chịu ảnh hưởng của Thơ phương Tây và chính đó đã đem lại cho phong trào Thơ Mới những nét đặc sắc thì Nguyễn Bính mang đến cho phong trào thơ một phong cách mộc mạc, chân quê, một lối ví von đậm đà màu sắc ca dao...” [20; tr. 74]. 1992, cuộc hội thảo Thơ Mới diễn ra trong xu thế đánh giá, khẳng định giá trị của phong trào thơ mới kết quả là cuốn sách Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca (60 năm phong trào Thơ Mới) ra đời trong sự đón chào của độc giả yêu thích Thơ Mới do Huy Cận và Hà Minh Đức chủ biên. Cũng trong năm này, vào ngày 12-06-1992, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm ngày sinh Nguyễn Bính. Đây là cuộc gặp mặt có tính chất một cuộc hội thảo và đã có khá nhiều ý kiến bình giá khẳng định tài năng cũng như nhân cách con người thơ Nguyễn Bính. Tiếp đến năm 1993, trong lời giới thiệu 150 bài thơ tình Nguyễn Bính, Lê Đình Kỵ đã khẳng định thơ Nguyễn Bính vừa đậm đà giá trị truyền thống vừa mang sức sống của thời đại. 1995, Hà Minh Đức với công trình Nguyễn Bính - Thi sĩ của đồng quê như một cách nhìn nhận lại, công nhận giá trị trường tồn của những trang thơ Nguyễn Bính mà hơn ba mươi năm trước tác giả đã có những nhận xét hạn chế về nó: “Có thể nói rằng trong thơ ca thời kỳ hiện đại, Nguyễn Bính là người có công hơn cả trên mảng thơ viết về làng quê. Ông đã khơi dậy ở mỗi người đọc tình cảm quê hương. Ông yêu mến và trân trọng giới thiệu những hình ảnh đẹp tiêu biểu của làng quê Việt Nam mà mỗi cảnh vật, con người đều thấm đậm hồn quê....” [11; tr. 14]. 5 Trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Bính (20/01/1996) đã có hàng loạt bài viết về thơ ông được đăng tải trên các báo. PGS. PTS Trần Hữu Tá một trong những người tổ chức lễ kỷ niệm đó tại Tp. Hồ Chí Minh - với bài viết Nguyễn Bính - Nhà thơ của nông thôn Việt Nam đã khẳng định: "Ông để lại cho đời non 2000 bài thơ, trong đó không hiếm những viên ngọc quý có sức lan tỏa lắng sâu. Đó quả thật là một hồn thơ thuần khiết, tài hoa, một khuôn mặt khả ái trong nền thơ hiện đại của dân tộc. Có thể thấy giá trị của thơ ông trên nhiều phương diện khác nhau. Nhưng nền tảng của giá trị thơ Nguyễn Bính, như trên đã nói đó là hồn quê, tình quê, lòng quê chân chất, sáng trong tình nghĩa..." [32; tr. 167]. Cũng trong năm này, nhà nghiên cứu Trần Mạnh Hảo với cảm quan tinh tế và sự rung động sâu sắc của một nhà thơ trước hồn thơ Nguyễn Bính đã khẳng định rằng Nguyễn Bính là "nhà thơ hiện đại". Ông không nhất trí với cách đánh giá Nguyễn Bính là nhà thơ chân quê, hồn quê, nhà thơ của ca dao mới, thậm chí là văn hóa làng quê Việt Nam. Ông viết: "Theo thiển ý của chúng tôi, thơ Nguyễn Bính là hành trình từ dân tộc tới hiện đại, đi tới tận cùng cái hồn Việt Nam nên nó đã bắt gặp hồn vía của nhân loại...” [13; tr. 65]. Tóm lại, các nhận định của những nhà nghiên cứu phê bình văn học đã góp phần khẳng định vị trí và thành tựu của thơ Nguyễn Bính trong phong trào Thơ Mới nói riêng và trong tiến trình văn học Việt Nam nói chung. Chúng ta có thể khẳng định thơ Nguyễn Bính là hồn thơ nặng tình nặng nghĩa với quê hương. Ông là nhà thơ của chân quê, của hồn quê. IV. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Bính đã để lại một khối lượng lớn thi phẩm nhưng cho đến nay chưa thể nói là đã sưu tập được đầy đủ. Những sáng tác của ông trong những năm lặp lại hòa bình ở miền Bắc cũng rất giá trị nhưng như ở phần lí do chọn đề tài đã nói “Hình ảnh làng quê Việt Nam” trong thơ ông xuất sắc nhất là ở những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì thế, khi tiến hành đề tài nghiên cứu này chỉ chú trọng tìm hiểu, khảo sát hình ảnh làng quê Việt Nam trong các sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. 6 V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với việc xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn này sẽ sử dụng các phương pháp chính sau : 1. Phương pháp lịch sử 2. Phương pháp phân tích và tổng hợp 3. Phương pháp so sánh 4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Ngoài ra, khi tiến hành làm luận văn, một số thủ pháp nghiên cứu khác sẽ được sử dụng đan xen vào như thủ pháp thống kê, liệt kê… VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung luận văn gồm có ba chương: Chƣơng 1. Một số vấn đề chung Chƣơng 2. Đặc trưng của văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính Chƣơng 3. Quan niệm nghệ thuật biểu hiện những nét văn hóa trong thơ Nguyễn Bính 7 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Văn hóa làng quê Văn hóa là khái niệm chỉ toàn bộ các giá trị vật chất cũng như tinh thần của một dân tộc, một cộng đồng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [30; Tr. 10]. Vai trò và vị trí của văn hóa đối với văn học là vô cùng to lớn, ngày nay văn hóa thâm nhập và phát triển vào nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Ở đây chúng ta tìm hiểu và giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học, nghĩa là nghiên cứu một nội dung trong tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa. Văn học có vai trò to lớn trong việc bảo lưu và gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống cũng như hiện đại: “Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ” [7; Tr. 1]. Việc nghiên cứu và giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học được tiến hành như sau: Đặt văn học trong một bối cảnh văn hóa rộng lớn và nghiên cứu xem tác phẩm văn học ấy có những giá trị văn hóa nào, sắc thái văn hóa nào… được thể hiện ở từng khía cạnh nội dung trong tác phẩm ấy. Văn hóa làng quê là một khái niệm nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc về làng quê, về con người và cảnh sắc ở làng quê gắn liền với tinh hoa văn hoá văn nghệ truyền thống dân tộc. Như chúng ta đã biết, tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam, vậy thì nó cũng gắn liền với làng quê, nghĩa là văn hóa làng quê tôn vinh cuộc sống cộng đồng làng xã và tính độc lập của con người ở làng xã. 8 1.2. Hình ảnh làng quê Bắc Bộ Việt Nam trong trang thơ Nguyễn Bính Hình ảnh làng quê Bắc Bộ Việt trong trang thơ Nguyễn Bính là một làng quê yên bình, thơ mộng và đẹp biết bao. Làng quê ấy là cái nôi của nền văn minh châu thổ sông Hồng. Được sinh ra và lớn lên nơi đây nên Nguyễn Bính đã sớm đắm mình trong những giá trị truyền thống văn hóa dân dã, thôn quê. Nhà thơ yêu quê hương một cách sâu sắc, hầu như tất cả các bài thơ của Nguyễn Bính đều viết về đề tài cảnh sắc làng quê. Chính điều đó đã làm nên phong cách thơ chân quê, hay còn gọi là quê mùa của Nguyễn Bính. Ngôn ngữ thơ của ông cũng mộc mạc, chân chất và tự nhiên như người nhà quê vậy nhưng lại dễ đi vào lòng người, đắm say bao thế hệ đọc và yêu thơ ông: “Quê tôi có gió bốn mùa Có giăng giữa tháng, có chùa quanh năm Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi!” (Quê tôi) Nhà thơ miêu tả bức tranh làng quê mình thật thanh bình, thơ mộng và tràn đầy những kỉ niệm tươi rói. Quê hương là tất cả trong cuộc sống của Nguyễn Bính, nhà thơ muốn giữ vẹn nguyên những giá trị chân quê, không muốn thay đổi nó mặc dù phải hòa nhập với cuộc sống tha hương. Nhà thơ nhớ thương quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình đến từng gốc cây, ngọn cỏ, từng ngọn gió, làn sương, từng tiếng chuông chùa sớm hôm văng vẳng với không khí bình yên, đẹp đẽ… luôn tồn tại trong tiềm thức của nhà thơ với biết bao yêu thương, trìu mến, chỉ vậy thôi nhưng là tất cả đối với một người con tha hương. Nguyễn Bính đã có công phát hiện vô vàn những vẻ đẹp tinh tế của thôn quê mà mắt thường không nhận ra được. Cảnh quê ở đây rất đẹp, nó được xây dựng từ những kỷ niệm dễ gợi cảm nhất trong tâm linh con người về một miền quê thanh bình, hạnh phúc, đẹp một cách chân thực kiểu cổ điển chỉ có trong tưởng tượng. Cuộc sống thực lam lũ, khổ đau không cho người ta sống như mong ước thì thơ là niềm khao khát, là ước nguyện của con người, cũng vì thế cảnh quê trong tâm tưởng tác giả đồng thời là giấc mộng ngàn đời. Phải chăng đối với nhiều người, ý niệm về quê hương, về nhà quê ngày xưa phải là một ý niệm đẹp, thú vị, đáng nhớ, một nông thôn trong cảnh điền 9 viên lý tưởng đáng mơ ước? Người ta tiếp nhận khung cảnh trong thơ không phải vì nó giống thực mà vì nó giống như mơ ước, mơ ước của nhiều người qua suốt nhiều đời. Đặc biệt, trong những bài thơ của mình, Nguyễn Bính đã gợi được cái thần thái của văn hóa làng quê. Đọc thơ Nguyễn Bính, người ta như sống lại những ngày hội xuân, những ngày hội làng, những đêm hát chèo, một buổi lễ chùa, những nét tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán, lớp học thầy đồ, những trò vui dân dã, cách ăn mặc và nếp sống xa xưa, giấc mơ quan trạng… Ngày tết là ngày hội vui vẻ, tưng bừng nhất của làng quê vốn yên ả, thanh bình; là ngày trai thanh gái lịch có dịp gặp gỡ, giao duyên; là ngày lão ông thong thả ngoạn cảnh, đề thơ; là ngày lão bà hối hả sắm sửa lễ vật lên chùa cầu chúc cho cả gia đình một năm mới bình an, mạnh khoẻ, hạnh phúc… Và không thể thiếu những hạt mưa bụi giăng giăng giữa trời, màu sắc xanh mướt của cây cối đâm hoa kết trái, của không khí đất trời vào xuân: “Tháng giêng vừa Tết đầu xuân Xanh um lá mạ, trắng ngần hoa cam Mưa xuân rắc bụi quanh làng Bà già sắm sửa hành trang đi chùa Ông già vào núi đề thơ Trai tơ đình đám, gái tơ hội hè” (Tỳ bà truyện) Mùa xuân là mùa của tình yêu đôi lứa, mùa của những ước hẹn, thề bồi, sự rung động của những tình cảm trắng trong của đôi lứa đang yêu và bắt đầu yêu. Và nhất là không thể thiếu sự nhớ nhung, sự mơ mộng của một cô gái đang vào tuổi yêu: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay.” (Mưa xuân) Nếu ở Kinh Bắc xưa, mùa xuân là hội quan họ thì ở các làng quê Bắc Bộ khác, mùa xuân là ngày hội của những đêm hát chèo, cũng là mùa của các trò vui dân gian 10 thật giản dị mà thanh thản, sảng khoái ở chốn đồng quê như: đánh đu, đánh cờ người, thả thuyền giấy, leo cột mỡ… “Hiu hiu gió quạt trăng đèn, Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ta chơi. Ăn gỏi cá, đánh cờ người, Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân.” (Anh về quê cũ). Ai xa quê mà chẳng nhớ thương quê cũ; nhất là khi cuộc sống hiện tại xung quanh quá u ám, bế tắc, ngột ngạt, những lời quê thấm đẫm hương đồng gió nội lại càng khiến người ta xúc động đến nao lòng. Giữa những kẻ tha hương, Nguyễn Bính đem lời quê ra kể, người ta lắng nghe không phải vì nó giống như thật mà vì đó là những kỷ niệm thiêng liêng về quê hương còn giữ lại trong tâm linh con người - quê hương là vẻ đẹp bất biến trong hoài niệm của người xa quê. Có lẽ vì thế mà thơ tha hương của Nguyễn Bính mang tính tượng trưng ước lệ rất cao: “Mưa nhè nhẹ, nắng thanh thanh Nên thơ, ôi cả xứ mình nên thơ! Hội xuân gió loạn đuôi cờ Làng xa vào đám nhặt thưa trống chèo” (Xuân về nhớ cố hương) Ngày tết, lễ hội với không khí tưng bừng, náo nhiệt với rất nhiều trò chơi dân gian, rất nhiều màu sắc đi vào thơ ông một cách ngọt ngào, tha thiết. Không những thế, khung cảnh làng quê còn hiện lên với nét đặc biệt của tín ngưỡng tôn giáo qua những câu thơ sau: “Gió chiều cầu nguyện đâu đây Nắng chiều cắt đoạn một ngày cuối thu Sư già quét lá sau chùa Để thiêu xác lá trước giờ lên chuông” (Chùa vắng) Hàng ngàn năm nay, hình ảnh những mái chùa cổ kính đã gắn với xóm thôn Việt Nam, đấy là nơi nguyện cầu, nơi nương náu của những gì sâu thẳm trong cõi tâm 11 linh người Việt. Chỉ bằng vài nét vẽ chấm phá, Nguyễn Bính đã tả đúng cái tĩnh lặng, thanh sạch - nét “thần” của một ngôi chùa ở làng quê Việt truyền thống. Một nét đẹp văn hóa ở làng quê Việt Nam xa xưa là ước mơ về sự vinh hiển, là giấc mơ quan trạng. Giấc mơ ấy trở đi trở lại nhiều lần trong thơ Nguyễn Bính: “Thế rồi vua mở khoa thi Thế rồi quan trạng vinh quy qua làng” (Quan trạng) “Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy Hai bên có lính hầu đi dẹp đường” (Thời trước) “Rõ ràng quan trạng đương trai Vua cho chạy ngựa ba ngày xem hoa” (Con nhà nho cũ). Với người nông dân chân lấm tay bùn, ước mơ đổi đời bằng giấc mơ quan trạng là ước mơ suốt đời của họ. Khi đã giành được thứ bậc cao trong thi cử, họ sẽ được nhà vua “ân tứ’ ban cho cờ biển vinh quy, rồi được trọng dụng làm quan, hưởng cuộc đời đầy vinh hoa phú quý, bổng lộc cao sang, cả họ được nhờ. Có người đỗ quan trạng cũng là niềm vinh dự lớn nhất, là điều vẻ vang, đáng tự hào nhất của một làng quê. Phải chăng trong cuộc đời nhiều lam lũ, nhọc nhằn sau lũy tre làng, người ta muốn thay đổi kiếp sống thì chỉ có mỗi cách thực tế nhất và cũng cao sang nhất là đỗ đạt vinh quy như thế? Nguyễn Bính không chỉ tài hoa khi dựng cảnh những ngày hội quê mà ông còn rất am hiểu và khéo léo khi đặc tả những nét văn hóa làng quê qua cách ăn mặc, qua những nét dáng bề ngoài của người quê. Đây là hình ảnh một chú bé mà người ta có thể bắt gặp đâu đó trên đường thôn: “Tuổi thơ tóc để gáo dừa Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong” (Tiền và lá) Đây là trang phục ngày thường rất mộc mạc mà duyên dáng, đáng yêu của cô gái quê - tất cả cùng in sâu trong tâm khảm của anh trai làng đang ghen bóng ghen gió: 12 “Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? (Chân quê) Trong thơ ông, hình ảnh làng quê thường được xây dựng từ kỷ niệm, từ cái ngày xưa, với những gì đẹp đẽ, gợi cảm nhất còn lại trong tâm linh: thôn Đoài, thôn Đông, gian nhà nhỏ, hàng cau, vườn trầu… Những cảnh ấy có ở mọi miền quê, mọi thời, chúng tạo nên những nét riêng của làng mạc nước mình, chúng gợi tới những gì xa xưa, bền vững mà tâm hồn người Việt Nam nào cũng từng cảm nhận, từng ghi nhớ. Đặc biệt, Nguyễn Bính có tài dựng lên cái hồn của Việt Nam nông nghiệp, một chất thơ đồng nội chân thực, hồn hậu: “Trưa hè một buổi nắng to Gió tây nổi cánh đồng ngô rào rào” (Trưa hè) “Nhà tôi có một vườn dâu Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần Hoa đỗ ván nở mùa xuân Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm” (Nhà tôi) Nông thôn Việt Nam trong những câu thơ trên thấm đượm một chất thơ của hương đồng gió nội, chân chất thật thà tình quê đậm đà tha thiết. Nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám khác xa nông thôn Việt Nam ngày nay bởi tiến trình công nghiệp hoá nhưng nó vẫn rất gần gũi với nông thôn xa xưa, một nông thôn có rặng tre làng, tâm tình con người cũng hồn hậu và khép kín. 1.3. Nguyễn Bính – Cuộc đời và thơ ca 1.3.1. Cuộc đời Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. Nhà thơ sinh vào cuối xuân đầu hạ năm Mậu Ngọ (1918) trong một gia đình nhà nho nghèo tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 13 Thuở bé Nguyễn Bính không được đi học ở trường mà chỉ học ở nhà với cha là ông đồ Nguyễn Đạo Bình, sau được cậu ruột là ông Bùi Trình Khiêm nuôi dạy. Nguyễn Bính là người rất có năng khiếu, ông bắt đầu làm thơ từ lúc 13 tuổi, năm 1932 Nguyễn Bính rời quê ra Hà Nội và từ đây bắt đầu nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác văn học. Ông được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi (1937). Năm 1943 Nguyễn Bính được giải nhất văn học Nam Xuyên ở Sài Gòn với truyện thơ Cây đàn tỳ bà. Năm 1947 Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Nhà thơ hăng hái tham gia mọi công tác và được giữ những trách nhiệm trọng yếu như phụ trách hội văn hóa cứu quốc tỉnh Rạch Gía, phó chủ nhiệm tỉnh bộ Việt Minh ở tỉnh* Rạch Gía, sau làm ở ban văn nghệ thuộc phòng tuyên huấn quân khu tám. Thời gian này Nguyễn Bính sáng tác khá kịp thời và đều đặn, cổ động tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng giết giặc lập công. Tháng 11-1954 Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, ông công tác ở hội nhà văn Việt Nam. Năm 1956 ông làm chủ bút tuần báo "Trăm hoa" và đã cho đăng báo một số bài viết. Năm 1958, Nguyễn Bính về cư trú tại Nam Định, ông công tác tại văn hóa thông tin Nam Định. Ông đã góp phần vào sự trưởng thành của phong trào sáng tác văn nghệ của quê hương và thơ ông vẫn bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như của cả nước. Mùa thu năm 1965, ông theo cơ quan văn hóa Nam Định sơ tán vào huyện Lý Nhân. Nguyễn Bính mất đột ngột vào sáng 30 tết năm Ất Tỵ (20-1-1966) lúc đến thăm một người bạn ở xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Định, khi ông chưa kịp sang tuổi 49. Ông vừa hoàn thành và cho in bài thơ "Quê hương", một bài thơ có những nét báo hiệu một giai đoạn mới trong đời thơ ông. 1.3.2. Thơ ca Nguyễn Bính có 40 năm sáng tác văn học, thể loại chính của ông là mảng thơ ca. Hoạt động văn nghệ của ông phong phú đa dạng song thành tựu xuất sắc nhất được độc giả ưa chuộng là thơ bởi thơ là mảng sáng tác kết tụ tài năng và tâm huyết của cuộc đời ông. Riêng về thơ có thể nói rằng ông là cây bút sung sức của phong trào Thơ Mới. Chỉ trong một thời gian ngắn (1940-1945) Nguyễn Bính đã cho ra đời những 14 tập thơ có giá trị : Tâm hồn tôi (1940) ; Lỡ bước sang ngang (1940) ; Hương cố nhân (1941) ; Một nghìn cửa sổ (1941) ; Người con gái ở lầu hoa (1942) ; Mười hai bến nước (1942) ; Mây tần (1942) ; Bóng giai nhân (Kịch thơ – 1942) ; Truyện tỳ bà (truyện thơ – 1944). Sau cách mạng Nguyễn Bính lại cho ra mắt các tập thơ : Ông lão mài gươm (1947) ; Đồng tháp mười (1955) ; Trả ta về (1955) ; Gửi người vợ miền Nam (1955) ; Trông bóng cờ bay (1957) ; Tiếng trống đêm xuân (1958) ; Tình nghĩa đôi ta (1960) ; Đêm sao sáng (1962). Nhìn chung cuộc đời Nguyễn Bính tuy ngắn ngủi nhưng sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bính rất phong phú và đa dạng. Mỗi chặng đường sáng tác của ông đều có vẻ riêng song sức mạnh và tâm huyết sáng tác của nhà thơ có lẽ dồn vào giai đoạn trước cách mạng. Với lối viết giàu chất trữ tình dân gian Nguyễn Bính đã tạo được một gương mặt riêng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Năm 2000, Nguyễn Bính đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất