Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp vùng đất hưng định từ đầu thế kỉ xix đến năm 2015...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vùng đất hưng định từ đầu thế kỉ xix đến năm 2015

.PDF
117
1
90

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2012 – 2016 VÙNG ĐẤT HƯNG ĐỊNH TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 2015 SƯ PHẠM LỊCH SỬ Chuyên ngành: Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN THỦY Sinh viên thực hiện: HOÀNG THANH HẰNG MSSV: 1220820049 Lớp: D12LS02 Bình Dương, 5/2016 1 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, quý thầy cô khoa Sử đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập, hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Văn Thủy, thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Em cũng xin cảm ơn Ban cán bộ cùng các cô chú sinh sống và làm việc tại phường Hưng Định, Tx. Thuận An, Bình Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thu thập nguồn tài liệu địa phương. Em tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, các thầy cô đã từng dạy dỗ và tất cả các bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận Trong quá trình thực hiện khóa luận, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 MỤC LỤC DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4. Nguồn tài liệu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của đề tài 7. Bố cục của đề tài NỘI DUNG Chương I. Địa lý tự nhiên và dân cư 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.2. Đặc điểm dân cư Chương II. Quá trình hình thành và phát triển của Hưng Định từ đầu thế kỉ XIX đến năm 2015 2.1. Hưng Định từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1861 2.2. Hưng Định dưới thời Pháp thuộc (1861 – 1954) 2.3. Hưng Định trong thời kì chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) 2.4. Hưng Định thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 – 2015) Chương III. Đặc điểm kinh tế – văn hóa – xã hội 3.1. Kinh tế 3.2. Văn hóa – xã hội 3.2.1. Văn hóa vật chất 3 3.2.1.1. Nhà ở 3.2.1.2. Trang phục 3.2.1.3. Ẩm thực 3.2.1.4. Phương tiện giao thông 3.2.2. Tín ngưỡng tôn giáo 3.2.2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 3.2.2.2. Tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng 3.2.2.3. Tôn giáo 3.2.2.4. Lễ hội 3.2.2.4.1. Lễ hội Vườn cây ăn trái 3.2.2.4.2. Lễ hội Thiên Hậu Thánh Mẫu 3.2.2.4.3. Lễ hội Kỳ Yên 3.2.2.4.4. Lễ hội chùa Ông Bổn 3.2.3. Giáo dục 3.2.4. Người Hoa ở Hưng Định KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DẪN LUẬN 4 1. Lý do chọn đề tài Hưng Định là một phường thuộc TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương, tuy vậy, Hưng Định lại có bề dày lịch sử, văn hóa từ lâu đời. Trong quá trình hình thành và phát triển và phát triển, trải qua biết bao nhiêu thử thách, gian nan, nhân dân Hưng Định vẫn luôn kiên cường, dũng cảm chống lại thiên nhiên để sinh tồn và phát triển cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên các bài viết nghiên cứu tìm hiểu về nơi này lại không có nhiều nên việc tìm hiểu đề tài “Hưng Định xưa và nay” có ý nghĩa thực tiễn không những đối với địa phương xã Hưng Định mà còn đóng góp vào nguồn tài liệu lịch sử văn hóa địa phương. Hiểu được quê hương thì sẽ có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương cũng như trong cả nước. 2. Lịch sử nghiên cứu Trong cuốn Lịch sử truyền thống Đảng bộ và nhân dân xã Hưng Định (1930 – 2005) do Ban chấp hành Đảng ủy xã Hưng Định biên soạn đã ghi lại quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Hưng Định trong 75 năm. Đồng thời cũng nêu cao tinh thần bất khuất đấu tranh anh dũng, sự lao động cần cù miệt mài, sáng tạo và tinh thần tương thân tương ái của toàn thể nhân dân Hưng Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Hưng Định qua các giai đoạn. Bài viết Làng Hưng Định - Họ Đạo Búng Lúc Khởi Nguyêncủa Emilianus Sanh Quới (2015) đã sưu tầm được nhiều nguồn tài liệu khác nhau và ghi chép lại các giai đoạn lịch sử hình thành nền Làng Hưng Định – Họ đạo Búng. Cuốn Thư mục gốm sứ tỉnh Bình Dương, Thư viện tỉnh Bình Dương của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tỉnh Bình Dương, 7/2010 có bài viết tìm hiểu về nghề gốm ở Hưng Định. Tuy nhiên, bài viết chủ yếu tập trung nói về phương pháp làm gốm. 5 Trong các tư liệu nói trên thì chưa có tư liệu nào mang tính chất tổng hợp, khái quát về lịch sử đi lên của Hưng Định mà chỉ nghiên cứu về một số lĩnh vực nhất định như lịch sử truyền thống đấu tranh, ngành nghề thủ công gốm sứ, khu du lịch Cầu Ngang của Hưng Định,… Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những gì mà các công trình trước tìm hiểu về Hưng Định, đề tài “Vùng đất Hưng Định từ đầu thế kỉ XIX đến năm 2015” không đi sâu nghiên cứu một khía cạnh nào của xã mà đề tài mang tính chất tổng hợp về lịch sử hình thành, quá trình phát triển cũng như những thành tựu mà Hưng Định đã đạt được từ thời khai hoang lập ấp cho đến ngày nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự phát triển của vùng đất Hưng Định từ khi thành lập cho đến nay qua sách, văn học dân gian Bình Dương, tư liệu thực tế, các di tích văn hóa,… Phạm vi nghiên cứu: - Không gian là vùng đất Hưng Định thuộc TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương. - Thời gian: từ đầu thế kỉ XIX đến năm 2015 4. Nguồn tài liệu: - Nguồn tư liệu điền dã: ở nhà thờ, đình làng, miếu, các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống như: khi nhà thờ Búng, đình thần Hưng Định, chùa bà Thiêu Hậu, điện thờ Ông Bổn Phước Thọ Đường, làng gốm Chòm Sao, vườn cây ăn trái, khu du lịch Cầu Ngang,…. Qua những gì được tìm hiểu, ta có thể thấy được sự giao thoa văn hóa giữa cư dân người Việt và người Hoa, các lễ hội phổ biến ở Hưng Định. - Nguồn tư liệu thành văn: Thu thập tài liệu từ Thư viện tỉnh Bình Dương, Ủy ban nhân dân phường Hưng Định, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thuận An. Những bài viết trên báo, tạp chí có tính chất cập nhật được sử dụng trong đề tài này. 6 Đồng thời, một số tài liệu thu thập được từ các bài viết của giáo dân địa phương: Làng Hưng Định - Họ Đạo Búng Lúc Khởi Nguyên Lễ hội của người Hoa ở Bình Dương. 5. Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình giải quyết các nội dung của đề tài, thì phương pháp lịch sử và phương pháp dân tộc học là phương pháp chính để thực hiện đề tài. Phương pháp nghiên cứu lịch sử: tra cứu tài liệu để tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của vùng đất Hưng Định xưa cho đến năm 2015. Phương pháp dân tộc học: Phương pháp điền dã trong đó sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu của dân tộc học: bên cạnh những kiến thức sách vở, phương pháp này giúp em tiếp cận được với nguồn tư liệu mới mà có thể trong các tài liệu khác chưa đề cập đến. Phương pháp logic là phương pháp có quan hệ chặt chẽ với phương pháp lịch sử, giúp cho việc giải thích các sự kiện rõ ràng, chính xác hơn và là cơ sở để giải thích lịch sử hình thành vùng đất Hưng Định. Trên cơ sở đóđể thấy được những giá trị mà người Hưng Định đã làm nên cho vùng đất này. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài khái quát lại lịch sử hình thành của Hưng Định từ lúc khởi nguyên, quá trình khẩn hoang và định cư của lưu dân Ngũ Quảng cùng cộng đồng công giáo, lưu dân người Hoa trên vùng đất mới, sự thay đổi trong đơn vị và quản lý hành chính của Hưng Định qua các thời kì. 7 Bên cạnh đó, bằng những tư liệu điền dã và tìm hiểu được, đề tài đã tổng hợp được những nét đẹp văn hóa Hưng Định qua đó có thể thấy được mối quan hệ giữa văn hóa Việt – Hoa trong tiến trình phát triển chung của Hưng Định. Đồng thời, đề tài còn góp phần vào khoảng trống nguồn tư liệu lịch sử và văn hóa của Hưng Định từ lúc khởi nguyên cho đến nay. Qua đó, có thể giúp những ai quan tâm về Hưng Định nói riêng và Bình Dương nói chung thêm hiểu và quý trọng những thành quả mà Hưng Định đạt được cho đến ngày này. 7. Bố cục của đề tài Luận văn gồm có 3 chương chính, ngoài ra còn phần dẫn luận, kết luận, phụ lục và một số tài liệu tham khảo. Chương I. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ Chương này gồm 2 mục nêu khái quát về đặc điểm tự nhiên và dân cư của Hưng Định – những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội vùng đất Hưng Định như bây giờ . Chương II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HƯNG ĐỊNH TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 2015 Chương này gồm 4 nội dung chính trình bày tổng quan về đơn vị và quản lý hành chính của Hưng Định qua các thời kì. Bắt đầu từ khi những cư dân đầu tiên tới đây khai hoang lập ấp, qua thời nhà Nguyễn và khi Pháp tới đặc ách cai trị lên vùng đất này cho tới nay và lịch sử truyền thống đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân Hưng Định trong các cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Đảng cùng nhân dân chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, giành lại từng mảnh đất quê hương trong các cuộc chiến tranh biên giới và cùng nhau xây dựng xã, đưa Hưng Định bước vào thời kì Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát 8 huy những thế mạnh của mình để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam. Chương III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – VĂN HÓA – XÃ HỘI Chương III gồm 4 mục trình bày khái quát về đặc điểm kinh tế – văn hóa và xã hội của Hưng Định từ xưa đến nay.Những thành quả trong kinh tế của Hưng Định thời khởi nguyên cho thấy Hưng Định sớm trở thành nơi có nguồn lương thực thực phẩm dồi dào, tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp. Qua đó cũng thầy được những nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng cư dân nơi đây, có sự gìn giữ truyền thống tốt đẹp của tổ tiên hòa quyện với văn hóa cư dân bản địa và văn hóa cộng đồng người Hoa. Tất cả được lưu giữ, phát huy cho đến tận ngày nay. 9 NỘI DUNG Chương I. Địa lý tự nhiên và dân cư 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Hưng Định nằm ở phía Bắc huyện Thuận An, phía Đông giáp xã Thuận An, phía Tây giáp xã An Sơn, phía Nam giáp xã Bình Nhâm. Hưng Định bao gồm 3 ấp là Hưng Phước, Hưng Lộc và Hưng Thọ. Số dân là 14.728 người1. Diện tích tự nhiên của Hưng Định là 2,86 km², trong đó có 50,94 ha đất nông nghiệp, 158,32 ha là diện tích vườn cây ăn trái. 1.1.2. Thổ nhưỡng và khí hậu Bởi nằm ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn nên vùng đất Hưng Định mang đặc trưng của vùng đồng bằng, có đất đai phì nhiêu, màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa của sông Sài Gòn. Vì vậy, Hưng Định là một trong những vùng đất nổi tiếng với vườn cây ăn trái với nhiều loại cây ăn quả như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bòn bon,… Hưng Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới vùng Đông Nam Bộ nên khí hậu nơi đây mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao, nóng và ẩm quanh năm. Khí hậu có sự phân hóa thành hai mùa. Mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian nắng nhiều vào các tháng 2, 3, 4. Trong năm, nắng trung binhft ừ 2.400 – 2.500 giờ. Vào mùa này, thời tiết nắng nóng, lượng mưa ít nên sản xuất nông nghiệp gặp không ít những khó khăn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng năm đến cuối tháng 10, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9. Lượng mưa trung bình khoảng 1.800 – 2.000 mm/năm. Tuy lượng nước nhiều nhưng ít khi xảy ra lũ lụt bởi có hệ thống sông ngòi, mương rạch nhiều nên thoát nước nhanh. Vào mùa này, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống kênh rạch ở Hưng Định khá dày, tập trung phần lớn ở phía Đông, đây là nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở nơi đây. Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, QĐ Số 3746 Phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 Hưng Định đến 2020, định hướng đến năm 2030, ngày 26 – 6 – 2013. 1 10 Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, trong quá trình khai phá tạo dựng làng xã, nhân dân xã Hưng Định qua bao thế hệ đã đấu tranh chống lại thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, tạo nên một vùng đất mới phù sa, tươi tốt. 1.2. Đặc điểm dân cư Dân số xã trước năm 1975 là 3.945 người. Sau năm 1975, có 5.121 người. Đến năm 2005, có 1.1.34 hộ với 6.290 người2. Nam Bộ trước thế kỉ XVII còn là một vùng đất hoang vắng, chỉ có một số cư dân bản địa các tộc người Stiêng, người Chàm, rồi người Khơme sinh sống thưa thớt trên các vùng đồi cao, sống chủ yếu bằng việc săn bắt, hái lượm, làm lúa. Đất đai chủ yếu là rừng rậm, đầm lầy hoang hóa, nhiều thú dữ. Đa phần đất chưa được khai phá. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào giữ Trấn thủ Thuận Hóa tiến hành chiêu dân mở đất dần về phía Nam, nhằm chống lại chúa Trịnh ở Bắc Hà. Lúc bấy giờ, dân cư người Việt mới chỉ khai phá từ vùng sông Gianh đến địa bàn Phú Yên, Khánh Hòa. Do đất hoang còn nhiều, dân cư lại ít nên nhu cầu mở rộng đất đai vào vùng Nam Bộ cho dân sinh sống chưa cấp thiết lắm. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, khi cuộc giao tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài 45 năm (1627 – 1672) diễn ra, dân số Đàng Trong tăng lên từ số tù binh Bắc Hà mà chúa Nguyễn bắt được đem vào khai khẩn đất hoang ở một số vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,… Mặt khác, lúc bấy giờ, Đàng Ngoài lại đất chật người đông, thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên, mất mùa đói kéo xảy ra, buộc dân chúng phải rời bỏ quê hương mà tìm đến vùng đất mới để sinh sống. Các chúa Nguyễn nhận thấy tiềm năng của vùng đất Nam Bộ nên đã gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Preachey Chetttha II nhằm đưa dân tiến vào Nam Bộ. Trong quá trình Nam tiến, lưu dân vùng Ngũ Quảng đã dừng chân tại các vùng đất Mô Xoài – Bà Rịa, Cù lao Phố – Biên Hòa, Bến Nghé – Sài Gòn, sau dần tiến vào vùng BCH Đảng bộ huyện Thuận An, Đảng bộ xã Hưng Định, Lịch Sử truyền thống Đảng bộ và nhân dân xã Hưng Định (1930 – 2005), Bình Dương - 2009 2 11 Bàn Lâm, Bến Gỗ, Bến Cá, Cù lao Rùa, Cù lao Tân Chánh, Tân Triều, Tân Uyên, Rạch Giá Ruông…để định cư và khai khẩn. Nơi họ dừng chân là những vùng đất ven sông Thị Tính, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn rất nhiều đất đai phù sa màu mỡ, có thể giúp họ ổn định cuộc sống3. Dọc theo những con sông ấy, đất đai hai bên bờ được bồi đắp phù sa nên các lưu dân đã nhanh chóng tìm được vùng đất mới thích hợp để định cư, khai hoang, cất nhà, làm vườn. Song song với việc định cư là việc hình thành và phát triển nền nông nghiệp lúa nước cùng hệ thống vườn cây ăn quả nên diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng được mở rộng. Do mới bước chân đến vùng đất mới lạ để sinh cơ lập nghiệp nên lưu dân Việt phải dựa vào nhau, đoàn kết thuần hóa thiên nhiên hoang dã để sinh tồn. Và dần dần, số lượng cư dân tăng lên, các ấp, thôn, xã được thành lập dần. Như vậy, lớp cư dân đầu tiên vào đây phần lớn là những lưu dân ở các phủ Điện Bàn, Quảng Nam, Quảng Ngãi di cư đến khai khẩn. Họ là những người theo chúa Nguyễn Hoàng và các tù binh bị bắt, nhất là những người dân gặp nạn đói lớn ở Đàng Ngoài, họ phải rời quê để làm lại cơ nghiệp. Họ sống chung với nhau và đến năm 1698, khi chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam thiết lập chủ quyền của nước Đại Việt trên đất Đồng Nai – Gia Định, cả dinh Trấn Biên có khoảng 4 vạn hộ tức 40.000 gia đình. Trên cơ sở đó, chúa Nguyễn đã cho phép đặt ra phường, ấp, xã thôn, chia cắt địa phận để quản lý dân cư. Vùng đất nay là tỉnh Bình Dương thưở ấy thuộc Tổng Bình An, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên. Bên cạnh đó, còn nhiều người Hoa cũng di cư vào đây theo từng đợt. Phần đông là những người lao động nghèo. Họ qua đất Nam mỗi khi bên Trung Quốc có biến động chính trị. Nhất là trong khoảng thời gian diễn ra phong trào “phản Thanh phục Minh” thất bại. Đã có khoảng 3000 binh lính do Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch dẫn đầu xuôi biển tới Đàng Trong xin chúa Nguyễn định cư. Với sự năng động, cần mẫn, lưu dân người Hoa đã nhanh chóng lập nên những khu chợ tấp nập sầm uất ở Cù lao Phố hay Bến 3 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Địa chí Bình Dương tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Tr. 153 12 Nghé và dần tỏa ra các khu vực lân cận. Đến đây, họ cùng người Việt khai phá đất hoang, làm nông nghiệp. Đến thế kỉ XVIII, người Hoa ở Bình Dương còn làm các nghề thủ công truyền thống như làm gốm. Như vùng gốm sứ Cây Mai – Bến Nghé phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII nổi tiếng với gốm men xanh, men vàng, nhất là tượng gốm và tranh gốm. Nguyên liệu được lấy từ đất Thủ rồi chuyển về vùng Cây Mai theo đường sông. Cư dân đến vùng Cây Mai ngày một đông, đất chật người đông nên các nghệ nhân muốn tìm đến một nơi khác rộng rãi hơn. Lúc bấy giờ, vùng Chòm Sao của Hưng Định, Lái Thiêu là nơi lý tưởng với vùng đất rộng, thuận lợi cho việc tìm nguyên liệu và lưu thông buôn bán. Bởi vậy. Nghề gốm có mặt sớm tại vùng Chòm Sao vào khoảng năm 1858, 1860 rồi dần phát triển ra Lái Thiêu, Phú Cường. Ngoài ra, còn có những người thương nhân vượt biển để buôn bán và một số đã ở lại Đàng Trong sinh sống định cư. Nhìn chung nguồn gốc cư dân phần đông là những người lao động nghèo khó, họ di cư xuôi Nam để tránh họa nghèo đói, họa chiến tranh, phải đi tìm vùng đất mới sinh cơ lập nghiệp. Những thành phần tù tội bị đày tới nơi xa lao động cải tạo. Những binh lính quan quân chúa Nguyễn tình nguyện cùng lưu dân khai phá đất hoang. Những nhà nho chán ghét thói đời đen bạc. Trong đó có ông Nguyễn Văn Bình, người quê ở Quảng Bình theo đạo Thiên Chúa, học thi đỗ ra làm quan, được cử chức tri châu. Sau 12 năm lận đận quang trường, vì chán cảnh đao binh loạn lạc, nên ông đã cáo bệnh từ quan, chuyển sang làm nghề lương y bốc thuốc với danh hiệu Đức Trọng Đường. Ông đã nhiều lần xuôi Nam đến trấn Biên Hòa, tới huyện Bình An bốc thuốc chữa bệnh cho lưu dân. Những nơi ông đặt chân tới, ông có để tâm đến một vùng đất thung lũng khá bằng phẳng. Tới khi ngoài 40, ông mới quyết định đưa gia đình vào Nam lập nghiệp. Ông lấy tên hai người con của mình để đặt tên cho xã. Bên cạnh lớp dân di cư trên còn có những giáo dân lui tới đây, chạy trốn những chính sách bài trừ đạo Thiên Chúa của triều đình nhà Nguyễn và truyền đạo. Ngoài ra còn có những người phản đối chính quyền phong kiến Đàng Ngoài bị đày ải vào chốn hoang 13 vu này để sống. Làng xã lần lượt ra đời và đi vào sản xuất ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán làm ăn của lớp cư dân người Hoa. Trong đó phát triển nghề gốm sứ. Cư dân Hưng Định ngày một đông đúc. Dưới thời Pháp thuộc, với chính sách sưu cao thuế nặng của Tự Đức đã đẩy người dân nghèo từ miền Bắc, miền Trung tìm đến Nam Bộ. Qua những lần khai thác thuộc địa cùng những chính sách mở đồn điền cao su, thực dân Pháp tuyển mộ nông dân nghèo khốn cùng vào làm cu ly cho các đồn điền cao su. Họ trở thành lớp cư dân mới ở vùng đất này. Có thể thấy, những lưu dân đến vùng đất mới có nhiều thành phần nhưng họ có chí làm ăn trên vùng đất mới với bạt ngàn cây rừng, thú dữ. Tuy khác nhau về dòng họ, quê quán những khi tới đây, họ đã tập hợp lại với nhau, tương trợ nhau, cùng nhau khai phá, biến vùng đất hoang sơ thành vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, dựng làng khai xóm bằng chính sức lao động của mình, họ đã anh dũng chống lại kẻ thù xâm lược các thời, vượt qua những khó khăn của thiên nhiên để tồn tại và đi lên., từng bước tiến lên cải thiện cuộc sống, đưa kinh tế, văn hóa, xã hội nơi đây phát triển và đang trên đà trở thành một tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam của đất nước. Chương II. Quá trình hình thành và phát triển của Hưng Định từ đầu thế kỉ XIX đến năm 2015 2.1. Hưng Định từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1861 Khi đất nước trong cảnh đao binh loạn lạc, bản thân ông Bình lại là một bậc chi dân phụ mẫu, nhưng lực bất tòng tâm trước diễn biến của thời cuộc. Nhìn cảnh dân chúng lầm than, đói khổ mà không sao tháo gỡ được, sự bất lực của một giáo dân sống dưới chính sách cấm đạo sát đạo của triều đình điều này khiến ông trăn trở nhiều. Vì vậy, vào khoảng năm 1797 dưới triều Tây Sơn, ông cáo bệnh từ quan, sau 12 năm trên chốn quan trường. Ông trở về với nghề thuốc và muốn lập nghiệp ở vùng đất 14 phủ Gia Định xa xôi. Ở nơi đó, ông biết từ năm 1788, Nguyễn Ánh đã kiểm soát được hoàn toàn vùng Gia Định và người Công giáo được giữ đạo yên ổn. Ông thường theo các ghe bầu vào Nam làm thuốc, chữa bệnh và bán các loại thuốc quý, vì lý do đấy nên ông quen biết đến vùng Bến Sắn, Bố Mua. Trong khi đi tìm cây làm thuốc từ vùng Lái Thiêu đến miệt Bà Trà – Tân Khánh, ông đã gặp giữa khoảng này một vùng đất hoang vu rộng khoảng 5 cây số vuông, gọi là cái bưng, nơi vùng lầy lội và lấp xấp nước, cây cỏ mọc um tùm, cách Sông Thủ Khúc (sông Sài Gòn bây giờ) độ 2000 thước. Búng nước lớn bao bọc bởi một khu đất thấp (đất bưng) rất phì nhiêu và rộng rãi. Lúc đó, vùng này là vùng ẩm thấp mà người ta gọi là cái bưng. Trong bưng ấy có nhiều cồn nhỏ và có nhiều đường nước nhỏ gọi là đường long (hay còn gọi là “long mạch”) do trâu đi xuống ăn cỏ theo quanh cồn mà tạo nên. Vì trâu ở giồng nên qua mùa nắng, những thôn quanh đó đều thả trâu vào đó lăn nằm cả ngày, cho đến khi mãn mùa nắng. Nước trong bưng đó rất trong vì có nước lớn nước ròng vào ra thường xuyên, cá tôm rất nhiều. Xung quanh bưng hướng Tây Nam chừng một cây số rưỡi vuông là đất bưng, ở hướng Đông Bắc có chừng một cây số rưỡi vuông là đất Giồng, có đá sỏi và rừng chồi, người quanh vùng gọi là Gò Cầy. Ở khoảng giữa vùng bưng ấy có con rạch lớn, gọi là rạch Cây Trâm, uốn lượn chảy từ Gò Cầy xuôi xuống sông Búng trổ ra cầu Cây Trâm bây giờ. Cho đến năm 1800, vùng đất này thuộc về tổng Bình An, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên, Gia Định phủ. Cũng trong năm này, Nguyễn Ánh đổi Gia Định phủ thành Gia Định trấn. Lúc đó, các Chúa Nguyễn có chính sách khuyến khích người dân khai khẩn những vùng đất hoang, tạo lập làng mới. Một quan nhân như ông, với sự hiểu biết của mình ông đã không bỏ lỡ cơ hội tạo lập cho mình một làng ở vùng đất mới cho bà con thân thuộc sinh sống. 15 Lúc đầu, ông cùng vợ và hai con, con gái tên Nguyễn Thị Hưng có chồng là Lê Văn Quyền, và con trai tên Nguyễn Văn Định vào Nam. Ông gồng gánh đem theo nhiều hạt giống bầu, bí, khoai, đậu... để trồng ăn và gây giống. Ông tới Lái Thiêu rồi tới Gò Cầy cắt tranh, chặt cây dựng nhà để ở, phát quang cây cối xung quanh nhà, rồi mua trâu làm ruộng, đồng thời ông vẫn hành y trị bệnh cứu người. Sau một thời gian ổn định, mỗi năm ông thu hoạch được 500 giạ lúa, bầy trâu có hơn một chục con và ba bốn con ngựa để làm phương tiện di chuyển khi đi chữa bệnh ở những nơi xa. Ông cho con trai ông là Nguyễn Văn Định và con rể là Lê Văn Phước trở về quê cũ vận động bà con thân thuộc, cùng làng gồm mấy chục gia đình vào Búng quy dân lập ấp. Buổi đầu ông giúp đỡ các phương tiện để tự lập, và ở các làng kế cận cũng có một số gia đình có đạo thấy có cơ hội cũng đến xin khai khẩn. Khoảng 5 năm sau thì có được 30 gia đình, dân số nam phụ lão ấu trên dưới 200 người. Trong số chỉ có năm, mười gia đình là người bên Lương.4 Dưới thời vua Gia Long, ngày 12 - 01 năm Mậu Thìn 1808, vua Gia Long đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành, cai quản 5 trấn trong Nam: Phiên An, Biên Hòa (Trấn Biên cũ), Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Trấn Biên Hòa gồm: 1 phủ, 4 huyện. Phủ Phước Long có 4 huyện: Huyện Bình An, huyện Phước Chánh, huyện Phước An và huyện Long Thành. Huyện Bình An có 2 tổng: Tổng Bình Chánh và tổng An Thủy Tổng Bình Chánh có 50 thôn, ấp, xã, điếm5: 4 Nhiều tác giả (1988), Kỉ niệm Đệ nhất bách chu niên 1888 – 1988 nhà thờ họ đạo Búng, Tr 15-16 5 Phước An thôn, Long Tuyền thôn, Hòa Thạnh Đông thôn, Hòa Thuận thôn, Hòa Thuận Đông thôn, An Định thôn, An Định Tây thôn, Tây An Đông Giáp xã, Tân An Nhị Giáp xã, Tân An Thuận Giáp xã, Tân An Hòa Giáp xã, Tân An Lợi Giáp xã, Tân An Thạnh Giáp xã, Tân An Trung Giáp xã, Tân An Tây Giáp xã, Tân Mỹ Tây thôn, Bến Sắn điếm, Hòa Mỹ thôn, Phú An ấp, Vĩnh Trường thôn, Bình Nhan Tây thôn, Phước Hóa Thuận thôn, Tân Khánh Tây thôn, Tân Phước thôn, Vĩnh Phú, Bình Hòa thôn, Tân Đồng thôn, Phú Lợi Trung Giáp thôn, Phú Lợi Tây thôn, Bình Điềm thôn, Bình Luật Tây thôn, Chánh An Tây thôn, Phú Thạnh thôn, Phú Thuận thôn,Hòa Thạnh thôn, Chánh An Tây thôn, Chánh An Trung Giáp thôn, Chánh An thôn, Chánh Hòa ấp, Phú Lợi Đông Giáp thôn, Phú Lợi Thôn, Phú 16 Tuy nhiên, chưa thấy có tên làng Hưng Định. Thời kỳ này phân định ranh giới các thôn xã chưa được rõ ràng, một số địa danh ở vùng Búng ngày nay chưa có lúc đó như: An Thạnh, Bình Sơn, Bình Thuận. Nên đến năm 1810, khi dân cư quy tụ khá đông, ông Bình đã thương lượng với các làng bên phân chia địa vực và đăng kí với triều đình theo thể thức lập làng mới. Xã mới lấy tên là Hưng Định, xã thứ 13 trong tổng Bình Chánh dưới thời vua Gia Long. Ông Bình là tiền hiền có công khai phá đất hoang, đứng ra lập thành xã. Định rõ ranh giới cho xã Hưng Định như hiện nay. Ông lấy tên 2 đứa con đặt cho xã. Xã được phân làm 3 ấp: Ấp HƯNG PHƯỚC (ở giữa) Ấp HƯNG LỘC (ở lò chén Chùm sao) Ấp HƯNG THỌ (ở Cầu Ngang) Ông Lê Văn Quyền làm Hương Cả, ông Nguyễn Văn Định làm Xã Trưởng Là làng mới Tân Tạo nên không có ai đủ điều kiện vì vậy hai ông cất một công sở tại Hưng Thọ, nơi này đặt 2 câu liễng đối toán chữ nho tại đó: Xuân cúc thu đào Hưng địa vinh huê vô hạn lạc Ngọc đường kim mã Định gia nhựt lệ hữu thời lai (Liễng đối này tồn tại tới năm 1945) Cơ sở hành chính xã thường được gọi là Nhà Việc, Trụ sở chánh gọi là Nhà Hội, được xây cất ở ấp Hưng Thọ, đối diện Cầu Ngang. Nhà Việc ấp Hưng Phước ở tại ngã ba, Hòa thôn, An Phú ấp, Bình Nhan Đông thôn, Bình Nhan Thạnh thôn, Bình Nhan Nhứt thôn, Bình Nhan Thượng thôn, Tân Thới Trung Giáp thôn, Tân Thới Đông Giáp xã, Tân Thới xã. 17 góc đường nhà thờ quẹo vô lò chén Cây Sao, còn nhà Việc ấp Hưng Lộc ở gần cuối đường lò chén.6 Đến đầu thế kỉ XVIII, Hưng Định đã được hình thành và là làng thứ 18 trong Tổng Bình Chánh, huyện Bình An, phủ Phước Long, thị trấn Biên Hòa. Hưng Định được thành lập với tên Nguyễn Văn Định đứng đơn làm xã trưởng. Làng Hưng Định từ năm 1810 đã hình thành với dân số khoảng 200 người cuộc sống giai đoạn đầu tuy có khó khăn về vật chất nhưng cũng thỏa mãn được đối với những lưu dân trên vùng đất mới này. Tổ chức hành chính đã đi vào nề nếp với đầy đủ hương chức hội tề, việc giữ đạo của người công giáo không bị cản trở nào trong thời vua Gia Long (1802 – 1820). Dân số khoảng 30 hộ từ ngày đầu cho đến khi lập thôn. Ngoài những người bà con thân thuộc từ quê hương của ông Bình, còn có một số dân ở những vùng miền khác cũng đến sinh sống như: Gia đình ông Đoàn Công Miên đến từ Huế, vì lý do Công giáo cũng vào định cư ở ấp Hưng Thọ, và năm 1826, người con út là Phêrô Đoàn Công Quí sinh tại đây. Năm 1821, triều Minh Mạng thứ 2, huyện Bình An coi 4 tổng: Bình Chánh Thượng, Bình Chánh Hạ, Bình Chánh Trung và Bình Chánh Tây. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1836, vua Minh Mạng (1820 – 1840) cho đạc điền và lập địa bạ ở tỉnh Biên Hòa. Lúc này, làng Hưng Định đã có tên chánh thức trong sổ bộ quản lý thuộc tổng Bình Chánh Thượng, huyện Bình An, có diện tích ruộng là 3.4.12.9 chia ra 29 sở chủ, nhiều chủ chỉ có 9 hay 10 thước đất. 6 Nguyễn Thới Linh (cháu 5 đời của ông Bình) (1965), Tiểu sử làng Hưng Định – Họ Búng, Tr 4-5 18 Trải qua 31 năm từ triều Gia Long đến triều Minh Mạng thứ 17, công cuộc đo đạc sáu tỉnh Nam kỳ mới hoàn thành. Phân ranh địa lý và quản lý hành chính. Biên Hòa Tỉnh, Phước Long Phủ, Bình An Huyện: gồm 8 tổng o 1. An Thủy Thượng tổng 5. Bình Chánh Thượng tổng o 2. An Thủy Hạ tổng 6. Bình Chánh Hạ tổng o 3. An Thủy Trung tổng 7. Bình Chánh Trung tổng o 4. An Thủy Đông tổng 8. Bình Chánh Tây tổng Bình Chánh Thượng tổng: 8 thôn. 1 xã. Toàn diện tích: 188.8.13.5 v Hưng Định thôn, ở xứ Ghe Tám: Phía Đông giáp thôn Bình Nhan Đông, có lập cột gỗ làm giới. Tây giáp thôn An Thạnh, có lập cột gỗ làm giới, lại giáp thôn Bình Nhan Thượng. Nam giáp thôn Bình Nhan Thượng, có rạch nhỏ làm giới. Bắc giáp thôn An Thạnh, lập cột gỗ làm giới. Thực canh điền tô điền 3.4.12.9 (3 mẫu. 4 sào. 12 thước. 9 tấc). Dân cư thổ 1.8.0.0. Đất hoang nhàn 1 khoảnh. v An Thạnh thôn, ở xứ Thâm Đà (rạch hay suối sâu) v 3. Bình Nhan Đông thôn, ở 3 xứ Cây Me, Lương Đức, Bình Thuận v 4. Bình Nhan Nhứt thôn, ở xứ Tài Lộc v 5. Bình Nhan Thượng thôn, ở Lái Thiêu v 6. Hòa Thạnh thôn, ở xứ Cầu Kè v 7. Phú Long thôn, ở xứ Lái Thiêu v 8. Tân Thới Đông xã, ở Lái Thiêu v 9. Vĩnh Bình thôn, ở Khúc Duệ Tổ chức hành chính thôn Hưng Định tức Bàn Hội Tề đã hình thành và hoàn thiện từ lúc mới lập làng năm 1810. Bộ máy hành chính cơ sở này được qui định vào khoảng cuối thế kỷ 17, hoàn chỉnh vào thời chúa Nguyến Phúc Ánh ở Gia Định. Các địa phương được tùy tiện công cử, nên nơi này nơi khác không thống nhất. Tổ chức Hội Đồng Kỳ Mục trong thời Nguyễn được hoàn chỉnh vào năm 1852. Theo Minh Điều Hương Ước 19 các làng tùy lớn nhỏ được công cử các chức vụ sau và làng Hưng Định cũng gồm có các chức danh: 1. Trưởng Mục (có nơi gọi là Cả trưởng, Hương trưởng, Hương chủ...và phổ biến là Hương cả) là Hương chức đứng đầu Hội đồng Kỳ mục, được quyền đề cử nhân sự vào hội đồng. 2. Hương Chủ: Phó Trưởng mục, là Hương chức chịu trách nhiệm luật lệ, được quyền phân xử các vụ việc khiếu kiện. 3. Hương Sư: Hương chức làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra. Tiêu chí phảilà người mẫu mực, mô phạm. 4. Hương Chánh: làm nhiệm vụ thu thuế, chi xuất, phân công sai phái. Tiêu chí phải là người công bình ngay thẳng. 5. Hương Quản: chức vụ chuyên trách giữ gìn an ninh trật tự, kiểm tra nhân khẩu. 6. Hương Thân: làm nhiệm vụ giáo hóa thuần phong mỹ tục. Tiêu chí phải là trí thức, nhân sĩ hoặc quan lại hồi hưu. 7. Hương Hào: làm nhiệm vụ tuần phòng, kiểm tra an ninh trật tự. Tiêu chí phải là người hào hiệp, hay giúp đỡ người hoạn nạn. 8. Thôn Trưởng: (có Phó thôn hoặc Lý trưởng giúp việc) là Hương chức trung gian giữa địa phương và chính quyền cấp trên. Người thừa hành công vụ thu các loại thuế, chi xuất nhu phí, giữ mộc triện. 9. Phó Thôn: (tùy nơi, có khi gọi là Phó xã, Phó ấp, Phó phường hoặc Lý trưởng) là chức việc phụ tá Thôn trưởng, giữ gìn sổ bộ của xóm ấp. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất