Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trường mầm non_1...

Tài liệu Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trường mầm non_1

.PDF
26
1
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO RƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dƣỡng CBQL K27 MN, PT - thành phố Hồ Chí Minh Năm học 2020-2021 NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON 1 QUẬN 3 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Học viên: NGUYỄN PHẠM UYÊN PHƢƠNG Đơn vị công tác: Trƣờng Mầm Non 1 Thành phố Hồ Chí Minh Quận 3, tháng 9 /2021 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn: -Lãnh đạo Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh -Sở Giáo dục đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh -Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3 -Tất cả quý thầy, quý cô trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. -Đặc biệt nhờ sự tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn của quý thầy cô Lớp bồi dƣỡng cán bộ quản lý K27 năm học 2020- 2021 đã tạo mọi điều kiện để Tôi đƣợc tham gia và hoàn thành khoá học bồi dƣỡng. Những bài giảng của quý thầy, cô sẽ là hành trang giúp tôi vững vàng bƣớc tiếp trong quá trình công tác. Xin cảm ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ban giám hiệu, tập thể giáo viên trƣờng Mầm Non 1 đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tiểu luận cuối khoá này. Rất mong đƣợc sự góp ý, xây dựng của quý thầy cô để tiểu luận cuối khoá của tôi đạt kết quả tốt. Xin chân thành cảm ơn. Ngƣời viết tiểu luận Nguyễn Phạm Uyên Phƣơng BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT DANH TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 BCH Ban chấp hành 2 BGH Ban gián hiệu 3 NXB Nhà xuất bản 4 GV Giáo viên 5 HT Hiệu trƣởng 6 PHT Phó hiệu trƣởng 7 TP Thành phố MỤC LỤC Trang MỤC LỤC…………………………………………………………………...1 1.Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do pháp lý…………………………………………………………….3 1.2. Lý do về lý luận………………………………………………………….5 1.3. Lý do thực tiễn…………………………………………………………..9 2. Phân tích tình hình thực tế công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại Trƣờng Mầm Non 1, Phƣờng 1, Quận 3, TPHCM 2.1. Khái quát về Trƣờng Mầm Non 1, Quận 3, TP.HCM…………………...10 2.2 Thực trạng công tác xây dựng kĩ năng làm việc nhóm của đội ngũ giáo viên tại Trƣờng Mầm non 1, Quận 3, TPHCM…………………….…………………10 2.3 Những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức về công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm giáo viên tại trƣờng Mầm non 1 Quận 3 2.3.1. Điểm mạnh…………………………………………………………….12 2.3.2. Điểm yếu………………………………………………………………13 2.3.3 Cơ hội………………………………………………………………......13 2.3.4. Thách thức ……………………………………………………………13 2.4. Kinh nghiệm thực tế đã làm về công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại Trƣờng Mầm Non 1 Quận 3 2.4.1 Những kinh nghiệm thực tế…………………………………………….13 2.4.2 Nguyên nhân thành công……………………………………………….14 2.4.3 Nguyên nhân chƣa thành công……………………………………….. .15 2.4.4 Bài học kinh nghiệm từ nguyên nhân chƣa thành công………………. 15 3. Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên Trƣờng Mầm non 1 Quận 3 từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022………………………………………………………… ………….........15 1 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận………………………………………………………………… 20 4.2. Kiến nghị……………………………………………………………........21 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..22 PHIẾU NHẬN XÉT………………………………………………………....23 2 1.Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do pháp lý: Trong trƣờng mầm non hiện nay ngoài khâu chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ là cần thiết thì bên cạnh đó công tác giáo dục và dạy dỗ trẻ cũng vô cùng quan trọng. Để có đƣợc một công tác hoàn thiện giữ nuôi và dạy, thì phải thành lập các tổ chuyên môn và những tổ chuyên môn ấy phải có kỹ năng làm việc nhóm với nhau để đồng bộ hóa chƣơng trình giáo dục trẻ, khi trẻ ở trƣờng mầm non. Luật Giáo dục 2019- Luật số: 43/2019/QH14 quy định về vai trò trách nhiệm của Hiệu trƣởng Điều 18. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục 1. Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. 2. Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật. 3. Nhà nƣớc có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện các nhiệm vụ của ngành giáo dục qui định tại Nghị quyết số 44/NQCP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về Ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị Quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ƣơng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và của Bộ. Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, 3 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường Mầm non được quy định tại TT Số: 52/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2020 và có một số điểm nổi bật nhƣ sau: Điều 10. Hiệu trƣởng a) Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trƣờng; b) Ngƣời đƣợc bổ nhiệm hiệu trƣởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định; c) Hiệu trƣởng trƣờng công lập do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trƣởng trƣờng dân lập, tƣ thục do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trƣởng là 05 năm. Sau 05 năm, Hiệu trƣởng đƣợc đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trƣởng công tác tại một trƣờng công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng: Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trƣờng; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trƣởng. 4 Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trƣờng. Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trƣờng; quyết định khen thƣởng. Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp ƣu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ƣu đãi theo quy định. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục; phối hợp tổ chức, huy động các lực lƣợng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trƣờng đối với cộng đồng. Căn cứ những lý do pháp lý trên và thực tiễn công tác của bản thân tôi thấy việc phát huy thế mạnh, sở trƣờng của mỗi cá nhân giáo viên, biết cách tổ chức để mọi ngƣời hợp tác với nhau sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng công tác, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của nhà trƣờng. Do đó việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của đội ngũ giáo viên trƣờng mầm non 1quận 3 là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Lý do về lý luận:  Các khái niệm Trong quá trình sống và hoạt động, con ngƣời luôn có tác động qua lại với nhau, chính sự tác động qua lại đó là làm nảy sinh các nhóm xã hội -Theo Marivin Shaw : nhóm là cộng đồng từ 2 ngƣời trở lên, giữa họ có sự tƣơng tác và ảnh hƣởng lẫn nhau, tồn tại trong một thời gian nhất định và trong quá trình hoạt động chung -Theo David G - Myers : nhóm là tập hợp các thành viên có nhu cầu cần thiết phải gặp gỡ nhau trong một thời gian, cùng chung mục đích -Theo các nhà tâm lý học : tập thể là nhóm chính thức có tổ chức cao, thống nhất, thực hiện mục đích chung, phù hợp với lợi ích xã hội  Các Nguyên Tắc : Làm việc nhóm phải tuân thủ 2 nguyên tắc sau 5  Nhóm nguyên tắc phân công và tổ chức công việc  Tập trung dân chủ.  Phân công nhiệm vụ phù hợp  Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn.  Công bằng, khách quan.  Khuyến khích sự sáng tạo.  Nhóm nguyên tắc giao tiếp, ứng xử.  Tôn trọng lẫn nhau.  Biết lắng nghe nhau.  Tạo sự đồng thuận.  Các Kỹ Năng làm việc nhóm :  Tổ chức nhóm  Xây dựng kế họach làm việc nhóm  Họp nhóm  Truyền thông giao tiếp  Giải quyết mâu thuẫn, xung đột  Đánh giá kết quả làm việc nhóm  KỸ NĂNG TỔ CHỨC NHÓM  Để một nhóm làm việc hiệu quả thì cần có sự tổ chức nhóm: Phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể để chuyên môn hóa các khâu, phát huy ƣu điểm của từng cá nhân.  Tổ chức, điều hành nhóm cần phải đảm bảo nguyên tắc: THIÊN THỜI - ĐỊA LỢI - NHÂN HÒA Khi huy động nguồn nhân lực trong nhóm, thì phải luôn chú ý đến nguyên tắc: WIN - WIN - WIN  XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC NHÓM  Các yêu cầu 6  Có mục tiêu rõ ràng  Xác định rõ các công việc  Phân công nhiệm vụ cụ thể  Cách thức tiến hành hợp lý  Sắp xếp thời gian hợp lý  KỸ NĂNG HỌP NHÓM  Trong khi họp cần tạo điều kiện để mọi ngƣời tham gia tích cực và chủ động.  Giúp nhóm trƣởng nắm bắt thông tin, ý kiến. quan điểm từ các nhóm viên.  Tạo điều kiện cho mọi ngƣời đóng góp ý kiến.  Giúp mọi ngƣời hiểu nhau hơn và phối hợp nhuần nhuyễn với nhau một cách dễ dàng hơn ở cả 2 khâu nuôi và dạy  Để họp nhóm thành công, nhóm trƣởng cần phải : 1. Chuẩn bị cuộc họp  Xác định mục tiêu  Chuẩn bị nội dung  Chuẩn bị không gian 2. Trong buổi họp  Giới thiệu làm quen  Dẫn dắt vào cuộc họp  Điều động sự tham gia tích cực của các thành viên  Điều hành cuộc họp hƣớng đến mục tiêu đã định 3. Kết thúc cuộc họp  Tóm tắt lại các nội dung chính.  Nếu có biểu quyết thì phải chính xác và nhanh gọn  Theo dõi thái độ của ngƣời nhận nhiệm vụ khi giao.  Để họp nhóm thành công, nhóm viên cần phải : - Chuẩn bị nội dung liên quan - Đúng giờ 7 - Tích cực tham gia  KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG GIAO TIẾP - Trình bày rõ ràng, mạch lạc,đầy đủ - Tránh trùng lặp - Đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt - Biết lắng nghe và tôn trọng nhau  Quyền và nghĩa vụ trong giao tiếp + Quyền 1.Có quyền đƣợc tôn trọng 2.Có quyền nói lên quan điểm, ý kiến của chính mình 3.Có quyền hỏi những gì chúng ta cần và chúng ta muốn để sự giao tiếp đƣợc hiệu quả 4.Có quyền đặt ra những vùng giới hạn hợp lý + Nghĩa vụ 1.Có nghĩa vụ phải tôn trọng ngƣời khác 2.Có nghĩa vụ lắng nghe quan điểm và ý kiến của ngƣời khác 3.Có nghĩa vụ thừa nhận và giải quyết những nhu cầu của đối tƣợng giao tiếp. 4.Có nghĩa vụ tôn trọng những vùng giới hạn, ranh giới của ngƣời khác.  KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN + Một số cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột - Sử dụng phƣơng pháp thuyết phục, hành chính - Dùng phƣơng pháp đệ tam nhân (ngƣời thứ 3) - Nhìn vào mặt tích cực của nhau - Nghĩ về mục đích chung - Nghĩ về những khuyết điểm của mình - Nghĩ về sự vô thƣờng.  KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM Xây dựng chuẩn đánh giá 8  Xây dựng nhóm hiệu quả - Xác định mục tiêu rõ ràng,cụ thể - Phân định rõ trách nhiệm - Công bằng trong ứng xử,đãi ngộ - Khuyến khích xây dựng các mối quan hệ - Trao quyền lực cho các thành viên - Phản hồi về kết quả làm việc nhóm - Khen thƣởng kịp thời - Đặt ra thời gian hợp lý - Gặp gỡ thƣờng xuyên - Hạn chế báo cáo “cửa sau”  Quản lý nhóm hiệu quả - Tập hợp các cá nhân xuất sắc - Phân công nhiệm vụ phù hợp - Đảm bảo sự công bằng - Kiểm soát và điều chỉnh kịp thời - Gây dựng lòng tin - Chặt chẽ trong công việc và thân mật - Nhắc nhở và kiểm tra thƣờng xuyên 1.3. Lý do thực tiễn - Trong đơn vị hiện nay khái niệm về việc tổ chức hoạt động nhóm cho đội ngũ giáo viên còn chƣa rõ ràng, sau sát. Giáo viên còn làm việc riêng lẻ, chƣa tạo đƣợc tiếng nói chung giữa các tổ khối chuyên môn. Tổ trƣởng chuyên môn còn chƣa mạnh dạn trong công tác giao nhiệm vụ cho tổ viên trong tổ, còn tình trạng ôm đồm công việc. Nên khi giao các công tác xuống cho đội ngũ tôi nhận thấy sự lúng túng và chƣa đồng nhất trong cách thực hiện. Các giáo viên trong tổ còn chƣa có sự thống nhất, thiếu tinh thần hợp tác và có thái độ nóng nảy khi có những công tác đột xuất cần sự góp mặt của nhiều thành viên. Qua thực tế đó, tôi thấy đƣợc sự cần thiết và quan 9 trọng của kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên trong trƣờng. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Rèn kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trừơng Mầm Non 1 quận 3 năm học 2021 – 2022” 2. Phân tích tình hình thực tế công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại Trƣờng Mầm Non 1, Phƣờng 1, Quận 3, TPHCM. 2.1. Khái quát về Trường Mầm Non 1, Quận 3, TP.HCM - Trƣờng Mầm non 1 - Quận 3 đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất từ trƣờng Mẫu giáo Tuổi Thơ và Nhà trẻ Hoa cúc 1 vào năm 1992, với 7 điểm lẻ nằm rải rác ở các khu vực trong phƣờng 1 đều là dạng nhà phố nhỏ hẹp không có sân chơi. - Năm 2012 trƣờng Mầm non 1 – Quận 3 đƣợc đầu tƣ xây mới theo Quyết định số 159/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân quận 3 trên vị trí thửa đất số 611/8C Điện Biên Phủ và 611/10-12 Điện Biên Phủ phƣờng 1- Quận 3 ; Công trình xây dựng đƣợc thực hiện với quy mô 04 tầng trên khu đất có tổng diện tích xây dựng là 1352,7 m2, sàn sử dụng là 2.295,54 m2, trong đó sân chơi chiếm 685,49 m2, bao gồm 10 phòng học và các phòng chức năng thiết kế quy hoạch chuẩn của trƣờng, lớp mầm non và các trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại địa chỉ 611/8C-10-12 Điện Biên Phủ, phƣờng 1 quận 3. - Nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên luôn đoàn kết, có trách nhiệm, năng động, sáng tạo. Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi tìm tòi và vận dụng đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của trẻ. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua đƣợc giữ vững, chất lƣợng chăm sóc giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao. Năm học 2018-2019, trƣờng có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, 20/22 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn (tỷ lệ 90,9 %) đƣợc phân công trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 2.2 Thực trạng công tác xây dựng kĩ năng làm việc nhóm của đội ngũ giáo viên tại Trường Mầm non 1, Quận 3, TPHCM Cơ cấu nhân sự trong nhà trường : 10  Hiệu trƣởng nhà trƣờng, Bí thƣ chi bộ : cô Phạm Thị Thu Diễm  Phó hiệu trƣởng giáo dục, phó bí thƣ chi bộ : Cô Nguyễn Thị Thúy Hằng  Phó hiệu trƣởng chăm sóc nuôi dƣỡng : cô Nguyễn Thị Trúc Anh. Công đoàn gồm  Chủ tịch công đoàn : cô Huỳnh Thị Ngọc Phƣợng  Trƣởng ban nữ công : Cô Phạm Thị Thu Hƣơng  Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra: cô Nguyễn Phạm Uyên Phƣơng Chi đoàn Mầm với cơ cấu nhân sự gồm 1 đ/c Bí thƣ, 01 đ/c Phó Bí thƣ và 01 đ/c ủy viên BCH.  Bí thƣ chi đoàn : cô Trần Nguyễn Thùy Trang  Phó bí thƣ : cô Lê Thị Mộng Điệp  Ủy viên : cô Bùi Thị Hồng Hạnh  Mô tả tình hình thực tế: - Trƣờng Mầm non 1 là trƣờng hạng I có 01 hiệu trƣởng, 02 phó hiệu trƣởng đạt tiêu chuẩn theo Điều lệ trƣờng mầm non, đƣợc Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 3 theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lƣợng ngƣời làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Thông thƣờng vào đầu mỗi năm học, sau khi nhận biên chế, Hiệu trƣởng ra quyết định công nhận các tổ khối chuyên môn, các nhóm ban ngành đoàn thể trong trƣờng, đa số đội ngũ các khối tổ và các đoàn thể đạt trên chuẩn về trình độ đào vững vàng về chuyên môn, có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực tổ chức, chỉ đạo, quản lý phối hợp triển khai các công việc, có khả năng xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của nhóm, có khả năng tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, có tinh thần đoàn kết và uy tín trong đội ngũ, cán bộ, giáo viên, viên chức trong đoàn thanh niên và đơn vị. Ngoài ra còn có các tổ chức khác như: 11 Trƣờng có 06 tổ gồm: Tổ nhà trẻ ( từ 18-36 tháng) có 6 thành viên, tổ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) có 04 thành viên, tổ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) có 06 thành viên, tổ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) có 06 thành viên, tổ cấp dƣỡng có 04 thành viên, tổ văn phòng và nhân viên có 9 thành viên do hiệu trƣởng ra quyết định thành lập vào đầu tháng 9 mỗi năm học. Mỗi tổ có tổ trƣởng do các tổ đề cử Hiệu trƣởng ra quyết định công nhận. + Tổ chuyên môn, tổ văn phòng hoạt động theo quy định tại điều 14, 15 của Điều lệ trƣờng Mầm non Tổ chức Công đoàn đƣợc hoạt động theo quy định của pháp luật, Ban chấp hành Công đoàn trƣờng hoạt động tích cực có nền nếp, phát động nhiều phong trào thi đua, tham gia các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động Quận 3 tổ chức, giúp nhà trƣờng thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và thực hiện tốt các chế độ cho công đoàn viên vào các ngày lễ Tết, tổ chức lễ hội20/10, 20/11, 8/3... Công đoàn đƣợc giấy khen của Liên đoàn Lao động Quận 3 về thực hiện tốt việc “ Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức, phong cách HCM” năm 2018. Công đoàn trƣờng cuối năm học đƣợc xếp loại vững mạnh xuất sắc . Chi bộ nhà trƣờng đã đƣợc thành lập vào ngày 15/8/2012, hiện nay gồm 11 đảng viên, giữ vai trò lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trƣờng . Tập thể Chi bộ đƣợc giấy khen về thực hiện tốt việc “ Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức, phong cách HCM” năm 2018; Chi bộ “ Dân vận khéo” năm 2018. 2.3 Những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức về công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên tại trường Mầm non 1 Quận 3 2.3.1. Điểm mạnh Đƣợc cấp Ủy hỗ trợ hết mình và đƣợc các Ban ngành đoàn thể giúp đỡ nhiệt tình. Các giáo viên trong các tổ khối luôn có trách nhiệm trong công việc. Hoàn thành tốt công tác đƣợc giao BGH có sự phân công rõ ràng và phù hợp về từng độ tuổi của trẻ cho các giáo viên ở các tổ 12 2.3.2. Điểm yếu Ở một vài tổ có 1 số giáo viên có con nhỏ nên công tác họp nhóm, hay họp định kỳ còn khó khăn về mặt thời gian Một vài giáo viên nhận thức chƣa thật sự sâu sắc về việc họp tổ định kỳ để phân công tác, và giải quyết những khó khăn thƣờng gặp Không có ý kiến đóng góp cho tổ chuyên môn trong các cuộc họp.Vì vậy, chƣa thực sự phát huy hết khả năng làm việc nhóm trong các cuộc họp Chƣa thật sự có những lớp tập huấn về thái độ và khả năng làm việc nhóm trong công tác chuyên môn ở trƣờng Mầm non 2.3.3 Cơ hội Đƣợc sự quan tâm lãnh đạo của cấp Ủy chi bộ nhà trƣờng, chính quyền địa phƣơng và Phòng Giáo dục Kinh tế trong vùng đã có sự phát triển, đời sống giáo viên đƣợc cải thiện, các hoạt động trong tổ có sự phát triển hơn 2.3.4. Thách thức Đời sống của giáo viên trong nhà trƣờng tuy đã ổn định nhƣng chƣa cao, ngoài giờ dạy một số giáo viên còn phải lo cho cuộc sống gia đình nên việc tập trung để họp nhóm,họp phân công còn khó khăn. 2.4. Kinh nghiệm thực tế đã làm về công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại Trường Mầm Non 1 Quận 3 2.4.1 Những kinh nghiệm thực tế. Thực tế làm việc của tổ chức các cuộc họp định kỳ trong thời gian qua cho thấy hoạt động nhóm chƣa đi vào chiều sâu, còn gặp nhiều vƣớng mắt. Có thể nói, lý do các tổ trƣởng chuyên môn chƣa đƣợc trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc nhóm . Trong những công tác trang trí cho trƣờng và tham gia lễ hội rất cần có tiếng nói chung của tổ/nhóm để đƣa ra ý kến và thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao một cách tốt nhất. Nên kỹ năng cần trang bị cho tổ trƣởng chuyên môn lúc này là rất quan trọng và cần thiết. 13 Một số bài học kinh nghiệm được rút ra như sau: Việc xây dựng nhóm, phát triển hoạt động nhóm trong nhà trƣờng tuy phải tuân theo các quy định quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị. Do vậy sau khi thành lập đƣợc cơ cấu nhân sự của nhà trƣờng, Hiệu trƣởng cần chú ý xây dựng và phát triển các kỹ năng làm việc cho các tổ trƣởng chuyên môn nhƣ: kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều hành các cuộc họp,. Trong giai đoạn phân hóa, cần động viên, khích lệ, phát huy tinh thần dân chủ của các thành viên trong tổ ; phân chia công việc công bằng dân chủ, nhất là đối với tổ có nhiều bộ phận và phát huy vai trò của cốt cán. Phân chia công việc cho các thành viên trong tổ tùy theo hoàn cảnh gia đình và tâm trạng của giáo viên để tránh tình trạng thoái thác trách nhiệm. Công việc này phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong các buổi họp định kỳ hàng tháng. 2.4.2 Nguyên nhân thành công: Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch năm học rõ ràng, phân chia thời gian cho từng việc cụ thể, phù hợp với điều kiện và năng lực của từng nhóm tổ, luôn hƣớng tới mục tiêu chung của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng giao nhiệm vụ thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ và công bằng. Ví dụ: phân công giáo viên ít hoạt bát với một giáo viên hoạt bát năng nổ hơn, để bù trừ cho nhau. Và việc đề cử những tổ trƣởng chuyên môn cũng là những ngƣời nhanh nhẹn, hết lòng vì công việc, chịu khó giải quyết vấn đề khi có những rắc rối xảy ra trong công việc cũng nhƣ trong giao tiếp. Nhóm trƣởng là ngƣời có uy tín, có nhiệm vụ dẫn dắt tập thể, có khả năng kêu gọi và điều khiển mọi ngƣời, biết tổng hợp và tiếp thu ý kiến của các thành viên trong nhóm. Nhóm trƣởng cần nhấn mạnh để các thành viên trong nhóm nhận thức đƣợc mục tiêu chung mà nhóm hƣớng tới. Phân công công việc cho các thành viên để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Nhóm trƣởng kiểm tra, đánh giá tiến độ và chất lƣợng của công việc. 14 Họp nhóm, bao giờ cũng có tranh luận, phản biện. Vì vậy các thành viên trong nhóm cần phải biết tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau xây dựng những ý kiến chính xác hơn, đừng bao giờ coi ý kiến của mình là đúng nhất mà phải biết xem xét suy nghĩ ý kiến của ngƣời khác. Ngoài ra, nhà trƣờng còn khuyến khích xây dựng các mối quan hệ thân thiết giữa các giáo viên trong trƣờng: tổ chức bồi dƣỡng, sinh hoạt, các hoạt động thể thao dã ngoại để giáo viên có cơ hội trao đổi, tạo mối thân tình trong tập thể. 2.4.3 Nguyên nhân chưa thành công Giáo viên còn quá nể nang với đồng nghiệp, trƣờng mầm non 1 hầu hết các giáo viên đều là giáo viên trẻ một số thì chƣa có kinh nghiệm, một số thì thờ ơ xem các hoạt động họp nhóm là những vấn đề không quan trọng. Nên không đƣa ra những ý kiến tích cực, mà hầu nhƣ là có thái độ không mấy quan tâm đến những buổi họp mang tính chất gắn kết mọi ngƣời lại với nhau nhƣ vậy. 2.4.4 Bài học kinh nghiệm từ nguyên nhân chưa thành công. Tránh trƣờng hợp thứ nhất ngồi im, thứ hai đồng ý theo đa số trong hoạt động làm việc nhóm, mỗi giáo viên phải có ý kiến riêng của bản thân, nếu không hiểu phải hỏi trƣởng nhóm cho rõ ràng. Tránh hiểu lầm công việc, mạnh ai nấy làm. Đùn đẩy trách nhiệm, xem việc đó không phải của mình => Trƣởng nhóm phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên, nhận thức và có trách nhiệm với công việc đƣợc giao. 3. Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trong Trƣờng Mầm non 1 Quận 3 từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022: 15 TÊN CÔNG VIỆC MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT NGƢỜI THỰC HIỆN NGƢỜI/ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN Tổ trƣởng chuyên môn các khối tuổi 1.Xây dựng kế hoạch làm việc nhóm trong các tổ chuyên môn Giúp các tổ Hiệu chuyên môn trƣởng hoàn thành tốt công việc đựơc giao 2.Tổ chức tập huấn về kỹ năng làm việc nhóm cho toàn bộ GV nhà trƣờng Gv hiểu đƣợc Hiệu tầm quan trƣởng trọng và cần thiết của làm việc nhóm, và trang bị kỹ năng làm việc nhóm cho tập thể GV Các PHT và các tổ trƣởng chuyên môn 3.Kiện toàn nhân Phát huy sở trƣờng, năng Các PHT và các tổ Hiệu trƣởng DỰ KIẾN/RỦI RO/KHÓ KHĂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC RỦI RO ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁCH THỨC THỰC HIỆN - Xây dựng kế hoạch theo năm học một cách rõ ràng và chính xác theo khung của Sở - Hiệu trƣởng xem xét và nghiên cứu tài liệu về việc thành lập các tổ nhóm chuyên môn, và cách thức tiến hành các cuộc họp tổ định kì In và photo tài liệu phát cho những Gv tham gia vào bƣởi tập huấn Đánh giá kết quả làm việc của nhóm - Công tác năm học tồn động quá nhiều nên chƣa thực hiện một cách khoa học đƣợc - Giải quyết công việc theo thứ tự và theo từng bộ phận Một số Gv còn chƣa tập trung chú ý nên chƣa nắm vững nội dung Quán triệt nội quy tham gia tập huấn Yêu cầu Gv phải ghi chép cẩn thận và đầy đủ Họp chuyên môn tổ GV, phân tích Một số Gv còn e ngại Hiệu trƣởng đƣa ra tiêu chí 16 Tài liệu tập huấn và các file tài liệu, bài giảng đã soạn.Kế hoạch đƣợc xây dựng hoàn chỉnh Máy tính,máy chiếu, phòng họp,bàn ghế... Thời gian:1 buổi tối trong ngày Đánh giá đúng năng lực, sở sự về các tổ chuyên môn trong trƣờng lực của mỗi cá nhân . Chọn ngƣời có uy tín và giao tiếp tốt để làm tổ trƣởng chuyên môn trƣởng chuyên môn, BCH nhà trƣờng 4. Tổ chức cho tổ,nhóm , tổ trƣởng tham gia lớp tập huấn về kỹ năng làm việc nhóm 5. Triển khai các nhiệm vụ cho các tổ trƣởng chuyên môn các Giúp các tổ trƣởng có những kỹ năng cần thiết khi làm việc nhóm Hiệu trƣởng và các Phó HT Giúp các tổ biết đƣợc nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của mình Hiệu Trƣởng trƣờng của từng sở trƣờng của ngƣời: thời gian 2 từng cá nhân ngày Phân chia tổ nhóm theo sở trƣờng và cách ứng xử của từng GV Tập thể thống nhất và Hiệu trƣởng đƣa ra quyết định cuối cùng Phòng Giáo Kinh phí từ ngân Hiệu trƣởng và dục và ĐT, sách. Thời gian : các Phó Ht tham Công Đoàn 1 ngày mƣu với phòng nhà trƣờng Giáo dục và đào tạo bồi dƣỡng kỹ năng làm việ c nhóm cho nhà trƣờng Các Phó Hiệu trƣởng Các thông tƣ, điều lệ trƣờng Mầm Non Thời gian : 1 buổi tối Hiệu trƣởng triển khai nhiệm vụ của tổ trƣởng chuyên môn thông qua buổi họp Hội đồng đầu năm học và sợ trách nhiệm nên không muốn làm tổ trƣởng chuyên môn chọn tổ trƣởng chuyên môn và thống nhất với những tiêu chí đó Không có lớp từ Phòng Giáo dục GV sẽ không tham gia Hiệu trƣởng cung cấp tài liệu cho giáo viên tự học và nghiên cứu Một số thành viên trong tổ, nhóm không có kỹ năng làm việc nhóm Tổ trƣởng triển khai thêm vào những buổi họp tố 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất