Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên trường thpt...

Tài liệu Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên trường thpt

.PDF
24
1
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL trường Trung học phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Long An năm 2021 NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO GIÁO VIÊN TRƢỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN NĂM HỌC: 2021 – 2022 Học viên: TRẦN THỊ CẨM HOA Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Nguyễn Đình Chiểu, Huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An Long An, tháng 11/2021 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Long An và tất cả quý Thầy, quý Cô trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt sự tận tình giảng dạy và hướng dẫn của quý Thầy Cô Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Long An, năm học 2021 - 2022 đã tạo mọi điều kiện để tôi được tham gia và hoàn thành khoá học bồi dưỡng. Những bài giảng của quý Thầy, Cô sẽ là hành trang giúp tôi vững vàng bước tiếp trong quá trình công tác. Xin cảm ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ban giám hiệu, tập thể giáo viên trường THPT Nguyễn Đình Chiểu đã tạo điều kiện để tôi tham gia và hoàn thành khóa học này. Dù bản thân rất cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện tiểu luận này cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô. Tôi xin chân thành cám ơn! Cần Giuộc, ngày 20 tháng 11 năm 2021. Người viết Trần Thị Cẩm Hoa 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 4 MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................. 4 1.1. Lý do pháp lý ...................................................................................................... 4 1.2. Lý do về lý luận .................................................................................................. 5 1.3. Lý do thực tiễn .................................................................................................... 6 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TẠI TRƢỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN ................................................................................................................................... 6 2.1. Khái quát về trường THPT Nguyễn Đình Chiểu ................................................ 6 2.2. Thực trạng công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu ................................................................................................... 7 2.2.1. Cơ sở vật chất - Đội ngũ sư phạm - Số lượng học sinh ....................................7 2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu ...............................................................................................................9 2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu ........................................... 11 2.3.1. Điểm mạnh ..................................................................................................................11 2.3.2. Điểm yếu ......................................................................................................................12 2.3.2. Cơ hội ...........................................................................................................................12 2.3.4. Thách thức...................................................................................................................12 2.4. Kinh nghiệm thực tế đã làm về công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu ......................................................................... 13 2.4.1. Những kinh nghệm thực tế .....................................................................................13 2.4.2. Nguyên nhân thành công.........................................................................................14 2.4.3. Nguyên nhân chưa thành công ..............................................................................14 3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƢỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU .................... 15 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 20 4.1. Kết luận ............................................................................................................. 20 4.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 22 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBGV ................................................................................................... cán bộ, giáo viên. GV ..................................................................................................................... giáo viên. BGH ........................................................................................................... ban giám hiệu. LĐTT .................................................................................................... lao động tiên tiến. CSTĐ ........................................................................................................chiến sĩ thi đua. HS ....................................................................................................................... học sinh. THPT. .............................................................................................. trung học phổ thông. CNV ......................................................................................................... công nhân viên. TTCM ........................................................................................... tổ trưởng chuyên môn. TPCM ................................................................................................ tổ phó chuyên môn. TCM.......................................................................................................... tổ chuyên môn. CTCĐ................................................................................................. chủ tịch công đoàn. PHTCM ............................................................................. phó hiệu trưởng chuyên môn. HT .................................................................................................................. hiệu trưởng. Th.S........................................................................................................................ thạc sĩ. GDTX .......................................................................................... giáo dục thường xuyên. GD & ĐT ...........................................................................................giáo dục và đào tạo. CLB ..................................................................................................................câu lạc bộ. UBND .................................................................................................... ủy ban nhân dân. GDPT. ................................................................................................ giáo dục phổ thông. TNCS. ............................................................................................... thanh niên cộng sản. BCHTW .................................................................................. ban chấp hành trung ương. Tp. HCM ................................................................................... Thành phố Hồ Chí Minh. 4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do pháp lý Theo Điều 56 Luật Giáo dục 2019 qui định, hiệu trưởng trường trung học chính là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Theo thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ cấu tổ chức trường trung học gồm có: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt. Có thể thấy được rằng đơn vị cơ sở nhỏ nhất tập hợp đội ngũ giáo viên trong trường học chính là tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ sau: tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng và giải trình kế hoạch dạy học các môn học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học; thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường, của tổ; chủ động và linh hoạt, đề xuất hiệu trưởng phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp theo năm học; tổ chức cho giáo viên thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đề xuất các xuất bản phẩm tham khảo để lựa chọn sử dụng trong nhà trường theo quy định, tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; tham gia đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng. Tại Điều 14 thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 cũng có quy định rõ, tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn với mục tiêu phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc thực hiện chương trình; khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 5 Như vậy, có thể thấy rằng tổ chuyên môn là một nhóm chính thức trong nhà trường có vai trò rất quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó, làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn hay nói cách khác nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên trong trường là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết của người hiệu trưởng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. 1.2. Lý do về lý luận “Không ai có thể làm gì một mình. Mỗi chúng ta sinh ra trong một nhóm và không thể sống nếu không có nhóm”. Làm việc theo nhóm ngày càng trở thành kỹ năng phổ biến và có tác dụng nâng cao hiệu quả công việc. Các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam đang rất chú trọng đến kỹ năng cũng như tinh thần làm việc nhóm của nhân viên. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Thực tế chỉ ra rằng sự hợp tác trong nhóm mang lại năng suất lao động và hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần. Khi làm việc theo nhóm, nhiều người cùng làm sẽ phát huy thế mạnh của từng người và bổ sung cho nhau những điểm còn thiếu sót. Mỗi thành viên sẽ có cơ hội học tập kinh nghiệm từ các thành viên khác khi nghe họ trình bày và cả khi họ phản biện ý kiến của mình. Như thế, kết quả công việc sẽ tốt hơn là mỗi người làm việc rời rạc rồi mới ráp nối lại. Làm việc theo nhóm cũng giống như trò chơi ghép tranh, các mảnh ghép sẽ không có ý nghĩa nếu chúng chưa được ghép lại ăn khớp với nhau. Như đã nói ở trên, hoạt động nhóm chủ yếu trong nhà trường là hoạt động của tổ chuyên môn. Các tổ chuyên môn là tổ chức nòng cốt trong nhà trường, tập hợp các GV có cùng chuyên môn giúp họ hành động theo một mục tiêu, nhiệm vụ chung. Trong thực tế, đây còn là đơn vị cơ sở gắn bó hầu hết với cuộc đời giảng dạy của GV. Ở đây diễn ra mọi hoạt động có liên quan đến toàn bộ hoạt động nghề nghiệp của GV, chia sẻ không chỉ những vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp mà còn là mọi tâm tư, nguyện vọng kể cả đời sống vật chất và tinh thần; thậm chí có thể ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, thói quen nghề nghiệp của giáo viên. Nếu như các tổ chuyên môn họat động hiệu quả thì chất lượng giáo dục của nhà trường chắc chắn sẽ đi lên và ngược lại. Thông qua tổ chuyên môn, hiệu trưởng sẽ nắm được sâu sát hoạt động của giáo viên và xây dựng biện pháp quản lý phù hợp. Do đó, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn hay nói cách khác nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ GVcũng chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng quản lý của người hiệu trưởng. 6 1.3. Lý do thực tiễn Hiện nay, hoạt động của tổ/ nhóm chuyên môn ở các trường nói chung (trường phổ thông nói riêng) còn mang nặng tính hành chính, chiếu lệ, kém hiệu quả. Một phần do nhà quản lý chưa quan tâm đúng mức, thiếu kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hỗ trợ. Một phần do TTCM, TPCM hạn chế về năng lực, chưa tích cực nghiên cứu nội dung cơ bản về “kỹ năng làm việc nhóm”, chưa có kế hoạch tổ rõ ràng, chưa nắm vững quy trình làm việc nhóm, hạn chế về kỹ năng tổ chức, điều hành nhóm. Một bộ phận GV có khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cho rằng ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bất kì ai khác. Một số thành viên thì nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên thảo luận mất thời gian, nói chuyện riêng, làm việc riêng trong khi làm việc nhóm….Cái khó khăn nhất của người tổ trưởng là vấn đề phân công công việc, vì không biết làm thế nào để phân công cho vừa mình, vừa người, nên thường rất hay ôm đồm công việc (cũng có thể do nể nang tình cảm và vừa để tránh các xung đột không đáng có xảy ra). Qua nhiều năm công tác tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, bản thân tôi hiểu rõ những vấn đề còn hạn chế nói trên và nhận thấy việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cũng chính là phát triển chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn hướng tới mục tiêu chung của nhà trường. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài “Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên trƣờng THPT Nguyễn Đình Chiểu, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An, năm học: 2021 – 2022” làm đề tài tiểu luận hoàn thành khóa học. 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM TẠI TRƢỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN 2.1. Khái quát về trƣờng THPT Nguyễn Đình Chiểu Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu là Trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An, được hình thành trên cơ sở Trường THPT Bán Công Cần Giuộc (được thành lập vào năm 1992) chính thức được chuyển đổi tên thành Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu vào ngày 07/09/2009 theo Quyết định số 2315/QĐ-UBND của UBND tỉnh Long An. Địa chỉ: đường 835A xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với tổng diện tích là 40.000 m2. Cơ sở vật chất khá khang trang đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dạy và học năm học 2021-2022. Kinh tế - xã hội tại địa phương đang từng bước phát triển. Đời sống của người dân tương đối ổn định, công việc tập trung chủ yếu là sản xuất kinh doanh, dịch vụ và buôn bán nhỏ lẻ. Ngoài ra còn có một số hộ trồng rau, củ, quả, sản xuất nông nghiệp 7 theo hướng luân canh, thâm canh. Chính quyền địa phương rất quan tâm đến an ninh và giáo dục, tích cực vận động trẻ em đủ độ tuổi ra lớp, vận động chống học sinh bỏ học, luôn tạo điều kiện cho các trường hoạt động một cách tốt nhất và thường xuyên thăm hỏi động viên CBGV. 2.2. Thực trạng công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại Trƣờng THPT Nguyễn Đình Chiểu 2.2.1. Cơ sở vật chất - Đội ngũ sƣ phạm - Số lƣợng học sinh a) Cơ sở vật chất: Dãy hành chánh của trường mới được xây dựng đưa vào sử dụng từ tháng 4 năm 2021. Dãy phòng học gồm 24 phòng đạt yêu cầu. Dãy, phòng phục vụ học tập: thí nghiệm thực hành, phòng bộ môn tin học, thư viện, phòng đọc, nhà thi đấu đa năng. Song, chưa có các phòng chuyên môn phục vụ chương trình GDPT mới 2018; phòng Tiếng Anh chưa được trang bị lại do sự cố chập điện. Nhà vệ sinh được bố trí hợp lý riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không gây ô nhiễm môi trường. Có khu để xe riêng cho giáo viên, học sinh trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn. Trường có hệ thống Wifi nhưng chưa phủ khắp trường. Trường có nhiều cây xanh, cảnh quan nhìn tổng thể rất xanh, sạch và đẹp. b) Đội ngũ sƣ phạm: Năm học 2021 – 2022, tổng số CB-GV-CNV toàn trường là 82/41 nữ, trong đó CB quản lý: 04 (02 Thạc sĩ ); GV: 72; CNV: 06. Đội ngũ CB – GV – NV có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, đa số có tuổi nghề còn trẻ nên năng động, sáng tạo. Ban lãnh đạo nhà trường quan tâm và tạo điều kiện để GV – CNV phát huy năng lực của mình. 8 TRÌNH ĐỘ HIỆN CÓ Đối tƣợng TS Ngọai ngữ Chuyên môn Th.S ĐH BGH 4 2 2 GV 72 8 64 NV 6 0 TC 82 10 Độ tuổi CĐ ĐH CC Tin học ĐH 31-40 > 40 CC 4 0 ≤ 30 4 7 4 4 18 29 25 3 3 2 66 2 7 4 Biên chế tổ: gồm có 07 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng. Tổ/ thực trạng Văn Toán phòng Văn AV- Lý-Tin GDCD Hóa- Sử- Địa- TD- Tổng Sinh CN GDQP Số lƣợng 8 8 10 12 10 13 13 8 82 Nữ 4 5 4 6 7 6 7 2 41 Đảng viên 1 3 3 5 2 4 5 1 24 Thạc sỹ 00 2 1 2 1 1 1 1 9 Tin học 2 8 7 6 10 8 7 6 54 NN 0 6 7 8 5 4 8 4 42 c) Số lƣợng học sinh: Trong những năm gần đây, Nhà trường đã tạo được niềm tin và uy tín đối với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương nên số lượng học sinh đăng kí thi tuyển sinh vào lớp 10 ngày càng tăng. Các khối lớp: Khối 10: gồm 10 lớp 10 PT, 2 lớp 10 TX; Khối 11: gồm 10 lớp 11 PT, 1 lớp 11 TX; Khối 12: gồm 09 lớp 12 PT, 3 lớp 12 TX với tổng số học sinh là 3.068 học sinh. 9 Khối/ lớp Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tổng GDPT GDTX GDPT GDTX GDPT GDTX GDPT GDTX Số lớp 10 2 10 1 9 3 29 6 Số HS 450 90 438 43 382 128 1270 261 Nữ 290 38 322 24 246 78 858 140 2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại trƣờng THPT Nguyễn Đình Chiểu Trong những năm qua việc áp dụng đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, một số GV chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác làm việc nhóm, người thì làm quá nhiều, người thì đùn đẩy trách nhiệm. Ban lãnh đạo nhà trường cũng mới chỉ bắt đầu quan tâm đến công tác nâng cao kĩ năng làm việc nhóm cho GV một năm trở lại đây. Hiệu trưởng quản lý các hoạt động của các tổ chuyên môn, duyệt kế hoạch hoạt động của tổ vào đầu năm học và theo định kỳ từng tháng. Kế hoạch hoạt động phải chi tiết, cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ; có sự phân công cụ thể cho từng GV và từng nhóm, thời gian thực hiện, các điều kiện hỗ trợ, các biện pháp chỉ đạo kiểm tra. Các TTCM báo cáo định kỳ về việc thực hiện quy chế chuyên môn: thực hiện nội dung, chương trình dạy học, chấm, sửa bài cho học sinh, dự giờ thăm lớp của giáo viên, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học, công tác chủ nhiệm lớp,... từ đó có những hỗ trợ, tổ chức chỉ đạo kịp thời về quản lý và đổi mới phương pháp dạy học. Định kỳ các tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần/lần. Các buổi sinh hoạt thường là triển khai kế hoạch chung trong tháng của tổ, hoặc là dự giờ góp ý cho một tiết dạy thao giảng, nội dung còn sơ sài nên không thu hút được thành viên trong tổ. Vấn đề đưa ra trao đổi chưa đi sâu vào trọng tâm, chưa phong phú, những vấn đề mới và khó ít được đưa ra bàn bạc, thảo luận và tháo gỡ, thường là nhận xét đánh giá sơ lược công tác tháng qua, phổ biến công tác tháng tới dựa vào đánh giá, nhận xét của hiệu trưởng. Vì vậy không khí buổi họp thường im lặng thiếu sôi nổi, sinh động. Thời gian sinh hoạt tổ thường rất ngắn. Trong các buổi sinh hoạt, tổ trưởng chuyên môn chưa tổ chức cho GV thảo luận những vấn đề mới và khó trong chương trình, thống nhất những vấn đề trọng tâm, chưa dự kiến được những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực 10 hiện chương trình và dự kiến biện pháp giải quyết khả thi theo khả năng của GV trong TCM. Tuy hầu hết các tổ làm việc theo thói quen sự vụ, chấp hành các mệnh lệnh hành chính, chưa có kỹ năng làm việc nhóm nhưng nhìn chung, các TCM trong nhà trường cũng đã thể hiện sự cố gắng của mình qua các hoạt động phong trào thi đua ở phạm vi có thể. Lãnh đạo trường cũng đã có chuyển biến, quan tâm, sâu sát đến các hoạt động của TCM, xây dựng đội ngũ lãnh đạo có năng lực, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hoạt động, thường xuyên kiểm tra, đánh giá và có chế độ động viên khích lệ phù hợp. Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn dưới sự lãnh đạo của BGH, kết hợp với các bộ phận ĐTN, CĐ trong năm học 2020 – 2021 đã đem lại một số thành tích cho nhà trường như sau:  Tập thể trường : LĐTT  Tập thể CĐ : Công đoàn vững mạnh  CSTĐ cơ sở : 12 CBGV  LĐTT : 86 CBGV  GV dạy giỏi cấp trường : 12 GV  Tổ CĐ xuất sắc : 02 (Hóa - Sinh; Sử - Địa)  Đoàn trường vững mạnh, dẫn đầu thi đua khối trường học, đạt thành tích xuất sắc cấp tỉnh (nhận Bằng khen của BCH Tỉnh đoàn). Tập thể Đoàn trường đạt được các thành tích trong công tác cũng như tham gia các phong trào do Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn tổ chức như: + Tham gia cuộc thi “Nét đẹp màu áo xanh” do Tỉnh đoàn Long An phối hợp với VNPT - VinaPhone Long An tổ chức đạt 3 giải: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ảnh Đẹp Nhất; Đạt 01 giải III trong cuộc thi làm video “Tôi yêu Tổ quốc” do Huyện đoàn tổ chức. + Tham dự cuộc thi Olympic Tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh - sinh viên có 01 cá nhân đạt giả khuyến khích. + CLB Thanh niên tình nguyện trường được Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc vì đã có thành tích tốt trong các hoạt động Tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. + Thực hiện các công trình thanh niên có ý nghĩa thực tiễn cao như: Nhà tình bạn; Góc biển đảo quê hương: Cột mốc Trường Sa; Mái che di động, Hành lang danh nhân. 11 + Đề xuất được nhiều ý tưởng có ý nghĩa thực tiễn đóng góp cho nhà trường và xã hội nhận được sự đánh giá cao của Huyện Đoàn và địa phương như: Vận động hỗ trợ người nghèo trong mùa dịch Covid 19; vận động trong Đoàn viên, học sinh, phụ huynh số tiền 26.100.000 đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung bị lũ lụt; Mô hình “Hạn chế rác thải nhựa” với các phong trào như: đổi rác thải lấy chai thủy tinh, đổi viết cũ nhận viết mới, sản phẩm thủ công được tái chế từ rác thải nhựa,… + Trước tình hình dịch bệnh COVID 19, nhóm GV Hóa pha chế thành công nước rửa tay sát khuẩn theo công thức của WHO - sản phẩm được kiểm nghiệm tại viện Pasteur Tp.HCM với khả năng diệt khuẩn 99,99% và đưa vào sử dụng rộng rãi trong huyện; làm “Mái rửa tay tự động” sử dụng tại trường, tặng cho Đoàn xã Mỹ Lộc và tặng cho Huyện ủy Cần Giuộc phục vụ trong dịp Đại hội Đảng.  Cá nhân: + 01 cá nhân nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Long An vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020. + 01 cá nhân nhận Bằng khen của Tỉnh Đoàn Long An vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên trường học. + 01 cá nhân nhận Bằng khen của BCH TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên trường học. 2.3. Những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức về công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại Trƣờng THPT Nguyễn Đình Chiểu 2.3.1. Điểm mạnh: Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn, đa phần các tổ trưởng chuyên môn có năng lực, có tâm và có khả năng lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch có khả năng điều hành tổ, phát huy sức mạnh tập thể. Đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ tay nghề vững vàng, chuẩn hóa 100% và giáo viên đạt trên chuẩn 12% (và đang quá trình gia tăng). Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng ngày càng khang trang , sạch đẹp, cảnh quan sư phạm, môi trường khá tốt, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học cơ bản đầy đủ. 12 2.3.2. Điểm yếu: Cơ sở vật chất tuy cũng đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu trong công tác dạy và học, song còn thiếu phòng để sinh hoạt chuyên môn, đồ dụng dạy học còn ít, chất lượng chưa cao. Chưa có các phòng chuyên môn phục vụ chương trình GDPT mới 2018; phòng ngoại ngữ chưa được trang bị lại do sự cố chập điện năm 2019. BGH chưa thật sự chú trọng công tác bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm cho TTCM. Đa số TTCM còn túng túng khi tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và còn gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong tổ. Tuy có nhiều GV trẻ nhiệt tình nhưng do còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy cũng như xử lý các tình huống sư phạm nên ít đóng góp trong các buổi họp, ngược lại một số GV lớn tuổi thì ngại tham gia đổi mới, vì thế chưa phát huy hết sức mạnh của các thành viên trong tổ. GV chưa tự mình tích cực nghiên cứu nội dung cơ bản về “kỹ năng làm việc nhóm”, chưa có kế hoạch tổ rõ ràng, chưa nắm vững quy trình làm việc nhóm. 2.3.3. Cơ hội: Được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự quan tâm hỗ trợ tích cực của Ban Đại Diện cha mẹ học sinh. Các cấp lãnh đạo triển khai kịp thời các văn bản, chỉ đạo về chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị. Kinh tế trong vùng đã có sự phát triển vượt bậc, đời sống của GV được cải thiện. Một số GV đã có cuộc sống ổn định, bắt đầu toàn tâm toàn ý đầu tư hơn trong công tác. 2.3.4. Thách thức: Kinh tế phát triển, một số GV có thêm khả năng phát triển kinh tế bên ngoài (thu nhập cao hơn) cùng với việc phải dành thời gian chăm lo cho cuộc sống gia đình; từ đó họ ít tích cực vào việc đầu tư cho công việc giảng dạy chuyên môn và các hoạt động của tổ chuyên môn. Hiện tại có nhiều GV cũng không mấy quan tâm tới hoạt động của tổ, của trường, hễ phân công thì làm, không thì thôi. Còn một bộ phận phụ huynh bận đi làm, chưa thật sự coi trọng đến việc học của con, em mình, dường như khoán trắng cho giáo viên, điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng đánh hoạt động giáo dục của GV. Chương trình GDPT 2018 đang thời kì triển khai và áp dụng cho năm học sau, 13 thời gian GV dạy và tham gia tập huấn đan xen nhau, công việc nhiều, chồng chất nên dự là GV sẽ còn lung túng và gặp khó khăn khi áp dụng chương trình mới và ngay trong cả sinh hoạt tổ chuyên môn. Tình hình diễn biến dịch Covid phức tạp, kéo dài, gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động giáo dục. Thầy và trò của trường Nguyễn Đình Chiểu vẫn đang thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch (tình hình dịch bệnh cũng còn đang hết sức căng thẳng tại địa phương do có rất nhiều công nhân đi làm công ty) song song với hoạt động dạy và học. Việc sinh hoạt tổ chuyên môn đến thời điểm này vẫn diễn ra nhưng bằng hình thức trực tuyến. 2.4 Kinh nghiệm thực tế đã làm về công tác xây dựng kỹ năng làm việc nhóm tại Trƣờng THPT Nguyễn Đình Chiểu 2.4.1 Những kinh nghệm thực tế Thực tế công tác làm việc nhóm của tổ chuyên môn tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu thời gian qua cho thấy hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chưa đi vào chiều sâu, các tổ trưởng chưa có kỹ năng quản lý, các thành viên trong tổ chưa mạnh dạn phát huy khả năng trong các buổi sinh hoạt định kỳ. Có thể nói, lý do dẫn đến sự yếu kém này là người quản lý chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Muốn thành công trong công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn nói riêng đòi hỏi nhà quản lý phải biết trăn trở với những gì mà đội ngũ mình còn hạn chế từ đó tìm cách thay đổi, bồi dưỡng, hỗ trợ. Trước tiên người cán bộ phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu sâu về vấn đề cần cải tiến, khuyến khích mọi người tự học. Nhà quản lí phải chú ý trong công tác nhìn người và dùng người, lựa chọn đội ngũ tổ trưởng có năng lực, có đạo đức tốt, thái độ làm việc và tinh thần trách nhiệm cao. Hiệu trưởng phải coi trong việc tập huấn, bồi dưỡng để mọi thành viên nắm vững quy trình làm việc nhóm, vì chỉ khi hiểu thì mới có thể làm tốt được. Làm việc theo nhóm là một phương pháp làm việc tích cực, có hiệu quả khi được tổ chức và hướng dẫn làm việc theo đúng quy trình. Điều kiện cần thiết là nhà quản lí phải xây dựng được nội quy, quy chế làm việc chặt chẽ theo từng nội dung hay công việc của từng nhóm; đồng thời với việc giao quyền là cần có các biện pháp nâng cao năng lực cho tổ trưởng. Trước khi triển khai làm bất cứ một việc gì nhà quản lý cần lên kế hoạch cụ thể rõ ràng. Triển khai rộng rãi để xin ý kiến đóng góp của tập thể và đi đến thống nhất và quyết định. Kết quả làm việc nhóm phải tạo được sự đồng thuận cao trong tập thể GV. Lúc nảy sinh những tranh luận, mâu thuẫn cần phải biết tôn trọng để chấp nhận 14 những ý kiến khác biệt. Từ đó mới có được những sáng kiến, ý tưởng tích cực trong các hoạt động của nhóm. Luôn tạo ra được bầu không khí thân mật, cởi mở, lắng nghe và chia sẻ, động viên và khích lệ mọi thành viên trong quá trình làm việc. Tôn trọng các nguyên tắc làm việc nhóm. BGH phải thường xuyên gắn kết hai chiều với tổ, tăng cường dự sinh hoạt chuyên môn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và điều chỉnh trong quá trình các tổ chuyên môn làm việc. BGH đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, trao đổi, rút kinh nghiệm về vấn đề làm việc nhóm. Tăng cường tổ chức Chuyên đề “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” vì đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn mới và đem lại hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học chương trình giáo dục phổ thông 2018. 2.4.2. Nguyên nhân thành công: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học rõ ràng, phân chia thời gian cho từng việc cụ thể, phù hợp với điều kiện và năng lực của từng nhóm, luôn hướng tới mục tiêu chung của nhà trường. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ và công bằng. Các TTCM cũng cố gắng hết sức để quản lý công tác làm việc nhóm của tổ và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nhà trường còn khuyến khích xây dựng các mối quan hệ thân thiết giữa các GV trong trường, các hoạt động tập thể để GV có cơ hội trao đổi, tạo mối thân tình, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 2.4.3. Nguyên nhân chƣa thành công: Một số tổ trưởng, tổ phó còn hạn chế về năng lực, chưa tích cực nghiên cứu nội dung về “kỹ năng làm việc nhóm”. Các GV trong nhà trường chưa tự nghiên cứu tài liệu về hoạt động nhóm và kỹ năng làm việc nhóm. Sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn thường làm vắn tắt do GV chưa nắm vững quy trình làm việc nhóm. TTCM còn hạn chế về kĩ năng tổ chức, điều hành nhóm chưa chặt chẽ, thiếu khoa học chưa tạo được hứng thú và sự thống nhất cao. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, hành chính sự vụ, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho GV trong tổ. 15 Các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn đơn điệu, chưa được cải tiến. Hầu như là làm theo một tiến trình người được phân công trình bày báo cáo phần chuẩn bị, các thành viên trong tổ góp ý (rất hạn chế). Sau đó lấy ý kiến của tập thể (hầu như là nhất trí). Chưa khai thác hết các ý kiến của từng cá nhân trong nhóm; vai trò của các thành viên trong nhóm chưa được chú trọng. Nể nang các mối quan hệ bởi vì họ chỉ lo xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong tổ nhóm nên những cuộc tranh luận thường được đè nén để việc thảo luận diễn ra nhẹ nhàng mà không thật sự thẳng thắn góp ý, nêu quan điểm và chính kiến của mình. Sinh hoạt chuyên môn theo định hướng Nghiên cứu bài học là hình thức sinh hoạt chuyên môn có những điểm mới được yêu cầu áp dụng trong năm học 2020-2021, GV mới tiếp cận nên còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Nhà quản lý chưa quan tâm đúng mức đến làm việc nhóm mà thường giao phó cho tổ trưởng, nhóm trưởng, thiếu hoạt động kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hỗ trợ. 3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƢỜNG THPT NGUYỄN ĐINH CHIỂU KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRONG 1 NĂM (2021-2022) Tên công việc 1. Kiện toàn nhân sự các TTCM của trường đầu năm học (họp CBCC để chọn TTCM cho các tổ) Mục tiêu cần đạt Chọn được người có uy tín, kiến thức chuyên môn vững vàng, thái độ và tinh thần làm việc trách nhiệm cao giúp hiệu trưởng Ngƣời thực hiện Ngƣời/ đơn vị phối hợp thực hiện HT hoặc CTCĐ, PHTCM PHT, trưởng ban TTND Điều kiện Cách thức thực hiện thực hiện Dự kiến (Kinh phí, phương tiện, thời gian ) Biện pháp khắc phục Thời gian thực hiện: một buổi rủi ro rủi ro HT hoặc PHT chủ trì Tập thể tổ bình chọn (bỏ phiếu tín nhiệm) đề xuất lên Tập thể không thống nhất GV không tham gia họp hội đồng sư phạm đầy đủ Biện pháp: BGH thảo HT phân tích luận và thống nhất. những tiêu chí bầu chọn tổ trưởng, tạo niềm tin cho 16 quản lý tổ GV và tạo ra sự đồng thuận trong tập thể sư phạm Nhắc nhở GV tham gia họp đầy đủ 2. Xây dựng Giúp nhà HT kế hoạch/ trường tổ chuyên đề chức tốt công tác “kỹ năng làm việc làm việc nhóm (xây nhóm” dựng một kế hoạch hoàn chỉnh) CĐ, ĐTN, PHT, TTCM Xây dựng kế hoạch vào đầu năm học. Phương tiện: máy vi tính HT tích cực nghiên cứu tài liệu về việc xây dựng kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên (sách, báo, Internet…) HT trao đổi, thảo luận với PHT, công đoàn, ĐTN, TTCM để thống nhất kế hoạch Kế hoạch quá cao hoặc quá thấp so với điều kiện nhà trường, so với năng lực và trình độ GV. Biện pháp: Điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp 17 Giúp giáo viên nắm bắt thông tập huấn tin và có cho toàn bộ kiến thức giáo viên cơ bản kỹ năng làm “kỹ năng việc nhóm làm việc trong quá nhóm” trình làm việc 3. Tổ chức triển khai, 4. Tổ chức cho TTCM, nhóm trưởng, tham gia tập huấn về kỹ năng làm việc nhóm tại Sở GD Giúp trang bị cho TTCM, nhóm trưởng, những kĩ năng cần thiết trong quản lý TCM HT HT, PHT CĐ, TTCM các tổ, giáo viên hưỡng dẫn kỹ năng làm việc nhóm Sở GD & ĐT, CĐ Kinh phí: từ nguồn ngân sách nhà trường. Máy tính, máy chiếu, tài liệu bồi dưỡng. Bồi dưỡng trong một ngày chủ nhật Kinh phí từ ngân sách nhà nước, kinh phí hỗ trợ đi đường Giáo viên có kỹ năng làm việc nhóm triển khai. ĐTN phối hợp. Mất điện trong lúc đang sử dụng máy chiếu Có giáo viên chưa tham gia đầy đủ GV (triển khai) tổ chức cho GV báo cáo kết quả làm việc của nhóm sau khi được phân công nhiệm vụ Biện pháp: Vận động, thuyết phục giáo viên tham gia đầy đủ HT, PHT tham mưu với Sở việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm choTTCM, nhóm trưởng; Sở không mở lớp bồi dưỡng Cung cấp công văn về tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm. Tạo điều kiện và sắp xếp thời gian để tất Thuê mướn máy phát điện Giáo viên không tham gia Biện pháp:HT cung cấp tài liệu để giáo viên tự học hoặc động viên GV nghiên cứu trên thư viện điện tử CĐ động viên giáo viên tham gia đầy đủ 18 cả TTCM, nhóm trưởng đầy đủ 5. Các TTCM, nhóm trưởng xây dựng KH hoạt động riêng của tổ, nhóm mình, đặc biệt chú trọng kế hoạch “Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” Giúp các tổ/nhóm có được bản kế hoạch hoàn chỉnh, định hướng công việc sắp tới tổ cần thực hiện 6. Các TCM hoạt động theo kế hoạch đề ra, đặc biệt là họat động “Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” Làm việc đúng kế hoạch, đạt kết quả tốt TTCM, TPCM và các thành viên trong tổ HT, PHT, trưởng ban TTND Xây dựng KH năm học theo từng tháng, từng học kì Nhà trường cung cấp tài liệu xây dựng kế hoạch cho nhóm, sưu tầm thêm các kế hoạch hay, phù hợp với điều kiện trường mình cho GV tham khảo Các nhóm xây dựng KH chưa đạt yêu cầu Biện pháp: BGH cung cấp tài liệu hỗ trợ kịp thời, hướng dẫn rõ ràng hơn Các tổ/ nhóm tự xây dựng kế hoạch, nộp kế hoạch để BGH xem xét Các HT hoặc TTCM, PHT tổ phó và thành viên được phân công Theo thời gian trong kế hoạch đề ra Họp hội đồng sư phạm chỉ đạo và làm theo kế hoạch, văn bản triển khai Thực hiện chưa đúng kế hoạch Biện pháp: Nhắc nhở, hướng dẫn rõ hơn 19 7. Kiểm tra quá trình làm việc của các TCM, nhóm Đánh giá, HT, nhận xét, PHT góp ý, rút kinh nghiệm CĐ, TTND, TTCM Thời gian kiểm tra theo tháng, học kỳ HT, PHT theo dõi, tham dự quá trình làm việc của nhóm Các nhóm làm việc chưa tốt. Chuẩn bị bài giảng chưa kĩ càng. Hồ sơ còn thiếu sót. Biện pháp: Nhắc nhở, hướng dẫn cụ thể hơn 8. Khen thưởng những TCM, nhóm chuyên môn làm việc nhóm hiệu quả Động viên tinh thần các TCM, nhóm có hiệu quả làm việc cao; khích lệ các tổ, nhóm còn lại cố gắng hơn ở năm sau HT, PHT, CĐ, TTCM CĐ Kinh phí từ Hội, Mạnh thường quân, quỹ khen thưởng Tổ chức khen thưởng Kinh phí duyệt chậm, chưa đáp ứng Căn cứ kết nhu cầu cần quả để khen thiết. thưởng Biện pháp: Đưa vào thi PHT tham mưu, đề nghị đua cuối nhà trường năm khen kịp thời, đúng lúc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất