Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài...

Tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài

.PDF
65
7601
145

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ************* ĐỖ THỊ THU HẰNG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài” tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Nguyễn Văn Mỳ, thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong khi thực hiện đề tài khóa luận này. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã cố gắng tìm hiểu, phát huy hết khả năng của bản thân song thời gian và năng lực còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013 Sinh viên Đỗ Thị Thu Hằng LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Văn Mỳ. Trong khi thực hiện khóa luận tôi đã sử dụng và tham khảo các kết quả nghiên cứu của một số tác giả, các nhà khoa học. Tôi xin cam đoan khóa luận: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi không trùng lặp với bất kì kết quả nào trước đó. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013 Sinh viên Đỗ Thị Thu Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 4 3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ............................................. 7 4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8 6. Giả thiết khoa học ..................................................................................... 9 NỘI DUNG ................................................................................................. 10 Chương 1. Cơ sở lý luận............................................................................. 10 1.1. Tìm hiểu chung về nhân vật ................................................................. 10 1.1.1. Khái niệm nhân vật ............................................................................. 10 1.1.2. Vai trò của nhân vật văn học............................................................... 12 1.1.3. Phân loại nhân vật .............................................................................. 13 1.2. Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................ 17 1.3. Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài ................... 18 Chương 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài ....................................................................................................... 24 2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình nhân vật... 25 2.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện để cho nhân vật bộc lộ tính cách........34 2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ. .............................. 45 2.3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện. 45 2.3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật. ............. 52 KẾT LUẬN ................................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 61 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lí do khách quan Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen. Ông sinh ra và lớn lên tại Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nhiều người biết đến ông là một người lao động cần mẫn, ông đã làm rất nhiều nghề để kiếm sống: làm nghề bán hàng cho hãng giày bata, rồi làm nghề phụ kế toán hiệu buôn. Nhưng đến năm 1941, sau khi viết Dế Mèn phiêu lưu kí, một động lực lớn để ông chuyển hẳn sang nghề làm báo viết văn. Ông đã từng giữ các chức vụ trong Hội Nhà văn Việt Nam như là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam,… Ông vào Đảng vào tháng 10 năm 1946 và được tặng thưởng nhiều huân chương trong quá trình hoạt động văn học cách mạng. Hơn nửa thế kỉ đã qua văn xuôi của Tô Hoài một nhà văn lớp trước, một cây bút tài hoa, vẫn phát triển với tinh thần lao động cần mẫn và sáng tạo. Ở mỗi chặng đường, thành tựu có thể khác nhau nhưng bao giờ Tô Hoài cũng có một cách nhìn, một phong cách độc đáo. Ông đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp văn học nước nhà với một số lượng tác phẩm đồ sộ. Tác phẩm của ông rất phong phú về đề tài và đa dạng về thể loại. Từ truyện ngắn cho đến truyện dài, tiểu thuyết, bút kí, truyện người lớn, truyện thiếu nhi gắn với nhiều đề tài: Hòa bình và chiến tranh, miền núi và miền xuôi, thành thị và nông thôn, lịch sử và hiện đại,… Ở đề tài nào, thể loại nào ông cũng gặt hái được những thành công và để lại tiếng nói của mình. Ông đến với nghệ thuật từ năm 1941 đến nay cũng được hơn 70 năm viết văn, văn Tô Hoài có một mảng văn học đặc biệt dành cho lứa tuổi thiếu nhi và ông là người có công lớn trong việc xây dựng nên ngôi nhà văn học thiếu nhi hiện đại. Tô Hoài đến với tuổi thơ từ những trang viết đầu tay của 1 mình. Ở những tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông chứa đựng nhiều tư tưởng chân trời rộng mở. Lòng yêu cuộc sống và tạo vật bao la, tình yêu thương những người nghèo khổ và bất hạnh, sự cảm phục những tấm gương anh hùng trong chiến đấu,… Song những tư tưởng biểu hiện nhất quán qua hàng mấy chục tác phẩm thiếu nhi của Tô Hoài là lòng yêu thương và trân trọng con người và đối tượng được ngưỡng mộ trước hết là những mầm nụ còn tươi non đang cần được bồi đắp để bước vào đời. Đối với các em ngòi bút của Tô Hoài bộc lộ nhiều phẩm chất mới lạ. Từ trang văn đầu tiên cho đến những trang viết gần đây nhất của ông vẫn là tâm hồn tươi trẻ, ân cần và cảm thông, ông không chỉ đến với các em ở một thời điểm nào đó của văn chương, mà ông đến với các em bằng sự nhiệt huyết, nhiệt tình của cả cuộc đời. Ông là nhà văn của các em. Đặc biệt, Tô Hoài rất thành công với truyện đồng thoại. Các tác phẩm của ông xuất phát từ những gì gần gũi thân thuộc nhất. Thế giới nhân vật trong truyện luôn gắn liền với cuộc sống xã hội loài người, với tuổi thơ với muôn ngàn những tình cảm lạ, những tư tưởng kì ảo, những ham thích thiết thực và phiêu lưu, có đấu tranh vì lí tưởng cao đẹp. Trong thế giới nhân vật đó là những loài vật rất gần gũi, quanh quẩn xung quanh cuộc sống của chúng ta chứ không phải là những gì xa vời mà các em không biết đến. Thế giới nhân vật đó không có Cáo, Hổ, Báo, Phượng Hoàng, Sư Tử,… mà đó chính là những chú Dế Mèn, anh Bọ Ngựa, anh Gọng Vó,… Những loài vật đó đều chứa đựng những nhân vật lớn lao. Khát vọng vươn tới một tương lai tươi sáng. Mỗi câu chuyện đều chứa đựng một bài học lí thú, mà tác giả muốn gửi gắm tới các em. Ông trông đợi và tin tưởng ở các em những điều dặn dò. Những câu chuyện đó lí thú dẫn các em vào thế giới của ước mơ, được đi xa để mở mang tầm nhìn, sống chan hòa thân thiện với mọi người, biết sống và 2 đấu tranh vì lí tưởng cao đẹp: như anh Dế Mèn, như chú Chuột, như võ sỹ Bọ Ngựa. Dế Mèn phiêu lưu kí được viết vào năm 1941, là truyện đồng thoại xuất sắc của Tô Hoài, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Trong thời kì đen tối của những năm tháng mà mỗi cuộc đời như bị thu hẹp và ngăn chặn lại trong tù túng, bế tắc, thì cảm hứng giải thoát qua một hành trình phóng khoáng, một chuyến phiêu lưu cũng có ý nghĩa tích cực và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí ra đời trong hoàn cảnh đấy. Tác phẩm đã khẳng định được tiếng nói đặc sắc cũng như vị trí văn học của Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học thiếu nhi nói riêng. Khi đọc tác phẩm thiếu nhi sẽ bị lôi cuốn vào thế giới côn trùng đa dạng giàu kịch tính, li kì pha trộn cả hiện thực và tưởng tượng: Có anh Dế Mèn khỏe mạnh, giàu lí tưởng; có chàng Dế Choắt yếu ớt, còm nhom; có anh Dế Trũi thủy chung, tài năng,… Bằng ngòi bút tài tình ông đã lột tả hết được những nét đặc sắc của nhân vật qua những chi tiết chân thực, nét vẽ cụ thể, điệu bộ tự nhiên cả thế giới nội tâm của chúng thật gần gũi và ngộ nghĩnh đáng yêu biết bao. Ở Dế Mèn phiêu lưu kí, từ sự quan sát bên ngoài đến nội dung bên trong của nhân vật Dế Mèn chính là hình ảnh của Tô Hoài và cảnh sống của dân nghèo trong hoàn cảnh xã hội đương thời Tô Hoài đã từng tâm sự: “Mọi chuyện loài vật thực ra là vấn đề của nhân vật của con người. Chủ đề và triết lí của truyện loài vật hoàn toàn là vấn đề của con người. Có điều đặc biệt là tôi đều dựa trên thực tế chi tiết về từng con vật và sinh hoạt của con vật chứ không phải tưởng tượng vu vơ” [7, 135]. Phong cách văn xuôi của Tô Hoài mở ra thiên bình diện sáng tạo, ông là cây bút sắc sảo và tài hoa. Như một cây xum xuê nhiều cành lá. Các tác phẩm của ông thuộc nhiều loại hình, gắn với nhiều đề tài và ở phạm vi nào 3 ông cũng có những thành tựu, bút lực của ông dồi dào và đang mở ra về phía trước. Với Dế Mèn phiêu lưu kí là một giấc mộng của tuổi thơ biểu thị lòng ham thích sự sống bay bổng nơi cao xa và một chí hướng muốn vượt khỏi những “khuôn khổ bằng phẳng”. 1.2. Lí do chủ quan. Dế Mèn phiêu lưu kí là một giấc mộng, một giấc mộng luôn hướng tới một chân trời mới, một tương lai mới tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn. Tôi yêu thích tác phẩm này cũng vì tôi yêu thích cách xây dựng nhân vật của tác giả, mỗi nhân vật có một tính cách khác nhau, cùng chung sống dưới một mái nhà như một xã hội loài người thu nhỏ lại. Ở đó cũng có ước mơ bay xa, và những khao khát cháy bỏng. Vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài”. Đề tài này giúp tôi rất nhiều trong việc định hướng những bước đi tiếp trên con đường đầy chông gai phía trước và đề tài này cũng giúp tôi có thể trau dồi thêm kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy của tôi sau này. Đó cũng là lí do đã thôi thúc tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Lịch sử vấn đề Tô Hoài chuyển hẳn sang nghề làm báo, viết văn từ năm 1941. Vậy là Tô Hoài đã đến với nghệ thuật đến nay đã được hơn 70 năm, ông đã cống hiến cho kho tàng văn học nước nhà với số lượng tác phẩm đồ sộ. Dõi theo cuộc đời ông, từ tác phẩm đầu tay cho đến những trang viết gần đây nhất. Người đọc luôn thấy được sự tươi trẻ, sáng tạo trong cách viết của ông. Ông đến với con đường nghệ thuật sớm, là một cây bút tài hoa phát triển với tinh thần lao động cần mẫn, ở mỗi chặng đường, ông đều có những thành tựu nhất định, đều để lại trong lòng người đọc một dấu ấn, một tiếng 4 nói hoặc một phong cách riêng. Tô Hoài đến với văn chương với tuổi trẻ khao khát hành động, tìm một lẽ sống tốt đẹp. Ông luôn cần mẫn, trăn trở tìm tòi và điều đó được thể hiện ở ý thức sáng tạo nghệ thuật. Điều đó được khẳng định trong các sáng tác của ông. Cho đến nay ông đã có trên dưới 150 tác phẩm văn xuôi với nhiều thể loại, trong đó có 50 sách cho trẻ em. Nghiên cứu mảng văn dành cho thiếu nhi đặc biệt là những câu chuyện về loài vật của Tô Hoài, các nhà văn, nhà phê bình văn học đều ít nhiều khẳng định Tô Hoài là một nhà văn của thiếu nhi. Ông như một người bạn tâm tình với tuổi thơ, ông đem đến cho các em những niềm vui mới, những ước mơ hi vọng, những bài học ân cần và những lời gợi ý dặn dò hết sức nhẹ nhàng. Những lời tâm tình ấy thật tươi trẻ và đầm ấm. Giữa ông và các em như không có khoảng cách, tâm hồn ông như hòa quyện cùng tuổi thơ, cùng chung nhịp đập thổn thức vì ông viết cho các em bằng chính trái tim và cảm xúc chân thành. Tô Hoài có sở trường viết truyện loài vật (còn gọi là truyện đồng thoại), hiện nay truyện của ông đã được tuyển chọn in thành 2 tập (Nhà xuất bản Văn học năm 1996). Theo ông “Bất kì thể loại nào viết cho các em cần đẹp cần vui. Như vậy, đồng thoại là loại truyện có nội dung tung hoành, về mặt đó vốn đồng thoại đã lạ, lại càng hấp dẫn, càng đẹp, càng gợi cảm, càng thơ”. Điều dễ nhận thấy tác phẩm về loài vật ông viết cho thiếu nhi là một thế giới nhân vật đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, tính cách. Điều đó đã được nhiều giới nhà văn, nhà lí luận phê bình văn học nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả Trần Đăng Huyền, Nguyễn Lộc, Đỗ Quang Lưu, Hà Minh Đức, Vân Thanh,… Nhà nghiên cứu văn học Vân Thanh đã nói: “Thế giới loài vật là một nội dung đặc sắc và độc đáo trong văn xuôi Tô Hoài, sáng tác một nhân vật trong thế giới của các nhân vật nhỏ bé giữa thiên nhiên. Ở ngoài tuổi 20, Tô 5 Hoài bộc lộ khả năng đột xuất về nhiều mặt. Đó là khả năng hóa thân vào sự sống của nhân vật và đồng thời đưa lại thế giới nhân vật sự sống của con người” [13, 13]. Còn theo tác giả Vũ Ngọc Phan lại khẳng định: “Những truyện nhi đồng của ông có cái đặc sắc là linh động và dí dỏm”. (Nhà Văn hiện đại - Tập 2 - NXB Khoa học xã hội, 1989). Tác phẩm của nhà văn Tô Hoài không chỉ hay, đặc sắc bởi thế giới loài vật sinh động mà còn bởi bút pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả,… Viết cho tuổi thơ, Tô Hoài luôn chú ý đến nghệ thuật miêu tả và kể chuyện. Và đây cũng là vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Khi nhận định về nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài nhà phê bình văn học Hà Minh Đức lại nhân định: “Trong các truyện kể, ông luôn chú ý cả về ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện. Trong tác phẩm của Tô Hoài linh hoạt nhiều màu vẻ. Ông chủ động trong câu chuyện kể, kết hợp kể chuyện và miêu tả tạo nên sự diễn biến uyển chuyển và linh động của mạch truyện” [5, 10]. Còn nhận xét nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài nhà văn Bùi Hiển đã phát biểu: “Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài thiên về thị giác, một thứ thị giác tinh nhạy, đầy màu sắc và ấn tượng, cảm xúc, nói rộng ra hơn nữa là thiên về cảm giác, về cảm nhận trực quan cụ thể, về biểu hiện các sắc thái tình cảm gần gũi, thầm kín và bởi vì tất cả những cái đó đều xuất phát từ một tình yêu gắn bó đối với cuộc sống, chiến đấu của dân tộc, sáng tác của anh tỏa một nguồn sáng ấm áp và phảng phất lung linh nhiều sắc độ, đó là một trong những bí quyết thành công của anh”. (Tô Hoài phác họa - Hướng về đầu văn học - NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 1996, tr 35). 6 Thành công nhất khi xây dựng nhân vật bằng nghệ thuật miêu tả và kể chuyện không thể không nhắc tới tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí. Tác phẩm đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã nhận định: “Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện viết cho thiếu nhi nhưng cũng là truyện viết cho người lớn vì ẩn chứa trong tác phẩm này là bài học nhân sinh sâu sắc. Với Dế Mèn phiêu lưu kí Tô Hoài thực sự là cây bút hàng đầu về nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật - biệt tài ấy còn được Tô Hoài sắc mãi về sau” [3, 113]. Các tác phẩm của Tô Hoài luôn mở ra những khám phá mới, phát hiện độc đáo, lôi cuốn người đọc cũng như các nhà phê bình, nhà nghiên cứu. Khi nói về tác giả Tô Hoài và truyện loài vật của Tô Hoài các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các nhận định ở nhiều khía cạnh, nhiều phương diện khác nhau: Đặc sắc trong nội dung sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài, nổi bật là thế giới loài vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí. Qua đó khẳng định được tài năng nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu là nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông trong tác phẩm viết về loài vật nói chung và trong Dế Mèn phiêu lưu kí nói riêng. Tác giả đã thành công xây dựng một thế giới nhân vật, đa dạng về chủng loại và phong phú về tính cách. Chính điều đó đã tạo được sự lôi cuốn, kì thú, hấp dẫn cho người đọc. 3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. 3.1. Phạm vi nghiên cứu. Tô Hoài là nhà văn của thiếu nhi. Các tác phẩm ông viết cho các em chính bằng sự cần mẫn, sáng tạo, say sưa nhiệt huyết của cả cuộc đời. Khi nghiên cứu về Tô Hoài ta có thể xem xét nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề khác nhau: nội dung về đề tài, giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, phong cách kể chuyện, thế giới nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật. Song trong 7 khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp tôi tập trung nghiên cứu về “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài”. Cơ cấu khóa luận gồm: Mở đầu Nội dung chính Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài Kết luận Tài liệu tham khảo 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài” thực chất là ta đi tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài để hiểu sâu sắc về hơn về Tô Hoài cây bút tài hoa, miêu tả tinh tế, sống động. 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này tôi đã hiểu rõ hơn về thể loại truyện đồng thoại về loài vật - truyện viết cho thiếu nhi nhằm mục đích giải trí lành mạnh của Tô Hoài đặc biệt là truyện đồng thoại đặc sắc nhất Dế Mèn phiêu lưu kí. Qua đó sẽ giúp tôi hiểu sâu sắc hơn những nét đặc sắc của thế giới nhân vật và việc xây dựng nhân vật của tác phẩm. Việc nghiên cứu đề tài này giúp ích tôi rất nhiều trong việc trau dồi kiến thức là hành trang cho công việc giảng dạy sau này. 5. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu là: Phương pháp đọc sách, tài liệu tham khảo. Phương pháp thống kê, so sánh. 8 Phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Giả thiết khoa học Nếu phát hiện ra nét đặc sắc của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài sẽ giúp tôi nâng cao hiểu biết, trau dồi ngôn ngữ văn chương, phát triển tư duy lôgíc, sáng tạo, tưởng tượng, từ đó rèn luyện cho tôi khả năng cảm thụ văn học được tốt hơn. Qua đó giúp ích tôi rất nhiều cho việc giảng dạy phân môn tập làm văn sau này. 9 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tìm hiểu về nhân vật 1.1.1. Khái niệm nhân vật Tô Hoài đã cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Đúng vậy, nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó là mắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các yếu tố, sự kiện và là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện tư tưởng của mình. Việc xây dựng nhân vật vì vậy mà trở thành công việc quan trọng, đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo. Đọc một tác phẩm văn học cái để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không phải là gì khác mà chính là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện, hay chính là hiện tượng nhân vật. Muốn hiểu được giá trị tác phẩm thì chúng ta phải bắt đầu từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Để tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí trước hết chúng ta phải có những hiểu biết chung về nhân vật. Thông qua việc tìm hiểu các tài liệu tham khảo có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật. Theo nghĩa rộng: “Nhân vật” là khái niệm không chỉ được dùng trong văn chương mà còn nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thì nhân vật là khái niệm được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất: Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học. Thứ hai: Đó là người có vị trí nhất định trong xã hội. 10 Tức thuật ngữ nhân vật được dùng ở nhiều mặt cả trong đời sống xã hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp tôi chỉ đề cập tới khái niệm nhân vật theo nghĩa hiểu thứ nhất. Theo nghĩa hiểu thứ nhất thì tác giả Phương Lựu và Trần Đình Sử cho rằng: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [9, 277]. Còn theo tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì lại cho rằng: “Nhân vật văn học là những con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học, nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống” [6, 235]. Trong cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên có định nghĩa về nhân vật văn học như sau: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách,…” [4, 126]. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật. Định nghĩa nào cũng cho ta thấy những ưu điểm riêng của nó. Nói chung lại nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc một phong cách. Nhân vật văn học chính là hiện tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu của sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ,… và chú ý thêm một điều thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít 11 nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng là những phương thức khác nhau để biểu hiện con người. Đó là nhân vật Dế Mèn, võ sỹ Bọ Ngựa, con mèo lười trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài, là vầng trăng, bông hoa hồng trong thơ Bác,… Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan tới con người được thể hiện nổi bật trong tác phẩm: Chẳng hạn nói nhân dân là nhân vật chính trong chiến tranh và hòa bình, thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của Sê Khốp,… Tuy không phải là những con người, những sự vật cụ thể, nhưng những hiện tượng đó đều mang dáng dấp, tính cách, phẩm chất, phương thức sinh hoạt của con người,… Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ không thể đồng nhất với con người thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người nó có thể xây dựng chỉ dựa trên những quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. 1.1.2. Vai trò của nhân vật văn học trong tác phẩm văn học - Nhân vật văn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong các tác phẩm văn học. Các tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật được. Nhân vật văn học có vai trò là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật là công cụ để nhà văn tạo nên nghệ thuật của tác phẩm. Nhân vật là chìa khóa để khám phá, mở rộng đề tài theo sự phát triển của số phận nhân vật. 12 Nhân vật là công cụ để tái hiện con người với số phận và tính cách. Tính cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con người. Nó là vấn đề cốt yếu của nhân vật. Nhân vật là công cụ để nhà văn khái quát hơn bản chất và quy luật của cuộc đời. Với ý nghĩa như vậy, Phêđin nói điều này khi bàn về tác phẩm sống lại của L.Tônxtôi: “Nhêkhliuđốp là một công cụ tinh vi, sắc bén - ngoài Nhêkhliuđốp ra, không ai có thể vạch ra tốt hơn những bí mật của bọn người nhà nước đang nắm giữ chính quyền, cũng như những bí mật của tâm hồn người Nga đang bị bóp nghẹt dưới chế độ Nga hoàng…Hãy thay thế Nhêkhliuđốp bằng một nhân vật khác, và như vậy sống lại cũng mất theo”.[4, 127] - Nhân vật là phương tiện cốt yếu để thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Theo B.Brecht cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không đơn giản là bản dập của những con người mà là những hiện tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”. - Nhân vật là phương tiện có tình huống của tác phẩm. Nhân vật quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa việc lựa chọn chi tiết, ngôn ngữ, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật thể hiện. - Nhân vật với tính cách của nó còn mang tính lịch sử. Mỗi thời đại lại có một chuẩn mực để đánh giá đạo đức con người, có thể trong thời đại này tính cách đó được tôn vinh nhưng trong thời đại khác lại bị coi thường, hạ thấp. 1.1.3. Phân loại nhân vật Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên xét về mặt nội dung, tư tưởng, kết cấu, chất lượng 13 miêu tả,… có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các nhân vật khác nhau. Để nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiếu góc độ khác nhau. 1.1.3.1. Xét theo góc độ nội dung tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn Có thể nói tới nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực). - Nhân vật chính diện: Thường được tác giả đề cao và khẳng định đó là nhân vật mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại. Khi nhân vật này có ý nghĩa mẫu mực cao độ cho lối sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc thì nó được gọi là nhân vật lí tưởng. Còn nhân vật anh hùng cũng hiểu như nhân vật lí tưởng nhưng chỉ là một trong những tác phẩm phản ánh các thời kì đấu tranh chinh phục, cải tạo tự nhiên hoặc đấu tranh xã hội lớn lao gây ra những chuyển biến lịch sử dữ dội có tính chất đánh dấu thời đại. - Nhân vật phản diện: Đó là những nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và tư tưởng, đối lập về tính cách với nhân vật chính diện. Nhân vật phản diện được tác giả nhìn nhận, miêu tả với thái độ phê phán, phủ định. Trong quá trình phát triển của văn học trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng lên các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ nôm các nhân vật thường được xây dựng thành hai tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây hễ là nhân vật chính diện thì thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại. - Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện đều thuộc phạm trù lịch sử, chúng tương ứng với khuynh hướng xã hội và quan niệm đạo đức của 14 từng thời đại do đó không nên xem xét, phân loại chúng một cách máy móc, áp đặt. Giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện có một nhân vật văn học trung gian là nhân vật trung gian. 1.1.3.2. Xét về vị trí và vai trò nhân vật trong tác phẩm Xét về vai trò và vị trí nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm. - Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức triển khai tác phẩm. Nhân vật chính thường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, được nhà văn tập trung miêu tả khắc họa đầy đủ tỉ mỉ từng chi tiết từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Và đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy thuộc vào dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Trong Truyện Kiều có nhiều nhân vật chính đó là Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Thúc Sinh, Hồ Tôn Hiến,… Trong số những nhân vật chính của tác phẩm lại có thể có nhân vật được thể hiện đặc biệt nổi bật, có ý nghĩa tư tưởng - thẩm mĩ sâu sắc nhất, đó là nhân vật trung tâm,… Ở Truyện Kiều, nhân vật trung tâm là Thúy Kiều, ở Tắt Đèn là Chị Dậu, ở Dế Mèn phiêu lưu kí là Dế Mèn,… - Nhân vật phụ là nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến của cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng vào chủ đề của tác phẩm. Nhiều khi nhân vật phụ được nhà văn miêu tả chi tiết tỉ mỉ sống động cả về ngoại hình đến tính cách nhưng tất cả những điều đó chỉ góp phần bổ sung, hỗ trợ cho nhân vật chính thêm sinh động, hấp dẫn lôi cuốn người đọc chứ không làm mờ nhạt đi hình tượng nhân vật chính. 15 1.1.3.3. Xét về góc độ thể loại gồm có nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch - Nhân vật trữ tình chính là con người được nhà thơ miêu tả qua một số sự kiện nhất định, qua những dung cảm và suy tưởng của nhà thơ. Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận cá nhân nhất định hay có thế giới nội tâm cụ thể đôi khi có cả nét vẽ chân dung. Tuy nhiên không được đồng nhất giản đơn nhân vật trữ tình với tác giả. - Nhân vật tự sự: Chỉ những loại nhân vật được triển khai sâu rộng, đa dạng và phong phú, ít bị hạn chế của không gian và thời gian. - Nhân vật kịch: Theo nghĩa chặt chẽ chỉ xuất hiện ở trong kịch. Nhưng nhân vật có tính chất kịch theo nghĩa rộng thì có xuất hiện ở hầu hết các thể loại. 1.1.3.4. Xét từ góc độ chất lượng nghệ thuật tổng hợp, khám phá, khái quát biểu hiện Có thể phân loại nhân vật thành 3 cấp độ: Nhân vật (chưa có tính cách), tính cách (nhân vật có tính cách), điển hình. Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Khi đã có ý thức con người như tiêu điểm của tác phẩm nhưng nếu nhà văn chỉ dừng lại ở việc mô tả ngôn ngữ, cử chỉ hành động cũng như quan hệ và hoàn cảnh thì con người trong tác phẩm mới chỉ đạt đến mức độ nhân vật thôi. Tính cách là khi nào nhân vật được khắc họa chiều sâu bên trong, nó như một điểm quy tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài. Và tính cách đã đạt đến độ thực sâu sắc là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát, cái cụ thể…thì gọi là điển hình. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng