Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu, đề xuất quy trình lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào đánh giá...

Tài liệu Nghiên cứu, đề xuất quy trình lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào đánh giá môi trường chiến lược (đmc) của quy hoạch phát triển giao thông đường bộ ở việt nam

.PDF
105
3
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC PHẠM CHÍ KIÊN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC) CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC PHẠM CHÍ KIÊN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC) CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Thị Kim Chi Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu khảo sát, thực nghiệm được công bố trong luận văn chưa được một tác giả nào nghiên cứu và công bố cả trên thế giới và trong nước. Học viên thực hiện luận văn Phạm Chí Kiên i LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sỹ với đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất quy trình lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của quy hoạch phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam” đã được hoàn thành. Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản nhân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô GS.TS. Đặng Thị Kim Chi đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới Thạc sỹ Lê Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường và các anh chị trong cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải đã hỗ trợ chuyên môn, thu thập tài liệu liên quan để luận văn được hoàn thành. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ, tạo điều kiện và hướng dẫn tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn. Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và những người luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiêp. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên: Phạm Chí Kiên ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH VẼ viii DANH MỤC HỘP ix MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4 1.1. Tổng quan về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) 4 1.1.1. Khái niệm về Đánh giá môi trường chiến lược 4 1.1.2. Nguyên tắc thực hiện và vị trí của ĐMC trong tiến trình phát triển 5 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của ĐMC 6 1.1.4. Quy trình thực hiện ĐMC 7 1.2. Tổng quan về giao thông đường bộ 8 1.2.1. Hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ 8 1.2.2. Vận tải và phương tiện 13 1.2.3. Vốn đầu tư xây dựng phát triển đường bộ 16 1.2.4. Dự báo nhu cầu vận tải đường bộ đến năm 2020 17 1.2.5. Đánh giá chung 18 1.3. Biến đổi khí hậu với giao thông đường bộ Việt Nam 20 1.3.1. Biến đổi khí hậu 20 1.3.2. Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 27 1.3.3. Mối quan hệ giữa BĐKH và quy hoạch phát triển GTVT đường bộ 32 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ BĐKH TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM BẰNG CÔNG CỤ ĐMC 36 2.1. Tình hình nghiên cứu về quy trình lồng ghép yếu tố BĐKH trong quy hoạch phát triển GTVT bằng công cụ ĐMC trên thế giới và ở Việt Nam 36 2.1.1. Lồng ghép (hay Tích hợp) các vấn đề BĐKH 36 2.1.2. Kinh nghiệm quốc tế về lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu 37 2.1.3. Thực trạng lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam 38 2.2. Phương pháp tiếp cận 40 2.3. Vai trò của ĐMC trong lồng ghép giảm thiểu và thích ứng với BĐKH trong Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam 41 iii 2.4. Những điều cần quan tâm trong quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam về thích ứng với BĐKH 41 2.5. Nguyên tắc giải quyết vấn đề BĐKH trong ĐMC cho quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam 44 2.6. Nguyên tắc chung lồng ghép BĐKH trong ĐMC 44 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN QUY TRÌNH LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ BĐKH VÀO ĐMC CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM 51 3.1. Các bước thực hiện lồng ghép BĐKH trong ĐMC của Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam 51 3.1.1. Bước 1: Xác định phạm vi lồng ghép 51 3.1.2.Bước 2: Xác định các vấn đề BĐKH cốt lõi liên quan đến Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam 53 3.1.3. Bước 3: Tham vấn các bên liên quan về các vấn đề BĐKH 57 3.1.4. Bước 4: Phân tích xu hướng diễn biến môi trường dưới tác động của BĐKH trong trường hợp không thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam (phương án 0) 61 3.1.5.Bước 5: Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển có xem xét tới các tác động và xu hướng của BĐKH trong tương lai 67 3.1.6. Bước 6: Dự báo xu hướng diễn biến môi trường dưới tác động của BĐKH trong trường hợp thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam 68 3.1.7. Bước 7: Xem xét và phân tích những biện pháp thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH cũng như phương pháp giám sát được đề xuất để lồng ghép vào bản Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam cuối cùng 74 3.1.8. Bước 8: Tổng hợp kết quả đánh giá các vấn đề về BĐKH vào báo cáo ĐMC 82 3.2. Đánh giá tính khả thi của đề xuất 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 iv Danh mục các ký hiệu viết tắt AH Asian Hightway BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường CQK Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia ĐDSH Đa dạng sinh học ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường GDP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestic Product) GTĐB Giao thông đường bộ GTVT Giao thông vận tải HL Hành lang HTGT Hạ tầng giao thông IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) KCHT Kết cấu hạ tầng KNK Khí nhà kính KTMT Kiểm toán môi trường KTTĐ Kinh tế trọng điểm KTXH Kinh tế xã hội NBD Nước biển dâng NSNN Ngân sách nhà nước NGO Tổ chức phi chính phủ OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) PTBV Phát triển bền vững PTNT Phát triển nông thôn QL Quốc lộ v QLMT Quản lý môi trường UNCBD Công ước của Liên Hợp Quốc về Đa dạng sinh học UNCCD Công ước của Liên Hợp Quốc về Chống sa mạc hóa UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH vi Danh mục các bảng Bảng 1.1. Chiều dài các hệ thống đường bộ Việt Nam ................................................. 9 Bảng 1.2. Cấp kỹ thuật quốc lộ phân theo địa hình .................................................... 10 Bảng 1.3. Khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách đường bộ 2007-2010 ......... 13 Bảng 1.4. Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ ..................................................... 14 Bảng 1.5. Vốn đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ 2009-2011 .................... 16 Bảng 1.6. Tóm tắt các tác động do BĐKH đến môi trường và đời sống kinh tế - xã hội .................................................................................................................................. 24 Bảng 2.1. Các nhiệm vụ chính nhằm lồng ghép BĐKH vào quá trình ĐMC............... 45 Bảng 3.1. Ma trận sàng lọc mức độ lồng ghép BĐKH ............................................... 53 vii Danh mục các hình vẽ Hình 1.1. Vị trí của ĐMC trong tiến trình phát triển .................................................... 6 Hình 1.2. Qui trình chung thực hiện ĐMC ................................................................... 8 Hình 2.1. Mối quan hệ giữa BĐKH và quy hoạch phát triển GTVT đường bộ ............ 34 viii Danh mục hộp Hộp 2.1. Các câu hỏi cơ bản về các vấn đề BĐKH trong quá trình ĐMC của Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam ........................................................ 42 Hộp 3.1. Các vấn đề cần xem xét liên quan tới việc xác định những bên liên quan cần quan tâm tới các vấn đề về BĐKH ............................................................................. 59 Hộp 3.2. Các câu hỏi cần xem xét khi đánh giá các xu hướng diễn biến môi trường dưới tác động của BĐKH trong tương lai .................................................................. 65 Hộp 3.3. Các tiêu chí lựa chọn các biện pháp thích ứng ............................................ 80 Hộp 3.4. Các vấn đề BĐKH được đề cập trong Báo cáo ĐMC .................................. 85 ix MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Những báo cáo gần đây của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã xác nhận rằng biến đổi khí hậu thực sự đang diễn ra và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường tại nhiều nước trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do những tác động của BĐKH [1]. Trong điều kiện đó, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực ở Việt Nam sẽ có khả năng bị tác động lớn bởi BĐKH và đồng thời có tiềm năng gây tác động BĐKH. Vì vậy, các CQK cần được hoạch định một cách thận trọng, toàn diện để đảm bảo khả năng thích ứng với BĐKH cũng như giảm thiểu tác động BĐKH của các CQK này. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã coi việc lồng ghép yếu tố BĐKH trong quá trình xây dựng các CQK phát triển là một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Mục tiêu 7). Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững [12]. Mục đích chính của ĐMC là lồng ghép các vấn đề về môi trường trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK), đồng thời hỗ trợ cho việc ra quyết định được minh bạch và có sự tham gia của các bên liên quan. Nhận thức được tầm quan trọng của ĐMC, Việt Nam đã đưa các quy định về ĐMC vào Luật Bảo vệ môi trường 2005, đặt nền móng quan trọng để hình thành hệ thống ĐMC. Trong thời gian qua, ĐMC đã dần trở thành công cụ hữu hiệu trong việc lồng ghép các vấn đề về môi trường trong quá trình xây dựng các CQK phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), phát triển ngành ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm của nhiều nước và tổ chức quốc tế, ĐMC là một công cụ hữu hiệu để lồng ghép yếu tố BĐKH trong quá trình xây dựng các CQK phát triển. ĐMC giúp phân tích, đánh giá tác động của BĐKH đến các CQK và tác động của các CQK đến BĐKH, thông qua đó đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ cần được lồng ghép trong CQK. Vì vậy, việc thúc đẩy áp dụng ĐMC để lồng ghép yếu tố BĐKH 1 trong quá trình xây dựng CQK ở Việt Nam là hết sức quan trọng nhằm đạt được mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Do các CQK phát triển kinh tế xã hội (trong đó có Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam) là một trong những nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính do con người, việc nghiên cứu, xây dựng quy trình lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu trong quy trình ĐMC của Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch là một trong những nội dung cần đặc biệt chú trọng để đảm bảo hạn chế ảnh hưởng gây BĐKH của Quy hoạch. * Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là:  Mục tiêu tổng quát: Chủ động ứng phó với BĐKH; góp phần giảm nhẹ và thích ứng tác động của BĐKH tại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu, đề xuất quy trình lồng ghép yếu tố BĐKH trong quá trình ĐMC của quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam.  Mục tiêu cụ thể: + Nghiên cứu, đề xuất việc lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu (phát thải khí nhà kính, các hiện tượng thời tiết cực đoan,...) vào các bước của quá trình ĐMC của quy hoạch phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam. + Đề xuất được nội dung cần thiết của các bước trong quy trình lồng ghép yếu tố BĐKH trong quy trình ĐMC của quy hoạch phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam; + Đề xuất được một số biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động xấu do biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam thông qua quy trình ĐMC. * Các phương pháp nghiên cứu chính: + Phương pháp thu thập thông tin, số liệu (tiến hành thu thập các thông tin, số liệu về giao thông đường bộ, ĐMC và BĐKH). + Phương pháp thống kê: Áp dụng trong việc thống kê các số liệu điều tra và tổng hợp các kết quả thu thập được. 2 + Phương pháp kế thừa: Kế thừa, tiếp thu các kinh nghiệm trong lĩnh vực lồng ghép yếu tố BĐKH trong CQK thông qua việc tìm hiểu các tài liệu về lý thuyết và kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố của các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế; kế thừa có chọn lọc các văn bản, tài liệu, kết quả nghiên cứu của các đề tài, nhiệm vụ có liên quan phục vụ việc nghiên cứu của Luận văn. + Phương pháp phân tích tổng hợp thông tin; + Phương pháp phân tích xu hướng và ngoại suy: Phương pháp này là sự diễn giải các thay đổi theo thời gian khi không thực hiện và có thực hiện quy hoạch. * Nội dung nghiên cứu chính (không kể phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục): Chương 1: Tổng quan về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC); khái niệm liên quan tới ĐMC, nguyên tắc thực hiện và vị trí của ĐMC trong tiến trình phát triển, mục đích, ý nghĩa và quy trình thực hiện ĐMC; tổng quan về giao thông đường bộ; tổng quan về biến đổi khí hậu với giao thông đường bộ Việt Nam. Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề xuất quy trình lồng ghép các yếu tố BĐKH trong quy hoạch phát triển giao thông đường bộ việt nam bằng công cụ ĐMC; tình hình nghiên cứu về quy trình lồng ghép yếu tố BĐKH trong quy hoạch phát triển GTVT bằng công cụ ĐMC trên thế giới và ở Việt Nam, phương pháp tiếp cận, vai trò của ĐMC trong lồng ghép giảm thiểu và thích ứng với BĐKH trong quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam, những điều cần quan tâm trong quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam về thích ứng với BĐKH, nguyên tắc giải quyết vấn đề BĐKH trong ĐMC cho quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam; nguyên tắc chung lồng ghép BĐKH trong ĐMC; Chương 3: Quy trình lồng ghép các yếu tố biến đổi vào ĐMC của quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam: Các bước thực hiện lồng ghép BĐKH trong ĐMC của quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam bao gồm 8 bước; đánh giá tính khả thi của đề xuất. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) 1.1.1. Khái niệm về Đánh giá môi trường chiến lược Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là một công cụ được sử dụng để quản lý và bảo vệ môi trường. ĐMC còn khá mới mẻ với thế giới và Việt Nam. Khái niệm, định nghĩa về ĐMC còn có những khác nhau giữa các nước, các tổ chức quốc tế tùy theo các cách tiếp cận được lựa chọn. Tại Việt Nam, khái niệm ĐMC đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2005. Tại khoản 19, điều 3 nêu rõ: “ĐMC là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững” [12]. Về cơ bản, đa số thống nhất rằng, ĐMC là một công cụ để lồng ghép các vấn đề về môi trường vào quá trình ra một quyết định mang tính chiến lược, vĩ mô về phát triển kinh tế xã hội như: chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình (CQK). Như vậy, ĐMC là một chuỗi các giải pháp có tính phân tích và có sự tham gia của nhiều thành phần nhằm mục đích lồng ghép những vấn đề môi trường vào chính sách, kế hoạch, chương trình và đánh giá mối quan hệ tương quan với các vấn đề kinh tế và xã hội. Hiện nay trên thế giới, có 2 phương thức tiếp cận khác nhau về ĐMC, trên cơ sở đó, các khái niệm, định nghĩa về ĐMC cũng được hình thành theo các phương thức tiếp cận này:[7] + Phương thức tiếp cận thứ nhất cho rằng, ĐMC là một quá trình đánh giá, dự báo một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường có thể xảy ra của một quyết định có tính chiến lược nhằm đảm bảo cho các hậu quả về môi trường đó được nhận dạng một cách đầy đủ, được giải quyết một cách thỏa đáng và sớm nhất của quá trình ra quyết định mang tính chiến lược đó cùng với sự cân nhắc đến các khía cạnh về kinh tế và xã hội làm cho quyết định đó có tính bền vững trong thực tế. + Phương thức tiếp cận thứ hai cho rằng, ĐMC là quá trình hòa nhập các khái niệm của tính bền vững vào việc ra các quyết định có tính chiến lược. 4 1.1.2. Nguyên tắc thực hiện và vị trí của ĐMC trong tiến trình phát triển 1.1.2.1. Nguyên tắc thực hiện Việc thực hiện ĐMC trên thế giới và Việt Nam còn khá mới, vì vậy tùy thuộc vào phương thức tiếp cận phù hợp mà các quốc gia, tổ chức quốc tế đề xuất các nguyên tắc thực hiện cụ thể. Về cơ bản, ở nhiều quốc gia, ĐMC được tiến hành theo nguyên tắc sau khi quyết định chiến lược đã được phê duyệt với mục đích để xem xét lại và điều chỉnh quyết định đó. Tuy nhiên, có những quốc gia ĐMC được tiến hành sau khi việc soạn thảo một quyết định chiến lược đã được kết thúc với mục đích để phản biện, bổ khuyết cho dự thảo quyết định đó. Hoặc ĐMC được tiến hành song song với quá trình soạn thảo một quyết định chiến lược với mục đích để gắn kết từ đầu các vấn đề môi trường vào quá trình soạn thảo quyết định này.[7] Nhìn chung, phần lớn việc thực hiện ĐMC dựa trên thực tế triển khai, tổng kết và đúc rút kinh nghiệm trong việc thực hiện ĐMC cho từng đối tượng cụ thể. Trên cơ sở đó đề xuất ra nguyên tắc thực hiện ĐMC phù hợp. Đa số các quốc gia và tổ chức quốc tế nhận định rằng, thực hiện ĐMC song song với việc soạn thảo CQK sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tại Việt Nam, quy định việc tiến hành ĐMC được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường (2005) là theo nguyên tắc đi song song. Nghĩa là, ĐMC được tiến hành một cách song song với quá trình xây dựng một chiến lược, một quy hoạch, một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực. 1.1.2.2. Vị trí của ĐMC trong tiến trình phát triển Các quốc gia trên thế giới có quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành, lĩnh vực nói riêng thường diễn ra theo các giai đoạn khác nhau. Trên cơ sở đó, áp dụng các công cụ quản lý và bảo vệ môi trường phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Các giai đoạn thường được áp dụng như sau: + Giai đoạn 1: Xây dựng và ra các quyết định mang tính chiến lược (CQK); + Giai đoạn 2: Xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư; + Giai đoạn 3: Vận hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trong thực tế. 5 Về cơ bản, ĐMC được áp dụng ở giai đoạn 1 của tiến trình phát triển, làm cơ sở cho việc áp dụng các công cụ quản lý môi trường đối với các dự án. Giai đoạn 2 được áp dụng công cụ đánh giá tác động môi trường (ĐTM), còn giai đoạn 3 áp dụng công cụ kiểm toán môi trường (KTMT), (hình 1.1.) Hình 1.1. Vị trí của ĐMC trong tiến trình phát triển [7] ĐMC ĐTM Chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, KTMT Cơ sở đang Dự án đầu tư hoạt động chương trình 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của ĐMC Mục đích của ĐMC: Gắn kết một cách khoa học nhất các khía cạnh về môi trường vào quá trình ra quyết định đối với CQK. Đồng thời, ĐMC dự báo và cung cấp một cách đầy đủ, toàn diện nhất các thông tin về xu hướng biến đổi môi trường, các tác động môi trường có thể xảy ra khi triển khai thực hiện CQK. Ý nghĩa của ĐMC: Đảm bảo về các khía cạnh về môi trường có thể hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất cho từng khâu, từng bước và cho toàn bộ quá trình ra quyết định đối với CQK. Góp phần vào việc đảm bảo tính khả thi và bền vững về môi trường trong thực tế triển khai CQK. Vai trò của ĐMC: ĐMC đóng 2 vai trò chính trong quá trình thực hiện CQK. Thứ nhất là tạo ra các luận cứ về môi trường để biện hộ cho một quyết định chiến lược về phát triển. Thứ hai là lồng ghép, gắn kết các vấn đề về môi trường, kinh tế và xã hội vào quá trình ra quyết định đối với CQK. ĐMC giúp phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các CQK phát triển và tác động của các CQK phát triển đến biến đổi khí hậu; thông qua đó đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ cần được tích hợp trong quy hoạch phát triển. Việc thúc đẩy áp dụng ĐMC để tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu trong quá trình xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển ở Việt Nam là hết sức quan trọng nhằm góp phần đạt được mục tiêu Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh để phát triển bền vững đất nước. 6 Lợi ích của ĐMC: ĐMC có thể trợ giúp để thực hiện được ý tưởng của sự phát triển bền vững thông qua việc gắn kết các mục tiêu về môi trường với các mục tiêu về kinh tế - xã hội trong quá trình ra quyết định đối với CQK. Dựa vào kết quả của ĐMC, có thể chỉ ra các định hướng chính xác hơn, cụ thể hơn cho công tác ĐTM trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư nhằm hiệu quả và chất lượng cao hơn. Đồng thời, ĐMC huy động sự tham gia của cộng đồng, của các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ liên quan,… giúp cho việc nhận được ủng hộ trong việc ra quyết định đối với CQK. 1.1.4. Quy trình thực hiện ĐMC Đối với ĐMC, quy trình thực hiện không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc rõ ràng, cũng như không bắt buộc phải thực hiện theo trình tự cụ thể. Trong quá trình thực hiện ĐMC, nếu thấy xuất hiện những vấn đề bất ổn trong một bước thực hiện nào đó, thì phải quay lại các bước thực hiện trước để xem xét và đánh giá lại trước khi triển khai các bước tiếp theo. Về cơ bản, ĐMC thường có các bước thực hiện chung như sau [7]: (1). Sàng lọc về ĐMC: Tức là phải xác định xem một đề xuất về quyết định thực hiện CQK có đòi hỏi phải thực hiện ĐMC hay không? Đối với Việt Nam, bước sàng lọc này đã được đã được quy định ngay trong Luật BVMT (2005) và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. (2). Xác định phạm vi của ĐMC: Tức là phải xác định được phạm vi về không gian và thời gian cần đánh giá, dự báo về môi trường đối với một đề xuất về CQK. (3). Xác định những khía cạnh môi trường cốt lõi của ĐMC: Tức là phải xác định được những khía cạnh môi trường trọng yếu, cơ bản có liên quan đến CQK đã đề xuất. (4). Đánh giá sự phù hợp: Tức là phải xem xét, đối chiếu và đánh giá tính phù hợp của các quan điểm, mục tiêu phát triển đề xuất trong CQK với các quan điểm, mục tiêu về môi trường. Trên cơ sở đó, đề xuất điều chỉnh cần thiết cho phù hợp. (5). Đánh giá các vấn đề môi trường: Tức là việc dự báo các tác động tích cực và tiêu cực về môi trường có thể xảy ra theo phương án thực hiện CQK đã đề xuất. 7 (6). Đề xuất các phương hướng, giải pháp tổng thể: Trên cơ sở xác định được các vấn đề môi trường tiêu cực có thể xảy ra. Đề xuất các phương hướng, giải pháp tổng thể nhằm khắc phục các vấn đề môi trường tiêu cực có khả năng xảy ra khi triển khai thực hiện CQK. Bao gồm cả việc chỉ ra phương hướng và yêu cầu đối với ĐTM cho các dự án đầu tư ở giai đoạn tiếp theo. (7). Lập báo cáo ĐMC: Tức là xây dựng một báo cáo phản ánh toàn bộ quá trình tiến hành và kết quả ĐMC của một đề xuất CQK làm căn cứ xem xét và ra quyết định phê duyệt CQK. Tại Việt Nam, cấu trúc của báo cáo ĐMC đã được quy định tại Phụ lục 1.3, Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy trình chung thực hiện ĐMC được mô tả tại hình 1.2. Hình 1.2. Qui trình chung thực hiện ĐMC [7] 1.2. Tổng quan về giao thông đường bộ 1.2.1. Hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ Mạng lưới đường bộ nước ta được chia thành sáu hệ thống. Bao gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng. Đặc điểm 8 của các hệ thống đường trong mạng lưới đường bộ được mô tả khái quát như sau [22], [24]: + Quốc lộ: Là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, khu vực. + Đường tỉnh: Là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. + Đường huyện: Là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. + Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. + Đường đô thị: Là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị. + Đường chuyên dùng: Là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tính đến nay, tổng chiều dài đường bộ nước ta có trên 258.200 km. Chiều dài các hệ thống đường được thể hiện ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Chiều dài các hệ thống đường bộ Việt Nam [24] Stt Hệ thống đường Chiều dài (km) Tỷ lệ (%) 1 Quốc lộ, cao tốc, CT229 18.744 7,26 2 Đường tỉnh 23.520 9,11 3 Đường huyện 49.823 19,30 4 Đường xã 151.187 58,55 5 Đường đô thị 8.492 3,29 6 Đường chuyên dùng 6.434 2,49 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất