Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành hà nội...

Tài liệu Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành hà nội

.PDF
204
64
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN QUỐC OÁNH NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.31.10.01 Người hướng dẫn: GS.TS. PHẠM THỊ MỸ DUNG HÀ NỘI - 2012 i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng ñược dùng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận án ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Nguyễn Quốc Oánh ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của các Giáo sư, tập thể các nhà khoa học, bạn bè, ñồng nghiệp và gia ñình ñã là nguồn cổ vũ, ñộng viên quan trọng ñể tôi hoàn thành luận án của mình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện ðào tạo Sau ñại học, Khoa kinh tế và PTNT, Khoa Kế toán và QTKD, bộ môn Kinh tế Tài nguyên - Môi trường, Bộ môn Tài chính, Bộ môn Kế toán, UBND các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Từ Liêm, ðông Anh và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Gia Lâm; Thanh Trì; Sóc Sơn ñã tạo mọi ñiều kiện ñể giúp ñỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Dự án Việt- Bỉ, Trung tâm nghiên cứu liên ngành PTNT ñã hỗ trợ một phần kinh phí ñể tôi thực hiện ñề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến GS.TS Phạm Thị Mỹ Dung, Giảng viên cao cấp trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn ñể tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, bạn bè, ñồng nghiệp và sinh viên ñã giúp ñỡ tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành cám ơn! Tác giả luận án Nguyễn Quốc Oánh iii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục biểu ñồ ix Danh mục sơ ñồ x MỞ ðẦU 1 1 Sự cần thiết của vấn ñề nghiên cứu 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 3 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 4 5 ðóng góp mới của luận án về lý luận và học thuật 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH 1.1 Cở sở lý luận 1.1.1 5 5 Khái niệm tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng nông thôn 5 1.1.2 Bản chất, chức năng và hình thức tín dụng 8 1.1.3 ðặc ñiểm, vai trò và hoạt ñộng của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành 14 1.1.4 Cấu trúc hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành 29 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng ñến sự phát triển của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành 1.2 Cơ sở thực tiễn 30 38 1.2.1 Hệ thống tín dụng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới 38 1.2.2 Hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam 45 iv Chương 2 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 59 59 2.1.1 Vị trí ñịa lý 59 2.1.2 Dân số và lao ñộng 60 2.1.3 ðặc ñiểm sản xuất kinh doanh 60 2.1.6 ðặc ñiểm ñối tượng tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 63 2.1.7 ðặc ñiểm tài chính ngoại thành Hà Nội 65 2.2 Phương pháp nghiên cứu 66 2.2.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống và khung phân tích 66 2.2.2 Chọn ñiểm nghiên cứu 71 2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 71 2.3.3 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu 74 2.3.4 Phương pháp phân tích 74 2.3.5 Phương pháp ñánh giá nông dân có sự tham gia (PRA) 78 2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 78 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 3.1 ðặc ñiểm và cấu trúc của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 3.1.1 ðặc ñiểm hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 3.1.2 Tình hình phát triển và cấu trúc của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 3.2 Thực trạng hoạt ñộng của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 3.2.1 Tình hình phát triển sản phẩm của các tổ chức tín dụng 3.2.2 Thực trạng hoạt ñộng huy ñộng vốn của các tổ chức tín dụng Nông thôn Hà Nội 3.2.3 3.2.4 82 82 82 86 99 99 103 Phân tích hoạt ñộng cho vay của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 104 Phân tích thực trạng các hoạt ñộng khác 122 v 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 123 3.3.1 Các yếu tố bên trong hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 123 3.3.2 Các yếu tố bên ngoài hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 128 3.4 ðánh giá thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 141 3.4.1 ðiểm mạnh 141 3.4.2 ðiểm yếu 142 3.4.3 Cơ hội 143 3.4.4 Thách thức 146 Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 148 4.1 ðịnh hướng phát triển Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 148 4.2 Cơ sở ñề xuất các giải pháp 150 4.2.1 Môi trường pháp lý cho hoạt ñộng tín dụng nông thôn 150 4.2.2 Các chính sách tín dụng nông thôn 159 4.3 Giải pháp phát triển Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 4.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực cho các tổ chức tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của khách hàng 4.3.2 163 Giải pháp phát triển ñối với các tổ chức trong hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành 4.3.2 163 167 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân trong hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành KẾT LUẬN 170 171 1 Kết luận 171 2 Kiến nghị 173 Danh mục công trình công bố có liên quan ñến luận án 175 Tài liệu tham khảo 176 Phụ lục 182 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ðBSCL ðồng bằng sông Cửu Long HMTD Hạn mức tín dụng HTTD Hệ thống tín dụng HTTDNT Hệ thống tín dụng nông thôn HTX Hợp tác xã TCTDNT Tổ chức tín dụng nông thôn NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần PTNT Phát triển nông thôn QTDND Quỹ tín dụng nhân dân SXKD Sản xuất kinh doanh TD Tín dụng vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT 1.1 Tên bảng Trang Tổng kết những ñặc ñiểm cơ bản của các tổ chức tín dụng nông thôn chủ yếu tại các nước ñang phát triển 1.2 15 Tỷ trọng cho vay, huy ñộng vốn của toàn hệ hệ thống tín dụng chính thống (Tháng 3/2010) 56 2.1 Cơ cấu kinh tế Hà Nội 2001-2010 61 2.2 Số lượng mẫu ñiều tra theo ñịa phương 73 2.3 Mô tả các biến ñộc lập sử dụng trong mô hình 76 3.1 Số ñiểm giao dịch, phòng giao dịch ngoại thành Hà Nội 86 3.2 Số nhân viên của một số chi nhánh khu vực ngoại thành Hà Nội 88 3.3 Hoạt ñộng cho vay của các chủ cho vay tư nhân 96 3.4 ðối tượng tham gia của các hình thức tín dụng phi chính thức 97 3.5 Các sản phẩm của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 3.6 Tình hình huy ñộng vốn của Chi nhánh ngân hàng Agribank tại Gia 102 Lâm, Sóc Sơn và Thanh Trì 103 3.7 Giá trị món vay của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 108 3.8 Tình hình dư nợ cho vay của ngân hàng Agribank tại các ñiểm nghiên cứu năm 2009 110 3.9 ðánh giá thủ tục cho vay tại các Chi nhánh ngân hàng 112 3.10 Lãi suất cho vay và huy ñộng ñối với khách hàng cá nhân của các tổ chức tín dụng nông thôn 113 3.11 ðánh giá lãi suất cho vay tại các Chi nhánh ngân hàng 114 3.12 Thu nhập từ hoạt ñộng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng nông nghiêp và PTNT Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì 3.13 115 Cơ cấu doanh số vay theo nguồn và mục ñích sử dụng vốn vay của hộ nông dân 119 viii 3.14 Tình hình phát hành thẻ ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Gia Lâm, Sóc Sơn và Thanh Trì 3.15 Ảnh hưởng yếu tố nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Gia Lâm, Sóc Sơn và Thanh Trì 3.16 123 Tình hình biến ñộng lãi suất ngân hàng tại ba Chi nhánh Agribank Gia Lâm, Sóc Sơn và Thanh Trì 3.17 122 125 Tổng hợp kết quả cho vay năm 2009 của ngân hàng Agribank Gia Lâm theo nghị ñịnh 41/2010/Nð-CP 127 3.18 Tình hình vay nợ của các hộ nông dân ñiều tra 130 3.19 Thống kê mô tả các biến 131 3.20 Kết quả phân tích mô hình Heckman hai bước về việc tiếp cận tín 3.21 dụng chính thức của hộ nông dân ở ngoại thành Hà Nội 133 Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ ñiều tra trên ñịa bàn huyện Sóc Sơn 139 ix DANH MỤC BIỂU ðỒ STT 3.1 Tên biểu ñồ Trang Dư nợ tín dụng của các TCTD nông thôn trên ñịa bàn Hà Nội giai ñoạn năm 2006 – 2009 3.2 84 Cho vay trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến bảo quản nông lâm thủy sản, cho vay phát triển ngành nghề nông thôn 85 3.3 Phân bố ñịa lý và dân cư của phòng giao dịch Agribank 87 3.4 Phân bố phòng giao dịch, quỹ tín dụng nhân nhân, ATM 88 3.5 Cơ cấu huy ñộng vốn phân loại theo tiền tệ 89 3.6 Cơ cấu huy ñộng vốn theo thành phần kinh tế 90 3.7 Cơ cấu doanh số cho vay theo từng phương thức vay 95 3.8 Cơ cấu các hình thức vay không chính thức 97 3.9 Cơ cấu các tổ chức tín dụng ñã tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ tín dụng ở khu vực nông thôn 98 3.10 Tình hình sử dụng vốn huy ñộng vào hoạt ñộng cho vay 104 3.11 Giá trị và cơ cấu cho vay theo phân loại tiền 105 3.12 Tình hình thế chấp của các khoản vay tín dụng 111 3.13 Tình hình thu thập của Chi nhánh Agribank tại ngoại thành Hà Nội 116 3.14 Mục ñích sử dụng vốn vay của hộ ñiều tra theo tỷ lệ % 117 3.15 Giá trị khoản vay theo mục ñích vay và sử dụng ñúng mục ñích vay 119 3.16 Cơ cấu tiếp cận các nguồn vốn vay của hộ và cơ cấu theo giá trị khoản vay từ các nguồn 120 3.17 Tỷ lệ cho vay/nhu cầu vay (theo giá trị) 121 3.18 Mối tương quan giữa số lượng lao ñộng, tỉ lệ lao ñộng từ ñại học trở lên với số vốn huy ñộng và dư nợ tin dụng 124 x DANH MỤC SƠ ðỒ STT Tên sơ ñồ Trang 1.1 Quá trình phát triển của các tổ chức tín dụng nông thôn 18 1.2 Tiếp cận hệ thống của các tổ chức tín dụng nông thôn ngoại thành 24 1.3 Sơ ñồ cơ cấu tổ chức của hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam 48 2.1 Khung phân tích nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn. 70 3.1 Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội 93 1 MỞ ðẦU 1 Sự cần thiết của vấn ñề nghiên cứu Sau gần 30 năm ñổi mới, nền kinh tế Việt Nam ñã ñạt ñược mức tăng trưởng nhanh và ổn ñịnh, ñi cùng với ñó là tốc ñộ ñô thị hoá nhanh và sự bất bình ñẳng ñang ngày càng gia tăng giữa khu vực nông thôn và thành thị. Với hơn 73% dân số sinh sống, khu vực nông thôn ñã có sự ñóng góp ñặc biệt quan trọng cho phát triển nền kinh tế ñất nước và ñảm bảo an sinh xã hội (Jan Rudengre, 2008). Công nghiệp hóa hiện ñại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, ña dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới. Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, các vùng miền cần ñược giải quyết tốt hơn ñể góp phần giữ vững ổn ñịnh chính trị - xã hội. ðiều kiện căn bản cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững là phải có thị trường tín dụng nông thôn phát triển, trong ñó hoạt ñộng tín dụng nói chung và tín dụng cho kinh tế hộ gia ñình nông thôn ñóng vai trò hết sức quan trọng. Phát triển kinh tế nông thôn làm nảy sinh các cơ hội ñầu tư cho sản xuất kinh doanh. Nhu cầu ñầu tư vốn phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ gia ñình nông thôn một phần là tự ñáp ứng, phần khác ñược huy ñộng từ các nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức. Việc cung cấp các khoản vay có lãi suất phù hợp có thể thúc ñẩy ứng dụng công nghệ mới, mở rộng sản xuất lương thực và tăng thu nhập trong nông nghiệp (Zeller và CS., 1997). Mặt khác, tiếp cận dễ dàng các dịch vụ tín dụng phù hợp và ổn ñịnh có vai trò lớn trong việc giảm nghèo ở nông thôn (Buchenrieder và CS., 2003; Sharma, 2001; Zeller, 1999). Cũng như các nước ñang phát triển khác, Chính phủ Việt Nam ñã thành lập các tổ chức tín dụng nông thôn chuyên biệt và hệ thống ngân hàng ñể cung cấp các nguồn tín dụng với lãi suất phù hợp nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực kinh tế nông thôn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội. Mặc dù vậy, khả năng cung cấp tín dụng từ 2 các tổ chức chính thức này chưa ñủ mạnh ñể hạn chế sự tồn tại và hoạt ñộng một cách mạnh mẽ của các tổ chức tín dụng phi chính thức và cá nhân chuyên cho vay nặng lãi (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm T. Mỹ Dung, 2010). Nghị ñịnh 41/2010/Nð-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có nhiều ñổi mới, ñã thu hút các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia, ñầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn nhiều hơn. Các dịch vụ tín dụng ngày càng ña dạng phong phú và có chất lượng. Theo ñánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay hầu hết nông dân Việt Nam ñã có ñiều kiện tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn từ các tổ chức tín dụng vi mô. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của khu vực này, tín dụng nông thôn Việt Nam vẫn chưa phát huy tối ña tiềm năng của các tổ chức tín dụng nông thôn, hiệu quả hoạt ñộng còn thấp, ñặc biệt chưa có hệ thống cảnh báo rủi ro sớm ñối với khách hàng ở khu vực nông thôn. Sự kết hợp hoạt ñộng giữa các tổ chức tín dụng nông thôn trong nước với hệ thống các tổ chức tín dụng nông thôn quốc tế còn hạn chế. Việc phân bổ nguồn vốn của khu vực này chưa thực sự trọng tâm, trọng ñiểm, chưa cân ñối với nhu cầu và khả năng tạo ra hàng hóa, ñặc biệt là hàng hóa xuất khẩu của từng vùng, miền. Trong khi ñó, sự cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng vi mô ở nông thôn ñang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hiện nay, kinh tế ngoại thành ñang ngày càng phát triển, song song với quá trình ñô thị hóa. Chính vì thế, nhu cầu về vốn cho các hộ kinh doanh ngày càng cao, ñặc biệt là các hộ nông dân. Nhiều ngân hàng thương mại vẫn dễ dàng hơn khi cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp lớn, các cá nhân giàu trong khu vực nông thôn. Trong khi ñó, những hộ nghèo và khá lại khó khăn trong vay vốn, khiến người ñi vay nản trí và nghĩ cách xoay sở bằng các nguồn khác, ñiều này làm mất cân ñối hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống tín dụng nông thôn, xác ñịnh ñặc ñiểm, hoạt ñộng và các nhân tố ảnh hưởng cũng như xu thế phát triển của hệ thống tín dụng nông thôn và các chỉ tiêu ñánh giá sự phát triển của hệ thống là cần thiết nhằm ñánh giá ñúng hệ thống tín dụng cho nông thôn tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh ñó, 3 nghiên cứu kinh nghiệm về việc phát triển hệ thống tín dụng cho nông thôn trong và ngoài nước nhằm rút ra những bài học áp dụng vào thực tiễn phát triển hệ thống tín dụng cho nông thôn Việt Nam là rất cần thiết. Trong ñó, Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội có những nét ñặc trưng riêng so với hệ thống tín dụng nông thôn nói chung. ðặc trưng về kinh tế và xã hội của ngoại thành Hà Nội ñã tạo ra sự khác biệt ñó. Xuất phát từ những vấn ñề trên, ñó chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội” 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mc tiêu chung Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành, tập trung làm rõ thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay, trên cơ sở ñó ñề xuất giải pháp nhằm phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội; Phản ánh, ñánh giá thực trạng và xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội; ðề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội. 3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 3.1 ðối tượng nghiên cứu ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội, với các chủ thể tham gia là các tổ chức tín dụng, các hộ nông dân và trang trại có sử dụng tín dụng trên ñịa bàn ngoại thành Hà Nội. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Ngoại thành Hà Nội bao gồm 5 huyện ngoại thành cũ và các huyện mới ñược sáp nhập từ tỉnh Hà Tây cũ, ñặc biệt trong nghiên cứu này, 4 chúng tôi tập trung nghiên cứu tại các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn và Thanh Trì. Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp từ năm 2006 ñến năm 2010, số liệu sơ cấp năm 2008 ñến năm 2010. 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài ðề tài chỉ ra mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng trong hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội, từ ñó thấy ñược sự khác biệt của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành với hệ thống tín dụng nông thôn ở các ñịa phương khác. ðề tài tập trung phân tích ñặc ñiểm của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành và chỉ ra một số hạn chế của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội làm cơ sở ñể hoàn thiện lý luận về hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành. Góp phần xây dựng hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành bền vững, ñáp ứng nhu cầu tín dụng cho các tổ chức và cá nhân nhằm thúc ñẩy phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội. 5 ðóng góp mới của luận án về lý luận và học thuật Luận án có một số ñiểm mới sau: - Luận án ñã làm sáng tỏ một số vấn ñề lý luận về hệ thống tín dụng nông thôn nói chung và hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội nói riêng. - Luận án ñã tiến hành phân tích thực trạng, ñánh giá hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội, từ ñó chỉ ra sự khác biệt giữa các ñiểm nghiên cứu và chỉ ra sự khác biệt ñối với các vùng nông thôn khác. - Chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của các tổ chức và cá nhân cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội. - Luận án ñã ñề ra một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH 1.1 Cở sở lý luận 1.1.1 Khái niệm tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng nông thôn 1.1.1.1 Khái ni m tín d ng Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, phản ánh quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi ñúng thời hạn, có mục ñích và bảo ñảm tiền vay. Tín dụng ra ñời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Khi chế ñộ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, ñồng thời xuất hiện quan hệ trao ñổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng ñược thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng ñã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Theo nghĩa nguyên thủy, tín dụng (credit) là sự tin tưởng, tín nhiệm mà cho vay mượn các loại vật tư, hàng hóa, tiền tệ. Như vậy, tín dụng không chỉ là sự vay mượn thông thường mà là sự vay mượn với một mức tín nhiệm nhất ñịnh; Tức là khi thực hiện quyền cho vay, người cho vay tin vào khả năng trả nợ của người ñi vay. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một loại quan hệ xã hội biểu hiện mối liên hệ kinh tế, trước hết là dựa trên cơ sở niềm tin (Mai Siêu, 1998, T53). Theo quan ñiểm “Tín dụng là tổng số tiền người gửi vào tổ chức tín dụng, ñối với họ quyền kiểm soát số tiền ñã bị chuyển ñổi” thì tín dụng ñứng trên quan ñiểm là khoản tiết kiệm của người dân vào các tổ chức tín dụng. Tín dụng tồn tại và hoạt ñộng là yếu tố khách quan và cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ, với các mối quan hệ cung cầu về tiền vốn như một ñòi hỏi cần thiết khách quan của nền kinh tế. Tín dụng là một hiện tượng kinh tế nảy sinh trong ñiều kiện sản xuất hàng hoá. Sự ra ñời và phát triển của tín dụng không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu ñiều hoà vốn trong xã hội mà còn là một ñộng lực thúc ñẩy tăng trưởng phát triển kinh tế ñất nước. 6 1.1.1.2 Khái ni m tín d ng nông thôn Tín dụng nông thôn là bất cứ loại chương trình tiết kiệm và cho vay, nhằm mục ñích tác ñộng ñến một số cư dân nông thôn. Tuỳ theo tính chất của tín dụng nông thôn, kế hoạch tín dụng có thể tập trung vào việc cung tín dụng, ñảm bảo mua sắm trang thiết bị mới, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, ñổi mới hoặc cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn... Khái niệm tín dụng nông thôn ñã thay ñổi rất nhiều trong những năm gần ñây, do sự phát triển của các tổ chức tín dụng nông thôn ở các nước ñang phát triển. Nhìn chung, tín dụng nông thôn bao gồm cả tín dụng quy mô lớn và tín dụng vi mô, nhưng do ñặc thù khu vực nông thôn với tỷ lệ hộ nghèo cao, mức sống nhìn chung thấp hơn nhiều so với thành thị, tín dụng nông thôn luôn ñược gắn liền với tín dụng vi mô cho phát triển. Trước kia, tín dụng nông thôn thường ñược hiểu là sự cung cấp tín dụng ưu ñãi. Hiện nay theo xu thế phát triển chung, khái niệm tín dụng nông thôn gắn liền với các chính sách tín dụng cho khu vực nông thôn nhằm mục tiêu xóa ñói giảm nghèo và phát triển khu vực nông thôn. Ở nhiều nước, tín dụng nông thôn ñược mở rộng dưới sự bảo trợ của các chương trình chính phủ. Thông thường, các chương trình này tập trung vào việc tăng cường các nỗ lực của nông nghiệp trong nước cũng như một phương tiện nhằm củng cố nền kinh tế. Với tài trợ của chính phủ, nông dân và chủ trang trại thường xuyên có thể có ñược nguồn vốn ñể duy trì sản suất của họ, sau ñó hoàn trả khoản vay khi vật nuôi và cây trồng (sản phẩm) ñược bán. Tín dụng ñược mở rộng như một phương tiện của việc giữ cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu, bằng cách ñảm bảo một tỷ lệ phần trăm nhất ñịnh của cây trồng và các sản phẩm nông nghiệp khác ñược sản xuất trong nước [ http://www.wisegeek.com/.] Thế kỷ 20 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng nông thôn. Liên hiệp quốc ñã chọn năm 2005 là “Năm quốc tế về tín dụng vi mô”[http://www.microfinancegateway.com], ñánh dấu một bước tiến vượt bậc của tín dụng vi mô nói riêng, tín dụng nông thôn nói chung từ những thử nghiệm trong thập 7 kỷ 70 của thế kỉ XX tới một trào lưu (movement) mang tính toàn cầu. Tín dụng nông thôn không chỉ lôi cuốn sự chú ý của các nhà tín dụng, các nhà làm phát triển mà còn tạo sự quan tâm lớn ñối với các nhà báo, chuyên gia nghiên cứu, các chuyên gia làm luật và công chúng nói chung trên toàn thế giới. Ngày 13/10/2006, giải thưởng Nobel hòa bình ñã ñược trao cho Muhammed Yunus và trước ñó ông ñã nhận ñược 61 giải thưởng quốc tế cho những ñóng góp của ông ñối với lĩnh vực tín dụng nông thôn. [Trần Kiên - Thùy Linh, 2006, tr.1]. Ông là người ñi tiên phong trong việc giới thiệu và áp dụng phương thức tín dụng vi mô hỗ trợ người nghèo thoát nghèo. Ông ñã nổi tiếng trên thế giới từ những năm cuối thập kỷ 70 với hoạt ñộng tín dụng vi mô cho khu vực nông thôn và ngân hàng Grameen tại Bangladesh. Giải thưởng này là sự ghi nhận của thế giới về vai trò của tín dụng vi mô trong cuộc chiến chống ñói nghèo và hỗ trợ nông thôn phát triển [Lê Thị Lân, 2006, tr.1] “Nó cũng nhấn mạnh tới sự phát triển của tín dụng quy mô nhỏ không chỉ còn trong khuôn khổ lĩnh vực phát triển, mà ñã trở thành một phần của lĩnh vực tín dụng hiện ñại” [World Bank, 2006, tr.1]. 1.1.1.3 Khái ni m h th ng tín d ng nông thôn Các tổ chức tín dụng nông thôn (TCTDNT) ñã ra ñời từ khi có hoạt ñộng tín dụng, chủ yếu là hoạt ñộng của khu vực phi chính thức như các phường hụi họ, vay nợ lẫn nhau giữa bạn bè, họ hàng và những người cho vay nặng lãi. ðầu những năm 50, các chiến lược phát triển của những nước thuộc thế giới thứ ba tập trung cho phát triển nông nghiệp, giúp ñỡ người nghèo và ñáp ứng những nhu cầu cơ bản của dân chúng ở nông thôn ñã thực hiện những chương trình cung cấp tín dụng lãi suất thấp với mục tiêu phá vỡ vòng luẩn quẩn nghèo ñói ở khu vực nông thôn. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các cơ quan thuộc sở hữu Nhà nước chiếm ưu thế trong việc cung cấp tín dụng sản xuất ñến những người trước kia chưa bao giờ tiếp cận ñược các hình thức tín dụng chính thức. Tuy nhiên mô hình tín dụng bao cấp này ñã dẫn ñến thất thoát một lượng vốn lớn và yêu cầu phải tái cấp vốn liên tục ñể tiếp tục hoạt ñộng. ðiều ñó chứng tỏ rằng cần phải ñưa các giải pháp theo cơ chế thị trường cho tín dụng nông thôn, dẫn ñến một cách tiếp cận mới 8 coi tín dụng nông thôn như một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ hệ thống tín dụng. Kết quả là ñến những năm của thập kỷ 80, thế kỷ XX, nhiều TCTDNT ñã phát triển một cách bền vững. ðến những năm 90, thế kỷ XX, các hoạt ñộng của TCTDNT cũng ñược mở rộng không chỉ bao gồm hoạt ñộng cung cấp tín dụng, tuy vậy hoạt ñộng chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh số và tần suất sử dụng vẫn là hoạt ñộng tín dụng. Hệ thống tín dụng nông thôn (HTTDNT) là khối liên kết các tổ chức cung cấp các dịch vụ tín dụng cho các cá nhân và tổ chức(dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức khác) trong khu vực nông thôn, hiện hữu trên ñịa bàn nông thôn, với mục tiêu trực tiếp phục vụ cho nhu cầu ñịa bàn nông thôn. Các khách hàng của HTTDNT thường ít tiếp cận ñược hoặc không tiếp cận ñược dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại. HTTDNT thường cung cấp các dịch vụ như nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, bảo hiểm. [Fries và cộng sự, 2003, tr.35] Khái niệm HTTDNT và tổ chức tín dụng vi mô (TCTDVM) có chút khác nhau vì TCTDVM có thể hoạt ñộng ở khu vực ñô thị và thường cung cấp dịch vụ tín dụng là chính cho người nghèo. Các dịch vụ khác thường không có hoặc chỉ rất giới hạn như dịch vụ tiền gửi tiết kiệm cho các thành viên tham gia. Các tổ chức tín dụng vi mô ngoài việc cung cấp một số dịch vụ trung gian xã hội như hình thành tổ nhóm, phát triển tính tự tin, ñào tạo các kiến thức về tín dụng cũng như khả năng quản lý giữa các thành viên trong nhóm. [Ledgerwood, 2003, tr.14]. Tuy vậy, nói tới HTTDNT các nhà quản lý cũng như thực tế ñều ñồng nhất là các HTTDNT cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô. 1.1.2 Bản chất, chức năng và hình thức tín dụng 1.1.2.1 B n ch t tín d ng Tín dụng ñược hiểu là một phạm trù kinh tế hoạt ñộng rất ña dạng và phong phú. Bản chất có tính chất ñặc trưng của tín dụng là tính không thay ñổi về trạng thái và giá trị mặc dù nó luôn ñược lưu chuyển và thay ñổi về phương thức giao dịch. Tín dụng ñóng vai trò là cầu nối giữa người thiếu vốn và người thừa vốn, ñáp ứng nhu cầu về vốn của người thiếu vốn ñồng thời cũng giúp người dư vốn sử dụng 9 hiệu quả ñồng vốn của mình. Mác ñã viết về bản chất của tín dụng như sau: "Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt ñộng, cho nên tiền không phải ñược bỏ ra ñể thanh toán, cũng không phải tự ñem bán ñi mà cho vay, tiền chỉ ñem nhượng lại với một ñiều kiện là nó sẽ quay trở về ñiểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất ñịnh". ðồng thời Mác cũng ñã vạch rõ yêu cầu của việc tiền quay trở về ñiểm xuất phát là phải: "Vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó và ñồng thời lại lớn thêm trong quá trình vận ñộng" [Cuộc ñời chiến ñấu vĩ ñại của K.Marx.1996]. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là sự phát triển của thị trường vốn năng ñộng và ña dạng. Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng là một thể thống nhất của nhiều hình thức, mỗi hình thức tín dụng ñều gắn liền với một ñiều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, bổ sung cho nhau và có thể phủ nhận nhau trong tiến trình phát triển. Bản chất của tín dụng dù ñược diễn ñạt bằng nhiều cách, nhưng ñều ñề cập ñến mối quan hệ, một bên là người cho vay và một bên là người ñi vay. Trong mối quan hệ này nó ñược ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất và pháp luật hiện hành. Sự hoàn trả là ñặc trưng thuộc về bản chất vận ñộng của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. 1.1.2.2 Ch c năng c a h th ng tín d ng Hệ thống tín dụng có các chức năng quan trọng trong ñó có ba chức năng cơ bản sau: - Thứ nhất: Chức năng phân phối lại tài sản dưới hình thức vốn tiền tệ của người tạm thời chưa dùng ñến chuyển cho người tạm thời cần sử dụng. Thực chất là chuyển nhượng quyền sử dụng vốn. Việc luân chuyển vốn tiền tệ này xuất phát từ lợi ích của cả hai bên, ñược thực hiện một cách tự nguyện theo thoả thuận xuất phát từ chức năng của tín dụng về phân phối của cải bằng tiền, bảo ñảm vốn và thúc ñẩy vận ñộng liên tục tiền vốn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất