Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình vietgahp tại thành phố hà nội...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình vietgahp tại thành phố hà nội[full]

.PDF
205
340
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC XUÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THEO QUY TRÌNH VietGAHP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC XUÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THEO QUY TRÌNH VietGAHP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ : 62 62 01 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGOAN 2. TS. VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY HÀ NỘI, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Xuân i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, Ban lãnh đạo cùng tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư để tôi có được những điều kiện thuận lợi nhất hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ rất quí báu này; Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan và TS. Vũ Thị Phương Thụy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, chia sẻ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để thực hiện và hoàn thành luận án; Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Chi cục thú y Hà Nội, UBND các huyện Thạch Thất, Ứng Hòa, Gia Lâm; các cơ quan, đơn vị, các địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi tiến hành thu thập số liệu và các vấn đề có liên quan để thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận án; Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây cùng toàn thể các anh, chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ và cổ vũ, động viên tôi hoàn thành luận án; Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, vợ và các con đã luôn luôn động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất, tinh thần cũng như thời gian để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Xuân ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục từ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục biểu đồ x Danh mục sơ đồ x MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của luận án 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Phạm vi nghiên cứu 3 5 Những đóng góp mới của đề tài 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1 Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 5 1.1.1 Một số khái niệm 5 1.1.2 Nội dung quy trình VietGAHP 8 1.2 Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 8 1.2.1 Sự cần thiết phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 8 1.2.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của chăn nuôi lợn và chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 11 1.2.3 Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 15 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 19 1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 24 1.3.1 Thực tiễn áp dụng thực hành chăn nuôi tốt trên thế giới 24 1.3.2 Thực tiễn áp dụng thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) tại Việt Nam 31 iii 1.3.3 Các nghiên cứu có liên quan 46 1.3.4 Bài học kinh nghiệm để phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội 49 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 52 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 52 2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 54 2.2 Phương pháp nghiên cứu 56 2.2.1 Phương pháp tiếp cận 56 2.2.2 Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 58 2.2.3 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 60 2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 60 2.2.5 Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin 62 2.2.6 Phương pháp phân tích 62 2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 68 2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất 68 2.3.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện mức độ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 68 2.3.3 Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất 69 2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 70 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THEO QUY TRÌNH VietGAHP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71 3.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại thành phố Hà Nội 71 3.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn của thành phố Hà Nội 71 3.1.2 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội 3.2 3.2.1 74 Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi 76 Thông tin chung về các cơ sở chăn nuôi điều tra 76 iv 3.2.2 Tình hình tổ chức chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội 3.2.3 78 Thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi 3.2.4 Thực trạng thực hiện các khâu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 3.2.5 80 84 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi 95 3.2.6 Thực trạng nguồn lực phục vụ chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi lợn 97 3.2.7 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình 101 VietGAHP tại thành phố Hà Nội 108 3.3.1 Yếu tố thuộc về tiêu chuẩn của quy trình VietGAHP 108 3.3.2 Yếu tố nguồn lực phục vụ chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi 110 3.3.3 Yếu tố thị trường 114 3.3.4 Cầu của người tiêu dùng về sản phẩm thịt lợn chăn nuôi theo quy trình VietGAHP 3.3.5 116 Yếu tố quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý thị trường của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 116 3.3.6 Yếu tố liên kết trong chăn nuôi lợn 117 3.3.7 Yếu tố kỹ thuật chăn nuôi 118 3.3.8 Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến quyết định lựa chọn chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 118 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN 122 THEO QUY TRÌNH VietGAHP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 122 4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 122 4.1.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước 122 4.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn của thành phố Hà Nội 123 4.1.3 Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 124 v 4.2 Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội 127 4.2.1 Nhóm giải pháp về kinh tế - tổ chức 127 4.2.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật chăn nuôi lợn 135 4.2.3 Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách 138 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141 1 Kết luận 141 2 Kiến nghị 142 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 144 Tài liệu tham khảo 145 Phụ lục 151 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQ Bình quân CN Chăn nuôi CNH Công nghiệp hóa CSHT Cơ sở hạ tầng DV Dịch vụ ĐVT Đơn vị tính GDP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestic Product) HĐH Hiện đại hóa HQKT Hiệu quả kinh tế HTX Hợp tác xã IDA Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Assocciation) KHCN Khoa học công nghệ NN–LN-TS Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PTNT Phát triển nông thôn RAT Rau an toàn SL Số lượng SXNN Sản xuất Nông nghiệp TL Tỷ lệ UBND Ủy ban nhân dân VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WB Ngân hàng thế giới (World Bank) vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Tổng giá trị sản phẩm của thành phố Hà Nội qua các năm 55 2.2 Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp của thành phố Hà Nội qua các năm 55 2.3 Tình hình dân số thành phố Hà Nội qua các năm 56 2.4 Tổng hợp mẫu thu thập thông tin 62 3.1 Số lượng lợn hơi xuất chuồng phân theo các huyện của thành phố Hà Nội 72 3.2 Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng phân theo các huyện của thành phố Hà Nội 73 3.3 Kết quả thực hiện chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 75 3.4 Hình thức chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội 76 3.5 Thông tin cơ bản về các cơ sở chăn nuôi lợn điều tra 77 3.6 Tình hình tổ chức sản xuất của các cơ sở chăn nuôi 79 3.7 Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi 3.8 81 Tình hình đầu tư trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi 83 3.9 Tình hình con giống và quản lý con giống của các cơ sở chăn nuôi 85 3.10 Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi 87 3.11 Tình hình sử dụng nước trong chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi 88 3.12 Tình hình quản lý và sử dụng thuốc thú y của các cơ sở chăn nuôi 89 3.13 Tình hình quản lý chất thải và bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi 90 3.14 Tình hình phòng trị bệnh trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi 3.15 92 Tình hình kiểm soát côn trùng và các loài gặm nhấm của các cơ sở chăn nuôi 93 3.16 Tình hình thực hiện ghi chép nhật ký chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi 95 3.17 Tình hình xuất bán sản phẩm của các cơ sở chăn nuôi lợn 96 viii 3.18 Tình hình đất đai của các cơ sở chăn nuôi lợn 97 3.19 Tình hình lao động và quản lý lao động trong các cơ sở chăn nuôi lợn 98 3.20 Tình hình nguồn vốn chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi 99 3.21 Chi phí chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng 101 3.22 So sánh chi phí chăn nuôi lợn theo VietGAHP và chăn nuôi thường 103 3.23 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi 105 3.24 So sánh hiệu quả chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP và chăn nuôi thường 107 3.25 Thực trạng tập huấn kỹ thuật trong các cơ sở chăn nuôi lợn 113 3.26 Kiểm định các hệ số trong mô hình Logit 119 4.1 Phân tích ma trận SWOT phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội 4.2 126 Kế hoạch đào tạo nhân lực ngành nông - lâm - thuỷ sản thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 130 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT 3.1 Tên biểu đồ Trang So sánh kết quả chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi 3.2 106 So sánh hiệu quả sử dụng vốn giữa các cơ sở chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 107 3.3 Biến động giá thức ăn chăn nuôi và giá lợn hơi theo tháng (2011 -2013) 115 3.4 Biên độ giao động giá đầu vào đầu ra theo tháng 115 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT 2.1 Tên sơ đồ Trang Khung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội 59 3.1 Quy trình chỉ đạo, quản lý chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 74 3.2 Các kênh tập huấn kỹ thuật cho các cơ sở chăn nuôi x 112 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Chăn nuôi lợn là nghề sản xuất nông nghiệp truyền thống và là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình ở khu vực nông thôn Việt Nam. Hiện cả nước có khoảng 7,7 triệu hộ chăn nuôi lợn, chiếm khoảng 79% số hộ nông nghiệp và chăn nuôi lợn luôn đứng vị trí số 1 về mặt giá trị sản lượng trong ngành chăn nuôi (Cục Chăn nuôi, 2007). Điều đó cho thấy chăn nuôi lợn có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn và vẫn cần được coi trọng, phát triển. Những năm gần đây, chăn nuôi lợn luôn duy trì mức tăng trưởng tương đối cao. Số đầu lợn tăng bình quân 4,9%/năm, sản lượng thịt lợn xuất chuồng tăng khoảng 10,1%/năm. Số trang trại chăn nuôi lợn của cả nước tăng khá nhanh, năm 2003 là 3534 trang trại thì đến năm 2006 là 7475 trang trại, tăng 28,4%/năm và các trang trại đã từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong chăn nuôi lợn nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi (Cục Chăn nuôi, 2007). Những kết quả trên góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự gia tăng cả về quy mô đầu lợn cũng như sản lượng sản phẩm thịt lợn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm về số lượng và chất lượng ngày càng cao của xã hội . Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì ngành chăn nuôi lợn vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục: Giá thành thịt lợn sản xuất trong nước vẫn còn cao; năng suất, sản lượng chăn nuôi thấp; sản xuất chưa gắn chặt với chế biến, giết mổ; dịch bệnh trong chăn nuôi còn xảy ra rất phức tạp làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi; sự phát triển thiếu quy hoạch làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải chăn nuôi và dịch bệnh chung giữa người và gia súc (Cục Chăn nuôi, 2007). Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) sẽ khắc phục triệt để được những khó khăn, thách thức này. 1 Chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP là một phương thức chăn nuôi tiên tiến nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm làm ảnh hưởng tới an toàn, chất lượng sản phẩm, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và an sinh xã hội (Bộ NN&PTNT, 2008); là xu thế tất yếu của quá trình phát triển chăn nuôi trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, góp phần nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn, nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người sản xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng VietGAHP vào trong thực tiễn đòi hỏi sự đầu tư chi phí cao, thời gian chuẩn bị kéo dài, quy mô chăn nuôi lớn, tập trung, trình độ hiểu biết quy trình của người lao động... đang là những cản trở cho việc phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta. Hà Nội là thành phố có mật độ dân số cao, đông dân cư, nhu cầu lương thực, thực phẩm nói chung trong đó có thịt lợn nói riêng hàng ngày rất lớn, đặc biệt đối với các sản phẩm có chất lượng, sạch và an toàn nhưng ngành nông nghiệp của thủ đô chưa đáp ứng đủ. Hiện nay, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về phát triển chăn nuôi lợn (Tổng cục Thống kê, 2014), song vẫn phổ biến là chăn nuôi gia trại, phân tán, khó kiểm soát dịch bệnh. Thành phố đã ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm khuyến khích phát triển chăn nuôi, trong đó có quyết định số 2801/QĐUBND ngày 17/6/2011 về Phê duyệt chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2011 - 2015 là cơ sở để tiến tới thực hiện chăn nuôi theo VietGAHP (UBND thành phố Hà Nội, 2011). Một số câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu là: Thực trạng chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP? Những giải pháp hữu hiệu nào cần đưa ra để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố? Có được bức tranh tổng thể về tình hình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết, giúp thành phố có những cơ chế chính sách để thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững, hiệu quả cao. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng chăn nuôi, các yếu tố ảnh hưởng chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội, đề tài đề xuất định hướng và hệ thống các giải pháp hữu hiệu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP nhằm cung cấp sản phẩm thịt lợn cho thành phố Hà Nội đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP. - Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội những năm vừa qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội. - Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội đến năm 2020. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - tổ chức - kỹ thuật gắn liền với chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn nghiên cứu. - Đối tượng khảo sát là các chủ thể tham gia chăn nuôi lợn, bao gồm: Các hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi lợn, nhà cung ứng đầu vào, người thu mua sản phẩm; các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật… tại địa bàn nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi lợn nói chung, chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP; các yếu tố khó khăn, thuận lợi và tiềm năng ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP. - Về không gian: Đề tài được tiến hành tại địa bàn các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Điều tra số liệu 3 năm 2011 – 2013; đề xuất định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP đến năm 2020. 3 5. Những đóng góp mới của đề tài Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về thực hành chăn nuôi tốt cho lợn an toàn (VietGAHP). Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP là một xu hướng phát triển tất yếu và bền vững, góp phần nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Phân tích, đánh giá được thực trạng tình hình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của người chăn nuôi lợn có theo quy trình VietGAHP hay không; sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để chỉ ra những nội dung của quy trình VietGAHP thực sự ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP vào trong chăn nuôi lợn. Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP; đồng thời đề xuất được các giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP một cách hiệu quả, bền vững tại thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm về phát triển Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009). * Khái niệm về phát triển kinh tế Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Phạm Ngọc Linh, 2008). Quá trình biến đổi về lượng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người; Sự biến đổi về chất kinh tế là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Như vậy có thể hiểu, phát triển là sự thay đổi cả về lượng và chất theo hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mặt tích cực của phát triển là nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người, tuy nhiên nếu không được xem xét một cách thận trọng thì nó sẽ phát sinh những tiêu cực làm suy kiệt nguồn lực thậm trí để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai. * Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh vừa đáp ứng được nhu 5 cầu hiện tại, lại vừa không xâm hại đến lợi ích tương lai (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005). Phát triển bền vững hiện đang là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang quan tâm hướng tới, bởi vì nó bao hàm rất nhiều vấn đề từ sự phát triển kinh tế cho đến an sinh, công bằng xã hội và bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái. * Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) Khái niệm thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ra đời vào năm 1997, là sáng kiến của các nhà bán lẻ châu Âu (Euro – Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ (Nguyễn Văn Đức Tiến, 2006). Theo đó, GAP là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học và hóa chất, đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nhằm mục đích đảm bảo (Ngô Thị Thuận và cs., 2010): 1. An toàn thực phẩm 2. An toàn cho người sản xuất 3. Bảo vệ môi trường 4. Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau: - Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít thuốc Bảo vệ Thực vật càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi trường. - Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: Gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. - Môi trường làm việc: Mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân. - Truy tìm nguồn gốc sản phẩm: Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. 6 Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP riêng cho mình theo tiêu chuẩn Quốc tế (GlobalGAP). Hiện nay, có tiêu chuẩn được xây dựng theo khu vực hoặc theo quốc gia (Bùi Thị Lan Hương, 2009). - EurepGAP là qui trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà buôn bán lẻ thuộc Liên minh Châu Âu; AseanGAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Khu vực các nước Đông Nam Á (ASEAN); ChinaGAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Trung Quốc; Fresh – Care là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Úc; IndonGAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Indonesia; VF – GAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Singapore; ThaiGAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Thái Lan; SALM là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Malaysia; USGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Mỹ; JGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Nhật Bản; IndiaGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Ấn độ; VietGAP là qui trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Việt Nam. VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là thực hành nông nghiệp tốt; là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 28/1/2008 kèm theo quyết định số 379/QĐ-BNNKHCN, đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động . * VietGAHP cho chăn nuôi lợn Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (gọi tắt là VietGAHP; Vietnamese Good Animal Husbandry Practice) là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo lợn được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn 7 vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an sinh xã hội, sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm (Bộ NN & PTNT, 2008). * Khái niệm phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP là phương thức phát triển chăn nuôi bền vững nhằm tạo ra sản phẩm thịt lợn đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hành chăn nuôi tốt cho lợn an toàn đang được nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt nam quan tâm thực hiện. Đây chính là hướng đi mới trong chăn nuôi vì nó khắc phục được những hạn chế, rủi ro của phương thức chăn nuôi cũ, đồng thời tiếp cận một cách đồng bộ đến các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường. 1.1.2. Nội dung quy trình VietGAHP Nội dung quy trình VietGAHP gồm 17 nhóm tiêu chuẩn được quy định cụ thể tại Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho lợn an toàn tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số: 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.2. Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 1.2.1. Sự cần thiết phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP Chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP có thể được coi là một phương thức chăn nuôi khoa học, tiên tiến góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, từng bước đưa ngành chăn nuôi nước ta tiếp cận với các thông lệ của khu vực và quốc tế (Ngô Thị Thuận và cs., 2010). Trong xu thế hội nhập hiện nay, để ổn định mức giá nông sản cũng như ổn định thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp, thì nông sản phải đạt chất lượng và bảo đảm ATVSTP. Chăn nuôi theo quy trình VietGAHP là điều kiện bắt buộc nếu muốn sản phẩm sản xuất ra đứng vững được trên thị trường, là việc làm cần thiết nhằm nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn nước ta và mang lại lợi ích to lớn trên nhiều khía cạnh: 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất