Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung b...

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa

.PDF
136
322
77

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC SƠN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG BÒ SỮA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2019 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC SƠN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG BÒ SỮA Chuyên ngành: Sinh sản và bệnh sinh sản gia súc Mã số: 9 64 01 06 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh TS. Nguyễn Hữu Cường NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Sơn i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những người đã giảng dạy và dìu dắt tôi trong suốt hai năm học cao học, đồng thời tạo điều kiện để tôi tiếp tục học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh và TS. Nguyễn Hữu Cường - người thầy hướng dẫn khoa học, đã tận tình động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như quá trình hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ Chi cục Thú y Hà Nội, cơ quan công tác của tôi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi vừa hoàn thành nhiệm vụ công việc, vừa hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị sau đây đã nhiệt tình giúp đỡ tôi để hoàn thành luận án này: - Ban Giám đốc, Học viên Nông nghiệp Việt Nam; - Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; - Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; - Bộ môn Ngoại sản, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; - Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội - Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội; - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội; - Các hộ chăn nuôi thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; - Hợp tác xã Đầu tư nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì, thành phố Hà Nội. Xin cảm ơn gia đình, người thân, các đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình công tác cũng như hoàn thành bản luận án này. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Sơn ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ...................................................................................................................... i Lời cảm ơn ......................................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................................iii Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vii Danh mục bảng ...............................................................................................................viii Danh mục hình ................................................................................................................... x Trích yếu luận án ............................................................................................................. xii Thesis abstract................................................................................................................. xiv Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 4 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................ 5 1.5. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn .................................................................... 5 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 5 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 5 Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 6 2.1. Khái quát về bệnh viêm tử cung ở bò .................................................................. 6 2.1.1. Khái niệm về viêm tử cung .................................................................................. 6 2.1.2. Phân loại viêm tử cung ........................................................................................ 6 2.1.3. Chẩn đoán bệnh viêm tử cung ............................................................................. 9 2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở bò sữa .............................. 10 2.2.1. Ảnh hưởng của giống......................................................................................... 10 2.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ ...................................................................................... 10 2.2.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ ........................................................................................ 10 iii 2.2.4. Ảnh hưởng của quá trình đẻ ............................................................................... 10 2.2.5. Ảnh hưởng của sản lượng sữa ........................................................................... 11 2.2.6. Ảnh hưởng của một số bệnh sản khoa ............................................................... 11 2.3. Điều trị bệnh viêm tử cung ................................................................................ 13 2.3.1. Điều trị viêm tử cung bằng hormone ................................................................. 13 2.3.2. Điều trị viêm tử cung bằng hóa dược ................................................................ 14 2.3.3. Điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh .............................................................. 15 2.3.4. Điều trị viêm tử cung bằng thuốc có nguồn gốc thảo dược ............................... 16 2.4. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi .................................................................................................. 17 2.4.1. Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn ............................................. 17 2.4.2. Vấn đề tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi .................................. 18 2.5. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung bò trên thế giới và tại Việt Nam ...... 19 2.5.1. Tình tình nghiên cứu điều trị viêm cung bò trên thế giới .................................. 19 2.5.2. Tình hình nghiên cứu viêm tử cung bò tại Việt Nam ........................................ 19 2.6. Sử dụng chế phẩm thảo dược để điều trị bệnh viêm tử cung bò ........................ 20 2.6.1. Tình hình sử dụng thảo dược để điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm .................. 20 2.6.2. Các chế phẩm thảo dược được sử dụng trong nghiên cứu ................................. 21 Phần 3. Vật liệu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu................................................ 32 3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 32 3.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 32 3.2.1. Thực trạng bệnh viêm tử cung ở bò sữa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................... 32 3.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ viêm tử cung ở bò sữa ................................. 32 3.2.3. Sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học trong bệnh viêm tử cung ở bò sữa ..................................................................................................... 32 3.2.4. Tính mẫn cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ dịch tử cung bò sữa ........................................................................................ 33 3.2.5. Thử nghiệm sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở bò sữa .......................................................................... 33 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 34 iv 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung ở bò sữa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ..................... 34 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ viêm tử cung ở bò sữa .............................................................................................................. 34 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học trong bệnh viêm tử cung ở bò sữa ............................................................... 35 3.3.4. Phương pháp xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ dịch tử cung bò sữa .................................................. 35 3.3.5. Thử nghiệm sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở bò sữa .......................................................................... 35 3.3.6. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................................. 48 Phần 4. Kết quả và thảo luận ......................................................................................... 49 4.1. Thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại huyện Ba Vì thành phố Hà Hội và huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc .................................................. 49 4.1.1. Tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ................................................. 49 4.1.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa ở các giai đoạn khác nhau ........................................................................................................... 50 4.1.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc các thể viêm tử cung ở bò sữa ................................ 52 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ viêm tử cung ở bò sữa ................................. 53 4.2.1. Ảnh hưởng của lứa đẻ đối với viêm tử cung ở bò sữa ....................................... 53 4.2.2. Ảnh hưởng của sản lượng sữa đối với tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa ................................................................................................................. 54 4.2.3. Ảnh hưởng của bò đẻ khó và sát nhau đối với viêm tử cung ở bò sữa .............. 56 4.3. Biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học trong bệnh viêm tử cung ở bò sữa .............................................................................................................. 57 4.3.1. Kết quả xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng khi bò sữa bị viêm tử cung ............................................................................................................... 57 4.3.2. Kết quả xác định sự biến đổi về tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò sữa .................................................................................................. 60 4.3.3. Kết quả xác định sự biến đổi về thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong dịch viêm tử cung của bò sữa ............................................................................ 61 v 4.4. Tính mẫn cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ dịch tử cung bò sữa ........................................................................................ 64 4.4.1. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch tử cung bò sữa với một số thuốc kháng sinh thông dụng ....................................... 64 4.4.2. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm đường sinh dục bò sữa với một số thuốc kháng sinh ......................................... 65 4.5. Thử nghiệm sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược để phòng và trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở bò sữa .......................................................................... 67 4.5.1. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dược ở các nồng độ 100 mg/ml với vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò ............................................................... 67 4.5.2. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dược ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò ................................................................................................. 69 4.5.3. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dược ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò ................................................................................................. 71 4.5.4. Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết dược liệu khi phối hợp ................................................................................................ 74 4.5.5. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dược liệu khi pha loãng .......... 77 4.5.6. Kết quả thử độ an toàn của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến một số chỉ tiêu lâm sàng của bò ..................................................................................... 80 4.5.7. Nghiên cứu phòng bệnh viêm tử cung bò bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược ........................................................................................................... 87 4.5.8. Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược ........................................................................................................... 92 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 99 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 99 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 99 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án ......................................... 101 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 102 Phụ lục ......................................................................................................................... 110 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CFU DMSO ĐC E. coli GnRH KS HF HPLC LB MIC OD PGF2α TN TTNT VK VND WHO WST USD Số vi khuẩn Dimethyl Sulfoxide Đối chứng Escherichia coli Gonadotropin-releasing hormone Kháng sinh Holstein Friesian High-performance liquid chromatography Lysogeny Broth Minimum Inhibitory Concentration Optical Density Prostaglandin F2alpha Thí nghiệm Thụ tinh nhân tạo Vi khuẩn Việt Nam Đồng World Health Organization White Site Test United States Dollar vii DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung ............................................................ 9 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa trong chăn nuôi nông hộ tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ....................... 49 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa ở các giai đoạn khác nhau (n=189) ........... 51 4.3. Tỷ lệ mắc các thể viêm tử cung ở bò sữa (n=189) ............................................... 53 4.4. Sự ảnh hưởng của lứa đẻ đối với bệnh viêm tử cung ở bò sữa ............................ 53 4.5. Ảnh hưởng của sản lượng sữa đối với tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở bò sữa ..... 55 4.6a. Ảnh hưởng của đẻ khó đối với bệnh viêm tử cung ở bò sữa ............................... 56 4.6b. Ảnh hưởng của sát nhau đối với bệnh viêm tử cung ở bò sữa ............................. 56 4.7. Kết quả theo dõi sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của bò mắc bệnh viêm tử cung ......................................................................................................... 58 4.8. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò ..................................... 60 4.9. Tần suất xuất hiện của một số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung ................... 62 4.10. Tính mẫn cảm của vi khuẩn Staphylococcus spp và Streptococcus spp phân lập được từ dịch viêm tử cung bò sữa với một số thuốc kháng sinh .................... 65 4.11. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn ........................................ 66 4.12. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dược ở các nồng độ 100 mg/ml với vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò ......................................................................... 68 4.13. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dược ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò ............................................................................................................. 70 4.14. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dược ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò ................................................................................................................. 72 4.15. Khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò của các công thức thí nghiệm .................................................... 75 4.16. Khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò của các công thức thí nghiệm ............................................................. 76 viii 4.17. Tỷ lệ phối hợp các loại cao khô của công thức lựa chọn ..................................... 77 4.18. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dược ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò ............................................................................................................. 78 4.19. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết thảo dược ở các nồng độ khác nhau đối với vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò ................................................................................................................. 78 4.20. Kết quả theo dõi sự biến đổi thân nhiệt của bò khi sử dụng thảo dược dạng huyền phù và dạng viên........................................................................................ 81 4.21. Kết quả theo dõi sự biến đổi tần số hô hấp của bò khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược ............................................................................................ 82 4.22. Tổng hợp kết quả theo dõi sự biến đổi tần số mạch đập của những bò khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược ......................................................... 83 4.23. Kết quả theo dõi sự biến đổi tần số nhu động dạ cỏ của bò khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược ............................................................................. 85 4.24. Ảnh hưởng của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến phản ứng co bóp của tử cung bò tại thời điểm ngày 1 sau khi thụt ................................................. 86 4.25. Ảnh hưởng của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến thời gian chảy sản dịch của bò sau khi đẻ .......................................................................................... 88 4.26. Ảnh hưởng của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của bò sau khi đẻ ..................................................................................... 90 4.27. Quy chuẩn thức dây đo vòng ngực bò để tính khối lượng cơ thể của bò sữa ...... 91 4.28. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò trước khi sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược ....................................................................... 92 4.29. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò sau khi dùng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược ............................................................................. 94 4.30. Hiệu quả của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung sau khi đẻ của bò ..................................................................................... 95 4.31. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của bò sau khi điều trị khỏi bệnh viêm nội mạc tử cung .................................................................................................... 96 ix DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Viêm nội mạc tử cung ............................................................................................ 7 2.2. Viêm cơ tử cung ..................................................................................................... 8 2.3. Đẻ khó do kích thước của bào thai không bình thường (thai quá to) ................... 12 2.4. Đẻ khó do tư thế thai không bình thường ............................................................ 12 2.5. Cây Mò hoa trắng ................................................................................................. 22 2.6. Cây Bồ công anh .................................................................................................. 24 2.7. Cây Đơn đỏ .......................................................................................................... 25 2.8. Cây Tô mộc .......................................................................................................... 26 2.9. Cây Sài đất ........................................................................................................... 27 2.10. Cây Mỏ quạ .......................................................................................................... 28 2.11. Cây và các bộ phận của cây Huyền diệp .............................................................. 30 2.12. Cây Xuân hoa ....................................................................................................... 31 3.1. Quy trình tách chiết các loại thảo dược ................................................................ 36 3.2. Cao thảo dược sau đông khô được phân tán trở lại dạng lỏng hòa vào ethanol 20% đến hỗn dịch chứa dược chất có nồng độ ban đầu là 1000mg/ml ........................................................................................................... 39 3.3. Huyền phù sử dụng công thức 3 tại nồng độ 300 mg/ml ..................................... 41 3.4. Viên thuốc bào chế bằng tá dược gelatin - glyceryl ............................................. 43 3.5. Khuôn thuốc đặt thủ công loại 6 viên .................................................................. 44 3.6. Khuôn thuốc được mở nắp trong quá trình lấy viên thuốc ra khỏi khuôn ........... 45 3.7. Sáu viên thuốc thu được sau một lần đổ khuôn ................................................... 45 4.1. Bò sữa sau khi đẻ mắc viêm tử cung .................................................................... 51 4.2. Bò sữa sau đẻ mắc viêm tử cung .......................................................................... 52 4.3. Bò đẻ lứa đầu bị viêm tử cung ............................................................................. 54 4.4. Bò sữa có sản lượng sữa cao > 30 kg/ngày bị viêm tử cung ................................ 55 4.5. Bò sữa bị bệnh viêm tử cung ................................................................................ 59 4.6. Tử cung bò sữa bị bệnh viêm tử cung .................................................................. 59 4.7. Kết quả thử phản ứng WST phát hiện bệnh viêm tử cung ................................... 61 4.8. Hình ảnh phân lập Streptococcus và Staphylococcus trên môi trường thạch máu ............................................................................................................. 63 x 4.9. Phân lập Salmonella trên môi trường SS agar ..................................................... 64 4.10. Phân lập E.coli trên môi trường EM agar ............................................................ 64 4.11. Tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết lá cây Đơn đỏ khi pha loãng .............................................................................................................. 73 4.12. Tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết lá cây Huyền diệp khi pha loãng ........................................................................................................ 73 4.13. Hình ảnh thử khả năng ức chế vi khuẩn Staphylococcus spp của các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược ............................................................................. 79 4.14. Hình ảnh thử khả năng ức chế vi khuẩn Streptococcus spp của các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược ............................................................................. 80 4.15. Bò chảy sản dịch màu trắng ................................................................................. 88 4.16. Bò chảy sản dịch màu hồng ................................................................................. 88 4.17. Một số hình ảnh bò được điều trị khỏi bệnh viêm nội mạc tử cung và đang mang thai .............................................................................................................. 97 xi TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn Tên Luận án: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa Chuyên ngành: Sinh sản và bệnh sinh sản gia súc. Mã số: 9 64 01 06 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và đàn bò sữa huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và đàn bò sữa huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Xác định được thành phần, số lượng, tính mẫn cảm với một số thuốc kháng và chế phẩm có nguồn gốc thảo dược của nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung ở bò. Đánh giá được kết quả của việc sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong phòng, trị bệnh viêm tử cung bò sữa. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi trực tiếp để xác định các chỉ tiêu lâm sàng của bò mắc bệnh viêm tử cung; Phương pháp Whiteside test; Phương pháp thử kháng sinh đồ; Phương pháp tách chiết, bào chế, pha loãng dịch chiết thảo dược; Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn; Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn. Xác định sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của trâu bò mắc bệnh viêm tử cung bằng phương pháp thường quy đếm nhiều lần hoặc quan sát vào một thời điểm quy định và lấy số bình quân. Phương pháp xử lí số liệu. Kết quả chính và kết luận Tỷ lệ bò sữa bị mắc bệnh viêm tử cung khi nuôi trong nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là khá cao, trung bình 22,05%, bệnh thường tập trung trong giai đoạn ≤ 24 ngày sau đẻ (30,93%), bò đẻ từ 5 lứa trở lên (32,00%), bò có sản lượng sữa cao >30 kg (30,32%), bò đẻ khó và bò bị sát nhau. xii Trong tổng số các trường hợp bò sữa bị viêm tử cung, tỷ lệ mắc thể viêm nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất (80,43%), tiếp đến là thể viêm cơ tử cung (15,34%) và thấp nhất là viêm tương mạc tử cung (4,23%). Khi bò bị viêm tử cung, các chỉ tiêu sinh lý lâm sàng có sự thay đổi rõ rệt. Thân nhiệt, tần số mạch đập và tần số hô hấp của bò viêm tử cung đều tăng lên so với bò bình thường. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch viêm tử cung tăng lên gấp 112,93 lần so với trong dịch tử cung của bò sữa không bị viêm (7,95 ± 2,71) x 108 so (7,04 ± 2,95) x 106 CFU/ml. Đối với dịch tử cung, tỷ lệ mẫu phát hiện thấy Staphylococcus và Streptococcus ở bò không bị viêm tử cung lần lượt là 24,00% và 16,00%, khi bị viêm tử cung phát hiện là 100% mẫu bệnh phẩm. Norfloxacin là loại kháng sinh có tính mẫn cảm cao nhất đối với cả 2 loại vi khuẩn: Staphylococcus và Streptococcus phân lập được từ dịch viêm tử cung bò. Bồ công anh, Đơn đỏ, Huyền diệp, Mò hoa trắng và Sài đất là 05 loại dược liệu có khả năng ức chế vi khuẩn khuẩn in vitro đối với cả hai chủng vi khuẩn Staphylococcus spp và Streptococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng viên và dạng huyền phù không gây ảnh hưởng tới các chỉ tiêu sinh lí của bò như thân nhiệt, hô hấp, tim mạch, nhu động dạ cỏ và phản ứng co của tử cung. Chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng viên hoặc dạng Huyền phù được đặt hay thụt vào tử cung đảm bảo tiêu chí an toàn, có tác dụng phòng và trị bệnh viêm tử cung tương đương với kết quả khi sử dụng kháng sinh. Khả năng sinh sản của bò sau khi điều trị khỏi bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược là khá cao, kết quả tương đương, thậm chí có phần cao hơn nhóm bò sử dụng kháng sinh. xiii THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Ngoc Son Thesis Title: Study on the use of herbal products for prevention and treatment of metritis in dairy cows Major: Veterinary Theriogenology Code: 9 64 01 06 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives To evaluate the status of metritis in dairy cows in Ba Vi district, Hanoi and dairy herds in Vinh Tuong district, Vinh Phuc province. To determine some factors affecting metritis in dairy herds in Ba Vi district, Hanoi and dairy herds in Vinh Tuong district, Vinh Phuc province. To determine the composition, quantity, susceptibility to some antiretroviral drugs and herbal origin drugs of the bacterial group causing metritis in cows. To evaluate the effectivity of herbal products for prevention and the treatment of metritis in daily cows. Materials and Methods To use survey method, direct interview of livestock farmers in combination with direct monitoring to determine the clinical parameters of cows infected with metritis; Whiteside test method; Antimicrobial test method; Method of extraction, preparation, dilution of herbal extracts; Bacterial culture method; Determination of bacterial density. Determination of some of the clinical parameters of daily cows with metritis by routine method or observation at a prescribed time and on an average basis. Main findings and conclusions The rate of dairy cows infected with metritis in households in Ba Vi, Ha Noi and Vinh Tuong district, Vinh Phuc province is quite high, an average of 22.05%. The disease is often concentrated in period ≤ 24 days postpartum (30.93%), cows from 5 farrowings or more (32.00%), high milk cows (> 30 kg) (30.32%), difficult calving, placenta placental retention. xiv Of the total number of cases of metritis, the incidence of endometritis was highest (80.43%), followed by cervicitis (15.34%) and lowest in metritis (4.23%). When cows become infected with metritis, the clinical physiological parameters change dramatically. Body temperature, pulse rate and respiratory rate of metritis infected cows are increased compared to normal cows. The total number of aerobic bacteria in the uterine mucus was 112.93 times higher than in the non-infected cows (7.95 ± 2.71) x 108 compared with (7.04 ± 2.95) x 106 CFU/ml. For uterine mucus, the rate of Staphylococcus and Streptococcus in noninfectious cows was 24.00% and 16.00%, respectively. In case of the metritis was found to be 100% samples. Norfloxacin is the most susceptible antibiotic for both bacterial strains: Staphylococcus and Streptococcus isolated from cows infected with metritis. Dandelion, Excoecaria cochinchinensis, Green Champa, Clerodendron fragrans Vent, and Wedelia chinensis are 05 kinds of drugs that inhibit bacteria in vitro for both strains of Staphylococcus spp and Streptococcus spp isolated from cows infected with metritis. Medicinal compositions derived from herbal tablets or suspensions do not affect the physiological indicators of cows such as body temperature, respiratory, cardiovascular, rumen motility and uterine contraction. Medicinal compositions derived from herbal tablets or suspensions placed or implanted in uterus ensures safety criteria, operates to prevent and treat metritis in cows equivalent to the results when using antibiotics. Reproductive performance of cows after treatment with herbal extracts was relatively high, with a similar result, even somewhat higher than that of cows using antibiotics. xv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những qua, ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ở nước ta đã đạt được nhiều nhiều thành tựu lớn về tổng đàn, năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, năng lực đầu tư công nghệ cao, năng lực chế biến sữa và đa dạng hóa sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến sữa. Những thành tựu này của Ngành sữa Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là dẫn đầu vùng Đông Nam Á về quy mô chăn nuôi, công nghệ áp dụng và thương mại hóa sản phẩm. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi trong giai đoạn từ 2001-2017, tổng đàn bò sữa tăng trưởng 13,24 %/năm, sản lượng sữa tăng 17,73 %/năm, cao nhất trong tất cả các lĩnh vực trong chăn nuôi. Điều này góp phần quan trọng cho tăng trưởng tổng doanh thu của ngành sữa đạt tốc độ 17,6 %/năm, đạt 95.000 tỷ VNĐ. Trong năm 2017, toàn ngành sữa tại Việt Nam đạt doanh thu 100 ngàn tỷ VNĐ (tương đương 4,4 tỷ USD), tăng trưởng 10% so với năm 2016. Tăng trưởng ngành sữa nước ta trong năm 2017 chủ yếu dựa vào 2 sản phẩm chủ yếu là sữa dạng lỏng và sữa bột, chiếm tới 75% doanh thu của toàn ngành. Việt Nam tiêu dùng trên 1,33 tỷ lít sữa, tăng 6,6% so với năm 2016 và tiêu dùng 127,4 ngàn tấn sữa bột, tăng 10,4% so với năm 2016. Trong 5 năm gần đây, đàn bò sữa nước ta tăng cả về số lượng và chất lượng, cụ thể năm 2013 đàn bò sữa đạt 186 ngàn con, tăng 11,62% so với cùng kỳ năm 2012, năm 2014 tăng 22,1% lên 227,6 ngàn con, năm 2015 đạt 275,3 ngàn con tăng gần 21% so với năm 2014; sản lượng sữa đạt 723,153 ngàn tấn, tăng 31,59% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2017, chăn nuôi bò sữa phát triển ổn định, đàn bò sữa tiếp tục phát triển tốt do một số doanh nghiệp tăng cường đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi kết hợp với điều kiện thuận lợi tại một số địa phương và những tác động nhất định của Chương trình sữa học đường Quốc gia; đàn bò sữa tiếp tục phát triển tốt và mở rộng thêm ở một số địa phương như: Phú Yên, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Hà Giang... Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tại thời điểm 01/10/2017, tổng đàn bò sữa cả nước đạt 283 ngàn con tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2016 cho sản lượng sữa bò đạt 881,3 ngàn tấn, tăng gần 12,6% so với cùng kỳ 2016. 1 Chất lượng đàn bò sữa ngày càng được cải thiện do quá trình chọn lọc và cải tiến quy trình nuôi dưỡng. Năng suất sữa ở bò lai từ 3,25 tấn/chu kỳ năm 2001 lên 4,0 tấn/chu kỳ năm 2010 và 4,28 tấn/chu kỳ năm 2013; ở bò thuần HF từ 4,26 tấn/chu kỳ năm 2001 lên 5,57 tấn/chu kỳ năm 2010 và 5,60 tấn/chu kỳ năm 2013, năng suất sữa bò trung bình cả nước là 5,186 tấn/chu kỳ năm 2013. Một số cơ sở chăn nuôi bò sữa tập trung, áp dụng công nghệ cao, năng suất của bò thuần HF đạt 7.000-8.000 kg sữa/chu kỳ, cá biệt có nhiều con đạt 11.000 kg/chu kỳ, con cao nhất đạt 13.000 kg/chu kỳ ở Công ty Cổ phần bò sữa Mộc Châu. Cùng với những thành tựu trên, ngành chăn nuôi bò sữa cũng còn gặp không ít khó khăn, trở ngại. Ngoài các yếu tố về thời tiết, dinh dưỡng, quản lý thì các bệnh trên bò sữa cũng có ảnh hưởng rất lớn trong chăn nuôi bò sữa. Bệnh ở đường sinh dục bò là nguyên nhân lớn gây ra các thiệt hại về năng suất sinh sản, năng suất sữa. Trong số các bệnh ở đường sinh dục bò cái, bệnh thường gặp và gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất là bệnh viêm tử cung. Bệnh viêm tử cung có tỉ lệ mắc ở bò sau đẻ thường rất cao và mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, sản lượng và chất lượng sữa bò. Thông thường, bò bị viêm tử cung thường sẽ được điều trị bằng kháng sinh và các loại thuốc bổ trợ. Tuy nhiên, điều này làm nảy sinh ba vấn đề quan trọng đó là thiệt hại kinh tế, mất an toàn vệ sinh thực phẩm và kháng kháng sinh ở vi khuẩn. Bên cạnh đó, trong thời gian bò điều trị bệnh viêm tử cung, sữa của bò bệnh sẽ kém chất lượng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên số sữa này không thể bán được cho các công ty thu mua sữa gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Hơn nữa nếu sữa kém chất lượng dùng để chế biến thành thực phẩm thì sẽ là một mối nguy hại lớn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Về điều trị bệnh viêm tử cung bò, hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh được sử dụng có hiệu quả, song không phải kháng sinh nào cũng có thể được kiểm nghiệm vì trên thực tế người chăn nuôi còn hạn chế về kiến thức sử dụng kháng sinh, thiếu các dụng cụ chuyên ngành, các loại kiểm tra (test) để nhận dạng sự có mặt của kháng sinh trong sữa. Như vậy, sữa có chứa kháng sinh sẽ tự do lưu thông trên thị trường, gây ra mối nguy cơ về an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Mặt khác, việc sử dụng nhiều loại kháng sinh không theo những qui định nghiêm ngặt dẫn đến tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở vi khuẩn. Trên thực tế nhiều bò sữa bị bệnh viêm tử cung sau quá trình điều trị kháng sinh đã bị nhờn thuốc khi bò tái 2 phát các bệnh khác tỷ lệ chữa khỏi thấp, thời gian điều trị kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian sinh trưởng và phát triển của con vật, tốn kém trong quá trình điều trị. Nhằm tháo gỡ những khó khăn đó, nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, sử dụng chiết xuất của các thảo dược nhằm điều trị viêm tử cung ở bò. Với những nguồn gốc tự nhiên, chiết xuất thảo dược được cho là an toàn đối với bò và người sử dụng sữa, thịt bò. Có khá nhiều thảo dược đã được các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới chứng minh là có tác dụng với vi khuẩn gây bệnh. Việc sử dụng cây thuốc trong điều trị các bệnh do vi khuẩn đang ngày càng được ưa chuộng bởi tính an toàn, ít tác dụng phụ và khả năng gây kháng chậm (Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải, 2014). Các chất có nguồn gốc thiên nhiên, dù được sử dụng dưới dạng truyền thống hay các dạng đã được tinh chế và chiết tách được đánh giá là một nguồn đáng kể cho việc tìm hiểu và khám phá ra các thuốc thay thế các chất hóa học tổng hợp. Thảo dược đang ngày càng chứng minh vai trò quan trọng của mình trong nền công nghiệp dược phẩm như là một giải pháp an toàn thay thế cho các thuốc hóa học tổng hợp (Mahesh and Satish, 2008; Nguyễn Thanh Hải và Bùi Thị Tho, 2013). Ở nước ta, những nghiên cứu về cây thuốc trong phòng và trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa còn ít và cũng chỉ giới hạn trong việc khai thác, áp dụng các bài thuốc cổ truyền, còn thiếu cơ sở khoa học nên kết quả phòng và điều trị bệnh không như mong đợi. Để nghiên cứu sâu hơn về bệnh viêm tử cung ở bò sữa và sử dụng phối hợp các sản phẩm kháng sinh có nguồn gốc thảo dược đạt hiệu quả cao trong phòng, điều trị bệnh viêm tử cung trên bò sữa, chúng tôi thực hiện đề tài. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở bò sữa trong chăn nuôi nông hộ để tìm các giải pháp ngăn chặn bệnh, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Đánh giá kết quả khi sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng và trị bệnh viêm tử cung cho bò sữa có hiệu quả, nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh, hạn chế tồn dư kháng sinh trong sữa, trong thực phẩm góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng