Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng người dao đối với hoạt động tiếp cận nguồn ...

Tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng người dao đối với hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ cây thuốc tắm tại sapa, lào cai

.DOC
79
136
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---------- LÊ NGỌC HƯNG NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH TỪ CÂY THUỐC TẮM TẠI HUYỆN SAPA, TỈNH LÀO CAI CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60.44.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN HƯNG HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Ngọc Hưng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Khoa Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Lãnh đạo Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công ty cổ phần kinh doanh sản phẩm bản địa SaPa (Sapa Napro); UBND xã Tả Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai; Cộng đồng người Dao đỏ tại xã Tả Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai đã tạo mọi điều kiện, cung cấp thông tin cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn thạc sỹ này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Hưng – Trưởng phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy, cung cấp kiến thức cơ bản trong quá trình học tập. Với lòng biết ơn chân thành nhất, xin gửi đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và giúp đỡ tôi để hoàn thành công trình nghiên cứu này./. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Ngọc Hưng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 MỤC LỤC Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình viii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 3 1.1.1 Các khái niệm liên quan 3 1.1.2 Giải thích các từ ngữ liên quan tới sơ đồ ABS 6 1.1.3 Tầm quan trọng của ABS 7 1.1.4 Chia sẻ lợi ích từ hoạt động ABS 8 1.2 Các nghiên cứu và sự tham gia của cộng đồng và các bên về ABS trên Thế giới 10 1.3 Hiện trạng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích tại Việt Nam 12 1.4 Vai trò và hiện trạng của cây thuốc tắm người Dao đỏ 15 1.5 Các mô hình quản lý/kinh doanh Bài thuốc tắm ở xã Tả Phìn 16 1.5.1 Tiêu chí lựa chọn mô hình ABS tại Sa Pa 16 1.5.2 Sự hình thành mô hình ABS tại Công ty Sapa Napro 18 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22 2.2 Nội dung nghiên cứu 22 2.3 Phương pháp nghiên cứu 23 2.3.1 Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu thứ cấp 23 2.3.2 Phương pháp chuyên gia 24 2.3.3 Phương pháp kế thừa 25 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 2.3.4 Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu 26 2.3.5 Phương pháp phân tích, tổng hợp 26 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sapa 27 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 27 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30 3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Tả Phìn 34 3.2 Cộng đồng người Dao đỏ phối hợp với các nhà khoa học sản xuất các sản phẩm thuốc tắm 35 3.2.1 Tri thức truyền thống sử dụng Bài thuốc tắm của người Dao đỏ 36 3.2.2 Tham gia cung cấp tri thức truyền thống sử dụng Bài thuốc tắm giúp các nhà khoa học nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm thuốc tắm 3.3 40 Cộng đồng người Dao đỏ tham gia vào công tác bảo tồn, phát triển nguồn gen cây thuốc tắm 3.3.1 42 Bảo vệ rừng, đưa cây thuốc trên rừng về trồng dưới tán rừng và vườn nhà do gia đình quản lý 42 3.3.2 Phương thức khai thác mang tính bền vững 44 3.4 Cộng đồng người Dao đỏ tham gia vào quá trình chia sẻ công bằng, lợi ích từ việc kinh doanh Bài thuốc tắm 46 3.4.1 Lợi ích gián tiếp của cộng đồng Dao đỏ hưởng lợi từ Bài thuốc tắm 47 3.4.2 Chia sẻ công bằng lợi ích từ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh Bài thuốc tắm 3.5 49 Đề xuất sự tham gia của cộng đồng người Dao đỏ tại Sapa, Lào Cai trong hoạt động ABS đối với Bài thuốc tắm. K ẾT Kế 5 5 5 tKi ến T ÀI PH 5 5 6 5 8 6 Ụ PH Ụ PH 0 6 2 6 Ụ 4 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 53 Page 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ABS : Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; ASEAN : Liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các; Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á; CBD : Công ước Đa dạng sinh học; ĐDSH : Đa dạng sinh học; IUCN : Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế; TNMT : Tài nguyên và Môi trường; UBND : Ủy Ban nhân dân; UNEP : Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng 1.1 Tiêu chí lựa chọn mô hình ABS thực hiện đề tài 3.2 Danh mục các loài được người Dao đỏ ở Sa Pa sử dụng làm Trang 17 thuốc tắm 3.3 38 Số lượng cây thuốc tắm được dùng trong các trường hợp cụ thể của người Dao đỏ ở Sa Pa 40 Số lượng các Cổ đông tham gia vào Công ty 51 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii 3.4 DANH MỤC HÌNH ST TênT T r 1.1 S 5 ơ 3.1 C 31 ơ 3.2 S 33 ố 3.3 Ý 36 n 3.4 Đ 43 ộ 3.5 D 43 iệ 3.6 T 44 ỷ 3.7 T 46 ỷ 3.8 C 47 á 3.9 S 49 ố 3.1 T 50 0 ỷ 3.1 S 52 1 ố 3.1 D 52 2 o Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii ĐẶT VẤN ĐỀ a. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính ĐDSH cao; đặc biệt là sự đa dạng cao về các nguồn gen quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ. Cùng với lịch sử phát triển lâu đời của 54 dân tộc, từ lâu, nguồn gen động, thực vật và vi sinh vật đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp, y tế và các ngành kinh tế khác,… Nguồn gen là vật liệu cơ bản cho công tác chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng có năng suất và chất lượng cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, phù hợp với các vùng sinh thái nhằm cung cấp cho nhu cầu lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm… cho con người; phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Như vậy, việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn gen sẽ bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững, góp phần phục vụ cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo và các lĩnh vực văn hoá, du lịch... từ đó tạo nên sự cân bằng sinh học và phát triển ổn định của vùng sinh thái. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với quá trình toàn cầu hoá, sự gia tăng dân số và yêu cầu của sự phát triển kinh tế, các nguồn gen động, thực vật, vi sinh vật và cả những tri thức truyền thống về nguồn gen có nguy cơ dễ bị xâm hại, mất mát và bị “chiếm đoạt”… Ở Việt Nam, các tri thức truyền thống về nguồn gen thường rất phát triển ở những vùng rừng núi nơi có các khu hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú. Kiến thức của người dân về cách sử dụng và bảo tồn giá trị của các nguồn gen và ĐDSH không đơn thuần có ý nghĩa về khoa học mà còn là tài sản văn hóa quý giá của quốc gia và thế giới. Song theo thời gian, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, vai trò của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn các giá trị ĐDSH đã bị đánh giá không đầy đủ và tạo nên những ảnh hưởng xấu trong công tác bảo tồn ĐDSH. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 Thực tế tại Việt Nam cho thấy, hoạt động ABS của cộng đồng còn mang tính tự phát và chưa chuyên nghiệp, tập trung vào một số nguồn gen đã được khẳng định giá trị cao. Nhận thức của cộng đồng về quyền lợi, lợi ích được hưởng từ việc cung Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 cấp nguồn gen và tri thức truyền thống còn hạn chế. Điều này là cơ hội cho người sử dụng trục lợi, dẫn đến tình trạng thất thoát nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen ngày càng gia tăng. Vì vậy, đối với các bên liên quan cần phải có trách nhiệm gì đối với hoạt động ABS tại Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng địa phương cần phải tham gia, cung cấp tri thức bản địa nhằm lưu giữ các kiến thức truyền thống bảo tồn các giá trị ĐDSH, giá trị văn hóa quý giá của quốc gia và thế giới, đồng thời bảo đảm sự chia sẻ công bằng lợi ích từ nguồn gen cho các bên liên quan, đặc biệt người sở hữu cung cấp nguồn gen. Trong thực tế, khi ABS được thực hiện, lợi ích thu được từ sử dụng nguồn gen được chia sẻ công bằng và hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng và là động lực để bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương. Nhằm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ, công bằng lợi ích từ cây thuốc tắm của cộng đồng người Dao đỏ tại Sa pa, tỉnh Lào Cai, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng người Dao đối với hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ cây thuốc tắm tại Sapa, Lào Cai”. b. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu - Đánh giá vai trò của cộng đồng người Dao đỏ tại Sapa, Lào Cai trong việc hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin cho việc bảo tồn, phát triển nguồn gen tại vùng nguyên liệu cây thuốc tắm và sản phẩm của Công ty Sapa Napro; Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng người Dao đỏ trong việc hình thành Bài thuốc tắm và sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường; - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát triển nguồn gen cây thuốc tắm; - Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng người Dao đỏ trong quá trình chia sẻ lợi ích từ việc kinh doanh Bài thuốc tắm; - Đề xuất sự tham gia của cộng đồng người Dao đỏ tại Sapa, Lào Cai trong hoạt động ABS đối với Bài thuốc tắm. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các khái niệm liên quan * Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (Luật Đa dạng sinh học, 2008). * Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền ( Luật Đa dạng sinh học, 2008). * Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng (Luật Đa dạng sinh học, 2008). * Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền (Luật Đa dạng sinh học, 2008). * Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau (Luật Đa dạng sinh học, 2008). * Tiến cận nguồn gen là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại (Luật Đa dạng sinh học, 2008). * Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen (ABS) là nói đến cách thức mà nguồn gen có thể được tiếp cận, sử dụng và làm thế nào mà lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen đã tiếp cận đó được chia sẻ giữa những người dân hoặc nước sử dụng nguồn gen (người sử dụng) và người dân hoặc nước cung cấp (người cung cấp) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 (Theo UNEP – CBD). * Tri thức truyền thống về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng kiến của người dân địa phương về bảo tồn và sử dụng nguồn gen (Luật Đa dạng sinh học, 2008). * Điều khoản đồng thuận giữa các bên (Mutually Agreement Terms – MAT): là thỏa thuận đạt được giữa người cung cấp nguồn gen và người sử dụng về những yêu cầu về tiếp cận và sử dụng nguồn gen và những lợi ích được chia sẻ giữa các bên (Theo UNEP – CBD). * Thỏa thuận thông báo trước (Prior Informed Consent – PIC): là sự cho phép do cơ quan có thẩm quyền quốc gia của quốc gia cung cấp cho người sử dụng trước khi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen, theo đúng khuôn khổ pháp lý và thể chế phù hợp của quốc gia (Theo UNEP – CBD). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt các hoạt động ABS Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 1.1.2. Giải thích các từ ngữ liên quan tới sơ đồ ABS 1. Nguồn gen: là tất cả các sinh vật sống gồm thực vật, động vật và vi sinh vật mang vật liệu di truyền có tiềm năng hữu ích cho con người. Các nguồn gen này có thể được thu nhận từ nguồn gen hoang dại, thuần hóa, lai tạo hoặc quá trình canh tác. Nguồn gen có thể có nguồn gốc từ môi trường sống tự nhiên (tại chỗ), hoặc từ các bộ sưu tập nhân tạo như vườn thực vật, ngân hàng gen, ngân hàng giống và các bộ sưu tập nuôi cấy vi sinh vật (chuyển chỗ) (Luật Đa dạng sinh học, 2008). 2. Người cung cấp nguồn gen: Người cung cấp nguồn gen có thể là chính phủ, tổ chức hay nhóm người cung cấp nguồn gen và/hoặc là người nắm giữ, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người bảo quản nguồn gen. Người cung cấp sẽ thống nhất những yêu cầu về PIC và MAT với người sử dụng, cho phép tiếp cận và chia sẻ một cách công bằng các lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen. Luật pháp tại quốc gia cung cấp có thể cho phép những đối tượng khác như cộng đồng địa phương và bản địa đàm phán các điều kiện về ABS. Sự tham gia của cộng đồng địa phương và bản địa là rất cần thiết trong những trường hợp tiếp cận tri thức truyền thống gắn liền với nguồn gen. 3. Người sử dụng nguồn gen: là các viện nghiên cứu hoặc các công ty... (có thể trong nước và nước ngoài) có mong muốn tiếp cận nguồn gen phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phát triển sản phẩm có trách nhiệm chia sẻ với người cung cấp những lợi ích thu được từ nguồn gen. Người sử dụng nguồn gen tiếp cận nguồn gen vì nhiều mục đích, từ nghiên cứu cơ bản đến phát triển sản phẩm mới. Đối tượng người sử dụng nguồn gen rất đa dạng, gồm các vườn thực vật, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực như dược phẩm, nông nghiệp và mỹ phẩm, những nhà sưu tập và các viện nghiên cứu... Để được phép tiếp cận, người sử dụng trước hết phải nhận được sự cho phép (còn được gọi là sự đồng thuận thông báo trước - PIC) từ quốc gia cung cấp. Đồng thời, người cung cấp và người sử dụng phải đàm phán với nhau để đạt được thỏa thuận/hợp đồng (được gọi là Hợp đồng ABS hay Điều khoản thỏa thuận giữa các bên Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 - MAT) về chia sẻ lợi ích có được một cách công bằng và hợp lý. 4. Cơ quan có thẩm quyền quốc gia (CNA): Là cơ quan do Chính phủ thành lập và chịu trách nhiệm cấp giấy phép tiếp cận cho người sử dụng nguồn gen, đồng thời đại diện cho người cung cấp ở cấp địa phương và quốc gia. Các biện pháp thực hiện của một quốc gia sẽ quy định về cách thức hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia đó (Điều 18, Nghị định 65/2010/NĐ-CP). ABS được dựa trên thủ tục thỏa thuận thông báo trước (PIC) do người cung cấp cấp cho người sử dụng và dựa trên những cuộc đàm phán giữa các bên nhằm xây dựng Điều khoản đồng thuận giữa các bên (MAT) nhằm đảm bảo chia sẻ công bằng và hợp lý nguồn gen và các lợi ích đi kèm. 5. Các cơ quan đầu mối quốc gia: Để tạo điều kiện cho việc tiếp cận, người sử dụng cần hiểu biết đầy đủ các quy định cụ thể cùng các quy trình chi tiết về người cần liên hệ và các yêu cầu cần đáp ứng tại nước người cung cấp để có thể tiếp cận nguồn gen. Các cơ quan đầu mối quốc gia sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về quy trình nêu trên. Theo Luật Đa dạng sinh học 2008, Nghị định 21/2013/NĐ-CP ngày 04/03/2012 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TNMT thì cơ quan đầu mối quốc gia ở Việt Nam là Cục Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Tổng cục Môi trường. Theo Điều 18, Nghị định 65/2010/NĐ-CP của Chính phủ: cơ quan có thẩm quyền quốc gia chính: là Bộ TNMT, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. 1.1.3. Tầm quan trọng của ABS Tiếp cận nguồn gen có thể đem lại lợi ích cho cả người sử dụng và người cung cấp. ABS đảm bảo lợi ích tối đa cho cả người sử dụng, người cung cấp, hệ sinh thái và cộng đồng nơi nguồn gen được tìm thấy. Người sử dụng tiếp cận nguồn gen cho nhiều mục đích khác nhau, từ nghiên cứu khoa học cơ bản, như nghiên cứu phân loại học, đến phát triển các sản phẩm thương mại góp phần nâng cao sức khỏe con người, như dược phẩm. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 Người cung cấp nguồn gen được chia sẻ công bằng và hợp lý những lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen đó. Trong trường hợp người sử dụng nghiên cứu và phát triển tạo ra một sản phẩm thương mại, những lợi ích kinh tế như tiền bản quyền, tiền thanh toán một lần, phí nhượng quyền phải được chia sẻ với người cung cấp nguồn gen. Người cung cấp cũng có thể hưởng lợi từ việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ hay phát triển kỹ năng nghiên cứu, tăng cường cơ sở vật chất... Trong trường hợp lý tưởng nhất, những lợi ích này sẽ được sử dụng cho mục đích tăng cường bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH. Đối với các nước đang phát triển, việc cấp phép quyền tiếp cận nguồn gen và nhận lại sự chia sẻ những lợi ích về kinh tế và phi kinh tế có thể đóng góp đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc chia sẻ lợi ích chỉ được thực hiện khi có sự thống nhất về các điều kiện chia sẻ lợi ích công bằng và hợp lý trước khi hoạt động tiếp cận nguồn gen diễn ra. Trong một số trường hợp, việc tiếp cận nguồn gen có thể phụ thuộc vào việc sử dụng tri thức truyền thống của các cộng đồng địa phương và bản địa (ILCs). Các quy tắc ABS công nhận giá trị của tri thức truyền thống thông qua việc yêu cầu người sử dụng phải xin cấp phép tiếp cận và phải chia sẻ bất kỳ lợi ích nào thu được từ việc sử dụng tri thức truyền thống với cộng đồng sở hữu nguồn tri thức đó. 1.1.4. Chia sẻ lợi ích từ hoạt động ABS Đây là quá trình tham gia vào các lợi ích kinh tế, môi trường, khoa học, xã hội, hoặc văn hóa có được hoặc phát sinh từ việc tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen theo MAT. Chia sẻ hợp lý và công bằng lợi ích từ việc sử dụng các nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen nhằm hỗ trợ việc tuân thủ ba mục tiêu của Công ước CBD (bảo tồn ĐDSH, sử dụng bền vững các thành phần ĐDSH, chia sẻ hợp lý và công bằng những lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen) bằng cách tiếp cận nguồn gen và chuyển giao công nghệ liên quan một cách thích hợp, có những quy định với mọi quyền lợi đối với nguồn gen và công nghệ đó và bằng cách tài trợ thích đáng. Những Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 quy định về chia sẻ lợi ích được đàm phán trên cơ sở những Hợp đồng ABS và được thực hiện nhằm góp phần vào việc bảo tồn ĐDSH bao gồm cả nguồn gen. Lợi ích được chia sẻ theo những quy định trong Hợp đồng ABS đã được hình thành và có thể được đàm phán lại khi có sự thay đổi trong mục đích sử dụng vượt quá khuôn khổ Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được thỏa thuận hay mục đích sử dụng thay đổi so với những quy định ban đầu trong Hợp đồng. Việc chia sẻ lợi ích xem xét đến và áp dụng đối với cả lợi ích tiền tệ và phi tiền tệ ngắn, trung và dài hạn. Lợi ích được chia sẻ công bằng và bình đẳng với tất cả những cá nhân hoặc tổ chức được xác định là có đóng góp vào công tác quản lý nguồn gen, và vào quá trình nghiên cứu khoa học hoặc thương mại. Quy định này áp dụng với các cấp chính quyền khác nhau, và/hoặc các cộng đồng bản địa và địa phương cùng các bên liên quan bao gồm người nắm giữ, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người bảo quản nguồn gen (người cung cấp), và người sử dụng những nguồn gen là đối tượng nghiên cứu khoa học phi thương mại hoặc tham gia chuỗi thương mại hóa (người sử dụng). Lợi ích được chia sẻ nhằm mục đích để tạo ra hoặc tăng cường năng lực của người cung cấp hoặc các bên liên quan, đặc biệt là thông qua nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo, liên quan đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen. Thỏa thuận chia sẻ lợi ích cần được thực hiện một cách nghiêm túc, tôn trọng các Hợp đồng ABS đã ký kết và Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với việc sử dụng các nguồn gen được thu thập, và tôn trọng các điều khoản và điều kiện đã đàm phán và thỏa thuận giữa các bên trong Hợp đồng. Tiếp cận nguồn gen có thể đem lại lợi ích cho cả người sử dụng và người cung cấp. Tiếp cận và chia sẻ lợi ích đảm bảo việc tiếp cận và sử dụng nguồn gen sẽ tối đa hóa lợi ích cho cả người sử dụng, người cung cấp, hệ sinh thái và cộng đồng nơi nguồn gen được tìm thấy. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 1.2. Các nghiên cứu và sự tham gia của cộng đồng và các bên về ABS trên Thế giới Sau Hội nghị thượng đỉnh về môi trường toàn cầu tại Rio de Janero năm 1992, Liên Hiệp quốc đã thông qua Công ước CBD, trong đó việc sử dụng bền vững nguồn gen, bảo vệ những tri thức liên quan và chia sẻ hợp lý những lợi ích từ việc sử dụng các nguồn gen là một trong những nội dung quan trọng. Từ đó các nước có tài nguyên ĐDSH cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Philippine, Malaixia và một số nước châu Phi,... đã xây dựng các quy định hướng dẫn về ABS để thực hiện mục tiêu thứ 3 của Công ước CBD là “Bảo tồn- Sử dụng hợp lý- Chia sẻ công bằng và hợp lý” các lợi ích có từ khai thác và sử dụng nguồn gen, đặc biệt một số nước khác đã và đang xây dựng Luật ABS như Ethiopia, Nam Phi, Nêpal, Bănglađét, Pakistan, Braxin, Bolivia, Chilê, Costa Rica,… Các nước trong khối ASEAN đều là các nước có ĐDSH cao trên thế giới. nhiều nước như Malaysia, Indonesia đã từng đi đầu trong công tác bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nước, các địa phương có nguồn tài nguyên ĐDSH bị các nước khác khai thác. Trong khuôn khổ hoạt động của Tổ chức các quan chức cấp cao về môi trường ASEAN (ASOEN), vấn đề ABS đã được đề cập trước khi có hướng dẫn cụ thể của UNEP. Đến năm 1998 đã đưa ra dự thảo về “Thỏa thuận khung của ASEAN về tiếp cận nguồn gen và sinh học”. Liên tiếp sau đó là các cuộc họp tại Singapore năm 2000, Lào năm 2004, dự thảo trên đã được sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện; tuy chưa được thông qua nhưng nội dung dự thảo đã có tác động tốt đến việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của các nước, trên tinh thần của Công ước CBD và các hướng dẫn của UNEP (IUCN 2005)… Tại Thành phố Bonn (Cộng hòa Liên bang Đức) tháng 10 năm 2001, nhóm làm việc về ABS của Công ước CBD đã thông qua Hướng dẫn Bonn, hướng dẫn các nước thực hiện ABS và nguyên tắc PIC. IUCN năm 1998 cũng đã soạn thảo một bản “Hướng dẫn xây dựng khung pháp lý để xác định quyền sử dụng nguồn gen”. Các quốc gia đã nỗ lực nghiên cứu về vấn đề ABS theo hướng dẫn của Bonn về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng hợp lý những lợi ích thu được từ sử dụng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 nguồn gen dựa trên biện pháp hành chính và pháp lý, hợp đồng và thỏa thuận khác dựa trên Thỏa thuận chung giữa các bên (MAT) và xây dựng cơ chế sự chấp nhận có thông báo trước (PIC) nhằm xây dựng cơ chế chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên ĐDSH. Tại Brazil: Brazil là một nước giàu có về ĐDSH và cũng là nước đầu tiên ký kết Công ước CBD. Brazil cũng là một nước có pháp luật điều chỉnh về ĐDSH và có những quy định về ABS khá sớm, gồm cả những vấn đề về tri thức truyền thống: + Khi thương lượng Hợp đồng ABS, cộng đồng địa phương và bản địa được khuyến khích tham gia trực tiếp; + Chia sẻ lợi ích: các lợi ích được chia sẻ phụ thuộc vào nhiều biện pháp khác nhau. Các lợi ích được chia sẻ bao gồm cả tiền và phi tiền tệ, tuy nhiên một điều thú vị đáng xem xét là một trong những hình thức lợi ích phi tiền tệ là việc nghiên cứu nguồn gen nên ưu tiên tiến hành ở tại lãnh thổ của Brazil. Việc chia sẻ lợi ích từ tri thức truyền thống được tiến hành thông qua việc thiết lập các quỹ và lợi ích được nhận được từ nhà nước mà không phân bổ cho các bên liên quan sẽ được quỹ duy trì. + Về tri thức truyền thống: Brazil có Ủy ban quốc gia liên bộ về phát triển cộng đồng truyền thống và Nghị định quy định chính sách phát triển bền vững cộng đồng truyền thống để cụ thể hóa cho Chính sách quốc gia về thúc đẩy chuỗi sản xuất ĐDSH xã hội với mục tiêu tăng cường chuỗi sản phẩm của tri thức truyền thống trong khi bảo tồn ĐDSH và bao gồm cả thị trường và xã hội. Có một số thách thức trong việc bảo tồn và bảo vệ tri thức truyền thống đó là việc thông tin được cộng bố được sử dụng bởi bên thứ ba, việc hệ thống hóa và phổ biến tri thức truyền thống một cách rộng rãi được sử dụng trái phép bởi bên thứ ba và việc xác định rõ ràng trong cộng đồng nguồn gốc của tri thức truyền thống. Tại nước Cộng hòa Nam Phi: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất