Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng cánh đồng mẫu tại huyện yên ...

Tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng cánh đồng mẫu tại huyện yên dũng bắc giang

.DOC
147
87
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN DƯỢC THẢO NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG MẪU TẠI HUYỆN YÊN DŨNG – BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN DƯỢC THẢO NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG MẪU TẠI HUYỆN YÊN DŨNG – BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 60.34.04.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHƯỢNG LÊ HÀ NỘI, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Nguyễn Dược Thảo Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài: “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng cánh đồng mẫu tại huyện Yên Dũng – Bắc Giang” Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và PTNT – Trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sỹ Nguyễn Phượng Lê đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng, các tổ chức lãnh đạo huyện cùng tổ chức lãnh đạo các xã trong huyện đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi rất tận tình trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Nguyễn Dược Thảo Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 MỤC LỤC Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục các từ viết tắt vii Danh mục bảng ix Danh mục hộp x Danh mục sơ đồ xi PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1 Cơ sở lý đ 4 ồ 2.1 M 4 .1 ột 2.1 L 8 .2 ý 2.1 Đ 1 .3 ặ 2 2.1 N 1 .4 ội 5 2.1 C .5 á d 1 ự 6 2.2 C ơ đ 1 ồ 8 2.2 K 1 .1 in 8 2.2 T .2 h m 2 ẫ 1 PHẦN 2 III. 4 3.1 2 Đặc 4 3.1.1 2 Đặc 4 3.1.2 2 Đặc 5 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 3.2 Phươn 3.2.1 Phươn 3.2.2 Phươn 3.2.3 Phươn 3.2.4 Phươn 3.2.5 Các hệ PHẦN IV. 4.1 Q u 4.1 T .1 ổ 4.1 Q .2 u 4.1 N .3 g 4.1 K .4 ết 4.2 S ự 4.2 S .1 ự 4.2 S .2 ự li ê 4.2 S .3 ự 4.2 S .4 ự 4.2 S .5 ự 4.2 Đ .6 á đ ồ 4.3 P h tr o 4.3 N .1 g 4.3 P .2 h 4.3 V .3 ai 4.3 H .4 iệ 4.3 Đ .5 ư 4.3 T .6 rì 3 3 3 3 3 3 3 5 3 5 3 5 3 7 3 7 3 7 3 8 4 0 4 1 4 4 4 5 5 3 5 7 6 0 6 6 7 0 7 2 7 3 7 5 7 5 7 6 7 7 7 8 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 4.3 Đánh .7 giá d 7 ự 9 4.3 M .8 ột v 8 à 3 4.4 M ột d 8 ự 4 4.4 G .1 iả c 8 á 4 4.4 G 9 .2 iả 3 4.4 G 8 .3 iả 8 4.4 G 8 .4 iả 9 PHẦN 9 V. 0 5.1 9 Kết 0 5.2 9 Kiến 1 TÀI 9 LIỆU 3 PHỤ 9 LỤC 6 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa BVTV Bảo vệ thực vật CĐM Cánh đồng mẫu CĐML Cánh đồng mẫu lớn CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng DĐĐT Dồn điền đổi thửa DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND - UBND Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật KTNN Kỹ thuật nông nghiệp KT-XH Kinh tế - Xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia LHPN Liên hiệp phụ nữ NLN Nông lâm nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSNN Ngân sách nhà nước NTM Nông thôn mới SX&TM Sản xuất và thương mại TCT Tổng công ty TNHH Trách nhiệm hữu hạn TN&MT Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC BẢNG STT 3.1 G i 2 0 3.2 T ì đ o 3.3 T ì 2 0 3.4 T h 3.5 T h 4.1 P h t h 4.2 K ết 4.3 S ự h u 4.4 C á 4.5 L ý 4.6 H o 4.7 K h 4.8 H ì 4.9 H ì 4.1 C 0 á 2 0 4.1 S 1 ự 4.1 C 2 á g ia 4.1 C 3 á 4.1 H 4 ì 4.1 K 5 h Tên bảng Trang 2 7 2 9 3 2 3 3 3 4 4 3 4 4 4 5 4 6 4 7 4 8 5 0 5 3 5 4 5 6 5 7 5 9 6 1 6 1 6 5 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 4.1 6 4.1 7 4.1 8 4.1 9 K h L ợ M ộ C á đ ồ 4.2 B 0 ộ k h 6 7 7 1 7 4 7 7 8 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 DANH MỤC HỘP STT 4.1 Ý k g ia 4.2 Ý k 4.3 Ý k 4.4 Ý k 4.5 Ý k 4.6 Ý k Tên Hộp Trang 4 7 4 9 5 8 5 9 6 4 6 8 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ 4.1 Mô hình tổ chức bộ máy chỉ đạo xây dựng CĐM huyện Yên Dũng 38 4.2 4.3 Trang Sự tham gia của người dân vào quá trình sản xuất trên CĐM 63 Quá trình tiêu thụ sản phẩm của hộ dân tham gia sản xuất trên CĐM huyện Yên Dũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 69 Page 11 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng cánh đồng mẫu là chủ trương của ngành nông nghiệp nước ta, nhằm mục đích thực hiện quy trình sản xuất khép kín với sự liên kết của 4 nhà (Nhà nông - Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học) để áp dụng qui trình kỹ thuật thâm canh đồng bộ theo hướng “ba giảm – ba tăng” nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất lúa, tăng lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Kết quả sau ba năm thực hiện xây dựng mô hình cánh đồng mẫu cho thấy, đây là phương thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp điều kiện nước ta, mang lại kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp, được nông dân, doanh nghiệp và các địa phương hưởng ứng. Yêu cầu xây dựng mô mình cánh đồng mẫu là điều kiện sản xuất phải trên diện tích liền vùng, liền thửa, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, công tác quản lý đồng ruộng. Điều này đòi hỏi cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt sự tham của người dân là yếu tố không thể thiếu góp phần đảm bảo tính bền vững, hiệu quả trong xây dựng mô hình cánh đồng mẫu. Bắc Giang là một tỉnh miền núi, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Trước đây, do canh tác theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ nên tình trạng “trúng mùa - rớt giá”, “trúng giá - mất mùa” là cái vòng lẩn quẩn mà người nông dân không thể nào thoát được. Trước tình hình này, mô hình cánh đồng mẫu đã được ngành nông nghiệp tỉnh triển khai, để giúp nông dân giảm chi phí, ổn định đầu ra, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ năm 2012, tỉnh đã xây dựng thí điểm thành công 2 cánh đồng mẫu tại huyện Yên Dũng với quy mô 50 ha/cánh đồng và là một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của huyện. Thực tế cho thấy, mô hình cánh đồng mẫu rất phù hợp với nhu cầu của địa phương, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người nông dân. Mô hình đang bước đầu khẳng định được hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân trong chuyển đổi Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 phương thức canh tác và đầu tư trong sản xuất lúa, xây dựng vùng hàng hóa lớn tập trung, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Huyện Yên Dũng là một trong những địa phương đi đầu và đang rất thành công trong việc dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu nhằm áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, để có được thành công của mô hình cánh đồng mẫu, địa phương đã trải qua không ít những khó khăn, bỡ ngỡ nhưng nhờ sự quyết tâm của Đảng ủy, chính quyền, cùng sự đồng thuận của bà con nông dân trong huyện mà mô hình cánh đồng mẫu đang hứa hẹn mở ra một phương thức canh tác mới đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người nông dân. Qua ba năm triển khai, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, sự tham gia của một bộ phận người dân vào xây dựng cánh đồng mẫu ở đây còn hạn chế do họ chưa nhận biết đầy đủ lợi ích của việc tham gia cánh đồng mẫu, chưa mạnh dạn tham gia sản xuất cũng như chưa yên tâm trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, trình độ người nông dân không đồng đều, có thói quen sản xuất nhỏ lẻ, theo truyền thống nên việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện và việc áp dụng khoa học kỹ thuật, qui trình sản xuất mới còn một số khó khăn. Ngoài ra, mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ do chưa nhiều doanh nghiệp tham gia việc tiêu thụ sản phẩm, chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau một cách có hiệu quả để cùng có lợi. Để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng cánh đồng mẫu tại huyện Yên Dũng – Bắc Giang”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng cánh đồng mẫu, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng cánh đồng mẫu tại huyện Yên Dũng - Bắc Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong xây dựng cánh đồng mẫu. - Phân tích thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng cánh đồng mẫu tại huyện Yên Dũng. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng cánh đồng mẫu tại huyện Yên Dũng. - Đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân tại địa phương trong xây dựng cánh đồng mẫu. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu “Cánh đồng mẫu” là gì? Sự tham gia của người dân trong xây dựng cánh - đồng mẫu được thể hiện như thế nào? Thực trạng sự tham gia xây dựng cánh đồng mẫu của người dân tại huyện - Yên Dũng ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây - dựng cánh đồng mẫu tại huyện? Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân tại địa phương - trong xây dựng cánh đồng mẫu trong thời gian tới? 1.2.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.2.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng cánh đồng mẫu. Trong đó, chủ thể nghiên cứu là: chính quyền địa phương, nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân có đất trong mô hình CĐM. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng CĐM. 1.2.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Phạm vi về thời gian: - Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu có sẵn từ 2012- 2014. - Thời gian thu thập số liệu mới: Trong năm 2014 và 2015. - Thời gian triển khai nghiên cứu: Từ tháng 03/2014 đến tháng 04/2015. Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng CĐM bao gồm: - Sự tham gia của Nhà nước (chính quyền địa phương) - Sự tham gia của các nhà khoa học (cán bộ nông nghiệp) - Sự tham gia của các doanh nghiệp - Sự tham gia của người nông dân có đất trong xây dựng CĐM. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân trong xây dựng “cánh đồng mẫu” 2.1.1 Một số vấn đề về “cánh đồng mẫu” 2.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của “cánh đồng mẫu” Việc xây dựng cánh đồng mẫu hay cánh đồng mẫu lớn là đòi hỏi tất yếu của phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Hiện nay, ruộng đất trong nông nghiệp Việt Nam phân tán và manh mún. Cả nước hiện có 12,6 triệu hộ nông dân. Bình quân mỗi hộ có 2,2 lao động, canh tác trên 0,4-1,2 ha. Số hộ có diện tích dưới 0,5 ha chiếm tới 61,2%. Nhiều nơi ở đồng bằng sông Hồng và miền Trung chỉ dưới 0,3 ha/hộ, cá biệt có xã quy mô đất sản xuất dưới 0,1 ha/hộ (Đỗ Kim Chung, 2012). Sự phân tán và manh mún như vậy sẽ cản trở sự phát triển nông nghiệp hiện đại và hiệu quả. Để phát triển được nông nghiệp hàng hóa cần thiết phải có sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Vì vậy, việc xây dựng CĐML là tất yếu và là cụ thể hóa của chủ trương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức hợp đồng. Theo Đỗ Kim Chung (2012), “Cánh đồng mẫu lớn” là tên gọi của nông dân Nam Bộ, thể hiện rằng đó là một cánh đồng trồng một hay vài loại giống cây trồng với diện tích lớn, có cùng thời vụ và quy trình sản xuất, gắn sản xuất với đảm bảo cung ứng về số lượng và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Về bản chất, CĐML thể hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô lớn. Theo quan điểm của Vũ Trọng Bình (2014), “Cánh đồng mẫu lớn” là những cánh đồng có thể một hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng qui trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới một thương hiệu nhất định”. Tuy nhiên, không có một quan điểm chính xác nào về “cánh đồng mẫu” nhưng từ quan điểm trên ta có thể rút ra kết luận: “Cánh đồng mẫu” là những Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 cánh đồng trên đó nông dân cùng nhau thực hiện sản xuất theo một quy trình chung trong tất cả các khâu từ đầu vào cho tới đầu ra. Nó chỉ khác CĐML là quy mô diện tích cánh đồng phải đủ lớn theo theo tiêu chí xây dựng CĐM của từng địa phương. Ví dụ, do tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi nên quy mô diện tích CĐM được quy định như sau: 20 ha trở lên (các xã thuộc huyện miền núi) và 30 ha trở lên (các xã, thị trấn còn lại) đối với CĐM sản xuất lúa, lạc; 10 ha trở lên (các xã thuộc huyện miền núi) và 20 ha trở lên (các xã, thị trấn còn lại) đối với CĐM sản xuất khoai tây chế biến, rau chế biến. Trong khi đó, theo tiêu chí xây dựng CĐML do Phạm Văn Dư, Lê Thanh Tùng (2011) biên soạn, quy mô CĐML được quy định là 300-500 ha xuất phát từ thực tiễn sản xuất lúa ở ĐBSCL và các tỉnh trên cả nước. Như vậy, từ quan điểm về đặc trưng CĐML của Đỗ Kim Chung (2012), có thể xem CĐM cũng có những đặc trưng cơ bản tương tự như sau: - Là cánh đồng trồng cây hàng năm như lúa, rau, màu. Đặc điểm này giúp phân biệt với các vườn cây cao su, cà phê hay chè. - Diện tích trồng cây trồng đó trên cánh đồng phải đủ lớn theo tiêu chí xây dựng CĐM của từng địa phương. Không có một quy định cụ thể về diện tích cho một CĐM. Quy mô diện tích của cánh đồng khác nhau theo đặc điểm kinh tế - tự nhiên và xã hội của mỗi địa phương, nhưng phải đủ lớn để sử dụng hợp lý và hiệu quả mô hình thủy lợi, máy làm đất, máy xạ, hệ thống sấy phơi và cung cấp hàng hóa cho thị trường. Theo quan điểm này, từ “mẫu” ở đây được hiểu là “hình mẫu” trên các phương diện tổ chức sản xuất trên quy mô đủ lớn, cùng áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, cùng thời vụ sinh trưởng và phát triển, gắn sản xuất với thị trường. - Cánh đồng có thể có một hay nhiều hộ canh tác. Đặc điểm này nói lên rằng, cánh đồng có thể do một chủ (do kết quả của tích tụ và tập trung ruộng đất) nhưng cũng có thể do nhiều hộ canh tác trên cánh đồng đó. - Cánh đồng sản xuất cùng một loại giống cây trồng để phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc điểm này đòi hỏi, để có CĐM thì cánh đồng đó phải là sản xuất ra Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt. Để có sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt phải đồng nhất về giống và chất lượng giống, tạo ra sự sinh trưởng đồng đều về thời vụ, tiện cho áp dụng một quy trình kỹ thuật tiên tiến trong các khâu làm đất, tưới nước, gieo xạ, bảo vệ thực vật, thu hoạch, phơi, sấy, chế biến và tiêu thụ. - Có sự liên kết chặt chẽ giữa DN và nông dân. DN nắm vững nhu cầu thị trường, đặt hàng cho nông dân, cung cấp đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Nông dân thực hiện các khâu theo quy trình hướng dẫn và bán sản phẩm cho DN. Đặc điểm này được kể ra cuối cùng nhưng lại là quan trọng nhất. Chỉ có sự liên kết giữa DN với nông dân trong chuỗi giá trị rõ ràng và minh bạch thì mới có thể tạo ra CĐM. - Có hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao. Đặc trưng này là cuối cùng nhưng lại là quan trọng nhất. CĐM phải có đảm bảo đồng đều về năng suất, năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Do đó, thu nhập trên một đơn vị diện tích, đồng vốn đầu tư phải cao. Lợi ích của nông dân, của nhà DN được đảm bảo. Với nghĩa đó, từ “mẫu” còn thể hiện làm mẫu về hiệu quả sản xuất cho các địa phương khác. 2.1.1.2 Vai trò của cánh đồng mẫu Cũng giống như vai trò của CĐML do Đỗ Kim Chung (2012) đã nêu ra, CĐM có vai trò quan trọng cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. - Gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với thị trường. Sản xuất trên quy mô thể hiện sự liên kết giữa người chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn để đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thị trường về nông phẩm. - Do sản xuất trên quy mô đủ lớn, nên tạo điều kiện ứng dụng được quy trình sản xuất tiên tiến để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. - Tạo điều kiện cho nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất. - Giúp nông dân sản xuất nhỏ liên kết nhau lại, hình thành kinh tế hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ. - Góp phần làm cho nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 2.1.1.3 Tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu Không có một quy định chung nào về tiêu chí xây dựng CĐM. Các địa phương khác nhau có hướng dẫn tiêu chí xây dựng CĐM khác nhau, tùy vào đặc điểm tự nhiên, KT-XH của địa phương đó. Dựa trên Hướng dẫn số 128/HD-SNN của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Giang ngày 20/02/2014 về hướng dẫn tiêu chí xây dựng CĐM, ta có thể xác định tiêu chí xây dựng CĐM như sau: a) Về quy hoạch và lựa chọn địa điểm - CĐM sản xuất các cây trồng phù hợp với các quy định sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM đến năm 2020 của huyện, xã. Có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi để đầu tư thâm canh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các cây trồng hàng hóa tập trung để có hiệu quả kinh tế cao, sản xuất bền vững. Ưu tiên xây dựng CĐM đã DĐĐT hoặc ở những nơi ruộng đất không manh mún để có điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất. - Có kế hoạch sản xuất CĐM được UBND xã, thị trấn phê duyệt. b) Về quy mô diện tích - CĐM sản xuất lúa, lạc, diện tích liền vùng, liền khoảnh tối thiểu 20 ha trở lên đối với các xã thuộc huyện miền núi, 30 ha trở lên đối với các xã, thị trấn còn lại. - CĐM sản xuất khoai tây chế biến, rau chế biến, rau an toàn diện tích liền vùng, liền khoảnh tối thiểu 10 ha trở lên đối với các xã thuộc huyện miền núi, 20 ha trở lên đối với các xã, thị trấn còn lại. c) Áp dụng cơ giới và quy trình kỹ thuật - Nông dân tự nguyện tham gia và cam kết thực hiện đúng quy trình kỹ thuật do Phòng NN&PTNT hoặc Trạm khuyến nông hướng dẫn; riêng cánh đồng sản xuất rau an toàn phải áp dụng các quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Sử dụng 100% giống tốt, gieo cấy cùng loại cây trồng, cùng thời vụ, cùng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, thu hoạch theo chỉ đạo của cơ quan chuyên môn của tỉnh và huyện. - CĐM phải áp dụng 100% cơ giới hóa khâu làm đất (riêng đối với sản xuất lúa phải áp dụng cơ giới cả khâu thu hoạch. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 d) Về đối tượng cây trồng - Đối với CĐM sản xuất lúa: sản xuất lúa lai, lúa chất lượng thương phẩm chỉ gieo trồng 01 giống/vụ; sản xuất giống lúa lai, giống lúa thuần chất lượng gieo trồng tối đa 02 giống/vụ, gieo cấy thành vùng sản xuất tập trung trên cánh đồng. - Đối với CĐM sản xuất lạc giống, lạc thâm canh: sản xuất 01 giống/vụ. - Đối với CĐM sản xuất khoai tây chế biến: sản xuất 01 giống/vụ. - Đối với CĐM sản xuất rau an toàn, rau chế biến: Cây trồng chính trên cánh đồng phải đạt tối thiểu 60% diện tích/vụ, các cây trồng còn lại phải cùng nhóm sản phẩm với cây trồng chính. e) Phương án sản xuất - CĐM phải sản xuất tối thiểu 2 năm liên tục (04 vụ sản xuất). - Một CĐM có thể thực hiện công thức luân canh khác nhau cả lúa và mầu nhưng đối tượng cây trồng cụ thể của từng vụ phải đảm bảo các tiêu chí trên. f) Liên kết sản xuất - CĐM phải có sự liên kết giữa các hộ dân hoặc thông qua HTX, tổ hợp tác, ký kết hợp đồng kinh tế với DN hoặc đơn vị sự nghiệp thực hiện một trong các nội dung sau: cung ứng vật tư phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; giống; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tiêu thụ sản phẩm (riêng khoai tây, rau chế biến cần chỉ đạo ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm). - Các hộ, nhóm hộ phải thực hiện đúng các cam kết đã ký kết hợp đồng với DN hoặc đơn vị sự nghiệp. g) Hiệu quả kinh tế - Mô hình cánh đồng mẫu phải có hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất truyền thống (đại trà) tối thiểu 10% giá trị sản xuất trở lên. 2.1.2 Lý luận về sự tham gia của người dân trong xây dựng cánh đồng mẫu 2.1.2.1 Khái niệm về sự tham gia Đây là một khái niệm gây khá nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề vai trò của các bên liên quan của dự án. Khởi đầu, người ta xem sự tham gia của người dân chỉ đơn thuần là việc đóng góp sức lao động vào việc thực hiện các hoạt động của dự án. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất