Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật ...

Tài liệu Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc huyện văn chấn yên bái

.DOC
132
141
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ VIỆT DŨNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC NGÔ BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC HUYỆN VĂN CHẤN – YÊN BÁI CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60. 62. 01.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TIẾN DŨNG TS. NGUYỄN QUANG TIN Hà Nội, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả Lê Việt Dũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Tiến Dũng, TS.Nguyễn Quang Tin người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Bộ môn phương pháp thí nghiệm và thống kê sinh học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Sến, Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Phòng NN&PTNT huyện Văn Chấn, UBND xã Sơn Thịnh, Cát Thịnh, Suối Giàng và bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi trong cả quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài, hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tác giả Lê Việt Dũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..........................................................................................................................i Lời cảm ơn.............................................................................................................................ii Mục lục ................................................................................................................................iii Danh mục các bảng ..............................................................................................................vi Danh mục các hình, sơ đồ ...................................................................................................vii Danh mục từ viết tắt............................................................................................................viii MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1 1 Tính cấp tài...........................................................................................1 2 Mục tiêu và ................................................................................2 3 Ý nghĩa khoa tài.................................................................3 thiết của đề yêu cầu của đề tài và thực tiễn của đề học CHƯƠNG I TỔNG LIỆU................................................................................4 QUAN 1.1 Cơ sở khoa tài........................................................................................4 TÀI học của đề 1.1.1 Một số khái niệm về hệ thống nông nghiệp và phát triển bền vững .......................4 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp .........6 1.1.3 Các giải pháp .......................................................10 canh tác bền Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp vững trên đất dốc Page 3 1.2 Mốt số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất ngô trên đất dốc...........................14 1.2.1 Đặc điểm kinh ...............................................................................14 tế của cây ngô 1.2.2 Quy trình canh dốc.......................................................................16 tác ngô trên đất 1.3 Thực trạng sản xuất và nghiên cứu đất dốc trên thế giới.......................................17 1.4 Tình hình nghiên cứu các kỹ thuật canh tác bền vững trong nước .......................25 1.4.1 Hiện trạng sử Nam................................................................25 1.4.2 Những nghiên .................................................................27 CHƯƠNG II NỘI DUNG ...................................32 VÀ dụng đất dốc ở Việt về canh tác đất dốc cứu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng cứu............................................................................................32 2.2 Địa điểm và .........................................................................32 thời 2.2.1 Địa điểm .............................................................................................32 gian nghiên nghiên 2.2.2 Thời gian cứu.............................................................................................32 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp nghiên cứu cứu nghiên Page 4 2.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................32 2.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................32 2.4.1 Khảo sát đặc điểm nơi nghiên cứu ........................................................................32 2.4.2 Sử dụng bảng hỏi để tính toán hiệu quả kinh tế của một số loại hình canh tác ngô tại địa phương .................................................................................................33 2.4.3 Xác định hiệu quả của các kỹ thuật canh tác đến môi trường. ..............................35 2..4.4 Điều tra sâu nông hộ..............................................................................................36 2.5 Xử lý số liệu...........................................................................................................36 CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................38 3.1 Đặc điểm tự nhiên, và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Văn Chấn – Yên Bái .................................................................................................................38 3.1.1 Vị trí địa lý, khí hậu ...............................................................................................38 3.1.2 Đặc điểm địa hình và tài nguyên thiên nhiên ........................................................40 3.1.3 Đặc điểm dân cư và tình hình sử dụng đất ............................................................42 3.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Văn Chấn ................................................45 3.1.5 Sản xuất chăn nuôi và thuỷ sản .............................................................................47 3.1.6 Lâm nghiệp:...........................................................................................................47 3.1.7 Các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất:..............................................................48 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 3.1.8 Đặc điểm sản xuất ngô trên đất dốc huyện Văn Chấn ..........................................49 3.2 Đặc điểm các giải pháp canh tác ngô bền vững trên đất dốc tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái .................................................................................................53 3.2.1 Một số kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc tại huyện Văn Chấn – Yên Bái..................................................................................................................53 3.2.2 Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác ngô đến hiệu quả kinh tế – môi trường tại Văn Chấn – Yên Bái.............................................................................55 3.3 Đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng áp dụng của các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững vào sản xuất ngô tại Văn Chấn – Yên Bái. ....................67 3.3.1 Đặc điểm các nông hộ áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững .................................67 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 3.3.2 Vai trò của các tổ chức tham gia đến việc áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững.................................................................................................................. .....72 3.3.3 Xác định các khó khăn của nông dân khi áp dụng các kỹ thuật canh tác trên đất dốc....................................................................................................................7 6 3.4 Kết quả tổng hợp các yếu tố tác động đến việc áp dụng kỹ thuật canh tác ngô bền vững tại Văn Chấn – Yên Bái.................................................................82 3.5 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng của các biện pháp kỹ thuật đến canh tác ngô bền vững trên đất dốc tại Văn Chấn –Yên Bái............86 3.5.1 Đề xuất kỹ thuật.....................................................................................................86 3.5.2 Đề xuất kinh tế - xã hội..........................................................................................86 3.5.3 Đề xuất cơ chế chính sách .....................................................................................87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................89 Kết Luận ..............................................................................................................................89 Kiến nghị .............................................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................90 Phụ lục ...............................................................................................................................94 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 DANH MỤC CÁC BẢNG ST T 3.1 C ơ 3.2 C ơ 3.3 T ì 3.4 Diễn biến nghi ệp 3.5 Mức độ Văn Chấn 3.6 Thực trạng Văn Chấn 3.7 Ảnh hưởn 3.8 Thàn h huyệ n 3.9 Ảnh hưởn 3.1 Ảnh 0 hưởn 3.1 Nhu 1 cầu Chấn năm 3.1 Ảnh 2 hưởn sản xuất 3.1 Điều 3 kiện kỹ thuật 3.1 Diện 4 tích 3.1 Khả 5 năng 3.1 Kết 6 quả kỹ thuật 3.1 Mức 7 độ dụng kỹ T r 41 43 44 4 6 5 2 5 4 5 6 5 8 5 9 6 0 6 3 6 6 6 8 6 8 6 9 8 1 8 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ STT 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 D i ( g H i D i – N h Ả n C á 3.2 3.3 Trang Tên sơ đồ Trang 3 9 4 5 5 0 6 4 6 5 7 1 STT 3.1 Tên hình M ố c 7 a 4 P h c 7 a 7 C á v 7 ữ 9 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu CA : Conservation Agriculture (Nông nghiệp bảo tồn) CIRAD : Agricutural Reseach for Development ( Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển ) FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations (tổ chức nông lương thế giới) HTNN : Hệ thống nông nghiệp IBSRAM : International Board for Soil Research and Management ICRAF : World Agro-forestry Centrer (trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp thế giới) NLKH : Nông lâm kết hợp NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NOMAFSI : Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc PRA : Participatory rural appraisal (Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia) TBT : Tiểu bậc thang UBND : Uỷ ban nhân dân TBKT : Tiến bộ kỹ thuật BVTV : Bảo vệ thực vật KHKT–NLN : Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp TOT : Training of trainer (đào tạo người đào tạo) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng miền núi phía Bắc, trên 80% diện tích đất canh tác là đất dốc. Đất có o độ dốc dưới 15 chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất dốc; đa số diện tích này đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm nghiệp. Diện tích đất có độ o o o dốc từ 15 đến 25 chiếm khoảng 16%, còn lại là đất có độ dốc trên 25 , khoảng 62%. Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác cây lương thực o. ngắn ngày trên đất trên dốc hơn 25 . Với độ dốc như vậy, hiện tượng xói mòn rửa rôi đất rất mạnh, đất nhanh chóng mất khả năng canh tác sau thời gian ngắn. Miền núi phía Bắc là vùng tập trung sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số ít người Thái, Tày, Dao, H’Mong… Sinh kế của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất các cây lương thực (ngô, lúa nương, sắn…). Đặc biệt, cây ngô trong những năm gần đây đã trở thành cây xoá đói giảm nghèo, nhờ những thành tựu về công tác chọn tạo giống và sử dụng phân bón hoá học. Theo Lê Quốc Doanh (2004), ở miền núi phía Bắc có tới 62% hộ nông dân có thu nhập từ sản xuất ngô và bình quân cây ngô chiếm tới 15% thu nhập của các nông hộ. Trong những năm gần đây, do những thành tựu trong sản xuất ngô lai mà năng suất ngô đã tăng vọt (từ 22,7 tạ/ha năm 2000 lên 33,3 tạ/ha năm 2010). Cùng với sự ổn định về thị trường, vai trò kinh tế của cây ngô ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đây là một điều đáng mừng vì thực sự cây ngô đã đóng góp nhiều trong việc cải thiện đời sống nông dân miền núi. Tuy nhiên sản xuất ngô trên đất dốc hiện nay nảy sinh nhiều vấn đề, nguyên nhân chính là do nông dân chỉ quan tâm sử dụng giống mới và tăng hàm lượng phân hoá học nhằm tăng năng suất ngô. Các khía cạnh của canh tác bền vững chưa được quan tâm. Việc sử dụng phân xanh, phân hữu cơ hoặc tàn dư cây trồng để bảo vệ và cải thiện dinh dưỡng và độ mùn cho đất, các biện pháp hạn chế xói mòn đất chưa được áp dụng. Kết quả là đất dốc đã và đang bị xói mòn. Ở nhiều nơi đất trồng ngô Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 đã bị thoái hoá đến mức giống và phân hoá học không còn phát huy tác dụng, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Nguy cơ này ngày càng cao, diện tích đất canh tác vốn đã rất hạn chế sẽ càng thiếu, nếu không có các biện pháp kịp thời hỗ trợ nôngdân áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững, hạn chế xói mòn đất. Yên Bái là tỉnh có nhiều diện tích canh tác ngô trên đất dốc ở miền núi phía Bắc. Phần lớn diện tích đất ở đây là đất dốc. Cây trồng trong hệ thống trồng trọt chủ yếu là ngô và lúa nương. Kiểu canh tác hiện vẫn được nông dân thực hành phổ biển ở đây là phát dọn tàn dư thực vật và đốt sạch trước khi gieo trồng, mặt đất không được che phủ. Vì thế vào đầu mùa mưa đất bề mặt bị xói mòn và rửa trôi nhiều. Nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đã xây dựng được các kỹ thuật canh tác ngô bền vững, như che phủ mặt đất bằng lớp phủ thực vật, làm tiểu bậc thang, gieo thẳng (không làm đất hoặc chỉ làm đất tối thiểu để gieo hạt), trồng xen, trồng gối ... Các kỹ thuật này đã được chứng minh có hiệu quả cao trong bảo vệ đất, chống xói mòn và dần làm cho đất màu mỡ hơn, giúp kiểm soát cỏ dại, giữ độ ẩm trong đất, tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, việc áp dụng các kỹ thuật này trong sản xuất còn rất hạn chế. Hiện mới chỉ rất ít diện tích đất dốc ở Yên Bái được canh tác ngô áp dụng các kỹ thuật bền vững. Vậy những nguyên nhân cản trở các nông hộ tiếp nhận các kỹ thuật đó là gì, và việc giải quyết các vấn đề khó khăn đó như thế nào đang và đang là hướng nghiên cứu cho sự sự phát triển hiện nay. Nhằm góp phần cải thiện tình hình, thúc đẩy phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp trên đất dốc miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Yên Bái nói riêng, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài " Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc tại Văn Chấn - Yên Bái " nhằm góp phần xây dựng các hệ thống canh tác ngô hiệu quả, ổn định và lâu bền hơn 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục tiêu Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ thuật canh tác ngô bền vững (che phủ đất, trồng xen cây họ đậu, tiểu bậc thang) vào sản xuất của các hộ nông dân. Từ đó, làm cơ sở đề xuất giải pháp để hộ nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất ở huyện Văn Chấn – Yên Bái 2.2. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá được thực trạng áp dụng kỹ thuật canh tác tác ngô bền vững tại huyện Văn Chấn – Yên Bái - Xác định được các yếu tố hạn chế, các yếu tố thúc đẩy áp dụng biện pháp kỹ thuật vào sản xuất - Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy ứng dụng các kỹ thuật 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài chỉ ra được các yếu tố thức đẩy và các yếu tố hạn chế việc áp dụng các kỹ thuật canh tác ngô bền vững vào sản xuất, làm cơ sở để nghiên cứu phát triển các kỹ thuật canh tác bền vững trong điều kiện miền núi. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ vai trò của những kỹ thuật canh tác phù hợp (cho năng suất cây trồng cao, ổn định và duy trì, bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên đất, nước, giảm phát thải) với điều kiện canh tác của huyện Văn Chấn và xác định được các giải pháp thúc đấy ứng dụng các kỹ thuật này, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, và nâng cao tính bền vững của các hệ thống canh tác ngô đất dốc tại Yên Bái nói riêng, miền núi phía Bắc nói chung. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm về hệ thống nông nghiệp và phát triển bền vững * Hệ thống nông nghiệp (Agricultural systems) Hệ thống nông nghiệp (Phạm Chí Thành và cs, 1993) là: Một phức hợp của đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, lao động, các nguồn lợi, các đặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý tuỳ theo sở thích, khả năng, kỹ thuật có thể có. Hệ thống nông nghiệp thực chất là một hệ sinh thái nông nghiệp được đặt trong một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tức là hệ sinh thái nông nghiệp được con người tác động bằng lao động, các tập quán canh tác, hệ thống các chính sách…. Nhìn chung hệ thống nông nghiệp là một hệ thống hữu hạn trong đó con người đóng vai trò trung tâm, con người quản lý điều khiển các hệ thống nhỏ trong đó theo những quy luật nhất định, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hệ thống nông nghiệp. Hệ thống nông nghiệp = Hệ sinh thái nông nghiệp + Các yếu tố kinh tế, xã hội. Theo Đào Thế Tuấn, 1989, HTNN thực chất là sự thống nhất của 2 hệ thống: (1) Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi) trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin với ngoại cảnh, tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và thứ cấp (chăn nuôi) của hệ sinh thái. (2) Hệ kinh tế - xã hội, chủ yếu là sự hoạt động của con người trong sản xuất tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp trên thế giới cho thấy quá trình thay đổi cơ bản nhất của HTNN là sự tiến hoá của hộ nông dân từ tình trạng sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Sự thay đổi theo hướng phát triển đó diễn ra không đồng thời giữa các vùng, các làng, các hộ. Do vậy, mỗi nơi phải xây dựng những giải pháp riêng cho phù hợp với đặc điểm thực trạng của hệ thống. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 * Hệ thống canh tác (Farming systems) Hệ thống canh tác là sự bố trí một cách thống nhất, ổn định các ngành nghề trong nông trại được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học, kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn, nguồn lực của nông hộ (Shaner, 1982). Hệ thống canh tác là sản phẩm của bốn nhóm biến số: Môi trường vật lý, kỹ thuật sản xuất, chi phối của nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế xã hội. Trong hệ thống canh tác vai trò của con người đặt ở vị trí trung tâm của hệ thống và quan trọng hơn bất cứ nguồn tài nguyên nào kể cả đất canh tác Nhà thổ nhưỡng học người Mỹ đã chứng minh cho quan điểm này, ông cho rằng đất không phải là quan trọng nhất mà chính con người sống trên mảnh đất đó. Muốn phát triển một vùng nông nghiệp, kỹ năng của nông dân có tác dụng hơn độ phì của đất (Cao Liêm và cs, 1996). Theo Lê Trọng Cúc, 1996. Hệ sinh thái nông nghiệp (Agro-ecosystems) và hệ kinh tế xã hội (Socio - economic Systems). Trong đó hệ kinh tế- xã hội là hệ tích cực, sự biến đổi chung của hệ thống nông nghiệp phụ thuộc phần lớn hệ này Phát triển bền vững là sự phát triển có khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không phương hại đến khả năng của các thế hệ mai sau đáp ứng được những nhu cầu của con người. Đối với vùng cao, phát triển bền vững liên quan chặt chẽ đến các biện pháp quản lý đất đất dốc bền vững mà chủ yếu là không gây thoái hoá đất, không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn đảm bảo được cuộc sống con người. Điều này có nghĩa là phát triển phải đi đôi với quản lý tài nguyên hợp lý. Nông nghiệp bền vững nói về thiết kế những hệ thống định canh lâu bền. Đó là một triết lý và một cách tiếp cận về sử dụng đất đai, liên kết tiểu khí hậu, cây trồng hàng năm và lưu niên, vật nuôi, đất nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả. Một nền nông nghiệp phát triển nhanh và vững chắc phải sử dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, đất đai..vv và các nguồn lợi kinh tế, xã hội như: lao Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 động, vật tư, kỹ thuật..vv. Một trong những biện pháp kinh tế và kỹ thuật nhằm tận dụng các nguồn lợi tự nhiên và kinh tế xã hội là bố trí hệ thống cây trồng hợp lý trong một vùng hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Thị Nương, 1998). Một hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, khai thác hải sản...) là bền vững khi đạt tất cả các mục đích của nó và có thể tiếp tục mãi mãi. Nội dung của phát triển bền vững bao gồm: - Đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của con người - San bằng được khoảng cách giữa giàu – nghèo và hoàn cảnh xã hội. - Bảo tồn được các tài nguyên thiên nhiên. - Tạo ra những điều kiện tốt giúp con người nhận thức rõ giá trị làm người, hiểu rõ được những vấn đề chung của nhân loại và những gì ưu tiên phải thực hiện trước và giúp con người đạt được quyền tự do trong cộng đồng. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp * Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp là những kỹ thuật được khẳng định là phù hợp và khả thi về sinh thái, kinh tế - xã hội trên đồng ruộng của nông dân, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cho nông nghiệp và nông thôn. “tiến bộ” ở đây thể hiện sự “tốt hơn” và “mới hơn” so với kỹ thuật hiện có (Đỗ Kim Chung, 2005). TBKT là những kỹ thuật mới hiện chưa có ở địa phương và là một yếu tố động theo thời gian và không gian. Yếu tố động theo không gian được hiểu là một TBKT chỉ phù hợp với một không gian nhất định, khái niệm không gian ở đây có thể thu hẹp trong phạm vi một hệ sinh thái nông nghiệp và cũng có thể rộng trong phạm vi một vùng. Còn khái niệm về yếu tố động theo thời gian thì một TBKT có thể phù hợp với nền nông nghiệp tự cung tự cấp và không phù hợp nền nông nghiệp hàng hóa (Đào Thế Tuấn, 2000). Việc áp dụng TBKT là quá trình đưa các TBKT đã được khẳng định là đúng đắn trong thực tiễn vào áp dụng trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 đời sống của con người. Theo Phạm Chí Thành và cs (1993), hệ thống canh tác tiến bộ và bền vững được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố bên ngoài (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội) và nhóm các yếu tố bên trong của nông hộ (đất đai, lao động, vốn, và kỹ năng nghề nghiệp). Hệ thống canh tác tiến bộ là sự kết hợp giữa kiến thức bản địa và tiến bộ kỹ thuật. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu phát triển tiến bộ kỹ thuật là lý thuyết hệ thống, trong đó có sự phối hợp giữa nông dân (kiến thức bản địa) với các nhà khoa học (công nghệ mới) cùng nhau phát hiện vấn đề giải quyết và đưa ra kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Sự kết hợp này tạo ra cái mới (hệ canh tác tiến bộ và bền vững). * Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp Theo kinh nghiệm áp dụng TBKT của các nước Châu Á, Châu Phi và qua thực tiễn của nước ta đã chỉ ra những nhân tố cơ bản sau ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp ( Nguyễn Thu Hồng, 2008): Nhóm yếu tố bên trong a) Nông hộ Đối với hộ nông dân các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng TBKT trong nông nghiệp bao gồm: + Nguồn lực gồm: i) Số và chất lượng nguồn nhân lực (Trình độ văn hóa, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 giới tính, lứa tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm và tay nghề của nông dân); ii) Tài nguyên đất đai (Đất thổ cư, vị trí,…). Đây là các yếu tố quan trọng để hộ có thể mở rộng sản xuất. + Nguồn lực tài chính và công nghệ; iii) Hình thức tổ chức sản xuất (quy mô lớn hay nhỏ); iv) Khả năng marketing và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm; v) Khả năng về vốn đầu tư. + Khả năng giao tiếp xã hội và cộng đồng của nông dân như sự tiếp xúc với cán bộ khuyến nông, tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng, với hàng xóm và bạn bè cũng là những nhân tố ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả của việc áp dụng TBKT đồng thời cũng quyết định đến sự thành công của việc áp dụng TBKT trong nông nghiệp của hộ nông dân. b) Quỹ đất Đất đai luôn là vấn đề sống còn của bất kỳ một nông hộ nào dù là lớn hay nhỏ. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, là nguồn lợi tự nhiên cung cấp năng lượng và vật chất cho cây trồng. Đất đai và khí hậu hợp thành phức hệ tác động vào cây trồng do vậy cần phải nắm được đặc điểm mối quan hệ giữa cây trồng với đất thì mới xác định được cây trồng hợp lý. c) Thị trường Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến TBKT. Theo cơ chế thị trường thì người nông dân cần điều chỉnh quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật, thay đổi giống cây trồng, vật nuôi để đạt hiệu quả cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường. d) Thu nhập Thu nhập của hộ nông dân được hình thành từ các nguồn chính là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và từ các hoạt động phi nông nghiệp. Chuyển dịch hệ thống canh tác có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của hộ nông dân do kết quả của chuyển dịch hệ thống canh tác không chỉ làm thay đổi về khối lượng hàng nông sản làm ra mà còn làm thay đổi cả cơ cấu sản phẩm. Việc thay đổi về số lượng và cơ cấu nông sản phẩm làm ra dẫn đến thay đổi giá trị tổng sản phẩm sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, việc thay đổi trong bố trí nguồn lực đầu vào của sản xuất cũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 làm thay đổi chi phí sản xuất so với các hệ thống canh tác khác nhau không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp mà còn đối với cả các hoạt động phi nông nghiệp khác. Kết quả tất yếu của quá trình này dẫn đến thay đổi thu nhập của hộ. Ảnh hưởng của áp dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp tới thu nhập của hộ nông dân được thể hiện trên hai khía cạnh: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. - Ảnh hưởng tích cực: Kết quả tổng hợp của quá trình chuyển dịch hệ thống canh tác làm tăng thu nhập cho hộ nông dân so với thu nhập có được ở hệ thống canh tác khác. Hay nói cách khác, hệ thống canh tác này đã tạo ra 12 giá trị gia tăng lớn hơn so với hệ thống canh tác khác. Đích đến của chuyển dịch hệ thống canh tác không phải là sản phẩm mà là hiệu quả kinh tế, là ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao sản lượng nông sản hàng hóa, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững. Để đạt được mục tiêu này, chuyển dịch hệ thống canh tác cần tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với việc ổn định và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, có nghĩa là tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp bền vững, thể hiện ở cả 3 khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường. - Ảnh hưởng tiêu cực: Điều này có nghĩa chuyển dịch hệ thống canh tác làm giảm thu nhập của hộ nông dân hay giá trị gia tăng do cơ cấu sản xuất mới mang lại thấp hơn giá trị gia tăng được tạo ra bởi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trước đó. * Nhóm yếu tố bên ngoài Nhóm yếu tố bên ngoài nhằm hỗ trợ phát triển và nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác tiến bộ bao gồm: Điều kiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin, hạ tầng kỹ thuật, v.v...); Điều kiện tự nhiên; Môi trường, (pháp lý, kinh tế và văn hóa - xã hội); Chính sách tài chính thương mại. a) Nhóm nhân tố tự nhiên Điều kiện môi trường tự nhiên là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển hệ thống canh tác. Môi trường tự nhiên gồm nhiều yếu tố như: khí hậu, thời tiết, đất đai, thuỷ văn, địa hình, vv...Đó cũng chính là yếu tố cơ bản làm căn cứ để bố trí sản xuất cây trồng gì?, Con nuôi nào? Mô hình sản xuất ra sao? để cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất