Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý ...

Tài liệu Phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại phường đằng lâm, quận hải an, thành phố hải phòng

.PDF
86
3
64

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá nhiều thành phần, tốc độ đô thị hoá nhanh, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Một phần đáng kể đất đai bị chuyển đổi từ đất nông nghiệp, đất tư nhân sang các loại đất khác với chủ sở hữu hoặc sử dụng khác của các hộ cư dân. Đồng thời, nhiều mâu thuẫn, xung đột xã hội nẩy sinh trong quá trình thu hồi đất, sử dụng và quản lý đất đai. Tình trạng đơn thư khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, vượt cấp, tập trung đông người gây mất an ninh - trật tự tại các địa phương [Báo cáo số 229/BC-TTr ngày 07/7/2014 của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường]. Để giải quyết tốt các vấn đề về xung đột trong sử dụng đất và các mối quan hệ của chúng có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quản lý trật tự xây dựng. Phường Đằng Lâm, quận Hải An, được thành lập theo Nghị định số 106/NĐCP ngày 20/12/2002 của Chính phủ trên cơ sở sát nhập 05 xã của huyện An Hải và 01 phường của quận Ngô Quyền. Phường có 11 tổ dân phố , tổng diện tích đất tự nhiên là 212,5 ha. Phường có tốc độ đô thị hoá nhanh trong thời gian qua , dẫn đến những biến động phức ta ̣p về sử dụng đất , đặc biệt là chuyển đổi mục đích từ sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích đất phi nông nghiệp . Nhiều khu vực nổi cộm về chuyển đổi đất đai , nhiều xung đột nẩy sinh trong quá trình sử dụng đất và chuyể n đổ i mu ̣c đić h sử du ̣ng đấ t . Tình trạng sử dụng đất sai mục đích, tự ý chuyển nhượng đất trái phép, xây dựng nhà không phép, sai phép, trái phép là những hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng. Hiê ̣n nay, phường Đằng Lâm đã có nhiều cải cách trong công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng nhằm phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh - trật tự. Tuy nhiên, nhiều khó khăn nẩy sinh do các nguyên nhân: một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng và thực hiện các quy định của Luật đất đai, Luật xây dựng; trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ chưa được nâng cao, chưa đáp ứng được nhiệm vụ, giải quyết công việc đạt hiệu quả thấp; các mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng đất đang tăng về số lượng, có nhiều tình tiết 76 phức tạp tại địa phương. Để góp phần giải quyết được các vấn đề trên, cần thiết dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn về phân tích xung đột trong sử dụng đất đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng tại địa phương. Xuất phát từ lý do thực tiễn đó, đề tài luận văn thạc sỹ: “Phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng” đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU a) Mục tiêu Xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn về phân tích hiện trạng, biến động và xung đột trong sử dụng đất phục vụ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng. b) Nhiệm vụ Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu, các nhiê ̣m vu ̣ sau đây cầ n đươ ̣c thực hiê ̣n: - Tổng quan tài liệu và xây dựng cơ sở lý luận về nghiên cứu xung đột trong sử dụng đất phục vụ công tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng ; - Phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất phường Đằ ng Lâm giai đoạn 2010 - 2015; - Xác định các điểm nóng sử dụng đất tại phường Đằng Lâm; - Phân tích xung đột sử dụng đất tại phường Đằ ng Lâm và cu ̣ thể ta ̣i các điểm nóng sử dụng đất; - Xác định và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU a) Phạm vi không gian Khu vực nghiên cứu là toàn bộ địa bàn phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng, tổng diện tích tự nhiên 212,5 ha. Nghiên cứu chi tiế t ta ̣i3 điể m nóng về biế n đổ i 17 sử du ̣ng đấ t là tổ dân phố Kiều Sơn , tổ dân phố Thư Trung2 và tổ dân phố Lực Hành. b) Phạm vi khoa học - Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất được giới hạn trong giai đoạn 2010 - 2015; - Xung đột trong sử dụng đất được phân tích tổ ng thể toàn phường Đằ ng Lâm và phân tić h chi tiế t tại các điểm nóng sử dụng đất; - Đề xuất các giải pháp ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN a) Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hệ thống lý luận của khoa học quản lý đất đai về nghiên cứu xung đột trong sử dụng đất. b) Ý nghĩa thực tiễn Luận văn được xem là tư liệu khoa học tham khảo cung cấp cho cơ quan quản lý địa phương trong công tác quản lý đất đai, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian đô thị và quản lý trật tự xây dựng. 5. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN a) Tài liệu khoa học và điều tra - Tài liệu khoa học về hướng phân tích xung đột sử dụng đất và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đô thị. - Số liệu từ điều tra đại diện cư dân địa phương và cán bộ quản lý. b) Tài liệu địa phƣơng Các tài liệu và bản đồ về kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2015. c) Tài liệu pháp lý * Văn bản do Nhà nước phê duyê ̣t và ban hành: - Luật Đất đai 2013; các Nghị định của Chính phủ; Thông tư của các Bộ ngành và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai; 17 - Luật xây dựng 2014; các Nghị định của Chính phủ; Thông tư của các Bộ ngành và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thực hiện Luật xây dựng. * Văn bản do UBND thành phố Hải Phòng phê duyê ̣t và ban hành: - Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 28/02/2005 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Hải An và ban hành điều lệ quản lý xây dựng quận Hải An, thành phố Hải Phòng; - Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 06/11/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Hải An đến năm 2025; * Văn bản do UBND phường Đằng Lâm phê duyê ̣t và ban hành: - Các tài liệu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2015. 6. CẤU TRÖC ĐỀ TÀI Luận văn được trình bày trong 85 trang đánh máy khổ A4; ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu xung đột trong sử dụng đất và quản lý trật tự xây dựng tại khu vực đô thị. - Chương 2: Nghiên cứu hiện trạng, biến động sử dụng đất và xác định các điểm nóng trong sử dụng đất tại phường Đằng Lâm. - Chương 3: Phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm. 17 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU XUNG ĐỘT TRONG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ 1.1. PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC BƢỚC NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu a) Các phương pháp thu thập số liệu * Phương pháp thu thập số liệu thứ cấ p từ các nguồn sẵn có: Các tài liệu được thu thập tại bộ phận văn phòng thống kê của UBND phường Đằng Lâm được lưu trữ qua các năm gồm: - Báo cáo kiểm kê đất năm 2010, 2015. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Đằng Lâm năm 2010, 2015. - Báo cáo giải quyết tranh chấp đất đai qua các năm. - Báo cáo công tác quản lý trật tự xây dựng qua các năm. - Báo cáo tài chính năm 2014 của UBND phường Đằng Lâm. - Các văn bản pháp lý của thành phố Hải Phòng. * Phương pháp điề u tra xã hội học: Phương pháp sử dụng bảng hỏi v ề xung đột trong sử dụng đất đai và l ựa chọn giải pháp quản lý trật tự xây dựng, kết hợp giữa cách thức cho ̣n mẫu phân tầng và cho ̣n mẫu ngẫu nhiên - Chọn mẫu phân tầng: Dựa trên các tiêu chí phân chia thành 3 điểm nóng sử dụng đất là khu vực tổ dân phố Kiều Sơn , Thư Trung 2 và Lực Hành để tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên. - Chọn mẫu ngẫu nhiên : Tại mỗi điểm nóng sử dụng đất khi tiến hành điều tra xung đột trong sử dụng đất dựa trên 3 dạng xung đột: Xung đột về mục đích sử dụng đất; Xung đột về quyền sử dụng đất; Xung đột trong quá trình sử dụng đất. Tỷ lê ̣ lấ y mẫu là 10% tổ ng số hộ gia đình là cư dân địa phương và 12 cán bộ quản lý. Tổng số 128 phiếu được phát ra với cách thức lựa chọn theo các tiêu chí có sẵn và 17 đề nghị người trả lời cho biết lý do tại sao lựa chọn (xem bảng phụ lục). Khi tiến hành điều tra lựa chọn giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại các điểm nóng sử dụng đất dựa trên 6 giải pháp: Tăng cường công tác quản lý cấp phép xây dựng; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện theo phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thị; Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng; Hoàn thiện hệ thống chính sách và thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân đối với công tác xin cấp phép và quản lý trật tự xây dựng. Tỷ lệ lấ y mẫu là 10% số hộ gia đình là cư dân địa phương và 12 cán bộ quản lý, tổng số 128 phiếu được phát ra với cách thức lựa chọn theo các tiêu chí có sẵn và đề nghị người trả lời cho biết lý do tại sao lựa chọn (xem bảng phụ lục). - Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các cán bộ quản lý về việc lựa chọn các mức ưu tiên trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị dựa trên 6 giải pháp: Tăng cường công tác quản lý cấp phép xây dựng; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện theo phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thị; Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng; Hoàn thiện hệ thống chính sách và thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân đối với công tác xin cấp phép và quản lý trật tự xây dựng. - Kết quả được thể hiện trong bảng đề xuất lựa chọn giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại 3 điểm nóng sử dụng đất là khu vực tổ dân phố Kiều Sơn, Thư Trung 2, Lực Hành (xem bảng phụ lục). b) Phương pháp thống kê mô tả để xử lý số liệu - Trên cơ sở các báo cáo kiểm kê năm 2010, 2015 tiến hành phân tích thống kê, so sánh số liệu qua các các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu sử dụng các loại đất. - Tổng hợp kết quả điều tra bằng bảng hỏi về xung đột trong sử dụng đất tại các điểm nóng, tiến hành phân tích, đánh giá tình hình xung đột trong sử dụng đất , đưa các giải pháp nâng cao công tác quản lý đất đai. Giá trị trung bình được sử dụng trong viê ̣c xế p ha ̣ng xung đô ̣t. 17 c) Phương pháp bản đồ và GIS - Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015 tỷ lệ 1: 2000 trong nghiên cứu thực địa và phân tích số liệu. Sau khi kiểm tra khoanh vẽ trên thực địa, sử dụng phần mềm Microstation V8i lập bản đồ xác định vị trí các điểm nóng về sử dụng đất trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tỷ lệ 1:2000. d) Phương pháp đánh giá thứ tự ưu tiên theo mô hình Quá trình Phân tích Thứ bậc (AHP) Phương pháp đánh giá theo quá trình phân tích thứ bậc (AHP, Analytic Hierarchy Process) được Saaty phát triển trong những năm 1970 dựa trên các mô hình toán học và tâm lý học. Với ưu thế trong xác định khách quan các trọng số nhằm đưa ra các quyết định đa bậc, phương pháp này hiện nay được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn. Việc sử dụng AHP trong lựa chọn các giải pháp ưu tiên thể hiện được những ưu thế sau so với các phương pháp phân tích truyền thống: - Với nền tảng toán học mạnh nên cho phép phân tích, đánh giá và phân loại các vấn đề môi trường một cách bán định lượng và định lượng; - Cho phép xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhiều cấp rất linh hoạt. Những vấn đề phức tạp được phân tích thành những chỉ tiêu đơn giản hơn theo nhiều cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đánh giá; - Các chuyên gia được quyền linh hoạt hơn trong việc xếp hạng so sánh mức độ quan trọng của các chỉ tiêu ở mỗi cấp; - Đánh giá được tính nhất quán trong các đánh giá của chuyên gia dựa trên so sánh từng cặp đôi một để xác định trọng số và có kỹ thuật tính toán chỉ số đo lường sự nhất quán từ đó giảm thiểu được những hạn chế vốn có của phương pháp chuyên gia đó là tính chủ quan. Quá trình đánh giá sử dụng ma trận so sánh cặp với thang 9 điểm, xác định trọng số dựa trên vector riêng ứng với giá trị riêng lớn nhất, sau đó kiểm tra hệ số nhất quán của trọng số (Saaty, 1980). Trong phạm vi đề tài, mô hình AHP được giải theo các bước sau: 17 * Bƣớc 1: Xác định trọng số của các giải pháp dựa trên phân tích các ma trận vuông cấp n (còn gọi là ma trận độ ưu tiên bậc 1, bậc 2,...). Các tiêu chí trong ma trận này sau đó được thực hiện so sánh từng cặp với nhau. Độ ưu tiên cho các tiêu chí được xác định theo bảng độ ưu tiên chuẩn của Saaty (1980) với 9 bậc ưu tiên và giá trị tương ứng sau: - Ưu tiên bằng nhau: .................................................................. 1 điểm. - Ưu tiên bằng nhau cho đến vừa phải: ..................................... 2 điểm. - Ưu tiên vừa phải: .................................................................... 3 điểm. - Ưu tiên vừa phải cho đến hơi ưu tiên: .................................... 4 điểm. - Hơi ưu tiên hơn: ..................................................................... 5 điểm. - Hơi ưu tiên cho đến rất ưu tiên: ............................................. 6 điểm. - Rất ưu tiên: .............................................................................. 7 điểm. - Rất ưu tiên cho đến vô cùng ưu tiên: ..................................... 8 điểm. - Vô cùng ưu tiên: ..................................................................... 9 điểm. * Bƣớc 2: Tính toán trọng số cho các chỉ tiêu theo mô hình sau: wi  ai1 ai 2 ..aim m , i 1 nwi  wi m w i 1 , i i * Bƣớc 3: Nhân ma trận trọng số với ma trận gốc, tính tổng điểm có trọng số cho các tiêu chí ưu tiên trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và sắp xếp theo mức độ ưu tiên. Các giải pháp có trọng số cao nhất được lựa chọn ưu tiên xem xét. Cụ thể hóa bài toán AHP thông qua 4 bước sau: - Phân tích những thông tin thu nhận được thành nhóm tiêu chí và các tiêu chí thành phần. - So sánh các tiêu chí thông qua so sánh cặp. Bước này nhằm xác định trọng số giữa các tiêu chí. Kết quả cuối cùng là tạo ra một ma trận so sánh, thể hiện mối quan hệ giữa các tiêu chí với nhau. 17 Bảng 1.1. Các nhân tố ma trận ý kiến của chuyên gia C A1 A2 A3 … An A1 1 1/ A12 1/ A13 A12 1 1/ A23 A13 A23 1 … … … A1n A2n A3n … … … 1 … 1/ A1n 1/ A2n 1/ A3n … 1 A2 A3 … An (Trong đó: A1, A2,A3 … An là các tiêu chí) - Tính tổng các giá trị ưu tiên theo cột. Bảng 1.2. Ma trận so sánh của các nhân tố A2 A3 A1 1 1/ A12 1/ A13 A2 A12 1 1/ A23 A3 A13 A23 1 … … … … An A1n A2n A3n … An … 1/ A1n … 1/ A2n … 1/ A3n 1 … … 1 C A1 … ∑ - Xác định trọng số bằng cách tính tỷ lệ của các thành phần theo hàng - cột. Giá trị này cho phép so sánh tỷ lệ thành phần của các phương án, xem các ma trận chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng thành phần. Bảng 1.3. Ma trận trị số nhất quán W1 C A1 A2 A3 … An ∑ (W11, W22, A1 W11 W21 W31 … Wln …,Wnn: A2 W12 W22 W32 … Wn2 A3 W13 W23 W33 … Wn3 … … … … 1 … 1 An Wln W2n W3n … Wnn là các hệ số của phương trình tương ứng với X1, X2, … Xn) 17 - Kiểm tra tính nhất quán của các cặp so sánh. Khi tỉ số nhất quán nhỏ hơn hoặc bằng 0,1 thì đánh giá của người ra quyết định là tương đối nhất quán. Ngược lại, tiến hành đánh giá lại ở cấp tương ứng. Bảng 1.4. Ma trận trọng số các trị số nhất quán W2 C A1 A2 A3 … An A1 W11 W12 W13 … Wln A2 A3 W21 W22 W23 … W2n W31 … Wln W32 … Wn2 W33 … Wn3 … 1 … W3n … Wnn … An … Theo kết quả trên, Saaty (1977) đã đưa ra bảng dưới đây: Bảng 1.5. Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI) N 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 RI 0 0 0.58 0.9 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49 Trong phạm vi đề tài các thông số đầu vào của mô hình được xác định tại cuộc hội thảo lấy ý kiến cán bộ quản lý với 6 giải pháp ưu tiên trong công tác quản lý trật tự xây dựng gồm: Tăng cường công tác quản lý cấp phép xây dựng; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện theo phép xây dựng và quản lý trật tự đô thị; Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thị; Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng; Hoàn thiện hệ thống chính sách và thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân đối với công tác xin cấp phép và quản lý trật tự xây dựng. Hội nghị đưa ra các mức so sánh các tiêu chí thông qua so sánh các cặp chỉ tiêu. Tổng hợp kết quả được thể trong phiếu điều tra tại các điểm nóng gồm khu vực tổ dân phố Kiều Sơn, Thư Trung 2, Lực Hành (xem bảng phụ lục). 1.1.2. Các bƣớc nghiên cứu Luận văn được thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu về sử dụng đất; số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015 của phường Đằng Lâm. Xác định các điểm nóng sử dụng đất. - Bước 2: Điều tra khảo sát thực tế, tổng hợp số liệu về xung đột đất đai. 17 - Bước 3: Phân tích xung đột trong sử dụng đất, các giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng. - Bước 4: Xác định các giải pháp quản lý xung đột trong sử dụng đất phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản trật tự xây dựng. CẤP THIẾT TỪ THỰC TIỄN Kiểm nghiệm thực tế MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU TRONG PHÕNG ĐIỀU TRA HIỆN TRƢỜNG PHÂN TÍCH - Hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất; - Phân tích xung đột trong sử dụng đất; - Phân tích các giải pháp quản lý trật tự xây dựng. TỔNG HỢP - Xung đột trong sử dụng đất; - Các giải pháp trong quản lý trật tự xây dựng. ĐỊNH HƢỚNG XUNG ĐỘT SDĐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐĐ GIẢI PHÁP ƢU TIÊN QUẢN LÝ TTXD GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG PHƢỜNG ĐẰNG LÂM Hình 1.1. Các bước nghiên cứu của đề tài 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XUNG ĐỘT TRONG SỬ DỤNG ĐẤT 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc Liên quan tới vấn đề nghiên cứu xung đột trong sử dụng đất, trên thế giới có một số công trình tiêu biểu gần đây được thực hiện tại một số quốc gia: 17 * Tại châu Âu: - Tại Đức: Tác giả Steinhäußer và nnk (2015) thực hiện một nghiên cứu về xung đột trong sử dụng đất cấp quốc gia và cấp vùng tại Đức. Nghiên cứu dựa trên cuộc phỏng vấn các bên liên quan và thông tin ghi nhận về xung đột trong sử dụng đất. Sự thay đổi về chính sách năng lượng tại quốc gia này gần đây đã dẫn tới xung đột trong sử dụng đất trở nên gay gắt hơn. Người sử dụng đất đã ý thức rằng đất đai là một nguồn lực giới hạn, điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh về sử dụng đất giữa các ngành tại khu định cư, vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn. Kế t quả nghiên cứu chỉ ra rằng giải quyết những xung đột cần phát triển các giải pháp sử dụng đất đa chức năng để giải quyết xung đột trong sử dụng đất. Thông tin về các bên liên quan tham gia vào các quyết định sử dụng đất được sử dụng để nghiên cứu giải quyết những xung đột này [6]. - Tại Thụy Sỹ và Romania: Tác giả Tudor và nnk (2014) đã mô ̣t nghiên cứu đố i sá ch về cách thức giải quyết các xung đột trong sử dụng đất tại bốn trường hợp xung đột trong sử dụng đất tại Thụy Sỹ và Rumani. Kết quả cho thấy rằng, Thụy Sỹ đã thành công hơn Rumani trong quá trình giải quyết do chú trọng hơn về tính bền vững và công bằng. Các điểm số thấp trong các trường hợp Rumani từ việc thực hiện kém quy hoạch không gian, thực thi không nghiêm các quy định về môi trường, ít quan tâm đến bảo vệ môi trường và ít chú trọng đến sự tham gia của công chúng trong quá trình ra quyết định. Nghiên cứu này giúp các nhà hoạch định chính sách xác định các yếu tố then chốt cho việc giải quyết thành công xung đột trong sử dụng đất nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất tốt nhất [7]. * Tại châu Á: - Tại Trung Quốc: Tác giả Hui và Bao (2013) đã nghiên cứu bản chất của xung đột trong thu hồi đất ở Trung Quốc. Mâu thuẫn về đất đai phát sinh thường xuyên trong quá trình đô thị hóa nhanh ở Trung Quốc gây ra những tác động bất lợi. Khác với các nghiên cứu trước đây về tranh chấp đất đai, phân tích nguyên nhân, hậu quả, phương pháp đánh giá và quản lý, nghiên cứu này dựa trên tiếp cận hành vi theo lý thuyết trò chơi. Kết quả ba mô hình được đề xuất: (i) Mô hình năng động cho các xung đột về việc thu hồi đất theo quy phạm pháp luật ; (ii) Mô hình trò chơi thu hồi 17 đất bất hợp pháp; và (iii) Mô hình trò chơi của thị trường đất đai. Những mô hình này giải thích cơ chế tranh chấp, xung đột phát triển, chiến lược của cuộc xung đột giữa chính quyền địa phương và nông dân. Các mô hình này cung cấp một số thông tin quan trọng cho định hướng chính sách trong thu hồi đất tại Trung Quốc [3]. - Tại Singapore: Tác giả Sze và Sovacool (2013) thực hiện một nghiên cứu về mô hình sử dụng đất giải quyết xung đột và đánh giá sơ bộ cách Singapore đưa ra các biện pháp giải quyết xung đột trong sử dụng đất. Các tiêu chí về hiệu quả, công bằng, bền vững và khả năng tương thích được sử dụng để quản lý các mâu thuẫn trong sử dụng đất. Hiệu quả liên quan đến việc phát triển các giao dịch đất đai nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thuận lợi. Vốn chủ sở hữu bao gồm việc có một hệ thống công bằng liên quan đến tất cả các bên. Tính bền vững liên quan với môi trường và xã hội sử dụng đất hiện tại và tương lai. Khả năng tương thích đề cập đến cách sử dụng đất được tích hợp với luật pháp và các quy định khác [5]. * Tại châu Đại Dương: - Tại Australia: Tác giả Brown và Raymond (2014) sử dụng phương pháp xác định tiềm năng xung đột trong sử dụng đất với dữ liệu PPGIS. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ một nghiên cứu quy hoạch vùng ở Australia để mô tả và đánh giá các phương pháp thay thế để xác định tiềm năng xung đột trong sử dụng đất. Mô hình của xung đột trong sử dụng đất được trình bày và đưa vào hoạt động với dữ liệu không gian để cung cấp lập kế hoạch sử dụng đất trong khu vực. Xung đột trong sử dụng đất được ấn định xuất phát từ sự khác biệt về giá trị cảnh quan và sở thích sử dụng đất có thể được đưa vào các chỉ số xung đột khác nhau được trình bày trong bản đồ. Sự phân bố không gian của các giá trị cảnh quan, sự khác biệt ưu tiên sử dụng đất và chỉ số kết hợp được tất cả các phương pháp khả thi xác định để lập bản đồ tiềm năng xung đột trong sử dụng đất. Các phương pháp ưa thích cho việc đánh giá các nguy cơ xung đột trong sử dụng đất là tích hợp hai chiều: sở thích sử dụng và tầm quan trọng hay cường độ của các giá trị cảnh quan. Nghiên cứu này đưa ra những điểm mạnh và hạn chế của từng phương pháp lập bản đồ xung đột [2]. 17 * Tại châu Phi: - Tại Ghana: Tác giả Kuusaana và Bukari (2015) nghiên cứu đặc điểm và bản chất tranh chấp đất đai giữa nhóm người chăn gia súc và các hộ sản xuất nhỏ. Tăng trưởng dân số và đô thị hóa nhanh ở châu Phi dẫn đến xung đột về quyền sở hữu, sử dụng đất. Trên cơ sở sử dụng dữ liệu định tính từ phỏng vấn và thảo luận nhóm đã liệt kê toàn bộ sở hữu đất của Ghana. Nghiên cứu chỉ ra rằng các giao dịch trên thị trường đất đai đã gây ra xung đột giữa nhóm người sản xuất nhỏ và người chăn nuôi. Các nguyên nhân do tàn phá hệ thống cây trồng và tài nguyên nước, chuyển nhượng đất tràn lan. Những nhận thức này có tác động tương lai cho tranh chấp đất đai tại Ghana. Các giải pháp giải quyết xung đột làm minh bạch được đề xuất bao gồm luật sở hữu chung và chú trọng tham vấn cộng đồng về quản lý đất đai [4]. Nói tóm lại, các kết quả công trình nghiên cứu ngoài nước phả n ánh thực trạng các xung đột trong sử dụng đất trở nên gay gắt hơn trong quá trình đô thị hóa nhanh, đặc biệt tại các khu đô thị. Để giải quyết được các xung đột trong sử dụng đất, các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp, dữ liệu về đất đai, điều tra xã hội học, áp dụng các tiêu chí, các mô hình, để phân tích nguyên nhân dẫn đến các xung đột. Các giải pháp giải quyết xung đột đươ ̣c đưa ra dựa trên các tiêu chí về đảm bảo tính bền vững và công bằng trong sử dụng đất. Các chiến lược cho quy hoạch lãnh thổ ở cấp đô thị, định hướng chính sách trong thu hồi đất, làm minh bạch trong việc sở hữu chung và chú trọng tham vấn cộng đồng về quản lý đất đai. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc Tại Việt Nam có một số công trình nghiên cứu liên quan đến xung đột trong sử dụng đất, ở đây chủ yếu dưới góc độ xung đột xã hội như sau: - Luận án tiến sĩ triết học của Phan Văn Tân (2008) nghiên cứu vấ n đề xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn thời kỳ đổi mới tại tỉnh Hà Tây (cũ). Sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN (1986) của nước ta đã tạo ra những chuyển biến sâu sắc về mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh những thành tựu đó, mặt trái của kinh tế thị trường đã nẩy sinh nhiều tiêu cực nghiêm trọng và kéo dài dẫn đến xung đột xã hội, mà chủ yếu về đất đai. Điển hình là các xung đột ở Cần Thơ, Đồng Tháp (1990 - 1994), Thái Bình 17 (1997), Tây Nguyên (2001 - 2004). Tình hình đó đến nay vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp nhất là ở các tỉnh có lợi thế phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội và an ninh - trật tự. Nghiên cứu đã chỉ ra trong xu thế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu về đất đai cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng công cộng được lấy từ đất nông nghiệp. Việc thu hồi đất liên quan đến lợi ích của người nông dân sẽ đưa đến những phức tạp nếu không tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm lợi ích cho người nông dân. Các xu hướng xung đột nên được xét trên các loại hình, quy mô, tính chất, mức độ của xung đột về đất đai. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phòng ngừa xung đột, ổn định xã hội và phát triển bền vững [10] - Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai của Bùi Đức Tuyến (2012) thực hiện nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý x ung đột đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Xung đột đất đai trên địa bàn huyện Thủy Nguyên chủ yếu xoay quanh một số vấn đề: Đơn giá bồi thường thấp hơn giá thị trường; Phương án đào tạo và chuyển đổi việc làm; Tỷ lệ phần trăm các khoản hỗ trợ thấp; Giải quyết chế độ tái định cư; Chế độ đối với hộ gia đình chính sách; Giải quyết đất xen kẹt không còn khả năng sử dụng; Thủ tục hành chính còn rườm rà. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể cho Thủy Nguyên: Cải cách hành chính, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”; Xây dựng chế độ chịu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo; Cải cách tiền lương bằng các khoản hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và giải quyết kiến nghị, khiếu nại; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát; Áp dụng đúng, đủ giá bồi thường hỗ trợ và chế độ tái định cư; Cụ thể phương án đào tạo, chuyển đổi nghề; Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [1]. - Báo cá o nghiên cứu hòa giải tranh chấp đất của Cơ quan Phá t triển Quốc tế Australia (AusAID) và Quỹ Châu Á (2013) chỉ ra rằng , tranh chấp đất đai có xu hướng ngày càng tăng về số lượng, gia tăng tính đa dạng, phức tạp và đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Hòa giải tranh chấp đất đai là một trong những phương thức nhằm hóa giải các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp. Nghiên cứu chỉ ra những trường hợp tranh chấp á p du ṇ g hoà giải có hiệu quả và 17 những trường hợp áp du ṇ g hoà giải không hiệu quả. Hòa giải tranh chấp đất đai đạt hiệu quả cao ở khu vực nông thôn trong việc giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn nhỏ, tính chất đơn giản. Phương thức này phù hợp với tâm lý của người dân nông thôn, nơi mà ở đó các thiết chế đạo đức, văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống chi phối, ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống của người dân. Các mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng xóm được người dân rất coi trọng giữ gìn và bảo vệ. Tuy nhiên ở khu vực đô thị, hòa giải tranh chấp đất đai ít phát huy hiệu quả bởi giá đất ngày càng tăng cao và quan hệ cộng đồng của người dân thành thị không khăng khít. Việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ hòa giải cơ sở. Tuy nhiên, đa phần đội ngũ cán bộ này thiếu kỹ năng vận động, chưa nắm chắc các quy định của pháp Luật đất đai. Hơn nữa, chế độ của Nhà nước cho hòa giải viên thấp chưa tương xứng với thời gian, công sức và chất xám mà các hòa giải viên đã bỏ ra. Tăng cường hiệu quả của hoạt động hoà giải tranh chấp đất đai có thể giảm các xung đột, căng thẳng xuất phát từ quá trình đô thị hoá nhanh chóng, đóng vai trò rất quan trọng cho tương lai của Việt Nam [4]. - Tác giả Trần Phúc Thăng và Phạm Thị Thắng (2014) thực hiê ̣n mô ̣t nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong phòng ngừa và giải quyết xung đột về đất đai. Lịch sử cũng như hiện tại vấn đề đất đai luôn nổi cộm, những mâu thuẫn, những tranh chấp, xung đột về đất đai diễn ra khá phức tạp. Số vụ khiếu nại, tố cáo liên quan tới vấn đề đất đai chiếm tỷ lệ cao trong các loại khiếu kiện. Điều này cho thấy những hạn chế trong việc quản lý đất đai. Trên thế giới và một số quốc gia trong khu vực đã xử lý tốt vấn đề này, không chỉ hạn chế được những xung đột xã hội về đất đai mà còn góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội, tập trung sức người, sức của cho việc đẩy nhanh phát triển. Kinh nghiệm của các nước sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn những ưu điểm và hạn chế của mình, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để hạn chế và giải quyết xung đột một cách hiệu quả hơn [13]. - Tác giả Tô Xuân Phúc (2015) thực hiê ̣n mô ̣t nghiên cứu về tranh chấp đất đai và Nhà nước tại Việt Nam. Do sự gia tăng của các cuộc xung đột đất đai nông thôn và cuộc đấu tranh thường song song với việc mở rộng thị trường sang biên giới, các can thiệp nhà nước lịch sử, cuộc đàm phán trong cơ quan nhà nước. Nghiên cứu đã chỉ ra các tranh chấp đất đai giữa các công ty và nông dân. Được xây dựng dựa trên những 17 nghiên cứu trong quá khứ để xem xét tại sao làn sóng xung đột này đang xảy ra và các mối quan hệ giữa cộng đồng nông nghiệp và Nhà nước. Dựa trên phân tích về các khu vực xung đột căng thẳng, nghiên cứu cho rằng những thay đổi đối với quản trị cùng với phát triển nhanh chóng thị trường và áp lực sinh kế đang mang lại một lợi thế cạnh mới để đàm phán về đất đai. Thay đổi chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của các công ty nhà nước đã chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành các tổ chức nhà nước và tư nhân được yêu cầu để duy trì lợi nhuận [14]. Nói tóm lại, từ các kết quả công trình nghiên cứu trong nước nhận thấy rằng xung đột trong sử dụng đất chủ yếu là xung đột xã hội về đất đai. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã nẩy sinh nhiều tiêu cực dẫn đến các xung đột trong sử dụng đất trở nên gay gắt và phức tạp. Xung đột thường phát sinh trong quá trình sử dụng đất, thu hồi đất, mối quan hệ giữa cộng đồng nông nghiệp và Nhà nước. Các nghiên cứu đưa ra một số giải pháp phòng ngừa xung đột, giải quyết xung đột, đảm bảo tình hình an ninh - trật tự và sử dụng đất bền vững. Đặc biệt quan tâm đến công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở, đưa ra các phương thức nhằm hóa giải các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất. 1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TỔNG QUAN VỀ XUNG ĐỘT TRONG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.3.1. Cơ sở khoa học về xung đột trong sử dụng đất a) Khái niệm xung đột và xung đột đất đai Khái niệm về xung đột đất đai đươ ̣c mô ̣t số tác giả đề câ ̣p tới ở các khiá ca ̣nh sau đây: - Babette Wehrmann (2008) cho rằ ng, tranh chấp đất đai thường có tác động tiêu cực sâu rộng về phát triển không gian và sinh thái. Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi. Theo đó tổ chức thị trường đất đai là yếu, cơ hội cho lợi ích kinh tế do hành động bất hợp pháp rất phổ biến và nhiều người nghèo không được tiếp cận với đất đai. Tranh chấp đất đai có thể có những ảnh hưởng tai hại đến các cá nhân cũng như trên các nhóm và thậm chí toàn bộ quốc gia. Nhiều mâu thuẫn được xem là những cuộc đụng độ giữa các nền văn hóa khác nhau, các xung đột về đất đai và tài nguyên thiên nhiên liên quan [1]. 17 - Tổ chức hành đô ̣ng ngăn ngừa của Liên Hiê ̣p Quố c (2012): cho rằ ng vấn đề đất đai và tài nguyên thiên nhiên không bao giờ là nguyên nhân duy nhất của cuộc xung đột. Cuộc xung đột trong sử dụng đất thường trở nên bạo lực khi liên quan đến phân biệt đối xử xã hội, kinh tế. Đất đai là một tài sản quan trọng và nguồn sinh kế, nó cũng liên quan chặt chẽ đến cộng đồng, lịch sử và văn hóa. Căng thẳng về đất đai cũng có thể liên quan chặt chẽ đến quyền lợi chính trị. Giải quyết khiếu nại đất đai và xung đột là cơ sở để tạo ra hòa bình và bền vững [8]. Qua nghiên cứu các quan điểm về xung đột đất đai, trong pha ̣m vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm về xung đột và xung đột trong sử dụng đất được hiểu như sau: - Xung đột là “quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột” [1]. - Xung đột trong sử dụng đất là “một hiện tượng xã hội với sự tham gia (ít nhất) của hai đối tượng, bắt nguồn từ những khác biệt về lợi ích liên quan tới quyền (lợi) trên đất đai: quyền sử dụng, quản lý, thu lợi, loại trừ (các quyền hoặc đối tượng khác), chuyển nhượng và bồi thường trên (mảnh) đất (đai)”. - Xung đột trong sử dụng đất thường được hiểu là: Sử dụng sai hoặc Hạn chế hoặc Tranh chấp về quyền sử dụng đất [1]. - Trong luâ ̣t Đấ t đai 2013: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai [7]. b) Điểm nóng sử dụng đất Điểm nóng sử dụng đất được hiểu là “vùng lãnh thổ, dân cư có biến động mạnh trong sử dụng đất, mâu thuẫn trong sử dụng đất rất gay gắt”. Tại các điểm nóng sử dụng đất, các mâu thuẫn trong sử dụng đất có diễn biến phức tạp, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, tranh chấp trong quá trình chuyển quyền sử dụng đất, các tranh chấp nẩy sinh trong quá trình sử dụng ngày càng tăng. Việc quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước rất khó khăn, phức tạp và xảy ra tình trạng xung đột giữa người sử dụng đất và cơ quan quản lý nhà nước, làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển của khu vực, thường xuyên xảy ra tình trạng mất 17 an ninh - trật tự tại khu vực. Trong phạm vi luận văn, điểm nóng sử dụng đất là khu vực được xác định theo các tiêu chí sau: - Tính phức tạp của biến động sử dụng đất; - Nhiề u xung đột trong sử dụng đất nẩy sinh; - Nhiề u vu ̣ viê ̣c vi phạm trật tự xây dựng đô thị nẩy sinh. 1.3.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến xung đột trong sử dụng đất và quản lý trật tự xây dựng a) Luật đất đai năm 2013 Cơ sở pháp lý về xung đột trong sử dụng đất được đề cập trong chương 13, từ Điều 198 đến Điều 209, nội dung điển hình của một số điều: * Điều 202: Hòa giải tranh chấp đất đai. - Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. - Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. - Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. - Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá 17 nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. * Điều 203: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: - Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; - Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; - Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; - Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất