Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện quế võ, tỉnh bắc ninh...

Tài liệu Phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

.DOC
117
15
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------------------- NGUYỄN QUANG ĐĂNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------------------- NGUYỄN QUANG ĐĂNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ : 60620115 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Đăng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi với sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các thầy, cô trong Bộ môn Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và có những góp ý chân thành cho luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Đăng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục đồ thị, hình, hộp, sơ đồ viii Phần I: MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Các khái niệm có liên quan 5 2.1.2 Vai trò của cây vụ đông và khoai tây vụ đông 6 2.1.3 Đặc điểm trong sản xuất khoai tây vụ đông 8 2.1.4 Nội dung phát triển sản xuất khoai tây vụ đông 9 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất khoai tây vụ đông 13 2.2 Cơ sở thực tiễn 16 2.2.1 Tình hình sản xuất khoai tây ở một số nước trên thế giới 16 2.2.2 Tình hình sản xuất khoai tây ở một số địa phương trong nước 18 2.2.3 Tình hình sản xuất khoai tây tại tỉnh Bắc Ninh 20 2.2.4 Các nghiên cứu có liên quan 21 Phần III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 24 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27 3.2 Phương pháp nghiên cứu 29 3.2.1 Phương pháp tiếp cận 29 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 30 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 3.2.3 Phương pháp phân tích 31 3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích 32 Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 34 Thực trạng phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 4.1.1 34 Khái quát về sản xuất nông nghiệp và các loại cây trồng tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 34 4.1.2 Các thông tin chung về đối tượng khảo sát 41 4.1.3 Thực trạng phát triển diện tích và cơ cấu sản xuất khoai tây vụ đông 43 4.1.4 Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất khoai tây vụ đông 46 4.1.5 Thực trạng phát triển kỹ thuật sản xuất và sử dụng đầu vào 50 4.1.6 Thực trạng cơ cấu giống và chất lượng khoai tây vụ đông 57 4.1.7 Kết quả và hiệu quả sản xuất khoai tây vụ đông 60 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất khoai tây vụ đông 64 4.2.1 Nhóm yếu tố thuận lợi 65 4.2.2 Nhóm yếu tố khó khăn 66 4.3 Định hướng và các giải pháp phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 76 4.3.1 Căn cứ đề xuất các giải pháp 76 4.3.2 Định hướng phát triển sản xuất khoai tây vụ đông 78 4.3.3 Các giải pháp cụ thể 79 Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 5.1 Kết luận 83 5.2 Kiến nghị 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 89 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc GTZ Hiệp hội hợp tác kỹ thuật Đức HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp KHKT Khoa học kỹ thuật NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Uỷ ban nhân dân Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1 Giá trị dinh dưỡng của một số sản phẩm 7 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây trên thế giới giai đoạn 2011 - 2013 2.3 16 Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của một số quốc gia Châu Á năm 2013 17 2.4 Tình hình sản xuất khoai tây tại Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2013 20 4.1 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 35 4.2 37 4.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại huyện Quế Võ giai đoạn 20112013 Thời vụ sản xuất khoai tây vụ đông 4.4 Một số thông tin chung các xã điều tra 41 4.5 Một số thông tin chung của hộ điều tra 42 4.6 Cơ cấu các loại cây trồng vụ đông tại các hộ điều tra 43 4.7 Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của huyện Quế Võ giai đoạn 2011 - 2013 4.8 40 44 Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của các xã điều tra giai đoạn 2011 - 2013 45 4.9 Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình 47 4.10 Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo Hợp tác xã 48 4.11 Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ thu gom 49 4.12 Tỷ lệ lượng phân bón giữa các giai đoạn bón phân sản xuất khoai tây vụ đông 51 4.13 Cách phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây vụ đông 53 4.14 Mức đầu tư phân bón cho sản xuất khoai tây vụ đông 56 4.15 Cơ cấu và năng suất các giống khoai tây vụ đông 57 4.16 Một số thông tin cơ bản nguồn giống khoai tây vụ đông 59 4.17 Hiệu quả kinh tế trung bình 1ha sản xuất khoai tây vụ đông 61 4.18 62 4.19 Hiệu quả kinh tế trung bình 1ha sản xuất một số loại cây trồng vụ đông Dự định của hộ về phát triển sản xuất khoai tây vụ đông 64 4.20 Những khó khăn chủ yếu trong sản xuất khoai tây vụ đông 67 4.21 Một số loại sâu, bệnh hại khoai tây vụ đông 72 4.22 Nhu cầu trong phát triển sản xuất khoai tây vụ đông 77 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ Số 3.1 Tên hình Trang Bản đồ hành chính huyện Quế Võ Số 26 Tên sơ đồ Trang 4.1 Các công thức luân canh chủ yếu tại huyện Quế Võ 39 4.2 Kênh tiêu thụ khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ - 2013 70 Số 4.1 Tên hộp Trang Thực trạng công tác phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây vụ đông tại Quế Võ 4.2 Thực trạng sử dụng đất đai và lao động tại các hộ sản xuất khoai tây vụ đông 4.3 52 54 Thực trạng cung ứng đầu vào (phân bón) cho sản xuất tại huyện Quế Võ 67 4.4 Thực trạng vốn đầu tư của các hộ sản xuất khoai tây 68 4.5 Thực trạng thu gom khoai tây vụ đông tại Quế Võ 69 4.6 Thực trạng khó khăn về cơ sở hạ tầng tại Quế Võ 73 4.7 Thực trạng phát triển điểm, vùng sản xuất tập trung tại Quế Võ 74 4.8 Thực trạng chế biến khoai tây vụ đông tại Quế Võ 75 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt với các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, ngành sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nó đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho khoảng 88,7 triệu người, là một ngành sản xuất có thặng dư xuất khẩu. Sản lượng lương thực qua các năm tăng lên, năm 1980 là 10 triệu tấn, đến năm 2011 là 47,12 triệu tấn, đóng góp 22% giá trị GDP. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp còn cung cấp lao động cho các ngành khác. Năm 2012, cơ cấu dân cư sống ở nông thôn là 68,06%, cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm 47,4%, hàng năm chuyển sang các ngành khác từ 2,4 - 2,5 triệu lao động (Đỗ Kim Chung, 2013). Trong ngành sản xuất nông nghiệp có hai ngành sản xuất chính đó là ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Mỗi ngành có một vị trí và tầm quan trọng riêng. Trong ngành trồng trọt, cây vụ đông có một vị trí, vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ trong tổng giá trị của ngành trồng trọt. Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông của các tỉnh phía Bắc đạt 408,5 nghìn ha, tăng gần 30 nghìn ha so với vụ đông năm 2011; sản lượng đạt gần 3,94 triệu tấn, tăng 65,3 nghìn tấn so với năm 2011. Tổng giá trị trong cả nước đạt từ 15 -17 nghìn tỷ đồng. Năm 2013, các tỉnh phía Bắc phấn đấu diện tích cây trồng vụ đông đạt 462 nghìn ha, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng 227 nghìn ha, vùng Bắc Trung Bộ 118 nghìn ha, vùng trung du miền núi phía Bắc 116 nghìn ha; tổng giá trị sản phẩm đạt 20 nghìn tỷ đồng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013). Trong các cây trồng vụ đông, cây khoai tây là một cây trồng có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp lương thực trên thế giới, là loài cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi, xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), sản lượng khoai tây toàn thế giới năm 2009 là 330 triệu tấn. Trong đó chỉ hơn 2/3 là thức ăn trực tiếp của Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 con người, còn lại thức ăn cho động vật và nguyên liệu sản xuất tinh bột. Điều này cho thấy chế độ ăn hàng năm của mỗi công dân toàn cầu trung bình trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là 33 kg khoai tây. Cây khoai tây được người Pháp mang đến Việt Nam hơn 100 năm trước đây. Sản xuất khoai tây tại Việt Nam phát triển mạnh từ năm 1998. Đến nay, cây khoai tây ở Việt Nam có diện tích khoảng 35.000 - 37.000 ha, sản lượng đạt từ 420.000 - 450.000 tấn, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước (GTZ, 2008). Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Trong phát triển kinh tế, Bắc Ninh là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá. Ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nhưng có một vị trí rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến của tỉnh; tạo điều kiện cung cấp lao động và thị trường cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trên cơ sở vị trí, vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp, định hướng của tỉnh đến năm 2020 là tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp với hệ sinh thái và tính bền vững của từng địa phương. Đối với cây khoai tây, mở rộng diện tích, tăng năng suất, nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Quế Võ là một huyện nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Ninh. Tổng diện tích tự nhiên là 15.484,82 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 8.291,06 ha (năm 2013). Là địa bàn có vị thế chiến lược về an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội quan trọng của tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quế Võ khoá XVII, đến nay nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng khá. Năm 2013, lương thực bình quân đầu người đạt 643 kg/ người/ năm. Giá trị sản xuất trên một ha canh tác đạt 32,28 triệu đồng/năm (giá cố định 1994). Trong đó, giá trị sản xuất cây khoai tây chiếm tỷ trọng từ 10 - 12% tổng giá trị Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 sản xuất nông nghiệp. Vụ đông năm 2013, tổng diện tích khoai tây là 1.215 ha, năng suất đạt 180,1 tạ/ha, sản lượng đạt 21.882,1 tấn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 Nhưng bên cạnh đó, trong những năm gần đây phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ cũng gặp không ít khó khăn, đó là: Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần; một số giống đã được sản xuất qua nhiều vụ do đó củ giống bị thoái hoá, chất lượng thấp, bộ giống còn nghèo nàn, nguồn giống chất lượng cao còn thiếu; các nguồn lực đầu vào như vốn, đất đai, lao động, kỹ thuật sản xuất còn hạn chế; giá chi phí đầu vào cao, giá thị trường sản phẩm đầu ra thấp, không ổn định, khả năng cạnh tranh thấp, do đó thường bị tư thương ép giá; hệ thống cơ sở hạ tầng kênh tưới tiêu, đường giao thông nội đồng chưa được chú trọng đầu tư nhiều; công tác chế biến sản phẩm trên địa bàn huyện còn mới mẻ và hạn chế; tình hình sâu bệnh hại, thời tiết diễn biến bất thường. Do vậy, trong những năm gần đây diện tích và năng suất khoai tây của huyện Quế Võ tăng giảm không ổn định và có chiều hướng giảm dần. Vì vậy, đã làm cho sản lượng khoai tây của huyện dao động thất thường, sản xuất của ngành chưa phát triển ổn định và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây trong dân chúng bị hạn chế. Từ những lý do trên, nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm khoai tây vụ đông thì vấn đề nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” là rất cấp thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể + Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây trồng vụ đông nói chung và khoai tây vụ đông nói riêng; + Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua; + Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế quản lý trong phát triển sản xuất khoai tây vụ đông. + Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân, Hợp tác xã, hộ thu gom và các bên có liên quan trong chuỗi sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung: - Thực trạng sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất khoai tây vụ đông. - Giải pháp phát triển sản xuất khoai tây vụ đông tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. + Phạm vi về thời gian: Thời gian thu thập thông tin giai đoạn 2011 - 2013, đề xuất một số giải pháp cho những năm tiếp theo. + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Các khái niệm có liên quan + Phát triển: Là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tăng lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu (Truy cập từ trang http://www.tailieuontap/2012/). Khi xem xét sự phát triển, theo quan điểm của triết học có nhiều quan điểm khác nhau: Quan điểm siêu hình, xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới, xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp (Truy cập từ trang http://www.tailieuontap/2012/). Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Theo quan này, xem sự phát triển không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất ở cấp độ cao hơn (Truy cập từ trang http://www.tailieuontap/2012/). + Phát triển sản xuất: Là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu chất lượng sản phẩm. Phát triển sản xuất bao gồm phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Nó bao gồm các hoạt động tổ chức phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào nhằm chuyển hoá thành kết Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 quả ở đầu ra là sản phẩm và dịch vụ với chi phí sản xuất thấp nhất và hiệu quả cao nhất (Nguyễn Thị Minh An, 2006). + Cây vụ đông: Là những cây trồng có đặc điểm sinh trưởng và phát triển thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu lạnh, nhiệt đới và được trồng vào vụ đông hàng năm. Ở điều kiện thời tiết khí hậu này cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Một số cây trồng vụ đông chủ yếu như: cây khoai tây, ngô, đậu tương, dưa chuột và một số loại rau màu khác. Tuy nhiên, so với các cây trồng vụ đông, thì cây khoai tây có ưu thế hơn về thời vụ, năng suất và giá trị sử dụng. Để xác định số lượng thời vụ có thể trồng trọt và thời gian sinh trưởng, nhiệt độ hàng 0 0 ngày lớn hơn 5 C, thấp hơn 30 C, cây sinh trưởng không bình thường khi nhiệt 0 0 0 độ thấp hơn 5 C và cao hơn 30 C, khi nhiệt độ xuống dưới 2 C cây ngừng sinh trưởng (Lê Sỹ Lợi, 2008). + Phát triển sản xuất cây vụ đông: Bao gồm các hoạt động, cách thức tổ chức phối hợp các yếu tố đầu vào như đất đai, giống cây trồng, vốn, lao động, kỹ thuật… nhằm tạo ra (tăng lên) về mặt số lượng cũng như chất lượng sản phẩm từ những loại cây trồng vụ đông cao nhất với chi phí sản xuất thấp nhất. Với định hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng giữ vững thị trường truyền thống, đưa diện tích đất canh tác có khả năng sản xuất sử dụng vào sản xuất cây vụ đông và lựa chọn quy hoạch phát triển diện tích những cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao mà địa bàn có nhiều lợi thế (Hoàng Quang Mạnh, 2013). 2.1.2 Vai trò của khoai tây vụ đông + Khoai tây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trong sản xuất, là cây vụ đông xuân quan trọng trong công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa sớm – khoai tây. Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng khoai tây thương phẩm ngày càng tăng do khoai tây được coi là sản phẩm sạch, người trồng khoai tây cũng có thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác. Thị trường tiêu dùng hiện nay bao gồm khoai tây tươi cho chế biến trong gia đình và nhà hàng, cho chế biến trong nhà máy và xuất khẩu (Công ty giống cây trồng Thái Bình, 2013). + Cây khoai tây có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp lương thực thế giới, là loài cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 và ngô. Theo báo cáo của FAO, sản lượng khoai tây toàn thế giới năm 2009 là 330 triệu tấn. Trong đó chỉ hơn 2/3 là thức ăn trực tiếp của con người, còn lại thức ăn cho động vật và nguyên liệu sản xuất tinh bột. Điều này cho thấy chế độ ăn hàng năm của mỗi công dân toàn cầu trung bình trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là 33 kg khoai tây. + Giá trị dinh dưỡng: Cây khoai tây là cây có giá trị dinh dưỡng cao như: Protein, đường, lipit và các loại vitamin B, vitamin C, khoáng chất... và được chế biến thành nhiều sản phẩm, món ăn có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của một số sản phẩm Sản phẩm Tỷ lệ protein sử dụng (% so với trứng) Trứng 100 Khoai tây 71 Đậu tương 56 Ngô 55 Bột mì 52 Đậu Hà Lan 44 (Nguồn: Beukema, H.P., Zaag, D.E. van der, 1979) Kết quả phân tích cho thấy củ khoai tây chứa hầu như đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như: Protein, đường, lipit, các loại vitamin A, B, PP, C và D. Ngoài ra còn có các chất khoáng như: Ca, K, Mg… Theo Burton (1974), thì “khi sử dụng 100g khoai tây có thể đảm bảo ít nhất 8% nhu cầu năng lượng, 10% nhu cầu Fe, 10% vitamin B1, 20 - 50% nhu cầu về vitamin C của một người/ngày”. Theo Beukema, H.P., Zaag, D.E. van der (1979), nếu “tỷ lệ Protein sử dụng ở trứng gà là 100 thì ở khoai tây là 71, đậu tương là 56, ngô là 55, bột mỳ là 52 và đậu Hà Lan là 44”. Nên hiện nay trên khắp thế giới, từ khoai tây người ta đã chế biến ra hàng trăm sản phẩm, món ăn khác nhau, thơm ngon, rất bổ dưỡng, rẻ tiền. Trong củ khoai tây có 2% protein bao gồm cả lysine (một axít amin thường không có trong protein thực vật) nên phối hợp tốt với ngũ cốc. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 2.1.3 Đặc điểm trong sản xuất khoai tây vụ đông Ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng một năm thường sản xuất 3 vụ: vụ chiêm xuân từ tháng 2 đến tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9 và vụ đông từ tháng 9 đến tháng đến tháng 1 năm sau. Đặc điểm vụ đông với thời tiết khí hậu ôn đới, lạnh và khô là điều kiện lý tưởng cho một số cây trồng phát triển như cây khoai tây, cây đậu tương, ngô và một số loại cây rau quả khác, tạo ra sự khác biệt, đa dạng và phong phú sản phẩm nông sản. Khoai tây là cây trồng lý tưởng cho vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng. Cây khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ bố trí thời vụ trồng trong vụ đông. Chỉ sau 90 ngày trồng khoai tây có thể cho tới 20 – 25 tấn sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ sử dụng và thương mại hoá điều mà các cây trồng khác khó có thể đạt được (Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao, 2012). Điều kiện sản xuất, chăm sóc cây khoai tây vụ đông có sự khác biệt với các loại cây trồng được sản xuất ở các vụ khác trong năm. Theo Công ty giống cây trồng Thái Bình (2013), Thời vụ trồng: Đối với vùng Bắc bộ: có 3 vụ: + Vụ đông xuân sớm: Thường ở vùng trung du, trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 12. + Vụ chính: Ở khắp trong vùng, trồng cuối tháng 10, đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1, đầu tháng 2. + Vụ xuân: Thường ở Đồng bằng sông Hồng, trồng tháng 12, thu hoạch đầu tháng 3. Điều kiện về đất trồng: Đất tơi xốp, đất pha cát, đất thịt nhẹ, đất phù xa, thuận tiện tưới tiêu, thoạt nước. Cây khoai tây thích nghi với điều kiện loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, vì khả năng hút ôxy lớn hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác, đặc biệt trong giai đoạn đang sinh trưởng phát triển thành củ thì đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoáng khí đảm bảo đủ lượng ôxy cần thiết. Cây khoai tây với bộ rễ kém phát triển hơn so với phần thân, lá. Rễ cây ăn nông chỉ tập trung ở lớp đất mặt. Hơn 80% trọng lượng củ khoai tây là nước, trước khi hình thành củ yêu cầu độ ẩm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 khoảng 60%, khi hình thành củ yêu cầu độ ẩm 80%. Nếu thiếu nước ở thời kỳ hình thành củ thì năng suất sẽ giảm rõ rệt: Nếu độ ẩm đất 60% thì giảm 4,3% năng suất; độ ẩm đất 40% giảm 39,9% năng suất; không tưới nước thì giảm 63% năng suất (Tạ Thu Cúc, 1979). Cây khoai tây là cây trồng ngắn ngày (khoảng trên dưới 90 ngày) nhưng lại cho năng suất cao, vì vậy đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây ở từng giai đoạn sinh trưởng. Mặt khác, trong điều kiện thời tiết lạnh, khô hanh thì cần bón các loại phân dễ tiêu để cây dễ hấp thụ. Với đặc điểm là loại cây trồng ưa ánh 0 0 sáng, thích hợp với nhiệt độ thấp khoảng từ 15 C - 22 C, nhiệt độ thích hợp nhất 0 0 từ 16 C - 18 C, trong điều kiện nhiệt độ cao, khoai tây thường kéo dài thời gian sinh trưởng và cho năng suất thấp. Trong giai đoạn ngủ nghỉ của cây khoai tây có 0 0 0 thể mọc mầm ở nhiệt độ 4 C, nhiệt độ từ 10 C - 15 C mọc mầm tốt nhất, mầm mập và ngắn (Đường Hồng Dật, 2004). 2.1.4 Nội dung phát triển sản xuất khoai tây vụ đông Sản xuất khoai tây vụ đông có một vị trí rất quan trọng là vụ sản xuất chính thứ ba trong năm, được coi là mũi nhọn đột phá phát triển sản phẩm ngành nông nghiệp đa dạng và phong phú, phát triển toàn diện và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Với vai trò và vị trí quan trọng như vậy, trong phát triển sản xuất khoai tây vụ đông gồm một số nội dung sau: * Nội dung thứ nhất: Mở rộng quy mô và cơ cấu sản xuất. Theo UBND huyện Quế Võ (2014), nhằm mở rộng quy mô, cơ cấu sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất khoai tây vụ đông cần tập trung tốt một số nội dung sau: Công tác quy hoạch điểm sản xuất, vùng sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Phát huy thế mạnh của từng địa phương trong phát triển sản xuất cây khoai tây. Gắn công tác quy hoạch vùng, điểm sản xuất với xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng, giao thông nông thôn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10 Tổ chức triển khai tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân về những chủ trương chính sách phát triển sản xuất của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền về vị trí, vai trò của cây khoai tây vụ đông trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong phát triển nông nghiệp của địa phương, phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập của hộ gia đình. Tổ chức triển khai tới mọi tầng lớp nhân dân về công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất thông qua các hình thức thuê, mượn ruộng đất để hình thành lên các vùng sản xuất, các điểm sản xuất đủ lớn, tập trung sản xuất chuyên canh các cây trồng vụ đông có giá trị kinh tế cao dựa trên cơ sở định hướng quy hoạch của vùng, của địa phương. * Nội dung thứ hai: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất Theo UBND huyện Quế Võ (2014), trong phát triển sản xuất khoai tây vụ đông theo các hình thức tổ chức sản xuất sau: Theo hộ gia đình. Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh. Doanh nghiệp sản xuất và chế biến. Hộ thu gom sản phẩm đầu ra. * Nội dung thứ ba: Phát triển kỹ thuật sản xuất và sử dụng đầu vào Phát triển kỹ thuật sản xuất và sử dụng hợp lý đầu vào như đất đai, lao động, phân bón, giống,.. là điều kiện rất quan trọng trong phát triển sản xuất khoai tây vụ đông đảm bảo năng suất và chất lượng. Trong phát triển kỹ thuật sản xuất và sử dụng đầu vào cần có sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các chương trình khuyến nông, các trung tâm, vụ, viện nghiên cứu nhằm tiếp cận, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng (UBND huyện Quế Võ, 2014). * Nội dung thứ tư: Chế biến và tiêu thụ sản phẩm Theo Hoàng Thanh Tùng (2012), về hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp cần đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, cần có sự liên kết giữa nhà sản xuất và nhà doanh nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất